Chương 1
Dịch: Lá Nhỏ
Vào mùa nồm đầu tiên sau khi chuyển tới thị trấn Nam Đài, chân Lê Thanh Mộng đã chi chít nốt muỗi đốt. Cô không quá để ý tới điều đó, lúc sáng thức giấc vì quá ngứa, cô còn tưởng chân bị dị ứng nên đã gãi một lúc, sau đó nằm bẹp trên giường không muốn dậy.
“Nên dậy rồi…” Cô ngước mắt nhìn chằm chằm đồng hồ treo tường phía đối diện, kim đồng hồ đang điểm 7:45, bên ngoài vang lên hai tiếng động khác nhau, một tiếng là tiếng ô tô chạy, tiếng còn lại là tiếng của tàu hỏa xanh*.
*Tàu hỏa kiểu xưa có màu xanh lá cây.
Phía sau căn nhà này là cánh đồng lúa xanh mướt, chính giữa có một con đường sắt nâu sẫm, bên trên đường sắt là cầu cao tốc trắng muốt.
Ô tô đi bên trên, tàu hỏa đi bên dưới. Ngày nào cũng vậy, cứ tới bảy giờ bốn lăm chúng sẽ chuẩn xác đi qua cửa sổ nhà cô, phát ra tiếng đinh tai nhức óc.
Khi vừa chuyển tới đây vào mùa đông, Lê Thanh Mộng đã vô cùng suy sụp. Trước đây cô ở trong biệt thự nhà vườn tĩnh lặng, tiếng động ồn nhất vào sớm mai chỉ là tiếng chim chóc kêu bên khung cửa sổ chứ không phải tiếng động cơ khó chịu này.
Cô từng thử nhét bông vào tai, thử dùng băng dính dán chặt khe hở trên cửa sổ, cũng từng thử mở cửa ra hét với mấy người bên ngoài: “Ồn chết đi được, có thể đừng chạy nữa được không?”, nhưng tất cả đều vô dụng.
Sau khi nếm trải chuỗi ngày hành hạ từ đông tới xuân, giờ cô đã có thể vô cảm đối mặt với tất cả, thậm chí còn coi đây là tiếng chuông báo thức.
Nếu không cô phải làm sao?
Đổi nhà ư? Đó là điều không thể.
Bố cô, Lê Sóc, đã là người hoàn toàn mất uy tín trong xã hội, ông có biệt danh là Kẻ quỵt nợ. Toàn bộ bất động sản đứng tên ông đều bị tòa án mang đi đấu giá, những tài sản khác cũng bị phong tỏa, đóng băng kiểm tra. Cho dù là vậy, họ vẫn còn một khoản nợ không sao trả nổi.
Nguồn cơn của mọi việc cũng đều vì chế độ nhiều người bảo lãnh vay vốn của ngân hàng. Khi ngành bất động sản đang hot, rất nhiều người đã mời bố cô làm ăn, đầu tư cùng. Một số ngân hàng đã hào phóng cho họ vay vốn để kịp chạy KPI mỗi năm, tính ra số tiền mấy ngân hàng cho vay gộp lại cũng phải lên tới mấy trăm triệu tệ.
Mọi người cùng nhau bảo lãnh khoản vay, gánh chịu nguy hiểm, như vậy ai cũng thấy an tâm hơn nhiều. Nhưng thực tế là khi có quá nhiều người đứng ra bảo lãnh, mọi thứ đều sẽ dần mất cân bằng.
Năm ngoái, khi tiền đầu tư bất động sản vẫn còn chưa kịp hòa vốn, ngân hàng đã thay đổi chính sách, siết chặt khoản nợ. Một trong số những người bảo lãnh đã quỵt nợ, ôm cả tiền của bỏ đi, mấy người còn lại, bao gồm cả bố cô đã phải chịu trận theo ông ta.
Đây vẫn chưa phải điều khiến người ta khó chấp nhận nhất. Vào ngày bố cô bị phong tỏa tài sản, ông cũng biết được mình bị ung thư gan. Hậu quả của thói nhậu nhẹt tiếp khách vào những năm mới làm ăn giờ đã ứng nghiệm lên người ông.
Điều may mắn duy nhất là cuộc phẫu thuật của ông diễn ra khá thành công, nhưng cũng vì vậy mà sức khỏe của bố cô không còn như trước nữa. Ông muốn gây dựng lại mọi thứ, thế nhưng sức khỏe, vốn liếng cũng không còn được như lúc đầu.
Lê Thanh Mộng chỉ có thể theo bố về quê mẹ ở Nam Đài. Nơi này có một căn nhà ông bà ngoại để lại cho mẹ sau khi họ mất, vì đó là nhà đứng tên mẹ cô, không thuộc tài sản của bố nên nó mới không bị tòa án tịch thu.
Nam Đài là một thị trấn nhỏ xa xôi, hẻo lánh, vừa có núi non hùng vĩ lại có biển tình nên thơ, rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.
Nhưng đối với người chưa bao giờ chịu khổ như Lê Thanh Mộng, đây hiển nhiên là một sự dày vò. Lần đầu tiên cô kéo vali trắng tới trước căn nhà nhỏ, cô đã bị nước máu bắn ra từ cống rãnh dọa cho giật mình, mặt mày tái mét.
Có một ông lão dắt chó đi qua cười chỉ vào khu chợ bên cạnh: “Yên tâm đi cháu gái, đó là máu lợn thôi.”
Cô nhìn theo hướng ông lão chỉ, lập tức thấy một sạp bán thịt lợn bên đường. Con lợn vừa được mổ treo ngổn ngang trên cao, đầu lợn hiện rõ mồn một trước mắt, cảnh tượng đó khiến cô mơ thấy ác mộng suốt ba ngày trời.
**
Sau khi tiếng xe qua đi, tàu hỏa vẫn chậm rãi lăn bánh, hơn một phút sau, xung quanh mới trở về tĩnh lặng.
Lê Mộng Thanh ngồi dậy, đi dép lê vào nhà bếp nấu hai phần ăn sáng. Trước đây cô có dì giúp việc chăm lo tận tình ba bữa cơm, bữa trưa còn có bánh ngọt mới ra lò, tối còn có bữa ăn khuya, lúc đó cô chỉ việc há miệng ăn ngon lành. Có lúc cô còn lo mình sẽ tăng cân nên chỉ ăn một miếng rồi vứt đi.
Bây giờ thì sao, một hạt gạo cũng không được bỏ sót, có mấy hạt bị bắn ra ngoài cô cũng phải cẩn thận nhặt về, xối sạch bằng nước rồi nấu tiếp.
Vì đang là mùa nồm nên chậu vo gạo đã mọc cả nấm mốc, từng đám rêu xanh tô điểm lên màu đen thâm trầm ở đáy chậu, cô chỉ nhẹ nhàng lau đi rồi cứ thế dùng.
Sau khi nấu cháo xong, Lê Thanh Mộng không nhịn được ngồi xổm xuống cạnh ban công rửa sạch nấm mốc.
Tối qua Nam Đài đón một trận mưa lớn, cửa sổ không được đóng kín, trên lớp gạch sứ toàn là dấu nước.
Lê Thanh Mộng rửa đáy chậu. Cô cảm thấy mấy đám nấm mốc này không hề bị nước xối đi mà đang chui vào từng lỗ chân lông của cô qua làn hơi nước, tiếp đó là sinh sôi nảy nở trong người cô. Nghĩ vậy chân của cô lại ngứa râm ran.
Phòng khách truyền tới tiếng động, giọng nói yếu ớt của Lê Sóc vang lên sau lưng cô: “Con đang rửa gì thế?”
“Không có gì ạ, cháo sắp được rồi đấy.” Cô không quay đầu lại, nói: “Bố vào nhà bếp múc ăn là được.”
Tiếng bước chân xa dần, tiếp đó là những tiếng bát đũa chạm vào nhau. Lê Sóc bưng hai bát cháo đi ra, gọi Lê Thanh Mộng tới ăn sáng. Cô để chậu vo gạo lên ban công phơi cho ráo nước rồi đi vào phòng khách.
Căn nhà này rất nhỏ, không có nhà ăn đàng hoàng, bàn ăn cơm đặt cạnh tivi, xung quanh toàn đồ tạp nham, đi qua đó chẳng khác nào chơi trò vượt chướng ngại vật. Đồ đạc thì nhiều, nhà lại nhỏ nên họ cũng chẳng còn cách nào.
Hai người ngồi xuống bàn, lặng lẽ múc cháo ăn.
Lê Sóc tìm chủ đề nói chuyện: “Hôm nay con không đi làm sao?”
Lê Thanh Mộng chỉ khẽ đáp: “Mai con mới đi.”
“Ồ, vậy hôm nay con cứ nghỉ ngơi cho khỏe đi.”
“Bố mới là người nên nghỉ ngơi ấy, có lẽ hôm nay trời vẫn mưa tiếp đấy, bố đừng đi câu cá nữa.”
“Nơi này mưa nhiều thật đấy, thảo nào khi mẹ con lấy bố bà nói thích tới Kinh Kỳ. Nơi này toàn mưa là mưa, ai mà chịu nổi.” Lê Sóc vô thức nhắc tới vợ mình.
Đây là năm thứ mười mẹ Lê Thanh Mộng mất, nhưng cô vẫn cảm thấy bà luôn ở khắp mọi nơi. Vì Lê Sóc sẽ liên tục nhắc tới bà, làm như bà chưa từng rời đi. Mỗi lần tới tết Thanh Minh và ngày giỗ, kiểu gì ông cũng mang hoa linh lan mà mẹ thích nhất tới mộ bà nói chuyện.
“Lại sắp tới tết Thanh Minh rồi…” Lê Sóc nhìn quyển lịch âm treo trên tường.
Lê Thanh Mộng biết ông định làm gì, cô đặt đũa xuống, đánh phủ đầu: “Bố đừng tự giày vò mình nữa, lẽ nào cứ phải ngồi ghế cứng suốt hai mấy tiếng đồng hồ để tới đó sao? Cơ thể bố đang không khỏe đâu bố có biết không? Ngồi tàu tới đây bố đã suýt ngất rồi, bố quên rồi sao?”
Lê Sóc như đứa trẻ bị mẹ mắng, tự biết mình đuối lý nên ông chỉ im lặng hồi lâu, mãi sau mới nhỏ giọng nói: “Bố trụ được, nếu không mẹ con ở trên trời sẽ lo lắng, lo rằng sao năm nay bố không tới thăm bà ấy.”
“Bố còn phải đi xin lỗi bà ấy vì không chăm sóc tốt cho con nữa.”
Lê Mộng Thanh nghe vậy, cổ họng như nghẹn lại. Cô gằn giọng: “Bố nhất định phải đi sao?”
Lê Sóc không chút do dự gật đầu.
**
Ăn cơm xong, Lê Thanh Mộng viện cớ đi mua giấy vẽ và màu, cầm ô đi ra ngoài. Ngoài cổng nhà họ có một sạp bán thịt lợn, máu lợn chảy nhỏ giọt xuống dưới, bị nước mưa xối một hồi, màu máu lênh láng ra khắp nơi.
Cô cẩn thận né tránh, rón rén đi tới cạnh sạp hàng bên chợ. Cô cầm ô vẫn đang nhỏ nước, vẩy mấy cái khiến nước mưa bắn vào áo, vài giọt chảy thẳng vào trong cổ, đem tới cảm giác ươn ướt.
Ra cửa chưa được mấy bước mà mọi thứ xung quanh đã khiến cô bực mình. Cô rảo bước nhanh hơn, đi tới chỗ bắt xe bus vắng vẻ. Khoảng bảy, tám phút sau, một chiếc xe bus màu vàng chậm rãi dừng trước mặt cô.
Sau khi bỏ tiền xu vào máy, cô bước lên xe, mấy người bên trong nhìn cô chằm chằm. Hôm nay cô mặc áo dài màu đen, vừa gọn gàng lại nghiêm túc, nhưng phần lưng áo phía sau đã được khoét một mảng. Quần bò cũng vậy, trông thì có vẻ bình thường, nhưng chỗ đùi phía sau đã rách một đường dài.
Ở Kinh Kỳ, kiểu ăn mặc này rất bình thường, mỗi tội khi tới Nam Đài, mặc như này ra đường sẽ bị mười mấy cặp mắt nhìn chằm chằm với vô vàn sắc thái cảm xúc.
Lê Thanh Mộng làm như không thấy gì, cô biết mình ăn mặc khác với mọi người ở Nam Đài, nhưng cô là kiểu người vậy đấy.
Nếu như có một ngày nọ không ai nhìn cô nữa, coi cô thành người trong thị trấn nhỏ này, lúc đó cô mới thật sự khó chịu.
**
Khi xe bus dừng tại trạm ở “Đoàn xe Nam Đài”, Lê Thanh Mộng mới đi xuống.
Trời vẫn đang mưa rả rích, cô bật ô lên, đi về phía đoàn xe gần đó. Bảo vệ trung niên đứng ở cổng ngáp ngắn ngáp dài, không bận tâm tới người đến, Lê Thanh Mộng dễ dàng đi vào trong bến xe.
Bến xe có vài xe tuyến đường dài, không ai ngồi ở ghế lái cả. Cô liếc nhìn từng chiếc xe, xung quanh chỉ có tiếng mưa rơi tí tách.
Nhưng khi cô đi tới một chỗ rẽ, cô đột nhiên nghe thấy tiếng acmonica xen lẫn với tiếng mưa.
Có tài xế sao?
Mắt Lê Thanh Mộng sáng lên, cô đi về phía phát ra âm thành liền nhìn thấy một chiếc xe đỗ ở góc cuối cùng.
Trong vô số những chiếc xe tĩnh lặng, chỉ có cần gạt nước của chiếc xe này đang chuyển động, khiến bóng người ngồi trên ghế lái thoắt ẩn thoắt hiện.
Anh mặc áo khoác đen, đôi chân dài gác lên vô lăng, bàn tay rộng lớn cầm chiếc kèn acmonica màu xám bạc.
Đối phương đang cúi đầu, bờ môi di chuyển trên thân kèn. Mái tóc trước trán rủ xuống, che đi đôi mắt của đối phương, nhận thấy có người đang nhìn, anh chợt ngẩng đầu lên.
Tiếng kèn cũng dừng lại.
Cần gạt mưa “xoẹt” một cái, đánh văng những hạt mưa rơi xuống, lau sạch phần kính phía trước gương mặt của người đàn ông. Lê Thanh Mộng đã có thể nhìn rõ người đàn ông trước mặt.
Vào ngày nồm âm u, cho dù là ai đi nữa, khi ra ngoài mặt mày cũng sầm sì, xám xịt. C tưởng không ai tránh khỏi ảnh hưởng của thời tiết khó chịu này, nhưng người đàn ông kia lại là một ngoại lệ.
Dưới sắc trời u ám, trên người anh tỏa ra ánh sáng chói lóa. Hạt mưa bé nhỏ lặng lẽ rơi xuống, bao phủ kính thủy tinh, cũng che đi gương mặt người đàn ông. Lê Thanh Mộng hoàn hồn, đi tới bên cửa xe chở hàng, gõ mấy cái.
Người đàn ông hạ cửa xe xuống, gác tay lên khung cửa, liếc mắt nhìn cô, không nói gì.
Lê Thanh Mộng phá vỡ sự im ắng trước: “Chào anh, xin hỏi anh có nhận đơn không?”
“Hàng gì?” Cuối cùng anh đã lên tiếng, cô không thích giọng nói của anh lắm, vừa nghe đã biết là người hay hút thuốc.
“Không phải hàng mà là người.” Lê Thanh Mộng ngẩng đầu nhìn anh chằm chằm: “Các anh chạy xe đường dài thì chắc khoang chứa hàng đủ rộng để cho người ngủ nhỉ?”
“Ai? Cô á?”
“Tôi và bố tôi.” Cô giải thích ngắn gọn: “Ông ấy nhất định phải tới Kinh Kỳ một chuyến, vì một số lý do nên ông ấy không đi được tàu cao tốc, may bay, tàu hỏa cũng không mua được vé giường nằm, nếu như ngồi ghế cứng thì cơ thể ông ấy không chịu được. Nếu như anh chở hàng tới Kinh Kỳ, có thể bớt ít chỗ cho ông ấy ngủ thì sẽ đỡ cho ông ấy hơn nhiều, xung quanh cũng yên tĩnh hơn. Chúng tôi có thể phối hợp thời gian với các anh, chỉ cần tới nơi trước tết Thanh Minh là được.”
Thật ra cách giải quyết tốt nhất với tình hình sức khỏe của bố cô là đặt xe giường nằm.
Chưa nói tới việc nó có đắt hay không, quan trọng là Nam Đài còn không có cả xe giường nằm. Cô chỉ có thể đi cầu xin, nương tựa vào mấy xe chở hàng.
Anh “ồ” một tiếng: “Không đi.”
Lê Thanh Mộng nhíu mày: “Tôi sẽ trả tiền cho anh. Như vậy ngoại trừ tiền chở hàng ra, anh còn có thể kiếm thêm một khoản khác nữa.”
Vẻ mặt anh dao động.
“Một nghìn tệ, đủ chưa?”
Anh cầm kèn acmonica trong tay, nói: “Cô biết đi tới Kinh Kỳ mất bao lâu không? Một mình tôi không lái nổi đâu.”
“Ý của anh là vẫn cần một người lái cùng anh?”
Anh không nói gì, chỉ kéo cửa xe lên, ngăn cô ở bên ngoài.
Tay cầm ô của Lê Thanh Mộng nắm chặt lại, cô quay đầu rời đi. Cô không tin không ai chấp nhận đơn này. Nhưng số cô lại đen vậy đấy, đa số xe chở hàng đều đã rời bến, mấy xe còn lại đều không có người, tức là chuyến này cô đã đi công cốc.
Lê Thanh Mộng đi vòng quanh bến một vòng rồi quay về điểm xuất phát. Tên khó tính kia vẫn duy trì tư thế cũ, cầm kèn lên thổi.
Lê Thanh Mộng hít sâu một hơi, kiên quyết đi tới đó, cô giơ tay lên gõ mấy cái vào cửa.
Anh khó chịu hạ cửa xe xuống, Lê Thanh Mộng nói thẳng: “Phiền anh xuống xe lúc.”
“…?”
Cô kiên trì: “Anh xuống lúc đi.”
Anh và cô nhìn nhau mấy giây, có lẽ vì tò mò không biết cô muốn làm gì nên lát sau anh nhún vai, mở cửa ra, hạ chân xuống rồi nhảy xuống xe, đứng trước mặt cô. Sự xuất hiện của anh như một chiếc ô lớn đột nhiên được mở lên, cao gầy, rộng rãi.
Đứng trước anh, Lê Thanh Mộng trở nên nhỏ bé đến lạ kỳ.
Nhưng cô không hề vì vậy mà cảm thấy sự hãi, nhân lúc anh đi xuống, cô vội nắm lấy cửa xe, ném ô ra ngoài, nhảy tót lên ghế lái.
Anh không ngờ cô sẽ làm vậy, người khựng lại. Dáng vẻ nhe nanh múa vuốt của cô đập thẳng vào mắt anh.
Lê Thanh Mộng không cả thắt dây an toàn, cô vặn chìa khóa, khởi động xe, giẫm chân ga, liều lĩnh lái về phía trước.
Anh không phản ứng kịp, bị khói ở đuôi xe lẫn nước mưa tạt đầy mặt.
Xe chở hàng chếnh choáng một lúc, khi sắp mất khống chế lại được kịp thời bình ổn lại, sau khi đi đàng hoàng được một lúc, xe lại bất ngờ lao lên trước, cả quá trình trông chẳng khác nào rắn mất đầu.
Mẹ kiếp, đang lái xe chở hàng đấy hả? Lái qua đường núi thì có.
Nhưng anh vẫn có thể nhìn ra người lái xe cũng rất gì và này nọ. Ban đầu anh khá kinh ngạc, sau đó chuyển dần sang dở khóc dở cười, tay vẫn cầm kèn acmonica, mắt nhìn chằm chằm phía trước như muốn xem cô có chinh phục con xe này thành công hay không.
Sau khi đi mấy vòng, cuối cùng Lê Thanh Mộng đã thuần thục lái xe về chỗ cũ. Cô hạ cửa xe xuống, hai người hoán đổi vị trí cho nhau. Đáng tiếc do chiều cao nên cô không thể nhìn anh từ trên cao xuống được, chỉ có thể ngang tầm với anh.
“Tôi có bằng lái xe, kinh nghiệm lái xe ô tô bốn năm. Mặc dù đây là lần đầu tiên tôi lái xe chở hàng nhưng sau một hồi nghiên cứu, tôi đoán nó sẽ không làm khó được tôi. Xin hỏi như vậy đã đủ tư cách làm lái phụ của anh chưa?”
Nghe vậy anh nghiêng người về phía trước, chống tay lên khung cửa sổ, khiến hai người gần nhau hơn.
Lê Thanh Mộng bất giác căng cứng người.
Mái tóc ướt nhẹp của anh được vuốt ra sau, anh mỉm cười, nụ cười mang hàm ý cô đúng là không biết trời cao đất dày, nhưng lời nói ra lại là: “Được, đưa tiền đặt cọc trước đã.”
Cuối cùng Lê Thanh Mộng đã thở phào nhẹ nhõm.
Cô lấy một tờ một trăm tệ trên người ra, ở góc trái tờ tiền có một vết màu đen. Cô nhét thẳng tờ tiền vào túi áo trước ngực của anh, đồng thời còn vô tình cảm nhận được cơ thịt rắn chắc nơi lồng ngực ấy.
“Tôi chỉ mang theo cần đó thôi.”
Anh chậm rãi nói: “Hai nghìn tệ, một nghìn chỉ đủ cho một người thôi.”
Lê Thanh Mộng trợn tròn mắt, anh lại nhàn nhã nói tiếp: “Không thích thì thôi.”
Cô cắn răng, cuối cùng nói: “Được.”
Lúc này hai ngón tay anh mới kẹp lấy tờ tiền, từ từ nhét vào túi áo: “Hợp tác vui vẻ.”
Lê Thanh Mộng bày ra vẻ mặt không mấy vui vẻ, quay người rời đi. Trước khi xuống xe, cô liếc giấy phép lái xe dán trên xe.
Chỉ nhìn thoáng qua một cái nên cô lờ mờ nhìn thấy một góc của ảnh trên giấy phép, đó có lẽ là ảnh chụp khi anh còn trẻ, môi đỏ răng trắng, khí chất hoàn toàn khác so với lúc này. Nhưng cô đã nhớ như in cái tên bên dưới ảnh: Khang Vu Thụ.
Vào mùa nồm đầu tiên sau khi chuyển tới thị trấn Nam Đài, chân Lê Thanh Mộng đã chi chít nốt muỗi đốt. Cô không quá để ý tới điều đó, lúc sáng thức giấc vì quá ngứa, cô còn tưởng chân bị dị ứng nên đã gãi một lúc, sau đó nằm bẹp trên giường không muốn dậy.
“Nên dậy rồi…” Cô ngước mắt nhìn chằm chằm đồng hồ treo tường phía đối diện, kim đồng hồ đang điểm 7:45, bên ngoài vang lên hai tiếng động khác nhau, một tiếng là tiếng ô tô chạy, tiếng còn lại là tiếng của tàu hỏa xanh*.
*Tàu hỏa kiểu xưa có màu xanh lá cây.
Phía sau căn nhà này là cánh đồng lúa xanh mướt, chính giữa có một con đường sắt nâu sẫm, bên trên đường sắt là cầu cao tốc trắng muốt.
Ô tô đi bên trên, tàu hỏa đi bên dưới. Ngày nào cũng vậy, cứ tới bảy giờ bốn lăm chúng sẽ chuẩn xác đi qua cửa sổ nhà cô, phát ra tiếng đinh tai nhức óc.
Khi vừa chuyển tới đây vào mùa đông, Lê Thanh Mộng đã vô cùng suy sụp. Trước đây cô ở trong biệt thự nhà vườn tĩnh lặng, tiếng động ồn nhất vào sớm mai chỉ là tiếng chim chóc kêu bên khung cửa sổ chứ không phải tiếng động cơ khó chịu này.
Cô từng thử nhét bông vào tai, thử dùng băng dính dán chặt khe hở trên cửa sổ, cũng từng thử mở cửa ra hét với mấy người bên ngoài: “Ồn chết đi được, có thể đừng chạy nữa được không?”, nhưng tất cả đều vô dụng.
Sau khi nếm trải chuỗi ngày hành hạ từ đông tới xuân, giờ cô đã có thể vô cảm đối mặt với tất cả, thậm chí còn coi đây là tiếng chuông báo thức.
Nếu không cô phải làm sao?
Đổi nhà ư? Đó là điều không thể.
Bố cô, Lê Sóc, đã là người hoàn toàn mất uy tín trong xã hội, ông có biệt danh là Kẻ quỵt nợ. Toàn bộ bất động sản đứng tên ông đều bị tòa án mang đi đấu giá, những tài sản khác cũng bị phong tỏa, đóng băng kiểm tra. Cho dù là vậy, họ vẫn còn một khoản nợ không sao trả nổi.
Nguồn cơn của mọi việc cũng đều vì chế độ nhiều người bảo lãnh vay vốn của ngân hàng. Khi ngành bất động sản đang hot, rất nhiều người đã mời bố cô làm ăn, đầu tư cùng. Một số ngân hàng đã hào phóng cho họ vay vốn để kịp chạy KPI mỗi năm, tính ra số tiền mấy ngân hàng cho vay gộp lại cũng phải lên tới mấy trăm triệu tệ.
Mọi người cùng nhau bảo lãnh khoản vay, gánh chịu nguy hiểm, như vậy ai cũng thấy an tâm hơn nhiều. Nhưng thực tế là khi có quá nhiều người đứng ra bảo lãnh, mọi thứ đều sẽ dần mất cân bằng.
Năm ngoái, khi tiền đầu tư bất động sản vẫn còn chưa kịp hòa vốn, ngân hàng đã thay đổi chính sách, siết chặt khoản nợ. Một trong số những người bảo lãnh đã quỵt nợ, ôm cả tiền của bỏ đi, mấy người còn lại, bao gồm cả bố cô đã phải chịu trận theo ông ta.
Đây vẫn chưa phải điều khiến người ta khó chấp nhận nhất. Vào ngày bố cô bị phong tỏa tài sản, ông cũng biết được mình bị ung thư gan. Hậu quả của thói nhậu nhẹt tiếp khách vào những năm mới làm ăn giờ đã ứng nghiệm lên người ông.
Điều may mắn duy nhất là cuộc phẫu thuật của ông diễn ra khá thành công, nhưng cũng vì vậy mà sức khỏe của bố cô không còn như trước nữa. Ông muốn gây dựng lại mọi thứ, thế nhưng sức khỏe, vốn liếng cũng không còn được như lúc đầu.
Lê Thanh Mộng chỉ có thể theo bố về quê mẹ ở Nam Đài. Nơi này có một căn nhà ông bà ngoại để lại cho mẹ sau khi họ mất, vì đó là nhà đứng tên mẹ cô, không thuộc tài sản của bố nên nó mới không bị tòa án tịch thu.
Nam Đài là một thị trấn nhỏ xa xôi, hẻo lánh, vừa có núi non hùng vĩ lại có biển tình nên thơ, rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.
Nhưng đối với người chưa bao giờ chịu khổ như Lê Thanh Mộng, đây hiển nhiên là một sự dày vò. Lần đầu tiên cô kéo vali trắng tới trước căn nhà nhỏ, cô đã bị nước máu bắn ra từ cống rãnh dọa cho giật mình, mặt mày tái mét.
Có một ông lão dắt chó đi qua cười chỉ vào khu chợ bên cạnh: “Yên tâm đi cháu gái, đó là máu lợn thôi.”
Cô nhìn theo hướng ông lão chỉ, lập tức thấy một sạp bán thịt lợn bên đường. Con lợn vừa được mổ treo ngổn ngang trên cao, đầu lợn hiện rõ mồn một trước mắt, cảnh tượng đó khiến cô mơ thấy ác mộng suốt ba ngày trời.
**
Sau khi tiếng xe qua đi, tàu hỏa vẫn chậm rãi lăn bánh, hơn một phút sau, xung quanh mới trở về tĩnh lặng.
Lê Mộng Thanh ngồi dậy, đi dép lê vào nhà bếp nấu hai phần ăn sáng. Trước đây cô có dì giúp việc chăm lo tận tình ba bữa cơm, bữa trưa còn có bánh ngọt mới ra lò, tối còn có bữa ăn khuya, lúc đó cô chỉ việc há miệng ăn ngon lành. Có lúc cô còn lo mình sẽ tăng cân nên chỉ ăn một miếng rồi vứt đi.
Bây giờ thì sao, một hạt gạo cũng không được bỏ sót, có mấy hạt bị bắn ra ngoài cô cũng phải cẩn thận nhặt về, xối sạch bằng nước rồi nấu tiếp.
Vì đang là mùa nồm nên chậu vo gạo đã mọc cả nấm mốc, từng đám rêu xanh tô điểm lên màu đen thâm trầm ở đáy chậu, cô chỉ nhẹ nhàng lau đi rồi cứ thế dùng.
Sau khi nấu cháo xong, Lê Thanh Mộng không nhịn được ngồi xổm xuống cạnh ban công rửa sạch nấm mốc.
Tối qua Nam Đài đón một trận mưa lớn, cửa sổ không được đóng kín, trên lớp gạch sứ toàn là dấu nước.
Lê Thanh Mộng rửa đáy chậu. Cô cảm thấy mấy đám nấm mốc này không hề bị nước xối đi mà đang chui vào từng lỗ chân lông của cô qua làn hơi nước, tiếp đó là sinh sôi nảy nở trong người cô. Nghĩ vậy chân của cô lại ngứa râm ran.
Phòng khách truyền tới tiếng động, giọng nói yếu ớt của Lê Sóc vang lên sau lưng cô: “Con đang rửa gì thế?”
“Không có gì ạ, cháo sắp được rồi đấy.” Cô không quay đầu lại, nói: “Bố vào nhà bếp múc ăn là được.”
Tiếng bước chân xa dần, tiếp đó là những tiếng bát đũa chạm vào nhau. Lê Sóc bưng hai bát cháo đi ra, gọi Lê Thanh Mộng tới ăn sáng. Cô để chậu vo gạo lên ban công phơi cho ráo nước rồi đi vào phòng khách.
Căn nhà này rất nhỏ, không có nhà ăn đàng hoàng, bàn ăn cơm đặt cạnh tivi, xung quanh toàn đồ tạp nham, đi qua đó chẳng khác nào chơi trò vượt chướng ngại vật. Đồ đạc thì nhiều, nhà lại nhỏ nên họ cũng chẳng còn cách nào.
Hai người ngồi xuống bàn, lặng lẽ múc cháo ăn.
Lê Sóc tìm chủ đề nói chuyện: “Hôm nay con không đi làm sao?”
Lê Thanh Mộng chỉ khẽ đáp: “Mai con mới đi.”
“Ồ, vậy hôm nay con cứ nghỉ ngơi cho khỏe đi.”
“Bố mới là người nên nghỉ ngơi ấy, có lẽ hôm nay trời vẫn mưa tiếp đấy, bố đừng đi câu cá nữa.”
“Nơi này mưa nhiều thật đấy, thảo nào khi mẹ con lấy bố bà nói thích tới Kinh Kỳ. Nơi này toàn mưa là mưa, ai mà chịu nổi.” Lê Sóc vô thức nhắc tới vợ mình.
Đây là năm thứ mười mẹ Lê Thanh Mộng mất, nhưng cô vẫn cảm thấy bà luôn ở khắp mọi nơi. Vì Lê Sóc sẽ liên tục nhắc tới bà, làm như bà chưa từng rời đi. Mỗi lần tới tết Thanh Minh và ngày giỗ, kiểu gì ông cũng mang hoa linh lan mà mẹ thích nhất tới mộ bà nói chuyện.
“Lại sắp tới tết Thanh Minh rồi…” Lê Sóc nhìn quyển lịch âm treo trên tường.
Lê Thanh Mộng biết ông định làm gì, cô đặt đũa xuống, đánh phủ đầu: “Bố đừng tự giày vò mình nữa, lẽ nào cứ phải ngồi ghế cứng suốt hai mấy tiếng đồng hồ để tới đó sao? Cơ thể bố đang không khỏe đâu bố có biết không? Ngồi tàu tới đây bố đã suýt ngất rồi, bố quên rồi sao?”
Lê Sóc như đứa trẻ bị mẹ mắng, tự biết mình đuối lý nên ông chỉ im lặng hồi lâu, mãi sau mới nhỏ giọng nói: “Bố trụ được, nếu không mẹ con ở trên trời sẽ lo lắng, lo rằng sao năm nay bố không tới thăm bà ấy.”
“Bố còn phải đi xin lỗi bà ấy vì không chăm sóc tốt cho con nữa.”
Lê Mộng Thanh nghe vậy, cổ họng như nghẹn lại. Cô gằn giọng: “Bố nhất định phải đi sao?”
Lê Sóc không chút do dự gật đầu.
**
Ăn cơm xong, Lê Thanh Mộng viện cớ đi mua giấy vẽ và màu, cầm ô đi ra ngoài. Ngoài cổng nhà họ có một sạp bán thịt lợn, máu lợn chảy nhỏ giọt xuống dưới, bị nước mưa xối một hồi, màu máu lênh láng ra khắp nơi.
Cô cẩn thận né tránh, rón rén đi tới cạnh sạp hàng bên chợ. Cô cầm ô vẫn đang nhỏ nước, vẩy mấy cái khiến nước mưa bắn vào áo, vài giọt chảy thẳng vào trong cổ, đem tới cảm giác ươn ướt.
Ra cửa chưa được mấy bước mà mọi thứ xung quanh đã khiến cô bực mình. Cô rảo bước nhanh hơn, đi tới chỗ bắt xe bus vắng vẻ. Khoảng bảy, tám phút sau, một chiếc xe bus màu vàng chậm rãi dừng trước mặt cô.
Sau khi bỏ tiền xu vào máy, cô bước lên xe, mấy người bên trong nhìn cô chằm chằm. Hôm nay cô mặc áo dài màu đen, vừa gọn gàng lại nghiêm túc, nhưng phần lưng áo phía sau đã được khoét một mảng. Quần bò cũng vậy, trông thì có vẻ bình thường, nhưng chỗ đùi phía sau đã rách một đường dài.
Ở Kinh Kỳ, kiểu ăn mặc này rất bình thường, mỗi tội khi tới Nam Đài, mặc như này ra đường sẽ bị mười mấy cặp mắt nhìn chằm chằm với vô vàn sắc thái cảm xúc.
Lê Thanh Mộng làm như không thấy gì, cô biết mình ăn mặc khác với mọi người ở Nam Đài, nhưng cô là kiểu người vậy đấy.
Nếu như có một ngày nọ không ai nhìn cô nữa, coi cô thành người trong thị trấn nhỏ này, lúc đó cô mới thật sự khó chịu.
**
Khi xe bus dừng tại trạm ở “Đoàn xe Nam Đài”, Lê Thanh Mộng mới đi xuống.
Trời vẫn đang mưa rả rích, cô bật ô lên, đi về phía đoàn xe gần đó. Bảo vệ trung niên đứng ở cổng ngáp ngắn ngáp dài, không bận tâm tới người đến, Lê Thanh Mộng dễ dàng đi vào trong bến xe.
Bến xe có vài xe tuyến đường dài, không ai ngồi ở ghế lái cả. Cô liếc nhìn từng chiếc xe, xung quanh chỉ có tiếng mưa rơi tí tách.
Nhưng khi cô đi tới một chỗ rẽ, cô đột nhiên nghe thấy tiếng acmonica xen lẫn với tiếng mưa.
Có tài xế sao?
Mắt Lê Thanh Mộng sáng lên, cô đi về phía phát ra âm thành liền nhìn thấy một chiếc xe đỗ ở góc cuối cùng.
Trong vô số những chiếc xe tĩnh lặng, chỉ có cần gạt nước của chiếc xe này đang chuyển động, khiến bóng người ngồi trên ghế lái thoắt ẩn thoắt hiện.
Anh mặc áo khoác đen, đôi chân dài gác lên vô lăng, bàn tay rộng lớn cầm chiếc kèn acmonica màu xám bạc.
Đối phương đang cúi đầu, bờ môi di chuyển trên thân kèn. Mái tóc trước trán rủ xuống, che đi đôi mắt của đối phương, nhận thấy có người đang nhìn, anh chợt ngẩng đầu lên.
Tiếng kèn cũng dừng lại.
Cần gạt mưa “xoẹt” một cái, đánh văng những hạt mưa rơi xuống, lau sạch phần kính phía trước gương mặt của người đàn ông. Lê Thanh Mộng đã có thể nhìn rõ người đàn ông trước mặt.
Vào ngày nồm âm u, cho dù là ai đi nữa, khi ra ngoài mặt mày cũng sầm sì, xám xịt. C tưởng không ai tránh khỏi ảnh hưởng của thời tiết khó chịu này, nhưng người đàn ông kia lại là một ngoại lệ.
Dưới sắc trời u ám, trên người anh tỏa ra ánh sáng chói lóa. Hạt mưa bé nhỏ lặng lẽ rơi xuống, bao phủ kính thủy tinh, cũng che đi gương mặt người đàn ông. Lê Thanh Mộng hoàn hồn, đi tới bên cửa xe chở hàng, gõ mấy cái.
Người đàn ông hạ cửa xe xuống, gác tay lên khung cửa, liếc mắt nhìn cô, không nói gì.
Lê Thanh Mộng phá vỡ sự im ắng trước: “Chào anh, xin hỏi anh có nhận đơn không?”
“Hàng gì?” Cuối cùng anh đã lên tiếng, cô không thích giọng nói của anh lắm, vừa nghe đã biết là người hay hút thuốc.
“Không phải hàng mà là người.” Lê Thanh Mộng ngẩng đầu nhìn anh chằm chằm: “Các anh chạy xe đường dài thì chắc khoang chứa hàng đủ rộng để cho người ngủ nhỉ?”
“Ai? Cô á?”
“Tôi và bố tôi.” Cô giải thích ngắn gọn: “Ông ấy nhất định phải tới Kinh Kỳ một chuyến, vì một số lý do nên ông ấy không đi được tàu cao tốc, may bay, tàu hỏa cũng không mua được vé giường nằm, nếu như ngồi ghế cứng thì cơ thể ông ấy không chịu được. Nếu như anh chở hàng tới Kinh Kỳ, có thể bớt ít chỗ cho ông ấy ngủ thì sẽ đỡ cho ông ấy hơn nhiều, xung quanh cũng yên tĩnh hơn. Chúng tôi có thể phối hợp thời gian với các anh, chỉ cần tới nơi trước tết Thanh Minh là được.”
Thật ra cách giải quyết tốt nhất với tình hình sức khỏe của bố cô là đặt xe giường nằm.
Chưa nói tới việc nó có đắt hay không, quan trọng là Nam Đài còn không có cả xe giường nằm. Cô chỉ có thể đi cầu xin, nương tựa vào mấy xe chở hàng.
Anh “ồ” một tiếng: “Không đi.”
Lê Thanh Mộng nhíu mày: “Tôi sẽ trả tiền cho anh. Như vậy ngoại trừ tiền chở hàng ra, anh còn có thể kiếm thêm một khoản khác nữa.”
Vẻ mặt anh dao động.
“Một nghìn tệ, đủ chưa?”
Anh cầm kèn acmonica trong tay, nói: “Cô biết đi tới Kinh Kỳ mất bao lâu không? Một mình tôi không lái nổi đâu.”
“Ý của anh là vẫn cần một người lái cùng anh?”
Anh không nói gì, chỉ kéo cửa xe lên, ngăn cô ở bên ngoài.
Tay cầm ô của Lê Thanh Mộng nắm chặt lại, cô quay đầu rời đi. Cô không tin không ai chấp nhận đơn này. Nhưng số cô lại đen vậy đấy, đa số xe chở hàng đều đã rời bến, mấy xe còn lại đều không có người, tức là chuyến này cô đã đi công cốc.
Lê Thanh Mộng đi vòng quanh bến một vòng rồi quay về điểm xuất phát. Tên khó tính kia vẫn duy trì tư thế cũ, cầm kèn lên thổi.
Lê Thanh Mộng hít sâu một hơi, kiên quyết đi tới đó, cô giơ tay lên gõ mấy cái vào cửa.
Anh khó chịu hạ cửa xe xuống, Lê Thanh Mộng nói thẳng: “Phiền anh xuống xe lúc.”
“…?”
Cô kiên trì: “Anh xuống lúc đi.”
Anh và cô nhìn nhau mấy giây, có lẽ vì tò mò không biết cô muốn làm gì nên lát sau anh nhún vai, mở cửa ra, hạ chân xuống rồi nhảy xuống xe, đứng trước mặt cô. Sự xuất hiện của anh như một chiếc ô lớn đột nhiên được mở lên, cao gầy, rộng rãi.
Đứng trước anh, Lê Thanh Mộng trở nên nhỏ bé đến lạ kỳ.
Nhưng cô không hề vì vậy mà cảm thấy sự hãi, nhân lúc anh đi xuống, cô vội nắm lấy cửa xe, ném ô ra ngoài, nhảy tót lên ghế lái.
Anh không ngờ cô sẽ làm vậy, người khựng lại. Dáng vẻ nhe nanh múa vuốt của cô đập thẳng vào mắt anh.
Lê Thanh Mộng không cả thắt dây an toàn, cô vặn chìa khóa, khởi động xe, giẫm chân ga, liều lĩnh lái về phía trước.
Anh không phản ứng kịp, bị khói ở đuôi xe lẫn nước mưa tạt đầy mặt.
Xe chở hàng chếnh choáng một lúc, khi sắp mất khống chế lại được kịp thời bình ổn lại, sau khi đi đàng hoàng được một lúc, xe lại bất ngờ lao lên trước, cả quá trình trông chẳng khác nào rắn mất đầu.
Mẹ kiếp, đang lái xe chở hàng đấy hả? Lái qua đường núi thì có.
Nhưng anh vẫn có thể nhìn ra người lái xe cũng rất gì và này nọ. Ban đầu anh khá kinh ngạc, sau đó chuyển dần sang dở khóc dở cười, tay vẫn cầm kèn acmonica, mắt nhìn chằm chằm phía trước như muốn xem cô có chinh phục con xe này thành công hay không.
Sau khi đi mấy vòng, cuối cùng Lê Thanh Mộng đã thuần thục lái xe về chỗ cũ. Cô hạ cửa xe xuống, hai người hoán đổi vị trí cho nhau. Đáng tiếc do chiều cao nên cô không thể nhìn anh từ trên cao xuống được, chỉ có thể ngang tầm với anh.
“Tôi có bằng lái xe, kinh nghiệm lái xe ô tô bốn năm. Mặc dù đây là lần đầu tiên tôi lái xe chở hàng nhưng sau một hồi nghiên cứu, tôi đoán nó sẽ không làm khó được tôi. Xin hỏi như vậy đã đủ tư cách làm lái phụ của anh chưa?”
Nghe vậy anh nghiêng người về phía trước, chống tay lên khung cửa sổ, khiến hai người gần nhau hơn.
Lê Thanh Mộng bất giác căng cứng người.
Mái tóc ướt nhẹp của anh được vuốt ra sau, anh mỉm cười, nụ cười mang hàm ý cô đúng là không biết trời cao đất dày, nhưng lời nói ra lại là: “Được, đưa tiền đặt cọc trước đã.”
Cuối cùng Lê Thanh Mộng đã thở phào nhẹ nhõm.
Cô lấy một tờ một trăm tệ trên người ra, ở góc trái tờ tiền có một vết màu đen. Cô nhét thẳng tờ tiền vào túi áo trước ngực của anh, đồng thời còn vô tình cảm nhận được cơ thịt rắn chắc nơi lồng ngực ấy.
“Tôi chỉ mang theo cần đó thôi.”
Anh chậm rãi nói: “Hai nghìn tệ, một nghìn chỉ đủ cho một người thôi.”
Lê Thanh Mộng trợn tròn mắt, anh lại nhàn nhã nói tiếp: “Không thích thì thôi.”
Cô cắn răng, cuối cùng nói: “Được.”
Lúc này hai ngón tay anh mới kẹp lấy tờ tiền, từ từ nhét vào túi áo: “Hợp tác vui vẻ.”
Lê Thanh Mộng bày ra vẻ mặt không mấy vui vẻ, quay người rời đi. Trước khi xuống xe, cô liếc giấy phép lái xe dán trên xe.
Chỉ nhìn thoáng qua một cái nên cô lờ mờ nhìn thấy một góc của ảnh trên giấy phép, đó có lẽ là ảnh chụp khi anh còn trẻ, môi đỏ răng trắng, khí chất hoàn toàn khác so với lúc này. Nhưng cô đã nhớ như in cái tên bên dưới ảnh: Khang Vu Thụ.