Chương : 46
Mặc dù sở hữu "không gian đẹp nhất thế giới", như nhiều người thường nói, nhưng Thư viện Quốc hội lại được biết đến nhờ bộ sưu tập sách đồ sộ hơn là nhờ kiến trúc tráng lệ mê hồn. Với những giá sách kéo dài đến hơn 500 dặm - một khoảng cách tương đương từ Washington D.C. đến Boston - nó dễ dàng giành được danh hiệu thư viện lớn nhất thế giới, và vẫn đang tiếp tục mở rộng với tốc độ hơn 10.000 đầu mục sách mỗi ngày.
Thư viện Quốc hội là nơi cất giữ bộ sưu tập cá nhân sách khoa học và triết học của Thomas Jefferson, giờ đây nó đã trở thành biểu tượng cho lời cam kết của nước Mỹ về sự nghiệp phổ biến tri thức. Là một trong những toà nhà đầu tiên ở Washington được mắc điện, thư viện thực sự toả sáng như ngọn đèn hiện trong bóng u minh ở Tân Thế giới.
Đúng như tên gọi của nó, Thư viện Quốc hội được thành lập để phục vụ các nghị sĩ đáng kính làm việc trong Điện Capitol ngay bên kia đường. Mối liên hệ lâu đời giữa thư viện và Điện Capitol gần đây lại được củng cố thêm nhờ việc xây dựng một cầu nối hữu hình - một đường hầm dài ngay bên dưới Đại lộ Độc Lập, nối liền hai toà nhà.
Đêm nay, trong đường hầm tăm tối này, Robert Langdon theo Warren Bellamy băng qua khu vực đang xây dựng dở, cố gắng chế ngự tâm trạng lo lắng mỗi lúc một tăng về Katherine. Gã điên đang ở phòng thí nghiệm của chị ấy! Langdon thậm chí còn không muốn hình dung xem vì sao lại như vậy. Khi gọi đến để cảnh báo, Langdon đã cho Katherine biết chính xác địa điểm để cô tới gặp anh. Cái đường hầm quái quỷ này còn kéo dài bao xa nữa đây? Đầu anh đau như búa bổ vì những ý nghĩa chồng chéo, đan xen quay cuồng: Katherine, Peter, Hội Tam điểm. Bellamy, kim tự tháp, lời tiên tri cổ xưa và một tấm bản đồ.
Langdon lắc đầu, cố xua đuổi những ý nghĩ ấy và rảo bước đi tới.
Bellamy đã hứa sẽ giải đáp cho mình.
Tới đầu bên kia của đường hầm, Bellamy dẫn Langdon đi qua một dãy cửa hai cánh vẫn đang trong quá trình xây dựng. Chưa thể khoá được cửa, Bellamy đành ứng biến bằng cách lấy một chiếc thang nhôm trong đống dụng cụ xây dựng, dựa hờ nó vào mé ngoài cánh cửa. Sau đó, ông đặt một cái xô bằng kim loại lên đỉnh thang. Nếu có ai mở cửa, cái xô sẽ rơi loảng xoảng xuống sàn.
Hệ thống báo động đây hả? Langdon ngó cái xô đặt chênh vênh, hy vọng Bellamy có một kế hoạch toàn diện hơn để bảo đảm an toàn cho họ tối nay. Mọi thứ diễn ra quá nhanh, tới lúc này Langdon mới bắt đầu xem xét hậu quả của việc tẩu thoát. Mình là một kẻ đang trốn chạy CIA.
Bellamy đi trước quành qua một góc tường, từ đây họ bắt đầu leo lên một cầu thang rộng rãi nằm giữa hai hàng cột màu cam. Cái túi da kéo trĩu vai Langdon theo từng bước tiến.
- Về kim tự tháp đá, - anh đánh tiếng - tôi vẫn chưa hiểu…
- Không phải ở đây, - Bellamy ngắt lời - Chúng ta sẽ xem xét nó ở chỗ sáng. Tôi biết một nơi an toàn.
Langdon băn khoăn, liệu có nơi nào đủ an toàn cho kẻ vừa đánh trọng thương Giám đốc Phòng An ninh của CIA hay không.
Lên hết cầu thang, hai người bước vào một hành lang rộng xây bằng đá cẩm thạch Italia, vữa trang trí và vàng lá. Đại sảnh có tám cặp tượng dàn thành hai hàng, tất cả đều là tượng nữ thần Minerva. Bellamy vẫn rảo bước, dẫn Langdon đi về phía đông, qua một cửa vòm để tiến vào một không gian rộng lớn hơn nhiều.
Dù đèn đóm chỉ còn lờ mờ do đã hết giờ làm việc, đại sảnh thư viện vẫn hiện lên rực rỡ trong dáng vóc cổ điển của một toà dinh thự sang trọng kiểu châu Âu. Ở độ cao 22 mét, những ô cửa sổ lắp kính màu lấp lánh giữa viền khung thếp nhôm lá hiếm - thứ kim loại có thời còn quý hơn vàng. Đỡ bên dưới là một dãy cột đôi sừng sững chạy dọc ban công tầng hai, dẫn đến hai cầu thang xoắn rất lộng lẫy, mỗi chấn song lại đỡ một bức tượng thiếu nữ bằng đồng đang giơ cao ngọn đuốc khai sáng.
Vừa cố gắng thể hiện chủ đề khai tâm thời hiện đại vừa nỗ lực bảo lưu phong cách kiến trúc trang trí thời Phục hưng, các lan can đều chạm hình thiên sứ kháu khỉnh, dáng dấp tựa thần ái tình nhưng tư thế lại mô phỏng khoa học gia, chẳng hạn kỹ sư điện thiên thần cầm điện thoại hoặc nhà côn trùng học ngây thơ bưng mẫu vật… Langdon tự hỏi không biết Bernini 1 sẽ nghĩ gì khi trông thấy cảnh này.
- Chúng ta lại đằng kia nói chuyện - Bellamy gọi, dẫn Langdon đi qua dãy tủ trưng bày lắp kính chống đạn, bên trong chứa hai cuốn sách quý nhất của thư viện: cuốn Đại Kinh thánh Mainz, bản viết tay năm 1450, và bản sao cuốn Kinh thánh Gutenberg của Mỹ, một trong ba bản sao bằng da cừu hoàn hảo nhất the giới. Thật thích hợp là phần vòm trần phía trên thể hiện bức vẽ sáu mảnh nhan đề Lịch sử tiến hoá Sách của John White Alexander.
Bellamy bước thẳng tới hai ô cửa cánh đôi rất trang nhã trổ chính giữa mặt sau bức tường hành lang phía đông. Langdon biết rõ loại phòng nằm sau mấy cánh cửa ấy, nhưng chọn nơi này để trao đổi thì quả có hơi lạ lùng. Thật hài hước vì họ sẽ nói chuyện trong một không gian đầy những tấm biển "Giữ im lặng", chưa kể đó còn là một nơi rất thiếu an toàn. Nằm chính giữa mặt bằng hình thập giá của thư viện, căn phòng này chẳng khác gì trung tâm toà nhà. Ẩn mình ở đây cũng tương tự đột nhập vào một thánh đường và núp sau bàn thờ.
Vậy mà Bellamy vẫn mở khoá cửa. Ông bước vào khoảng tối rồi lần mò tìm đèn điện. Công tắc vừa bật lên, một trong những kiệt tác kiến trúc vĩ đại của nước Mỹ thình lình hiện ra.
Phòng đọc sách nổi tiếng này thực sự thoả mãn mọi giác quan. Đây là một không gian hình bát giác đồ sộ với chóp đỉnh chạm tới độ cao 48 mét, tám cạnh đều "ốp đá cẩm thạch, nào là Tenessee màu nâu sô-cô-la, Siena màu kem, rồi Algeria màu táo đỏ. Vì được chiếu sáng từ cả tám góc nên bóng tối không có nơi hiện hữu, tạo cảm giác rằng gian phòng tự phát quang.
- Có người nhận xét đây là gian phòng ấn tượng nhất Washington, - Bellamy lên tiếng, giục Langdon bước vào.
Có khi nhất thế giới ấy, Langdon nghĩ thầm và đưa chân qua ngưỡng cửa. Như thường lệ, trước tiên ánh mắt anh lướt ngược lên dọc thân cột trung tâm, tới chỗ những ô trần lõm uốn cong theo mái vòm xuống một ban công tầng trên. Tại đây, mười sáu pho tượng "chân dung" bằng đồng đứng quây tròn theo viền phòng, đăm đăm nhìn xuống. Phía dưới cũng là một ban công, do dãy cong tò vò tạo thành. Ở phần sàn, những chiếc bàn gỗ láng bóng xếp thành ba đường tròn đồng tâm, toả ra quanh một chiếc bục bát giác rất lớn.
Bellamy đẩy mạnh cho hai cánh cửa phòng mở rộng hơn. Langdon chuyển sự chú ý sang ông, anh thắc mắc.
- Chúng ta đang lẩn trốn cơ mà.
- Tôi muốn phát hiện động tĩnh nếu chẳng may có ai vào toà nhà - Bellamy nói.
- Nhưng họ sẽ mau chóng tìm thấy chúng ta ở đây thôi.
- Nhất định họ sẽ tìm thấy, dù chúng ta trốn ở đâu. Nhưng nếu bị bao vây, anh sẽ lấy làm mừng vì tôi đã chọn căn phòng này.
Langdon chưa hiểu vì sao, nhưng rõ ràng Bellamy không định thảo luận tiếp. Ông tiến thẳng vào giữa phòng, chọn một trong những chiếc bàn đặt sẵn ở đó, kéo hai chiếc ghế lại, bật đèn bàn lên và trỏ cái túi của Langdon.
- Được rồi, Giáo sư, chúng ta cùng xem xét kỹ hơn nào.
Không muốn mạo hiểm để khối đá hoa cương thô cứng làm xước mặt gỗ nhẵn bóng, Langdon đặt cả túi lên bàn, mở khoá và gấp hết mép túi xuống cho lộ cái kim tự tháp bên trong ra. Warren Bellamy chỉnh lại đèn và cẩn thận xem xét kim tự tháp. Ông rờ tay lên những dòng chữ khắc dị thường.
- Tôi đồ rằng anh nhận ra thứ ngôn ngữ này chứ? - Bellamy hỏi.
- Dĩ nhiên rồi, - Langdon đáp, mắt nhìn mười sáu ký tự.
Thứ ngôn ngữ mã hoá, thường được gọi là Mật mã Tam điểm này, là phương tiện liên lạc riêng giữa các huynh đệ Tam điểm thời kỳ đầu. Sau này họ không dùng phương pháp mã hoá ấy nữa, vì một lý do hết sức đơn giản là quá dễ phá giải. Hầu hết các sinh viên môn biểu tượng học của Langdon đều có thể giải loại mật mã này trong vòng năm phút. Còn chính anh thì chưa cần đến 60 giây, chỉ với cây bút chì và tờ giấy.
Xét từ đặc tính dễ giải nổi tiếng của loại mật mã đã có lịch sử hàng trăm năm này, câu chuyện tối nay bộc lộ vài điều phi lý. Thứ nhất, thật ngớ ngẩn nếu cho rằng Langdon là người duy nhất trên Trái đất hoá giải được nó. Thứ hai, bảo mật mã Tam điểm là vấn đề an ninh quốc gia (như lời Sato) chẳng khác nào bảo mật mã phóng tên lửa hạt nhân được khoá bằng chiếc khuyên giải mã trong gói bim bim Cracker Jack 2. Langdon vẫn nghi hoặc về hai điểm trên. Kim tự tháp là một bản đồ? Nó sẽ chỉ đường tới kho tri thức đã thất truyền của mọi thời đại?
- Robert, - Bellamy lên tiếng, giọng nghiêm trang - Giám đốc Sato đã cho anh biết lý do vì sao bà ta quan tâm đến vụ này phải không?
Langdon lắc đầu.
- Không cụ thể. Sato chỉ nói đây là vấn đề an ninh quốc gia. Tôi ngờ bà ta nói dối.
- Có lẽ thế, - Bellamy nói và xoa xoa gáy, vẻ đang băn khoăn điều gì. - Nhưng còn một khả năng đáng ngại hơn thế - ông quay sang nhìn Langdon - Chưa chừng Giám đốc Sato đã phát hiện ra tiềm năng thật sự của kim tự tháp này.
--- ------ ------ ------ -------
1 Gian Lorenzo Bernini (1598 -1680) là một nghệ sĩ Italia làm việc tại Rome trong thế kỷ XVII. Ông là nhà điêu khắc trường phái Cổ điển hàng đầu của thời đại mình và cũng là một Kiến trúc sư nổi tiếng. Ngoài ra, ông cũng vẽ, viết kịch và thiết kế sân khấu - ND.
2 Bộ giải mã bí mật, dưới dạng phù hiệu hoặc cái khuyên, là một trò chơi rất phổ biến cho trẻ em từ những năm 1930 và trong suốt thế kỷ XX. Nó thường được đặt trong các hộp ngũ cốc và bim bim, chẳng hạn của hãng Cracker Jack, làm phần thưởng. Đây là một cách khá lý thú để phát huy trí tưởng tượng của trẻ em rằng chúng có những loại mật mã dùng để gửi các thông điệp bí mật cho nhau - ND.
Thư viện Quốc hội là nơi cất giữ bộ sưu tập cá nhân sách khoa học và triết học của Thomas Jefferson, giờ đây nó đã trở thành biểu tượng cho lời cam kết của nước Mỹ về sự nghiệp phổ biến tri thức. Là một trong những toà nhà đầu tiên ở Washington được mắc điện, thư viện thực sự toả sáng như ngọn đèn hiện trong bóng u minh ở Tân Thế giới.
Đúng như tên gọi của nó, Thư viện Quốc hội được thành lập để phục vụ các nghị sĩ đáng kính làm việc trong Điện Capitol ngay bên kia đường. Mối liên hệ lâu đời giữa thư viện và Điện Capitol gần đây lại được củng cố thêm nhờ việc xây dựng một cầu nối hữu hình - một đường hầm dài ngay bên dưới Đại lộ Độc Lập, nối liền hai toà nhà.
Đêm nay, trong đường hầm tăm tối này, Robert Langdon theo Warren Bellamy băng qua khu vực đang xây dựng dở, cố gắng chế ngự tâm trạng lo lắng mỗi lúc một tăng về Katherine. Gã điên đang ở phòng thí nghiệm của chị ấy! Langdon thậm chí còn không muốn hình dung xem vì sao lại như vậy. Khi gọi đến để cảnh báo, Langdon đã cho Katherine biết chính xác địa điểm để cô tới gặp anh. Cái đường hầm quái quỷ này còn kéo dài bao xa nữa đây? Đầu anh đau như búa bổ vì những ý nghĩa chồng chéo, đan xen quay cuồng: Katherine, Peter, Hội Tam điểm. Bellamy, kim tự tháp, lời tiên tri cổ xưa và một tấm bản đồ.
Langdon lắc đầu, cố xua đuổi những ý nghĩ ấy và rảo bước đi tới.
Bellamy đã hứa sẽ giải đáp cho mình.
Tới đầu bên kia của đường hầm, Bellamy dẫn Langdon đi qua một dãy cửa hai cánh vẫn đang trong quá trình xây dựng. Chưa thể khoá được cửa, Bellamy đành ứng biến bằng cách lấy một chiếc thang nhôm trong đống dụng cụ xây dựng, dựa hờ nó vào mé ngoài cánh cửa. Sau đó, ông đặt một cái xô bằng kim loại lên đỉnh thang. Nếu có ai mở cửa, cái xô sẽ rơi loảng xoảng xuống sàn.
Hệ thống báo động đây hả? Langdon ngó cái xô đặt chênh vênh, hy vọng Bellamy có một kế hoạch toàn diện hơn để bảo đảm an toàn cho họ tối nay. Mọi thứ diễn ra quá nhanh, tới lúc này Langdon mới bắt đầu xem xét hậu quả của việc tẩu thoát. Mình là một kẻ đang trốn chạy CIA.
Bellamy đi trước quành qua một góc tường, từ đây họ bắt đầu leo lên một cầu thang rộng rãi nằm giữa hai hàng cột màu cam. Cái túi da kéo trĩu vai Langdon theo từng bước tiến.
- Về kim tự tháp đá, - anh đánh tiếng - tôi vẫn chưa hiểu…
- Không phải ở đây, - Bellamy ngắt lời - Chúng ta sẽ xem xét nó ở chỗ sáng. Tôi biết một nơi an toàn.
Langdon băn khoăn, liệu có nơi nào đủ an toàn cho kẻ vừa đánh trọng thương Giám đốc Phòng An ninh của CIA hay không.
Lên hết cầu thang, hai người bước vào một hành lang rộng xây bằng đá cẩm thạch Italia, vữa trang trí và vàng lá. Đại sảnh có tám cặp tượng dàn thành hai hàng, tất cả đều là tượng nữ thần Minerva. Bellamy vẫn rảo bước, dẫn Langdon đi về phía đông, qua một cửa vòm để tiến vào một không gian rộng lớn hơn nhiều.
Dù đèn đóm chỉ còn lờ mờ do đã hết giờ làm việc, đại sảnh thư viện vẫn hiện lên rực rỡ trong dáng vóc cổ điển của một toà dinh thự sang trọng kiểu châu Âu. Ở độ cao 22 mét, những ô cửa sổ lắp kính màu lấp lánh giữa viền khung thếp nhôm lá hiếm - thứ kim loại có thời còn quý hơn vàng. Đỡ bên dưới là một dãy cột đôi sừng sững chạy dọc ban công tầng hai, dẫn đến hai cầu thang xoắn rất lộng lẫy, mỗi chấn song lại đỡ một bức tượng thiếu nữ bằng đồng đang giơ cao ngọn đuốc khai sáng.
Vừa cố gắng thể hiện chủ đề khai tâm thời hiện đại vừa nỗ lực bảo lưu phong cách kiến trúc trang trí thời Phục hưng, các lan can đều chạm hình thiên sứ kháu khỉnh, dáng dấp tựa thần ái tình nhưng tư thế lại mô phỏng khoa học gia, chẳng hạn kỹ sư điện thiên thần cầm điện thoại hoặc nhà côn trùng học ngây thơ bưng mẫu vật… Langdon tự hỏi không biết Bernini 1 sẽ nghĩ gì khi trông thấy cảnh này.
- Chúng ta lại đằng kia nói chuyện - Bellamy gọi, dẫn Langdon đi qua dãy tủ trưng bày lắp kính chống đạn, bên trong chứa hai cuốn sách quý nhất của thư viện: cuốn Đại Kinh thánh Mainz, bản viết tay năm 1450, và bản sao cuốn Kinh thánh Gutenberg của Mỹ, một trong ba bản sao bằng da cừu hoàn hảo nhất the giới. Thật thích hợp là phần vòm trần phía trên thể hiện bức vẽ sáu mảnh nhan đề Lịch sử tiến hoá Sách của John White Alexander.
Bellamy bước thẳng tới hai ô cửa cánh đôi rất trang nhã trổ chính giữa mặt sau bức tường hành lang phía đông. Langdon biết rõ loại phòng nằm sau mấy cánh cửa ấy, nhưng chọn nơi này để trao đổi thì quả có hơi lạ lùng. Thật hài hước vì họ sẽ nói chuyện trong một không gian đầy những tấm biển "Giữ im lặng", chưa kể đó còn là một nơi rất thiếu an toàn. Nằm chính giữa mặt bằng hình thập giá của thư viện, căn phòng này chẳng khác gì trung tâm toà nhà. Ẩn mình ở đây cũng tương tự đột nhập vào một thánh đường và núp sau bàn thờ.
Vậy mà Bellamy vẫn mở khoá cửa. Ông bước vào khoảng tối rồi lần mò tìm đèn điện. Công tắc vừa bật lên, một trong những kiệt tác kiến trúc vĩ đại của nước Mỹ thình lình hiện ra.
Phòng đọc sách nổi tiếng này thực sự thoả mãn mọi giác quan. Đây là một không gian hình bát giác đồ sộ với chóp đỉnh chạm tới độ cao 48 mét, tám cạnh đều "ốp đá cẩm thạch, nào là Tenessee màu nâu sô-cô-la, Siena màu kem, rồi Algeria màu táo đỏ. Vì được chiếu sáng từ cả tám góc nên bóng tối không có nơi hiện hữu, tạo cảm giác rằng gian phòng tự phát quang.
- Có người nhận xét đây là gian phòng ấn tượng nhất Washington, - Bellamy lên tiếng, giục Langdon bước vào.
Có khi nhất thế giới ấy, Langdon nghĩ thầm và đưa chân qua ngưỡng cửa. Như thường lệ, trước tiên ánh mắt anh lướt ngược lên dọc thân cột trung tâm, tới chỗ những ô trần lõm uốn cong theo mái vòm xuống một ban công tầng trên. Tại đây, mười sáu pho tượng "chân dung" bằng đồng đứng quây tròn theo viền phòng, đăm đăm nhìn xuống. Phía dưới cũng là một ban công, do dãy cong tò vò tạo thành. Ở phần sàn, những chiếc bàn gỗ láng bóng xếp thành ba đường tròn đồng tâm, toả ra quanh một chiếc bục bát giác rất lớn.
Bellamy đẩy mạnh cho hai cánh cửa phòng mở rộng hơn. Langdon chuyển sự chú ý sang ông, anh thắc mắc.
- Chúng ta đang lẩn trốn cơ mà.
- Tôi muốn phát hiện động tĩnh nếu chẳng may có ai vào toà nhà - Bellamy nói.
- Nhưng họ sẽ mau chóng tìm thấy chúng ta ở đây thôi.
- Nhất định họ sẽ tìm thấy, dù chúng ta trốn ở đâu. Nhưng nếu bị bao vây, anh sẽ lấy làm mừng vì tôi đã chọn căn phòng này.
Langdon chưa hiểu vì sao, nhưng rõ ràng Bellamy không định thảo luận tiếp. Ông tiến thẳng vào giữa phòng, chọn một trong những chiếc bàn đặt sẵn ở đó, kéo hai chiếc ghế lại, bật đèn bàn lên và trỏ cái túi của Langdon.
- Được rồi, Giáo sư, chúng ta cùng xem xét kỹ hơn nào.
Không muốn mạo hiểm để khối đá hoa cương thô cứng làm xước mặt gỗ nhẵn bóng, Langdon đặt cả túi lên bàn, mở khoá và gấp hết mép túi xuống cho lộ cái kim tự tháp bên trong ra. Warren Bellamy chỉnh lại đèn và cẩn thận xem xét kim tự tháp. Ông rờ tay lên những dòng chữ khắc dị thường.
- Tôi đồ rằng anh nhận ra thứ ngôn ngữ này chứ? - Bellamy hỏi.
- Dĩ nhiên rồi, - Langdon đáp, mắt nhìn mười sáu ký tự.
Thứ ngôn ngữ mã hoá, thường được gọi là Mật mã Tam điểm này, là phương tiện liên lạc riêng giữa các huynh đệ Tam điểm thời kỳ đầu. Sau này họ không dùng phương pháp mã hoá ấy nữa, vì một lý do hết sức đơn giản là quá dễ phá giải. Hầu hết các sinh viên môn biểu tượng học của Langdon đều có thể giải loại mật mã này trong vòng năm phút. Còn chính anh thì chưa cần đến 60 giây, chỉ với cây bút chì và tờ giấy.
Xét từ đặc tính dễ giải nổi tiếng của loại mật mã đã có lịch sử hàng trăm năm này, câu chuyện tối nay bộc lộ vài điều phi lý. Thứ nhất, thật ngớ ngẩn nếu cho rằng Langdon là người duy nhất trên Trái đất hoá giải được nó. Thứ hai, bảo mật mã Tam điểm là vấn đề an ninh quốc gia (như lời Sato) chẳng khác nào bảo mật mã phóng tên lửa hạt nhân được khoá bằng chiếc khuyên giải mã trong gói bim bim Cracker Jack 2. Langdon vẫn nghi hoặc về hai điểm trên. Kim tự tháp là một bản đồ? Nó sẽ chỉ đường tới kho tri thức đã thất truyền của mọi thời đại?
- Robert, - Bellamy lên tiếng, giọng nghiêm trang - Giám đốc Sato đã cho anh biết lý do vì sao bà ta quan tâm đến vụ này phải không?
Langdon lắc đầu.
- Không cụ thể. Sato chỉ nói đây là vấn đề an ninh quốc gia. Tôi ngờ bà ta nói dối.
- Có lẽ thế, - Bellamy nói và xoa xoa gáy, vẻ đang băn khoăn điều gì. - Nhưng còn một khả năng đáng ngại hơn thế - ông quay sang nhìn Langdon - Chưa chừng Giám đốc Sato đã phát hiện ra tiềm năng thật sự của kim tự tháp này.
--- ------ ------ ------ -------
1 Gian Lorenzo Bernini (1598 -1680) là một nghệ sĩ Italia làm việc tại Rome trong thế kỷ XVII. Ông là nhà điêu khắc trường phái Cổ điển hàng đầu của thời đại mình và cũng là một Kiến trúc sư nổi tiếng. Ngoài ra, ông cũng vẽ, viết kịch và thiết kế sân khấu - ND.
2 Bộ giải mã bí mật, dưới dạng phù hiệu hoặc cái khuyên, là một trò chơi rất phổ biến cho trẻ em từ những năm 1930 và trong suốt thế kỷ XX. Nó thường được đặt trong các hộp ngũ cốc và bim bim, chẳng hạn của hãng Cracker Jack, làm phần thưởng. Đây là một cách khá lý thú để phát huy trí tưởng tượng của trẻ em rằng chúng có những loại mật mã dùng để gửi các thông điệp bí mật cho nhau - ND.