Chương : 16
Chỉ huy Trent Anderson lao bổ trở lại Nhà tròn Điện Capitol, giận sôi vì nhóm an ninh của mình thất bại. Một người trong đội đã tìm thấy dải băng đeo và chiếc áo khoác nhà binh tại một hốc tường gần cổng phía đông.
Đây là chỗ thằng khốn thoát thân!
Anderson đã phân công các nhóm xem lại đoạn video khu vực bên ngoài, nhưng đến lúc họ tìm được gì đó thì gã kia đã cao chạy xa bay từ lâu.
Lúc này, khi bước vào Nhà tròn để xem xét tình hình, Anderson nhận thấy mọi việc đã được kiểm soát khá tốt. Lực lượng an ninh khéo léo phong toả cả bốn lối vào Nhà tròn bằng phương pháp kiểm soát đám đông sẵn có. Họ sử dụng một tấm màn chắn bằng nhung, bố trí bảo vệ trực để xin lỗi khách du lịch, và treo tấm biển mang dòng chữ PHÒNG NÀY TẠM THỜI ĐÓNG CỬA ĐỂ LÀM CÔNG TÁC VỆ SINH. Cả chục nhân chứng được dồn thành một nhóm ở mé phía đông gian phòng, bị tịch thu hết điện thoại di động và máy ảnh.
Anderson không muốn để ai gửi một bức ảnh chụp dù bằng điện thoại di động tới CNN.
Trong số những nhân chứng bị giữ lại có một người đàn ông tóc đen, cao ráo, mặc áo tuýt thể thao, đang cố tách khỏi nhóm để nói chuyện với viên Chỉ huy. Bấy giờ người đó đang tranh cãi khá gay gắt với các nhân viên an ninh.
- Lát nữa tôi sẽ nói chuyện với anh ta - Anderson gọi với tới chỗ nhân viên của mình - Còn bây giờ, hãy giữ tất cả mọi người trong sảnh chính cho tới khi chúng ta xác định được thứ này.
Anderson đưa mắt về cái bàn tay vẫn đứng trơ trơ ở giữa phòng.
Lạy Chúa lòng lành. Suốt mười lăm năm làm công tác an ninh tại Điện Capitol, anh đã trông thấy vài thứ kỳ lạ. Nhưng không có thứ nào như thế này.
Phải gọi pháp y tới đây nhanh để đưa cái đó ra khỏi khu vực của mình.
Anderson tiến lại gần hơn, thấy rõ rằng phần cổ tay đầm đìa máu đã được găm vào một đế gỗ có cắm chông để làm cho bàn tay đứng thẳng được. Gỗ và thịt, anh nghĩ. Các máy dò kim loại chịu chết. Vật duy nhất bằng kim loại là một chiếc nhẫn vàng lớn mà Anderson cho rằng đã từng bị dò ở cửa kiểm soát hoặc bị kẻ tình nghi tuốt khỏi ngón tay người chết để tự đeo.
Anderson cúi thấp xuống để xem xét bàn tay. Trông nó như tay một người đàn ông trạc tuổi 60. Cái nhẫn mang một dấu hiệu trang trí nào đó với một con chim hai đầu và chữ số 33. Anderson không biết biểu tượng này. Nhưng anh chú ý nhiều hơn đến những hình xăm nhỏ xíu trên đầu ngón cái và ngón trỏ.
Một tác phẩm quái gở khốn kiếp.
- Chỉ huy? - Một nhân viên an ninh bước vội tới, giơ điện thoại ra - Cuộc gọi đích danh Chỉ huy. Tổng đài an ninh vừa nối máy.
Anderson nhìn cấp dưới như nhìn một kẻ tâm thần.
- Tôi đang dở việc ở đây, - anh quát ầm lên.
Mặt anh chàng kia tái mét. Anh ta bịt ống nói và thì thào.
- CIA gọi.
Anderson sửng sốt. CIA đã biết vụ này rồi kia à?
- Gọi từ Phòng An ninh của họ.
Anderson đờ người. Chó chết thật. Anh khó chịu nhìn chiếc điện thoại trên tay cậu nhân viên.
Trong cái đại dương mênh mông nhung nhúc những cơ quan tình báo ở Washington này, Phòng An ninh (OS) của CIA chẳng khác gì Tam giác quỷ Bermuda - một khu vực nguy hiểm và bí ẩn mà tất cả những ai hiểu biết đều tìm cách tránh xa bất cứ khi nào có thể. OS do CIA thành lập và được trao quyền gần như thanh trừng nội bộ, chỉ để phục vụ một mục đích kỳ cục là kiểm soát chính CIA. Là một phòng nội chính rất có thế lực, OS theo dõi tất cả các nhân viên CIA để phát giác những hành vi trái phép: tham ô ngân quỹ, buôn bán bí mật, đánh cắp công nghệ, và sử dụng những hình thức tra tấn trái luật, đại loại như vậy.
Họ theo dõi các tình báo viên của nước Mỹ.
Với toàn quyền điều tra mọi vấn đề an ninh quốc gia, OS có phạm vi ảnh hưởng rất mạnh và rộng. Anderson không thể đoán được tại sao họ lại quan tâm đến sự cố ở Điện Capitol, hoặc làm cách nào mà họ biết nhanh đến vậy. Người ta đồn rằng OS có tai mắt khắp mọi nới. Tất cả những gì Anderson biết là họ có đường truyền tín hiệu trực tiếp từ các máy quay an ninh ở Điện. Sự cố này không phù hợp với định hướng quản lý của OS, nhưng thời gian cuộc gọi tới cho Anderson có vẻ quá trùng khớp, không thể là vụ gì khác hơn vụ bàn tay ghê tởm?
- Chỉ huy - như giơ một chủ khoai nóng rãy, nhân viên an ninh chìa điện thoại cho Anderson - Chỉ huy cần nhận cuộc gọi ngay bây giờ. Nó là từ… - Anh ta ngừng lại và chúm môi tạo hình hai chữ: SA-TO
Anderson cau mặt lườm anh chàng kia. Cậu đùa tôi đấy chắc? Anh cảm thấy bàn tay mình bắt đầu vã mồ hôi. Sato đích thân xử lý vụ này cơ? sỏ Phòng An ninh - Giám đốc Inoue Sato - là một huyền thoại của làng tình báo. Sinh ra sau vụ Trân Châu Cảng, trong hàng rào một trại giam của Nhật ở Manzanar California và phải trải qua bao nhiêu gian nan mới sống sót nổi, Sato cực kỳ thấm thía sự kinh khủng của chiến tranh, cũng như hiểu rõ tình báo quân sự kém hiệu quả thì nguy hại ra sao. Giờ đây, ở vào một trong những địa vị quyền lực và bí mật nhất của ngành tình báo Hoa Kỳ, Sato đã chứng tỏ mình là một người yêu nước kiên định và một đối thủ đáng sợ cho bất kỳ kẻ đối lập nào. Chẳng mấy khi lộ diện nhưng rất được công chúng nể sợ, vị Giám đốc OS thường lùng sục tại những vùng nước sâu của CIA, y như loài quái thú săn mồi, chỉ trồi lên khi nào định xơi tái nạn nhân của mình.
Anderson mới diện kiến Sato có một lần, nhưng ký ức về đôi mắt đen lạnh lùng ấy khiến anh cảm thấy được trao đổi chuyện này chỉ qua điện thoại là rất may rồi.
Anderson cầm điện thoại và đưa lên miệng.
- Giám đốc Sato, - anh cố nói bằng giọng thân thiện nhất - Tôi là Chỉ huy Anderson đây. Tôi có thể giúp…
- Tôi cần nói chuyện ngay với một người đàn ông đang hiện diện trong toà nhà anh quản lý - Giọng vị Giám đốc OS rất đanh, y như tiếng sỏi chà lên bảng viết. Cuộc phẫu thuật ung thư vòm họng để lại nơi cổ Sato một vết sẹo to tướng, và làm cho giọng nói trở nên uy hiếp người nghe một cách ghê gớm - Tôi muốn anh tìm ông ta cho tôi ngay lập tức.
Có thế thôi sao? Muốn tôi gọi một ai đó à? Anderson đột nhiên cảm thấy đầy hy vọng rằng có lẽ cuộc điện đàm này là hoàn toàn ngẫu nhiên.
- Giám đốc đang tìm ai?
- Robert Langdon. Tôi tin chắc rằng ông ta đang ở trong khu nhà của anh.
Langdon à? Cái tên nghe quen quen, nhưng Anderson không tài nào xác định được. Giờ anh chỉ thắc mắc liệu Sato đã biết về vụ bàn tay chưa.
- Hiện tôi đang ở trong Nhà tròn, - Anderson phân vân - nhưng ở đây cũng có một số khách du lịch… Giám đốc chờ chút - Anh buông điện thoại xuống và gọi vọng lại phía nhóm người - Này các vị, có vị nào tên là Langdon không?
Không gian lặng đi chốc lát, rồi một giọng trầm thấp vang lên từ đám du khách.
- Có tôi là Robert Langdon.
Sato biết tất cả mọi chuyện. Anderson nghển cổ, dõi mắt nhìn người vừa lên tiếng.
Chính là người đàn ông đã cố gắng tách khỏi đám đông để đến gặp anh lúc trước. Anh ta có vẻ đang mất bình tĩnh… nhưng trông rất quen.
Anderson đưa điện thoại lên miệng.
- Vâng, ông Langdon có ở đây.
- Đưa máy cho ông ấy - Sato xẵng giọng.
Anderson thở hắt ra. Đỡ quá.
- Chờ nhé!
Anh vẫy Langdon.
Khi người đàn ông đến gần. Anderson bỗng hiểu ra tại sao tên họ anh ta lại quen quen. Mình vừa đọc một bài báo về thằng cha này. Hắn làm cái quái gì ở đây không biết.
Mặc dù Langdon cao tới 1m80 và nở nang như vận động viên, nhưng Anderson thấy anh thiếu hẳn vẻ sắc sảo hay lạnh lùng đáng ra phải có ở một nhân vật nổi tiếng vì đã thoát chết trong vụ nổ ở Vatican và vụ săn lùng tội phạm ở Paris. Trông anh ta giống một kẻ cắm cúi đọc Dostoyevsky bên lò sưởi thư viện một trường Đại học tên tuổi nào đó hơn. Thằng cha này trốn tránh cảnh sát Pháp bằng cách náu vào một đống giày thì phải?
- Ông Langdon? - Anderson lên tiếng và bước tới đón - Tôi là Chỉ huy Anderson, phụ trách an ninh ở đây. Ông có một cuộc điện thoại.
- Gọi tôi? - Đôi mắt xanh da trời của Langdon lộ vẻ lo lắng và bất ổn.
Anderson đưa điện thoại ra.
- Gọi từ Phòng An ninh CIA.
- Tôi chưa bao giờ biết đến cơ quan đó cả.
Anderson mỉm cười e ngại.
- Chà, thưa ông, thế mà họ lại biết ông đấy.
Langdon đưa điện thoại lên tai.
- A lô?
- Ông Robert Langdon phải không? - Cái giọng cay nghiệt của Giám đốc Sato oang oang vọng ra từ chiếc loa tí xíu, to đến mức Anderson cũng nghe rõ.
- Vâng - Langdon đáp.
Anderson nhích lại gần hơn để nghe xem Sato nói gì.
- Tôi là Giám đốc Inoue Sato, thưa ông Langdon. Tôi đang phải xử lý một cuộc khủng hoảng, và tôi tin ông có những thông tin may ra giúp ích cho tôi.
Langdon lộ vẻ hy vọng.
- Có liên quan đến Peter Solomon phải không? Các vị biết ông ấy ở đâu chứ?
Peter Solomon à? Anderson chịu không hiểu đầu cua tai nheo ra sao.
- Thưa Giáo sư, - Sato nhắc nhở - Lúc này tôi là người đặt câu hỏi.
- Peter Solomon đang gặp nguy hiểm, - Langdon kêu lên - Một gã điên nào đó vừa…
- Xin lỗi, - Sato ngắt lời.
Anderson co rúm người. Không hay rồi. Ngắt mạch câu hỏi của một quan chức CIA chóp bu đúng là một sai lầm mà chỉ dân thường mới mắc phải. Chắc gã Langdon này tự cho mình là khôn đây.
- Nghe cho kỹ - Sato nói - Như chúng tôi vừa nói, đất nước đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng. Người ta gợi ý cho tôi rằng ông có những thông tin ngăn chặn được cuộc khủng hoảng đó. Nào, tôi hỏi lại lần nữa. Ông nắm giữ những thông tin gì?
Langdon hoàn toàn mất phương hướng.
- Thưa Giám đốc, tôi chẳng hiểu Giám đốc đang đề cập tới chuyện gì. Bây giờ tôi chỉ quan tâm tới việc tìm Peter và…
- Không hiểu gì ư? - Sato gặng.
Anderson nhận ra Langdon bắt đầu phát cáu. Giọng vị Giáo sư lúc này nghe hung hăng tợn.
- Không hề, thưa ông. Chẳng hiểu tí nào cả.
Anderson chớp mắt. Sai lầm. Sai lầm. Sai lầm. Robert Langdon vừa mắc phải một sai lầm đắt giá trong cách ứng xử với Giám đốc Sato.
Và cũng quá muộn để sửa chữa rồi. Trước sự ngạc nhiên của Anderson, Giám đốc Sato xuất hiện ở mé bên kia Nhà Tròn, và đang tiến lại từ phía sau Langdon. Sato ngay trong toà nhà này. Anderson nín thở và chuẩn bị tinh thần xem tấn kịch sắp tới. Gã Langdon đúng là loại điếc không sợ súng.
Cái bóng lù lù của vị Giám đốc tiến lại gần hơn, điện thoại vẫn áp trên tai, đôi mắt đen như hai tia laser dính chặt vào lưng Langdon.
Langdon nắm chặt chiếc điện thoại của viên Chỉ huy cảnh sát và cảm thấy càng lúc càng thất vọng khi vị Giám đốc OS dồn ép anh.
- Tôi xin lỗi, thưa ông, - Langdon nói cộc lốc - nhưng tôi không hiểu được ý ông. Ông muốn gì ở tôi?
- Tôi muốn gì ở anh ư? - Giọng chói lói của vị Giám đốc OS vang qua chiếc điện thoại Langdon đang cầm, xóc óc và trống rỗng, như giọng một người đang hấp hối vì căn bệnh viêm họng liên cầu.
Trong khi vị Giám đốc nói, Langdon cảm thấy ai đó vỗ vào vai anh. Anh quay lại và mắt anh nhìn thẳng xuống… gương mặt của một phụ nữ Nhật Bản nhỏ thó. Bà ta có vẻ mặt dữ tợn, nước da lốm đốm, mái tóc thưa, hàm răng ám khói thuốc lá, và một vết sẹo trắng ởn dễ sợ chạy ngay qua cổ. Bàn tay xương xẩu của người phụ nữ cầm một chiếc điện thoại di động áp vào tai, và khi môi bà ta mấp máy, Langdon nghe thấy giọng nói khó chịu quen thuộc qua điện thoại di động của mình.
- Tôi muốn gì ở anh ư, thưa Giáo sư? - Bà ta bình thản gập điện thoại và đăm đăm nhìn anh - Trước hết, anh có thể thôi gọi tôi là ông được rồi.
Langdon trợn mắt nhìn, sượng trân.
- Thưa bà, tôi… xin lỗi. Tín hiệu điện thoại không tốt nên…
- Tín hiệu điện thoại rất tốt, thưa Giáo sư, - Sato gạt đi - Và tôi không đủ khoan dung để tiếp tục chịu đựng câu chuyện nhảm nhí này.
Đây là chỗ thằng khốn thoát thân!
Anderson đã phân công các nhóm xem lại đoạn video khu vực bên ngoài, nhưng đến lúc họ tìm được gì đó thì gã kia đã cao chạy xa bay từ lâu.
Lúc này, khi bước vào Nhà tròn để xem xét tình hình, Anderson nhận thấy mọi việc đã được kiểm soát khá tốt. Lực lượng an ninh khéo léo phong toả cả bốn lối vào Nhà tròn bằng phương pháp kiểm soát đám đông sẵn có. Họ sử dụng một tấm màn chắn bằng nhung, bố trí bảo vệ trực để xin lỗi khách du lịch, và treo tấm biển mang dòng chữ PHÒNG NÀY TẠM THỜI ĐÓNG CỬA ĐỂ LÀM CÔNG TÁC VỆ SINH. Cả chục nhân chứng được dồn thành một nhóm ở mé phía đông gian phòng, bị tịch thu hết điện thoại di động và máy ảnh.
Anderson không muốn để ai gửi một bức ảnh chụp dù bằng điện thoại di động tới CNN.
Trong số những nhân chứng bị giữ lại có một người đàn ông tóc đen, cao ráo, mặc áo tuýt thể thao, đang cố tách khỏi nhóm để nói chuyện với viên Chỉ huy. Bấy giờ người đó đang tranh cãi khá gay gắt với các nhân viên an ninh.
- Lát nữa tôi sẽ nói chuyện với anh ta - Anderson gọi với tới chỗ nhân viên của mình - Còn bây giờ, hãy giữ tất cả mọi người trong sảnh chính cho tới khi chúng ta xác định được thứ này.
Anderson đưa mắt về cái bàn tay vẫn đứng trơ trơ ở giữa phòng.
Lạy Chúa lòng lành. Suốt mười lăm năm làm công tác an ninh tại Điện Capitol, anh đã trông thấy vài thứ kỳ lạ. Nhưng không có thứ nào như thế này.
Phải gọi pháp y tới đây nhanh để đưa cái đó ra khỏi khu vực của mình.
Anderson tiến lại gần hơn, thấy rõ rằng phần cổ tay đầm đìa máu đã được găm vào một đế gỗ có cắm chông để làm cho bàn tay đứng thẳng được. Gỗ và thịt, anh nghĩ. Các máy dò kim loại chịu chết. Vật duy nhất bằng kim loại là một chiếc nhẫn vàng lớn mà Anderson cho rằng đã từng bị dò ở cửa kiểm soát hoặc bị kẻ tình nghi tuốt khỏi ngón tay người chết để tự đeo.
Anderson cúi thấp xuống để xem xét bàn tay. Trông nó như tay một người đàn ông trạc tuổi 60. Cái nhẫn mang một dấu hiệu trang trí nào đó với một con chim hai đầu và chữ số 33. Anderson không biết biểu tượng này. Nhưng anh chú ý nhiều hơn đến những hình xăm nhỏ xíu trên đầu ngón cái và ngón trỏ.
Một tác phẩm quái gở khốn kiếp.
- Chỉ huy? - Một nhân viên an ninh bước vội tới, giơ điện thoại ra - Cuộc gọi đích danh Chỉ huy. Tổng đài an ninh vừa nối máy.
Anderson nhìn cấp dưới như nhìn một kẻ tâm thần.
- Tôi đang dở việc ở đây, - anh quát ầm lên.
Mặt anh chàng kia tái mét. Anh ta bịt ống nói và thì thào.
- CIA gọi.
Anderson sửng sốt. CIA đã biết vụ này rồi kia à?
- Gọi từ Phòng An ninh của họ.
Anderson đờ người. Chó chết thật. Anh khó chịu nhìn chiếc điện thoại trên tay cậu nhân viên.
Trong cái đại dương mênh mông nhung nhúc những cơ quan tình báo ở Washington này, Phòng An ninh (OS) của CIA chẳng khác gì Tam giác quỷ Bermuda - một khu vực nguy hiểm và bí ẩn mà tất cả những ai hiểu biết đều tìm cách tránh xa bất cứ khi nào có thể. OS do CIA thành lập và được trao quyền gần như thanh trừng nội bộ, chỉ để phục vụ một mục đích kỳ cục là kiểm soát chính CIA. Là một phòng nội chính rất có thế lực, OS theo dõi tất cả các nhân viên CIA để phát giác những hành vi trái phép: tham ô ngân quỹ, buôn bán bí mật, đánh cắp công nghệ, và sử dụng những hình thức tra tấn trái luật, đại loại như vậy.
Họ theo dõi các tình báo viên của nước Mỹ.
Với toàn quyền điều tra mọi vấn đề an ninh quốc gia, OS có phạm vi ảnh hưởng rất mạnh và rộng. Anderson không thể đoán được tại sao họ lại quan tâm đến sự cố ở Điện Capitol, hoặc làm cách nào mà họ biết nhanh đến vậy. Người ta đồn rằng OS có tai mắt khắp mọi nới. Tất cả những gì Anderson biết là họ có đường truyền tín hiệu trực tiếp từ các máy quay an ninh ở Điện. Sự cố này không phù hợp với định hướng quản lý của OS, nhưng thời gian cuộc gọi tới cho Anderson có vẻ quá trùng khớp, không thể là vụ gì khác hơn vụ bàn tay ghê tởm?
- Chỉ huy - như giơ một chủ khoai nóng rãy, nhân viên an ninh chìa điện thoại cho Anderson - Chỉ huy cần nhận cuộc gọi ngay bây giờ. Nó là từ… - Anh ta ngừng lại và chúm môi tạo hình hai chữ: SA-TO
Anderson cau mặt lườm anh chàng kia. Cậu đùa tôi đấy chắc? Anh cảm thấy bàn tay mình bắt đầu vã mồ hôi. Sato đích thân xử lý vụ này cơ? sỏ Phòng An ninh - Giám đốc Inoue Sato - là một huyền thoại của làng tình báo. Sinh ra sau vụ Trân Châu Cảng, trong hàng rào một trại giam của Nhật ở Manzanar California và phải trải qua bao nhiêu gian nan mới sống sót nổi, Sato cực kỳ thấm thía sự kinh khủng của chiến tranh, cũng như hiểu rõ tình báo quân sự kém hiệu quả thì nguy hại ra sao. Giờ đây, ở vào một trong những địa vị quyền lực và bí mật nhất của ngành tình báo Hoa Kỳ, Sato đã chứng tỏ mình là một người yêu nước kiên định và một đối thủ đáng sợ cho bất kỳ kẻ đối lập nào. Chẳng mấy khi lộ diện nhưng rất được công chúng nể sợ, vị Giám đốc OS thường lùng sục tại những vùng nước sâu của CIA, y như loài quái thú săn mồi, chỉ trồi lên khi nào định xơi tái nạn nhân của mình.
Anderson mới diện kiến Sato có một lần, nhưng ký ức về đôi mắt đen lạnh lùng ấy khiến anh cảm thấy được trao đổi chuyện này chỉ qua điện thoại là rất may rồi.
Anderson cầm điện thoại và đưa lên miệng.
- Giám đốc Sato, - anh cố nói bằng giọng thân thiện nhất - Tôi là Chỉ huy Anderson đây. Tôi có thể giúp…
- Tôi cần nói chuyện ngay với một người đàn ông đang hiện diện trong toà nhà anh quản lý - Giọng vị Giám đốc OS rất đanh, y như tiếng sỏi chà lên bảng viết. Cuộc phẫu thuật ung thư vòm họng để lại nơi cổ Sato một vết sẹo to tướng, và làm cho giọng nói trở nên uy hiếp người nghe một cách ghê gớm - Tôi muốn anh tìm ông ta cho tôi ngay lập tức.
Có thế thôi sao? Muốn tôi gọi một ai đó à? Anderson đột nhiên cảm thấy đầy hy vọng rằng có lẽ cuộc điện đàm này là hoàn toàn ngẫu nhiên.
- Giám đốc đang tìm ai?
- Robert Langdon. Tôi tin chắc rằng ông ta đang ở trong khu nhà của anh.
Langdon à? Cái tên nghe quen quen, nhưng Anderson không tài nào xác định được. Giờ anh chỉ thắc mắc liệu Sato đã biết về vụ bàn tay chưa.
- Hiện tôi đang ở trong Nhà tròn, - Anderson phân vân - nhưng ở đây cũng có một số khách du lịch… Giám đốc chờ chút - Anh buông điện thoại xuống và gọi vọng lại phía nhóm người - Này các vị, có vị nào tên là Langdon không?
Không gian lặng đi chốc lát, rồi một giọng trầm thấp vang lên từ đám du khách.
- Có tôi là Robert Langdon.
Sato biết tất cả mọi chuyện. Anderson nghển cổ, dõi mắt nhìn người vừa lên tiếng.
Chính là người đàn ông đã cố gắng tách khỏi đám đông để đến gặp anh lúc trước. Anh ta có vẻ đang mất bình tĩnh… nhưng trông rất quen.
Anderson đưa điện thoại lên miệng.
- Vâng, ông Langdon có ở đây.
- Đưa máy cho ông ấy - Sato xẵng giọng.
Anderson thở hắt ra. Đỡ quá.
- Chờ nhé!
Anh vẫy Langdon.
Khi người đàn ông đến gần. Anderson bỗng hiểu ra tại sao tên họ anh ta lại quen quen. Mình vừa đọc một bài báo về thằng cha này. Hắn làm cái quái gì ở đây không biết.
Mặc dù Langdon cao tới 1m80 và nở nang như vận động viên, nhưng Anderson thấy anh thiếu hẳn vẻ sắc sảo hay lạnh lùng đáng ra phải có ở một nhân vật nổi tiếng vì đã thoát chết trong vụ nổ ở Vatican và vụ săn lùng tội phạm ở Paris. Trông anh ta giống một kẻ cắm cúi đọc Dostoyevsky bên lò sưởi thư viện một trường Đại học tên tuổi nào đó hơn. Thằng cha này trốn tránh cảnh sát Pháp bằng cách náu vào một đống giày thì phải?
- Ông Langdon? - Anderson lên tiếng và bước tới đón - Tôi là Chỉ huy Anderson, phụ trách an ninh ở đây. Ông có một cuộc điện thoại.
- Gọi tôi? - Đôi mắt xanh da trời của Langdon lộ vẻ lo lắng và bất ổn.
Anderson đưa điện thoại ra.
- Gọi từ Phòng An ninh CIA.
- Tôi chưa bao giờ biết đến cơ quan đó cả.
Anderson mỉm cười e ngại.
- Chà, thưa ông, thế mà họ lại biết ông đấy.
Langdon đưa điện thoại lên tai.
- A lô?
- Ông Robert Langdon phải không? - Cái giọng cay nghiệt của Giám đốc Sato oang oang vọng ra từ chiếc loa tí xíu, to đến mức Anderson cũng nghe rõ.
- Vâng - Langdon đáp.
Anderson nhích lại gần hơn để nghe xem Sato nói gì.
- Tôi là Giám đốc Inoue Sato, thưa ông Langdon. Tôi đang phải xử lý một cuộc khủng hoảng, và tôi tin ông có những thông tin may ra giúp ích cho tôi.
Langdon lộ vẻ hy vọng.
- Có liên quan đến Peter Solomon phải không? Các vị biết ông ấy ở đâu chứ?
Peter Solomon à? Anderson chịu không hiểu đầu cua tai nheo ra sao.
- Thưa Giáo sư, - Sato nhắc nhở - Lúc này tôi là người đặt câu hỏi.
- Peter Solomon đang gặp nguy hiểm, - Langdon kêu lên - Một gã điên nào đó vừa…
- Xin lỗi, - Sato ngắt lời.
Anderson co rúm người. Không hay rồi. Ngắt mạch câu hỏi của một quan chức CIA chóp bu đúng là một sai lầm mà chỉ dân thường mới mắc phải. Chắc gã Langdon này tự cho mình là khôn đây.
- Nghe cho kỹ - Sato nói - Như chúng tôi vừa nói, đất nước đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng. Người ta gợi ý cho tôi rằng ông có những thông tin ngăn chặn được cuộc khủng hoảng đó. Nào, tôi hỏi lại lần nữa. Ông nắm giữ những thông tin gì?
Langdon hoàn toàn mất phương hướng.
- Thưa Giám đốc, tôi chẳng hiểu Giám đốc đang đề cập tới chuyện gì. Bây giờ tôi chỉ quan tâm tới việc tìm Peter và…
- Không hiểu gì ư? - Sato gặng.
Anderson nhận ra Langdon bắt đầu phát cáu. Giọng vị Giáo sư lúc này nghe hung hăng tợn.
- Không hề, thưa ông. Chẳng hiểu tí nào cả.
Anderson chớp mắt. Sai lầm. Sai lầm. Sai lầm. Robert Langdon vừa mắc phải một sai lầm đắt giá trong cách ứng xử với Giám đốc Sato.
Và cũng quá muộn để sửa chữa rồi. Trước sự ngạc nhiên của Anderson, Giám đốc Sato xuất hiện ở mé bên kia Nhà Tròn, và đang tiến lại từ phía sau Langdon. Sato ngay trong toà nhà này. Anderson nín thở và chuẩn bị tinh thần xem tấn kịch sắp tới. Gã Langdon đúng là loại điếc không sợ súng.
Cái bóng lù lù của vị Giám đốc tiến lại gần hơn, điện thoại vẫn áp trên tai, đôi mắt đen như hai tia laser dính chặt vào lưng Langdon.
Langdon nắm chặt chiếc điện thoại của viên Chỉ huy cảnh sát và cảm thấy càng lúc càng thất vọng khi vị Giám đốc OS dồn ép anh.
- Tôi xin lỗi, thưa ông, - Langdon nói cộc lốc - nhưng tôi không hiểu được ý ông. Ông muốn gì ở tôi?
- Tôi muốn gì ở anh ư? - Giọng chói lói của vị Giám đốc OS vang qua chiếc điện thoại Langdon đang cầm, xóc óc và trống rỗng, như giọng một người đang hấp hối vì căn bệnh viêm họng liên cầu.
Trong khi vị Giám đốc nói, Langdon cảm thấy ai đó vỗ vào vai anh. Anh quay lại và mắt anh nhìn thẳng xuống… gương mặt của một phụ nữ Nhật Bản nhỏ thó. Bà ta có vẻ mặt dữ tợn, nước da lốm đốm, mái tóc thưa, hàm răng ám khói thuốc lá, và một vết sẹo trắng ởn dễ sợ chạy ngay qua cổ. Bàn tay xương xẩu của người phụ nữ cầm một chiếc điện thoại di động áp vào tai, và khi môi bà ta mấp máy, Langdon nghe thấy giọng nói khó chịu quen thuộc qua điện thoại di động của mình.
- Tôi muốn gì ở anh ư, thưa Giáo sư? - Bà ta bình thản gập điện thoại và đăm đăm nhìn anh - Trước hết, anh có thể thôi gọi tôi là ông được rồi.
Langdon trợn mắt nhìn, sượng trân.
- Thưa bà, tôi… xin lỗi. Tín hiệu điện thoại không tốt nên…
- Tín hiệu điện thoại rất tốt, thưa Giáo sư, - Sato gạt đi - Và tôi không đủ khoan dung để tiếp tục chịu đựng câu chuyện nhảm nhí này.