Chương 48: Thế giới một chiếc hộp bí mật, mỗi lần mở ra sẽ mất đi một người
Giữa bầu trời xoẹt ngang một tia sét, cả thế giời đổ sầm, tối đen, lồng ngực như có gì đang bóp nghẹt lấy hơi thở. Không gian tối tăm bao phủ, những cành cây khô khốc chọc thẳng lên trời như những bàn tay quỷ dữ đang thét gào đòi lấy sự sống. Mồ hôi túa ra, cảm giác dồn dập, đầu óc mơ màng. Giữa luồng sáng ấy xuất hiện hai bóng người. Người thiếu nữ tóc ngắn, khoác vai một chàng trai. Sau đó hai người nắm tay, bên cạnh xuất hiện thêm hai đứa trẻ, bước càng ngày càng xa, Hà Diệp cố đuổi theo bốn bóng dáng ấy. Hai đứa trẻ kia ngày càng to dần, đột nhiên bên trái mất đi một bóng dáng cao lớn. Cố mở to mắt, người phụ nữ bỗng nhiên gầy đi, như những cành cây tứ phía, không còn chút sức sống. Người đàn ông và cô gái trẻ đã tiến về phía trước. Người phụ nữ gục xuống. Hà Diệp vội chạy lên đỡ lấy. Mắt đã dần thích nghi với ánh sáng chói mắt. Đường nét khuôn mặt dần hiện lên rõ ràng trên khuôn mặt cô. Cả cơ thể người phụ nữ nhẹ bẫng, cánh tay cùng chân gầy xác xơ. Gò má hóp lại, đôi mắt trơ ra, nhìn cô chòng chọc. Hà Diệp sợ hãi, thốt lên:
- Mẹ!
Cả người ướt đẫm mồ hôi, không gian xung quanh vẫn sáng sủa. Tiếng xe cộ nườm nượp người qua kẻ lại từ phía trước nhà len lỏi vào phòng ngủ. Cả căn phòng vẫn tràn ngập ấm áp ngày xuân. Đặt tay lên trái tim vẫn đập dữ dội như vừa trải qua một trận tử chiến. Cảm giác bất an trào ra như cơn sóng ngày bão giông.
Hà Diệp mở cửa ban công, ngó ra bên ngoài, cổng chính vẫn khóa. Chưa có ai về. Hà Diệp toan cầm điện thoại thì tiếng chuông bỗng reo vang. Một thứ cảm giác sợ hãi tràn ngập, từng tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ báo thức gõ vào không gian từng phách rõ ràng. Cảm giác lạc vào một khu rừng, bầu trời tối đen, lang sói rình rập sau những bụi cây, không có đường lui. Thứ sợ hãi đấy khiến Hà Diệp chùng bước. Mãi tới khi chuông sắp ngừng đổ Hà Diệp mới cầm điện thoại lên bắt máy.
Hà Diệp: Alo ạ. - Cổ họng khô khốc, giọng nói còn vương thanh âm của giấc ngủ trưa.
Bố Hà Diệp: Alo con gái hả.
Hà Diệp vội vã hỏi: Bố ơi bố mẹ về đến đâu rồi ạ?
Bố Hà Diệp, khẽ nén tiếng thở dài, nhìn người vợ đang ngày một sức cùng lực kiệt, từng ống dẫn như kim đâm chọc thẳng vào tim ông, cắm chằng chịt trên tay vợ, bàn tay thâm đen vì kim truyền. Giọng nói bình thản trở lại, ông lên tiếng dặn dò:
- Bố mẹ có khi không về được. Năm nay đổi địa điểm ăn Tết rồi. Con đừng lo. Mẹ đổi lịch truyền thuốc nên không về được thôi.
Hà Diệp giọng đầy lo lắng và sợ hãi, trong lòng bán tín bán nghi hỏi:
- Mẹ sẽ không sao thật phải không bố?
Từ ngày biết tin mẹ bị bệnh, đây là câu hỏi cô hỏi bố mình nhiều nhất. Cô không còn câu hỏi nào khác, cũng không biết nên hỏi gì khác. Bởi khi mọi bất an cùng run rẩy trong lòng đến cùng một lúc, câu hỏi có thể khiến cô tiếp tục bấu víu vào chỉ có nó. Để mọi những sợ sệt đều có thể bình lặng, như những tiếng gào thét của ác quỷ bị chặn lại nơi cửa địa ngục, cũng như những kẻ nghiện luôn cần thuốc để chống lại sự dày vò, khốn đốn mỗi lần thèm thuồng.
Như mọi lần, bố Hà Diệp đáp:
- Ừm. Không sao đâu con. Đồ đạc mua rồi thì nhớ sắp xếp rồi bày biện nhớ chưa. Gà bố lấy của chị Thoa. Chị Thoa bảo 4h chiều sẽ mang sang. Con để vào tủ lạnh, đến tối thì bỏ ra luộc. Xôi thì bố gọi cho bà Trúc rồi, lúc ấy bà cũng mang sang nhà. Nem hay miến thì con nấu nhé. Xong rồi thắp hương. Bố cũng chưa rõ bố mẹ về khi nào. Năm nay không có ai ở nhà. Đợi hết mồng 1, mồng 2 bố mẹ chưa về được thì con bắt xe về nhà ông bà ngoại nhé.
Hà Diệp im lặng nghe bố căn dặn. Đợi một hồi không thấy bố nói thêm gì, Hà Diệp mới khẽ giọng đáp:
- Vâng ạ.
Tiếng thở dài nén lại, bố Hà Diệp trầm giọng đáp:
- Xin lỗi con, năm nay để con một mình rồi.
Hà Diệp nước mắt bỗng trực trào. Những năm vừa rồi, cô quả thực hiểu chưa hết nghĩa hai từ "sum vầy". Sum vầy đâu chỉ là những người có chung dòng máu ngồi cùng ăn một nữa cơm. Mà hơn tất cả sum vầy là cái cớ để một năm vất vả trôi qua, mọi người đều có cớ để về nhà, để cùng sum họp với người thân. Cùng kể nhau nghe một năm qua có những gì vui vẻ, những muộn phiền gì đã ghé thăm. Có đôi khi lại là những chuyến đi đến miền đất lạ, những cung trời ngập nắng gió nơi chẳng giống quê mình, nơi tình người sinh sôi ở những con người khác dòng máu. Mọi năm nhà cô vẫn là như vậy, có câu chuyện "một năm qua", nhưng năm nay thì không có nữa rồi. Chớp mắt, cả không gian, cả những thứ mình nghĩ sẽ ở đấy một thời gian dài, sẽ biến mất. Nếu đây là một tiết mục của một nhà ảo thuật gia, vậy xin anh hãy mau mau đổi về như cũ, cảm giác này, quá hụt hẫng rồi.
Bên kia đầu dây vang lên tiếng bác sĩ gọi, Hà Diệp bỗng nói:
- Bố ơi bố cúp máy đi. Con về ngoại xong sẽ ghé bệnh viện mang quà Tết ạ.
Bố Hà Diệp quay đầu. Vị nữ bác sĩ trung tuổi, nhìn thấy tay ông cầm điện thoại bỗng thả chậm bước. Bà tiến lại gần, ông nói với Hà Diệp bên kia:
- Được. Con tắt máy đi.
Cuộc gọi kết thúc. Hà Diệp ngồi bịch xuống giường, cả người ngã ra sau. Thật không muốn nghĩ thêm bất cứ điều gì. Nghẹt thở quá.
- Mẹ!
Cả người ướt đẫm mồ hôi, không gian xung quanh vẫn sáng sủa. Tiếng xe cộ nườm nượp người qua kẻ lại từ phía trước nhà len lỏi vào phòng ngủ. Cả căn phòng vẫn tràn ngập ấm áp ngày xuân. Đặt tay lên trái tim vẫn đập dữ dội như vừa trải qua một trận tử chiến. Cảm giác bất an trào ra như cơn sóng ngày bão giông.
Hà Diệp mở cửa ban công, ngó ra bên ngoài, cổng chính vẫn khóa. Chưa có ai về. Hà Diệp toan cầm điện thoại thì tiếng chuông bỗng reo vang. Một thứ cảm giác sợ hãi tràn ngập, từng tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ báo thức gõ vào không gian từng phách rõ ràng. Cảm giác lạc vào một khu rừng, bầu trời tối đen, lang sói rình rập sau những bụi cây, không có đường lui. Thứ sợ hãi đấy khiến Hà Diệp chùng bước. Mãi tới khi chuông sắp ngừng đổ Hà Diệp mới cầm điện thoại lên bắt máy.
Hà Diệp: Alo ạ. - Cổ họng khô khốc, giọng nói còn vương thanh âm của giấc ngủ trưa.
Bố Hà Diệp: Alo con gái hả.
Hà Diệp vội vã hỏi: Bố ơi bố mẹ về đến đâu rồi ạ?
Bố Hà Diệp, khẽ nén tiếng thở dài, nhìn người vợ đang ngày một sức cùng lực kiệt, từng ống dẫn như kim đâm chọc thẳng vào tim ông, cắm chằng chịt trên tay vợ, bàn tay thâm đen vì kim truyền. Giọng nói bình thản trở lại, ông lên tiếng dặn dò:
- Bố mẹ có khi không về được. Năm nay đổi địa điểm ăn Tết rồi. Con đừng lo. Mẹ đổi lịch truyền thuốc nên không về được thôi.
Hà Diệp giọng đầy lo lắng và sợ hãi, trong lòng bán tín bán nghi hỏi:
- Mẹ sẽ không sao thật phải không bố?
Từ ngày biết tin mẹ bị bệnh, đây là câu hỏi cô hỏi bố mình nhiều nhất. Cô không còn câu hỏi nào khác, cũng không biết nên hỏi gì khác. Bởi khi mọi bất an cùng run rẩy trong lòng đến cùng một lúc, câu hỏi có thể khiến cô tiếp tục bấu víu vào chỉ có nó. Để mọi những sợ sệt đều có thể bình lặng, như những tiếng gào thét của ác quỷ bị chặn lại nơi cửa địa ngục, cũng như những kẻ nghiện luôn cần thuốc để chống lại sự dày vò, khốn đốn mỗi lần thèm thuồng.
Như mọi lần, bố Hà Diệp đáp:
- Ừm. Không sao đâu con. Đồ đạc mua rồi thì nhớ sắp xếp rồi bày biện nhớ chưa. Gà bố lấy của chị Thoa. Chị Thoa bảo 4h chiều sẽ mang sang. Con để vào tủ lạnh, đến tối thì bỏ ra luộc. Xôi thì bố gọi cho bà Trúc rồi, lúc ấy bà cũng mang sang nhà. Nem hay miến thì con nấu nhé. Xong rồi thắp hương. Bố cũng chưa rõ bố mẹ về khi nào. Năm nay không có ai ở nhà. Đợi hết mồng 1, mồng 2 bố mẹ chưa về được thì con bắt xe về nhà ông bà ngoại nhé.
Hà Diệp im lặng nghe bố căn dặn. Đợi một hồi không thấy bố nói thêm gì, Hà Diệp mới khẽ giọng đáp:
- Vâng ạ.
Tiếng thở dài nén lại, bố Hà Diệp trầm giọng đáp:
- Xin lỗi con, năm nay để con một mình rồi.
Hà Diệp nước mắt bỗng trực trào. Những năm vừa rồi, cô quả thực hiểu chưa hết nghĩa hai từ "sum vầy". Sum vầy đâu chỉ là những người có chung dòng máu ngồi cùng ăn một nữa cơm. Mà hơn tất cả sum vầy là cái cớ để một năm vất vả trôi qua, mọi người đều có cớ để về nhà, để cùng sum họp với người thân. Cùng kể nhau nghe một năm qua có những gì vui vẻ, những muộn phiền gì đã ghé thăm. Có đôi khi lại là những chuyến đi đến miền đất lạ, những cung trời ngập nắng gió nơi chẳng giống quê mình, nơi tình người sinh sôi ở những con người khác dòng máu. Mọi năm nhà cô vẫn là như vậy, có câu chuyện "một năm qua", nhưng năm nay thì không có nữa rồi. Chớp mắt, cả không gian, cả những thứ mình nghĩ sẽ ở đấy một thời gian dài, sẽ biến mất. Nếu đây là một tiết mục của một nhà ảo thuật gia, vậy xin anh hãy mau mau đổi về như cũ, cảm giác này, quá hụt hẫng rồi.
Bên kia đầu dây vang lên tiếng bác sĩ gọi, Hà Diệp bỗng nói:
- Bố ơi bố cúp máy đi. Con về ngoại xong sẽ ghé bệnh viện mang quà Tết ạ.
Bố Hà Diệp quay đầu. Vị nữ bác sĩ trung tuổi, nhìn thấy tay ông cầm điện thoại bỗng thả chậm bước. Bà tiến lại gần, ông nói với Hà Diệp bên kia:
- Được. Con tắt máy đi.
Cuộc gọi kết thúc. Hà Diệp ngồi bịch xuống giường, cả người ngã ra sau. Thật không muốn nghĩ thêm bất cứ điều gì. Nghẹt thở quá.