Chương : 18
Sáng sớm chúng tôi thân cận trên giường, chạng vạng tối y lại tìm đến phủ, nói muốn dùng bữa cùng tôi.
Tôi gặp lại y thì cũng quẫn lắm, nhưng y có vẻ trong lòng có việc nên nhìn còn bối rối hơn cả tôi.
Tôi ăn xong thì bỏ đũa xuống, y lại gắp thêm đồ cho tôi. Tôi nghĩ có lẽ y vừa biết được lúc trước tôi bỏ ăn bỏ uống vì Khuất Nghiêu nên bất mãn lắm. Thế nên tôi cũng cố ăn thêm mấy bát, đến tận lúc thật sự no không chịu nổi nữa mới phẩy tay nói thôi.
Y cũng dừng đũa, tôi gọi hạ nhân dọn bàn ăn xuống.
“Thật sự đệ no rồi đấy à?”
Thật sự luôn ấy, bụng tôi không chưa nổi nữa đâu, tôi vội gật đầu.
Y nhìn tôi một hồi mới do dự nói ra: “Hôm nay ta tới, là muốn xin đệ cái này.”
Tôi hiếu kỳ nhìn qua, y chưa từng muốn đồ gì của tôi cả, thế nên hỏi lại y: “Huynh muốn cái gì?”
Ánh mắt y lóe lóe: “Cái quyển tập thơ tản mạn đệ chép cho ta ấy, ta muốn lấy lại…”
Tập thơ tản mạn?
Y không nhắc tới thì không sao, nhắc tới tôi lại giận. Quyển đó tốn biết bao nhiêu tâm tư của tôi cơ chứ? Đôi khi bị dính chút vết mực ngoài ý muốn, lúc thì run cả cổ tay nên xảy ra sai sót, tôi đều phải gạt bỏ đi để chép lại hết.
Muốn tặng y một lễ vật thật đáng giá nên tôi tận tụy viết chữ còn cẩn thận hơn cả đi thi khoa cử năm đó. Phần lễ đó tuy chẳng đáng giá bao tiền, lại còn chả bằng bản độc nhất y tặng cho tôi, nhưng tâm ý của tôi trong đó thì không hề kém. Cả một quyển sách dày như vậy tôi mất hơn ba tháng để hoàn thành. Dù tôi cũng hay thường luyện chữ, nhưng viết quyển này cũng khiến tôi nhức cả cổ tay, đến mắt cũng hoa hết cả lên ấy chứ.
Tôi tức giận nói: “Huynh trả lại rồi còn muốn lấy lại làm gì?”
Y nhìn tôi tức thế cũng vội nói: “Ta hối hận mà…” Giọng y ỉu xìu: “Thật sự đấy, khi đó ta tức quá, lại dỗi đệ nên mới trả nó lại thôi…”
Dỗi tôi? Dỗi tôi là có thể coi nhẹ tâm ý của tôi ư? Y có biết lúc tôi nhìn thấy quyển sách kia vừa khổ vừa tức thế nào không.
Y thấy tôi không nói gì lại nói tiếp: “Ta tặng lại cuốn Sơn hà Văn chí cho đệ nhé…”
Y nghĩ tôi thèm khát cái cuốn ấy lắm ấy! Lòng tôi càng tức, nói: “Ta đọc xong hết rồi đọc lại làm gì?”
Y thất vọng lắm, bất an kinh hoảng trong đáy mắt hiện lên. Y mân môi mấy lần, nói khẽ: “Mặc Bạn, ta thật sự hối hận rồi, ta…”
Tôi hay bị mềm lòng, nghe y gọi tôi như vậy cũng không đành lòng cự tuyệt y. Nhưng mà y có thể dỗi tôi chả lẽ tôi không được dỗi lại à?
Tôi uống ngụm trà, trà nóng thấm tận ruột, lòng tôi lại sinh ra một kế. Tôi điềm nhiên nói: “Không bằng thế này đi, đây là quyển ta chép tay ra, vậy huynh cũng tặng lại ta một bộ chữ, vậy ta sẽ đưa lại cho huynh.”
Chỉ một yêu cầu đơn giản như vậy mà y cũng biến sắc, mãi không chịu đáp ứng.
Tôi đương nhiên biết nguyên do rồi, chỉ đơn giản là bởi vì…Chữ y không đẹp cho lắm.
Chu đại nhân của Quốc Tử Giám cũng là chỗ thân cận với tôi, có một lần cháu gái nhà lão xuất giá nên tôi tới ăn mừng. Biết lão thích chữ tôi nên ngoài lễ vật tặng cháu gái lão tôi còn tặng lão một bức tự của tôi.
Lão uống rượu hồng quang đầy mặt, nghe tôi đưa chữ tới thì rời khỏi bàn tiệc muốn đi thưởng chữ với tôi. Lão giở quyển trục ra, vuốt ve chòm rau hoa tiêu gật gù không ngừng, trong mắt là mừng rỡ. Chả hiểu sao bỗng nhiên lão thở dài.
Chu đại nhân lên tiếng: “Mặc dù văn chương của Trần Du tốt lắm, thăng quan cũng nhanh, đáng tiếc, đáng tiếc…Àiiii”
Sau đó tôi cũng chấn kinh. Lúc đó Trần Du đang lúc phong quang, mới chỉ làm quan mấy tháng mà đã được giao cho những việc trọng yếu. Sau khi y đi sông Phần trở về bệ hạ đã thăng quan cho y, lúc đó đã ngang hàng với Trạng nguyên.
Cây có mọc thành rừng vẫn bị gió quật ngã được. Hẳn là có ai đó đã nhằm vào y, hoặc là sau con đường thăng quan của y là âm mưu gì đó của bệ hạ…
Kết quả Chu đại nhân chỉ thở dài: “Đáng tiếc…viết chữ xấu quá…”
Tôi nhẹ thở phào, không khỏi bật cười. Xấu là xấu đến mức nào?
Chu đại nhân vẫn dáng vẻ tiếc thương lắm: “Ngươi có nhìn thấy bài thi của y chưa? Lúc ta chép lại bài thi, nếu không phải do văn chương y tốt thì thật sự lúc ấy chỉ muốn xé luôn tờ giấy thi thôi…”
Nhất định là Chu đại nhân đã ngà ngà say rồi. Bình thường lão là một người chính trực thủ lễ, thân là cận thần của bệ ha, ngôn từ chuẩn chỉ, sao giờ lại đi nói ra lỗi xấu của vãn bối thế này?
Tôi nghe thấy cũng hoảng hốt, cảm thấy thế này là nói xấu sau lưng người ta, vội đỡ lời: “Chu đại nhân, ngài say rồi…”
Chu đại nhân chợt nhớ ra cái gì, đột nhiên nhỏ giọng nói: “Thấy ngươi cũng thân thiết với y nên mới kể với ngươi…Ngàn vạn lần ngươi đừng kể với ai…”
Chuyện bí mật này sao tôi có thể nghe, cuống quýt muốn khuyên can lão, còn chưa mở miệng lại nghe lão nói tiếp: “Lẽ ra lúc đầu tên tiểu tử Trần Du kia là Trạng nguyên cơ…”
Tôi nghe xong cũng ngẩn người.
Chu đại nhân kể tiếp: “…Ngươi biết đấy, lúc trình bài thi lên đều là bản chép lại, bị xóa tên người thi rồi. Lúc sách luận thi Đình qua đi, Thánh thượng định khâm y là Trạng Nguyên, nhưng người nghĩ lại một chút, bảo ta dâng bài thi y tự mình viết lên. Sau khi nhìn thấy bài thi ấy Thánh thượng cười to vài tiếng, nói rằng ‘Chữ này khó coi thế, cho hắn làm Bảng Nhãn thôi’, lúc ấy ta…ài…thật sự là đáng tiếc…”
Chu đại nhân thở dài: “Ngươi nói xem…Nếu chữ y mà đẹp một chút thì nhất định y có thể trúng Tam Nguyên rồi…Nghĩ lại triều ta Tam Nguyên vỏn vẹn chỉ có mỗi một mình ngươi…”
“Nhưng ta cũng thắc mắc…Văn chương y tốt như thế tại sao mấy năm trước thi không nổi cử nhân cho được? Sau đó thi liền thi đỗ được một giải Nguyên, chắc lúc trước y thi không đỗ là do chữ xấu quá đi. Giờ cũng chẳng biết bài thi của y đang ở đâu đây…”
Tôi trố mắt nghe lão kể chuyện này.
Chu đại nhân vỗ vai tôi, nói hàm hồ không rõ: “Nếu không phải Thánh thượng nói chữ y thú vị muốn giữ lại thưởng thức nên đã lấy bài thi luôn thì thật sự ta muốn cho ngươi nhìn một lần…” Cái đập vai của Chu đại nhân cũng dùng sức lắm, y tán dương: “Đúng rồi, Thánh thượng cũng lấy bài thi của ngươi đấy! Chữ đẹp lắm, có khí khái!”
Tôi cười cười, không nói gì.
Sau đó tôi mới tỉ mỉ nghĩ lại:
Bảo sao…
Bảo sao y rất hay nhìn tôi luyện chữ, cứ nhìn chằm chằm vào cổ tay của tôi. Bảo sao tôi bảo y nâng bút viết một bài thơ ngắn thì y lại nói y không giỏi làm thơ. Bảo sao y luôn lộ ra vẻ mặt không hiểu hỏi tôi: “Đệ đưa bút như này không thấy khó chịu sao?”
“Không có mà.” Tôi cũng mờ mịt, thấy câu hỏi của y lạ lạ.
Thì ra là thế, sao mà y không giỏi làm thơ được. Rõ ràng là không muốn viết chữ trước mặt tôi đây mà. Tôi cười cười, cảm thấy mình đã biết được bí mật của Trần Du.
Từ đó về sau lòng tôi sáng tỏ, lúc y hỏi tôi tôi sẽ tận lực giảng giải cho y, thậm chí thỉnh thoảng vô ý để y nhìn tôi luyện chữ. Nhưng vẻ mặt y tuy là thường thức nhưng cứ kiểu mơ hồ lắm ấy, tôi thấy thế chỉ hận không thể bắt tay y tự mình dạy dỗ, nhưng tôi cũng chỉ vì giữ mặt mũi cho y mà đành thôi.
Có một hôm tôi quay người muốn về phòng lấy sách, nửa đường mới nhớ ra tập đó để ở trên bàn rồi nên lại quay về. Lúc tôi đi qua chỗ rẽ thì thấy y đang cẩn thận cất tờ giấy vừa nãy tôi bỏ đi do đang viết thơ thì bị dây mực lên. Sau khi lặng lẽ làm xong y lại ngồi thẳng lên, giả bộ như chăm chú thưởng thức chữ trên bàn.
Tôi ngưng cười, không muốn vạch trần y.
Mấy tháng trôi qua đúng vào sinh nhật y, nhưng y còn quên cả sinh nhật mình hay sao ấy, lúc tôi nói đến y mới chợt nhớ ra.
Tôi giao quyển sách màu lam cho y, cười nói: “Tập thơ tản mạn huynh luôn mong nhớ trùng hợp ta cũng có một bản, nhưng nó được chú giải lên nhiều quá rồi không tiện đưa huynh. Đây là tập do ta tự chép, tuyệt không sai một chữ, bẩn một li.”
“Nguyện huynh mỗi ngày bình an, cả đời hỉ nhạc.”
Y chăm chú nhìn tôi, trong mắt là cảm xúc cuồn cuộn, sau đó mới run run đưa tay đón lấy. Hồi lâu sau vẫn không nói gì, mãi mới run giọng lên tiếng: “Đệ ở Hộ bộ sự vụ quấn thân…sao có thể…sao lại đi chép tay một quyển dày như thế này cho ta làm gì…”
Tôi gặp lại y thì cũng quẫn lắm, nhưng y có vẻ trong lòng có việc nên nhìn còn bối rối hơn cả tôi.
Tôi ăn xong thì bỏ đũa xuống, y lại gắp thêm đồ cho tôi. Tôi nghĩ có lẽ y vừa biết được lúc trước tôi bỏ ăn bỏ uống vì Khuất Nghiêu nên bất mãn lắm. Thế nên tôi cũng cố ăn thêm mấy bát, đến tận lúc thật sự no không chịu nổi nữa mới phẩy tay nói thôi.
Y cũng dừng đũa, tôi gọi hạ nhân dọn bàn ăn xuống.
“Thật sự đệ no rồi đấy à?”
Thật sự luôn ấy, bụng tôi không chưa nổi nữa đâu, tôi vội gật đầu.
Y nhìn tôi một hồi mới do dự nói ra: “Hôm nay ta tới, là muốn xin đệ cái này.”
Tôi hiếu kỳ nhìn qua, y chưa từng muốn đồ gì của tôi cả, thế nên hỏi lại y: “Huynh muốn cái gì?”
Ánh mắt y lóe lóe: “Cái quyển tập thơ tản mạn đệ chép cho ta ấy, ta muốn lấy lại…”
Tập thơ tản mạn?
Y không nhắc tới thì không sao, nhắc tới tôi lại giận. Quyển đó tốn biết bao nhiêu tâm tư của tôi cơ chứ? Đôi khi bị dính chút vết mực ngoài ý muốn, lúc thì run cả cổ tay nên xảy ra sai sót, tôi đều phải gạt bỏ đi để chép lại hết.
Muốn tặng y một lễ vật thật đáng giá nên tôi tận tụy viết chữ còn cẩn thận hơn cả đi thi khoa cử năm đó. Phần lễ đó tuy chẳng đáng giá bao tiền, lại còn chả bằng bản độc nhất y tặng cho tôi, nhưng tâm ý của tôi trong đó thì không hề kém. Cả một quyển sách dày như vậy tôi mất hơn ba tháng để hoàn thành. Dù tôi cũng hay thường luyện chữ, nhưng viết quyển này cũng khiến tôi nhức cả cổ tay, đến mắt cũng hoa hết cả lên ấy chứ.
Tôi tức giận nói: “Huynh trả lại rồi còn muốn lấy lại làm gì?”
Y nhìn tôi tức thế cũng vội nói: “Ta hối hận mà…” Giọng y ỉu xìu: “Thật sự đấy, khi đó ta tức quá, lại dỗi đệ nên mới trả nó lại thôi…”
Dỗi tôi? Dỗi tôi là có thể coi nhẹ tâm ý của tôi ư? Y có biết lúc tôi nhìn thấy quyển sách kia vừa khổ vừa tức thế nào không.
Y thấy tôi không nói gì lại nói tiếp: “Ta tặng lại cuốn Sơn hà Văn chí cho đệ nhé…”
Y nghĩ tôi thèm khát cái cuốn ấy lắm ấy! Lòng tôi càng tức, nói: “Ta đọc xong hết rồi đọc lại làm gì?”
Y thất vọng lắm, bất an kinh hoảng trong đáy mắt hiện lên. Y mân môi mấy lần, nói khẽ: “Mặc Bạn, ta thật sự hối hận rồi, ta…”
Tôi hay bị mềm lòng, nghe y gọi tôi như vậy cũng không đành lòng cự tuyệt y. Nhưng mà y có thể dỗi tôi chả lẽ tôi không được dỗi lại à?
Tôi uống ngụm trà, trà nóng thấm tận ruột, lòng tôi lại sinh ra một kế. Tôi điềm nhiên nói: “Không bằng thế này đi, đây là quyển ta chép tay ra, vậy huynh cũng tặng lại ta một bộ chữ, vậy ta sẽ đưa lại cho huynh.”
Chỉ một yêu cầu đơn giản như vậy mà y cũng biến sắc, mãi không chịu đáp ứng.
Tôi đương nhiên biết nguyên do rồi, chỉ đơn giản là bởi vì…Chữ y không đẹp cho lắm.
Chu đại nhân của Quốc Tử Giám cũng là chỗ thân cận với tôi, có một lần cháu gái nhà lão xuất giá nên tôi tới ăn mừng. Biết lão thích chữ tôi nên ngoài lễ vật tặng cháu gái lão tôi còn tặng lão một bức tự của tôi.
Lão uống rượu hồng quang đầy mặt, nghe tôi đưa chữ tới thì rời khỏi bàn tiệc muốn đi thưởng chữ với tôi. Lão giở quyển trục ra, vuốt ve chòm rau hoa tiêu gật gù không ngừng, trong mắt là mừng rỡ. Chả hiểu sao bỗng nhiên lão thở dài.
Chu đại nhân lên tiếng: “Mặc dù văn chương của Trần Du tốt lắm, thăng quan cũng nhanh, đáng tiếc, đáng tiếc…Àiiii”
Sau đó tôi cũng chấn kinh. Lúc đó Trần Du đang lúc phong quang, mới chỉ làm quan mấy tháng mà đã được giao cho những việc trọng yếu. Sau khi y đi sông Phần trở về bệ hạ đã thăng quan cho y, lúc đó đã ngang hàng với Trạng nguyên.
Cây có mọc thành rừng vẫn bị gió quật ngã được. Hẳn là có ai đó đã nhằm vào y, hoặc là sau con đường thăng quan của y là âm mưu gì đó của bệ hạ…
Kết quả Chu đại nhân chỉ thở dài: “Đáng tiếc…viết chữ xấu quá…”
Tôi nhẹ thở phào, không khỏi bật cười. Xấu là xấu đến mức nào?
Chu đại nhân vẫn dáng vẻ tiếc thương lắm: “Ngươi có nhìn thấy bài thi của y chưa? Lúc ta chép lại bài thi, nếu không phải do văn chương y tốt thì thật sự lúc ấy chỉ muốn xé luôn tờ giấy thi thôi…”
Nhất định là Chu đại nhân đã ngà ngà say rồi. Bình thường lão là một người chính trực thủ lễ, thân là cận thần của bệ ha, ngôn từ chuẩn chỉ, sao giờ lại đi nói ra lỗi xấu của vãn bối thế này?
Tôi nghe thấy cũng hoảng hốt, cảm thấy thế này là nói xấu sau lưng người ta, vội đỡ lời: “Chu đại nhân, ngài say rồi…”
Chu đại nhân chợt nhớ ra cái gì, đột nhiên nhỏ giọng nói: “Thấy ngươi cũng thân thiết với y nên mới kể với ngươi…Ngàn vạn lần ngươi đừng kể với ai…”
Chuyện bí mật này sao tôi có thể nghe, cuống quýt muốn khuyên can lão, còn chưa mở miệng lại nghe lão nói tiếp: “Lẽ ra lúc đầu tên tiểu tử Trần Du kia là Trạng nguyên cơ…”
Tôi nghe xong cũng ngẩn người.
Chu đại nhân kể tiếp: “…Ngươi biết đấy, lúc trình bài thi lên đều là bản chép lại, bị xóa tên người thi rồi. Lúc sách luận thi Đình qua đi, Thánh thượng định khâm y là Trạng Nguyên, nhưng người nghĩ lại một chút, bảo ta dâng bài thi y tự mình viết lên. Sau khi nhìn thấy bài thi ấy Thánh thượng cười to vài tiếng, nói rằng ‘Chữ này khó coi thế, cho hắn làm Bảng Nhãn thôi’, lúc ấy ta…ài…thật sự là đáng tiếc…”
Chu đại nhân thở dài: “Ngươi nói xem…Nếu chữ y mà đẹp một chút thì nhất định y có thể trúng Tam Nguyên rồi…Nghĩ lại triều ta Tam Nguyên vỏn vẹn chỉ có mỗi một mình ngươi…”
“Nhưng ta cũng thắc mắc…Văn chương y tốt như thế tại sao mấy năm trước thi không nổi cử nhân cho được? Sau đó thi liền thi đỗ được một giải Nguyên, chắc lúc trước y thi không đỗ là do chữ xấu quá đi. Giờ cũng chẳng biết bài thi của y đang ở đâu đây…”
Tôi trố mắt nghe lão kể chuyện này.
Chu đại nhân vỗ vai tôi, nói hàm hồ không rõ: “Nếu không phải Thánh thượng nói chữ y thú vị muốn giữ lại thưởng thức nên đã lấy bài thi luôn thì thật sự ta muốn cho ngươi nhìn một lần…” Cái đập vai của Chu đại nhân cũng dùng sức lắm, y tán dương: “Đúng rồi, Thánh thượng cũng lấy bài thi của ngươi đấy! Chữ đẹp lắm, có khí khái!”
Tôi cười cười, không nói gì.
Sau đó tôi mới tỉ mỉ nghĩ lại:
Bảo sao…
Bảo sao y rất hay nhìn tôi luyện chữ, cứ nhìn chằm chằm vào cổ tay của tôi. Bảo sao tôi bảo y nâng bút viết một bài thơ ngắn thì y lại nói y không giỏi làm thơ. Bảo sao y luôn lộ ra vẻ mặt không hiểu hỏi tôi: “Đệ đưa bút như này không thấy khó chịu sao?”
“Không có mà.” Tôi cũng mờ mịt, thấy câu hỏi của y lạ lạ.
Thì ra là thế, sao mà y không giỏi làm thơ được. Rõ ràng là không muốn viết chữ trước mặt tôi đây mà. Tôi cười cười, cảm thấy mình đã biết được bí mật của Trần Du.
Từ đó về sau lòng tôi sáng tỏ, lúc y hỏi tôi tôi sẽ tận lực giảng giải cho y, thậm chí thỉnh thoảng vô ý để y nhìn tôi luyện chữ. Nhưng vẻ mặt y tuy là thường thức nhưng cứ kiểu mơ hồ lắm ấy, tôi thấy thế chỉ hận không thể bắt tay y tự mình dạy dỗ, nhưng tôi cũng chỉ vì giữ mặt mũi cho y mà đành thôi.
Có một hôm tôi quay người muốn về phòng lấy sách, nửa đường mới nhớ ra tập đó để ở trên bàn rồi nên lại quay về. Lúc tôi đi qua chỗ rẽ thì thấy y đang cẩn thận cất tờ giấy vừa nãy tôi bỏ đi do đang viết thơ thì bị dây mực lên. Sau khi lặng lẽ làm xong y lại ngồi thẳng lên, giả bộ như chăm chú thưởng thức chữ trên bàn.
Tôi ngưng cười, không muốn vạch trần y.
Mấy tháng trôi qua đúng vào sinh nhật y, nhưng y còn quên cả sinh nhật mình hay sao ấy, lúc tôi nói đến y mới chợt nhớ ra.
Tôi giao quyển sách màu lam cho y, cười nói: “Tập thơ tản mạn huynh luôn mong nhớ trùng hợp ta cũng có một bản, nhưng nó được chú giải lên nhiều quá rồi không tiện đưa huynh. Đây là tập do ta tự chép, tuyệt không sai một chữ, bẩn một li.”
“Nguyện huynh mỗi ngày bình an, cả đời hỉ nhạc.”
Y chăm chú nhìn tôi, trong mắt là cảm xúc cuồn cuộn, sau đó mới run run đưa tay đón lấy. Hồi lâu sau vẫn không nói gì, mãi mới run giọng lên tiếng: “Đệ ở Hộ bộ sự vụ quấn thân…sao có thể…sao lại đi chép tay một quyển dày như thế này cho ta làm gì…”