Chương : 13
Phương-Dung đứng ngoài, nàng muốn giúp tổ sư, nhưng không biết làm sao. Bằng như nàng rút kiếm trợ giúp ông, là điều không bao giờ ông chịu.
Cách đây hơn hai mươi năm, Nguyễn Phan nổi tiếng là Lĩnh-nam thần kiếm. Ông đeo kiếm hành hiệp khắp Trung-nguyên, Lĩnh-Nam, bọn tham quan, ác bá, nghe danh ông đều kinh hồn táng đởm. Ông cùng với Khất đại phu Trần Đại-Sinh sang Trung-nguyên kết thân với Thiên-sơn lão tiên. Ba người nổi danh Tiên ông.
Chẳng may, ông bị bọn phản đồ Lê Nghĩa-Nam, Hoàng Đức-Tiết, Mai Huyền-Sương phản bội, đánh thuốc mê bắt ông nộp cho Lê Đạo-Sinh.
Lê Đạo-Sinh mưu đồ làm bá chủ võ lâm Lĩnh-Nam, dần dần tiến tới cầu Hán-đế phong cho chức Thái-thú. Vì vậy y giam Nguyễn Phan, bắt ông cung xưng bí quyết kiếm thuật trấn môn. Lê đem bí quyết đó ra truyền cho đệ tử phái Long-biên, giúp chúng đoạt quyền chưởng môn. Như vậy phái Long-biên nằm trong tay y.
Không ngờ Nguyễn Phan cương quyết không cung khai. Vì hơn ai hết ông hiểu: Cung khai cho Lê, Lê sẽ giết ông. Ông thà chịu nhục, chịu tù, đợi một cơ duyên đến, truyền bí quyết kiếm thuật cho hậu thế, rồi ông tự tử chết.
Ngày nọ Đào Kỳ đột nhập nhà tù Thái-hà trang. Ông nhờ Đào Kỳ học kiếm pháp Long-biên, ra dạy cho người có tâm huyết. Đào Kỳ học, đem dạy lại cho Phương-Dung, cứu ông khỏi nhà tù. Rời nhà tù, ông bí mật dạy Phật-Nguyệt.
Trong đại hội hồ Tây, ông đem bí quyết kiếm thuật trấn môn giảng cho bọn phản đồ. Ông cố ý giảng sai. Bọn phản đồ đứt mạch máu đầu, thành người tàn tật.
Còn Đào Kỳ thì lột mặt nạ giả nhân giả nghĩa của Lê Đạo-Sinh, định giết y. Nhưng Khất đại phu, là sư huynh Lê, lên đài đánh bại y mà không nỡ giết. Nguyễn Phan nảy ra ý: Phải chính ông giết Lê cho hả mối căm hờn. Cho nên thời gian qua, ông luyện được bản lãnh, chống nạng, xử dụng kiếm. Hôm nay, nhân lúc Lê định trốn chạy, ông bảo Phương-Dung lùi ra, để chính tay ông giết y.
Bỗng kiếm hai người chạm nhau. Cả hai kiếm đều văng lên không. Lê Đạo-Sinh phóng một chưởng định kết liễu tính mệnh ông. Ông vung chưởng đỡ. Bịch một tiếng. Hai chưởng dính tẹt vào nhau. Hai người thi triển cuộc đấu nội lực.
Khoảng nhai dập miếng trầu, mặt Lê dần dần tái mét. Còn mặt Nguyễn Phan đỏ như gấc. Trên đầu hai người đều có khói bốc lên. Chứng tỏ nội lực phát huy đến cùng độ.
Nội công Lê thuộc phái Tản-viên, thuộc Dương cương. Nội công Nguyễn Phan thuộc phái Long-biên thuộc Âm nhu. Xưa Vạn-tín hầu Lý Thân, chế ra nội công âm nhu khắc chế với nội công dương cương của Phò mã Sơn-Tinh. Ông dùng nội công này đánh bại Sơn-Tinh bên bờ sông Hắc-long-giang.
Hôm nay hai đồ tôn thi triển cuộc đấu trước anh hùng thiên hạ. Lê liếc mắt nhìn bên cạnh: Trần Năng đã đánh ngã Tô Định, bằng một Lĩnh-nam chỉ. Các đệ tử y đều bị bắt trói. Duy Hoàng Đức, Hoàng Minh-Châu, Chu Quang được thư thả.
Trong lòng y nổi lên niềm chua xót:
– Khi xưa, lúc ta được đời tôn làm Lục trúc tiên sinh. Chúng nhân thiên hạ, không ai mà không tôn phục. Ta vì cứu Đào Kỳ, bị y khám phá ra việc ta giam Nguyễn Phan, Đặng Thi-Kế, Nguyễn Thành-Công. Ta mất uy tín từ đó. Ta vâng lệnh Nghiêm Sơn tổ chức đại hội hồ Tây, mưu cầu chức thái thú. Tại đại hội hồ Tây ta bị sư huynh đánh bại. Mưu đồ của ta hóa ra hư vô. Ta sang Thục, định phế trưởng lập thứ, cũng thất bại. Ta được triều kiến Quang-Vũ. Quang-Vũ phong ta làm Thứ sử Giao-châu. Coi toàn Lĩnh-Nam, quyền hành hơn Nghiêm Sơn. Điều đến nằm mơ ta cũng không nghĩ tới. Bây giờ, ta thất bại. Đệ tử bị bắt hết. Không biết ta có sống được không?
Trưng vương nói với Khất đại phu:
– Thái sư thúc! Xin Thái sư thúc cản hai vị ra. Bằng không, thì ngọc vỡ, ngói tan, cả hai cùng thiệt mạng. Chẳng tiếc lắm ư?
Khất đại phu nghĩ, một mình ông không đủ sức đẩy hai người ra. Muốn đẩy hai người ra, phải hợp nội công của ông với Đào Kỳ. Gần Đào Kỳ lâu ông biết chàng ghét cay ghét đắng bọn phản dân hại nước. Bây giờ bảo chàng cùng ông ra tay, chàng sẽ đập chết Lê Đạo-Sinh ngay.
Nghĩ vậy ông tiến ra nói:
– Ông bạn già Nguyễn Phan ơi! Xin ông tha cho sư đệ ta. Y có tội với Lĩnh-Nam, thiếu gì người muốn giết y? Việc gì ông phải phí sức lực với y. Dạy dỗ y làm gì cho hao nguyên khí?
Ông nói lớn:
– Lê hiền đệ! Dù ngươi thắng Nguyễn Phan cũng bị anh hùng ở đây băm vằm ngươi ra thành chả. Ngươi thu công đi thôi. Nào, hai người đồng thu công lại đi nào. Một... hai... ba.
Nhưng hai người phát huy hết công lực, đầu óc như mê đi, không còn biết gì nữa. Quần hùng đứng ngoài đều lắc đầu, không biết làm cách nào.
Đào vương vẫy tay gọi vương phi, Đinh Đại, Đào Kỳ, Phương-Dung, Thiều-Hoa, Nghi-Sơn, Biện-Sơn vây quanh hai người. Nhược bằng Nguyễn Phan giết Lê Đạo-Sinh thì thôi. Bằng y thắng Nguyễn Phan, Đào gia sẽ bắt y, trả thù cho Đào Thế-Hùng, Đinh Hồng-Thanh, Nguyễn Trát và Nguyễn Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Tiên-yên nữ hiệp bảo Trần Năng:
– Sư muội! Chúng ta phải ra tay mới được. Nào! Chúng ta dùng Thiền-công hóa giải kình lực của hai người. Nào: Một... hai... ba.
Hai người cùng chắp tay như lễ Phật, đẩy vào giữa chưởng hai người.
Hai người rung động toàn người, rồi đứng im. Chưởng của Tiên-yên, Trần Năng dính chặt vào chưởng của hai người.
Anh hùng Lĩnh-Nam đứng ngoài đều là cao thủ bậc nhất, mà không ai hiểu tại sao. Một lát, họ thấy Trần Năng mặt hồng lên, tươi như uống ly rượu, phiêu phiêu hốt hốt. Còn Tiên-yên nữ hiệp thì mặt trắng bệch, tư thái nhàn nhã. Cứ như vậy, bốn người dính vào nhau.
Nguyên nội lực Trần Năng gốc từ phái Tản-viên, thuộc dương cương. Sau được Tăng-Giả Nan-Đà truyền Thiền công thuộc âm dương hợp nhất. Tay nàng chạm vào tay Lê Đạo-Sinh, giữa lúc nội lực y phát đến cho cùng độ, truyền sang cơ thể nàng. Nàng không phản công. Cứ để nội lực đó truyền vào người nàng, cuồn cuộn như nước chảy. Còn tay Tiên-yên nữ hiệp chạm vào tay Nguyễn Phan. Nội lực của ông thuộc âm nhu. Nội lực của Tiên-yên nữ hiệp thuộc phái Sài-Sơn. Cương nhu hợp nhất. Nội lực âm nhu của Nguyễn Phan truyền vào người bà.
Khoảng ăn một bữa cơm, cơ thể Trần Năng, Tiên-yên, đã thu hầu hết nội lực Nguyễn Phan và Lê Đạo-Sinh.
Trần Năng ra hiệu cho Tiên-yên cùng đẩy mạnh. Bốn người bật tung ra bốn phía. Nguyễn Phan chỉ mặt Lê Đạo-Sinh:
– Ta không giết được mi, dù chết cũng khó nhắm mắt.
Ông nhảy vào phóng chưởng đánh Lê. Lê vung chưởng đỡ. Hai chưởng lại dính vào nhau.
Hoàng-Kiếm đứng ngoài, thấy vậy nói:
– Quần hùng nghe đây ! Chúng tôi là Ngũ-phương kiếm, không thân Lê, chẳng biết Nguyễn. Hôm nay thấy hai người đấu nội lực đến trình độ cả hai đều mất. Chúng tôi là người cầm công đạo. Chúng tôi giết Lê, để báo thù cho anh hùng Lĩnh-Nam.
Ông rút kiếm vung lên đâm vào cổ Lê-đạo-Sinh. Kiếm của ông thần tốc vô song. Anh hùng hiện diện mỉm cười:
-Hết đời tên ác bá.
Chu Bá nghĩ tình nhạc phụ, lại nhớ lời trối trăn của vợ lúc lâm chung, bất cứ giá nào cũng không để Lê-đạo-Sinh bị giết. Ông rút kiếm đâm vào sau lưng Hoàng Kiếm. Nếu Hoàng Kiếm tiếp tục giết Lê Đạo-Sinh, thì tính mệnh bị nguy. Hoàng Kiếm kinh hoảng, thu kiếm về, nhảy lui lại đỡ kiếm của Chu Bá.
Bỗng một luồng kình phong nhu hòa làm mọi người muốn nghẹt thở, hai vật nhỏ bay đến, chạm vào kiếm Chu Bá, Hoàng Kiếm, kêu đến bộp một tiếng. Hai thanh kiếm bay vọt lên trời. Mọi người nhìn lại thì ra ba quả sim màu tím. Sim là loại trái cây nhỏ bằng đầu ngón tay út. Mềm mại. Không hiểu ai mà có công lực mạnh đến độ đánh bay được kiếm hai đệ nhất cao thủ đương thời? Ngay chính Đào Kỳ, Khất đại phu cũng không thể làm được.
Có tiếng nói từ xa vọng lại:
– A Di Đà Phật! Đại hiệp Hoàng-Kiếm. Xin đại hiệp mở lòng từ bi, tha cho Lê lão sư một phen.
Bây giờ mọi người mới biết đó là Tăng-Giả Nan-Đà. Ngài từ đám dân chúng bước ra, lưng khoác tấm áo Cà-sa màu vàng, miệng tủm tỉm cười.
Tiên-yên nữ hiệp, Trần Năng, chạy đến chắp tay:
– A Di Đà Phật, đệ tử kính bái sư phụ! Sư phụ giá lâm thực đại phúc cho đất Lĩnh-Nam.
Hùng Xuân-Nương chắp tay:
– A Di Đà Phật! Đệ tử kính cẩn tham kiến sư phụ.
Tiên-yên nữ hiệp, Trần Năng nhìn Xuân-Nương nghĩ:
– Thì ra ngài đã qui y Tam-bảo cho Xuân-Nương. Thế mà mình không hay.
Tăng-Giả Nan-Đà đến trước Nguyễn Phan, Lê Đạo-Sinh, ngài chắp tay xỉa vào giữa chưởng hai người. Hai người rung động thực mạnh rồi lui lại.
Tăng-Giả Nan-Đà nói:
– A Di Đà Phật! Này Nguyễn tiên sinh! Xin tiên sinh hãy quên thù hằn với Lê tiên sinh được chăng?
Nguyễn Phan nói:
– Quên ư? Y đã cắt gân chân tôi. Giam tôi gần mười năm mà bảo tôi quên ư?
Tăng-Giả Nan-Đà hỏi:
– Từ trước đến giờ, tiên sinh đã giết bao nhiêu người rồi? Tiên sinh có nhớ không? Họ đâu có thù gì với tiên sinh? Khi xưa nữ hiệp Trần Thiếu-Lan khởi binh. Thái thú Nhâm Diên đem quân đến đánh. Tiên sinh cứu Thiếu-Lan, một kiếm giết có hàng vạn người. Nếu thân nhân họ cũng tìm đến tiên sinh trả thù, tiên sinh nghĩ sao? Này tiên sinh ơi! Đó chẳng qua nghiệp chướng. Bần tăng dám khuyên tiên sinh hãy quên đi những gì là thù hằn. Cùng bần tăng ngao du tứ phương, chẳng thú vị lắm ư?
Tăng-Gỉa Nan-Đà cầm tay Nguyễn Phan:
– Quên hết đi Nguyễn tiên sinh. Nhớ thù hận nào có ích gì.
Một luồng nội lực êm dịu truyền vào người Nguyễn Phan, bao nhiêu mệt mỏi biến mất. Ông trầm tư suy nghĩ.
Nguyễn Phan suy nghĩ một lúc, rồi tiến tới quì gối trước Tăng-Giả Nan-Đà:
-Sư phụ! Đệ tử quên hết rồi! Nhờ sư phụ giác ngộ, lòng đệ tử trong sáng, mở rộng hơn bao giờ hết. Đệ tử nguyện qui y theo Phật.
Tăng-Giả Nan-Đà vuốt tay trên đầu, trên cằm Nguyễn-Phan, râu tóc của ông rụng xuống hết. Ngài nói:
– Từ nay Nguyễn-Phan chết rồi! Ta đặt cho ngươi pháp danh là Trí-Không.
Ngài quay lại nói với Lê-đạo-Sinh:
– Lê tiên sinh mệt lắm rồi. Để bần tăng giúp tiên sinh nghỉ một chút.
Ngài tiến đến, để bàn tay lên đầu Lê. Lê-đạo-Sinh cúi đầu tránh né, gạt tay ngài. Không ngờ cái tránh né, cái gạt tay của đệ nhất cao nhân Lĩnh-Nam, mà không tránh nổi bàn tay Tăng-Giả Nan-Đà. Ngài để tay lên đầu Lê nói:
– Ngủ đi! Lê tiên sinh hãy ngủ đi.
Lạ thay Lê-đạo-Sinh nhắm mắt, dựa lưng vào cột cờ ngủ. Lê ngủ rất say.
Lúc ngủ, Lê thấy mình cùng đệ tử, giết hết anh hùng Lĩnh-Nam. Lê được phong tước Lĩnh-Nam vương. Các đệ tử đều phong thái thú. Vinh hoa tột đỉnh. Lê xua quân chiếm ba quận Giao-Chỉ, Cửu-Chân, Nhật-Nam. Uy quyền hiển hách.
Rồi dân chúng nổi dậy khắp nơi. Lê cùng các đệ tử đánh dẹp. Giết hết lớp này lớp khác tới. Cuối cùng ba thầy trò, xuống một chiến thuyền chạy ra biển, sang Trung-Nguyên yết kiến Quang-Vũ xin quân về báo thù. Quang-Vũ kể tội thầy trò Lê làm mất Lĩnh-Nam. Truyền đem ra chém. Giữa lúc đao phủ sắp hạ thủ, thì Khất đại phu xuất hiện.
Lê gọi lớn:
– Sư huynh cứu đệ với.
Khất đại phu lắc đầu bỏ đi. Lê chợt nhớ đến Tăng-Giả Nan-Đà.
Lê lên tiếng gọi:
– Sư phụ! Sư phụ cứu đệ tử với.
Có tiếng đáp ngay bên tai.
Lê bừng mắt ra, thì không thấy pháp trường đâu. Mà ở trong thành Luy-Lâu.
Tăng-Giả Nan-Đà nói:
– Lê tiên sinh! Khổ hải vô bờ, hồi đầu thị ngạn. Công danh, phú quí, chẳng qua là một giấc mơ. Tiên sinh ơi! Tiên sinh mưu đồ công danh, gây ra cảnh núi xương sông máu. Nay con cháu đều chết hết. Trang ấp, của cải không còn. Tiên sinh muốn gì nữa đây?
Lê-đạo-Sinh suy nghĩ rất nhanh:
– Dù Nguyễn-Phan không giết ta, thì đệ tử Đào gia cũng không tha cho ta. Ừ thì Tăng-Giả Nan-Đà khuyên răn, ta hãy tạm ẩn lánh: Hãy giả vờ sám hối, xin qui y. Tăng-Giả Nan-Đà thu ta làm đệ tử, thì ai dám giết ta nữa!
Nghĩ vậy y quì gối xuống trước mặt ngài:
– Đệ tử sám hối, xin sư phụ cho được qui y Tam bảo.
Tăng-Giả Nan-Đà vuốt tay lên đầu Lê-đạo-Sinh, râu tóc của y rụng xuống hết. Ngài nói:
-Phúc thay! Ta đặt cho ngươi pháp danh là Trí-Vô.
Phương-Dung rút kiếm bước ra nói:
– Đại sư! Đại sư qui y cho y là việc của đại sư. Còn y giết cha, giết mẹ, anh em của tôi, y phải trả.
Tăng-Giả Nan-Đà mỉm cười:
– Đào vương phi! Bần tăng đã từng nói với vương phi, những gì xảy ra hôm nay, chẳng qua do bao nhiêu nghiệp kiếp trước tích lũy. Này, vương phi thử nghĩ lại xem, khi vương phi làm quân sư, cầm quân đánh Thục, trận đánh Võ-Đô, Cẩm-Dương. Người chết hàng vạn, vậy ai sẽ tìm vương phi để trả thù? Biết bao nhiêu đại tướng Hán, chết dưới lưỡi kiếm vương phi. vương phi trả lời sao đây? Trận đánh Trường-An, quân Hán chết trên ba chục vạn, quân Thục chết không dưới mười lăm vạn. Ai sẽ tìm vương phi để trả thù? Bởi vậy bần tăng mới nói: Chẳng qua là cái "nghiệp" từ tiền kiếp mà ra.
Lê-đạo-Sinh nghĩ được một kế:
– Bọn chúng ở đây đông quá. Tăng-Giả Nan-Đà khó cứu ta. Chi bằng ta dùng khổ nhục kế, mới mong thoát nạn.
Y bước ra nói:
– Các vị anh hùng! Một đời Trí-Vô này, vì mưu cầu danh lợi hư vô, mà hại biết bao nhiêu người! Vậy ai thấy cần trả thù, cứ lại giết! Ta không hề oán hận. Có như vậy mới giải được hết nghiệp của ta.
Trần-khổng-Chúng nói:
– Ta giết ngươi để trả thù cho sư huynh ta.
Ông cầm kiếm nhắm cổ Lê-đạo-Sinh đâm tới. Lê nhắm mắt mỉm cười. Lưỡi kiếm sắp tới cổ Lê thì ông ngưng lại nói:
– Ta là anh hùng! Ta không giết kẻ đã hối lỗi.
Đào-hiển-Hiệu đến trước Lê-đạo-Sinh mắng:
– Đồ hèn hạ! Đồ khốn kiếp! Mi mưu cầu danh lợi, xảo trá, giết cha ta, giết hiền thê của ta. Ta phải giết ngươi.
Đào-thế-Hùng gượng nói:
– Hiển-Hiệu! Không được giết người hối lỗi.
Tăng-Giả Nan-Đà nắm tay Lê-đạo-Sinh, Nguyễn-Phan, thấp thoáng một cái, ba người biến vào đám dân chúng mất dạng.
Quần hùng xúm vào xem thương thế Đào-thế-Hùng, Đinh-hồng-Thanh: Vết thương đâm trúng ngực, sườn bụng. Khất đại phu, Trần-Năng lắc đầu thở dài.
Một lát Đào-thế-Hùng mở mắt tỉnh dậy. Ông liếc mắt nhìn các anh hùng cười lên:
– Các vị đừng lo cho tôi! Cũng đừng vì tôi chết mà buồn. Hãy theo gương Trưng vương: Đặng vương gia tuẫn quốc. Trưng vương can đảm cầm quân đánh giặc.
Ông nhìn Đào-thế-Kiệt, Đinh-Đại, Đinh-xuân-Hoa, và đám đệ tử Đào gia:
– Anh chị, Đinh sư đệ! Các con, các cháu. Từ khi ta sáu tuổi, phụ thân mỗi đêm thường khóc thầm, giảng cho ta biết cái nhục của người dân mất nước. Người luôn dặn ta: Hết lòng phục hồi Lĩnh-Nam. Năm ba mươi tuổi, anh Cả sai ta đem vợ con ra Bắc, liên lạc với hào kiệt, phục quốc. Từ đấy đêm ta quên ngủ, ngày ta quên ăn để có hôm nay. Ta vẫn nói: Chỉ cần nhìn ngày đất nước trở về trong tay người Việt, đời ta coi như đủ. Chết sống không nghĩa lý gì. Huống hồ, ta được nhìn Lĩnh-Nam phục hồi đã sáu ngày. Ôi, sướng ơi là sướng. Ta sinh ra để phục quốc. Quốc đã phục rồi! Ta còn mong gì nữa?
Ông mỉm cười rồi tắt thở.
Đâu đó tiếng sáo thê lương, rít trên không gian, theo mây trời lơ lững, như khóc, như than, như uất nghẹn. Người cứng rắn nhất như Hồ-Đề mà cũng phải rơi nước mắt. Anh hùng nhìn lại: Thì là tiếng sáo của Sa-Giang. Nàng cùng cha nổi danh tiêu thần. Tiếng sáo của nàng rúc lên từng hồi, khi cao đến mây, khi nhỏ như sợi tơ trời.
Cạnh đó, Đinh-hồng-Thanh nằm gọn trong tay Đào-hiển-Hiệu. Mắt nàng nhắm nghiền. Khuôn mặt vẫn thanh tú, nhu nhã. Nàng thở nhẹ nhàng, ngực nhô lên thụp xuống. Trong cơn mê mê tỉnh tỉnh, nàng luôn miệng gọi tên Hiển-Hiệu.
Khất đại phu nói:
– Cháu Hiển-Hiệu. Hãy bỏ vợ xuống. Ta dùng Lĩnh-Nam chỉ làm cho vợ cháu tỉnh dậy, từ biệt cháu, rồi ra đi. Còn hơn mê mê tỉnh tỉnh như vậy.
Ông chìa ngón tay chỏ điểm đến "véo" một cái vào huyệt Bách-hội, Đinh-hồng-Thanh rung động toàn người, rồi từ từ mở mắt ra. Đôi môi hồng như trái đào, nàng hỏi:
– Hiển-Hiệu! Bố ra sao rồi? Anh ở đâu?
Hiển-Hiệu nắm chặt tay, như muốn giữ nàng lại:
– Anh đây! Bố chết rồi!
Hồng-Thanh mỉm cười:
– Anh nói sai! Bố là đại anh hùng, đại hào kiệt! Bố không bao giờ chết cả! Lĩnh-Nam còn, người Việt còn, thì bố vẫn còn. Bố chết như thế này chẳng hơn chết già ư? Anh... em dặn anh nhé... em sắp chết rồi. Nếu sau này sáu vị vương hợp lại, để cử hoàng đế Lĩnh-Nam, anh nhớ... thay em, cử Trưng vương. Ðừng cử bác cả. Bác già rồi! Để cho bác thảnh thơi.
Nàng nhắm mắt thiu thiu, rồi mở mắt ra, thấy Trưng vương, Đào vương bên cạnh. Nàng nói:
– Bác Cả ơi! Công phu bác dạy bố, dạy các anh, các chị, dạy chúng cháu, chỉ mục đích duy nhất phục hồi Lĩnh-Nam. Lĩnh-Nam phục hồi rồi, bác vui lắm. Bố chết, mà sống muôn ngàn năm sau. Cháu cũng sắp chết rồi. Cháu sẽ cùng bố gặp vua Hùng, vua An-Dương.
Nàng nắm tay Hiển-Hiệu:
-Em chết đi chẳng có gì đáng tiếc. Duy có điều em chưa cho anh đứa con. Thôi em đi đây...
Nàng nghẹo đầu sang một bên, từ từ nhắm mắt lại.
Quần hùng đứng chết lặng giữa hai cái chết của đệ tử Đào gia. Đâu đó tiếng tù và rúc lên từng hồi, thảm não như con mất cha, như vợ mất chồng. Khiến quần hùng không ai cầm được nước mắt.
Hơn nghìn Thần-ưng bay lượn thành vòng tròn trên trời. Cùng cất tiếng kêu bi ai, khắc khoải, rồi kiếm cây, đậu chi chít trên cành. Cúi đầu xuống, ủ rủ. Tiếng tiêu của Sa-Giang vẫn nức nở, nỉ non. Nàng dùng nội lực chuyển vào tiếng tiêu, vọng đi rất xa. Anh hùng các đạo, đều cắn răng, cúi đầu, nhỏ lệ.
Đào-hiển-Hiệu là một đại tướng tài kiêm văn võ thời Lĩnh-Nam. Tài liệu trong các cuốn phổ đều mô tả ông vốn đa tình ngang với Trần-tự-Sơn, Đô-Dương. Ông được phong tước công, tuổi còn trẻ, thế mà suốt cuộc đời, ông không chú ý đến bất cứ người con gái nào. Ông chôn vợ ở gần nơi trấn nhậm ngoài thành Long-Biên. Mỗi buổi sáng, ông ra bên mộ nàng, tự tay tỉa cây kiểng. Buổi chiều đích thân ông tưới hoa, rồi ngồi nói truyện với nàng như nàng ngồi cạnh.
Đào vương cho khâm liệm em với cháu.
Trưng vương hỏi:
– Ý Đào vương định an táng hai vị anh hùng ở đây hay đưa về Cửu-Chân?
Đào vương phi nói:
– Khắp đất nước Lĩnh-Nam, đâu chả của mình? Chôn đâu cũng được. Chúng tôi vốn con cháu thần dân Âu-Lạc, xin được đưa về Cổ-Loa an táng.
Trưng vương truyền các anh hùng tế trước linh sàng Đào-thế-Hùng, Đinh-hồng-Thanh. Ban sắc phong Đào-thế-Hùng làm:
Vũ liệt, hùng huân, Đặng-Châu đại vương.
Ban sắc phong Đinh-hồng-Thanh:
Chí nhu, uyển mị, Hồng-Đức công chúa.
Truyền trăm thớt voi, trăm Thần-ưng và ba trăm đệ tử, tráng đinh đi theo Đào-hiển-Hiệu, hộ tống linh cữu về an táng tại Cổ-Loa.
Tiễn đưa linh cửu Đào-thế-Hùng, Đinh-hồng-Thanh đi rồi. Hồ-Đề đứng lên nói với quần hùng:
– Lê-đạo-Sinh đã được Tăng-Giả Nan-Đà cứu. Tuy Lê xám hối, xin chịu tội đã đành. Nay Hoàng-Đức, Hoàng-minh-Châu, Chu-Quang, hối lỗi, chống Lê-đạo-Sinh. Chúng ta tha tội cho ba người. Còn lại Lê-Đức-Hiệp, Ngô-tiến-Hy, Hàn-thái-Tuế, Vũ-Hỷ, Vũ-phương-Anh, chúng giết hại không biết bao nhiêu người. Cần phải xử tử chúng, cho anh hùng hả dạ.
Phương-Dung cũng tiếp:
– Phong-Châu song quái giết cha, mẹ, bốn anh của tôi. Xin cho tôi được đưa hai tên này về Cối-Giang xẻo từng miếng thịt, tế mộ các người.
Trưng vương thở dài:
– Đối với môn qui của phái Tản-Viên. Tôi không có quyền giết người đồng môn. Nhưng nay các đệ tử của thái sư thúc Lê-đạo-Sinh tội quá nặng. Tôi không dám xin tha tội. Vậy xin giao cho ba vị xét xử. Trước kia ba vị gồm tiền bối Đào-thế-Hùng, Phùng-đại-Tín tiên sinh với Hồ-Đề. Nay Đào vương gia tuẫn quốc. Tôi xin cử Đinh hầu thay thế. Xin ba vị thu thập tội ác của năm người. Đợi cử hoàng đế Lĩnh-Nam, hãy đem xử tội.
Hơn mười ngày sau, có tin Đô-Dương cùng các đạo anh hùng tề tựu đầy đủ.
Đây là cuộc họp, suy cử hoàng đế Lĩnh-Nam theo thủ tục trước kia các anh hùng Tây-Vu đã cử Thục-Phán lên thống lĩnh hào kiệt đánh vua Hùng, lập ra nước Âu-Lạc. Trưng vương làm Giao-Chỉ vương, đứng ra tổ chức đại hội.
Ngài truyền đắp cái đài thực cao, lát gỗ. Trên đài, bầy bài vị thờ các vua Hùng, vua An-Dương. Cạnh còn có bài vị thờ Phù-Đổng Thiên-vương, Sơn-Tinh, Vạn-tín hầu Lý-Thân, Phương-chính hầu Trần-tự-Minh, Trung-tín hầu Vũ-bảo-Trung, Cao-cảnh hầu Cao-Nỗ. Giữa đài để sáu cái đỉnh đồng tượng trưng sáu vùng Nam-Hải, Quế-Lâm, Tượng-Quận, Giao-Chỉ, Cửu-Chân, Nhật-Nam. Trước mỗi đỉnh có chín cái trống đồng, do chín thiếu niên đứng trực, tấu nhạc. Tổng cộng năm mươi bốn cái trống. Đài kết hoa rực rỡ. Khói hương đỉnh đồng bốc lên nghi ngút. Nơi cử hành lễ là đất Mê-Linh, ngay dưới chân núi Tản-Viên.
Từ dưới lên đài bằng sáu con đường gỗ, thoai thoải, mỗi con đường có trăm bậc, tượng trưng xưa Quốc-tổ, Quốc-mẫu sinh trăm con, phong cho mỗi con một vùng, từ đấy thành họ. Như người con được phong đất "Trần" sau con cháu mang họ Trần. Người con được phong đất Đào, sau con cháu đều mang họ Đào. Cuộc bố phòng, bảo vệ cuộc lễ, giao cho Hồ-Đề và các đệ tử Tây-Vu. Trưng-Nhị được cử làm người xướng ngôn buổi lễ.
Ngày cử hành lễ là ngày mùng 3 tháng 6 năm Kỷ-Hợi (39 sau Tây-lịch),bên Trung-Nguyên nhằm niên hiệu Kiến-Vũ thứ mười hai đời vua Quang-Vũ nhà Đông-Hán. Anh hùng các nơi tụ kéo về đầy đủ. Từ sáng sớm, dân chúng lũ lượt tụ tập đến mấy chục vạn người. Trời tháng sáu, ánh sáng ban mai tỏa chiếu, anh hùng các nơi được cử đứng vào sáu con đường bằng gỗ, theo thứ tự lớn trên, nhỏ dưới.
Đúng giờ thìn, Trưng-Nhị cầm cờ phất. Nhạc công đánh trống, năm mươi bốn cái trống đồng cử lên một lượt. Tiếng vang ngân đi rất xa. Pháo nổ liên hồi.
Trưng-Nhị hô lớn:
– Hoàng đế Lĩnh-Nam giá lâm.
Trần-tự-Sơn từ dưới đài uy nghi bước lên đứng trước sáu vị vương.
Ba hồi chiêng trống, hơn ngàn đệ tử phái Sài-Sơn đồng cử đủ các thứ nhạc khí, bản Động-Đình ca.
Trần-tự-Sơn bước đến trước bàn thờ Quốc-tổ. Hai thiếu nữ đứng bên cạnh các đỉnh đồng đốt lên một bó hương. Trần-tự-Sơn tiếp lấy, cắm vào các bát hương thờ Quốc-tổ và các anh hùng tiên hiền.
Ông quì xuống trước, kế đến sáu vị lạc vương, lạc công, lạc hầu, động chủ, trang chủ, các tướng lĩnh, anh hùng.
Trưng-Nhị xướng:
– Tuyên đọc chiếu chỉ của Quốc-tổ An-Dương.
Trần-tự-Sơn cầm chiếu chỉ của vua An-Dương đọc lớn. Đọc xong, ông hướng xuống đài nói:
– Quốc tổ đã dậy: Người thủ lĩnh hào kiệt, sau khi phục hồi Lĩnh-Nam, tuyệt đối không được giữ bất cứ quyền hành gì. Từ khi ta trở về Lĩnh-Nam với sắc phong Lĩnh-Nam công của nhà Hán, công cuộc phục quốc bắt đầu. Ta được anh hùng hào kiệt tin tưởng, người người góp sức, mà có ngày nay. Hôm đại hội hồ Động-Đình, Lĩnh-Nam coi như phục hồi. Ta tạm ủy quyền cho nghĩa đệ Đô-Dương điều khiển anh hùng, ổn định đất nước. Kế đó Quế-Lâm, Nam-Hải, Tượng-Quận cử lạc hầu, lạc công. Các vùng Giao-Chỉ, Cửu-Chân, Nhật-Nam đã có lạc hầu rồi chỉ việc cử lạc công. Rồi các nơi cử lạc vương. Hôm nay, ta trở lại đây chứng kiến cuộc suy cử hoàng đế Lĩnh-Nam. Thể lệ như sau:
– Các lạc hầu, sáu năm cử lại một lần. Đó là các năm Dần, Thân.
– Các lạc công, bốn năm cử lại một lần, đó là năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu.
– Hoàng đế Lĩnh-Nam, sáu năm cử lại một lần vào năm Hợi, Tỵ. Các vị vương cùng được cử một lúc với hoàng đế.
Hôm nay, các vị cử hoàng đế Lĩnh-Nam. Muốn được cử làm hoàng đế Lĩnh-Nam không phân biệt nam, nữ, miễn là có đạo đức, có kiến thức, có công với đất nước.
– Những ai được cử? Tất cả các lạc hầu, động chủ, châu trưởng, lạc công, lạc vương.
– Quan chức, từ cấp huyện trở lên.
– Các Chưởng môn nhân võ phái.
– Các tướng cầm quân từ cấp lữ trưởng.
Hôm nay, chúng ta cử hoàng đế. Bây giờ chúng ta cùng im lặng, suy nghĩ. Mỗi vị sẽ được một đồng nam đưa đến cho một miếng giấy. Các vị định cử ai, ghi tên người đó vào, rồi lên bỏ vào thùng gỗ trầm tước bàn thờ Quốc-tổ. Ta với Đô-Dương không được cử, vì vậy các vị đừng cử chúng ta. Nào bắt đầu.
Trên đài khói hương nghi ngút, không một tiếng động. Trời xanh biếc, gợn chút mây tơ, Thần ưng bay lượn vòng tròn, thực nhộn nhịp.
Anh hùng các nơi thứ tự lên bỏ tấm giấy vào thùng gỗ trầm. Đến giờ ngọ, chấm dứt.
Trần-tự-Sơn nói:
– Tôi xin mời một vị đạo cao đức trọng lên chứng kiến. Đạo cao đức trọng nhất Lĩnh-Nam phải kể Thúc phụ Trần-đại-Sinh.
Dân chúng quần hùng nghe đến tên Trần-đại-Sinh, vỗ tay rung động trời đất.
Khất đại phu lên đài, quì trước bàn thờ Quốc-tổ lễ tám lễ. Ông nói lớn:
– Lão phu người Lĩnh-Nam. Lão đề nghị nên mời mấy quí khách cùng kiểm điểm. Không biết các vị có đồng ý không?
Trần-tự-Sơn chắp tay nói:
– Không biết thúc phụ cử ai?
Khất đại phu nói:
– Lão phu xin cử bạn già là Thiên-Sơn lão tiên. Thiên-Sơn lão tiên đang hưởng nhàn ở núi Thiên-Sơn, thế mà người nghe tin Lĩnh-Nam suy cử hoàng đế, cũng đến đây mừng. Xin mời lão tiên lên đài.
Một bóng vàng thấp thoáng vọt lên trời như con hạc, từ từ đáp xuống. Chúng nhân kêu lên một tiếng "ồ", tấm tắc khen:
– Đẹp thực! đẹp thực. Tiên có khác. Đẹp thực. Mặt lão tiên như trái táo, hồng hào, tay chống gậy trúc, râu tóc bạc trắng. Lão quì xuống bàn thờ Quốc-tổ lễ tám lễ.
Khất đại phu nói:
– Lão xin mời bảy quí khách nữa lên đây làm trọng tài. Đó là Lục tiên sinh, hiệu "Khổng tử tái sinh", và Ngũ-phương thần kiếm.
Lục-mạnh-Tân, Ngũ-phương thần kiếm đã ở Lĩnh-Nam hơn mười năm. Một người đem đạo lý Khổng, Mạnh dạy dân. Năm người đem kiếm pháp, trừ diệt bọn quan Hán tham ô. Khắp nơi đều nghe danh. Khi Trần-tự-Sơn xướng đến tên họ, dân chúng lại vỗ tay rung động trời đất.
Khất đại phu tiếp:
– Vị quí khách mà lão phu dám cả gan thỉnh, là Bồ tát Tăng-Giả Nan-Đà từ Thiên-Trúc qua Lĩnh-Nam hoằng dương đạo pháp của đức Thế Tôn.
Bồ tát Tăng-Giả Nan-Đà khoan thai lên đài.
Bấy giờ đạo Phật chưa truyền qua Lĩnh-Nam. Dân chúng không biết ngài là gì. Song thấy Thiền-công của ngài cao cường. Ngài được Tiên-Yên nữ hiệp, Trần-Năng, Hùng-xuân-Nương bái làm thầy. Họ dư biết địa vị ngài không tầm thường.
Khất đại phu nhờ tám quí khách điểm lại phiếu bầu. Sau khi điểm xong. Ông vận khí vào đơn điền nói lớn:
– Con dân Văn-Lang, Âu-Lạc nghe đây: Chúng ta sắp có hoàng đế.
Dân chúng, quần hùng hồi hộp, vỗ tay rung động trời đất.
Khất đại phu xướng lớn:
– Tượng-Quận vương Hàn-Bạch 217 phiếu.
– Quế-Lâm vương Lương-hồng-Châu 231 phiếu.
– Nam-Hải vương Trần-nhất-Gia 315 phiếu.
– Nhật-Nam vương Lại-thế-Cường 124 phiếu.
– Cửu-Chân vương Đào-thế-Kiệt 818 phiếu.
Quần hùng, dân chúng vỗ tay rung chuyển trời đất. Họ cho rằng với số phiếu đó, Đào vương sẽ làm hoàng đế Lĩnh-Nam.
Đào-Kỳ nói với Thiều-Hoa:
– Khổ quá! Quần hùng cử bố làm hoàng đế. Bố lại phải lao tâm khổ tứ nữa rồi.
Đợi cho tiếng hô dứt, Khất đại phu tiếp:
– Giao-Chỉ vương Trưng-Trắc 3215 phiếu.
Lập tức tiếng pháo nổ vang động khắp nơi, tiếng trống, tiếng nhạc cử liên tiếp trong nửa giờ. Đoàn Thần-ưng hơn ba ngàn con, chia thành từng đoàn trăm con một, bay lượn khán đài. Mỗi con nhả xuống một chùm hoa. Hoa mưa xuống khán đài, lên đầu các anh hùng.
Trần-tự-Sơn hô lớn:
– Mời Giao-Chỉ vương Trưng-Trắc lên đài.
Trưng vương khoan thai đến giữa đài.
Trần-tự-Sơn hô:
– Trưng-Trắc quì xuống lễ tạ Quốc-tổ.
Trưng vương lễ đủ tám lễ.
Trần-tự-Sơn cầm thanh Thượng-phương bảo kiếm của vua Hùng trao cho Trưng vương nói:
– Tuân chiếu chỉ của Quốc-tổ Âu-lạc, đã phục hồi Lĩnh-Nam. Kể từ giờ phút này, truyền ngôi cho Trưng-Trắc làm hoàng đế Lĩnh-Nam.
Ông trao gươm cho Trưng vương. Hô lớn:
– Anh hùng Lĩnh-Nam, trăm họ Lĩnh-Nam quì gối bái kiến hoàng đế.
Tất cả đồng quì một loạt. Khói hương nghi ngút, tiếng nhạc cử bản "Động-Đình ca". Đoàn Thần-ưng hơn ba ngàn con bay qua lễ đài, mỗi con ngậm một chùm hoa thả xuống. Mưa hoa xuống rợp trời, lên đầu Trưng vương, Trần-tự-Sơn, và quần hùng.
Vua Trưng quì xuống trước bàn thờ tuyên lời thực lớn:
– Đệ tử, Trưng-Trắc, được trăm họ Lĩnh-Nam suy cử làm hoàng đế. Đệ tử xin thề trước anh linh liệt tổ:
- Nguyện đem tâm trí, tính mệnh bảo vệ đất tổ.
- Nguyện hết sức mình, mưu cầu hạnh phúc cho trăm họ.
- Thương yêu trăm họ, như thương yêu con em.
Dân chúng vỗ tay rung động trời đất.
Thiên-Sơn lão tiên chắp tay nói:
– Từ thượng cổ đến giờ, chưa từng có nước nào, suy cử một nữ hoàng đế. Đất Lĩnh-Nam là đất đầu tiên. Nam, nữ, ai có tài, đều phải góp công, góp sức tạo hạnh phúc, sống hòa hợp với nhau. Lão kính chúc Lĩnh-Nam trường tồn với trời đất.
Tiếp theo Lục-mạnh-Tân, Ngũ-phương thần kiếm đều lên đài chúc tụng Lĩnh-Nam và vua Trưng.
Tăng-Giả Nan-Đà chắp tay xá Trưng đế:
– Phúc đức thay! Khắp thiên hạ, các bậc vua chúa đều do tụ tập đệ tử, tranh dành mà làm vua. Làm vua thì lo củng cố cái "ta", giữ ngôi cho vững. Chỉ có hoàng đế Lĩnh-Nam được suy cử, lại tuyên thệ mưu cầu hạnh phúc cho trăm họ. Bần tăng mong đất Lĩnh-Nam được yên ổn, trăm họ thái bình.
Trưng Đế cùng các anh hùng tiễn Ngũ-phương thần kiếm, Lục-mạnh-Tân xuống đài.
Ngài trở lên, thấy Thiên-Sơn lão tiên, Khất đại phu, ngồi ở mép khán đài. Hai ông rưng rửng trước mọi sự, châm thuốc lào hút. Tiếng điếu kêu lách cách, dòn dã. Thiên-Sơn lão tiên ngửa mặt lên trời nhả khói xanh, thành chữ "Lĩnh-Nam muôn năm. Thuốc lào Lĩnh-Nam trường tồn với non sông".
Khất đại phu nói:
– Này bạn già. Con cháu hạnh phúc, yên vui, chúng ta lên núi uống nước suối, ăn trái cây, hút thuốc lào. Nào ta đi.
Không đợi Trưng Đế tiễn, hai ông nắm tay nhau, phóng lên núi Tản-Viên. Núi dốc như vậy, mà hai ông chạy lên như bay. Phút chốc mất hút vào đám mây mờ.
Trong khi Quế-Hoa, Quỳnh-Hoa kêu lớn:
– Ông ngoại! Ông ngoại.
Trần-tự-Sơn đến bên Hoàng-thiều-Hoa. Ông cầm tay nàng nói:
– Hơn mười năm trước, gặp em. Anh đã nói: Một ngày kia, trăm họ Lĩnh-Nam hạnh phúc, chúng ta cùng ngao du thắng cảnh hùng vĩ của non sông. Nào bây giờ chúng ta đi.
Hoàng-thiều-Hoa đến trước Đào vương, vương phi quì gối, lạy tám lạy:
– Sư phụ, sư mẫu. Con đã theo chí của sư phụ, sư mẫu, phục được Lĩnh-Nam. Nay con xin theo chồng, để trung, hiếu, tiết, nghĩa vẹn toàn.
Đào vương phi đỡ nàng dậy:
– Con làm được những điều mà sư mẫu không thể tưởng tượng được. Trong các anh hùng Lĩnh-Nam, công nghiệp của con chỉ thua có Trưng Đế mà thôi. Bây giờ con được quyền sống cho con, tạo hạnh phúc cho chồng. Chồng con thành đại anh hùng. Con cũng thành đại hùng.
Trưng Đế hô mọi người quì gối tiễn vị cựu hoàng đế Lĩnh-Nam. Trần-tự-Sơn với Thiều-Hoa xuống đài. Hai người lên ngựa, phút chốc mất hút vào đám rừng cây xanh lá, hoa phượng nở đỏ thắm, ran tiếng ve kêu.
Cửu-Chân vương Đào-thế-Kiệt nhìn trời cao trong xanh. Này con, này cháu, này đệ tử, này đất nước tươi đẹp. Ông nói lớn:
– Trưng Đế đã thành Lĩnh-Nam hoàng đế. Vậy ai sẽ kế nghiệp người thành Giao-Chỉ vương. Tiểu vương xin hoàng đế bệ hạ ban chỉ, cử Giao-Chỉ vương.
Trưng Hoàng Đế đứng dậy nói:
– Tuân di chiếu của Quốc-tổ An-Dương. Trẫm chứng kiến, các anh hùng, lạc công, lạc hầu, động chủ, trang chủ cử lạc vương Giao-Chỉ. Trẫm kính mời Khúc-Giang Ngũ hùng đứng ra kiểm soát.
Ngài thở dài:
– Trẫm không bao giờ ngờ anh hùng suy cử trẫm. Trước đến nay, trẫm nghĩ đến tiền bối Đào-thế-Hùng. Không ngờ... không ngờ người tuẫn quốc, vừa lúc đất nước sạch bóng quân thù.
Đến đây nước mắt ngài chảy dàn dụa:
– Xin các anh hùng chọn lạc vương theo tiêu chuẩn: Nhiều công lao với đất nước. Tài trí, đạo đức.
Quần hùng đưa mắt nhìn Đào-Kỳ, Phương-Dung, Đào-hiển-Hiệu. Đào vương gia vẫy tay nói:
– Kỳ, Dung, gốc là người Cửu-Chân, vì vậy không được suy cử làm lạc vương Giao-Chỉ. Lão phu nghĩ: Lạc vương phải được giao cho người trẻ, đã dầy công trong mấy năm qua.
Quần hùng im lặng, bỏ phiếu. Khúc-Giang tứ hùng Trần-tứ-Gia kiểm lại rồi tuyên bố:
– Có tất cả một ngàn sáu trăm ba mươi vị được bầu. Cả một ngàn sáu trăm ba mươi đều hợp lệ. Sau đây, kết quả:
- Nguyễn-thành-Công 125.
- Vũ-trinh-Thục 311.
- Nguyễn-thánh-Thiên 234.
- Hồ-Đề 325.
- Trưng-Nhị 825.
Như vậy Trưng-Nhị trở thành lạc vương Giao-chỉ.
Quần hùng vỗ tay rung động trời đất. Trưng-Nhị đứng lên nói:
– Trước đây, trong ngày cầm quân đánh Bạch-Đế, sư bá Lại-thế-Cường đã dậy dỗ tôi: Phàm con cháu Hùng-vương, An-Dương vương, nam nữ như nhau phải nhiệm lạo gánh vác sơn hà. Hôm nay được chư vị anh hùng trao cho trọng trách, tôi xin tuân lệnh.
Lạc vương Nam-Hải Trần-nhất-Gia vuốt râu cười, mặt ông tươi hồng:
– Hôm ở trên đồi Vương-Sơn ngoài thành Trường-Sa, lão phu đã tôn Trưng-Nhị đứng đầu Lĩnh-Nam. Nay cô nương lĩnh chức lạc vương Giao-Chỉ, thực phải. Chúng ta có nữ hoàng đế, có nữ vương.
Đào-Kỳ đứng dậy cung kính:
– Đất Lĩnh-Nam có hoàng đế, sáu lạc vương, bây giờ chúng ta cần phải hợp nhau, thiết lập cơ chế sao cho nước mạnh dân giàu.
Trưng hoàng đế thuận đề nghị của Đào-Kỳ. Ngài sai đắp một dàn thực lớn dưới chân núi Tản-Viên, chọn ngày tốt, làm lễ Quốc-tổ, phong chức tước cho công thần.
Ngày 1 tháng 7, năm Kỷ-hợi, nhằm năm 39 sau Tây-lịch. Bên Trung-Nguyên nhằm niên hiệu Kiến-Vũ thứ mười lăm. Giờ Thìn. Hoàng đế Lĩnh-Nam làm lễ tế liệt tổ Hùng-vương, An-Dương vương xong. Ngài ngồi vào ngai bằng gỗ trầm đặt trên khán đài quay về hướng đông. Mỗi bên của ngài có ba cái ghế nữa, dành cho sáu vị lạc vương.
Ngài đứng lên nói lớn:
– Đất Lĩnh-Nam chúng ta vong quốc hơn hai trăm năm. Nhờ ơn Quốc-tổ, nhờ anh hùng, toàn dân, cùng góp công, góp sức, được phục hồi. Trẫm chiếu công lao, tài năng, đức độ, của các anh hùng, phong chức tước. Chức tước trẫm phong cho các vị, không phải để hưởng sung sướng trên đầu, trên cổ dân chúng. Cũng không phải riêng trẫm ban phát cho các vị. Chức tước có ý nghĩa: Trăm họ Lĩnh-Nam, lao tưởng đến công ơn các vị. Chức tước, để các vị mưu tìm hạnh phúc cho trăm họ.
Ngài ngưng lại cho anh hùng, dân chúng vỗ tay hoan hô rồi tiếp:
– Cách đây mấy ngày, trẫm đã cử Nguyễn-phương-Dung, Hồ-Đề, Vũ-trinh-Thục, Đào-Kỳ với tiên sinh Lục-mạnh-Tân, chiếu theo cơ chế thời Văn-Lang, Âu-Lạc, nghiên cứu cơ chế các đời trước bên Trung-Nguyên, thiết lập triều đình Lĩnh-Nam sao cho hợp với dân chúng. Sau đây trẫm long trọng tuyên cáo với trăm họ.
Cứ như tài liệu rãi rác ở các cuốn phổ, tại đền thờ anh hùng thời bấy giờ, tổ chức như sau:
Lãnh Thổ. Chia làm sáu vùng, gồm Nhật-Nam, Cửu-Chân, Giao-Chỉ, Quế-Lâm, Tượng-Quận, Nam-Hải. Đối chiếu với hiện tại: Tây giáp Thục ngày nay thuộc tỉnh Tứ-Xuyên, Trung-Quốc. Bắc giáp Trung-Nguyên. Đông giáp biển. Nam giáp nước Chiêm-Thành. Tây Nam giáp nước Lão-Qua, tức Ai-Lao. Bao gồm lãnh thổ Việt-Nam ngày nay từ Huế đến biên giới Trung-Quốc. Và lãnh thổ Trung-Quốc gồm các tỉnh Vân-Nam, Quảng-Đông, Quảng-Tây, một phần tỉnh Hồ-Nam. Diện tích 1.127.851 cây số vuông. So với diện tích Việt-Nam hiện tại là 329.566 cây số vuông, thì diện tích Lĩnh-Nam rộng gấp 3,42 lần.
Tổ chức hành chính, đế quốc Lĩnh-Nam chia ra sáu vương quốc. Do sáu lạc vương cai trị. Lạc vương được bầu lên sáu năm một lần. Sáu vương quốc đó là:
Nhật-Nam, từ Huế đến Nghệ-An. Diện tích 19.080 cây số vuông. Lạc vương đầu tiên tên Lại-thế-Cường.
Cửu-Chân, gồm Nghệ-An, Thanh-Hóa. Diện tích 34.418 cây số vuông. Lạc vương đầu tiên tên Đào-thế-Kiệt.
Giao-Chỉ, gồm từ Ninh-Bình tới biên giới Trung-Quốc. Diện tích 115.439 cây số vuông. Lạc vương đầu tiên tên Trưng-Nhị.
Tượng-Quận, gồm tỉnh Vân-Nam, Trung-Quốc, diện tích 318.000 cây số vuông. Lạc vương đầu tiên tên Hàn-Bạch.
Quế-Lâm, gồm tỉnh Quảng-Tây, một phần tỉnh Quí-Châu, một phần tỉnh Hồ-Nam. Diện tích 429.000 cây số vuông. Lạc vương đầu tiên tên Lương-hồng-Châu.
Nam-Hải, gồm tỉnh Quảng-Đông. Diện tích 212.000 cây số vuông. Lạc vương đầu tiên tên Trần-nhất-Gia.
Dân Số, dân số ước khoảng hơn chín đến mười triệu người. Giống Việt chiếm 65%, Hán chiếm 30%, còn lại giống khác 5%. Tiếng nói chính thức là tiếng Việt. Lĩnh-Nam dùng văn tự Khoa-đẩu, tượng thanh.
Tổ chức triều đình, trên hết là hoàng đế Lĩnh-Nam, do các lạc hầu, lạc công, lạc vương, tướng sĩ suy cử, sáu năm một lần. Hoàng đế đầu tiên tên Trưng-Trắc. Hoàng Đế có ba phụ tá cao nhất: tư không, tư đồ, tư mã gọi là tam công. Tư-đồ coi về lương thảo, trị an. Tư-mã coi về quân đội. Tư không coi về học hành, điển chế, lễ nghi.
Dưới tam công có tể tướng. Tể tướng cầm đầu sáu bộ. Mỗi bộ do một thượng thư quản lĩnh: Bộ Binh, bộ Hình, bộ Hộ, bộ Lại, bộ Công, bộ Lễ.
Các lạc vương cũng có tam công, lục bộ giống như hoàng đế.
Theo đề nghị của triều đình, hoàng đế Lĩnh-Nam truyền xây thành Mê-Linh, đóng đô tại đây.
Trưng hoàng đế ban sắc chỉ phong cho anh hùng các nơi, đã có công phục quốc. Đầu tiên phong thần cho tất cả anh hùng đã hy sinh trong thời gian phản Hán phục Việt. Sau đó bàn đến việc phong chức tước cho công thần.
Sắc phong:
Nguyễn-Thành-Công, văn võ toàn tài. Khí hùng trí dũng. Suốt bao năm nằn gai nếm mật, mưu phục quốc. Bị Lê-đạo-Sinh bắt giam mười năm. Vẫn không đổi chí. Khi còn thuộc Hán, trấn nhậm Quế-Lâm, can đảm ban hành pháp lệnh cải cách. Giết tham quan người Hán. Lệnh khởi binh ban ra. Đánh chiếm Quế-Lâm trong hai ngày. Xếp đặt cai trị qui củ. Sắc phong Tương-Liệt đại vương. Lĩnh chức Tư-không (Tương đương với ngày nay là phụ tá Tổng-thống đặc trách Kinh-tế, Tài-chánh, Canh-nông)
Phùng-Vĩnh-Hoa, mưu thần chước thánh. Tuổi mười tám đã cùng Đào-Kỳ, Nguyễn-phương-Dung, Lê-Chân, Đàm-ngọc-Nga, mưu phục quốc ở Đăng-Châu. Kịp đến khi tùng chinh Trung-Nguyên, làm quân sư cho Ngô-Hán, đánh chiếm Dương-bình-Quan, Võ-Đô, Kiếm-Các, Cẩm-Dương. Khởi đầu cho việc hòa hợp với Thục, chia ba thiên hạ. Làm quân sư cho Đinh-Đại, đem toàn bộ trên ba mươi vạn quân rời Thục về Lĩnh-Nam. Điều hòa được mầm phản loạn của tướng binh Hán trong các đạo Lĩnh-Nam. Lúc khởi binh, thiết kế đánh chiếm Tượng-Quận trong ba ngày. Tổ chức cai trị, khiến trăm họ yên vui. Sắc phong Nguyệt-Đức công chúa. Ăn lộc vùng Tiên-Nha, Yên-lạc. Lĩnh chức tư đồ, cùng trẫm lo hạnh phúc cho dân. (Tương đương với ngày nay là Phụ-tá tổng-thống về Văn-hóa, Giáo-dục, Thông-tin).
Đào-Kỳ, giòng dõi trung lương. Mười ba tuổi, lưu lạc cha mẹ. Phiêu bạt phải làm đầy tớ tại trang Thái-Hà. Học được bản lĩnh vô địch thiên hạ. Tại Cổ-Loa, Cổ-Đại, Cổ-Lễ, tuy tuổi ấu thơ, đánh thắng võ sĩ của Tô-Định, khiến giặc tha dân cố đô không chịu Ngũ-pháp. Cùng Phương-Dung, Lê-Chân, Đàm-ngọc-Nga, Phùng-vĩnh-Hoa mưu phục quốc ở Đăng-Châu. Phá vỡ mưu kế giặc trong đại hồi hồ Tây. Thống lĩnh ba mươi vạn quân Lĩnh-Nam đánh Thục. Vào Thành-Đô trước được Quang-Vũ phong Hán-Trung vương. Từ chối không nhận. Thản nhiên chịu chết, để cứu mười ba người sống. Chịu chết, bắt Quang-Vũ ban tờ đại cáo, cho Lĩnh-Nam phục hồi. Công lao đứng đầu Lĩnh-Nam. Sắc phong Bắc-Bình vương. Lĩnh chức đại tư mã. Thống lĩnh toàn thể binh lực Lĩnh-Nam. Ăn lộc Cổ-Loa, Cổ-Đại, Cổ-Lễ. Trẫm hy vọng sáu năm sau, anh hùng sẽ cử Đào-Kỳ làm hoàng đế thay trẫm. (Tương đương với ngày nay là Tổng-tư lệnh quân đội).
Ba vị tạ ân, lĩnh mệnh.
Khúc-Giang Trần-tứ-Gia tâu:
– Xưa vua Hùng phong cho chín mươi chín con, ăn lộc chín mươi chín ấp, đều lĩnh tước lạc hầu. Kịp đến khi An-Dương vương thắng vua Hùng, phong có mười hai vị tước hầu. Cao tổ nhà Hán, thống nhất thiên hạ, chỉ phong vương cho mình Hàn-Tín, sau cùng giáng xuống làm Hoài-Âm hầu. Quang-Vũ tranh thiên hạ với Vương-Mãng chỉ phong cho Nghiêm-Sơn tước Lĩnh-Nam công. Sau bất đắc dĩ phong là Lĩnh-Nam vương, rồi cũng tước bỏ. Lĩnh-Nam ta đất rộng người thưa, đã có sáu vị lạc vương, với sáu mươi chín tước lạc công. Nay bệ hạ phong thêm nhiều vương, công nữa. E mầm nổi loạn tranh dành xảy ra chăng?
Hoàng đế phán:
– Trần tiên sinh biết một mà không biết hai. Trong thiên hạ, hiện giờ, chỉ Hán là mối lo ngại cho Lĩnh-Nam mà thôi. Phàm điều dở của nhà Hán, ta phải tránh. Điều hay, ta phải học. Ta cần chỉnh đốn binh mã, khuyến khích nông tang. Trong vòng năm năm, chúng ta hùng mạnh. Vĩnh viễn người Hán không dám gây sự với ta nữa.
Ngừng lại một lúc, ngài phán tiếp:
– Xưa vua Hùng, vua An-Dương không phong vương cho công thần, vì nước nhỏ, dân ít. Nay nước Lĩnh-Nam lớn, dân số gấp mười hồi trước, thì quan tước cũng phải gấp mười. Cao-tổ, Quang-Vũ nhờ sức anh hùng, mà được thiên hạ. Song cả hai đều coi thiên hạ như của riêng mình. Không nghĩ rằng thiên hạ sở dĩ được, do sức công thần. Cao-tổ, Quang-Vũ vô tài, bất đức, nghi ngờ mọi người. Vì vậy không phong chức tước cho công thần.
Ngài đứng dậy chỉ vào quần thần:
– Ta khác hẳn Lưu-Bang, Lưu-Tú. Ta được anh hùng các nơi suy cử lên. Họ có yêu ta, có kính ta, có tin ta, mới cử ta. Một điều ta không sợ nổi loạn. Nếu ta có lầm lỗi, sáu năm sau họ suy cử người khác. Hai điều ta không sợ nổi loạn. Vì các anh hùng đều là sư bá, sư thúc, sư huynh, sư đệ, sư muội của ta. Có điều gì bất như ý, họ nói thẳng ra, ta biết mà tự sửa. Họ có tức ta, có ghét ta, họ sẽ mắng ta, đánh ta. Chẳng bao giờ họ phải nổi loạn. Chúng ta dùng võ đạo cai trị dân, không ai tham công danh. Ba điều ta không sợ nổi loạn... Còn tại sao ta phong vương, công, nhiều? Các anh hùng đều có công. Nhiều người công nhiều hơn ta. Đừng nói phong vương, mà ta còn hy vọng lần sau, anh hùng suy cử họ làm hoàng đế thay ta nữa.
Trần-tứ-Gia bái phục:
– Thần không nhìn xa bằng bệ hạ.
Trưng hoàng Đế phán tiếp:
– Sư muội Nguyễn-phương-Dung, tài kiêm văn võ. Hùng tài, đại lược. Tài dùng binh vô địch Trung-Nguyên, Lĩnh-Nam. Ta mời sư muội giữ chức tể tướng, thay ta mưu hạnh phúc cho dân. (Tương đương với nhày nay là Thủ-tướng).
Phương-Dung khẳng khái nhận lời. Nàng tâu:
– Còn sáu Thượng thư, mong sư tỷ... à quên Hoàng đế định đề cử ai?
Ngài phán:
– Ta để sư muội tự ý lựa chọn. Có như vậy mới hợp ý nhau, làm việc không bị bế tắc. À... ta quên chưa chúc mừng sư muội có cháu bé. Cháu tên gì?
Phương-Dung tâu:
– Cháu tên Đào-tử-Khâm. Hôm đại hội hồ Động-Đình, sư tỷ Chu-tường-Qui có gửi thư mừng. Trong thư dặn rằng nếu đẻ cháu trai, thì đặt tên là Tử-Khâm. Còn đẻ cháu gái thì đặt tên là Tường-Qui. Tiểu muội tuân theo ý, đặt tên con.
Hoàng đế mỉm cười:
– Người Hán, coi cái tên quan trọng đến độ, con cháu không được nhắc đến. Như quần thần nhà Hán viết chữ, nói năng phải kiêng tiếng "Bang" là tên Cao tổ. Người Lĩnh-Nam mình lại không thế. Chúng ta dùng tên gọi nhau cho thân thiện. Ta không muốn gọi sư muội là tể tướng hay Đào vương phi. Ta thích gọi là Phương-Dung. Sư muội cứ gọi ta bằng tiếng sư tỷ Trưng-Trắc nghe ấm áp hơn "Hoàng đế bệ hạ" nhiều.
Ngài vẫy tay gọi Nguyễn-Thánh-Thiên:
– Sư muội! Trong chị em ta. Người có tài dùng binh nhất phải kể Phương-Dung, Trưng-Nhị, Vĩnh-Hoa. Song họ trở thành quân sư đại tài. Chỉ có sư muội, dùng làm tướng văn, tướng võ, quân sư, đều được cả. Ta làm chị giữ ngôi hoàng đế. Sư muội làm em, ta phong sư muội làm Thánh-Thiên công chúa, ăn lộc vùng Ký-hợp. Sư muội lĩnh chức Bình-Ngô đại tướng quân. thống lĩnh binh mã Lĩnh-Nam trấn giữ vùng Nam-Hải. Ta tin với tài sư muội, thì Mã-Viện, Lưu-Long, Đoàn-Chí không xâm phạm Lĩnh-Nam mình. (Tương đương với ngày nay là Tư-lệnh quân khu, kiêm Tư-lệnh biên phòng).
Ngài lại gọi Hồ-Đề:
– Bàn về công lao với Lĩnh-Nam, sư muội đáng đứng đầu. Võ công sư muội không cao. Tài dùng binh không giỏi. Song sư muội giỏi lãnh đạo. Sư muội lại nhiệt thành với đất nước. Ta phong sư muội làm Tây-Vu công chúa. Ăn lộc vùng Tây-Vu. Ta nhờ sư muội lĩnh ấn Trấn-Viễn đại tướng quân, phụ sư đệ Đào-Kỳ, tổng trấn Lĩnh-Nam. (Tương đương với ngày nay là Phó tổng tư lệnh quân đội).
Ngài gọi Vũ-Trinh-Thục:
– Con người cần có mắt mới nhận biết sự vật. Có tai mới nghe được âm thanh. Quân cần có có tế tác. Muốn thắng giặc, phải biết mình, biết giặc. Ta biết mình. Còn biết giặc thì sư muội. Ta phong sư muội làm Bát-Nàn công chúa, lĩnh chức Uy-viễn đại tướng quân, giúp sư đệ Đào-Kỳ, tổ chức hệ thống tế tác. Cùng coi việc an ninh nội trị khắp Lĩnh-Nam. Sư muội ăn lộc vùng Phượng-Lâu. (Tương đương với ngày nay tại miền Nam là Tư-lệnh cảnh sát, kiêm trưởng phòng 2, kiêm Đặc-ủy trương trung ương tình báo. Tại miền Bắc là bộ trưởng bộ Công-an, kiêm cục trưởng cục Quân-báo kiêm cục trưởng cục Tình-báo hải ngoại).
Ngài tuyên đọc sắc chỉ phong cho các nữ công thần:
Lê-Chân, xuất thân cùng khó, lấy hiệp nghĩa qui tụ dân thành trang An-Biên. Tụ nghĩa, cứu khốn phò nguy. Nổi danh Đông-Triều nữ hiệp. Cùng Đào-Kỳ, Phương-Dung, Phùng-vĩnh-Hoa, Đàm-ngọc-Nga mưu hợp nhau phục quốc. Tòng chinh Trung-Nguyên, thân làm đại tướng quân. Dù Thục, dù Hán đều khiếp phục uy danh. Sắc phong Đông-Triều công chúa. Ăn lộc suốt vùng Đông-Triều. Giao cho lĩnh chức Trấn-Đông đại tướng quân. Thống lĩnh đạo binh Nam-Hải. (Tương đương với ngày nay là Tư-lệnh quân đoàn).
Lê-Thị-Hoa, vợ liệt sĩ Mai-Tiến. Chồng chết, thay chồng nuôi dạy bốn con thơ. Làm lạc hầu trang Thiên-Bản. Cùng tráng đinh chống Hán. Sau dẫn bốn con vào Cửu-Chân, theo lạc vương Cửu-Chân, qui dân, lập ra vùng Nga-Sơn. Khi Đào vương khởi binh đánh chiếm Cửu-Chân. Can đảm cùng bốn con dẫn đầu chiếm bốn huyện, không đổ một giọt máu, không tốn một mũi tên. Sắc phong làm Nga-Sơn công chúa. Ăn lộc vùng Nga-Sơn. Lĩnh chức Bình-Nam đại tướng quân. Phó thống lĩnh đạo binh Cửu-Chân. (Tương đương với ngày nay là Tư-lệnh phó quân đoàn).
Các con đều được phong lạc hầu, lĩnh ấn Trung-Dũng tướng quân.
Hùng-Xuân-Nương, đệ tử phái Tản-Viên. Sau được Bồ-tát Tăng-Giả Nan-Đà cho qui y Tam-bảo, thành đệ tử nhà Phật. Đạo đức, nhân từ. Cùng chồng là Đặng-thi-Bằng trấn nhậm Mê-Linh, trong thời gian trẫm vắng nha. Nhận lệnh khởi binh, đánh chiếm Mê-Linh, Chu-Diên. Khí thế hùng tráng, oanh liệt. Sắc phong Thanh-Sơn công chúa. Ăn lộc vùng Thanh-Sơn. Lĩnh chức Tổng-quản quân cơ, cạnh trẫm. (Tương đương với ngày nay là Tổng-tham mưu trưởng kiêm bộ Trưởng bộ Kế-hoạch, kiêm Đổng-lý văn phòng phủ Tổng-thống).
Trần-Quỳnh-Hoa, Trần-Quế-Hoa. Xuất thân giòng dõi trung lương. Song thân khởi binh phản Hán phục Việt. Mồ côi từ nhỏ. Được ông ngoại nuôi dạy thành người. Mười tám tuổi làm đại tướng quân. Uy trấn Võ-Đô, Dương-bình-Quan, Kiếm-Các, Cẩm-Dương, làm cho tướng Thục nể sợ. Đại chiến Trường-An, làm Hán tướng kinh hồn động phách. Sắc phong Nghi-Hòa công chúa. Hưởng lộc ấp của ông ngoại để lại. Lĩnh ấn Hổ-Oai đại tướng quân. Thống lĩnh đạo binh Nhật-Nam, trấn thủ bắc Nam-Hải, đề phòng quân Hán. (Tương đương với ngày nay là Tư-lệnh quân đoàn).
Đàm-Ngọc-Nga, ôn nhu, yểu điệu, văn hay chữ tốt. Võ công cao cường. Mười chín tuổi cùng Lê-Chân, Đào-Kỳ, Phương-Dung, Phùng-vĩnh-Hoa mưu phục quốc tại Đăng-Châu. Được dân chúng tặng danh hiệu Đăng-Châu nữ hiệp. Khi nhận được lệnh khởi binh, đem ba ngàn tráng đinh đánh các đồn từ Thanh-Hoa đến Đăng-Châu. Bắt hơn năm ngàn tù binh. Trong khi chỉ huy, phong thái nhàn tản, rõ ra con nhà đại hiệp nghĩa. Sắc phong Nguyệt-Điện công chúa. Ăn lộc vùng Thanh-Hoa. Lĩnh chức Tả-Đạo đại tướng quân. Phó thống lĩnh đạo Nam-Hải. (Tương đương với ngày nay là Tư-lệnh phó quân đoàn).
Quách-A, giòng dõi trung lương. Song thân chống Hán bị giết. Mồ côi sớm. Được Hồ-Đề nuôi dạy. Mười lăm tuổi cho làm đại tướng trấn thủ Tây-Vu huấn luyện Thần-ưng, phong, tượng, hổ, báo, xà, hầu, ngao, không loại nào không thông. Khi lệnh khởi binh ban ra, cùng Tây-Vu tiên tử đánh chiếm các đồn quanh vùng. Can đảm đi đầu, đánh đâu thắng đó. Lại khi lên đường đánh Long-Biên, khẳng khái làm tiên phong. Dùng kế bắt sống Hoàng-minh-Châu, Hàn-thái-Tuế. Giặc cố thủ Long-Biên, không cách gì đánh được. Can đảm nhập thành, đốt kho tàng giặc. Đốt kho tàng, khiến giặc hỗn loạn. Bị giặc bắt, khẳng khái chịu chết. Khi đánh Luy-Lâu, can đảm theo Đào vương nhập thành. Chỉ huy Thần-ưng, đánh tan giặc. Mở cửa cho quân từ ngoài vào. Tài, trí, dũng, mưu đều đủ. Sắc phong Khâu-Ni công chúa. Ăn lộc ấp Nhật-Chiêu. Lĩnh ấn tổng trấn Luy-Lâu.
Cách đây hơn hai mươi năm, Nguyễn Phan nổi tiếng là Lĩnh-nam thần kiếm. Ông đeo kiếm hành hiệp khắp Trung-nguyên, Lĩnh-Nam, bọn tham quan, ác bá, nghe danh ông đều kinh hồn táng đởm. Ông cùng với Khất đại phu Trần Đại-Sinh sang Trung-nguyên kết thân với Thiên-sơn lão tiên. Ba người nổi danh Tiên ông.
Chẳng may, ông bị bọn phản đồ Lê Nghĩa-Nam, Hoàng Đức-Tiết, Mai Huyền-Sương phản bội, đánh thuốc mê bắt ông nộp cho Lê Đạo-Sinh.
Lê Đạo-Sinh mưu đồ làm bá chủ võ lâm Lĩnh-Nam, dần dần tiến tới cầu Hán-đế phong cho chức Thái-thú. Vì vậy y giam Nguyễn Phan, bắt ông cung xưng bí quyết kiếm thuật trấn môn. Lê đem bí quyết đó ra truyền cho đệ tử phái Long-biên, giúp chúng đoạt quyền chưởng môn. Như vậy phái Long-biên nằm trong tay y.
Không ngờ Nguyễn Phan cương quyết không cung khai. Vì hơn ai hết ông hiểu: Cung khai cho Lê, Lê sẽ giết ông. Ông thà chịu nhục, chịu tù, đợi một cơ duyên đến, truyền bí quyết kiếm thuật cho hậu thế, rồi ông tự tử chết.
Ngày nọ Đào Kỳ đột nhập nhà tù Thái-hà trang. Ông nhờ Đào Kỳ học kiếm pháp Long-biên, ra dạy cho người có tâm huyết. Đào Kỳ học, đem dạy lại cho Phương-Dung, cứu ông khỏi nhà tù. Rời nhà tù, ông bí mật dạy Phật-Nguyệt.
Trong đại hội hồ Tây, ông đem bí quyết kiếm thuật trấn môn giảng cho bọn phản đồ. Ông cố ý giảng sai. Bọn phản đồ đứt mạch máu đầu, thành người tàn tật.
Còn Đào Kỳ thì lột mặt nạ giả nhân giả nghĩa của Lê Đạo-Sinh, định giết y. Nhưng Khất đại phu, là sư huynh Lê, lên đài đánh bại y mà không nỡ giết. Nguyễn Phan nảy ra ý: Phải chính ông giết Lê cho hả mối căm hờn. Cho nên thời gian qua, ông luyện được bản lãnh, chống nạng, xử dụng kiếm. Hôm nay, nhân lúc Lê định trốn chạy, ông bảo Phương-Dung lùi ra, để chính tay ông giết y.
Bỗng kiếm hai người chạm nhau. Cả hai kiếm đều văng lên không. Lê Đạo-Sinh phóng một chưởng định kết liễu tính mệnh ông. Ông vung chưởng đỡ. Bịch một tiếng. Hai chưởng dính tẹt vào nhau. Hai người thi triển cuộc đấu nội lực.
Khoảng nhai dập miếng trầu, mặt Lê dần dần tái mét. Còn mặt Nguyễn Phan đỏ như gấc. Trên đầu hai người đều có khói bốc lên. Chứng tỏ nội lực phát huy đến cùng độ.
Nội công Lê thuộc phái Tản-viên, thuộc Dương cương. Nội công Nguyễn Phan thuộc phái Long-biên thuộc Âm nhu. Xưa Vạn-tín hầu Lý Thân, chế ra nội công âm nhu khắc chế với nội công dương cương của Phò mã Sơn-Tinh. Ông dùng nội công này đánh bại Sơn-Tinh bên bờ sông Hắc-long-giang.
Hôm nay hai đồ tôn thi triển cuộc đấu trước anh hùng thiên hạ. Lê liếc mắt nhìn bên cạnh: Trần Năng đã đánh ngã Tô Định, bằng một Lĩnh-nam chỉ. Các đệ tử y đều bị bắt trói. Duy Hoàng Đức, Hoàng Minh-Châu, Chu Quang được thư thả.
Trong lòng y nổi lên niềm chua xót:
– Khi xưa, lúc ta được đời tôn làm Lục trúc tiên sinh. Chúng nhân thiên hạ, không ai mà không tôn phục. Ta vì cứu Đào Kỳ, bị y khám phá ra việc ta giam Nguyễn Phan, Đặng Thi-Kế, Nguyễn Thành-Công. Ta mất uy tín từ đó. Ta vâng lệnh Nghiêm Sơn tổ chức đại hội hồ Tây, mưu cầu chức thái thú. Tại đại hội hồ Tây ta bị sư huynh đánh bại. Mưu đồ của ta hóa ra hư vô. Ta sang Thục, định phế trưởng lập thứ, cũng thất bại. Ta được triều kiến Quang-Vũ. Quang-Vũ phong ta làm Thứ sử Giao-châu. Coi toàn Lĩnh-Nam, quyền hành hơn Nghiêm Sơn. Điều đến nằm mơ ta cũng không nghĩ tới. Bây giờ, ta thất bại. Đệ tử bị bắt hết. Không biết ta có sống được không?
Trưng vương nói với Khất đại phu:
– Thái sư thúc! Xin Thái sư thúc cản hai vị ra. Bằng không, thì ngọc vỡ, ngói tan, cả hai cùng thiệt mạng. Chẳng tiếc lắm ư?
Khất đại phu nghĩ, một mình ông không đủ sức đẩy hai người ra. Muốn đẩy hai người ra, phải hợp nội công của ông với Đào Kỳ. Gần Đào Kỳ lâu ông biết chàng ghét cay ghét đắng bọn phản dân hại nước. Bây giờ bảo chàng cùng ông ra tay, chàng sẽ đập chết Lê Đạo-Sinh ngay.
Nghĩ vậy ông tiến ra nói:
– Ông bạn già Nguyễn Phan ơi! Xin ông tha cho sư đệ ta. Y có tội với Lĩnh-Nam, thiếu gì người muốn giết y? Việc gì ông phải phí sức lực với y. Dạy dỗ y làm gì cho hao nguyên khí?
Ông nói lớn:
– Lê hiền đệ! Dù ngươi thắng Nguyễn Phan cũng bị anh hùng ở đây băm vằm ngươi ra thành chả. Ngươi thu công đi thôi. Nào, hai người đồng thu công lại đi nào. Một... hai... ba.
Nhưng hai người phát huy hết công lực, đầu óc như mê đi, không còn biết gì nữa. Quần hùng đứng ngoài đều lắc đầu, không biết làm cách nào.
Đào vương vẫy tay gọi vương phi, Đinh Đại, Đào Kỳ, Phương-Dung, Thiều-Hoa, Nghi-Sơn, Biện-Sơn vây quanh hai người. Nhược bằng Nguyễn Phan giết Lê Đạo-Sinh thì thôi. Bằng y thắng Nguyễn Phan, Đào gia sẽ bắt y, trả thù cho Đào Thế-Hùng, Đinh Hồng-Thanh, Nguyễn Trát và Nguyễn Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Tiên-yên nữ hiệp bảo Trần Năng:
– Sư muội! Chúng ta phải ra tay mới được. Nào! Chúng ta dùng Thiền-công hóa giải kình lực của hai người. Nào: Một... hai... ba.
Hai người cùng chắp tay như lễ Phật, đẩy vào giữa chưởng hai người.
Hai người rung động toàn người, rồi đứng im. Chưởng của Tiên-yên, Trần Năng dính chặt vào chưởng của hai người.
Anh hùng Lĩnh-Nam đứng ngoài đều là cao thủ bậc nhất, mà không ai hiểu tại sao. Một lát, họ thấy Trần Năng mặt hồng lên, tươi như uống ly rượu, phiêu phiêu hốt hốt. Còn Tiên-yên nữ hiệp thì mặt trắng bệch, tư thái nhàn nhã. Cứ như vậy, bốn người dính vào nhau.
Nguyên nội lực Trần Năng gốc từ phái Tản-viên, thuộc dương cương. Sau được Tăng-Giả Nan-Đà truyền Thiền công thuộc âm dương hợp nhất. Tay nàng chạm vào tay Lê Đạo-Sinh, giữa lúc nội lực y phát đến cho cùng độ, truyền sang cơ thể nàng. Nàng không phản công. Cứ để nội lực đó truyền vào người nàng, cuồn cuộn như nước chảy. Còn tay Tiên-yên nữ hiệp chạm vào tay Nguyễn Phan. Nội lực của ông thuộc âm nhu. Nội lực của Tiên-yên nữ hiệp thuộc phái Sài-Sơn. Cương nhu hợp nhất. Nội lực âm nhu của Nguyễn Phan truyền vào người bà.
Khoảng ăn một bữa cơm, cơ thể Trần Năng, Tiên-yên, đã thu hầu hết nội lực Nguyễn Phan và Lê Đạo-Sinh.
Trần Năng ra hiệu cho Tiên-yên cùng đẩy mạnh. Bốn người bật tung ra bốn phía. Nguyễn Phan chỉ mặt Lê Đạo-Sinh:
– Ta không giết được mi, dù chết cũng khó nhắm mắt.
Ông nhảy vào phóng chưởng đánh Lê. Lê vung chưởng đỡ. Hai chưởng lại dính vào nhau.
Hoàng-Kiếm đứng ngoài, thấy vậy nói:
– Quần hùng nghe đây ! Chúng tôi là Ngũ-phương kiếm, không thân Lê, chẳng biết Nguyễn. Hôm nay thấy hai người đấu nội lực đến trình độ cả hai đều mất. Chúng tôi là người cầm công đạo. Chúng tôi giết Lê, để báo thù cho anh hùng Lĩnh-Nam.
Ông rút kiếm vung lên đâm vào cổ Lê-đạo-Sinh. Kiếm của ông thần tốc vô song. Anh hùng hiện diện mỉm cười:
-Hết đời tên ác bá.
Chu Bá nghĩ tình nhạc phụ, lại nhớ lời trối trăn của vợ lúc lâm chung, bất cứ giá nào cũng không để Lê-đạo-Sinh bị giết. Ông rút kiếm đâm vào sau lưng Hoàng Kiếm. Nếu Hoàng Kiếm tiếp tục giết Lê Đạo-Sinh, thì tính mệnh bị nguy. Hoàng Kiếm kinh hoảng, thu kiếm về, nhảy lui lại đỡ kiếm của Chu Bá.
Bỗng một luồng kình phong nhu hòa làm mọi người muốn nghẹt thở, hai vật nhỏ bay đến, chạm vào kiếm Chu Bá, Hoàng Kiếm, kêu đến bộp một tiếng. Hai thanh kiếm bay vọt lên trời. Mọi người nhìn lại thì ra ba quả sim màu tím. Sim là loại trái cây nhỏ bằng đầu ngón tay út. Mềm mại. Không hiểu ai mà có công lực mạnh đến độ đánh bay được kiếm hai đệ nhất cao thủ đương thời? Ngay chính Đào Kỳ, Khất đại phu cũng không thể làm được.
Có tiếng nói từ xa vọng lại:
– A Di Đà Phật! Đại hiệp Hoàng-Kiếm. Xin đại hiệp mở lòng từ bi, tha cho Lê lão sư một phen.
Bây giờ mọi người mới biết đó là Tăng-Giả Nan-Đà. Ngài từ đám dân chúng bước ra, lưng khoác tấm áo Cà-sa màu vàng, miệng tủm tỉm cười.
Tiên-yên nữ hiệp, Trần Năng, chạy đến chắp tay:
– A Di Đà Phật, đệ tử kính bái sư phụ! Sư phụ giá lâm thực đại phúc cho đất Lĩnh-Nam.
Hùng Xuân-Nương chắp tay:
– A Di Đà Phật! Đệ tử kính cẩn tham kiến sư phụ.
Tiên-yên nữ hiệp, Trần Năng nhìn Xuân-Nương nghĩ:
– Thì ra ngài đã qui y Tam-bảo cho Xuân-Nương. Thế mà mình không hay.
Tăng-Giả Nan-Đà đến trước Nguyễn Phan, Lê Đạo-Sinh, ngài chắp tay xỉa vào giữa chưởng hai người. Hai người rung động thực mạnh rồi lui lại.
Tăng-Giả Nan-Đà nói:
– A Di Đà Phật! Này Nguyễn tiên sinh! Xin tiên sinh hãy quên thù hằn với Lê tiên sinh được chăng?
Nguyễn Phan nói:
– Quên ư? Y đã cắt gân chân tôi. Giam tôi gần mười năm mà bảo tôi quên ư?
Tăng-Giả Nan-Đà hỏi:
– Từ trước đến giờ, tiên sinh đã giết bao nhiêu người rồi? Tiên sinh có nhớ không? Họ đâu có thù gì với tiên sinh? Khi xưa nữ hiệp Trần Thiếu-Lan khởi binh. Thái thú Nhâm Diên đem quân đến đánh. Tiên sinh cứu Thiếu-Lan, một kiếm giết có hàng vạn người. Nếu thân nhân họ cũng tìm đến tiên sinh trả thù, tiên sinh nghĩ sao? Này tiên sinh ơi! Đó chẳng qua nghiệp chướng. Bần tăng dám khuyên tiên sinh hãy quên đi những gì là thù hằn. Cùng bần tăng ngao du tứ phương, chẳng thú vị lắm ư?
Tăng-Gỉa Nan-Đà cầm tay Nguyễn Phan:
– Quên hết đi Nguyễn tiên sinh. Nhớ thù hận nào có ích gì.
Một luồng nội lực êm dịu truyền vào người Nguyễn Phan, bao nhiêu mệt mỏi biến mất. Ông trầm tư suy nghĩ.
Nguyễn Phan suy nghĩ một lúc, rồi tiến tới quì gối trước Tăng-Giả Nan-Đà:
-Sư phụ! Đệ tử quên hết rồi! Nhờ sư phụ giác ngộ, lòng đệ tử trong sáng, mở rộng hơn bao giờ hết. Đệ tử nguyện qui y theo Phật.
Tăng-Giả Nan-Đà vuốt tay trên đầu, trên cằm Nguyễn-Phan, râu tóc của ông rụng xuống hết. Ngài nói:
– Từ nay Nguyễn-Phan chết rồi! Ta đặt cho ngươi pháp danh là Trí-Không.
Ngài quay lại nói với Lê-đạo-Sinh:
– Lê tiên sinh mệt lắm rồi. Để bần tăng giúp tiên sinh nghỉ một chút.
Ngài tiến đến, để bàn tay lên đầu Lê. Lê-đạo-Sinh cúi đầu tránh né, gạt tay ngài. Không ngờ cái tránh né, cái gạt tay của đệ nhất cao nhân Lĩnh-Nam, mà không tránh nổi bàn tay Tăng-Giả Nan-Đà. Ngài để tay lên đầu Lê nói:
– Ngủ đi! Lê tiên sinh hãy ngủ đi.
Lạ thay Lê-đạo-Sinh nhắm mắt, dựa lưng vào cột cờ ngủ. Lê ngủ rất say.
Lúc ngủ, Lê thấy mình cùng đệ tử, giết hết anh hùng Lĩnh-Nam. Lê được phong tước Lĩnh-Nam vương. Các đệ tử đều phong thái thú. Vinh hoa tột đỉnh. Lê xua quân chiếm ba quận Giao-Chỉ, Cửu-Chân, Nhật-Nam. Uy quyền hiển hách.
Rồi dân chúng nổi dậy khắp nơi. Lê cùng các đệ tử đánh dẹp. Giết hết lớp này lớp khác tới. Cuối cùng ba thầy trò, xuống một chiến thuyền chạy ra biển, sang Trung-Nguyên yết kiến Quang-Vũ xin quân về báo thù. Quang-Vũ kể tội thầy trò Lê làm mất Lĩnh-Nam. Truyền đem ra chém. Giữa lúc đao phủ sắp hạ thủ, thì Khất đại phu xuất hiện.
Lê gọi lớn:
– Sư huynh cứu đệ với.
Khất đại phu lắc đầu bỏ đi. Lê chợt nhớ đến Tăng-Giả Nan-Đà.
Lê lên tiếng gọi:
– Sư phụ! Sư phụ cứu đệ tử với.
Có tiếng đáp ngay bên tai.
Lê bừng mắt ra, thì không thấy pháp trường đâu. Mà ở trong thành Luy-Lâu.
Tăng-Giả Nan-Đà nói:
– Lê tiên sinh! Khổ hải vô bờ, hồi đầu thị ngạn. Công danh, phú quí, chẳng qua là một giấc mơ. Tiên sinh ơi! Tiên sinh mưu đồ công danh, gây ra cảnh núi xương sông máu. Nay con cháu đều chết hết. Trang ấp, của cải không còn. Tiên sinh muốn gì nữa đây?
Lê-đạo-Sinh suy nghĩ rất nhanh:
– Dù Nguyễn-Phan không giết ta, thì đệ tử Đào gia cũng không tha cho ta. Ừ thì Tăng-Giả Nan-Đà khuyên răn, ta hãy tạm ẩn lánh: Hãy giả vờ sám hối, xin qui y. Tăng-Giả Nan-Đà thu ta làm đệ tử, thì ai dám giết ta nữa!
Nghĩ vậy y quì gối xuống trước mặt ngài:
– Đệ tử sám hối, xin sư phụ cho được qui y Tam bảo.
Tăng-Giả Nan-Đà vuốt tay lên đầu Lê-đạo-Sinh, râu tóc của y rụng xuống hết. Ngài nói:
-Phúc thay! Ta đặt cho ngươi pháp danh là Trí-Vô.
Phương-Dung rút kiếm bước ra nói:
– Đại sư! Đại sư qui y cho y là việc của đại sư. Còn y giết cha, giết mẹ, anh em của tôi, y phải trả.
Tăng-Giả Nan-Đà mỉm cười:
– Đào vương phi! Bần tăng đã từng nói với vương phi, những gì xảy ra hôm nay, chẳng qua do bao nhiêu nghiệp kiếp trước tích lũy. Này, vương phi thử nghĩ lại xem, khi vương phi làm quân sư, cầm quân đánh Thục, trận đánh Võ-Đô, Cẩm-Dương. Người chết hàng vạn, vậy ai sẽ tìm vương phi để trả thù? Biết bao nhiêu đại tướng Hán, chết dưới lưỡi kiếm vương phi. vương phi trả lời sao đây? Trận đánh Trường-An, quân Hán chết trên ba chục vạn, quân Thục chết không dưới mười lăm vạn. Ai sẽ tìm vương phi để trả thù? Bởi vậy bần tăng mới nói: Chẳng qua là cái "nghiệp" từ tiền kiếp mà ra.
Lê-đạo-Sinh nghĩ được một kế:
– Bọn chúng ở đây đông quá. Tăng-Giả Nan-Đà khó cứu ta. Chi bằng ta dùng khổ nhục kế, mới mong thoát nạn.
Y bước ra nói:
– Các vị anh hùng! Một đời Trí-Vô này, vì mưu cầu danh lợi hư vô, mà hại biết bao nhiêu người! Vậy ai thấy cần trả thù, cứ lại giết! Ta không hề oán hận. Có như vậy mới giải được hết nghiệp của ta.
Trần-khổng-Chúng nói:
– Ta giết ngươi để trả thù cho sư huynh ta.
Ông cầm kiếm nhắm cổ Lê-đạo-Sinh đâm tới. Lê nhắm mắt mỉm cười. Lưỡi kiếm sắp tới cổ Lê thì ông ngưng lại nói:
– Ta là anh hùng! Ta không giết kẻ đã hối lỗi.
Đào-hiển-Hiệu đến trước Lê-đạo-Sinh mắng:
– Đồ hèn hạ! Đồ khốn kiếp! Mi mưu cầu danh lợi, xảo trá, giết cha ta, giết hiền thê của ta. Ta phải giết ngươi.
Đào-thế-Hùng gượng nói:
– Hiển-Hiệu! Không được giết người hối lỗi.
Tăng-Giả Nan-Đà nắm tay Lê-đạo-Sinh, Nguyễn-Phan, thấp thoáng một cái, ba người biến vào đám dân chúng mất dạng.
Quần hùng xúm vào xem thương thế Đào-thế-Hùng, Đinh-hồng-Thanh: Vết thương đâm trúng ngực, sườn bụng. Khất đại phu, Trần-Năng lắc đầu thở dài.
Một lát Đào-thế-Hùng mở mắt tỉnh dậy. Ông liếc mắt nhìn các anh hùng cười lên:
– Các vị đừng lo cho tôi! Cũng đừng vì tôi chết mà buồn. Hãy theo gương Trưng vương: Đặng vương gia tuẫn quốc. Trưng vương can đảm cầm quân đánh giặc.
Ông nhìn Đào-thế-Kiệt, Đinh-Đại, Đinh-xuân-Hoa, và đám đệ tử Đào gia:
– Anh chị, Đinh sư đệ! Các con, các cháu. Từ khi ta sáu tuổi, phụ thân mỗi đêm thường khóc thầm, giảng cho ta biết cái nhục của người dân mất nước. Người luôn dặn ta: Hết lòng phục hồi Lĩnh-Nam. Năm ba mươi tuổi, anh Cả sai ta đem vợ con ra Bắc, liên lạc với hào kiệt, phục quốc. Từ đấy đêm ta quên ngủ, ngày ta quên ăn để có hôm nay. Ta vẫn nói: Chỉ cần nhìn ngày đất nước trở về trong tay người Việt, đời ta coi như đủ. Chết sống không nghĩa lý gì. Huống hồ, ta được nhìn Lĩnh-Nam phục hồi đã sáu ngày. Ôi, sướng ơi là sướng. Ta sinh ra để phục quốc. Quốc đã phục rồi! Ta còn mong gì nữa?
Ông mỉm cười rồi tắt thở.
Đâu đó tiếng sáo thê lương, rít trên không gian, theo mây trời lơ lững, như khóc, như than, như uất nghẹn. Người cứng rắn nhất như Hồ-Đề mà cũng phải rơi nước mắt. Anh hùng nhìn lại: Thì là tiếng sáo của Sa-Giang. Nàng cùng cha nổi danh tiêu thần. Tiếng sáo của nàng rúc lên từng hồi, khi cao đến mây, khi nhỏ như sợi tơ trời.
Cạnh đó, Đinh-hồng-Thanh nằm gọn trong tay Đào-hiển-Hiệu. Mắt nàng nhắm nghiền. Khuôn mặt vẫn thanh tú, nhu nhã. Nàng thở nhẹ nhàng, ngực nhô lên thụp xuống. Trong cơn mê mê tỉnh tỉnh, nàng luôn miệng gọi tên Hiển-Hiệu.
Khất đại phu nói:
– Cháu Hiển-Hiệu. Hãy bỏ vợ xuống. Ta dùng Lĩnh-Nam chỉ làm cho vợ cháu tỉnh dậy, từ biệt cháu, rồi ra đi. Còn hơn mê mê tỉnh tỉnh như vậy.
Ông chìa ngón tay chỏ điểm đến "véo" một cái vào huyệt Bách-hội, Đinh-hồng-Thanh rung động toàn người, rồi từ từ mở mắt ra. Đôi môi hồng như trái đào, nàng hỏi:
– Hiển-Hiệu! Bố ra sao rồi? Anh ở đâu?
Hiển-Hiệu nắm chặt tay, như muốn giữ nàng lại:
– Anh đây! Bố chết rồi!
Hồng-Thanh mỉm cười:
– Anh nói sai! Bố là đại anh hùng, đại hào kiệt! Bố không bao giờ chết cả! Lĩnh-Nam còn, người Việt còn, thì bố vẫn còn. Bố chết như thế này chẳng hơn chết già ư? Anh... em dặn anh nhé... em sắp chết rồi. Nếu sau này sáu vị vương hợp lại, để cử hoàng đế Lĩnh-Nam, anh nhớ... thay em, cử Trưng vương. Ðừng cử bác cả. Bác già rồi! Để cho bác thảnh thơi.
Nàng nhắm mắt thiu thiu, rồi mở mắt ra, thấy Trưng vương, Đào vương bên cạnh. Nàng nói:
– Bác Cả ơi! Công phu bác dạy bố, dạy các anh, các chị, dạy chúng cháu, chỉ mục đích duy nhất phục hồi Lĩnh-Nam. Lĩnh-Nam phục hồi rồi, bác vui lắm. Bố chết, mà sống muôn ngàn năm sau. Cháu cũng sắp chết rồi. Cháu sẽ cùng bố gặp vua Hùng, vua An-Dương.
Nàng nắm tay Hiển-Hiệu:
-Em chết đi chẳng có gì đáng tiếc. Duy có điều em chưa cho anh đứa con. Thôi em đi đây...
Nàng nghẹo đầu sang một bên, từ từ nhắm mắt lại.
Quần hùng đứng chết lặng giữa hai cái chết của đệ tử Đào gia. Đâu đó tiếng tù và rúc lên từng hồi, thảm não như con mất cha, như vợ mất chồng. Khiến quần hùng không ai cầm được nước mắt.
Hơn nghìn Thần-ưng bay lượn thành vòng tròn trên trời. Cùng cất tiếng kêu bi ai, khắc khoải, rồi kiếm cây, đậu chi chít trên cành. Cúi đầu xuống, ủ rủ. Tiếng tiêu của Sa-Giang vẫn nức nở, nỉ non. Nàng dùng nội lực chuyển vào tiếng tiêu, vọng đi rất xa. Anh hùng các đạo, đều cắn răng, cúi đầu, nhỏ lệ.
Đào-hiển-Hiệu là một đại tướng tài kiêm văn võ thời Lĩnh-Nam. Tài liệu trong các cuốn phổ đều mô tả ông vốn đa tình ngang với Trần-tự-Sơn, Đô-Dương. Ông được phong tước công, tuổi còn trẻ, thế mà suốt cuộc đời, ông không chú ý đến bất cứ người con gái nào. Ông chôn vợ ở gần nơi trấn nhậm ngoài thành Long-Biên. Mỗi buổi sáng, ông ra bên mộ nàng, tự tay tỉa cây kiểng. Buổi chiều đích thân ông tưới hoa, rồi ngồi nói truyện với nàng như nàng ngồi cạnh.
Đào vương cho khâm liệm em với cháu.
Trưng vương hỏi:
– Ý Đào vương định an táng hai vị anh hùng ở đây hay đưa về Cửu-Chân?
Đào vương phi nói:
– Khắp đất nước Lĩnh-Nam, đâu chả của mình? Chôn đâu cũng được. Chúng tôi vốn con cháu thần dân Âu-Lạc, xin được đưa về Cổ-Loa an táng.
Trưng vương truyền các anh hùng tế trước linh sàng Đào-thế-Hùng, Đinh-hồng-Thanh. Ban sắc phong Đào-thế-Hùng làm:
Vũ liệt, hùng huân, Đặng-Châu đại vương.
Ban sắc phong Đinh-hồng-Thanh:
Chí nhu, uyển mị, Hồng-Đức công chúa.
Truyền trăm thớt voi, trăm Thần-ưng và ba trăm đệ tử, tráng đinh đi theo Đào-hiển-Hiệu, hộ tống linh cữu về an táng tại Cổ-Loa.
Tiễn đưa linh cửu Đào-thế-Hùng, Đinh-hồng-Thanh đi rồi. Hồ-Đề đứng lên nói với quần hùng:
– Lê-đạo-Sinh đã được Tăng-Giả Nan-Đà cứu. Tuy Lê xám hối, xin chịu tội đã đành. Nay Hoàng-Đức, Hoàng-minh-Châu, Chu-Quang, hối lỗi, chống Lê-đạo-Sinh. Chúng ta tha tội cho ba người. Còn lại Lê-Đức-Hiệp, Ngô-tiến-Hy, Hàn-thái-Tuế, Vũ-Hỷ, Vũ-phương-Anh, chúng giết hại không biết bao nhiêu người. Cần phải xử tử chúng, cho anh hùng hả dạ.
Phương-Dung cũng tiếp:
– Phong-Châu song quái giết cha, mẹ, bốn anh của tôi. Xin cho tôi được đưa hai tên này về Cối-Giang xẻo từng miếng thịt, tế mộ các người.
Trưng vương thở dài:
– Đối với môn qui của phái Tản-Viên. Tôi không có quyền giết người đồng môn. Nhưng nay các đệ tử của thái sư thúc Lê-đạo-Sinh tội quá nặng. Tôi không dám xin tha tội. Vậy xin giao cho ba vị xét xử. Trước kia ba vị gồm tiền bối Đào-thế-Hùng, Phùng-đại-Tín tiên sinh với Hồ-Đề. Nay Đào vương gia tuẫn quốc. Tôi xin cử Đinh hầu thay thế. Xin ba vị thu thập tội ác của năm người. Đợi cử hoàng đế Lĩnh-Nam, hãy đem xử tội.
Hơn mười ngày sau, có tin Đô-Dương cùng các đạo anh hùng tề tựu đầy đủ.
Đây là cuộc họp, suy cử hoàng đế Lĩnh-Nam theo thủ tục trước kia các anh hùng Tây-Vu đã cử Thục-Phán lên thống lĩnh hào kiệt đánh vua Hùng, lập ra nước Âu-Lạc. Trưng vương làm Giao-Chỉ vương, đứng ra tổ chức đại hội.
Ngài truyền đắp cái đài thực cao, lát gỗ. Trên đài, bầy bài vị thờ các vua Hùng, vua An-Dương. Cạnh còn có bài vị thờ Phù-Đổng Thiên-vương, Sơn-Tinh, Vạn-tín hầu Lý-Thân, Phương-chính hầu Trần-tự-Minh, Trung-tín hầu Vũ-bảo-Trung, Cao-cảnh hầu Cao-Nỗ. Giữa đài để sáu cái đỉnh đồng tượng trưng sáu vùng Nam-Hải, Quế-Lâm, Tượng-Quận, Giao-Chỉ, Cửu-Chân, Nhật-Nam. Trước mỗi đỉnh có chín cái trống đồng, do chín thiếu niên đứng trực, tấu nhạc. Tổng cộng năm mươi bốn cái trống. Đài kết hoa rực rỡ. Khói hương đỉnh đồng bốc lên nghi ngút. Nơi cử hành lễ là đất Mê-Linh, ngay dưới chân núi Tản-Viên.
Từ dưới lên đài bằng sáu con đường gỗ, thoai thoải, mỗi con đường có trăm bậc, tượng trưng xưa Quốc-tổ, Quốc-mẫu sinh trăm con, phong cho mỗi con một vùng, từ đấy thành họ. Như người con được phong đất "Trần" sau con cháu mang họ Trần. Người con được phong đất Đào, sau con cháu đều mang họ Đào. Cuộc bố phòng, bảo vệ cuộc lễ, giao cho Hồ-Đề và các đệ tử Tây-Vu. Trưng-Nhị được cử làm người xướng ngôn buổi lễ.
Ngày cử hành lễ là ngày mùng 3 tháng 6 năm Kỷ-Hợi (39 sau Tây-lịch),bên Trung-Nguyên nhằm niên hiệu Kiến-Vũ thứ mười hai đời vua Quang-Vũ nhà Đông-Hán. Anh hùng các nơi tụ kéo về đầy đủ. Từ sáng sớm, dân chúng lũ lượt tụ tập đến mấy chục vạn người. Trời tháng sáu, ánh sáng ban mai tỏa chiếu, anh hùng các nơi được cử đứng vào sáu con đường bằng gỗ, theo thứ tự lớn trên, nhỏ dưới.
Đúng giờ thìn, Trưng-Nhị cầm cờ phất. Nhạc công đánh trống, năm mươi bốn cái trống đồng cử lên một lượt. Tiếng vang ngân đi rất xa. Pháo nổ liên hồi.
Trưng-Nhị hô lớn:
– Hoàng đế Lĩnh-Nam giá lâm.
Trần-tự-Sơn từ dưới đài uy nghi bước lên đứng trước sáu vị vương.
Ba hồi chiêng trống, hơn ngàn đệ tử phái Sài-Sơn đồng cử đủ các thứ nhạc khí, bản Động-Đình ca.
Trần-tự-Sơn bước đến trước bàn thờ Quốc-tổ. Hai thiếu nữ đứng bên cạnh các đỉnh đồng đốt lên một bó hương. Trần-tự-Sơn tiếp lấy, cắm vào các bát hương thờ Quốc-tổ và các anh hùng tiên hiền.
Ông quì xuống trước, kế đến sáu vị lạc vương, lạc công, lạc hầu, động chủ, trang chủ, các tướng lĩnh, anh hùng.
Trưng-Nhị xướng:
– Tuyên đọc chiếu chỉ của Quốc-tổ An-Dương.
Trần-tự-Sơn cầm chiếu chỉ của vua An-Dương đọc lớn. Đọc xong, ông hướng xuống đài nói:
– Quốc tổ đã dậy: Người thủ lĩnh hào kiệt, sau khi phục hồi Lĩnh-Nam, tuyệt đối không được giữ bất cứ quyền hành gì. Từ khi ta trở về Lĩnh-Nam với sắc phong Lĩnh-Nam công của nhà Hán, công cuộc phục quốc bắt đầu. Ta được anh hùng hào kiệt tin tưởng, người người góp sức, mà có ngày nay. Hôm đại hội hồ Động-Đình, Lĩnh-Nam coi như phục hồi. Ta tạm ủy quyền cho nghĩa đệ Đô-Dương điều khiển anh hùng, ổn định đất nước. Kế đó Quế-Lâm, Nam-Hải, Tượng-Quận cử lạc hầu, lạc công. Các vùng Giao-Chỉ, Cửu-Chân, Nhật-Nam đã có lạc hầu rồi chỉ việc cử lạc công. Rồi các nơi cử lạc vương. Hôm nay, ta trở lại đây chứng kiến cuộc suy cử hoàng đế Lĩnh-Nam. Thể lệ như sau:
– Các lạc hầu, sáu năm cử lại một lần. Đó là các năm Dần, Thân.
– Các lạc công, bốn năm cử lại một lần, đó là năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu.
– Hoàng đế Lĩnh-Nam, sáu năm cử lại một lần vào năm Hợi, Tỵ. Các vị vương cùng được cử một lúc với hoàng đế.
Hôm nay, các vị cử hoàng đế Lĩnh-Nam. Muốn được cử làm hoàng đế Lĩnh-Nam không phân biệt nam, nữ, miễn là có đạo đức, có kiến thức, có công với đất nước.
– Những ai được cử? Tất cả các lạc hầu, động chủ, châu trưởng, lạc công, lạc vương.
– Quan chức, từ cấp huyện trở lên.
– Các Chưởng môn nhân võ phái.
– Các tướng cầm quân từ cấp lữ trưởng.
Hôm nay, chúng ta cử hoàng đế. Bây giờ chúng ta cùng im lặng, suy nghĩ. Mỗi vị sẽ được một đồng nam đưa đến cho một miếng giấy. Các vị định cử ai, ghi tên người đó vào, rồi lên bỏ vào thùng gỗ trầm tước bàn thờ Quốc-tổ. Ta với Đô-Dương không được cử, vì vậy các vị đừng cử chúng ta. Nào bắt đầu.
Trên đài khói hương nghi ngút, không một tiếng động. Trời xanh biếc, gợn chút mây tơ, Thần ưng bay lượn vòng tròn, thực nhộn nhịp.
Anh hùng các nơi thứ tự lên bỏ tấm giấy vào thùng gỗ trầm. Đến giờ ngọ, chấm dứt.
Trần-tự-Sơn nói:
– Tôi xin mời một vị đạo cao đức trọng lên chứng kiến. Đạo cao đức trọng nhất Lĩnh-Nam phải kể Thúc phụ Trần-đại-Sinh.
Dân chúng quần hùng nghe đến tên Trần-đại-Sinh, vỗ tay rung động trời đất.
Khất đại phu lên đài, quì trước bàn thờ Quốc-tổ lễ tám lễ. Ông nói lớn:
– Lão phu người Lĩnh-Nam. Lão đề nghị nên mời mấy quí khách cùng kiểm điểm. Không biết các vị có đồng ý không?
Trần-tự-Sơn chắp tay nói:
– Không biết thúc phụ cử ai?
Khất đại phu nói:
– Lão phu xin cử bạn già là Thiên-Sơn lão tiên. Thiên-Sơn lão tiên đang hưởng nhàn ở núi Thiên-Sơn, thế mà người nghe tin Lĩnh-Nam suy cử hoàng đế, cũng đến đây mừng. Xin mời lão tiên lên đài.
Một bóng vàng thấp thoáng vọt lên trời như con hạc, từ từ đáp xuống. Chúng nhân kêu lên một tiếng "ồ", tấm tắc khen:
– Đẹp thực! đẹp thực. Tiên có khác. Đẹp thực. Mặt lão tiên như trái táo, hồng hào, tay chống gậy trúc, râu tóc bạc trắng. Lão quì xuống bàn thờ Quốc-tổ lễ tám lễ.
Khất đại phu nói:
– Lão xin mời bảy quí khách nữa lên đây làm trọng tài. Đó là Lục tiên sinh, hiệu "Khổng tử tái sinh", và Ngũ-phương thần kiếm.
Lục-mạnh-Tân, Ngũ-phương thần kiếm đã ở Lĩnh-Nam hơn mười năm. Một người đem đạo lý Khổng, Mạnh dạy dân. Năm người đem kiếm pháp, trừ diệt bọn quan Hán tham ô. Khắp nơi đều nghe danh. Khi Trần-tự-Sơn xướng đến tên họ, dân chúng lại vỗ tay rung động trời đất.
Khất đại phu tiếp:
– Vị quí khách mà lão phu dám cả gan thỉnh, là Bồ tát Tăng-Giả Nan-Đà từ Thiên-Trúc qua Lĩnh-Nam hoằng dương đạo pháp của đức Thế Tôn.
Bồ tát Tăng-Giả Nan-Đà khoan thai lên đài.
Bấy giờ đạo Phật chưa truyền qua Lĩnh-Nam. Dân chúng không biết ngài là gì. Song thấy Thiền-công của ngài cao cường. Ngài được Tiên-Yên nữ hiệp, Trần-Năng, Hùng-xuân-Nương bái làm thầy. Họ dư biết địa vị ngài không tầm thường.
Khất đại phu nhờ tám quí khách điểm lại phiếu bầu. Sau khi điểm xong. Ông vận khí vào đơn điền nói lớn:
– Con dân Văn-Lang, Âu-Lạc nghe đây: Chúng ta sắp có hoàng đế.
Dân chúng, quần hùng hồi hộp, vỗ tay rung động trời đất.
Khất đại phu xướng lớn:
– Tượng-Quận vương Hàn-Bạch 217 phiếu.
– Quế-Lâm vương Lương-hồng-Châu 231 phiếu.
– Nam-Hải vương Trần-nhất-Gia 315 phiếu.
– Nhật-Nam vương Lại-thế-Cường 124 phiếu.
– Cửu-Chân vương Đào-thế-Kiệt 818 phiếu.
Quần hùng, dân chúng vỗ tay rung chuyển trời đất. Họ cho rằng với số phiếu đó, Đào vương sẽ làm hoàng đế Lĩnh-Nam.
Đào-Kỳ nói với Thiều-Hoa:
– Khổ quá! Quần hùng cử bố làm hoàng đế. Bố lại phải lao tâm khổ tứ nữa rồi.
Đợi cho tiếng hô dứt, Khất đại phu tiếp:
– Giao-Chỉ vương Trưng-Trắc 3215 phiếu.
Lập tức tiếng pháo nổ vang động khắp nơi, tiếng trống, tiếng nhạc cử liên tiếp trong nửa giờ. Đoàn Thần-ưng hơn ba ngàn con, chia thành từng đoàn trăm con một, bay lượn khán đài. Mỗi con nhả xuống một chùm hoa. Hoa mưa xuống khán đài, lên đầu các anh hùng.
Trần-tự-Sơn hô lớn:
– Mời Giao-Chỉ vương Trưng-Trắc lên đài.
Trưng vương khoan thai đến giữa đài.
Trần-tự-Sơn hô:
– Trưng-Trắc quì xuống lễ tạ Quốc-tổ.
Trưng vương lễ đủ tám lễ.
Trần-tự-Sơn cầm thanh Thượng-phương bảo kiếm của vua Hùng trao cho Trưng vương nói:
– Tuân chiếu chỉ của Quốc-tổ Âu-lạc, đã phục hồi Lĩnh-Nam. Kể từ giờ phút này, truyền ngôi cho Trưng-Trắc làm hoàng đế Lĩnh-Nam.
Ông trao gươm cho Trưng vương. Hô lớn:
– Anh hùng Lĩnh-Nam, trăm họ Lĩnh-Nam quì gối bái kiến hoàng đế.
Tất cả đồng quì một loạt. Khói hương nghi ngút, tiếng nhạc cử bản "Động-Đình ca". Đoàn Thần-ưng hơn ba ngàn con bay qua lễ đài, mỗi con ngậm một chùm hoa thả xuống. Mưa hoa xuống rợp trời, lên đầu Trưng vương, Trần-tự-Sơn, và quần hùng.
Vua Trưng quì xuống trước bàn thờ tuyên lời thực lớn:
– Đệ tử, Trưng-Trắc, được trăm họ Lĩnh-Nam suy cử làm hoàng đế. Đệ tử xin thề trước anh linh liệt tổ:
- Nguyện đem tâm trí, tính mệnh bảo vệ đất tổ.
- Nguyện hết sức mình, mưu cầu hạnh phúc cho trăm họ.
- Thương yêu trăm họ, như thương yêu con em.
Dân chúng vỗ tay rung động trời đất.
Thiên-Sơn lão tiên chắp tay nói:
– Từ thượng cổ đến giờ, chưa từng có nước nào, suy cử một nữ hoàng đế. Đất Lĩnh-Nam là đất đầu tiên. Nam, nữ, ai có tài, đều phải góp công, góp sức tạo hạnh phúc, sống hòa hợp với nhau. Lão kính chúc Lĩnh-Nam trường tồn với trời đất.
Tiếp theo Lục-mạnh-Tân, Ngũ-phương thần kiếm đều lên đài chúc tụng Lĩnh-Nam và vua Trưng.
Tăng-Giả Nan-Đà chắp tay xá Trưng đế:
– Phúc đức thay! Khắp thiên hạ, các bậc vua chúa đều do tụ tập đệ tử, tranh dành mà làm vua. Làm vua thì lo củng cố cái "ta", giữ ngôi cho vững. Chỉ có hoàng đế Lĩnh-Nam được suy cử, lại tuyên thệ mưu cầu hạnh phúc cho trăm họ. Bần tăng mong đất Lĩnh-Nam được yên ổn, trăm họ thái bình.
Trưng Đế cùng các anh hùng tiễn Ngũ-phương thần kiếm, Lục-mạnh-Tân xuống đài.
Ngài trở lên, thấy Thiên-Sơn lão tiên, Khất đại phu, ngồi ở mép khán đài. Hai ông rưng rửng trước mọi sự, châm thuốc lào hút. Tiếng điếu kêu lách cách, dòn dã. Thiên-Sơn lão tiên ngửa mặt lên trời nhả khói xanh, thành chữ "Lĩnh-Nam muôn năm. Thuốc lào Lĩnh-Nam trường tồn với non sông".
Khất đại phu nói:
– Này bạn già. Con cháu hạnh phúc, yên vui, chúng ta lên núi uống nước suối, ăn trái cây, hút thuốc lào. Nào ta đi.
Không đợi Trưng Đế tiễn, hai ông nắm tay nhau, phóng lên núi Tản-Viên. Núi dốc như vậy, mà hai ông chạy lên như bay. Phút chốc mất hút vào đám mây mờ.
Trong khi Quế-Hoa, Quỳnh-Hoa kêu lớn:
– Ông ngoại! Ông ngoại.
Trần-tự-Sơn đến bên Hoàng-thiều-Hoa. Ông cầm tay nàng nói:
– Hơn mười năm trước, gặp em. Anh đã nói: Một ngày kia, trăm họ Lĩnh-Nam hạnh phúc, chúng ta cùng ngao du thắng cảnh hùng vĩ của non sông. Nào bây giờ chúng ta đi.
Hoàng-thiều-Hoa đến trước Đào vương, vương phi quì gối, lạy tám lạy:
– Sư phụ, sư mẫu. Con đã theo chí của sư phụ, sư mẫu, phục được Lĩnh-Nam. Nay con xin theo chồng, để trung, hiếu, tiết, nghĩa vẹn toàn.
Đào vương phi đỡ nàng dậy:
– Con làm được những điều mà sư mẫu không thể tưởng tượng được. Trong các anh hùng Lĩnh-Nam, công nghiệp của con chỉ thua có Trưng Đế mà thôi. Bây giờ con được quyền sống cho con, tạo hạnh phúc cho chồng. Chồng con thành đại anh hùng. Con cũng thành đại hùng.
Trưng Đế hô mọi người quì gối tiễn vị cựu hoàng đế Lĩnh-Nam. Trần-tự-Sơn với Thiều-Hoa xuống đài. Hai người lên ngựa, phút chốc mất hút vào đám rừng cây xanh lá, hoa phượng nở đỏ thắm, ran tiếng ve kêu.
Cửu-Chân vương Đào-thế-Kiệt nhìn trời cao trong xanh. Này con, này cháu, này đệ tử, này đất nước tươi đẹp. Ông nói lớn:
– Trưng Đế đã thành Lĩnh-Nam hoàng đế. Vậy ai sẽ kế nghiệp người thành Giao-Chỉ vương. Tiểu vương xin hoàng đế bệ hạ ban chỉ, cử Giao-Chỉ vương.
Trưng Hoàng Đế đứng dậy nói:
– Tuân di chiếu của Quốc-tổ An-Dương. Trẫm chứng kiến, các anh hùng, lạc công, lạc hầu, động chủ, trang chủ cử lạc vương Giao-Chỉ. Trẫm kính mời Khúc-Giang Ngũ hùng đứng ra kiểm soát.
Ngài thở dài:
– Trẫm không bao giờ ngờ anh hùng suy cử trẫm. Trước đến nay, trẫm nghĩ đến tiền bối Đào-thế-Hùng. Không ngờ... không ngờ người tuẫn quốc, vừa lúc đất nước sạch bóng quân thù.
Đến đây nước mắt ngài chảy dàn dụa:
– Xin các anh hùng chọn lạc vương theo tiêu chuẩn: Nhiều công lao với đất nước. Tài trí, đạo đức.
Quần hùng đưa mắt nhìn Đào-Kỳ, Phương-Dung, Đào-hiển-Hiệu. Đào vương gia vẫy tay nói:
– Kỳ, Dung, gốc là người Cửu-Chân, vì vậy không được suy cử làm lạc vương Giao-Chỉ. Lão phu nghĩ: Lạc vương phải được giao cho người trẻ, đã dầy công trong mấy năm qua.
Quần hùng im lặng, bỏ phiếu. Khúc-Giang tứ hùng Trần-tứ-Gia kiểm lại rồi tuyên bố:
– Có tất cả một ngàn sáu trăm ba mươi vị được bầu. Cả một ngàn sáu trăm ba mươi đều hợp lệ. Sau đây, kết quả:
- Nguyễn-thành-Công 125.
- Vũ-trinh-Thục 311.
- Nguyễn-thánh-Thiên 234.
- Hồ-Đề 325.
- Trưng-Nhị 825.
Như vậy Trưng-Nhị trở thành lạc vương Giao-chỉ.
Quần hùng vỗ tay rung động trời đất. Trưng-Nhị đứng lên nói:
– Trước đây, trong ngày cầm quân đánh Bạch-Đế, sư bá Lại-thế-Cường đã dậy dỗ tôi: Phàm con cháu Hùng-vương, An-Dương vương, nam nữ như nhau phải nhiệm lạo gánh vác sơn hà. Hôm nay được chư vị anh hùng trao cho trọng trách, tôi xin tuân lệnh.
Lạc vương Nam-Hải Trần-nhất-Gia vuốt râu cười, mặt ông tươi hồng:
– Hôm ở trên đồi Vương-Sơn ngoài thành Trường-Sa, lão phu đã tôn Trưng-Nhị đứng đầu Lĩnh-Nam. Nay cô nương lĩnh chức lạc vương Giao-Chỉ, thực phải. Chúng ta có nữ hoàng đế, có nữ vương.
Đào-Kỳ đứng dậy cung kính:
– Đất Lĩnh-Nam có hoàng đế, sáu lạc vương, bây giờ chúng ta cần phải hợp nhau, thiết lập cơ chế sao cho nước mạnh dân giàu.
Trưng hoàng đế thuận đề nghị của Đào-Kỳ. Ngài sai đắp một dàn thực lớn dưới chân núi Tản-Viên, chọn ngày tốt, làm lễ Quốc-tổ, phong chức tước cho công thần.
Ngày 1 tháng 7, năm Kỷ-hợi, nhằm năm 39 sau Tây-lịch. Bên Trung-Nguyên nhằm niên hiệu Kiến-Vũ thứ mười lăm. Giờ Thìn. Hoàng đế Lĩnh-Nam làm lễ tế liệt tổ Hùng-vương, An-Dương vương xong. Ngài ngồi vào ngai bằng gỗ trầm đặt trên khán đài quay về hướng đông. Mỗi bên của ngài có ba cái ghế nữa, dành cho sáu vị lạc vương.
Ngài đứng lên nói lớn:
– Đất Lĩnh-Nam chúng ta vong quốc hơn hai trăm năm. Nhờ ơn Quốc-tổ, nhờ anh hùng, toàn dân, cùng góp công, góp sức, được phục hồi. Trẫm chiếu công lao, tài năng, đức độ, của các anh hùng, phong chức tước. Chức tước trẫm phong cho các vị, không phải để hưởng sung sướng trên đầu, trên cổ dân chúng. Cũng không phải riêng trẫm ban phát cho các vị. Chức tước có ý nghĩa: Trăm họ Lĩnh-Nam, lao tưởng đến công ơn các vị. Chức tước, để các vị mưu tìm hạnh phúc cho trăm họ.
Ngài ngưng lại cho anh hùng, dân chúng vỗ tay hoan hô rồi tiếp:
– Cách đây mấy ngày, trẫm đã cử Nguyễn-phương-Dung, Hồ-Đề, Vũ-trinh-Thục, Đào-Kỳ với tiên sinh Lục-mạnh-Tân, chiếu theo cơ chế thời Văn-Lang, Âu-Lạc, nghiên cứu cơ chế các đời trước bên Trung-Nguyên, thiết lập triều đình Lĩnh-Nam sao cho hợp với dân chúng. Sau đây trẫm long trọng tuyên cáo với trăm họ.
Cứ như tài liệu rãi rác ở các cuốn phổ, tại đền thờ anh hùng thời bấy giờ, tổ chức như sau:
Lãnh Thổ. Chia làm sáu vùng, gồm Nhật-Nam, Cửu-Chân, Giao-Chỉ, Quế-Lâm, Tượng-Quận, Nam-Hải. Đối chiếu với hiện tại: Tây giáp Thục ngày nay thuộc tỉnh Tứ-Xuyên, Trung-Quốc. Bắc giáp Trung-Nguyên. Đông giáp biển. Nam giáp nước Chiêm-Thành. Tây Nam giáp nước Lão-Qua, tức Ai-Lao. Bao gồm lãnh thổ Việt-Nam ngày nay từ Huế đến biên giới Trung-Quốc. Và lãnh thổ Trung-Quốc gồm các tỉnh Vân-Nam, Quảng-Đông, Quảng-Tây, một phần tỉnh Hồ-Nam. Diện tích 1.127.851 cây số vuông. So với diện tích Việt-Nam hiện tại là 329.566 cây số vuông, thì diện tích Lĩnh-Nam rộng gấp 3,42 lần.
Tổ chức hành chính, đế quốc Lĩnh-Nam chia ra sáu vương quốc. Do sáu lạc vương cai trị. Lạc vương được bầu lên sáu năm một lần. Sáu vương quốc đó là:
Nhật-Nam, từ Huế đến Nghệ-An. Diện tích 19.080 cây số vuông. Lạc vương đầu tiên tên Lại-thế-Cường.
Cửu-Chân, gồm Nghệ-An, Thanh-Hóa. Diện tích 34.418 cây số vuông. Lạc vương đầu tiên tên Đào-thế-Kiệt.
Giao-Chỉ, gồm từ Ninh-Bình tới biên giới Trung-Quốc. Diện tích 115.439 cây số vuông. Lạc vương đầu tiên tên Trưng-Nhị.
Tượng-Quận, gồm tỉnh Vân-Nam, Trung-Quốc, diện tích 318.000 cây số vuông. Lạc vương đầu tiên tên Hàn-Bạch.
Quế-Lâm, gồm tỉnh Quảng-Tây, một phần tỉnh Quí-Châu, một phần tỉnh Hồ-Nam. Diện tích 429.000 cây số vuông. Lạc vương đầu tiên tên Lương-hồng-Châu.
Nam-Hải, gồm tỉnh Quảng-Đông. Diện tích 212.000 cây số vuông. Lạc vương đầu tiên tên Trần-nhất-Gia.
Dân Số, dân số ước khoảng hơn chín đến mười triệu người. Giống Việt chiếm 65%, Hán chiếm 30%, còn lại giống khác 5%. Tiếng nói chính thức là tiếng Việt. Lĩnh-Nam dùng văn tự Khoa-đẩu, tượng thanh.
Tổ chức triều đình, trên hết là hoàng đế Lĩnh-Nam, do các lạc hầu, lạc công, lạc vương, tướng sĩ suy cử, sáu năm một lần. Hoàng đế đầu tiên tên Trưng-Trắc. Hoàng Đế có ba phụ tá cao nhất: tư không, tư đồ, tư mã gọi là tam công. Tư-đồ coi về lương thảo, trị an. Tư-mã coi về quân đội. Tư không coi về học hành, điển chế, lễ nghi.
Dưới tam công có tể tướng. Tể tướng cầm đầu sáu bộ. Mỗi bộ do một thượng thư quản lĩnh: Bộ Binh, bộ Hình, bộ Hộ, bộ Lại, bộ Công, bộ Lễ.
Các lạc vương cũng có tam công, lục bộ giống như hoàng đế.
Theo đề nghị của triều đình, hoàng đế Lĩnh-Nam truyền xây thành Mê-Linh, đóng đô tại đây.
Trưng hoàng đế ban sắc chỉ phong cho anh hùng các nơi, đã có công phục quốc. Đầu tiên phong thần cho tất cả anh hùng đã hy sinh trong thời gian phản Hán phục Việt. Sau đó bàn đến việc phong chức tước cho công thần.
Sắc phong:
Nguyễn-Thành-Công, văn võ toàn tài. Khí hùng trí dũng. Suốt bao năm nằn gai nếm mật, mưu phục quốc. Bị Lê-đạo-Sinh bắt giam mười năm. Vẫn không đổi chí. Khi còn thuộc Hán, trấn nhậm Quế-Lâm, can đảm ban hành pháp lệnh cải cách. Giết tham quan người Hán. Lệnh khởi binh ban ra. Đánh chiếm Quế-Lâm trong hai ngày. Xếp đặt cai trị qui củ. Sắc phong Tương-Liệt đại vương. Lĩnh chức Tư-không (Tương đương với ngày nay là phụ tá Tổng-thống đặc trách Kinh-tế, Tài-chánh, Canh-nông)
Phùng-Vĩnh-Hoa, mưu thần chước thánh. Tuổi mười tám đã cùng Đào-Kỳ, Nguyễn-phương-Dung, Lê-Chân, Đàm-ngọc-Nga, mưu phục quốc ở Đăng-Châu. Kịp đến khi tùng chinh Trung-Nguyên, làm quân sư cho Ngô-Hán, đánh chiếm Dương-bình-Quan, Võ-Đô, Kiếm-Các, Cẩm-Dương. Khởi đầu cho việc hòa hợp với Thục, chia ba thiên hạ. Làm quân sư cho Đinh-Đại, đem toàn bộ trên ba mươi vạn quân rời Thục về Lĩnh-Nam. Điều hòa được mầm phản loạn của tướng binh Hán trong các đạo Lĩnh-Nam. Lúc khởi binh, thiết kế đánh chiếm Tượng-Quận trong ba ngày. Tổ chức cai trị, khiến trăm họ yên vui. Sắc phong Nguyệt-Đức công chúa. Ăn lộc vùng Tiên-Nha, Yên-lạc. Lĩnh chức tư đồ, cùng trẫm lo hạnh phúc cho dân. (Tương đương với ngày nay là Phụ-tá tổng-thống về Văn-hóa, Giáo-dục, Thông-tin).
Đào-Kỳ, giòng dõi trung lương. Mười ba tuổi, lưu lạc cha mẹ. Phiêu bạt phải làm đầy tớ tại trang Thái-Hà. Học được bản lĩnh vô địch thiên hạ. Tại Cổ-Loa, Cổ-Đại, Cổ-Lễ, tuy tuổi ấu thơ, đánh thắng võ sĩ của Tô-Định, khiến giặc tha dân cố đô không chịu Ngũ-pháp. Cùng Phương-Dung, Lê-Chân, Đàm-ngọc-Nga, Phùng-vĩnh-Hoa mưu phục quốc ở Đăng-Châu. Phá vỡ mưu kế giặc trong đại hồi hồ Tây. Thống lĩnh ba mươi vạn quân Lĩnh-Nam đánh Thục. Vào Thành-Đô trước được Quang-Vũ phong Hán-Trung vương. Từ chối không nhận. Thản nhiên chịu chết, để cứu mười ba người sống. Chịu chết, bắt Quang-Vũ ban tờ đại cáo, cho Lĩnh-Nam phục hồi. Công lao đứng đầu Lĩnh-Nam. Sắc phong Bắc-Bình vương. Lĩnh chức đại tư mã. Thống lĩnh toàn thể binh lực Lĩnh-Nam. Ăn lộc Cổ-Loa, Cổ-Đại, Cổ-Lễ. Trẫm hy vọng sáu năm sau, anh hùng sẽ cử Đào-Kỳ làm hoàng đế thay trẫm. (Tương đương với ngày nay là Tổng-tư lệnh quân đội).
Ba vị tạ ân, lĩnh mệnh.
Khúc-Giang Trần-tứ-Gia tâu:
– Xưa vua Hùng phong cho chín mươi chín con, ăn lộc chín mươi chín ấp, đều lĩnh tước lạc hầu. Kịp đến khi An-Dương vương thắng vua Hùng, phong có mười hai vị tước hầu. Cao tổ nhà Hán, thống nhất thiên hạ, chỉ phong vương cho mình Hàn-Tín, sau cùng giáng xuống làm Hoài-Âm hầu. Quang-Vũ tranh thiên hạ với Vương-Mãng chỉ phong cho Nghiêm-Sơn tước Lĩnh-Nam công. Sau bất đắc dĩ phong là Lĩnh-Nam vương, rồi cũng tước bỏ. Lĩnh-Nam ta đất rộng người thưa, đã có sáu vị lạc vương, với sáu mươi chín tước lạc công. Nay bệ hạ phong thêm nhiều vương, công nữa. E mầm nổi loạn tranh dành xảy ra chăng?
Hoàng đế phán:
– Trần tiên sinh biết một mà không biết hai. Trong thiên hạ, hiện giờ, chỉ Hán là mối lo ngại cho Lĩnh-Nam mà thôi. Phàm điều dở của nhà Hán, ta phải tránh. Điều hay, ta phải học. Ta cần chỉnh đốn binh mã, khuyến khích nông tang. Trong vòng năm năm, chúng ta hùng mạnh. Vĩnh viễn người Hán không dám gây sự với ta nữa.
Ngừng lại một lúc, ngài phán tiếp:
– Xưa vua Hùng, vua An-Dương không phong vương cho công thần, vì nước nhỏ, dân ít. Nay nước Lĩnh-Nam lớn, dân số gấp mười hồi trước, thì quan tước cũng phải gấp mười. Cao-tổ, Quang-Vũ nhờ sức anh hùng, mà được thiên hạ. Song cả hai đều coi thiên hạ như của riêng mình. Không nghĩ rằng thiên hạ sở dĩ được, do sức công thần. Cao-tổ, Quang-Vũ vô tài, bất đức, nghi ngờ mọi người. Vì vậy không phong chức tước cho công thần.
Ngài đứng dậy chỉ vào quần thần:
– Ta khác hẳn Lưu-Bang, Lưu-Tú. Ta được anh hùng các nơi suy cử lên. Họ có yêu ta, có kính ta, có tin ta, mới cử ta. Một điều ta không sợ nổi loạn. Nếu ta có lầm lỗi, sáu năm sau họ suy cử người khác. Hai điều ta không sợ nổi loạn. Vì các anh hùng đều là sư bá, sư thúc, sư huynh, sư đệ, sư muội của ta. Có điều gì bất như ý, họ nói thẳng ra, ta biết mà tự sửa. Họ có tức ta, có ghét ta, họ sẽ mắng ta, đánh ta. Chẳng bao giờ họ phải nổi loạn. Chúng ta dùng võ đạo cai trị dân, không ai tham công danh. Ba điều ta không sợ nổi loạn... Còn tại sao ta phong vương, công, nhiều? Các anh hùng đều có công. Nhiều người công nhiều hơn ta. Đừng nói phong vương, mà ta còn hy vọng lần sau, anh hùng suy cử họ làm hoàng đế thay ta nữa.
Trần-tứ-Gia bái phục:
– Thần không nhìn xa bằng bệ hạ.
Trưng hoàng Đế phán tiếp:
– Sư muội Nguyễn-phương-Dung, tài kiêm văn võ. Hùng tài, đại lược. Tài dùng binh vô địch Trung-Nguyên, Lĩnh-Nam. Ta mời sư muội giữ chức tể tướng, thay ta mưu hạnh phúc cho dân. (Tương đương với nhày nay là Thủ-tướng).
Phương-Dung khẳng khái nhận lời. Nàng tâu:
– Còn sáu Thượng thư, mong sư tỷ... à quên Hoàng đế định đề cử ai?
Ngài phán:
– Ta để sư muội tự ý lựa chọn. Có như vậy mới hợp ý nhau, làm việc không bị bế tắc. À... ta quên chưa chúc mừng sư muội có cháu bé. Cháu tên gì?
Phương-Dung tâu:
– Cháu tên Đào-tử-Khâm. Hôm đại hội hồ Động-Đình, sư tỷ Chu-tường-Qui có gửi thư mừng. Trong thư dặn rằng nếu đẻ cháu trai, thì đặt tên là Tử-Khâm. Còn đẻ cháu gái thì đặt tên là Tường-Qui. Tiểu muội tuân theo ý, đặt tên con.
Hoàng đế mỉm cười:
– Người Hán, coi cái tên quan trọng đến độ, con cháu không được nhắc đến. Như quần thần nhà Hán viết chữ, nói năng phải kiêng tiếng "Bang" là tên Cao tổ. Người Lĩnh-Nam mình lại không thế. Chúng ta dùng tên gọi nhau cho thân thiện. Ta không muốn gọi sư muội là tể tướng hay Đào vương phi. Ta thích gọi là Phương-Dung. Sư muội cứ gọi ta bằng tiếng sư tỷ Trưng-Trắc nghe ấm áp hơn "Hoàng đế bệ hạ" nhiều.
Ngài vẫy tay gọi Nguyễn-Thánh-Thiên:
– Sư muội! Trong chị em ta. Người có tài dùng binh nhất phải kể Phương-Dung, Trưng-Nhị, Vĩnh-Hoa. Song họ trở thành quân sư đại tài. Chỉ có sư muội, dùng làm tướng văn, tướng võ, quân sư, đều được cả. Ta làm chị giữ ngôi hoàng đế. Sư muội làm em, ta phong sư muội làm Thánh-Thiên công chúa, ăn lộc vùng Ký-hợp. Sư muội lĩnh chức Bình-Ngô đại tướng quân. thống lĩnh binh mã Lĩnh-Nam trấn giữ vùng Nam-Hải. Ta tin với tài sư muội, thì Mã-Viện, Lưu-Long, Đoàn-Chí không xâm phạm Lĩnh-Nam mình. (Tương đương với ngày nay là Tư-lệnh quân khu, kiêm Tư-lệnh biên phòng).
Ngài lại gọi Hồ-Đề:
– Bàn về công lao với Lĩnh-Nam, sư muội đáng đứng đầu. Võ công sư muội không cao. Tài dùng binh không giỏi. Song sư muội giỏi lãnh đạo. Sư muội lại nhiệt thành với đất nước. Ta phong sư muội làm Tây-Vu công chúa. Ăn lộc vùng Tây-Vu. Ta nhờ sư muội lĩnh ấn Trấn-Viễn đại tướng quân, phụ sư đệ Đào-Kỳ, tổng trấn Lĩnh-Nam. (Tương đương với ngày nay là Phó tổng tư lệnh quân đội).
Ngài gọi Vũ-Trinh-Thục:
– Con người cần có mắt mới nhận biết sự vật. Có tai mới nghe được âm thanh. Quân cần có có tế tác. Muốn thắng giặc, phải biết mình, biết giặc. Ta biết mình. Còn biết giặc thì sư muội. Ta phong sư muội làm Bát-Nàn công chúa, lĩnh chức Uy-viễn đại tướng quân, giúp sư đệ Đào-Kỳ, tổ chức hệ thống tế tác. Cùng coi việc an ninh nội trị khắp Lĩnh-Nam. Sư muội ăn lộc vùng Phượng-Lâu. (Tương đương với ngày nay tại miền Nam là Tư-lệnh cảnh sát, kiêm trưởng phòng 2, kiêm Đặc-ủy trương trung ương tình báo. Tại miền Bắc là bộ trưởng bộ Công-an, kiêm cục trưởng cục Quân-báo kiêm cục trưởng cục Tình-báo hải ngoại).
Ngài tuyên đọc sắc chỉ phong cho các nữ công thần:
Lê-Chân, xuất thân cùng khó, lấy hiệp nghĩa qui tụ dân thành trang An-Biên. Tụ nghĩa, cứu khốn phò nguy. Nổi danh Đông-Triều nữ hiệp. Cùng Đào-Kỳ, Phương-Dung, Phùng-vĩnh-Hoa, Đàm-ngọc-Nga mưu hợp nhau phục quốc. Tòng chinh Trung-Nguyên, thân làm đại tướng quân. Dù Thục, dù Hán đều khiếp phục uy danh. Sắc phong Đông-Triều công chúa. Ăn lộc suốt vùng Đông-Triều. Giao cho lĩnh chức Trấn-Đông đại tướng quân. Thống lĩnh đạo binh Nam-Hải. (Tương đương với ngày nay là Tư-lệnh quân đoàn).
Lê-Thị-Hoa, vợ liệt sĩ Mai-Tiến. Chồng chết, thay chồng nuôi dạy bốn con thơ. Làm lạc hầu trang Thiên-Bản. Cùng tráng đinh chống Hán. Sau dẫn bốn con vào Cửu-Chân, theo lạc vương Cửu-Chân, qui dân, lập ra vùng Nga-Sơn. Khi Đào vương khởi binh đánh chiếm Cửu-Chân. Can đảm cùng bốn con dẫn đầu chiếm bốn huyện, không đổ một giọt máu, không tốn một mũi tên. Sắc phong làm Nga-Sơn công chúa. Ăn lộc vùng Nga-Sơn. Lĩnh chức Bình-Nam đại tướng quân. Phó thống lĩnh đạo binh Cửu-Chân. (Tương đương với ngày nay là Tư-lệnh phó quân đoàn).
Các con đều được phong lạc hầu, lĩnh ấn Trung-Dũng tướng quân.
Hùng-Xuân-Nương, đệ tử phái Tản-Viên. Sau được Bồ-tát Tăng-Giả Nan-Đà cho qui y Tam-bảo, thành đệ tử nhà Phật. Đạo đức, nhân từ. Cùng chồng là Đặng-thi-Bằng trấn nhậm Mê-Linh, trong thời gian trẫm vắng nha. Nhận lệnh khởi binh, đánh chiếm Mê-Linh, Chu-Diên. Khí thế hùng tráng, oanh liệt. Sắc phong Thanh-Sơn công chúa. Ăn lộc vùng Thanh-Sơn. Lĩnh chức Tổng-quản quân cơ, cạnh trẫm. (Tương đương với ngày nay là Tổng-tham mưu trưởng kiêm bộ Trưởng bộ Kế-hoạch, kiêm Đổng-lý văn phòng phủ Tổng-thống).
Trần-Quỳnh-Hoa, Trần-Quế-Hoa. Xuất thân giòng dõi trung lương. Song thân khởi binh phản Hán phục Việt. Mồ côi từ nhỏ. Được ông ngoại nuôi dạy thành người. Mười tám tuổi làm đại tướng quân. Uy trấn Võ-Đô, Dương-bình-Quan, Kiếm-Các, Cẩm-Dương, làm cho tướng Thục nể sợ. Đại chiến Trường-An, làm Hán tướng kinh hồn động phách. Sắc phong Nghi-Hòa công chúa. Hưởng lộc ấp của ông ngoại để lại. Lĩnh ấn Hổ-Oai đại tướng quân. Thống lĩnh đạo binh Nhật-Nam, trấn thủ bắc Nam-Hải, đề phòng quân Hán. (Tương đương với ngày nay là Tư-lệnh quân đoàn).
Đàm-Ngọc-Nga, ôn nhu, yểu điệu, văn hay chữ tốt. Võ công cao cường. Mười chín tuổi cùng Lê-Chân, Đào-Kỳ, Phương-Dung, Phùng-vĩnh-Hoa mưu phục quốc tại Đăng-Châu. Được dân chúng tặng danh hiệu Đăng-Châu nữ hiệp. Khi nhận được lệnh khởi binh, đem ba ngàn tráng đinh đánh các đồn từ Thanh-Hoa đến Đăng-Châu. Bắt hơn năm ngàn tù binh. Trong khi chỉ huy, phong thái nhàn tản, rõ ra con nhà đại hiệp nghĩa. Sắc phong Nguyệt-Điện công chúa. Ăn lộc vùng Thanh-Hoa. Lĩnh chức Tả-Đạo đại tướng quân. Phó thống lĩnh đạo Nam-Hải. (Tương đương với ngày nay là Tư-lệnh phó quân đoàn).
Quách-A, giòng dõi trung lương. Song thân chống Hán bị giết. Mồ côi sớm. Được Hồ-Đề nuôi dạy. Mười lăm tuổi cho làm đại tướng trấn thủ Tây-Vu huấn luyện Thần-ưng, phong, tượng, hổ, báo, xà, hầu, ngao, không loại nào không thông. Khi lệnh khởi binh ban ra, cùng Tây-Vu tiên tử đánh chiếm các đồn quanh vùng. Can đảm đi đầu, đánh đâu thắng đó. Lại khi lên đường đánh Long-Biên, khẳng khái làm tiên phong. Dùng kế bắt sống Hoàng-minh-Châu, Hàn-thái-Tuế. Giặc cố thủ Long-Biên, không cách gì đánh được. Can đảm nhập thành, đốt kho tàng giặc. Đốt kho tàng, khiến giặc hỗn loạn. Bị giặc bắt, khẳng khái chịu chết. Khi đánh Luy-Lâu, can đảm theo Đào vương nhập thành. Chỉ huy Thần-ưng, đánh tan giặc. Mở cửa cho quân từ ngoài vào. Tài, trí, dũng, mưu đều đủ. Sắc phong Khâu-Ni công chúa. Ăn lộc ấp Nhật-Chiêu. Lĩnh ấn tổng trấn Luy-Lâu.