Chương : 26
"Chúng mày không ấm đầu đấy chớ? Ông ấy tốt bụng không muốn làm tụi mày sợ đó thôi. Nếu tụi tao chỉ là những bệnh nhân bình thường thì ông ấy chẳng tiếc gì mà không nói thật; nhưng tụi tao không chỉ điên mà tất cả từng đứa một đều thẳng từ trại tâm thần tội phạm ra và đang đi đến San Quentin để được cho vào một chỗ an toàn hơn. Chú mày nhìn thấy thằng nhỏ có tàn hương kia chứ? Trông như người mẫu trên bìa tờ Thư tín chiều thứ Bảy đúng không, nhưng nó là một tay ném dao phát rồ đã giết ba người rồi đấy. Còn cái thằng ngồi cạnh được gọi là Toán Trưởng Tâm Thần đấy nó điên cuồng như lợn lòi ấy và gã to lớn kia là người da đỏ đấy. Bằng cán cuốc, hắn đã đập chết một lúc sáu người da trắng vì đã tính gian khi mua lông thú của mình. Đứng dậy cho chúng nhìn coi, Thủ lĩnh."
Harding chọc ngón tay vào sườn tôi và tôi đứng lên. Tên bán xăng che tay ngang trán, nhìn tôi không nói một lời.
"Một toán nguy hiểm, khỏi bàn cãi," McMurphy nói. "Nhưng đây là một chuyến đi hợp pháp, có tổ chức và có kế hoạch vạch sẵn, do chính phủ phê chuẩn, và theo quy định tụi tao được giá như nhân viên FBI vậy; chú mày hiểu không?"
Tên bán xăng lại nhìn McMurphy, còn hắn thì nhét hai ngón tay cái vào túi quần, ngửa người trên hai gót chân nhìn trả lại qua cái sẹo trên mũi. Tên bán xăng quay đầu xem bạn mình còn đứng ở bên cạnh thùng vỏ chai không rồi nhếch mép cười với McMurphy.
"Ông anh nói họ nguy hiểm? Vậy là chúng tôi nên sắp hàng mà răm rắp làm theo lời ông anh, ông anh muốn vậy phải không? Thế còn ông anh, ông Tóc đỏ, thử nói xem ông làm sao mà phải vào đó? Kẻ ám sát tổng thống hử?"
"Anh bạn, điều đó còn phải đợi chứng minh. Qua đã bị đổ thừa một chuyện vớ vẩn. Đấm chết một tên trên võ đài, hiểu không? Và cứ thế qua quen tay."
"Thì ra ông anh là kẻ giết người đeo găng mà báo chỉ vẫn đưa đó hả?"
"Chẳng nhẽ ta nói vậy? Không, ta không quen đeo những cái gối mềm kiểu các chú. Những việc ta làm cũng không được truyền đi trên tivi từ Cow Palace. Không, ta chỉ quen đấm ở sân sau."
Tên bán xăng bắt chước McMurphy cũng đút hai ngón tay cái vào túi quần. "Ông anh quen bốc phét ở sân sau thì có, hiểu không."
"Chẳng nhẽ qua nói bốc phét không phải là một trong những tài nghệ của qua? Nhưng chú mày xem đây." Hắn dần dần đưa tay, chậm chạp quay lúc thì lòng bàn tay, lúc thì mu bàn tay sát tới mặt tên bán xăng. "Chú mày thấy thằng cướp khốn khổ nào bị thương tích đến thế này chỉ vì bốc phét chưa? Nhìn kỹ đi, chủ em!"
McMurphy giữ tay trước mặt tên bán xăng rất lâu, chờ đợi. Tên kia nhìn tay McMurphy, nhìn tôi rồi lại nhìn tay McMurphy. Thấy hắn rốt cuộc không còn gì để nói, McMurphy bỏ hắn đi lại chỗ đứa bạn của hắn đang tựa người vào chiếc tủ lạnh đựng nước ga. Bằng hai ngón tay, McMurphy rút tờ mười đô la mà gã bác sĩ dúi cho hắn và đi về phía của hàng thực phẩm bên cạnh.
"Tui bay cứ tính tiền xăng rồi gửi biên lai tới bệnh viện." Hắn quay đầu qua vai, hét to. "Còn với số tiền này tao sẽ mua chút gì tươi mát cho mọi người. Xem như thay vào cái cần gạt nước và tám mươi tám phần trăm bộ lọc dầu."
Khi hắn quay lại thì cả bọn đã hăng máu như gà chọi, đang hét vang, ra lệnh cho hai gã tiếp xăng kiểm tra áp suất ở bánh dự phòng và lau cửa kính và cạo hộ cứt chim ở nắp xe đi, cứ như chúng tôi là ông chủ ở đây. Gã to lớn không làm vừa lòng Billy Bibbit khi lau kính chắn gió và lập tức bị triệu tới.
"Mày còn chưa lau ch... chô... chỗ này, nơi... ru....tuồi đập vào đấy."
"Đây không phải là ruồi," tên kia cau có trả lời, cợ cọ móng tay trên kính. "Đó là chim."
Martini từ xe bên hét lên rằng đó không thể là chim được. "Nếu là chim thì phải có lông vũ và xương chứ?"
Một người đi xe đạp dừng lại và hỏi sao tất cả đêu mặc đồ xanh - một câu lạc bộ hay sao? Lập tức Harding ngó đầu ra.
"Không, anh bạn. Chúng tớ là những kẻ điên đang điều trị trong bệnh viện, những cái sọ dừa sứt mẻ của nhân loại. Anh bạn có muốn tớ giải nghĩa một vế́t mực Rorschach cho không? Không? Đang vội hả? Ôi, thế là đi mất, tiế́c quá." Hắn quay lại McMurphy. "Chưa bao giờ tao nghĩ bệnh tâm thần mang lại cho con người một sức mạnh nào đó, một sức mạnh thực sự! Nghĩ mà xem, chẳng phải con người càng điên thì càng mạnh mẽ? Hitler chẳng hạn. Còn vẻ đẹp thì làm chúng ta mất trí. Đáng để suy ngẫm đấy chứ."
Billy mở một hộp bia cho cô gái, và xúc động vì nụ cười tươi tắn và lời nói "Cám ơn Billy!" của cô, hắn mở bia lần lượt khao cả hội.
Còn hai gã bồ câu kia thì đang lồng lộn, đi đi lại lại trên hè phố, tay chắp sau lưng.
Tôi ngồi trong xe, cảm thấy trong người khỏe mạnh và sảng khoái; tu từng ngụm nhỏ, tôi nghe thấy cả tiếng bia chảy róc rách trong ruột. Từ lâu tôi đã quên mất rằng trên thế giới vẫn còn tồn tại những âm thanh êm tai và những vị ngọt dịu dàng như vậy. Tôi lại tu một ngụm lớn và nhìn quanh - liệu còn quên điều gì sau hai mươi năm?
"Ôi giời!" McMurphy nói, đẩy cô gái ra khỏi tay lái và ép sát cô vào vào Billy. "Xem Thủ lĩnh cao lớn của chúng ta đang dùng nước lửa kìa!" Và hắn rồ máy lao theo dòng ô tô hối hả trên đường, khiến gã bác sĩ cũng rít lên và phóng theo.
McMurphy đã cho chúng tôi thấy có thể đạt được những gì, với chỉ một chút dũng cảm và một chút bốc đồng. Va tôi nghĩ đã dạy chúng tôi cả làm thế nào để có được nó. Suốt dọc đường đến bờ biển, chúng tôi giả vờ tỏ ra dũng cảm và rất vui vẻ. Khi xe dừng lại trước cột đèn hiệu và mọi người bắt đầu nhìn chúng tôi và những bộ đồ xanh thì chúng tôi cũng hành động y hệt hắn: ngồi ngay ngắn, hiên ngang, nghiêm nghị với nụ cười rộng mở, chúng tôi nhìn thẳng vào mắt họ, làm cho động cơ trên ô tô của họ tắt ngấm đi và mặt kính ô tô sáng lòe lên trong nắng, tới khi đèn xanh đã bật mà họ vẫn không sao nổ máy được, Cứ đứng nguyên trong trạng thái hoang mang cực độ với một bầy khỉ nhăn nhở ngay bên cạnh và chẳng có ai xung quanh mà kêu cứu.
Và cứ thế McMurphy cầm đầu mười hai đứa phóng xe về phía đại dương.
Có lẽ hơn tất cả chúng tôi, McMurphy hiểu sự bốc đồng của chúng tôi là giả tạo, bởi đến tận giờ hắn vẫn chưa gây cười nổi cho một ai. Có thể hắn chưa hiểu tại sao chúng tôi không muốn cười nhưng đã ý thức được rằng người ta chưa phải là chúa tể thực sự chừng nào chưa thể nhìn mọi việc dưới cái mặt hài hước của nó. Hơn nữa, hắn lúc nào cũng cố gắng chỉ ra cái mặt hài hước ấy đến mức khiến tôi nghi ngờ: liệu hắn có nhìn thấy cái mặt kia không? Liệu hắn có nhận ra cái gì đã thiêu rụi tiếng cười ngay từ trong dạ chúng tôi không? Có thể những đứa còn lại cũng không nhận ra nổi điều đó, mà chỉ cảm thấy được áp lực của các tia, các tần số khác nhau đập vào mình từ các phía, uốn cong và xô đẩy họ lúc vào chỗ này lúc tới chỗ kia, cảm thấy Liên hợp đang tác động lên mình - nhưng tôi thì tôi nhận ra.
Cũng như người ta chỉ có thể nhận ra sự thay đổi trong mỗi con người sau một thời gian dài xa cách, trong khi những người gặp họ ngày lại ngày không hề để ý, bởi nó diễn ra rất từ từ. Trên toàn vùng ven biển, tôi nhận ra những dấu hiệu của sự đổi thay mà bàn tay Liên hợp đã tạo nên trong thời gian tôi vắng mặt, chẳng hạn: một chuyến tàu dừng lại trên sân ga rặn ra một đám đàn ông mặc những bộ quần áo và đội những chiếc mũ đóng dấu y hệt nhau, nom đều đặn như một lứa tằm, những sinh vật nửa sống nửa chết ì ầm ùa ra từ toa cuối, rồi động cơ điện lại rú lên và con tàu tiếp tục lao sâu vào những vùng đất hoang dại, đổ tiếp ở đâu đó một lứa sâu bọ nữa của mình.
Hay ví dụ năm nghìn ngôi nhà giống hệt nhau do máy móc đập khuôn rồi rải ra trên những quả đồi ở ngoại ô thành phố, chở thẳng từ nhà máy đến, còn mới tinh và móc vào nhau như một chuỗi xúc xích, một tấm biển thông báo ghi: TỔ ẨM MIỀN TÂY - NHŨNG NGƯỜI CÓ THÂM NIÊN KHÔNG PHẢI NỘP TIỀN ĐỢT ĐẦU, Còn phía dưới các ngôi nhà, sau hàng rào lưới mắt cáo là sân vận động và một tấm bảng khác: "THÁNH LUKE – TRƯỜNG HỌC DÀNH CHO NAM SINH", ở đấy có năm nghìn trẻ em mặc quần nhung xanh, áo sơ mi trắng, áo len xanh đang chơi rồng rắn trên một mảnh đất rải sỏi. Một đoàn trẻ em chạy quanh co, ngoằn ngoèo như con rắn, và mỗi lần quất đuôi lại bắn ra một cậu học sinh bé đứng cuối hàng, khiến cậu lăn lông lốc vào hàng rào như một búi cỏ lăn. Lần nào cũng vậy và cũng chỉ là cậu bé ấy văng ra.
Đó là năm nghìn chú bé sống trong năm nghìn ngôi nhà mà chủ nhân là những người đàn ông đã ùa ra khỏi tàu trên sân ga. Các ngôi nhà giống hệt nhau làm cho các chú bé luôn bị nhầm lẫn khi trở về với ngôi nhà và với gia đình của mình. Chẳng ai nhận ra điều gì. Ăn tối xong, các cậu lặn ra ngủ. Chỉ mỗi cậu bé cuối hàng là lúc nào cũng bị người ta nhận ra. Vì luôn bị sây sát mặt mày, trầy đa tróc vẩy nên người ta nhận ra chủ dễ như nhận ra một người lạ. Chú cũng không biết cách thoải mái và cười đùa như những đứa khác. Thật khó mà cười lên khi áp lực của bức xạ từ mỗi một cỗ xe mới trên phố, từ mỗi một ngôi nhà mới trên đường đi cứ đè nặng lên người.
"Chúng ta thậm chí có thể gây sức ép lên cả quốc hội." Harding nói. "Chúng ta sẽ thành lập một tổ chức. Hiệp hội những người tâm thần toàn quốc. Bầu những nhóm vận động. Treo những biển quảng cáo lớn trên đường, vẽ một gã thần kinh nói năng lảm nhảm đứng cầm máy phá tường với dòng chữ xanh đỏ to tướng: HÃY THUÊ NHỮNG NGƯỜI ĐIÊN. Tương lai chúng ta thật xán lạn, thưa các ngài."
Chúng tôi đi qua cầu trên sông Siuslaw. Trong không trung lơ lửng những đám bụi nước, đến nỗi thè lưỡi ra tôi đã có thể cẩm nhận được vị của biển trước khi nhìn thấy nó. Tất cả đều biết biển không còn xa nữa nên ngồi lặng im cho đến tận bến tàu.
Ông thuyền trưởng, người sẽ đưa chúng tôi ra khơi có cái đầu hói, xám như kim loại gỉ, nhô lên trên chiếc áo len cổ lọ màu đen trông giống tháp hỏa lực trên tàu ngầm; đầu điểu xì gà đã tắt trên miệng lướt một vòng qua chúng tôi. Đứng cạnh McMurphy trên cầu tàu bằng gỗ, ông vừa nói vừa nhìn ra biển. Phía sau ông, trên những bậc lên xuống có sáu, bẩy người mặc quần áo bạt đang ngồi trên ghế dài đặt trước cửa hiệu bán mồi câu. Thuyền trường nói to, nửa với những kẻ vô công rồi nghề và nửa với McMurphy, giọng nói bọc thép bắn ra đâu đó ở khoảng giữa.
"Tôi không cần biết. Tôi đã báo trước cho anh trong thư rồi. Nếu không có giấy tờ miễn trách cho tôi do cơ quan có thẩm quyền cấp thì tôi không thể ra biển được." Cái tháp hỏa lực quay quay trên cổ áo len, chĩa điếu xì gà vào chúng tôi. "Nhìn đấy. Cái đám này đi ra biển lại chẳng lao đầu qua thành tàu như chuột. Họ hàng các anh sẽ đưa tôi ra tòa, lột đến tận xương tủy ấy chứ. Tôi chẳng làm cái trò mạo hiểm đó đâu."
McMurphy giải thích rằng một cô gái khác ở Portland đáng lý ra phải làm các thủ tục đó. Một tên trong đám vô công rồi nghề tựa người vào của hiệu hét lớn: "Cô gái khác nào? Thế cô tóc vàng không trị được tất cả hay sao?" McMurphy không thèm để ý, tiếp tục tranh cãi với ông thuyền trưởng, nhưng có thể thấy cô gái bất bình đến mức nào. Bọn vô công rồi nghề đang chằm chằm nhìn cô và chụm đầu lại thầm thì với nhau. Cả đội thấy cảnh đó, kể cả gã bác sĩ, ai cũng xấu hổ vì mình không làm gì cả. Chúng tôi không còn là một lũ thích gây sự như ở trạm tiếp xăng.
Khi McMurphy hiểu rằng không thể thuyết phục nổi ông thuyền trường thì không tranh cãi nữa, và quay đầu nhìn quanh, vuốt vuốt tóc.
"Chúng tôi thuê thuyền nào?"
"Cái kia kìa. Cái Sơn Ca ấy. Không một ai trong các anh được bước lên boong khi tôi chưa nhận được giấy miễn trách. Không một ai trọi."
"Tôi thuê thuyền đâu phải để cả lũ ngồi đây suốt ngày ngắm nó dập dềnh ở bế́n." McMurphy nói. "Trong cái phòng mồi của ông có điện thoại không? Nào, thử khua lên xem công việc chạy được đến đâu."
Hai người nện bước lên các bậc thang, đi vào cửa hàng, còn chúng tôi thì cụm thành một đám trước cái lũ lười biếng đang vừa dò xét nhìn chúng tôi, vừa ném ra những câu nhận xét và cười đểu, cấu véo trêu chọc lẫn nhau. Gió làm lay động những con thuyền thả neo ở mép bờ, khiến mũi chúng cọ vào những bánh xe cao su ướt trên bến làm phát ra những âm thanh như nhạo báng chúng tôi. Sóng cười xôn xao dưới những tấm ván thuyền, và cái bảng con treo trước cửa hiệu:
Dịch vụ biển - chủ hiệu Block, th.trưởng
nghiến ken két khi gió đu lên nó trên những chiếc đinh han gỉ. Vỏ sò vỏ hến bám đầy cột chống cách mặt nước khoảng một mét, ngang mức thủy triều lên, cũng thổi sáo trong ánh nắng.
Gió trở nên mạnh và buốt hơn, và Billy Bibbit cởi áo khoác xanh đưa cho cô gái, cô choàng nó lên chiếc áo phông mỏng manh của mình. Một tên vô lại cứ luôn miệng gọi cô ta: "Này cô bé Tóc Vàng xinh đẹp ơi, em khoái bọn nhãi con thỏ đế ấy à?" Môi hắn thâm màu chì, mí mắt dưới màu củ cải đỏ, gió thổi như dán những mạch máu lên trên mặt hắn. "Này cô bé Tóc Vàng xinh đẹp ơi," hắn gọi đi gọi lại bằng một giọng kim mệt mỏi. "Bé Tóc Vàng ơi..., bé Tóc Vàng xinh đẹp ơi..."
Chúng tôi đứng sát vào nhau hơn để tránh gió.
"Bé Tóc Vàng ơi, chúng nhốt em vì lý do gì đấy?"
"Không phải đâu, Perce, cô ta là bộ phận điều trị đấy."
"Có đúng thế không, bé Tóc Vàng ơi? Người ta thuê em đến điều trị à? Ôi, bé Tóc vàng!"
Cô gái ngẩng đầu lên và nhìn chúng tôi như muốn hỏi: đâu rồi đám người ngang tàng mà cô vừa thấy lúc nãy? Tại sao không ai bảo vệ cô? Chúng tôi ngó lơ đi, tránh ánh mắt cô. Sức mạnh ngang tàng của chúng tôi vừa mới khoác vai ông thuyên trường hói đầu đi lên những bậc thang kia mất rồi.
Cô dựng cổ áo khoác lên, hai tay ôm lấy khuỷu tay trước ngực và tách khỏi chúng tôi, đi xa ra ngoài bến tàu. Chẳng đứa nào nhúc nhích. Billy Bibbit rùng mình vì lạnh và lại cắn môi. Bọn vô lại vẫn tiếp tục thầm thì với nhau và cười phá lên.
"Hỏi cô ta đi, Perce!"
"Này, bé Tóc Vàng ơi, em đã bắt chúng ký giấy miễn trách của cơ quan có thẩm quyền chưa? Anh nghe nói nếu ai rơi xuống nước và chết thì họ hàng người đó sẽ kiện ra tòa đấy. Em nghĩ đến việc đó chưa? Hay em ở lại với bọn anh?"
"Đúng đấy, Tóc Vàng đáng yêu ạ! Họ hàng của anh không kiện ra tòa đâu, anh xin hứa. Hãy ở lại với bọn anh đi, bé Tóc Vàng ơi!"
Tôi hình dung mình đang cảm thấy hai chân ướt sũng, bởi cầu tàu đang chìm xuống vịnh vì xấu hổ. Chúng tôi không phù hợp với việc sống giữa mọi người. Tôi mong McMurphy chóng trở lại, cho tụi kia một bài học và lái xe đưa chúng tôi trở về đúng chỗ của mình.
Đứa có đôi môi xám xịt màu chì gập dao lại, đứng đậy và giũ giũ phoi bào trên đầu gối. Sau đó hắn bước tới bậc thang. "Nào, cô em Tóc Vàng, em đi với bọn gáo dừa này làm gì?"
Sát mép bến tàu, cô gái quay người lại nhìn hắn rồi nhìn chúng tôi, và có thể thấy rõ ràng là cô đang cân nhắc lời đề nghị của hắn khi ngay lúc đó cánh cửa hiệu dịch vụ mở toang và McMurphy bước ra, suýt nữa thì va phải cả lũ đang ngồi ở ghế dài và bước xuống.
"Cả đội lên tàu! Mọi việc đã xong xuôi! Nhiên liệu đã nạp đủ, mồi câu và bia ở trên boong."
Hắn vỗ đít Billy, đi một điệu nhảy lính thủy ngắn và bắt tay vào tháo dây chão.
"Thuyền trường Block đang nghe điện thoại, ông ta ra là chúng ta đi luôn. George, hãy thử động cơ xem sao! Scanlon và Harding tháo cái dây kia ra! Candy! Em làm gì ở đằng ấy đây? Lại đây nào, bé yêu, chúng ta sắp nhổ neo."
Chúng tôi bước xuống thuyền, vui mừng được làm bất cứ việc gì giúp mình tránh xa được bọn vô lại. Billy cầm tay cô gái và giúp cô bước sang tàu. George đang lầm rầm trước bảng thiết bị trên cầu chỉ huy, chỉ cho McMurphy bấm nút nào và quay cần nào.
"Ô, những chiếc thuyền tởm lợm này, chúng tôi vẫn gọi là đồ thổ tả," lão nói với McMurphy "Điều khiển chúng đơn giản như lái ô tô."
Gã bác sĩ có hơi do dự trước lúc bước lên boong và lại nhìn về phía cửa hiệu, nơi tụi vô lại đang tụ tập trước bậc lên xuống.
"Randle, có lẽ chúng ta nên đợi cho đến khi... ông thuyền trưởng..."
McMurphy túm lấy ve áo gã và nhấc bổng gã từ bến tàu đặt vào thuyền như nhấc một đứa trẻ. "Ôi bác sĩ," hắn nói. "Chúng ta đợi cái gì?" Hắn nói bằng giọng cáu kỉnh lẫn hồi hộp rồi phá lên cười như thằng say. "Đợi đến khi ông ta bước ra và nói tôi đã đưa cho ông ta số điện thoại của nhà trọ rẻ tiền ở Portland hả? Phải quá. Sao vậỵ George, quỷ tha ma bắt ông đi, hãy nhấc chân, động tay đưa chúng tôi ra khỏi đây ngay! Sefelt, tháo dây lẹ lên và đi lại đây George, nào, khởi hành!"
Động cơ rú lên rồi im bặt, rồi lại rú lên như đang hắng giọng, sau đó bắt đầu phành phạch nổ.
" Ô hô! Cô bé đã tỉnh dậy rồi. Nhồi thêm than vào, George. Toàn đội vào chỗ để đẩy bật những kẻ xâm nhập tàu!"
Một luồng bạc trắng lẫn khói và nước phụt ra phía sau đuôi tàu, và cánh của hiệu dịch vụ bật tung để cái đầu ông thuyền trưởng bắn ra từ đó và lao xuống cầu thang, kéo theo không chỉ cơ thể nặng nề của ông mà cả tấm thân của lũ vô công rồi nghề nữa. Chúng ào ào chạy xuống rồi dừng lại ngay nơi đám bọt đang chồm lên liếm chân bọn chúng khi George cho con tàu lớn lượn một vòng và biển cả đã là của chúng tôi.
Thuyền cua bất ngờ làm Candy khuỵu gối, Billy đỡ cô đứng dậy và cùng lúc tìm cách xin lỗi về cách xử sự của gã lúc ở trên bờ. McMurphy từ cầu chỉ huy tụt xuống, hỏi chúng có muốn ngồi riêng hai đứa để nhớ lại chuyện cũ không, và Candy nhìn Billy còn Billy chỉ có thể lắc đầu, lắp ba lắp bắp. McMurphy bảo vậy thì hắn sẽ cùng với Candy xuống hầm tàu xem nước có vào không, còn chúng tôi tự thu xế́p lấy ở đây. Hắn đứng ở cửa ca bin, cúi đầu và nháy mắt và phong chức thuyền trưởng cho George, chức thuyền phó thứ nhất cho Harding rồi nói: "Các bạn cứ tiếp tục" - và cùng cô gái biến mất sau cánh cửa ca bin.
Gió đã dịu, mặt trời lên cao mạ trắng đường chân trời phía Đông, những con sóng dài xanh thẫm lăn tăn xa xa. George cho thuyền chạy thẳng ra khơi hết tốc độ, bỏ lại bến tàu và hiệu dịch vụ trôi xa dần về phía sau. Khi thuyền đi qua đập chắn sóng và tảng đá đen cuối cùng, tôi cảm thấy một sự yên tĩnh lạ trong tâm hồn, và càng xa bờ thì sự yên tĩnh ấy càng sâu lắng.
Cả bọn đã hớn hở bàn tán đến mấy phút về việc đánh cắp thuyền, nhưng đến lức này tất cả đã im lặng. Cửa ca bin chỉ một lần hé mở và một cánh tay đẩy thùng bia ra, Billy mở cho mỗi đứa một chai bằng cái mở hộp hắn tìm thấy trong hộp đồ nghề. Chúng tôi vừa uống vừa ngắm đất liền đang chìm dần xuống biển sau đuôi tàu.
Đi được khoảng một hải lý, George trả tàu về "tốc độ câu cá" như lời lão nói và cử bốn đứa tới bốn cần câu nơi đuôi tàu, còn chúng tôi, những đứa còn lại, cởi áo và nằm sóng soài dưới nắng - đứa trên nóc ca bin, đứa ở mũi tàu, quan sát bốn thằng kia đánh vật với cần câu. Harding công bố luật là đứa nào giữ cần sau khi câu được con cá đầu tiên phải trao cần cho đứa khác chưa được câu thử. George đứng sau bánh lái, nheo mắt vì ánh mặt trời hắt qua kính chắn gió bám đầy muối và thét ra những lời chỉ dẫn, nào là phải sử dụng vòng dây và dây câu thế nào, nào là phải mắc mồi cá trích ra sao, ném câu xa bao nhiêu, thả mồi câu tới độ sâu nào:
"Cầm lấy cần câu số bốn và móc hòn chì mười hai aoxơ vào, trên cái thẻo câu ấy... Đợi tí, lão bày cho... và ta với chú mày sẽ kéo lên một con thật to từ tít tận đáy biển!"
Martini chạy lại bên thành tàu, gập người qua mạn tàu ngó xuống nước xem dây câu của hắn trôi đi đâu. "Ôi, trời đất, lạy Chúa!" hắn nói nhưng chúng tôi không rõ hắn nhìn thấy cái gì dưới đáy sâu.
Còn có những chiếc thuyền câu khác đang thả mồi ngang dọc ven bờ, nhưng George không hề có định lại gần họ, lão cứ thế lái thuyền lướt qua họ và phóng thẳng ra khơi. "Phải rồi," ông lão nói, "chúng ta sẽ đi đến chỗ những tàu đánh cá chuyên nghiệp, ở đó cá mới ra cá chứ."
Các con sóng trườn qua cạnh chúng tôi, một bên là màu ngọc bích, một bên ánh lên màu kền. Trong sự yên tĩnh của biển khơi, chỉ có tiếng động cơ lúc rú lên, lúc lại thở phì phì khi sóng thỉnh thoảng nhấn chìm ống xả xuống nước, và tiếng những con chim màu đen, lông xơ xác lượn quanh kêu lên những tiếng hoang mang và lạ lẫm hỏi đường nhau. Mọi vật còn lại đều lặng yên. Lũ chúng tôi đứa ngủ đứa nhìn xuống nước. Con thuyền bơi chầm chậm độ một tiếng đồng hồ thì bỗng nhiên cần câu của Sefelt bị bẻ cong, mũi cần chúi xuống nước.
"George! Chúa ôi, George, giúp chúng tôi với!"
George chẳng thèm chạm tay đến cần câu; ông lão chỉ cười khẩy và bảo Sefelt hãm cái thắng hoa mai lại, giữ cho chóp cần thẳng đứng – Thẳng đứng vào! - Và kéo, kéo mạnh!
"Thế nếu tôi lên cơn thì sao?" Sefelt hú lên.
"Lức đó tụi tao sẽ móc chú mày vào lưỡi câu và thả xuống làm mồi," Harding nói. "Nào, kéo đi, hãy tuân lệnh thuyền trưởng và đừng có nghĩ đến chuyện lên cơn nữa."
Cách thuyền khoảng ba mươi mét, một chứ cá toàn thân như dát bạc nhảy lên đớp mặt trời làm tung cao một đám bụi nước, và khi nhìn thấy nó Sefelt hồi hộp đên mức tròn xoe đôi mắt và lỏng tay khiến đầu cần chùng xuống, và đây câu bật lại lòng thuyền như một sợi chun.
"Lào đã bảo phải giữ cần câu thẳng đứng cơ mà. Vậy mà chú mày lại để nó kéo nằm ngang. Vứt, hiểu không? Phải giữ cho đầu cần câu thẳng đứng... thẳng đứng! Đáng ra chú mày đã câu được con cá khỏi chê, lạy Chúa!"
Khi cuối cũng cũng chịu đưa cần câu cho Fredrickson, Sefelt đã run lẩy bẩy mặt trắng bệch ra như sáp. "Thôi được, cầm lấy.. nhưng nế́u mày câu được con cá có lưỡi câu trong miệng thì nhớ đấy là con trời đánh của tao."
Tôi cũng hồi hộp không kém gì chúng. Tôi định không cầm cần, nhưng khi nhìn thấy sức manh thép của con cả hồi ở đầu lưỡi câu thì cũng tụt khỏi nóc ca bin, mặc áo vào và đợi đến lượt mình.
Scanlon bày trò cá cược: mỗi đứa chi năm mươi xu cho đứa câu được con cá to nhất và đứa câu được con cá đầu tiên, nhưng hắn chưa kịp nhét nắm tiền vào túi thì Billy đã kéo lên một con vật kỳ quái giống một con cóc năm kí vói hàng gai nhím trên lưng.
"Đây đâu phải là cá," Scanlon cãi. "Không thể coi là mày thắng cuộc được."
"Thê đây là ch... chi... chim sao?"
"Đấy là cá mú biể́n," George nói vói chúng tôi. "Một loại cá ăn rất ngon khi lột hết mụn cóc trên da."
"Hiểu chưa? Đây là cá! X... xì tiền ra."
Billy trao cần câu cho tôi và lấy tiên, buồn bã nhìn vào cánh cửa ca bin đóng im ỉm đang giam McMurphy và cô gái ở trong rồi ngồi xuống cạnh đấy "T... ti... tiế́c quá, không đủ cần câu cho cả bọn," hắn nói và tựa lưng vào ca bin.
Tôi ngồi cầm cần câu, nhìn đây cước rải ra sau đuôi tàu. Ngửi mùi không khí và tôi cảm thấy bốn hộp bia vừa uống đã làm chập các dây dẫn kiểm soát bên trong: khắp quanh tôi, những con sóng bạch kim lấp lánh dưới ánh mặt trời.
Harding chọc ngón tay vào sườn tôi và tôi đứng lên. Tên bán xăng che tay ngang trán, nhìn tôi không nói một lời.
"Một toán nguy hiểm, khỏi bàn cãi," McMurphy nói. "Nhưng đây là một chuyến đi hợp pháp, có tổ chức và có kế hoạch vạch sẵn, do chính phủ phê chuẩn, và theo quy định tụi tao được giá như nhân viên FBI vậy; chú mày hiểu không?"
Tên bán xăng lại nhìn McMurphy, còn hắn thì nhét hai ngón tay cái vào túi quần, ngửa người trên hai gót chân nhìn trả lại qua cái sẹo trên mũi. Tên bán xăng quay đầu xem bạn mình còn đứng ở bên cạnh thùng vỏ chai không rồi nhếch mép cười với McMurphy.
"Ông anh nói họ nguy hiểm? Vậy là chúng tôi nên sắp hàng mà răm rắp làm theo lời ông anh, ông anh muốn vậy phải không? Thế còn ông anh, ông Tóc đỏ, thử nói xem ông làm sao mà phải vào đó? Kẻ ám sát tổng thống hử?"
"Anh bạn, điều đó còn phải đợi chứng minh. Qua đã bị đổ thừa một chuyện vớ vẩn. Đấm chết một tên trên võ đài, hiểu không? Và cứ thế qua quen tay."
"Thì ra ông anh là kẻ giết người đeo găng mà báo chỉ vẫn đưa đó hả?"
"Chẳng nhẽ ta nói vậy? Không, ta không quen đeo những cái gối mềm kiểu các chú. Những việc ta làm cũng không được truyền đi trên tivi từ Cow Palace. Không, ta chỉ quen đấm ở sân sau."
Tên bán xăng bắt chước McMurphy cũng đút hai ngón tay cái vào túi quần. "Ông anh quen bốc phét ở sân sau thì có, hiểu không."
"Chẳng nhẽ qua nói bốc phét không phải là một trong những tài nghệ của qua? Nhưng chú mày xem đây." Hắn dần dần đưa tay, chậm chạp quay lúc thì lòng bàn tay, lúc thì mu bàn tay sát tới mặt tên bán xăng. "Chú mày thấy thằng cướp khốn khổ nào bị thương tích đến thế này chỉ vì bốc phét chưa? Nhìn kỹ đi, chủ em!"
McMurphy giữ tay trước mặt tên bán xăng rất lâu, chờ đợi. Tên kia nhìn tay McMurphy, nhìn tôi rồi lại nhìn tay McMurphy. Thấy hắn rốt cuộc không còn gì để nói, McMurphy bỏ hắn đi lại chỗ đứa bạn của hắn đang tựa người vào chiếc tủ lạnh đựng nước ga. Bằng hai ngón tay, McMurphy rút tờ mười đô la mà gã bác sĩ dúi cho hắn và đi về phía của hàng thực phẩm bên cạnh.
"Tui bay cứ tính tiền xăng rồi gửi biên lai tới bệnh viện." Hắn quay đầu qua vai, hét to. "Còn với số tiền này tao sẽ mua chút gì tươi mát cho mọi người. Xem như thay vào cái cần gạt nước và tám mươi tám phần trăm bộ lọc dầu."
Khi hắn quay lại thì cả bọn đã hăng máu như gà chọi, đang hét vang, ra lệnh cho hai gã tiếp xăng kiểm tra áp suất ở bánh dự phòng và lau cửa kính và cạo hộ cứt chim ở nắp xe đi, cứ như chúng tôi là ông chủ ở đây. Gã to lớn không làm vừa lòng Billy Bibbit khi lau kính chắn gió và lập tức bị triệu tới.
"Mày còn chưa lau ch... chô... chỗ này, nơi... ru....tuồi đập vào đấy."
"Đây không phải là ruồi," tên kia cau có trả lời, cợ cọ móng tay trên kính. "Đó là chim."
Martini từ xe bên hét lên rằng đó không thể là chim được. "Nếu là chim thì phải có lông vũ và xương chứ?"
Một người đi xe đạp dừng lại và hỏi sao tất cả đêu mặc đồ xanh - một câu lạc bộ hay sao? Lập tức Harding ngó đầu ra.
"Không, anh bạn. Chúng tớ là những kẻ điên đang điều trị trong bệnh viện, những cái sọ dừa sứt mẻ của nhân loại. Anh bạn có muốn tớ giải nghĩa một vế́t mực Rorschach cho không? Không? Đang vội hả? Ôi, thế là đi mất, tiế́c quá." Hắn quay lại McMurphy. "Chưa bao giờ tao nghĩ bệnh tâm thần mang lại cho con người một sức mạnh nào đó, một sức mạnh thực sự! Nghĩ mà xem, chẳng phải con người càng điên thì càng mạnh mẽ? Hitler chẳng hạn. Còn vẻ đẹp thì làm chúng ta mất trí. Đáng để suy ngẫm đấy chứ."
Billy mở một hộp bia cho cô gái, và xúc động vì nụ cười tươi tắn và lời nói "Cám ơn Billy!" của cô, hắn mở bia lần lượt khao cả hội.
Còn hai gã bồ câu kia thì đang lồng lộn, đi đi lại lại trên hè phố, tay chắp sau lưng.
Tôi ngồi trong xe, cảm thấy trong người khỏe mạnh và sảng khoái; tu từng ngụm nhỏ, tôi nghe thấy cả tiếng bia chảy róc rách trong ruột. Từ lâu tôi đã quên mất rằng trên thế giới vẫn còn tồn tại những âm thanh êm tai và những vị ngọt dịu dàng như vậy. Tôi lại tu một ngụm lớn và nhìn quanh - liệu còn quên điều gì sau hai mươi năm?
"Ôi giời!" McMurphy nói, đẩy cô gái ra khỏi tay lái và ép sát cô vào vào Billy. "Xem Thủ lĩnh cao lớn của chúng ta đang dùng nước lửa kìa!" Và hắn rồ máy lao theo dòng ô tô hối hả trên đường, khiến gã bác sĩ cũng rít lên và phóng theo.
McMurphy đã cho chúng tôi thấy có thể đạt được những gì, với chỉ một chút dũng cảm và một chút bốc đồng. Va tôi nghĩ đã dạy chúng tôi cả làm thế nào để có được nó. Suốt dọc đường đến bờ biển, chúng tôi giả vờ tỏ ra dũng cảm và rất vui vẻ. Khi xe dừng lại trước cột đèn hiệu và mọi người bắt đầu nhìn chúng tôi và những bộ đồ xanh thì chúng tôi cũng hành động y hệt hắn: ngồi ngay ngắn, hiên ngang, nghiêm nghị với nụ cười rộng mở, chúng tôi nhìn thẳng vào mắt họ, làm cho động cơ trên ô tô của họ tắt ngấm đi và mặt kính ô tô sáng lòe lên trong nắng, tới khi đèn xanh đã bật mà họ vẫn không sao nổ máy được, Cứ đứng nguyên trong trạng thái hoang mang cực độ với một bầy khỉ nhăn nhở ngay bên cạnh và chẳng có ai xung quanh mà kêu cứu.
Và cứ thế McMurphy cầm đầu mười hai đứa phóng xe về phía đại dương.
Có lẽ hơn tất cả chúng tôi, McMurphy hiểu sự bốc đồng của chúng tôi là giả tạo, bởi đến tận giờ hắn vẫn chưa gây cười nổi cho một ai. Có thể hắn chưa hiểu tại sao chúng tôi không muốn cười nhưng đã ý thức được rằng người ta chưa phải là chúa tể thực sự chừng nào chưa thể nhìn mọi việc dưới cái mặt hài hước của nó. Hơn nữa, hắn lúc nào cũng cố gắng chỉ ra cái mặt hài hước ấy đến mức khiến tôi nghi ngờ: liệu hắn có nhìn thấy cái mặt kia không? Liệu hắn có nhận ra cái gì đã thiêu rụi tiếng cười ngay từ trong dạ chúng tôi không? Có thể những đứa còn lại cũng không nhận ra nổi điều đó, mà chỉ cảm thấy được áp lực của các tia, các tần số khác nhau đập vào mình từ các phía, uốn cong và xô đẩy họ lúc vào chỗ này lúc tới chỗ kia, cảm thấy Liên hợp đang tác động lên mình - nhưng tôi thì tôi nhận ra.
Cũng như người ta chỉ có thể nhận ra sự thay đổi trong mỗi con người sau một thời gian dài xa cách, trong khi những người gặp họ ngày lại ngày không hề để ý, bởi nó diễn ra rất từ từ. Trên toàn vùng ven biển, tôi nhận ra những dấu hiệu của sự đổi thay mà bàn tay Liên hợp đã tạo nên trong thời gian tôi vắng mặt, chẳng hạn: một chuyến tàu dừng lại trên sân ga rặn ra một đám đàn ông mặc những bộ quần áo và đội những chiếc mũ đóng dấu y hệt nhau, nom đều đặn như một lứa tằm, những sinh vật nửa sống nửa chết ì ầm ùa ra từ toa cuối, rồi động cơ điện lại rú lên và con tàu tiếp tục lao sâu vào những vùng đất hoang dại, đổ tiếp ở đâu đó một lứa sâu bọ nữa của mình.
Hay ví dụ năm nghìn ngôi nhà giống hệt nhau do máy móc đập khuôn rồi rải ra trên những quả đồi ở ngoại ô thành phố, chở thẳng từ nhà máy đến, còn mới tinh và móc vào nhau như một chuỗi xúc xích, một tấm biển thông báo ghi: TỔ ẨM MIỀN TÂY - NHŨNG NGƯỜI CÓ THÂM NIÊN KHÔNG PHẢI NỘP TIỀN ĐỢT ĐẦU, Còn phía dưới các ngôi nhà, sau hàng rào lưới mắt cáo là sân vận động và một tấm bảng khác: "THÁNH LUKE – TRƯỜNG HỌC DÀNH CHO NAM SINH", ở đấy có năm nghìn trẻ em mặc quần nhung xanh, áo sơ mi trắng, áo len xanh đang chơi rồng rắn trên một mảnh đất rải sỏi. Một đoàn trẻ em chạy quanh co, ngoằn ngoèo như con rắn, và mỗi lần quất đuôi lại bắn ra một cậu học sinh bé đứng cuối hàng, khiến cậu lăn lông lốc vào hàng rào như một búi cỏ lăn. Lần nào cũng vậy và cũng chỉ là cậu bé ấy văng ra.
Đó là năm nghìn chú bé sống trong năm nghìn ngôi nhà mà chủ nhân là những người đàn ông đã ùa ra khỏi tàu trên sân ga. Các ngôi nhà giống hệt nhau làm cho các chú bé luôn bị nhầm lẫn khi trở về với ngôi nhà và với gia đình của mình. Chẳng ai nhận ra điều gì. Ăn tối xong, các cậu lặn ra ngủ. Chỉ mỗi cậu bé cuối hàng là lúc nào cũng bị người ta nhận ra. Vì luôn bị sây sát mặt mày, trầy đa tróc vẩy nên người ta nhận ra chủ dễ như nhận ra một người lạ. Chú cũng không biết cách thoải mái và cười đùa như những đứa khác. Thật khó mà cười lên khi áp lực của bức xạ từ mỗi một cỗ xe mới trên phố, từ mỗi một ngôi nhà mới trên đường đi cứ đè nặng lên người.
"Chúng ta thậm chí có thể gây sức ép lên cả quốc hội." Harding nói. "Chúng ta sẽ thành lập một tổ chức. Hiệp hội những người tâm thần toàn quốc. Bầu những nhóm vận động. Treo những biển quảng cáo lớn trên đường, vẽ một gã thần kinh nói năng lảm nhảm đứng cầm máy phá tường với dòng chữ xanh đỏ to tướng: HÃY THUÊ NHỮNG NGƯỜI ĐIÊN. Tương lai chúng ta thật xán lạn, thưa các ngài."
Chúng tôi đi qua cầu trên sông Siuslaw. Trong không trung lơ lửng những đám bụi nước, đến nỗi thè lưỡi ra tôi đã có thể cẩm nhận được vị của biển trước khi nhìn thấy nó. Tất cả đều biết biển không còn xa nữa nên ngồi lặng im cho đến tận bến tàu.
Ông thuyền trưởng, người sẽ đưa chúng tôi ra khơi có cái đầu hói, xám như kim loại gỉ, nhô lên trên chiếc áo len cổ lọ màu đen trông giống tháp hỏa lực trên tàu ngầm; đầu điểu xì gà đã tắt trên miệng lướt một vòng qua chúng tôi. Đứng cạnh McMurphy trên cầu tàu bằng gỗ, ông vừa nói vừa nhìn ra biển. Phía sau ông, trên những bậc lên xuống có sáu, bẩy người mặc quần áo bạt đang ngồi trên ghế dài đặt trước cửa hiệu bán mồi câu. Thuyền trường nói to, nửa với những kẻ vô công rồi nghề và nửa với McMurphy, giọng nói bọc thép bắn ra đâu đó ở khoảng giữa.
"Tôi không cần biết. Tôi đã báo trước cho anh trong thư rồi. Nếu không có giấy tờ miễn trách cho tôi do cơ quan có thẩm quyền cấp thì tôi không thể ra biển được." Cái tháp hỏa lực quay quay trên cổ áo len, chĩa điếu xì gà vào chúng tôi. "Nhìn đấy. Cái đám này đi ra biển lại chẳng lao đầu qua thành tàu như chuột. Họ hàng các anh sẽ đưa tôi ra tòa, lột đến tận xương tủy ấy chứ. Tôi chẳng làm cái trò mạo hiểm đó đâu."
McMurphy giải thích rằng một cô gái khác ở Portland đáng lý ra phải làm các thủ tục đó. Một tên trong đám vô công rồi nghề tựa người vào của hiệu hét lớn: "Cô gái khác nào? Thế cô tóc vàng không trị được tất cả hay sao?" McMurphy không thèm để ý, tiếp tục tranh cãi với ông thuyền trưởng, nhưng có thể thấy cô gái bất bình đến mức nào. Bọn vô công rồi nghề đang chằm chằm nhìn cô và chụm đầu lại thầm thì với nhau. Cả đội thấy cảnh đó, kể cả gã bác sĩ, ai cũng xấu hổ vì mình không làm gì cả. Chúng tôi không còn là một lũ thích gây sự như ở trạm tiếp xăng.
Khi McMurphy hiểu rằng không thể thuyết phục nổi ông thuyền trường thì không tranh cãi nữa, và quay đầu nhìn quanh, vuốt vuốt tóc.
"Chúng tôi thuê thuyền nào?"
"Cái kia kìa. Cái Sơn Ca ấy. Không một ai trong các anh được bước lên boong khi tôi chưa nhận được giấy miễn trách. Không một ai trọi."
"Tôi thuê thuyền đâu phải để cả lũ ngồi đây suốt ngày ngắm nó dập dềnh ở bế́n." McMurphy nói. "Trong cái phòng mồi của ông có điện thoại không? Nào, thử khua lên xem công việc chạy được đến đâu."
Hai người nện bước lên các bậc thang, đi vào cửa hàng, còn chúng tôi thì cụm thành một đám trước cái lũ lười biếng đang vừa dò xét nhìn chúng tôi, vừa ném ra những câu nhận xét và cười đểu, cấu véo trêu chọc lẫn nhau. Gió làm lay động những con thuyền thả neo ở mép bờ, khiến mũi chúng cọ vào những bánh xe cao su ướt trên bến làm phát ra những âm thanh như nhạo báng chúng tôi. Sóng cười xôn xao dưới những tấm ván thuyền, và cái bảng con treo trước cửa hiệu:
Dịch vụ biển - chủ hiệu Block, th.trưởng
nghiến ken két khi gió đu lên nó trên những chiếc đinh han gỉ. Vỏ sò vỏ hến bám đầy cột chống cách mặt nước khoảng một mét, ngang mức thủy triều lên, cũng thổi sáo trong ánh nắng.
Gió trở nên mạnh và buốt hơn, và Billy Bibbit cởi áo khoác xanh đưa cho cô gái, cô choàng nó lên chiếc áo phông mỏng manh của mình. Một tên vô lại cứ luôn miệng gọi cô ta: "Này cô bé Tóc Vàng xinh đẹp ơi, em khoái bọn nhãi con thỏ đế ấy à?" Môi hắn thâm màu chì, mí mắt dưới màu củ cải đỏ, gió thổi như dán những mạch máu lên trên mặt hắn. "Này cô bé Tóc Vàng xinh đẹp ơi," hắn gọi đi gọi lại bằng một giọng kim mệt mỏi. "Bé Tóc Vàng ơi..., bé Tóc Vàng xinh đẹp ơi..."
Chúng tôi đứng sát vào nhau hơn để tránh gió.
"Bé Tóc Vàng ơi, chúng nhốt em vì lý do gì đấy?"
"Không phải đâu, Perce, cô ta là bộ phận điều trị đấy."
"Có đúng thế không, bé Tóc Vàng ơi? Người ta thuê em đến điều trị à? Ôi, bé Tóc vàng!"
Cô gái ngẩng đầu lên và nhìn chúng tôi như muốn hỏi: đâu rồi đám người ngang tàng mà cô vừa thấy lúc nãy? Tại sao không ai bảo vệ cô? Chúng tôi ngó lơ đi, tránh ánh mắt cô. Sức mạnh ngang tàng của chúng tôi vừa mới khoác vai ông thuyên trường hói đầu đi lên những bậc thang kia mất rồi.
Cô dựng cổ áo khoác lên, hai tay ôm lấy khuỷu tay trước ngực và tách khỏi chúng tôi, đi xa ra ngoài bến tàu. Chẳng đứa nào nhúc nhích. Billy Bibbit rùng mình vì lạnh và lại cắn môi. Bọn vô lại vẫn tiếp tục thầm thì với nhau và cười phá lên.
"Hỏi cô ta đi, Perce!"
"Này, bé Tóc Vàng ơi, em đã bắt chúng ký giấy miễn trách của cơ quan có thẩm quyền chưa? Anh nghe nói nếu ai rơi xuống nước và chết thì họ hàng người đó sẽ kiện ra tòa đấy. Em nghĩ đến việc đó chưa? Hay em ở lại với bọn anh?"
"Đúng đấy, Tóc Vàng đáng yêu ạ! Họ hàng của anh không kiện ra tòa đâu, anh xin hứa. Hãy ở lại với bọn anh đi, bé Tóc Vàng ơi!"
Tôi hình dung mình đang cảm thấy hai chân ướt sũng, bởi cầu tàu đang chìm xuống vịnh vì xấu hổ. Chúng tôi không phù hợp với việc sống giữa mọi người. Tôi mong McMurphy chóng trở lại, cho tụi kia một bài học và lái xe đưa chúng tôi trở về đúng chỗ của mình.
Đứa có đôi môi xám xịt màu chì gập dao lại, đứng đậy và giũ giũ phoi bào trên đầu gối. Sau đó hắn bước tới bậc thang. "Nào, cô em Tóc Vàng, em đi với bọn gáo dừa này làm gì?"
Sát mép bến tàu, cô gái quay người lại nhìn hắn rồi nhìn chúng tôi, và có thể thấy rõ ràng là cô đang cân nhắc lời đề nghị của hắn khi ngay lúc đó cánh cửa hiệu dịch vụ mở toang và McMurphy bước ra, suýt nữa thì va phải cả lũ đang ngồi ở ghế dài và bước xuống.
"Cả đội lên tàu! Mọi việc đã xong xuôi! Nhiên liệu đã nạp đủ, mồi câu và bia ở trên boong."
Hắn vỗ đít Billy, đi một điệu nhảy lính thủy ngắn và bắt tay vào tháo dây chão.
"Thuyền trường Block đang nghe điện thoại, ông ta ra là chúng ta đi luôn. George, hãy thử động cơ xem sao! Scanlon và Harding tháo cái dây kia ra! Candy! Em làm gì ở đằng ấy đây? Lại đây nào, bé yêu, chúng ta sắp nhổ neo."
Chúng tôi bước xuống thuyền, vui mừng được làm bất cứ việc gì giúp mình tránh xa được bọn vô lại. Billy cầm tay cô gái và giúp cô bước sang tàu. George đang lầm rầm trước bảng thiết bị trên cầu chỉ huy, chỉ cho McMurphy bấm nút nào và quay cần nào.
"Ô, những chiếc thuyền tởm lợm này, chúng tôi vẫn gọi là đồ thổ tả," lão nói với McMurphy "Điều khiển chúng đơn giản như lái ô tô."
Gã bác sĩ có hơi do dự trước lúc bước lên boong và lại nhìn về phía cửa hiệu, nơi tụi vô lại đang tụ tập trước bậc lên xuống.
"Randle, có lẽ chúng ta nên đợi cho đến khi... ông thuyền trưởng..."
McMurphy túm lấy ve áo gã và nhấc bổng gã từ bến tàu đặt vào thuyền như nhấc một đứa trẻ. "Ôi bác sĩ," hắn nói. "Chúng ta đợi cái gì?" Hắn nói bằng giọng cáu kỉnh lẫn hồi hộp rồi phá lên cười như thằng say. "Đợi đến khi ông ta bước ra và nói tôi đã đưa cho ông ta số điện thoại của nhà trọ rẻ tiền ở Portland hả? Phải quá. Sao vậỵ George, quỷ tha ma bắt ông đi, hãy nhấc chân, động tay đưa chúng tôi ra khỏi đây ngay! Sefelt, tháo dây lẹ lên và đi lại đây George, nào, khởi hành!"
Động cơ rú lên rồi im bặt, rồi lại rú lên như đang hắng giọng, sau đó bắt đầu phành phạch nổ.
" Ô hô! Cô bé đã tỉnh dậy rồi. Nhồi thêm than vào, George. Toàn đội vào chỗ để đẩy bật những kẻ xâm nhập tàu!"
Một luồng bạc trắng lẫn khói và nước phụt ra phía sau đuôi tàu, và cánh của hiệu dịch vụ bật tung để cái đầu ông thuyền trưởng bắn ra từ đó và lao xuống cầu thang, kéo theo không chỉ cơ thể nặng nề của ông mà cả tấm thân của lũ vô công rồi nghề nữa. Chúng ào ào chạy xuống rồi dừng lại ngay nơi đám bọt đang chồm lên liếm chân bọn chúng khi George cho con tàu lớn lượn một vòng và biển cả đã là của chúng tôi.
Thuyền cua bất ngờ làm Candy khuỵu gối, Billy đỡ cô đứng dậy và cùng lúc tìm cách xin lỗi về cách xử sự của gã lúc ở trên bờ. McMurphy từ cầu chỉ huy tụt xuống, hỏi chúng có muốn ngồi riêng hai đứa để nhớ lại chuyện cũ không, và Candy nhìn Billy còn Billy chỉ có thể lắc đầu, lắp ba lắp bắp. McMurphy bảo vậy thì hắn sẽ cùng với Candy xuống hầm tàu xem nước có vào không, còn chúng tôi tự thu xế́p lấy ở đây. Hắn đứng ở cửa ca bin, cúi đầu và nháy mắt và phong chức thuyền trưởng cho George, chức thuyền phó thứ nhất cho Harding rồi nói: "Các bạn cứ tiếp tục" - và cùng cô gái biến mất sau cánh cửa ca bin.
Gió đã dịu, mặt trời lên cao mạ trắng đường chân trời phía Đông, những con sóng dài xanh thẫm lăn tăn xa xa. George cho thuyền chạy thẳng ra khơi hết tốc độ, bỏ lại bến tàu và hiệu dịch vụ trôi xa dần về phía sau. Khi thuyền đi qua đập chắn sóng và tảng đá đen cuối cùng, tôi cảm thấy một sự yên tĩnh lạ trong tâm hồn, và càng xa bờ thì sự yên tĩnh ấy càng sâu lắng.
Cả bọn đã hớn hở bàn tán đến mấy phút về việc đánh cắp thuyền, nhưng đến lức này tất cả đã im lặng. Cửa ca bin chỉ một lần hé mở và một cánh tay đẩy thùng bia ra, Billy mở cho mỗi đứa một chai bằng cái mở hộp hắn tìm thấy trong hộp đồ nghề. Chúng tôi vừa uống vừa ngắm đất liền đang chìm dần xuống biển sau đuôi tàu.
Đi được khoảng một hải lý, George trả tàu về "tốc độ câu cá" như lời lão nói và cử bốn đứa tới bốn cần câu nơi đuôi tàu, còn chúng tôi, những đứa còn lại, cởi áo và nằm sóng soài dưới nắng - đứa trên nóc ca bin, đứa ở mũi tàu, quan sát bốn thằng kia đánh vật với cần câu. Harding công bố luật là đứa nào giữ cần sau khi câu được con cá đầu tiên phải trao cần cho đứa khác chưa được câu thử. George đứng sau bánh lái, nheo mắt vì ánh mặt trời hắt qua kính chắn gió bám đầy muối và thét ra những lời chỉ dẫn, nào là phải sử dụng vòng dây và dây câu thế nào, nào là phải mắc mồi cá trích ra sao, ném câu xa bao nhiêu, thả mồi câu tới độ sâu nào:
"Cầm lấy cần câu số bốn và móc hòn chì mười hai aoxơ vào, trên cái thẻo câu ấy... Đợi tí, lão bày cho... và ta với chú mày sẽ kéo lên một con thật to từ tít tận đáy biển!"
Martini chạy lại bên thành tàu, gập người qua mạn tàu ngó xuống nước xem dây câu của hắn trôi đi đâu. "Ôi, trời đất, lạy Chúa!" hắn nói nhưng chúng tôi không rõ hắn nhìn thấy cái gì dưới đáy sâu.
Còn có những chiếc thuyền câu khác đang thả mồi ngang dọc ven bờ, nhưng George không hề có định lại gần họ, lão cứ thế lái thuyền lướt qua họ và phóng thẳng ra khơi. "Phải rồi," ông lão nói, "chúng ta sẽ đi đến chỗ những tàu đánh cá chuyên nghiệp, ở đó cá mới ra cá chứ."
Các con sóng trườn qua cạnh chúng tôi, một bên là màu ngọc bích, một bên ánh lên màu kền. Trong sự yên tĩnh của biển khơi, chỉ có tiếng động cơ lúc rú lên, lúc lại thở phì phì khi sóng thỉnh thoảng nhấn chìm ống xả xuống nước, và tiếng những con chim màu đen, lông xơ xác lượn quanh kêu lên những tiếng hoang mang và lạ lẫm hỏi đường nhau. Mọi vật còn lại đều lặng yên. Lũ chúng tôi đứa ngủ đứa nhìn xuống nước. Con thuyền bơi chầm chậm độ một tiếng đồng hồ thì bỗng nhiên cần câu của Sefelt bị bẻ cong, mũi cần chúi xuống nước.
"George! Chúa ôi, George, giúp chúng tôi với!"
George chẳng thèm chạm tay đến cần câu; ông lão chỉ cười khẩy và bảo Sefelt hãm cái thắng hoa mai lại, giữ cho chóp cần thẳng đứng – Thẳng đứng vào! - Và kéo, kéo mạnh!
"Thế nếu tôi lên cơn thì sao?" Sefelt hú lên.
"Lức đó tụi tao sẽ móc chú mày vào lưỡi câu và thả xuống làm mồi," Harding nói. "Nào, kéo đi, hãy tuân lệnh thuyền trưởng và đừng có nghĩ đến chuyện lên cơn nữa."
Cách thuyền khoảng ba mươi mét, một chứ cá toàn thân như dát bạc nhảy lên đớp mặt trời làm tung cao một đám bụi nước, và khi nhìn thấy nó Sefelt hồi hộp đên mức tròn xoe đôi mắt và lỏng tay khiến đầu cần chùng xuống, và đây câu bật lại lòng thuyền như một sợi chun.
"Lào đã bảo phải giữ cần câu thẳng đứng cơ mà. Vậy mà chú mày lại để nó kéo nằm ngang. Vứt, hiểu không? Phải giữ cho đầu cần câu thẳng đứng... thẳng đứng! Đáng ra chú mày đã câu được con cá khỏi chê, lạy Chúa!"
Khi cuối cũng cũng chịu đưa cần câu cho Fredrickson, Sefelt đã run lẩy bẩy mặt trắng bệch ra như sáp. "Thôi được, cầm lấy.. nhưng nế́u mày câu được con cá có lưỡi câu trong miệng thì nhớ đấy là con trời đánh của tao."
Tôi cũng hồi hộp không kém gì chúng. Tôi định không cầm cần, nhưng khi nhìn thấy sức manh thép của con cả hồi ở đầu lưỡi câu thì cũng tụt khỏi nóc ca bin, mặc áo vào và đợi đến lượt mình.
Scanlon bày trò cá cược: mỗi đứa chi năm mươi xu cho đứa câu được con cá to nhất và đứa câu được con cá đầu tiên, nhưng hắn chưa kịp nhét nắm tiền vào túi thì Billy đã kéo lên một con vật kỳ quái giống một con cóc năm kí vói hàng gai nhím trên lưng.
"Đây đâu phải là cá," Scanlon cãi. "Không thể coi là mày thắng cuộc được."
"Thê đây là ch... chi... chim sao?"
"Đấy là cá mú biể́n," George nói vói chúng tôi. "Một loại cá ăn rất ngon khi lột hết mụn cóc trên da."
"Hiểu chưa? Đây là cá! X... xì tiền ra."
Billy trao cần câu cho tôi và lấy tiên, buồn bã nhìn vào cánh cửa ca bin đóng im ỉm đang giam McMurphy và cô gái ở trong rồi ngồi xuống cạnh đấy "T... ti... tiế́c quá, không đủ cần câu cho cả bọn," hắn nói và tựa lưng vào ca bin.
Tôi ngồi cầm cần câu, nhìn đây cước rải ra sau đuôi tàu. Ngửi mùi không khí và tôi cảm thấy bốn hộp bia vừa uống đã làm chập các dây dẫn kiểm soát bên trong: khắp quanh tôi, những con sóng bạch kim lấp lánh dưới ánh mặt trời.