Chương : 2
Thomas vừa chào đời, thằng bé thật tuyệt vời, tóc vàng, mắt đen, ánh mắt linh hoạt, miệng luôn mỉm cười. Tôi sẽ không bao giờ quên niềm vui đó.
Nó đã chào đời thật thành công, như một thứ tạo vật quý giá và mong manh. Mái tóc vàng khiến nó nom như một thiên thần bé nhỏ trong tranh của Botticelli. Tôi bế nó trên tay, vuốt ve nó, làm nó bật cười mãi mà không thấy chán.
Tôi nhớ mình từng tâm sự với bạn bè rằng lần này tôi đã hiểu có một đứa con bình thường là như thế nào.
Nhưng tôi lạc quan hơi vội vàng, Thomas rất yếu, thằng bé thường xuyên đau ốm, đã nhiều lần chúng tôi buộc phải đưa nó tới bệnh viện.
Rồi một ngày kia, bác sĩ điều trị dũng cảm cho chúng tôi hay sự thật. Thomas cũng vậy, cũng tật nguyền, như anh trai nó.
Thomas sinh ra sau Mathieu hai năm.
Mọi thứ lại trở về trật tự cũ. Thomas ngày càng giống Mathieu. Đó là ngày tận thế thứ hai của đời tôi.
Tạo hóa đã quá nặng tay với tôi.
Ngay cả kênh TF1, để làm nhân vật chính gây xúc động và khiến đông đảo khán giả nhỏ lệ, hẳn cũng sẽ không dám đưa một tình huống tương tự tình huống của tôi vào một bộ phim truyền hình, bởi e rằng làm nhu thế là quá đáng, là thiếu chân thực và rốt cuộc thế nào cũng bị chê cười.
Tạo hóa đã giao cho tôi vai diễn người cha khả kính.
Tôi có ngoại hình hợp với vai diễn này lắm sao?
Tôi có thành người khả kính được không?
Tôi sẽ khiến người ta nhỏ lệ hay khiến người ta chê cười?
"Ba ơi, mình đi đâu?
- Mình đi đến Lourdes"
Thomas bật cười, như thể nó hiểu.
Bà tôi, được một bà phước giúp đỡ, đã cố thuyết phục tôi đến Lourdes cùng hai đứa con trai. Bà hy vọng có được một điều kỳ diệu.
Đến Lourdes rất xa, phải mất mười hai tiếng chạy tàu cùng hai đứa trẻ khó lòng bảo ban.
Khi trở về, chúng sẽ khôn ngoan hơn, bà phước nói vậy. Bà không dám nói "sau điều kỳ diệu".
Dù sao cũng chẳng có điều kỳ diệu nào cả. Nếu những đứa trẻ tật nguyền như tôi từng nghe nói, là một hình phạt của Chúa trời, thì thật khó tưởng tượng nổi Đức Mẹ Đồng Trinh lại muốn can thiệp vào đó bằng cách tạo ra một điều kỳ diệu. Dĩ nhiên bà ta sẽ không muốn nhúng tay vào quyết định của đấng bề trên.
Và rồi ngoài kia, giữa đám đông, giữa những đoàn rước lễ, trong đêm tối, tôi có nguy cơ lạc mất bọn trẻ và không bao giờ gặp lại chúng nữa.
Có lẽ đó chính là điều kỳ diệu chăng?
Khi có con bị tật nguyền, người ta phải chịu đựng không ít những lời ngu ngốc.
Có người nghĩ rằng chúng tôi đáng bị như thế. Ai đó muốn điều tốt cho tôi đã kể tôi nghe câu chuyện về một anh chàng học viên dòng tu trẻ tuổi. Lúc sắp đươc phong giáo sĩ thì anh ta gặp một cô gái và đem lòng yêu cô ta say đắm. Anh ta bèn rời bỏ trường dòng rồi kết hôn với cô gái đó. Họ sinh được một đứa con, đứa bé bị tật nguyền. Thật đáng đời họ.
Có người nói rằng không phải ngẫu nhiên mà bạn lại sinh ra những đứa con tật nguyền. "Lỗi là do ba của anh..."
Đêm hôm ấy, trong giấc ngủ mơ màng, tôi gặp ba tôi trong một quán rượu.
Tôi giới thiệu các con tôi với ông, ông chưa tùng gặp chúng bao giờ, ông qua đời trước khi chúng được sinh ra.
"Ba ơi, nhìn này".
"Ai thế?"
"Các cháu của ba, ba thấy chúng thế nào?"
"Không đến nỗi xoàng lắm"
"Tại ba đấy"
"Con lảm nhảm gì vậy?"
"Tại Byrrh. Ba biết đấy, khi các bậc phụ huynh uống rượu"
Ông quay lưng lại với tôi và ông gọi một ly Byrrh khác.
Có người nói:"Nếu là tôi thì tôi sẽ bóp chết nó ngay lúc nó chào đời, như bóp chết một con mèo vậy". Họ chẳng có óc tưởng tượng tí gì cả. Ta có thể thấy họ chưa bao giờ bóp chết một con mèo.
Thoạt tiên, khi đứa trẻ chào đời, trừ phi nó dị dạng hình thể, người ta không biết chắc liệu nó có tật nguyền hay không. Các con tôi, lúc còn là những đứa trẻ sơ sinh, cũng c hẳng khác gì những đứa trẻ sơ sinh khác. Nghĩa là chúng không biết tự ăn, nghĩa là chúng không biết nói, nghĩa là chúng không biết đi, đôi khi chúng mỉm cười, đặc biệt là Thomas. Mathieu thì ít cười hơn......
Khi con mình bị tật nguyền, không phải lúc nào người ta cũng phát hiện ra ngay. Chuyện đó giống như một điều bất ngờ.
Cũng có người nói: "Con cái tật nguyền là một món quà của Chúa Trời." Và họ nói thế không phải để đùa cợt. Đó hiếm khi là những người có con cái tật nguyền.
Lúc nhận món quà đó, người ta muốn thốt lên với Chúa Trời: "Ôi! Không cần phải...."
Lúc chào đời, Thomas được nhận một món quà rất đẹp, một chiếc cốc, một cái đĩa và một cái thìa sâu lòng bằng bạc. Trên cán thìa và xung quanh đĩa có những họa tiết trang trí giống đường vân trên vỏ loại sò Saint - Jacques. Cha đỡ đầu của thằng bé đã tặng nó những món đồ này, anh ta là tổng giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị một ngân hàng, một trong số những người bạn thân thiết của gia đình tôi.
Khi Thomas lớn và nhanh chóng lộ ra mình bị thiểu năng, nó không bao giờ nhận được quà từ cha đỡ đầu của nó nữa.
Nếu nó phát triển bình thường, hẳn sau đó, nó sẽ được tặng một cây bút xinh xắn có ngòi bằng vằng, một cây vợt tenis, một chiếc máy ảnh...Nhưng vì nó bất thường, nên nó chẳng được quyền nhận thêm gì hết. Cũng không thể oán trách tra đỡ đầu của nó, đó là chuyện thường tình. Anh ta từng tự nhủ: "Tạo hóa đã chẳng quà cáp cho nó, vậy có lý nào tôi lại phải quà cáp cho nó." Vả chăng, có quà cáp thì thằng bé cũng không biết để làm gì.
Tôi vẫn giữ chiếc đĩa sâu lòng đó, tôi dùng nó làm gạt tàn. Thomas và Mathieu không hút thuốc, chúng sẽ không biết hút thuốc, mà chúng nghiện ngập.
Bởi mỗi ngày, chúng tôi phải cho chúng uống thuốc an thần để giữ chúng yên lặng.
Một người cha có con tật nguyền phải mang một khuôn mặt rầu rĩ. Anh ta phải chịu nỗi đau riêng với chiếc mặt nạ tang thương. Chẳng bao giờ có chuyện anh ta đeo cái mũi cà chua để chọc cười. Anh ta không có quyền cười nữa, bởi đó là sở thích xấu xa trọn vẹn nhất. Còn khi anh ta có tới hai đứa con tật nguyền, thì mọi thứ đều tăng gấp đôi, anh ta phải tỏ vẻ bất hạnh gấp hai lần.
Khi không gặp may mắn, người ta phải mang vẻ bề ngoài phù hợp với hoàn cảnh, phải ra vẻ bất hạnh, đây là vấn đề kỹ năng sống.
Tôi thường xuyên thiếu kỹ năng sống. Tôi nhớ, có một hôm, tôi yêu cầu được nói chuyện với vị bác sĩ viện trưởng viện chăm sóc sức khỏe và giáo dục đặc biệt nơi Mathieu và Thomas ở. Tôi tâm sự với ông những lo lắng của tôi: đôi khi tôi tự hỏi liệu Thomas và Mathieu có hoàn toàn bình thường không...
Ông bác sĩ không thấy chuyện đó đáng cười.
Ông ấy có lý, chuyện đó chẳng đang cười. Ông ấy không hiều rằng đây là cách duy nhất tôi tìm được để giữ cho mình khỏi suy sụp.
Giống như Cyrano de Bergerac chọn cách tự nhạo báng cái mũi của ông ta, tôi tự nhạo báng con cái của tôi. Đó là đặc quyền làm cha của tôi.
Với tư cách là cha của hai đứa trẻ tật nguyền, tôi từng được mời tham gia đối chứng trên một chương trình truyền hình.
Tôi nói về các con tôi, tôi nhấn mạnh việc chúng thường xuyên khiến tôi bật cười vì những hành động ngu ngốc của chúng và tôi cũng nhấn mạnh rằng không nên tước bỏ thú vui gây cười xa xỉ của những đứa trẻ tật nguyền.
Khi mặt mũi một đưa trẻ nhoe nhoét kem sô cô la thì ai nấy đều bật cười; nhưng nếu đó là một đứa trẻ tật nguyền thì người ta lại không cười nữa. Đứa trẻ ấy, nó chẳng bao giờ khiến được ai cười, chẳng bao giờ được thấy những khuôn mặt vừa tươi cười vừa ngắm nhìn nó, giả thử nếu có thì cũng là nụ cười của những kẻ ngu ngốc nhạo báng nó mà thôi.
Tôi đã xem chương trình đươc phát sóng lại này.
Người ta đã cắt toàn bộ những gì liên quan đến chuyện cười.
Ban giám đốc cho rằng cần phải nghĩ đến các bậc phụ huynh. Chi tiết đó có thể khiến họ bị sốc.
Thomas thử tự mình mặc đồ. Thằng bé đã xỏ được áo sơ mi lên người, nhưng không biết cài cúc. Lúc này nó đang mặc áo len chui đầu. Có một lỗ thủng trên chiếc áo len chui đầu. Nó chọn giải pháp khó khăn, nó nảy ra ý tưởng không chui đầu vào cổ áo như một đứa trẻ bình thường hẳn sẽ làm, mà chui đầu qua cái lỗ thủng. Chẳng đơn giản chút nào, cái lỗ thủng chỉ rộng khoảng năm centimet. Mọi việc diễn ra khá lâu. Thằng bé thấy chúng tôi nhìn nó làm và thấy chúng tôi bắt đầu cười. Mỗi lần cố thử, nó lại làm cái lỗ toác thêm ra, nó không nản lòng, chúng tôi càng cười thì nó càng nới rộng cái lỗ. Sau hơn mười phút, nó cũng thành công. Khuôn mặt rạng rỡ của nó thò ra khỏi chiếc áo len, qua cái lỗ.
Vở kịch kết thúc. Chúng tôi những muốn vỗ tay.
Sắp tới Noël, tôi đến cửa hàng đồ chơi. Một người bán hàng khăng khăng đòi chăm sóc tôi trong khi tôi chẳng yêu cầu anh ta gì cả.
"Ông mua đồ chơi cho các cháu mấy tuổi?"
Tôi khinh suất trả lời. Mathieu mười một còn Thomas chín.
Cho Mathieu, người bán hàng khuyên tôi nên mua những đồ chơi mang tính khoa học. Tôi nhớ cái bộ đồ chơi tự lắp ráp đài truyền thanh, bên trong có một que hàn và vô số dây điện. Còn cho Thomas, là bộ ghép hình bản đồ nước Pháp, với các tỉnh lỵ cùng tên các thành phố bị cắt rời, cần phải sắp xếp lại. Đã có lúc, tôi tưởng tượng ra chiếc đài phát thanh Mathieu lắp ráp và tâm bàn đồ nước Pháp Thomas ghép hình, với Strasbourg nằm ven bờ Địa Trung Hải, Brest thuộc vùng Auvergne và Marseille thuộc tỉnh Ardennes(1).
Anh ta còn giới thiệu với tôi bộ trò chơi Nhà Hóa học Nhò tuổi, cho phép bọn trẻ tiến hành tại nhà các thí nghiệm tạo ánh sáng và gây nổ làm phát ra đủ mọi sắc màu. Tại sao lại không là bộ trò chơi Kẻ đánh bom liều chết Nhỏ tuổi với chiếc đai lưng buộc đầy thuốc nổ để giải quyết triệt để vấn đề nhỉ...
Tôi hết sức kiên nhẫn lắng nghe người bán hàng giải thích, tôi cám ơn anh ta, rồi tôi tự mình quyết định. Cũng như mọi năm, tôi mua cho Mathieu một hộp các hình lập phương và mua cho Thomas những chiếc ô tô nhỏ. Người bán hàng không hiểu, anh ta lẳng lặng gói quà thành hai gói. Lúc bước khỏi cửa hàng, tôi thấy anh ta ra hiệu cho anh bạn đồng nghiệp, anh ta chỉ ngón tay lên trán, vẻ muốn nói: "Gã này bị thần kinh..."
Thomas và Mathieu chẳng bao giờ tin vào Ông già Noël hay Đức Chúa hài đồng. Chúng chưa từng viết thư cho Ông già Noël hỏi xin ông mọt thứ gì đó. Chúng ở vào vị trí thích hợp để biết Đức Chúa hài đồng không tặng quà bao giờ. Hoặc nếu Ngài có tặng thì tốt hơn cả là nên đề phòng.
Chúng tôi không phải nói dối chúng. Chúng tôi không phải lén lút đi mua mấy hình lập phương hay ô tô cho chúng, chúng tôi không phải giả vờ.
Chúng tôi chẳng bao giờ làm máng cỏ hay trang trí cây thông.
Không có nến, vì sợ hoả hoạn.
Cũng không ánh mắt trẻ thơ đầy thán phục.
Noël, đó là một ngày như mọi ngày khác.
Đứa trẻ tuyệt trần, nó vẫn chưa chào đời.
Ngày nay, người ta nỗ lực rất nhiều để giúp người tật nguyền tham gia thị trường lao động. Các doanh nghiệp tuyển dụng những người này để được hưởng những ưu đãi thuế khoá và đươc miễn giảm đảm phụ. Sáng kiến hay ho làm sao. Tôi biết một nhà hàng ngoại tỉnh có tuyển những thanh niên thiểu năng nhẹ làm nhân viên phục vụ, họ khiến ta cảm động, luôn phục vụ khách với sự tận tâm vô hạn, nhưng hãy chú ý tránh xa các món có nước xốt, hoặc nên mặc một chiếc áo vải dầu.
Tôi không thể ngăn mình mường tượng ra cành Mathieu và Thomas bước vào thị trường lao động.
_________________________________________________________________________________________
(1) Strasbourg nằm ở phía Đông Bắc nước Pháp trong khi Địa Trung Hải ở phía Nam, Brét ở phía Tây Bắc trong khi Auvergne ở miền Trung còn Marseille ở phía Nam trong tình Ardennes ở phía Tây Bắc.
Nó đã chào đời thật thành công, như một thứ tạo vật quý giá và mong manh. Mái tóc vàng khiến nó nom như một thiên thần bé nhỏ trong tranh của Botticelli. Tôi bế nó trên tay, vuốt ve nó, làm nó bật cười mãi mà không thấy chán.
Tôi nhớ mình từng tâm sự với bạn bè rằng lần này tôi đã hiểu có một đứa con bình thường là như thế nào.
Nhưng tôi lạc quan hơi vội vàng, Thomas rất yếu, thằng bé thường xuyên đau ốm, đã nhiều lần chúng tôi buộc phải đưa nó tới bệnh viện.
Rồi một ngày kia, bác sĩ điều trị dũng cảm cho chúng tôi hay sự thật. Thomas cũng vậy, cũng tật nguyền, như anh trai nó.
Thomas sinh ra sau Mathieu hai năm.
Mọi thứ lại trở về trật tự cũ. Thomas ngày càng giống Mathieu. Đó là ngày tận thế thứ hai của đời tôi.
Tạo hóa đã quá nặng tay với tôi.
Ngay cả kênh TF1, để làm nhân vật chính gây xúc động và khiến đông đảo khán giả nhỏ lệ, hẳn cũng sẽ không dám đưa một tình huống tương tự tình huống của tôi vào một bộ phim truyền hình, bởi e rằng làm nhu thế là quá đáng, là thiếu chân thực và rốt cuộc thế nào cũng bị chê cười.
Tạo hóa đã giao cho tôi vai diễn người cha khả kính.
Tôi có ngoại hình hợp với vai diễn này lắm sao?
Tôi có thành người khả kính được không?
Tôi sẽ khiến người ta nhỏ lệ hay khiến người ta chê cười?
"Ba ơi, mình đi đâu?
- Mình đi đến Lourdes"
Thomas bật cười, như thể nó hiểu.
Bà tôi, được một bà phước giúp đỡ, đã cố thuyết phục tôi đến Lourdes cùng hai đứa con trai. Bà hy vọng có được một điều kỳ diệu.
Đến Lourdes rất xa, phải mất mười hai tiếng chạy tàu cùng hai đứa trẻ khó lòng bảo ban.
Khi trở về, chúng sẽ khôn ngoan hơn, bà phước nói vậy. Bà không dám nói "sau điều kỳ diệu".
Dù sao cũng chẳng có điều kỳ diệu nào cả. Nếu những đứa trẻ tật nguyền như tôi từng nghe nói, là một hình phạt của Chúa trời, thì thật khó tưởng tượng nổi Đức Mẹ Đồng Trinh lại muốn can thiệp vào đó bằng cách tạo ra một điều kỳ diệu. Dĩ nhiên bà ta sẽ không muốn nhúng tay vào quyết định của đấng bề trên.
Và rồi ngoài kia, giữa đám đông, giữa những đoàn rước lễ, trong đêm tối, tôi có nguy cơ lạc mất bọn trẻ và không bao giờ gặp lại chúng nữa.
Có lẽ đó chính là điều kỳ diệu chăng?
Khi có con bị tật nguyền, người ta phải chịu đựng không ít những lời ngu ngốc.
Có người nghĩ rằng chúng tôi đáng bị như thế. Ai đó muốn điều tốt cho tôi đã kể tôi nghe câu chuyện về một anh chàng học viên dòng tu trẻ tuổi. Lúc sắp đươc phong giáo sĩ thì anh ta gặp một cô gái và đem lòng yêu cô ta say đắm. Anh ta bèn rời bỏ trường dòng rồi kết hôn với cô gái đó. Họ sinh được một đứa con, đứa bé bị tật nguyền. Thật đáng đời họ.
Có người nói rằng không phải ngẫu nhiên mà bạn lại sinh ra những đứa con tật nguyền. "Lỗi là do ba của anh..."
Đêm hôm ấy, trong giấc ngủ mơ màng, tôi gặp ba tôi trong một quán rượu.
Tôi giới thiệu các con tôi với ông, ông chưa tùng gặp chúng bao giờ, ông qua đời trước khi chúng được sinh ra.
"Ba ơi, nhìn này".
"Ai thế?"
"Các cháu của ba, ba thấy chúng thế nào?"
"Không đến nỗi xoàng lắm"
"Tại ba đấy"
"Con lảm nhảm gì vậy?"
"Tại Byrrh. Ba biết đấy, khi các bậc phụ huynh uống rượu"
Ông quay lưng lại với tôi và ông gọi một ly Byrrh khác.
Có người nói:"Nếu là tôi thì tôi sẽ bóp chết nó ngay lúc nó chào đời, như bóp chết một con mèo vậy". Họ chẳng có óc tưởng tượng tí gì cả. Ta có thể thấy họ chưa bao giờ bóp chết một con mèo.
Thoạt tiên, khi đứa trẻ chào đời, trừ phi nó dị dạng hình thể, người ta không biết chắc liệu nó có tật nguyền hay không. Các con tôi, lúc còn là những đứa trẻ sơ sinh, cũng c hẳng khác gì những đứa trẻ sơ sinh khác. Nghĩa là chúng không biết tự ăn, nghĩa là chúng không biết nói, nghĩa là chúng không biết đi, đôi khi chúng mỉm cười, đặc biệt là Thomas. Mathieu thì ít cười hơn......
Khi con mình bị tật nguyền, không phải lúc nào người ta cũng phát hiện ra ngay. Chuyện đó giống như một điều bất ngờ.
Cũng có người nói: "Con cái tật nguyền là một món quà của Chúa Trời." Và họ nói thế không phải để đùa cợt. Đó hiếm khi là những người có con cái tật nguyền.
Lúc nhận món quà đó, người ta muốn thốt lên với Chúa Trời: "Ôi! Không cần phải...."
Lúc chào đời, Thomas được nhận một món quà rất đẹp, một chiếc cốc, một cái đĩa và một cái thìa sâu lòng bằng bạc. Trên cán thìa và xung quanh đĩa có những họa tiết trang trí giống đường vân trên vỏ loại sò Saint - Jacques. Cha đỡ đầu của thằng bé đã tặng nó những món đồ này, anh ta là tổng giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị một ngân hàng, một trong số những người bạn thân thiết của gia đình tôi.
Khi Thomas lớn và nhanh chóng lộ ra mình bị thiểu năng, nó không bao giờ nhận được quà từ cha đỡ đầu của nó nữa.
Nếu nó phát triển bình thường, hẳn sau đó, nó sẽ được tặng một cây bút xinh xắn có ngòi bằng vằng, một cây vợt tenis, một chiếc máy ảnh...Nhưng vì nó bất thường, nên nó chẳng được quyền nhận thêm gì hết. Cũng không thể oán trách tra đỡ đầu của nó, đó là chuyện thường tình. Anh ta từng tự nhủ: "Tạo hóa đã chẳng quà cáp cho nó, vậy có lý nào tôi lại phải quà cáp cho nó." Vả chăng, có quà cáp thì thằng bé cũng không biết để làm gì.
Tôi vẫn giữ chiếc đĩa sâu lòng đó, tôi dùng nó làm gạt tàn. Thomas và Mathieu không hút thuốc, chúng sẽ không biết hút thuốc, mà chúng nghiện ngập.
Bởi mỗi ngày, chúng tôi phải cho chúng uống thuốc an thần để giữ chúng yên lặng.
Một người cha có con tật nguyền phải mang một khuôn mặt rầu rĩ. Anh ta phải chịu nỗi đau riêng với chiếc mặt nạ tang thương. Chẳng bao giờ có chuyện anh ta đeo cái mũi cà chua để chọc cười. Anh ta không có quyền cười nữa, bởi đó là sở thích xấu xa trọn vẹn nhất. Còn khi anh ta có tới hai đứa con tật nguyền, thì mọi thứ đều tăng gấp đôi, anh ta phải tỏ vẻ bất hạnh gấp hai lần.
Khi không gặp may mắn, người ta phải mang vẻ bề ngoài phù hợp với hoàn cảnh, phải ra vẻ bất hạnh, đây là vấn đề kỹ năng sống.
Tôi thường xuyên thiếu kỹ năng sống. Tôi nhớ, có một hôm, tôi yêu cầu được nói chuyện với vị bác sĩ viện trưởng viện chăm sóc sức khỏe và giáo dục đặc biệt nơi Mathieu và Thomas ở. Tôi tâm sự với ông những lo lắng của tôi: đôi khi tôi tự hỏi liệu Thomas và Mathieu có hoàn toàn bình thường không...
Ông bác sĩ không thấy chuyện đó đáng cười.
Ông ấy có lý, chuyện đó chẳng đang cười. Ông ấy không hiều rằng đây là cách duy nhất tôi tìm được để giữ cho mình khỏi suy sụp.
Giống như Cyrano de Bergerac chọn cách tự nhạo báng cái mũi của ông ta, tôi tự nhạo báng con cái của tôi. Đó là đặc quyền làm cha của tôi.
Với tư cách là cha của hai đứa trẻ tật nguyền, tôi từng được mời tham gia đối chứng trên một chương trình truyền hình.
Tôi nói về các con tôi, tôi nhấn mạnh việc chúng thường xuyên khiến tôi bật cười vì những hành động ngu ngốc của chúng và tôi cũng nhấn mạnh rằng không nên tước bỏ thú vui gây cười xa xỉ của những đứa trẻ tật nguyền.
Khi mặt mũi một đưa trẻ nhoe nhoét kem sô cô la thì ai nấy đều bật cười; nhưng nếu đó là một đứa trẻ tật nguyền thì người ta lại không cười nữa. Đứa trẻ ấy, nó chẳng bao giờ khiến được ai cười, chẳng bao giờ được thấy những khuôn mặt vừa tươi cười vừa ngắm nhìn nó, giả thử nếu có thì cũng là nụ cười của những kẻ ngu ngốc nhạo báng nó mà thôi.
Tôi đã xem chương trình đươc phát sóng lại này.
Người ta đã cắt toàn bộ những gì liên quan đến chuyện cười.
Ban giám đốc cho rằng cần phải nghĩ đến các bậc phụ huynh. Chi tiết đó có thể khiến họ bị sốc.
Thomas thử tự mình mặc đồ. Thằng bé đã xỏ được áo sơ mi lên người, nhưng không biết cài cúc. Lúc này nó đang mặc áo len chui đầu. Có một lỗ thủng trên chiếc áo len chui đầu. Nó chọn giải pháp khó khăn, nó nảy ra ý tưởng không chui đầu vào cổ áo như một đứa trẻ bình thường hẳn sẽ làm, mà chui đầu qua cái lỗ thủng. Chẳng đơn giản chút nào, cái lỗ thủng chỉ rộng khoảng năm centimet. Mọi việc diễn ra khá lâu. Thằng bé thấy chúng tôi nhìn nó làm và thấy chúng tôi bắt đầu cười. Mỗi lần cố thử, nó lại làm cái lỗ toác thêm ra, nó không nản lòng, chúng tôi càng cười thì nó càng nới rộng cái lỗ. Sau hơn mười phút, nó cũng thành công. Khuôn mặt rạng rỡ của nó thò ra khỏi chiếc áo len, qua cái lỗ.
Vở kịch kết thúc. Chúng tôi những muốn vỗ tay.
Sắp tới Noël, tôi đến cửa hàng đồ chơi. Một người bán hàng khăng khăng đòi chăm sóc tôi trong khi tôi chẳng yêu cầu anh ta gì cả.
"Ông mua đồ chơi cho các cháu mấy tuổi?"
Tôi khinh suất trả lời. Mathieu mười một còn Thomas chín.
Cho Mathieu, người bán hàng khuyên tôi nên mua những đồ chơi mang tính khoa học. Tôi nhớ cái bộ đồ chơi tự lắp ráp đài truyền thanh, bên trong có một que hàn và vô số dây điện. Còn cho Thomas, là bộ ghép hình bản đồ nước Pháp, với các tỉnh lỵ cùng tên các thành phố bị cắt rời, cần phải sắp xếp lại. Đã có lúc, tôi tưởng tượng ra chiếc đài phát thanh Mathieu lắp ráp và tâm bàn đồ nước Pháp Thomas ghép hình, với Strasbourg nằm ven bờ Địa Trung Hải, Brest thuộc vùng Auvergne và Marseille thuộc tỉnh Ardennes(1).
Anh ta còn giới thiệu với tôi bộ trò chơi Nhà Hóa học Nhò tuổi, cho phép bọn trẻ tiến hành tại nhà các thí nghiệm tạo ánh sáng và gây nổ làm phát ra đủ mọi sắc màu. Tại sao lại không là bộ trò chơi Kẻ đánh bom liều chết Nhỏ tuổi với chiếc đai lưng buộc đầy thuốc nổ để giải quyết triệt để vấn đề nhỉ...
Tôi hết sức kiên nhẫn lắng nghe người bán hàng giải thích, tôi cám ơn anh ta, rồi tôi tự mình quyết định. Cũng như mọi năm, tôi mua cho Mathieu một hộp các hình lập phương và mua cho Thomas những chiếc ô tô nhỏ. Người bán hàng không hiểu, anh ta lẳng lặng gói quà thành hai gói. Lúc bước khỏi cửa hàng, tôi thấy anh ta ra hiệu cho anh bạn đồng nghiệp, anh ta chỉ ngón tay lên trán, vẻ muốn nói: "Gã này bị thần kinh..."
Thomas và Mathieu chẳng bao giờ tin vào Ông già Noël hay Đức Chúa hài đồng. Chúng chưa từng viết thư cho Ông già Noël hỏi xin ông mọt thứ gì đó. Chúng ở vào vị trí thích hợp để biết Đức Chúa hài đồng không tặng quà bao giờ. Hoặc nếu Ngài có tặng thì tốt hơn cả là nên đề phòng.
Chúng tôi không phải nói dối chúng. Chúng tôi không phải lén lút đi mua mấy hình lập phương hay ô tô cho chúng, chúng tôi không phải giả vờ.
Chúng tôi chẳng bao giờ làm máng cỏ hay trang trí cây thông.
Không có nến, vì sợ hoả hoạn.
Cũng không ánh mắt trẻ thơ đầy thán phục.
Noël, đó là một ngày như mọi ngày khác.
Đứa trẻ tuyệt trần, nó vẫn chưa chào đời.
Ngày nay, người ta nỗ lực rất nhiều để giúp người tật nguyền tham gia thị trường lao động. Các doanh nghiệp tuyển dụng những người này để được hưởng những ưu đãi thuế khoá và đươc miễn giảm đảm phụ. Sáng kiến hay ho làm sao. Tôi biết một nhà hàng ngoại tỉnh có tuyển những thanh niên thiểu năng nhẹ làm nhân viên phục vụ, họ khiến ta cảm động, luôn phục vụ khách với sự tận tâm vô hạn, nhưng hãy chú ý tránh xa các món có nước xốt, hoặc nên mặc một chiếc áo vải dầu.
Tôi không thể ngăn mình mường tượng ra cành Mathieu và Thomas bước vào thị trường lao động.
_________________________________________________________________________________________
(1) Strasbourg nằm ở phía Đông Bắc nước Pháp trong khi Địa Trung Hải ở phía Nam, Brét ở phía Tây Bắc trong khi Auvergne ở miền Trung còn Marseille ở phía Nam trong tình Ardennes ở phía Tây Bắc.