Chương : 3
Con yêu, bố đây. Tối nay bố rảnh, con muốn bố con ta ăn tối với nhau không? Bố có vài điều muốn hỏi con... Gọi lại cho bố nhé.
Bố tôi không tài nào yên tâm được khi nghĩ rằng cứ nửa tuần nào tôi cũng chỉ có một mình. Tôi chỉ uổng công khi nhắc đi nhắc lại với ông rằng tôi thấy thế rất thoải mái, ông luôn luôn lo lắng. Tôi không dám hình dung ra chuyện sẽ hay ho ra sao nếu tôi độc thân. Không phải lúc nào ông cũng thế, trước đây ông bày tỏ tình cảm rất kín đáo. Nhưng từ ngày bố mẹ tôi chia tay, ông luôn gắng thay thế vị trí của bà trên càng nhiều mặt trận càng tốt và tìm cách trở thành bà mẹ gà mà mẹ tôi chưa bao giờ làm được.
Tối hôm sau, bố con tôi gặp nhau ở nhà bà nội tôi để ngồi chơi với bà một lúc trước khi đi chơi.
Lúc đầu, hai bố con định bảo bà chuẩn bị bữa tối ngon ngon để cả nhà cùng ăn, nhưng vì bà nội yêu quý của tôi đã già rồi nên hai bố con không muốn khiến bà bị mệt. Bà mắc bệnh alzheimer và mỗi tháng bà lại thay đổi thấy rõ. Giờ có một cô gái trẻ chăm sóc bà, đây là điều bà rất ghét, dĩ nhiên rồi, và trong chừng mực có thể, bà cố gắng không yêu cầu cô ta làm gì, thậm chí là cố gắng lờ cô ta đi.
Lúc tới nhà bà, tôi thấy bà đang đan, như mọi khi. Đó là hoạt động máy móc duy nhất mà bà còn có thể tiếp tục làm. Bà đan chăn, rất độc đáo vì giờ thì bà toàn quên chiết góc. Nên chăn của bà có hình tròn.
Chăn tròn thì không được tiện dụng cho lắm, nên phải ngồi bất động hoàn toàn để phủ được nó lên hai bàn chân, điều dĩ nhiên chẳng bao giờ xảy ra cả. Đêm nào tôi cũng bị tỉnh giấc, không chỉ vì lạnh chân mà còn lạnh gần như khắp người vì chẳng hiểu do nguyên nhân vô hình nào đấy mà cái chăn cứ trượt đi rồi rơi xuống. Tôi nhặt nó lên và thầm hứa sẽ đổi cái chăn khác, nhưng lẽ dĩ nhiên, tôi không thể quyết định dứt khoát được.
Dù sao thì đó cũng là ba ngày đầu tiên trong tuần. Từ thứ Năm trở đi, tôi xếp cái mà Vincent gọi là “chiếc bánh kẹp bằng len khổng lồ” của tôi vào một ngăn tủ và trải giường của chúng tôi bằng một tấm chăn tuyệt đẹp.
- Đã lâu rồi cháu chẳng giới thiệu với bà vị hôn phu của cháu...
- Không phải thế đâu bà ơi, đó là do cháu đã lấy chồng rồi.
- Cháu đừng chờ đợi lâu quá, bà không muốn nom mình quá già nua đâu vì bà còn phải khiêu vũ nữa! Và nhớ mua cho bà một cái váy màu vàng. Ngày cưới cháu, bà sẽ mặc một cái váy màu vàng.
Vẻ bề ngoài, bà cháu tôi hoàn toàn khác nhau. Bà là một phụ nữ nông dân Nga thực thụ: nhỏ nhắn, tráng kiện, tóc vàng, đôi mắt xanh lơ dường như đang phai màu vì ngày càng trở nên nhợt nhạt.
Nhưng từ hồi tôi còn là đứa trẻ, ai cũng bỏ qua cho tôi lỗi hỗn xược xấc láo vì mỗi lần tôi bị phạt bà lại nói: “Bỏ qua đi! Nó giống tôi đấy mà.” Và cái giọng Slave của bà nữa chứ, tôi yêu cái giọng ấy biết bao. Khi bà gặp Vincent, một anh chàng Paris từ đầu tới chân, bà đã thốt lên chân thành nhất trần đời: “Bà ngưỡng mộ giọng cháu.” Và bà cho anh ấy xem toàn bộ album ảnh gia đình. Anh ấy tỏ ra lịch sự và rất kiên nhẫn, nhưng hồi đó chúng tôi mới quen biết nhau nên tôi xấu hổ muốn chết. Tôi tự nhủ sẽ không để chuyện này lặp lại.
Điều rõ ràng là chẳng cần thiết vì cuối cùng tôi đã kết hôn với anh.
Bố tới, ông ôm hôn bà nội, lo lắng khi thấy bà ho, kiểm tra xem tủ lạnh có đầy không và bữa tối sẵn sàng chưa, mở hộp thư nhà bà nội, chạm đến mọi thứ...
- Mẹ uống thuốc chưa?
- Dù mẹ có quên thì Martha cũng sẽ nhắc mẹ, đúng không nào? Con bé tội nghiệp có mặt ở đó để chăm sóc mẹ mà, cứ như là mẹ bị ốm ấy.
- Cô ấy ở đó là để giúp mẹ, có thế thôi.
- Mẹ không cần ai giúp hết. Nhìn con kìa, trông sắc mặt con thật xấu.
- Con rất khỏe mà! Mẹ nhìn này, con mang bánh ga tô pho mát cho mẹ...
Thật cảm động lạ lùng, cái cách mà bố tôi chăm sóc mẹ ông.
Tôi để mặc hai người lời qua tiếng lại, tôi quan sát họ và tự nhủ rằng một ngày nào đó sẽ tới lượt tôi chăm sóc ông.
Bố tôi không tài nào yên tâm được khi nghĩ rằng cứ nửa tuần nào tôi cũng chỉ có một mình. Tôi chỉ uổng công khi nhắc đi nhắc lại với ông rằng tôi thấy thế rất thoải mái, ông luôn luôn lo lắng. Tôi không dám hình dung ra chuyện sẽ hay ho ra sao nếu tôi độc thân. Không phải lúc nào ông cũng thế, trước đây ông bày tỏ tình cảm rất kín đáo. Nhưng từ ngày bố mẹ tôi chia tay, ông luôn gắng thay thế vị trí của bà trên càng nhiều mặt trận càng tốt và tìm cách trở thành bà mẹ gà mà mẹ tôi chưa bao giờ làm được.
Tối hôm sau, bố con tôi gặp nhau ở nhà bà nội tôi để ngồi chơi với bà một lúc trước khi đi chơi.
Lúc đầu, hai bố con định bảo bà chuẩn bị bữa tối ngon ngon để cả nhà cùng ăn, nhưng vì bà nội yêu quý của tôi đã già rồi nên hai bố con không muốn khiến bà bị mệt. Bà mắc bệnh alzheimer và mỗi tháng bà lại thay đổi thấy rõ. Giờ có một cô gái trẻ chăm sóc bà, đây là điều bà rất ghét, dĩ nhiên rồi, và trong chừng mực có thể, bà cố gắng không yêu cầu cô ta làm gì, thậm chí là cố gắng lờ cô ta đi.
Lúc tới nhà bà, tôi thấy bà đang đan, như mọi khi. Đó là hoạt động máy móc duy nhất mà bà còn có thể tiếp tục làm. Bà đan chăn, rất độc đáo vì giờ thì bà toàn quên chiết góc. Nên chăn của bà có hình tròn.
Chăn tròn thì không được tiện dụng cho lắm, nên phải ngồi bất động hoàn toàn để phủ được nó lên hai bàn chân, điều dĩ nhiên chẳng bao giờ xảy ra cả. Đêm nào tôi cũng bị tỉnh giấc, không chỉ vì lạnh chân mà còn lạnh gần như khắp người vì chẳng hiểu do nguyên nhân vô hình nào đấy mà cái chăn cứ trượt đi rồi rơi xuống. Tôi nhặt nó lên và thầm hứa sẽ đổi cái chăn khác, nhưng lẽ dĩ nhiên, tôi không thể quyết định dứt khoát được.
Dù sao thì đó cũng là ba ngày đầu tiên trong tuần. Từ thứ Năm trở đi, tôi xếp cái mà Vincent gọi là “chiếc bánh kẹp bằng len khổng lồ” của tôi vào một ngăn tủ và trải giường của chúng tôi bằng một tấm chăn tuyệt đẹp.
- Đã lâu rồi cháu chẳng giới thiệu với bà vị hôn phu của cháu...
- Không phải thế đâu bà ơi, đó là do cháu đã lấy chồng rồi.
- Cháu đừng chờ đợi lâu quá, bà không muốn nom mình quá già nua đâu vì bà còn phải khiêu vũ nữa! Và nhớ mua cho bà một cái váy màu vàng. Ngày cưới cháu, bà sẽ mặc một cái váy màu vàng.
Vẻ bề ngoài, bà cháu tôi hoàn toàn khác nhau. Bà là một phụ nữ nông dân Nga thực thụ: nhỏ nhắn, tráng kiện, tóc vàng, đôi mắt xanh lơ dường như đang phai màu vì ngày càng trở nên nhợt nhạt.
Nhưng từ hồi tôi còn là đứa trẻ, ai cũng bỏ qua cho tôi lỗi hỗn xược xấc láo vì mỗi lần tôi bị phạt bà lại nói: “Bỏ qua đi! Nó giống tôi đấy mà.” Và cái giọng Slave của bà nữa chứ, tôi yêu cái giọng ấy biết bao. Khi bà gặp Vincent, một anh chàng Paris từ đầu tới chân, bà đã thốt lên chân thành nhất trần đời: “Bà ngưỡng mộ giọng cháu.” Và bà cho anh ấy xem toàn bộ album ảnh gia đình. Anh ấy tỏ ra lịch sự và rất kiên nhẫn, nhưng hồi đó chúng tôi mới quen biết nhau nên tôi xấu hổ muốn chết. Tôi tự nhủ sẽ không để chuyện này lặp lại.
Điều rõ ràng là chẳng cần thiết vì cuối cùng tôi đã kết hôn với anh.
Bố tới, ông ôm hôn bà nội, lo lắng khi thấy bà ho, kiểm tra xem tủ lạnh có đầy không và bữa tối sẵn sàng chưa, mở hộp thư nhà bà nội, chạm đến mọi thứ...
- Mẹ uống thuốc chưa?
- Dù mẹ có quên thì Martha cũng sẽ nhắc mẹ, đúng không nào? Con bé tội nghiệp có mặt ở đó để chăm sóc mẹ mà, cứ như là mẹ bị ốm ấy.
- Cô ấy ở đó là để giúp mẹ, có thế thôi.
- Mẹ không cần ai giúp hết. Nhìn con kìa, trông sắc mặt con thật xấu.
- Con rất khỏe mà! Mẹ nhìn này, con mang bánh ga tô pho mát cho mẹ...
Thật cảm động lạ lùng, cái cách mà bố tôi chăm sóc mẹ ông.
Tôi để mặc hai người lời qua tiếng lại, tôi quan sát họ và tự nhủ rằng một ngày nào đó sẽ tới lượt tôi chăm sóc ông.