Chương : 14
Chính khí kẻ sĩ. - -
Ba người trở lại khoang thuyền giam tù.
Thiệu-Thái lại phòng giam người đàn ông. Chàng gõ cửa ba lần. Bên trong có tiếng hỏi:
- Ai đó?
- Tôi cũng bị giam như ông. Ông là ai? Có bị cùm không?
- Không!
- Ông tên gì?
- Lê Ngọc-Phách, dạy học ở Thăng-long.
- Ông có biết tại sao bị bắt giam không? Ông học võ với ai?
- Tôi không hiểu nữa. Tôi bị bắt cóc. Không biết họ bắt cóc để làm gì. Tôi không biết võ.
- Từ hôm bị bắt đến giờ. Họ có tra hỏi ông điều gì không?
- Không. Họ trao cho tôi cuốn sách bằng chữ Khoa-đẩu, bắt tôi dịch hai trang.
- Ông biết chữ Khoa-đẩu à?
- Biết. Tôi đã dịch cho họ.
- Thôi, ông cứ an tâm ở đó. Tôi sẽ cứu ông khi thuyền tới bến. Bọn Tống bắt ông với mục đích ép ông dịch sách cho chúng. Ông dịch xong, chúng sẽ giết ông để phi tang.
Ngọc-Phách nổi máu ương nghạnh của kẻ sĩ:
- Hừ! Ngọc-Phách này không dễ gì ai uy hiếp nổi. Kẻ sĩ sẵn sàng chịu chết chứ không thể bị khuất phục.
Ông ta tự nói một mình:
- Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di. Uy vũ bất năng khuất. Phách mỗ nhất định không dịch, xem bọn chúng làm gì. Con bà tụi cướp nước.
Thiệu-Thái ít đọc sách. Chàng không hiểu những câu Ngọc-Phách nói. Mỹ-Linh giảng:
- Mấy câu đó nghĩa rằng: Phàm làm kẻ sĩ, khi giầu sang không dâm, lúc nghèo hèn, chí không đổi. Uy quyền không chịu khuất phục.
Thiệu-Thái khen thầm:
- Người này chỉ nên khích, chứ không thể lấy lời thuyết phục.
Mỹ-Linh ghé miệng sát cửa:
- Tôi sợ khi chúng dí dao vào cổ ông. Ông lại phải khuất phục.
Ông ta chửi tục:
- Con mẹ nó bọn Tống. Nếu chúng đem lễ tới cửa, quỳ gối khấn Con lạy ông. Con dốt nát, mong ông ban phúc dạy con thì hy vọng. Chứ áp đảo e vô ích.
Mỹ-Linh biết Ngọc-Phách thuộc loại kẻ sĩ khí tiết. Những loại ấy, chân yếu tay mềm, mà chính khí dọc ngang trời đất. Trên toàn Đại-Việt, không thôn nào, xóm nào mà không có. Họ không phải quan, cũng chẳng giầu có. Nhưng lớp kẻ sĩ ấy được quần chúng kính phục. Họ mới đích thực lãnh đạo Đại-Việt. Khắp nơi, người ta gọi họ bằng thầy.
Nàng nói nhỏ:
- Này thầy Phách. Tôi nghe đức thánh Khổng đứng nhìn giòng nước chảy mà đưa ra thuyết tùy thời. Phàm làm kẻ sĩ, khi cương, cứng như thép. Khi nhu mềm như tơ. Trong lòng toan tính, không ai rõ được. Thầy nên tìm cách nào giữ lại tấm thân hữu ích, dùng cho mai hậu.
- Cảm ơn cô nương nhắc nhở, bằng không tôi quên mất.
Mỹ-Linh bàn với Thiệu-Thái:
- Như vậy, ý đồ bọn Tống đã rõ. Chúng bắt những người biết chữ Khoa-đẩu dịch sách cho chúng. Chúng sợ người ta dịch sai, nên bắt nhiều người một lúc, rồi cùng sai dịch. Hễ thấy giống nhau, chúng mới tin. Thầy đồ Lê Ngọc-Phách, mình chưa rõ thực hư ra sao. Còn chị Thiếu-Mai, em nhìn từ ngoài vào, thấy con mắt chị ấy thoáng nét giảo hoạt. Không chừng chị ấy sẽ dịch sai cho chúng. Nếu chúng đem so sánh với bản dịch của thầy Lê Ngọc-Phách, ắt bị lộ. Phải làm sao bây giờ?
Đỗ Lệ-Thanh nói sẽ:
- Điều cần nhất, chúng ta phải điều tra xem thầy đồ Lê Ngọc-Phách là ai đã. Lỡ ra y làm gian tế cho Tống thì sao?
Mỹ-Linh lắc đầu:
- Tôi không tin như vậy. Nếu Lê Ngọc-Phách làm gian tế cho Tống, việc gì Tống phải bắt cóc Thiếu-Mai cho thêm nguy hiểm. Tuy vậy ta cũng nên tìm hiểu y trước đã.
Mỹ-Linh lại bên phòng giam Phách:
- Thầy Phách ơi! Sáng mai, chúng tôi được lên làm bếp. Tôi lén gửi thư về nhà. Thầy có muốn viết thư báo cho nhà biết, hầu trình quan giải cứu, vậy thầy viết đi. Tôi sẽ gửi cho thầy.
- Ở đây không bút, không mực, viết sao được?
Mỹ-Linh đưa ra cục than củi:
- Hồi chiều, lúc làm bếp, tôi dấu được cục than này. Ông xé vạt áo viết thư, rồi tôi gửi cho. Ông định viết thư cho ai?
- Tôi có người bạn, hiện làm Lữ-trưởng trong đạo quân Bổng-nhật của đức Hoàng-đế. Tôi viết thư cho y. Y trình với ngài Điện-tiền chỉ-huy sứ, hy vọng mới cứu được tôi.
Mỹ-Linh nhủ thầm:
- Bổng-nhật là một trong mười đạo Thiên-tử binh. Như vậy bạn anh ta làm dưới quyền anh hai Tạ Sơn. Ta dễ xác nhận.
Nàng hỏi:
- Thầy có biết điện tiền chỉ huy sứ tên gì không?
- Dường như ngài họ Tạ tên Đức-Sơn, thường gọi tắt bằng danh xưng Tạ Đức, Tạ Sơn.
Ngọc-Phách xé áo viết liền. Viết xong, ông trao cho Mỹ-Linh. Nàng cầm lên đọc:
"Đệ Lê Ngọc-Phách, khóc chảy máu mắt viết thư cho nghĩa huynh Hoàng Hy, Lữ-trưởng sáu, thuộc đạo binh Bổng-nhật. Đệ bị sứ đoàn Tống bắt giam dưới chiến hạm thuộc hạm đội Động-đình. Sống chết trong chốc lát. Mong nhân huynh cứu đệ. Đệ khấp bái".
Mỹ-Linh lấy dao nạy cửa, chuồn lên trên sàn thuyền. Thấy con chim ưng của Khu-mật viện đậu trên cột buồm, nàng gọi nó xuống, cột mảnh vải vào chân, rồi huýt sáo ra lệnh cho nó bay đi.
Ba người lăn ra ngủ.
Có tiếng đập cửa ầm ầm. Đội Đam hiện ra, y thò đầu vào:
- Ba người đi học thuốc đâu. Mau lên làm bếp.
Mỹ-Linh ra hiệu, cả ba người chui ra khỏi hầm thuyền. Hôm nay trong bếp có tất cả hai mươi người phụ trách hỏa đầu quân. Tên trưởng bếp Tu liếc mắt nhìn ba người, rồi cúi xuống, không nói gì.
Chợt Mỹ-Linh để ý đến đội Đam, chiếc cúc áo cổ, có sợi chỉ đỏ. Nàng chửi thầm:
- Mình đáng chết thực. Người của Khu-mật viện ngay trước mắt mà không biết. Ta phải hỏi cho rõ căn cước y.
Nàng ghé tai đội Đam:
- Thầy đội! Nhà thầy đội có trồng hoa lan không?
Đội Đam giật mình:
- Không, nhà tôi không trồng hoa lan, mà chỉ trồng hoa đào. Cô cần mấy nhánh.
- Tôi cần hai nhánh.
Đội Đam kinh hãi:
- Khổ quá, nhà tôi chẳng có nhánh nào cả. Mùa này, cây đào còn bốn chiếc lá.
Mỹ-Linh hiểu ngay. Đẳng cấp võ quan nhà Lý có mười bậc. Dưới mười bậc đó còn có sáu cấp nữa, gồm ngũ, lượng, tốt, lữ, sư, quân. Đúng như đẳng trật, Đam làm chức đội, tức Lượng-trưởng. Đấy là cấp bậc che mắt, thực ra y ở cấp cao hơn tức Lữ-trưởng. Cho nên y xưng tới bốn cái lá. Mỹ-Linh xưng hai hoa đào, tức cấp tới tiết độ sứ, quá cao với đội Đam. Đội Đam kinh hãi nháy mắt một cái, tỏ ý nhận hiểu.
Mỹ-Linh hỏi Đam:
- Trên thuyền này thầy cao nhất?
- Vâng.
Nàng vào bếp nhặt rau, làm cá. Trong khi làm, nàng thấy con chim ưng đã trở về đậu trên cột buồm. Nàng huýt sáo gọi nó xuống, rồi gỡ miếng giấy ở trong ống dưới chân nó. Trên giấy vỏn vẹn mấy chữ:
Đúng như Ngọc-Phách khai. Y vốn lương thiện. Tin được.
Nàng đốt mẩu giấy đi, rồi nhặt rau. Vừa nhặt rau, nàng vừa ghé miệng vao tai đội Đam:
- Lê tiểu thư ở phòng nào?
- Tầng nhất, mé phải, phòng thứ chín kể từ mũi thuyền.
- Tôi cần ít tờ giấy. Kiếm được không?
- Dễ! Có loại bút khô đặc biệt. Cần không?
- Cần. Lát xuống hầm, thả Ngọc-Phách giam chung với bọn tôi được không?
- Dĩ nhiên được.
Sau bữa ăn, đội Đam đem Mỹ-Linh, Thiệu-Thái, Lệ-Thanh xuống hầm. Ngọc-Phách được tháo gông, thả ra ngoài phòng lớn cùng với Mỹ-Linh. Đội Đam nói nhỏ với y:
- Do lời yêu cầu của mấy vị này, tôi thả anh ra ngoài, cho dãn gân cốt.
Bây giờ Mỹ-Linh đã tin Ngọc-Phách rồi. Nàng nói sẽ:
- Thầy Phách! Tôi dám quyết tính mệnh thầy được bảo đảm. Thư đã gửi đi. Tôi có mấy lời muốn dặn thầy?
- Cô nương cứ dạy.
- Chúng tôi có thừa bản lĩnh cứu thầy. Nhưng chưa đến lúc. Thầy hãy coi.
Nàng vận khí bóp cái bát ăn cơm vỡ nhỏ ra. Hai tay vo lại, lập tức cái bát biến thành đám bột. Ngọc-Phách kinh hoảng:
- Không ngờ võ công cô nương cao vậy. Bao giờ cô nương định cứu tôi?
- Khi thuyền đến bến. Có điều tôi dặn thầy trước. Nếu thầy cứng đầu, cứng cổ, chúng đánh thầy thiệt thân. Chi bằng thầy địch sai. Như vậy chúng theo đó luyện võ, sẽ đứt kinh mạch mà chết. Trong thuyền còn một người nữa biết chữ Khoa-đẩu. Người đó dịch sai, mà thầy dịch đúng. Chúng so thấy không giống nhau, ắt nghi ngờ. Chúng sẽ giết thầy chứ không giết người kia.
Ngọc-Phách hiên ngang:
- Tôi không sợ chết. Nếu tôi chết, coi như tôi chết vì nước, càng vinh hạnh cho tổ tiên, con cháu. Song tôi phải làm sao?
- Thì thầy cũng dịch sai giống người kia.
- Tôi không biết người kia dịch sai thế nào, e làm sai không giống nhau.
- Tôi dặn, thầy nhớ đây. Chỉ cần sao sai một số chi tiết là được. Về số, cứ một là sáu, hai là bẩy, ba là tám, bốn là chín, năm là mười. Xuống đổi thành ra. Lên thành vào. Hít thành đình. Thở thành tản. Như vậy đủ rồi.
Đến đó, đội Đam vào. Y nói với Mỹ-Linh:
- Nguy rồi, Dực-Thánh vương truyền ném ba vị xuống biển. Các vị tính sao?
- Bao giờ ném?
- Lát nữa.
- Ai phụ trách ném?
- Triệu Huy.
Lệ-Thanh tỏ ý cương quyết:
- Tiểu tỳ tung phấn độc đánh chúng nó. Mình chiếm thuyền này.
Mỹ-Linh lắc đầu:
- Trên thuyền có hơn ba trăm thủy thủ. Họ đều trung thành với Đại-Việt. Nếu chúng ta giết hết, thực oan uổng cho họ. Vả chúng ta chiếm thuyền, mà không biết điều khiển cũng vô ích. Lại nữa hạm đội có mười chiến hạm. Ta chiếm soái hạm, chín hạm kia quay lại đánh ta. Ta chống không nổi.
Thiệu-Thái rất bình tĩnh:
- Không sợ. Nếu chúng ném bọn tôi xuống biển, chúng tôi sẽ bám bánh lái leo lên. Ông kiếm cho chúng tôi ba bộ quần áo thủy quân. Chúng tôi giả làm lính.
Đội Đam nói với Ngọc-Phách:
- Mời thầy gặp thượng cấp của tôi. Thầy không còn bị giam ở đây nữa.
Đội Đam dẫn Ngọc-Phách đi ra.
Thiệu-Thái bàn:
- Nhược bằng Triệu Huy ném chúng ta xuống biển. Ta cứ để cho y ném. Bằng y trói chúng ta mà ném, chúng ta phải giết y trước.
Đỗ Lệ-Thanh gật đầu:
- Chúng ta cứ thế mà làm.
Một lát Triệu Huy, Triệu Anh cùng đội Đam vào. Y cười đểu dả:
- Ba vị. Đã đến lúc mỗ nói thực cho ba vị biết. Chủ nhân mỗ muốn mời các vị xuống Long-cung chơi. Các vị không nên oán mỗ.
Mỹ-Linh làm bộ run sợ:
- Trăm lạy ngài, xin ngài sinh phúc tha cho chúng tôi.
Lệ-Thanh cũng kêu:
- Lạy quan lớn! Con có tội gì mà quan lớn giết con?
Triệu Huy cười nhạt. Y hất hàm ra lệnh, rồi một tay xách Mỹ-Linh, một tay xách Thiệu-Thái. Triệu Anh xách Đỗ Lệ-Thanh. Chúng lên sàn thuyền vận sức ném ba người xuống biển.
Còn ở trên không, ba người lộn một vòng, cho cúi đầu xuống. Xuống tới nước, ba người trồi lên. Họ chỉ vọt mình mấy cái, đã tới bánh lái. Cả ba bám vào bánh lái, leo lên ngồi vào, giống như ba con chim biển.
Bấy giờ trời vào tiết tháng mười một, gió heo may luồn những sợi tơ lạnh lẽo trong không gian. Nhưng ba người đều thuộc hàng nội ngoại công tối cao. Vì vậy cái lạnh không thấm vào người họ được.
Mỹ-Linh bàn:
- Chúng ta ngồi đây chơi. Đợi trời tối, sẽ leo lên gặp đội Đam. Y kiếm quần áo, cho chúng ta giả làm thủy thủ. Tha hồ chúng ta tung hoành.
Lệ-Thanh đề nghị:
- Công chúa! Chỉ dụ của Khai-Quốc vương rằng chúng ta không nên dụng võ. Nhưng hoàn cảnh hiện tại không cho chúng ta đừng được. Lão tỳ xin công chúa để lão tỳ tung phấn độc cho bọn Triệu Thành, Dực-Thánh vương mê man. Mình làm chủ soái thuyền. Như vậy có phải yên không?
Mỹ-Linh lắc đầu:
- Không nên! Chúng ta đang tìm cách theo dõi hành động của bọn chúng, cho đến khi chúng về tới Biện-kinh. Chứ giết bọn chúng thì dễ quá rồi. Tuy vậy, nếu lần này gặp hung hiểm, phu nhân với anh Thiệu-Thái phóng độc phấn, độc chưởng giết bọn chúng vẫn chưa muộn.
Ba người nói truyện tới trời tối hẳn, rồi bám theo dây leo lên trên mặt thuyền. Trên mặt thuyền vắng không một bóng người. Mỹ-Linh gõ tay vào mạn thuyền ba tiếng. Đội Đam từ trong bóng tối nhô ra, vẫy ba người đi theo. Y mở một cửa, cho ba người vào.
Nước biển làm mất hết bột, hồ. Mỹ-Linh hiện nguyên hình với cô công-chúa đẹp như Quan-thế-âm bồ tát. Đội Đam kinh ngạc. Trong lòng y nảy ra mối nghi ngờ:
- Rõ ràng ban nãy, người đàn bà này xưng chức tới tiết độ sứ. Làm gì có nữ tiết độ sứ? Mà dù có chăng nữa, cô mới mười tám, hai mươi tuổi, sao có thể làm lớn như vậy được?
Đỗ Lệ-Thanh nói nhỏ với Mỹ-Linh:
- Công chúa. Bây giờ chúng ta lại hoá trang. Cả ba thành thủy thủ. Vậy công chúa ngậm viên thuốc này cho tiếng thành ồ ồ mới được.
Mỹ-Linh cầm thuốc bỏ vào miệng. Đội Đam kinh hoảng hỏi Lệ-Thanh:
- Phu nhân! Cô nương đây là?
Lệ-Thanh nói nhỏ:
- Vị cô nương này chính thị công chúa Bình-Dương. Còn công tử đây là thế tử Thân Thiệu-Thái.
Hôm ở Thăng-long, đội Đam đã nghe đồn công chúa Bình-Dương cùng thế tử Thân Thiệu-Thái võ công vô địch. Công chúa thắng Đông-Sơn lão nhân. Thiệu-Thái đánh bại Nhật-Hồ lão nhân. Người ta còn huyền thoại đi rằng cả hai đã làm những truyện kinh thiên động địa cho Khu-mật viện. Đội Đam nghe nói, mà lòng khâm phục vô hạn. Bây giờ hai người trong huyền thoại đang ở trước mắt y. Y run run:
- Công chúa...
Mỹ-Linh ra hiệu cho y im lặng:
- Đừng đa lễ. Hãy giúp chúng tôi thành thủy thủ.
Đội Đam nói nhỏ:
- Ba thủy thủ hầu sứ đoàn bị trúng độc. Vậy tiểu nhân để ba vị thay thế chúng. Công chúa mang tên An. Thế tử mang tên Bình. Lão bà mang tên Tĩnh.
Rồi y giảng dạy những gì phải làm, cùng huấn luyện những động tác của thủy thủ. Hơn giờ sau, ba người đã thành thuộc. Mỹ-Linh hỏi:
- Thầy đồ Ngọc-Phách đâu?
- Y ở phòng thứ ba phía bên trái, tầng trên cùng.
Mỹ-Linh bàn:
- Đỗ phu nhân với anh Thái lên phòng ăn, chỗ sứ đoàn ở. Em đi tìm chị Thiếu-Mai.
Mỹ-Linh hướng mũi thuyền đi tới. Qua cầu thang, nàng xuống tầng thứ nhất. Tới phòng thứ ba, nàng ngừng lại, dơ tay gõ cửa ba tiếng. Thiếu-Mai mở cửa ra. Mỹ-Linh chắp tay:
- Tiểu nhân tên An, được chỉ định phục dịch tiểu thư. Tiểu thư cần gì không?
Thiếu-Mai thấy dáng người tên thủy thủ rất quen, rất thân ái, mà nhất thời nàng không nhận ra. Nàng hỏi:
- Anh An! Không biết tôi đã gặp anh ở đâu?
Mỹ-Linh nói nhỏ:
- Tiểu nhân từng đến Vạn-thảo sơn trang trị bệnh. Tiểu nhân muôn vàn nhớ công đức đại phu cùng tiểu thư.
Thiếu-Mai chợt nhìn thấy dưới mái tóc sau cổ thủy thủ An, một làn da trắng mịn. Cạnh đó, có mụn nốt ruồi son cực lớn. Nàng chửi thầm:
- Thì ra công chúa Bình-Dương. Hôm trước ta thấy nàng cùng hai người dưới hầm thuyền định cứu ta. Ta đã nghi. Bây giờ nàng lại giả thủy thủ hí lộng quỷ thần gì nữa đây? Đã vậy ta cũng phá lại chơi.
Thiếu-Mai kéo Mỹ-Linh vào trong phòng, rồi cài cửa lại. Nàng làm nghiêm:
- Anh thủy thủ à! Anh lên giường kia nằm xuống ta chữa bệnh cho.
- Thưa cô nương, tiểu nhân không đau yếu gì cả.
- Sao lại không. Nhất định anh bị bệnh. Bệnh nặng lắm, nguy đến nơi rồi. Lên giường mau.
Không đừng được, Mỹ-Linh phải leo lên giường.
Thiếu-Mai nghiêm mặt:
- Bệnh của anh khủng khiếp lắm. Ngực tự nhiên sưng lên hai cái bướu, lớn bằng cái bát ăn cơm. Ta muốn xem hai cái bướu này.
Nói rồi nàng định cởi áo Mỹ-Linh.
Mỹ-Linh biết đã bị lộ. Nàng choàng hai tay ôm lấy Thiếu-Mai, nói sẽ vào tai nàng:
- Coi chừng bị lộ hết.
- Mình có những ai?
- Anh Thiệu-Thái, bà Lệ-Thanh, một thầy đồ, đội Đam nữa.
Rồi nàng thuật mọi chi tiết cho Thiếu-Mai nghe. Thiếu-Mai suýt xoa:
- Không có Mỹ-Linh, e chị đánh lừa bọn Tống cũng vô ích. Thôi được, chị thức đêm nay dịch hết bộ sách này cho chúng.
Chợt nghĩ ra điều gì, nàng hỏi:
- Có phải Đỗ phu nhân đánh thuốc độc bọn Triệu Thành không? Khi ở trong thuyền, Đỗ phu nhân trao cho tôi cái khăn tôi đã sinh nghi rồi.
- Chị thông minh thực, không việc gì qua mắt được chị.
Thiều-Mai đề nghị:
- Chúng ta có nên trao thuốc giải cho bọn Triệu Thành, với điều kiện không?
Mỹ-Linh nói nhỏ:
- Em nhờ chị một việc.
- Mỹ-Linh cứ nói.
- Chị đã học ở bà Lâm Huệ-Phương thuật coi tướng. Chị làm bộ coi tướng cho Triệu Thành, khích y cướp ngôi vua Tống. Trong khi xem tướng, chị quả quyết chỉ năm ngày nữa y khỏi bệnh. Trong khi đó, đội Đam bỏ thuốc giải vào thức ăn của y. Lúc khỏi bệnh, y tin tài coi tướng của chị.
- Chị đã nhìn tướng của Triệu Thành. Y không phải người gian xảo, e việc khích y cướp ngôi vua hơi khó. Không biết nên nói thế nào cho y tin. Gay đấy chứ?
Mỹ-Linh ghé tai Thiếu-Mai nói nhỏ. Hai người nhìn nhau cười khúc khích. Thiếu-Mai chưa tin mình. Nàng nói sẽ:
- Đây quả thực một cuộc đấu trí quan trọng. Hai chị em ta cùng góp ý, mới tuyệt mỹ. Em đứng cạnh chị. Nhớ dùng Lăng-không truyền ngữ nhắc chị.
Vừa lúc đó, có tiếng nói vọng vào:
- Mời tiểu thư xuống xơi cơm.
Thiếu-Mai mở cửa đi trước, Mỹ-Linh theo sau, xuống dưới phòng hội. Bọn Triệu Thành, Dực-Thánh vương đông đủ cả. Trong phòng còn thêm thầy đồ Ngọc-Phách. Triệu Thành chỉ Lê Ngọc-Phách:
- Lê tiểu thư! Cô gia giới thiệu với tiểu thư. Vị này tên Lê Ngọc-Phách, một thầy đồ nổi tiếng ở Thăng-long. Cô gia mời thầy dịch sách với tiểu thư. Nếu như sau khi dịch, hai bản cùng giống nhau chứng tỏ hai vị thành thực. Cô gia ắt có chỗ đền đáp. Còn như hai bản khác nhau, rõ ràng hai vị dối trá. Bấy giờ cô gia buộc lòng bắt hai vị dịch lại, cho đến khi nào giống nhau thì thôi.
Thiếu-Mai, Ngọc-Phách nhìn nhau. Cả hai trong lòng cùng cảm tạ Mỹ-Linh, Thiệu-Thái đã an bài. Bằng không, ắt hai người đều phải dịch đúng. Mà dịch đúng, khác gì hại dân, hại nước. Thiếu-Mai còn uyển chuyển, chứ Ngọc-Phách, nổi cơn gàn của kẻ sĩ, ắt chửi bới bọn Tống rồi chịu chết.
Dư Tĩnh liếc nhìn Thiếu-Mai:
- Lê tiểu thư. Theo tiểu thư, liệu tiểu thư có thể trị dứt bệnh của vương gia không?
- Dư đại nhân hiểu cho hoàn cảnh người thầy thuốc. Nếu như vương gia bị bệnh suyễn, hay phong thấp, tôi từng trị qua. Tôi có thể quyết đoán rằng tài sức mình có tới hay không? Trị đến bao giờ khỏi. Còn vương gia bị trúng hai thứ độc một lúc, mà hai thứ đó, tôi chỉ nghe, chứ chưa từng gặp bao giờ, sao có thể quyết đoán? Đợi đến Trung-quốc, đủ thuốc men, tôi mới thi trị. Nhưng...
Nàng thấy mặt Triệu Thành tái đi vì lo nghĩ. Lương tâm thầy thuốc khiến nàng không nỡ tàn nhẫn với y:
- Đấy là y lý. Y lý tuy đúng, song còn thua mệnh trời. Mệnh vương gia qúa lớn... Vương gia ơi! Cứ trông tướng vương gia, tiểu nữ giám quả quyết vương gia không thể chết được đâu. Vương gia yên tâm. Tương lai, lộ trình của vương gia to lớn vô cùng. Mệnh vương gia lớn hơn núi Thái-sơn, sao có thể chết được? Tiếc rằng phụ thân tôi không có đây, bằng không bệnh tình vương gia, người có coi ra gì.
Mặt Triệu Thành hiện ra nét vui vẻ. Y hỏi:
- Lệnh tôn khó tính vô cùng. Không biết cô-gia cử sứ sang mời, người có chịu dời gót ngọc đi Trung-quốc trị cho cô gia không?
Dực-Thánh vương lắc đầu:
- Khó lắm. Hồng-Sơn đại phu trị bệnh với ba điều kiện. Một, không trị cho người Hoa. Hai, không trị cho họ Lý. Ba, phải thuộc loại bệnh không ai trị được. Vương gia cho người mời e cũng vô ích.
Thiếu-Mai tiến lại bên Triệu Thành, nàng để ba ngón tay vào bộ Thốn, Quan, Xích của y, rồi suy nghĩ. Cả khoang thuyền đều im lặng.
Minh-Thiên hỏi:
- Cô nương thấy thế nào?
Thiếu-Mai thở dài:
- Mạch của vương gia thuộc loại khác thường. Hàng mấy trăm năm mới có một người. Tiến trình tương lai của vương gia vĩ đại vô cùng.
Dư Tĩnh hỏi lại:
- Vương gia hiện là hoàng-thúc, cầm binh quyền trong tay. Công danh lên đến tột đỉnh rồi. Cô nương nói, tiến trình hơn nữa, như vậy có nghĩa ???
Triệu Thành không hề có ý muốn lên làm vua. Y hằng ước mong làm lên sự nghiệp như Trương Lương, Gia-cát-Lượng hầu lưu danh thiên cổ. Y hỏi lại:
- Cô nương nói rõ hơn. Cô gia giúp thiên-tử, chí muốn gồm thâu thiên hạ, ước mong sự nghiệp bằng Trương Lưu-hầu hay Vũ-hầu, tên ghi thanh sử. Chí thì như vậy, không biết mệnh có tới hay không?
Thiếu-Mai bưng chung nước uống, mắt nhìn vào không gian:
- Tiếc ơi là tiếc. Mệnh có, thời có, tài có, đức có. Song chí không có. Không có chí, sao thành được? Ôi định mệnh!
Nghe Thiếu-Mai nói xa xôi, Triệu Thành ngơ ngác:
- Cô gia sợ mệnh không có, thời chẳng đến. Trong khi cô nương nói mệnh có, thời có, tài có, đức có mà chí không có. Ý cô nương muốn nói?
Thiếu-Mai hỏi lại:
- Những người của vương gia tại đây có tin được không?
- Họ đều thâm tình với cô gia. Cô gia dãi gan ruột với họ mà không sợ.
Thiếu-Mai nghiêm mặt lại:
- Sự nghiệp vương gia bỏ xa Lưu-hầu, Vũ-hầu.
- Bằng Quản Trọng, Nhạc Nghị chăng?
- Hơn thế nữa.
- Bằng Chu-công chăng?
- Hơn nữa!
Triệu Thành như ngừng thở:
- Đến đâu? Thưa cô nương?
- Ít ra cũng bằng Quang-Vũ nhà Hán, hay Vũ-đế nhà Ngụy, Thái-tông nhà đường. Nhưng tiểu nữ e rằng không thua Lưu Bang lập lên nhà Hán. Lý Uyên lập lên nhà Đường.
Vương Duy-Chính ngơ ngẩn cả người:
- Ít ra cũng bằng Quang-Vũ, Vũ-Đế... Vậy sự nghiệp vương gia ra sao ???
- Tôi muốn ví cao hơn nữa kia, sợ các vị không tin.
Địch Thanh nhăn mặt:
- Còn ai hơn các vị hoàng-đế trên đâu?
Thiếu-Mai cười khúc khích:
- Địch trạng nguyên quên mất vua Thành-Thang nhà Hạ, vua Văn nhà Chu sao?
Cả bọn đều ồ lên. Địch Thanh chữa:
- Thang, Văn vốn là hai thánh nhân nước tôi, đức trùm hoàn vũ.
Thiếu-Mai đưa mắt nhìn Triệu Thành:
- Vì lý do nào trạng nguyên bảo vương gia không bằng vua Thang, Văn?
Địch Thanh liếc nhìn Triệu Thành, thấy mặt chủ nhân hiện ra vẻ sung sướng. Y nghĩ thầm:
- Mình không nên cãi với vị cô nương này. Hãy chờ xem y thị nói gì đã.
Thiếu-Mai chép miệng:
- Tài, đức vương gia, hiện khắp Tống, Liêu, Kim, Đại-Lý không ai sánh kịp. Vương gia thử nghĩ xem, đến như đại sư Minh-Thiên, lão nhân Đông-Sơn, khắp Hoa, Việt e không có hai. Văn võ kiêm toàn như Dư, Vương đại nhân đây, sợ trong thiên hạ đếm trên đầu ngón tay. Thế mà tất cả đều quy về dưới trướng vương gia. Nếu vương gia không đức, sao thu phục được các vị? Trong thiên hạ không ai sánh kịp với vương gia.
Triệu Thành muốn đứng tim. Y hỏi:
- Tại sao cô nương nói cô gia có mệnh, có thời, mà thiếu chí?
- Đúng thế. Dù tiểu nữ bắt mạch, dù tiểu nữ xem tướng, đều thấy vương gia thuộc loại đế vương, uy danh như Đường Thái-tông. Đó là mệnh. Mạch vương gia nhảy thông như nước sông chảy, không vướng, không mắc, thời luôn đến với vương gia. Nếu vương gia có chí, ắt sự khắc thành.
Triệu Thành mừng run lên. Y nghĩ thầm:
- Ừ nhỉ, chẳng bao giờ mình nghĩ đến làm vua. Tài, đức, mệnh, thời có cả. Nhưng mình lại không muốn làm vua.
Y hỏi lại:
- Như cô nương dạy. Thời đến, nhưng tại sao tại hạ thất bại liên tiếp ở Đại-Việt?
Thấy Triệu Thành xưng tại hạ, bỏ tiếng cô gia. Thiếu-Mai biết y đã xiêu lòng, tin lời mình. Nàng cười:
- Mệnh vương gia do trời khiến. Trời sai vương gia xuống làm vua Trung-quốc, chứ đâu có làm vua Đại-Việt? Cao-tổ nhà Hán, nhà Đường không hề chiếm Đại-Việt. Trời sai vương gia định Trung-nguyên, mà vương gia sang hoạt động ở Đại-Việt, tức ra ngoài cái hào quang của mình, vương gia thất bại là phải.
Triệu Thành im lặng suy nghĩ. Trong lòng y nổi lên cơn bão táp:
- Lê cô nương bàn thực không sai. Ta nhân đây, dò hỏi về vận số bọn Giao-chỉ xem sao, rồi mới hành động cũng chưa muộn.
Y hỏi:
- Theo cô nương, mệnh của tại hạ so với mệnh của Lý Long-Bồ, ai lớn hơn? Ai phải khuất phục ai?
Thiếu-Mai chưa kịp trả lời, đã nghe Mỹ-Linh dùng Lăng-không truyền ngữ rót vào tai:
- Giang sơn nào, anh hùng ấy.
Thiếu-Mai đang định trả lời mệnh Khai-Quốc vương lớn hơn, nay nghe Mỹ-Linh nói, nàng vờ cầm lại mạch Triệu Thành, rồi tiếp:
- Nếu vương gia hỏi voi với cọp, con nào lớn hơn, tiểu nữ sẽ trả lời voi lớn. Còn vương gia hỏi rồng vàng với rồng đỏ, rồng nào mạnh. Tiểu nữ không thể trả lời được. Trời sai hai vị đồng tử giáng sinh. Một gồm thâu Tây-hạ, Cao-ly, Liêu, Kim, ngự trị Trung-nguyên. Một thống lĩnh Đại-Việt, Đại-lý, Chiêm-thành, Chân-lạp, Xiêm-la. Như vậy không ai lớn hơn ai cả.
Minh-Thiên thoáng vẻ nghi ngờ. Ông dùng Lăng-không truyền ngữ rót vào tai Triệu Thành:
- Coi chừng Lê cô nương bịa đặt, đưa chúng ta vào bẫy. Ta phải cẩn thận lắm mới được. Vương gia hỏi về việc Lưỡng-Quảng cùng 207 khê động xem sao.
Triệu Thành nhìn thẳng vào mặt Thiếu-Mai:
- Cứ như cô nương nói, Hoa, Việt không nên có chiến tranh. Song tại hạ biết Long-Bồ đang vận động đòi lại đất thời Lĩnh-Nam. Trong cuộc chiến này, ai thắng, ai bại?
Thiếu-Mai hiểu ý Thành. Nàng nghĩ nhanh:
- Đời nào y chiếm được ngôi vua. Chi bằng ta nói lợi cho y thì xong.
Nàng đáp:
- Không thể có chiến tranh Hoa, Việt. Tiểu nữ xem thiên văn, thấy vương gia với Khai-Quốc vương sẽ trở thành đôi bạn thân sau này. Có điều, hiện vận số hai vị đều chưa tới thời nên hiểu lầm nhau đấy thôi.
Vương Duy-Chính chau mày:
- Vương gia! Vương gia chẳng nên tin tướng số huyền hoặc, e hư việc nước.
Dư Tĩnh cũng nói:
- Dường như Lê cô nương định cài bẫy vương gia thì phải.
Triệu Thành hơi chột dạ. Y truy đến cùng:
- Cô nương thử đoán xem, bao giờ tại hạ với Long-Bồ xích lại gần nhau?
- Đến nơi rồi. Xích hay không, do vương gia. Tự vương gia chưa chính vị, sao Khai-Quốc vương đến với vương gia?
- Tại hạ không hiểu!
- Này nhé, vương gia là chính mệnh thiên tử Trung-nguyên. Nhưng vương gia chỉ vẫn cam phận làm thân vương. Như thế chưa chính vị. Vương gia ơi, phàm một chính mệnh thiên tử, có hàng trăm, hàng ngàn thần linh theo phò tá. Bởi vậy thiên tử làm gì cũng thành. Vương gia chưa nghĩ tới, tức chưa chính vị, chẳng thần nào phù trợ vương gia cả. Nếu như bây giờ, vương gia khấn trời, nguyện thuận mệnh cai trị muôn dân. Lập tức chư thần kéo đến phù trợ vương gia ngay.
Nàng ngừng lại một lát, tiếp:
- Như Khai-Quốc vương. Cho đến hôm đại hội, vương mới được anh hùng cử vào ngôi trừ quân. Đó là vương đã chính vị. Chư thần ắt đưa đường cho vương gần với thiên tử Trung-quốc.
- Cứ như cô nương luận. Nếu tại hạ khấn trời, ắt giữa tại hạ với Khai-Quốc vương sẽ gần nhau.
- Đúng thế. Ngọc-Hoàng thượng đế sai hai đồng tử giáng sinh. Ngài cũng cho thiên tướng giáng sinh theo hầu phù tá. Như Khai-Quốc vương được Đại-Việt ngũ long, công chúa Bình-Dương, thế-tử Thiệu-Thái, quận chúa Bảo-Hòa theo về. Còn vương gia, được các vị anh hùng có mặt đây qui tâm. Nếu như vương gia khấn trời xin ngồi vào chính vị xong, sau đó nếu vương gia gặp bọn Bình-Dương, Thiệu-Thái, ngay cả Khai-Quốc vương... họ đều có hành động thuận tiện cho vương gia.
Dư Tĩnh đứng lên chắp tay hướng Lê Thiếu-Mai:
- Nếu sau đây đúng năm ngày, vương gia tự nhiên khỏi bệnh, bọn tại hạ nguyện báo đáp cô nương. Bây giờ xin cô nương trở về phòng nghỉ, dịch sách cho bọn tại hạ.
Thiếu-Mai đứng lên chắp tay từ tạ, rồi trở về phòng mình. Đội Đam bảo Mỹ-Linh:
- An! Người theo hầu Lê cô nương.
Y chỉ Thiệu-Thái:
- Bình! Người theo hầu thầy đồ Ngọc-Phách.
Y chỉ Lệ-Thanh:
- Tĩnh! Người theo ta.
Ba ngày trôi qua. Thiếu-Mai, Ngọc-Phách hằng ngày dịch sách. Còn Mỹ-Linh, Thiệu-Thái, Lệ-Thanh đóng vai thủy thủ theo hầu. Thuyền vẫn đi về phía Bắc. Ngày nào Thiếu-Mai cũng dùng châm cứu trị đau nhức cho bọn Tống. Hôm ấy, thủy thủ báo với Dực-Thánh vương:
- Thuyền đi vào địa phận Tiên-yên. Chỉ còn mấy giờ nữa tới lãnh hải Trung-quốc. Xin vương gia định liệu.
Dực-Thánh vương truyền lệnh:
- Cả hạm đội neo ở Tiên-yên lấy nước ngọt, thực phẩm đã, rồi hãy liệu.
Cả bọn kéo nhau lên sàn thuyền. Thiếu-Mai, Ngọc-Phách cũng được lên để hóng gió. Triệu Thành đối với Thiếu-Mai bằng tất cả sự kính trọng khác thường. Y nói với Dực-Thánh vương:
- Vương gia có thể cho chúng tôi lên bờ dạo chơi chăng?
Dực-Thánh vương cung kính:
- Nếu thiên sứ đại vương thích, tiểu vương xin kính thỉnh.
Thuyền từ từ đi vào cảng Tiên-yên.
Thời bấy giờ cảng Tiên-yên có căn cứ thủy quân Bắc-biên của Đại-Việt. Lúc nào cũng có một hạm đội đóng ở đây. Cảng Tiên-yên là nơi thuyền buôn Đại-Việt xuống hàng, rồi chở sang Trung-quốc. Nó cũng thuộc trạm thuyền buôn Trung-quốc chở hàng đến bán. Vì vậy trấn này thuyền bè đậu san sát.
Soái thuyền từ từ đi vào cảng. Thiếu-Mai nói với Triệu Thành:
- Vương gia! Tiểu nữ có thể theo vương gia dạo chơi cảng Tiên-yên không?
- Được chứ! Tại hạ hân hạnh được đi cùng cô nương.
Dực-Thánh vương cản:
- Vương gia cẩn thận. Lỡ Lê cô nương lên bờ, rồi trốn biệt thì sao?
Thiếu-Mai cười:
- Bình-Nam vương đã khấn trời, chính vị, tiểu nữ cầu theo phò tá còn không xong. Việc gì phải trốn.
Nàng nói với Triệu Thành:
- Từ nay vương gia gặp lại những người đối đầu với vương gia ở Đại-Việt, xin vương gia đổi thái độ. Bởi trước kia, họ chống một vương tước Đại-Tống. Bây giờ vương gia chính vị, tự nhiên họ qui tâm. Vương gia hãy quên truyện cũ. Như vậy mới đúng đạo đế vương.
Triệu Thanh gật đầu. Y nói với Dực-Thánh vương:
- Vương gia không nên cho dân chúng biết căn cước bọn tôi. Có như vậy, chúng tôi mới được ngao du tự do. Xin vương gia cho đội Đam dẫn chúng tôi cũng được rồi.
Dực-Thánh vương biết bọn Triệu-Thành có mưu đồ gì đây. Tuy vậy vương cũng không thể trái ý y.
Thuyền ghé vào cảng. Triệu Thành quay lại nói:
- Đội Đam! Người dẫn theo ba thủy thủ cùng bọn ta dạo cảng Tiên-yên.
Triệu Thành chỉ cho Địch Thanh, Dư Tĩnh theo y mà thôi. Còn lại tất cả ở trên thuyền. Y sóng vai Thiếu-Mai lên bờ. Phía sau y, Địch Thanh, Dư Tĩnh. Đội Đam đi trước cùng Mỹ-Linh, Thiệu-Thái, Lệ-Thanh dẫn đường. Dân chúng thấy ba người mặc quần áo theo lối quý phái Tống, cùng một thiếu nữ Việt. Phía trước có ba thủy thủ dẹp đường. Họ đoán đây chắc phú thương Tống, chứ không ngờ là sứ đoàn thiên triều.
Tới một tửu lâu, Triệu Thành chỉ tay lên nói:
- Tại hạ bạo gan, muốn mời Lê cô nương lên trên kia uống chén rượu, nên chăng?
Thiếu-Mai nói nhỏ:
- Đa tạ vương ban cho ăn.
Vừa vào tửu lâu, Mỹ-Linh nhận thấy hai tửu bảo rất trẻ ra tiếp. Trên nút áo của họ đều có sợi chỉ đỏ. Đội Đam kính cẩn nói:
-- Thỉnh vương gia cùng các vị lên lầu xơi rượu. Bọn tiểu nhân xin ở dưới này canh gác.
Bọn Triệu Thành lên lầu rồi. Đội Đam kêu tửu bảo:
- Người cho ta một bàn dưới này.
Nói rồi y khoằm khoằm ngón tay làm hiệu. Tửu bảo nháy mắt với Mỹ-Linh:
- Mời đại ca vào nhà rửa tay.
Mỹ-Linh đồ chừng tửu bảo đã biết rõ nàng. Nàng đứng lên theo y. Y chỉ vào một phòng tối:
- Đại ca vào đó rửa tay đi.
Nàng vừa bước vào. Y đóng cửa lại. Nàng nhìn bên trong, dưới ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn, có hai người. Nàng bật lên tiếng kinh ngạc.
Ba người trở lại khoang thuyền giam tù.
Thiệu-Thái lại phòng giam người đàn ông. Chàng gõ cửa ba lần. Bên trong có tiếng hỏi:
- Ai đó?
- Tôi cũng bị giam như ông. Ông là ai? Có bị cùm không?
- Không!
- Ông tên gì?
- Lê Ngọc-Phách, dạy học ở Thăng-long.
- Ông có biết tại sao bị bắt giam không? Ông học võ với ai?
- Tôi không hiểu nữa. Tôi bị bắt cóc. Không biết họ bắt cóc để làm gì. Tôi không biết võ.
- Từ hôm bị bắt đến giờ. Họ có tra hỏi ông điều gì không?
- Không. Họ trao cho tôi cuốn sách bằng chữ Khoa-đẩu, bắt tôi dịch hai trang.
- Ông biết chữ Khoa-đẩu à?
- Biết. Tôi đã dịch cho họ.
- Thôi, ông cứ an tâm ở đó. Tôi sẽ cứu ông khi thuyền tới bến. Bọn Tống bắt ông với mục đích ép ông dịch sách cho chúng. Ông dịch xong, chúng sẽ giết ông để phi tang.
Ngọc-Phách nổi máu ương nghạnh của kẻ sĩ:
- Hừ! Ngọc-Phách này không dễ gì ai uy hiếp nổi. Kẻ sĩ sẵn sàng chịu chết chứ không thể bị khuất phục.
Ông ta tự nói một mình:
- Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di. Uy vũ bất năng khuất. Phách mỗ nhất định không dịch, xem bọn chúng làm gì. Con bà tụi cướp nước.
Thiệu-Thái ít đọc sách. Chàng không hiểu những câu Ngọc-Phách nói. Mỹ-Linh giảng:
- Mấy câu đó nghĩa rằng: Phàm làm kẻ sĩ, khi giầu sang không dâm, lúc nghèo hèn, chí không đổi. Uy quyền không chịu khuất phục.
Thiệu-Thái khen thầm:
- Người này chỉ nên khích, chứ không thể lấy lời thuyết phục.
Mỹ-Linh ghé miệng sát cửa:
- Tôi sợ khi chúng dí dao vào cổ ông. Ông lại phải khuất phục.
Ông ta chửi tục:
- Con mẹ nó bọn Tống. Nếu chúng đem lễ tới cửa, quỳ gối khấn Con lạy ông. Con dốt nát, mong ông ban phúc dạy con thì hy vọng. Chứ áp đảo e vô ích.
Mỹ-Linh biết Ngọc-Phách thuộc loại kẻ sĩ khí tiết. Những loại ấy, chân yếu tay mềm, mà chính khí dọc ngang trời đất. Trên toàn Đại-Việt, không thôn nào, xóm nào mà không có. Họ không phải quan, cũng chẳng giầu có. Nhưng lớp kẻ sĩ ấy được quần chúng kính phục. Họ mới đích thực lãnh đạo Đại-Việt. Khắp nơi, người ta gọi họ bằng thầy.
Nàng nói nhỏ:
- Này thầy Phách. Tôi nghe đức thánh Khổng đứng nhìn giòng nước chảy mà đưa ra thuyết tùy thời. Phàm làm kẻ sĩ, khi cương, cứng như thép. Khi nhu mềm như tơ. Trong lòng toan tính, không ai rõ được. Thầy nên tìm cách nào giữ lại tấm thân hữu ích, dùng cho mai hậu.
- Cảm ơn cô nương nhắc nhở, bằng không tôi quên mất.
Mỹ-Linh bàn với Thiệu-Thái:
- Như vậy, ý đồ bọn Tống đã rõ. Chúng bắt những người biết chữ Khoa-đẩu dịch sách cho chúng. Chúng sợ người ta dịch sai, nên bắt nhiều người một lúc, rồi cùng sai dịch. Hễ thấy giống nhau, chúng mới tin. Thầy đồ Lê Ngọc-Phách, mình chưa rõ thực hư ra sao. Còn chị Thiếu-Mai, em nhìn từ ngoài vào, thấy con mắt chị ấy thoáng nét giảo hoạt. Không chừng chị ấy sẽ dịch sai cho chúng. Nếu chúng đem so sánh với bản dịch của thầy Lê Ngọc-Phách, ắt bị lộ. Phải làm sao bây giờ?
Đỗ Lệ-Thanh nói sẽ:
- Điều cần nhất, chúng ta phải điều tra xem thầy đồ Lê Ngọc-Phách là ai đã. Lỡ ra y làm gian tế cho Tống thì sao?
Mỹ-Linh lắc đầu:
- Tôi không tin như vậy. Nếu Lê Ngọc-Phách làm gian tế cho Tống, việc gì Tống phải bắt cóc Thiếu-Mai cho thêm nguy hiểm. Tuy vậy ta cũng nên tìm hiểu y trước đã.
Mỹ-Linh lại bên phòng giam Phách:
- Thầy Phách ơi! Sáng mai, chúng tôi được lên làm bếp. Tôi lén gửi thư về nhà. Thầy có muốn viết thư báo cho nhà biết, hầu trình quan giải cứu, vậy thầy viết đi. Tôi sẽ gửi cho thầy.
- Ở đây không bút, không mực, viết sao được?
Mỹ-Linh đưa ra cục than củi:
- Hồi chiều, lúc làm bếp, tôi dấu được cục than này. Ông xé vạt áo viết thư, rồi tôi gửi cho. Ông định viết thư cho ai?
- Tôi có người bạn, hiện làm Lữ-trưởng trong đạo quân Bổng-nhật của đức Hoàng-đế. Tôi viết thư cho y. Y trình với ngài Điện-tiền chỉ-huy sứ, hy vọng mới cứu được tôi.
Mỹ-Linh nhủ thầm:
- Bổng-nhật là một trong mười đạo Thiên-tử binh. Như vậy bạn anh ta làm dưới quyền anh hai Tạ Sơn. Ta dễ xác nhận.
Nàng hỏi:
- Thầy có biết điện tiền chỉ huy sứ tên gì không?
- Dường như ngài họ Tạ tên Đức-Sơn, thường gọi tắt bằng danh xưng Tạ Đức, Tạ Sơn.
Ngọc-Phách xé áo viết liền. Viết xong, ông trao cho Mỹ-Linh. Nàng cầm lên đọc:
"Đệ Lê Ngọc-Phách, khóc chảy máu mắt viết thư cho nghĩa huynh Hoàng Hy, Lữ-trưởng sáu, thuộc đạo binh Bổng-nhật. Đệ bị sứ đoàn Tống bắt giam dưới chiến hạm thuộc hạm đội Động-đình. Sống chết trong chốc lát. Mong nhân huynh cứu đệ. Đệ khấp bái".
Mỹ-Linh lấy dao nạy cửa, chuồn lên trên sàn thuyền. Thấy con chim ưng của Khu-mật viện đậu trên cột buồm, nàng gọi nó xuống, cột mảnh vải vào chân, rồi huýt sáo ra lệnh cho nó bay đi.
Ba người lăn ra ngủ.
Có tiếng đập cửa ầm ầm. Đội Đam hiện ra, y thò đầu vào:
- Ba người đi học thuốc đâu. Mau lên làm bếp.
Mỹ-Linh ra hiệu, cả ba người chui ra khỏi hầm thuyền. Hôm nay trong bếp có tất cả hai mươi người phụ trách hỏa đầu quân. Tên trưởng bếp Tu liếc mắt nhìn ba người, rồi cúi xuống, không nói gì.
Chợt Mỹ-Linh để ý đến đội Đam, chiếc cúc áo cổ, có sợi chỉ đỏ. Nàng chửi thầm:
- Mình đáng chết thực. Người của Khu-mật viện ngay trước mắt mà không biết. Ta phải hỏi cho rõ căn cước y.
Nàng ghé tai đội Đam:
- Thầy đội! Nhà thầy đội có trồng hoa lan không?
Đội Đam giật mình:
- Không, nhà tôi không trồng hoa lan, mà chỉ trồng hoa đào. Cô cần mấy nhánh.
- Tôi cần hai nhánh.
Đội Đam kinh hãi:
- Khổ quá, nhà tôi chẳng có nhánh nào cả. Mùa này, cây đào còn bốn chiếc lá.
Mỹ-Linh hiểu ngay. Đẳng cấp võ quan nhà Lý có mười bậc. Dưới mười bậc đó còn có sáu cấp nữa, gồm ngũ, lượng, tốt, lữ, sư, quân. Đúng như đẳng trật, Đam làm chức đội, tức Lượng-trưởng. Đấy là cấp bậc che mắt, thực ra y ở cấp cao hơn tức Lữ-trưởng. Cho nên y xưng tới bốn cái lá. Mỹ-Linh xưng hai hoa đào, tức cấp tới tiết độ sứ, quá cao với đội Đam. Đội Đam kinh hãi nháy mắt một cái, tỏ ý nhận hiểu.
Mỹ-Linh hỏi Đam:
- Trên thuyền này thầy cao nhất?
- Vâng.
Nàng vào bếp nhặt rau, làm cá. Trong khi làm, nàng thấy con chim ưng đã trở về đậu trên cột buồm. Nàng huýt sáo gọi nó xuống, rồi gỡ miếng giấy ở trong ống dưới chân nó. Trên giấy vỏn vẹn mấy chữ:
Đúng như Ngọc-Phách khai. Y vốn lương thiện. Tin được.
Nàng đốt mẩu giấy đi, rồi nhặt rau. Vừa nhặt rau, nàng vừa ghé miệng vao tai đội Đam:
- Lê tiểu thư ở phòng nào?
- Tầng nhất, mé phải, phòng thứ chín kể từ mũi thuyền.
- Tôi cần ít tờ giấy. Kiếm được không?
- Dễ! Có loại bút khô đặc biệt. Cần không?
- Cần. Lát xuống hầm, thả Ngọc-Phách giam chung với bọn tôi được không?
- Dĩ nhiên được.
Sau bữa ăn, đội Đam đem Mỹ-Linh, Thiệu-Thái, Lệ-Thanh xuống hầm. Ngọc-Phách được tháo gông, thả ra ngoài phòng lớn cùng với Mỹ-Linh. Đội Đam nói nhỏ với y:
- Do lời yêu cầu của mấy vị này, tôi thả anh ra ngoài, cho dãn gân cốt.
Bây giờ Mỹ-Linh đã tin Ngọc-Phách rồi. Nàng nói sẽ:
- Thầy Phách! Tôi dám quyết tính mệnh thầy được bảo đảm. Thư đã gửi đi. Tôi có mấy lời muốn dặn thầy?
- Cô nương cứ dạy.
- Chúng tôi có thừa bản lĩnh cứu thầy. Nhưng chưa đến lúc. Thầy hãy coi.
Nàng vận khí bóp cái bát ăn cơm vỡ nhỏ ra. Hai tay vo lại, lập tức cái bát biến thành đám bột. Ngọc-Phách kinh hoảng:
- Không ngờ võ công cô nương cao vậy. Bao giờ cô nương định cứu tôi?
- Khi thuyền đến bến. Có điều tôi dặn thầy trước. Nếu thầy cứng đầu, cứng cổ, chúng đánh thầy thiệt thân. Chi bằng thầy địch sai. Như vậy chúng theo đó luyện võ, sẽ đứt kinh mạch mà chết. Trong thuyền còn một người nữa biết chữ Khoa-đẩu. Người đó dịch sai, mà thầy dịch đúng. Chúng so thấy không giống nhau, ắt nghi ngờ. Chúng sẽ giết thầy chứ không giết người kia.
Ngọc-Phách hiên ngang:
- Tôi không sợ chết. Nếu tôi chết, coi như tôi chết vì nước, càng vinh hạnh cho tổ tiên, con cháu. Song tôi phải làm sao?
- Thì thầy cũng dịch sai giống người kia.
- Tôi không biết người kia dịch sai thế nào, e làm sai không giống nhau.
- Tôi dặn, thầy nhớ đây. Chỉ cần sao sai một số chi tiết là được. Về số, cứ một là sáu, hai là bẩy, ba là tám, bốn là chín, năm là mười. Xuống đổi thành ra. Lên thành vào. Hít thành đình. Thở thành tản. Như vậy đủ rồi.
Đến đó, đội Đam vào. Y nói với Mỹ-Linh:
- Nguy rồi, Dực-Thánh vương truyền ném ba vị xuống biển. Các vị tính sao?
- Bao giờ ném?
- Lát nữa.
- Ai phụ trách ném?
- Triệu Huy.
Lệ-Thanh tỏ ý cương quyết:
- Tiểu tỳ tung phấn độc đánh chúng nó. Mình chiếm thuyền này.
Mỹ-Linh lắc đầu:
- Trên thuyền có hơn ba trăm thủy thủ. Họ đều trung thành với Đại-Việt. Nếu chúng ta giết hết, thực oan uổng cho họ. Vả chúng ta chiếm thuyền, mà không biết điều khiển cũng vô ích. Lại nữa hạm đội có mười chiến hạm. Ta chiếm soái hạm, chín hạm kia quay lại đánh ta. Ta chống không nổi.
Thiệu-Thái rất bình tĩnh:
- Không sợ. Nếu chúng ném bọn tôi xuống biển, chúng tôi sẽ bám bánh lái leo lên. Ông kiếm cho chúng tôi ba bộ quần áo thủy quân. Chúng tôi giả làm lính.
Đội Đam nói với Ngọc-Phách:
- Mời thầy gặp thượng cấp của tôi. Thầy không còn bị giam ở đây nữa.
Đội Đam dẫn Ngọc-Phách đi ra.
Thiệu-Thái bàn:
- Nhược bằng Triệu Huy ném chúng ta xuống biển. Ta cứ để cho y ném. Bằng y trói chúng ta mà ném, chúng ta phải giết y trước.
Đỗ Lệ-Thanh gật đầu:
- Chúng ta cứ thế mà làm.
Một lát Triệu Huy, Triệu Anh cùng đội Đam vào. Y cười đểu dả:
- Ba vị. Đã đến lúc mỗ nói thực cho ba vị biết. Chủ nhân mỗ muốn mời các vị xuống Long-cung chơi. Các vị không nên oán mỗ.
Mỹ-Linh làm bộ run sợ:
- Trăm lạy ngài, xin ngài sinh phúc tha cho chúng tôi.
Lệ-Thanh cũng kêu:
- Lạy quan lớn! Con có tội gì mà quan lớn giết con?
Triệu Huy cười nhạt. Y hất hàm ra lệnh, rồi một tay xách Mỹ-Linh, một tay xách Thiệu-Thái. Triệu Anh xách Đỗ Lệ-Thanh. Chúng lên sàn thuyền vận sức ném ba người xuống biển.
Còn ở trên không, ba người lộn một vòng, cho cúi đầu xuống. Xuống tới nước, ba người trồi lên. Họ chỉ vọt mình mấy cái, đã tới bánh lái. Cả ba bám vào bánh lái, leo lên ngồi vào, giống như ba con chim biển.
Bấy giờ trời vào tiết tháng mười một, gió heo may luồn những sợi tơ lạnh lẽo trong không gian. Nhưng ba người đều thuộc hàng nội ngoại công tối cao. Vì vậy cái lạnh không thấm vào người họ được.
Mỹ-Linh bàn:
- Chúng ta ngồi đây chơi. Đợi trời tối, sẽ leo lên gặp đội Đam. Y kiếm quần áo, cho chúng ta giả làm thủy thủ. Tha hồ chúng ta tung hoành.
Lệ-Thanh đề nghị:
- Công chúa! Chỉ dụ của Khai-Quốc vương rằng chúng ta không nên dụng võ. Nhưng hoàn cảnh hiện tại không cho chúng ta đừng được. Lão tỳ xin công chúa để lão tỳ tung phấn độc cho bọn Triệu Thành, Dực-Thánh vương mê man. Mình làm chủ soái thuyền. Như vậy có phải yên không?
Mỹ-Linh lắc đầu:
- Không nên! Chúng ta đang tìm cách theo dõi hành động của bọn chúng, cho đến khi chúng về tới Biện-kinh. Chứ giết bọn chúng thì dễ quá rồi. Tuy vậy, nếu lần này gặp hung hiểm, phu nhân với anh Thiệu-Thái phóng độc phấn, độc chưởng giết bọn chúng vẫn chưa muộn.
Ba người nói truyện tới trời tối hẳn, rồi bám theo dây leo lên trên mặt thuyền. Trên mặt thuyền vắng không một bóng người. Mỹ-Linh gõ tay vào mạn thuyền ba tiếng. Đội Đam từ trong bóng tối nhô ra, vẫy ba người đi theo. Y mở một cửa, cho ba người vào.
Nước biển làm mất hết bột, hồ. Mỹ-Linh hiện nguyên hình với cô công-chúa đẹp như Quan-thế-âm bồ tát. Đội Đam kinh ngạc. Trong lòng y nảy ra mối nghi ngờ:
- Rõ ràng ban nãy, người đàn bà này xưng chức tới tiết độ sứ. Làm gì có nữ tiết độ sứ? Mà dù có chăng nữa, cô mới mười tám, hai mươi tuổi, sao có thể làm lớn như vậy được?
Đỗ Lệ-Thanh nói nhỏ với Mỹ-Linh:
- Công chúa. Bây giờ chúng ta lại hoá trang. Cả ba thành thủy thủ. Vậy công chúa ngậm viên thuốc này cho tiếng thành ồ ồ mới được.
Mỹ-Linh cầm thuốc bỏ vào miệng. Đội Đam kinh hoảng hỏi Lệ-Thanh:
- Phu nhân! Cô nương đây là?
Lệ-Thanh nói nhỏ:
- Vị cô nương này chính thị công chúa Bình-Dương. Còn công tử đây là thế tử Thân Thiệu-Thái.
Hôm ở Thăng-long, đội Đam đã nghe đồn công chúa Bình-Dương cùng thế tử Thân Thiệu-Thái võ công vô địch. Công chúa thắng Đông-Sơn lão nhân. Thiệu-Thái đánh bại Nhật-Hồ lão nhân. Người ta còn huyền thoại đi rằng cả hai đã làm những truyện kinh thiên động địa cho Khu-mật viện. Đội Đam nghe nói, mà lòng khâm phục vô hạn. Bây giờ hai người trong huyền thoại đang ở trước mắt y. Y run run:
- Công chúa...
Mỹ-Linh ra hiệu cho y im lặng:
- Đừng đa lễ. Hãy giúp chúng tôi thành thủy thủ.
Đội Đam nói nhỏ:
- Ba thủy thủ hầu sứ đoàn bị trúng độc. Vậy tiểu nhân để ba vị thay thế chúng. Công chúa mang tên An. Thế tử mang tên Bình. Lão bà mang tên Tĩnh.
Rồi y giảng dạy những gì phải làm, cùng huấn luyện những động tác của thủy thủ. Hơn giờ sau, ba người đã thành thuộc. Mỹ-Linh hỏi:
- Thầy đồ Ngọc-Phách đâu?
- Y ở phòng thứ ba phía bên trái, tầng trên cùng.
Mỹ-Linh bàn:
- Đỗ phu nhân với anh Thái lên phòng ăn, chỗ sứ đoàn ở. Em đi tìm chị Thiếu-Mai.
Mỹ-Linh hướng mũi thuyền đi tới. Qua cầu thang, nàng xuống tầng thứ nhất. Tới phòng thứ ba, nàng ngừng lại, dơ tay gõ cửa ba tiếng. Thiếu-Mai mở cửa ra. Mỹ-Linh chắp tay:
- Tiểu nhân tên An, được chỉ định phục dịch tiểu thư. Tiểu thư cần gì không?
Thiếu-Mai thấy dáng người tên thủy thủ rất quen, rất thân ái, mà nhất thời nàng không nhận ra. Nàng hỏi:
- Anh An! Không biết tôi đã gặp anh ở đâu?
Mỹ-Linh nói nhỏ:
- Tiểu nhân từng đến Vạn-thảo sơn trang trị bệnh. Tiểu nhân muôn vàn nhớ công đức đại phu cùng tiểu thư.
Thiếu-Mai chợt nhìn thấy dưới mái tóc sau cổ thủy thủ An, một làn da trắng mịn. Cạnh đó, có mụn nốt ruồi son cực lớn. Nàng chửi thầm:
- Thì ra công chúa Bình-Dương. Hôm trước ta thấy nàng cùng hai người dưới hầm thuyền định cứu ta. Ta đã nghi. Bây giờ nàng lại giả thủy thủ hí lộng quỷ thần gì nữa đây? Đã vậy ta cũng phá lại chơi.
Thiếu-Mai kéo Mỹ-Linh vào trong phòng, rồi cài cửa lại. Nàng làm nghiêm:
- Anh thủy thủ à! Anh lên giường kia nằm xuống ta chữa bệnh cho.
- Thưa cô nương, tiểu nhân không đau yếu gì cả.
- Sao lại không. Nhất định anh bị bệnh. Bệnh nặng lắm, nguy đến nơi rồi. Lên giường mau.
Không đừng được, Mỹ-Linh phải leo lên giường.
Thiếu-Mai nghiêm mặt:
- Bệnh của anh khủng khiếp lắm. Ngực tự nhiên sưng lên hai cái bướu, lớn bằng cái bát ăn cơm. Ta muốn xem hai cái bướu này.
Nói rồi nàng định cởi áo Mỹ-Linh.
Mỹ-Linh biết đã bị lộ. Nàng choàng hai tay ôm lấy Thiếu-Mai, nói sẽ vào tai nàng:
- Coi chừng bị lộ hết.
- Mình có những ai?
- Anh Thiệu-Thái, bà Lệ-Thanh, một thầy đồ, đội Đam nữa.
Rồi nàng thuật mọi chi tiết cho Thiếu-Mai nghe. Thiếu-Mai suýt xoa:
- Không có Mỹ-Linh, e chị đánh lừa bọn Tống cũng vô ích. Thôi được, chị thức đêm nay dịch hết bộ sách này cho chúng.
Chợt nghĩ ra điều gì, nàng hỏi:
- Có phải Đỗ phu nhân đánh thuốc độc bọn Triệu Thành không? Khi ở trong thuyền, Đỗ phu nhân trao cho tôi cái khăn tôi đã sinh nghi rồi.
- Chị thông minh thực, không việc gì qua mắt được chị.
Thiều-Mai đề nghị:
- Chúng ta có nên trao thuốc giải cho bọn Triệu Thành, với điều kiện không?
Mỹ-Linh nói nhỏ:
- Em nhờ chị một việc.
- Mỹ-Linh cứ nói.
- Chị đã học ở bà Lâm Huệ-Phương thuật coi tướng. Chị làm bộ coi tướng cho Triệu Thành, khích y cướp ngôi vua Tống. Trong khi xem tướng, chị quả quyết chỉ năm ngày nữa y khỏi bệnh. Trong khi đó, đội Đam bỏ thuốc giải vào thức ăn của y. Lúc khỏi bệnh, y tin tài coi tướng của chị.
- Chị đã nhìn tướng của Triệu Thành. Y không phải người gian xảo, e việc khích y cướp ngôi vua hơi khó. Không biết nên nói thế nào cho y tin. Gay đấy chứ?
Mỹ-Linh ghé tai Thiếu-Mai nói nhỏ. Hai người nhìn nhau cười khúc khích. Thiếu-Mai chưa tin mình. Nàng nói sẽ:
- Đây quả thực một cuộc đấu trí quan trọng. Hai chị em ta cùng góp ý, mới tuyệt mỹ. Em đứng cạnh chị. Nhớ dùng Lăng-không truyền ngữ nhắc chị.
Vừa lúc đó, có tiếng nói vọng vào:
- Mời tiểu thư xuống xơi cơm.
Thiếu-Mai mở cửa đi trước, Mỹ-Linh theo sau, xuống dưới phòng hội. Bọn Triệu Thành, Dực-Thánh vương đông đủ cả. Trong phòng còn thêm thầy đồ Ngọc-Phách. Triệu Thành chỉ Lê Ngọc-Phách:
- Lê tiểu thư! Cô gia giới thiệu với tiểu thư. Vị này tên Lê Ngọc-Phách, một thầy đồ nổi tiếng ở Thăng-long. Cô gia mời thầy dịch sách với tiểu thư. Nếu như sau khi dịch, hai bản cùng giống nhau chứng tỏ hai vị thành thực. Cô gia ắt có chỗ đền đáp. Còn như hai bản khác nhau, rõ ràng hai vị dối trá. Bấy giờ cô gia buộc lòng bắt hai vị dịch lại, cho đến khi nào giống nhau thì thôi.
Thiếu-Mai, Ngọc-Phách nhìn nhau. Cả hai trong lòng cùng cảm tạ Mỹ-Linh, Thiệu-Thái đã an bài. Bằng không, ắt hai người đều phải dịch đúng. Mà dịch đúng, khác gì hại dân, hại nước. Thiếu-Mai còn uyển chuyển, chứ Ngọc-Phách, nổi cơn gàn của kẻ sĩ, ắt chửi bới bọn Tống rồi chịu chết.
Dư Tĩnh liếc nhìn Thiếu-Mai:
- Lê tiểu thư. Theo tiểu thư, liệu tiểu thư có thể trị dứt bệnh của vương gia không?
- Dư đại nhân hiểu cho hoàn cảnh người thầy thuốc. Nếu như vương gia bị bệnh suyễn, hay phong thấp, tôi từng trị qua. Tôi có thể quyết đoán rằng tài sức mình có tới hay không? Trị đến bao giờ khỏi. Còn vương gia bị trúng hai thứ độc một lúc, mà hai thứ đó, tôi chỉ nghe, chứ chưa từng gặp bao giờ, sao có thể quyết đoán? Đợi đến Trung-quốc, đủ thuốc men, tôi mới thi trị. Nhưng...
Nàng thấy mặt Triệu Thành tái đi vì lo nghĩ. Lương tâm thầy thuốc khiến nàng không nỡ tàn nhẫn với y:
- Đấy là y lý. Y lý tuy đúng, song còn thua mệnh trời. Mệnh vương gia qúa lớn... Vương gia ơi! Cứ trông tướng vương gia, tiểu nữ giám quả quyết vương gia không thể chết được đâu. Vương gia yên tâm. Tương lai, lộ trình của vương gia to lớn vô cùng. Mệnh vương gia lớn hơn núi Thái-sơn, sao có thể chết được? Tiếc rằng phụ thân tôi không có đây, bằng không bệnh tình vương gia, người có coi ra gì.
Mặt Triệu Thành hiện ra nét vui vẻ. Y hỏi:
- Lệnh tôn khó tính vô cùng. Không biết cô-gia cử sứ sang mời, người có chịu dời gót ngọc đi Trung-quốc trị cho cô gia không?
Dực-Thánh vương lắc đầu:
- Khó lắm. Hồng-Sơn đại phu trị bệnh với ba điều kiện. Một, không trị cho người Hoa. Hai, không trị cho họ Lý. Ba, phải thuộc loại bệnh không ai trị được. Vương gia cho người mời e cũng vô ích.
Thiếu-Mai tiến lại bên Triệu Thành, nàng để ba ngón tay vào bộ Thốn, Quan, Xích của y, rồi suy nghĩ. Cả khoang thuyền đều im lặng.
Minh-Thiên hỏi:
- Cô nương thấy thế nào?
Thiếu-Mai thở dài:
- Mạch của vương gia thuộc loại khác thường. Hàng mấy trăm năm mới có một người. Tiến trình tương lai của vương gia vĩ đại vô cùng.
Dư Tĩnh hỏi lại:
- Vương gia hiện là hoàng-thúc, cầm binh quyền trong tay. Công danh lên đến tột đỉnh rồi. Cô nương nói, tiến trình hơn nữa, như vậy có nghĩa ???
Triệu Thành không hề có ý muốn lên làm vua. Y hằng ước mong làm lên sự nghiệp như Trương Lương, Gia-cát-Lượng hầu lưu danh thiên cổ. Y hỏi lại:
- Cô nương nói rõ hơn. Cô gia giúp thiên-tử, chí muốn gồm thâu thiên hạ, ước mong sự nghiệp bằng Trương Lưu-hầu hay Vũ-hầu, tên ghi thanh sử. Chí thì như vậy, không biết mệnh có tới hay không?
Thiếu-Mai bưng chung nước uống, mắt nhìn vào không gian:
- Tiếc ơi là tiếc. Mệnh có, thời có, tài có, đức có. Song chí không có. Không có chí, sao thành được? Ôi định mệnh!
Nghe Thiếu-Mai nói xa xôi, Triệu Thành ngơ ngác:
- Cô gia sợ mệnh không có, thời chẳng đến. Trong khi cô nương nói mệnh có, thời có, tài có, đức có mà chí không có. Ý cô nương muốn nói?
Thiếu-Mai hỏi lại:
- Những người của vương gia tại đây có tin được không?
- Họ đều thâm tình với cô gia. Cô gia dãi gan ruột với họ mà không sợ.
Thiếu-Mai nghiêm mặt lại:
- Sự nghiệp vương gia bỏ xa Lưu-hầu, Vũ-hầu.
- Bằng Quản Trọng, Nhạc Nghị chăng?
- Hơn thế nữa.
- Bằng Chu-công chăng?
- Hơn nữa!
Triệu Thành như ngừng thở:
- Đến đâu? Thưa cô nương?
- Ít ra cũng bằng Quang-Vũ nhà Hán, hay Vũ-đế nhà Ngụy, Thái-tông nhà đường. Nhưng tiểu nữ e rằng không thua Lưu Bang lập lên nhà Hán. Lý Uyên lập lên nhà Đường.
Vương Duy-Chính ngơ ngẩn cả người:
- Ít ra cũng bằng Quang-Vũ, Vũ-Đế... Vậy sự nghiệp vương gia ra sao ???
- Tôi muốn ví cao hơn nữa kia, sợ các vị không tin.
Địch Thanh nhăn mặt:
- Còn ai hơn các vị hoàng-đế trên đâu?
Thiếu-Mai cười khúc khích:
- Địch trạng nguyên quên mất vua Thành-Thang nhà Hạ, vua Văn nhà Chu sao?
Cả bọn đều ồ lên. Địch Thanh chữa:
- Thang, Văn vốn là hai thánh nhân nước tôi, đức trùm hoàn vũ.
Thiếu-Mai đưa mắt nhìn Triệu Thành:
- Vì lý do nào trạng nguyên bảo vương gia không bằng vua Thang, Văn?
Địch Thanh liếc nhìn Triệu Thành, thấy mặt chủ nhân hiện ra vẻ sung sướng. Y nghĩ thầm:
- Mình không nên cãi với vị cô nương này. Hãy chờ xem y thị nói gì đã.
Thiếu-Mai chép miệng:
- Tài, đức vương gia, hiện khắp Tống, Liêu, Kim, Đại-Lý không ai sánh kịp. Vương gia thử nghĩ xem, đến như đại sư Minh-Thiên, lão nhân Đông-Sơn, khắp Hoa, Việt e không có hai. Văn võ kiêm toàn như Dư, Vương đại nhân đây, sợ trong thiên hạ đếm trên đầu ngón tay. Thế mà tất cả đều quy về dưới trướng vương gia. Nếu vương gia không đức, sao thu phục được các vị? Trong thiên hạ không ai sánh kịp với vương gia.
Triệu Thành muốn đứng tim. Y hỏi:
- Tại sao cô nương nói cô gia có mệnh, có thời, mà thiếu chí?
- Đúng thế. Dù tiểu nữ bắt mạch, dù tiểu nữ xem tướng, đều thấy vương gia thuộc loại đế vương, uy danh như Đường Thái-tông. Đó là mệnh. Mạch vương gia nhảy thông như nước sông chảy, không vướng, không mắc, thời luôn đến với vương gia. Nếu vương gia có chí, ắt sự khắc thành.
Triệu Thành mừng run lên. Y nghĩ thầm:
- Ừ nhỉ, chẳng bao giờ mình nghĩ đến làm vua. Tài, đức, mệnh, thời có cả. Nhưng mình lại không muốn làm vua.
Y hỏi lại:
- Như cô nương dạy. Thời đến, nhưng tại sao tại hạ thất bại liên tiếp ở Đại-Việt?
Thấy Triệu Thành xưng tại hạ, bỏ tiếng cô gia. Thiếu-Mai biết y đã xiêu lòng, tin lời mình. Nàng cười:
- Mệnh vương gia do trời khiến. Trời sai vương gia xuống làm vua Trung-quốc, chứ đâu có làm vua Đại-Việt? Cao-tổ nhà Hán, nhà Đường không hề chiếm Đại-Việt. Trời sai vương gia định Trung-nguyên, mà vương gia sang hoạt động ở Đại-Việt, tức ra ngoài cái hào quang của mình, vương gia thất bại là phải.
Triệu Thành im lặng suy nghĩ. Trong lòng y nổi lên cơn bão táp:
- Lê cô nương bàn thực không sai. Ta nhân đây, dò hỏi về vận số bọn Giao-chỉ xem sao, rồi mới hành động cũng chưa muộn.
Y hỏi:
- Theo cô nương, mệnh của tại hạ so với mệnh của Lý Long-Bồ, ai lớn hơn? Ai phải khuất phục ai?
Thiếu-Mai chưa kịp trả lời, đã nghe Mỹ-Linh dùng Lăng-không truyền ngữ rót vào tai:
- Giang sơn nào, anh hùng ấy.
Thiếu-Mai đang định trả lời mệnh Khai-Quốc vương lớn hơn, nay nghe Mỹ-Linh nói, nàng vờ cầm lại mạch Triệu Thành, rồi tiếp:
- Nếu vương gia hỏi voi với cọp, con nào lớn hơn, tiểu nữ sẽ trả lời voi lớn. Còn vương gia hỏi rồng vàng với rồng đỏ, rồng nào mạnh. Tiểu nữ không thể trả lời được. Trời sai hai vị đồng tử giáng sinh. Một gồm thâu Tây-hạ, Cao-ly, Liêu, Kim, ngự trị Trung-nguyên. Một thống lĩnh Đại-Việt, Đại-lý, Chiêm-thành, Chân-lạp, Xiêm-la. Như vậy không ai lớn hơn ai cả.
Minh-Thiên thoáng vẻ nghi ngờ. Ông dùng Lăng-không truyền ngữ rót vào tai Triệu Thành:
- Coi chừng Lê cô nương bịa đặt, đưa chúng ta vào bẫy. Ta phải cẩn thận lắm mới được. Vương gia hỏi về việc Lưỡng-Quảng cùng 207 khê động xem sao.
Triệu Thành nhìn thẳng vào mặt Thiếu-Mai:
- Cứ như cô nương nói, Hoa, Việt không nên có chiến tranh. Song tại hạ biết Long-Bồ đang vận động đòi lại đất thời Lĩnh-Nam. Trong cuộc chiến này, ai thắng, ai bại?
Thiếu-Mai hiểu ý Thành. Nàng nghĩ nhanh:
- Đời nào y chiếm được ngôi vua. Chi bằng ta nói lợi cho y thì xong.
Nàng đáp:
- Không thể có chiến tranh Hoa, Việt. Tiểu nữ xem thiên văn, thấy vương gia với Khai-Quốc vương sẽ trở thành đôi bạn thân sau này. Có điều, hiện vận số hai vị đều chưa tới thời nên hiểu lầm nhau đấy thôi.
Vương Duy-Chính chau mày:
- Vương gia! Vương gia chẳng nên tin tướng số huyền hoặc, e hư việc nước.
Dư Tĩnh cũng nói:
- Dường như Lê cô nương định cài bẫy vương gia thì phải.
Triệu Thành hơi chột dạ. Y truy đến cùng:
- Cô nương thử đoán xem, bao giờ tại hạ với Long-Bồ xích lại gần nhau?
- Đến nơi rồi. Xích hay không, do vương gia. Tự vương gia chưa chính vị, sao Khai-Quốc vương đến với vương gia?
- Tại hạ không hiểu!
- Này nhé, vương gia là chính mệnh thiên tử Trung-nguyên. Nhưng vương gia chỉ vẫn cam phận làm thân vương. Như thế chưa chính vị. Vương gia ơi, phàm một chính mệnh thiên tử, có hàng trăm, hàng ngàn thần linh theo phò tá. Bởi vậy thiên tử làm gì cũng thành. Vương gia chưa nghĩ tới, tức chưa chính vị, chẳng thần nào phù trợ vương gia cả. Nếu như bây giờ, vương gia khấn trời, nguyện thuận mệnh cai trị muôn dân. Lập tức chư thần kéo đến phù trợ vương gia ngay.
Nàng ngừng lại một lát, tiếp:
- Như Khai-Quốc vương. Cho đến hôm đại hội, vương mới được anh hùng cử vào ngôi trừ quân. Đó là vương đã chính vị. Chư thần ắt đưa đường cho vương gần với thiên tử Trung-quốc.
- Cứ như cô nương luận. Nếu tại hạ khấn trời, ắt giữa tại hạ với Khai-Quốc vương sẽ gần nhau.
- Đúng thế. Ngọc-Hoàng thượng đế sai hai đồng tử giáng sinh. Ngài cũng cho thiên tướng giáng sinh theo hầu phù tá. Như Khai-Quốc vương được Đại-Việt ngũ long, công chúa Bình-Dương, thế-tử Thiệu-Thái, quận chúa Bảo-Hòa theo về. Còn vương gia, được các vị anh hùng có mặt đây qui tâm. Nếu như vương gia khấn trời xin ngồi vào chính vị xong, sau đó nếu vương gia gặp bọn Bình-Dương, Thiệu-Thái, ngay cả Khai-Quốc vương... họ đều có hành động thuận tiện cho vương gia.
Dư Tĩnh đứng lên chắp tay hướng Lê Thiếu-Mai:
- Nếu sau đây đúng năm ngày, vương gia tự nhiên khỏi bệnh, bọn tại hạ nguyện báo đáp cô nương. Bây giờ xin cô nương trở về phòng nghỉ, dịch sách cho bọn tại hạ.
Thiếu-Mai đứng lên chắp tay từ tạ, rồi trở về phòng mình. Đội Đam bảo Mỹ-Linh:
- An! Người theo hầu Lê cô nương.
Y chỉ Thiệu-Thái:
- Bình! Người theo hầu thầy đồ Ngọc-Phách.
Y chỉ Lệ-Thanh:
- Tĩnh! Người theo ta.
Ba ngày trôi qua. Thiếu-Mai, Ngọc-Phách hằng ngày dịch sách. Còn Mỹ-Linh, Thiệu-Thái, Lệ-Thanh đóng vai thủy thủ theo hầu. Thuyền vẫn đi về phía Bắc. Ngày nào Thiếu-Mai cũng dùng châm cứu trị đau nhức cho bọn Tống. Hôm ấy, thủy thủ báo với Dực-Thánh vương:
- Thuyền đi vào địa phận Tiên-yên. Chỉ còn mấy giờ nữa tới lãnh hải Trung-quốc. Xin vương gia định liệu.
Dực-Thánh vương truyền lệnh:
- Cả hạm đội neo ở Tiên-yên lấy nước ngọt, thực phẩm đã, rồi hãy liệu.
Cả bọn kéo nhau lên sàn thuyền. Thiếu-Mai, Ngọc-Phách cũng được lên để hóng gió. Triệu Thành đối với Thiếu-Mai bằng tất cả sự kính trọng khác thường. Y nói với Dực-Thánh vương:
- Vương gia có thể cho chúng tôi lên bờ dạo chơi chăng?
Dực-Thánh vương cung kính:
- Nếu thiên sứ đại vương thích, tiểu vương xin kính thỉnh.
Thuyền từ từ đi vào cảng Tiên-yên.
Thời bấy giờ cảng Tiên-yên có căn cứ thủy quân Bắc-biên của Đại-Việt. Lúc nào cũng có một hạm đội đóng ở đây. Cảng Tiên-yên là nơi thuyền buôn Đại-Việt xuống hàng, rồi chở sang Trung-quốc. Nó cũng thuộc trạm thuyền buôn Trung-quốc chở hàng đến bán. Vì vậy trấn này thuyền bè đậu san sát.
Soái thuyền từ từ đi vào cảng. Thiếu-Mai nói với Triệu Thành:
- Vương gia! Tiểu nữ có thể theo vương gia dạo chơi cảng Tiên-yên không?
- Được chứ! Tại hạ hân hạnh được đi cùng cô nương.
Dực-Thánh vương cản:
- Vương gia cẩn thận. Lỡ Lê cô nương lên bờ, rồi trốn biệt thì sao?
Thiếu-Mai cười:
- Bình-Nam vương đã khấn trời, chính vị, tiểu nữ cầu theo phò tá còn không xong. Việc gì phải trốn.
Nàng nói với Triệu Thành:
- Từ nay vương gia gặp lại những người đối đầu với vương gia ở Đại-Việt, xin vương gia đổi thái độ. Bởi trước kia, họ chống một vương tước Đại-Tống. Bây giờ vương gia chính vị, tự nhiên họ qui tâm. Vương gia hãy quên truyện cũ. Như vậy mới đúng đạo đế vương.
Triệu Thanh gật đầu. Y nói với Dực-Thánh vương:
- Vương gia không nên cho dân chúng biết căn cước bọn tôi. Có như vậy, chúng tôi mới được ngao du tự do. Xin vương gia cho đội Đam dẫn chúng tôi cũng được rồi.
Dực-Thánh vương biết bọn Triệu-Thành có mưu đồ gì đây. Tuy vậy vương cũng không thể trái ý y.
Thuyền ghé vào cảng. Triệu Thành quay lại nói:
- Đội Đam! Người dẫn theo ba thủy thủ cùng bọn ta dạo cảng Tiên-yên.
Triệu Thành chỉ cho Địch Thanh, Dư Tĩnh theo y mà thôi. Còn lại tất cả ở trên thuyền. Y sóng vai Thiếu-Mai lên bờ. Phía sau y, Địch Thanh, Dư Tĩnh. Đội Đam đi trước cùng Mỹ-Linh, Thiệu-Thái, Lệ-Thanh dẫn đường. Dân chúng thấy ba người mặc quần áo theo lối quý phái Tống, cùng một thiếu nữ Việt. Phía trước có ba thủy thủ dẹp đường. Họ đoán đây chắc phú thương Tống, chứ không ngờ là sứ đoàn thiên triều.
Tới một tửu lâu, Triệu Thành chỉ tay lên nói:
- Tại hạ bạo gan, muốn mời Lê cô nương lên trên kia uống chén rượu, nên chăng?
Thiếu-Mai nói nhỏ:
- Đa tạ vương ban cho ăn.
Vừa vào tửu lâu, Mỹ-Linh nhận thấy hai tửu bảo rất trẻ ra tiếp. Trên nút áo của họ đều có sợi chỉ đỏ. Đội Đam kính cẩn nói:
-- Thỉnh vương gia cùng các vị lên lầu xơi rượu. Bọn tiểu nhân xin ở dưới này canh gác.
Bọn Triệu Thành lên lầu rồi. Đội Đam kêu tửu bảo:
- Người cho ta một bàn dưới này.
Nói rồi y khoằm khoằm ngón tay làm hiệu. Tửu bảo nháy mắt với Mỹ-Linh:
- Mời đại ca vào nhà rửa tay.
Mỹ-Linh đồ chừng tửu bảo đã biết rõ nàng. Nàng đứng lên theo y. Y chỉ vào một phòng tối:
- Đại ca vào đó rửa tay đi.
Nàng vừa bước vào. Y đóng cửa lại. Nàng nhìn bên trong, dưới ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn, có hai người. Nàng bật lên tiếng kinh ngạc.