Chương 42: Hận xưa còn đó
Lợn bí xị gánh rau ế đi về, hôm nay thu nhập được hai mươi sáu đồng còn chả đủ tiền mua một lạng thịt, biết khi nào mới gom góp đủ năm quan.
Dường như ông trời đã nghe thấy tiếng lòng của Lợn, tự nhiên khi không có một người áo đen che mặt kín mít ngỏ ý muốn mua hết số rau ế của Lợn, mà nom dáng người áo đen này cứ quen quen sao ý?.
Y không hỏi giá hay mặc cả gì sất, y nói là y làm, y cầm một túi vải to to bên trong nghe tiếng lách cách của đồng xu dúi vào tay Lợn.
Lợn dè chừng Lợn mở túi ra đếm tiền, quả là bên trong có tiền thật mà nhiều tiền nữa là đằng khác. Tiền là tiền lẻ được xâu lại ngay hàng thẳng lối, Lợn vạch ra Lợn đếm.
Một tiền,
hai tiền,
mười tiền,
cho đến một quan,
hai quan
ba, bốn, năm quan. Trời ạ? Mua có hơn hai mươi bó rau mà trả đến năm quan tiền, mà đủ luôn số tiền Lợn đang cần mới ghê chứ?.
Lợn tính kêu gọi y lại để thối tiền dư, mà cái chân của y chạy nhanh quá mới chớp mắt đã không thấy bóng dáng y nữa rồi.
Cái gánh rau của Lợn cũng bị y vác đi luôn, lần đầu tiên Lợn mất trộm mà Lợn không buồn.
Vì cái quang gánh tre cũ đó so với năm quan thì quy ra Lợn vẫn lời gấp mấy mươi lần.
Lợn cầm năm quan trở về mà lòng day dứt không yên, năm quan đang nằm chễm chệ trên tay, Lợn cầu còn không được. Nay có tiền rồi lại không cách nào dùng được.
Dù con tim cho phép thì cũng bị lí trí ngăn lại, quả nhiên Lợn vẫn là Lợn, tiền của người ta Lợn không thể sinh lòng tham.
Lợn bấm bụng khi nào gặp lại cái người áo đen đó chắc chắn Lợn sẽ thối lại tiền thừa cho Y.
Phú bà lén quan sát từ sau thấy Lợn tay không trở về thì hả hê, ôi cái bộ dạng thê thảm như này thì chỉ có nước bị cướp mất gánh rau rồi cũng nên.
Càng thấy bu con nhà Lợn đau khổ, bà càng sung sướng, bà vừa cái lòng bà hả cái dạ của bà ghê lắm. Canh tổ yến hôm nay con Mận chưng cho bà lại ngon một cách lạ kỳ.
Mà bà vẫn ho, cơn ho dai dẳng, ho khan cả giọng, cơn ho này như muốn dày vò bà vậy. Đang húp canh tổ yến mà bà cũng ho, cũng khạc ra một ít máu, con Mận hoảng loạn cả lên.
Nó vuốt lưng bà, nom cái mặt nó lo lắng cho bà kìa. Thương đâu cho hết.
- Bà ơi, bà có sao không?
- Cuối tháng hai trời rét, chắc không hợp khí trời nên bị cảm lạnh thông thường thôi.
- Cảm lạnh thông thường là bị ho ra máu như vậy hả bà?.
- Ừa, lúc trước cũng vậy mà. Được xông lá bưởi vài cử thì sẽ khoẻ hơn thôi.
Con Mận lập tức đứng lên, toan ra vườn hái lá bưởi với vài cây sả cho bà nó xông hơi.
- Bà chờ con, để con ra vườn hái mớ lá bưởi để bà xông.
Mận nói là Mận làm, Mận xoạc đôi dép rồi cấp tốc đi liền, bà định nói thôi khỏi thì nó đã chạy đi mất tiêu rồi.
Bà mỉm cười, bà thấy ấm áp trong lòng.
Con Mận coi vậy mà khờ, bà dụ nó cả đấy chứ triệu chứng ho ra máu của bà, bà lên tận phố huyện bốc thuốc mà còn chưa thuyên giảm thì xông lá bưởi si nhê gì sất, bà phải nói xạo để nó yên tâm.
Nhà họ Bùi này chắc chỉ có con Mận là quan tâm đến bà nhất thôi, bà nuôi nó từ nhỏ nên cũng mến tay mến chân, bà thương nó như con.
Mấy ngày trước thằng Ruộng xin bà cho nó góp bốn mươi quan để được cưới Mận, bà cũng muốn du di cho Ruộng nhưng bà quan tâm đến suy nghĩ của Mận hơn.
Bà nói với Ruộng trước mắt thì kiếm đủ bốn mươi quan rồi hẵng lên thưa chuyện với bà, Ruộng biết câu trả lời của bà như vậy là bà cũng ngầm đồng ý rồi, Ruộng phấn khởi dập đầu cảm ơn bà.
Đàn ông ý mà, lời nói gió bay, bà đã qua rồi cái tuổi còn ngây thơ tin vào những lời hứa suông.
Từng có một người hứa sẽ cho bà một đời hạnh phúc, bà đã tin nhưng nhận lại sao ê hề đau đớn, hăm mấy năm rồi mà bà vẫn chưa có được một ngày hạnh phúc? Lỗi do ông hứa, hay nên trách bà quá nhẹ dạ cả tin.
Sở dĩ bà trả lời như vậy là để âm thầm quan sát thằng Ruộng, bà muốn thấy nó làm chứ chả muốn nghe nó nói, nếu nó thật lòng thương con Mận thì bà cũng gật đầu ưng thuận thôi.
Nhắc tới thằng Lợn là bà lại ứa gan, bà giận bà điên, bà ghét căm thằng đó mà chẳng hiểu sao từ con Mận, phú ông, cho đến cậu Hai, cô Út con của bà đều bênh cái thằng đó chầm chập.
Hận xưa còn đó.
Chỉ cần một ngày bà còn sống thì bu con chúng nó đừng hòng sống yên, một lũ bạc bẽo vô ơn như nhau.
Dường như ông trời đã nghe thấy tiếng lòng của Lợn, tự nhiên khi không có một người áo đen che mặt kín mít ngỏ ý muốn mua hết số rau ế của Lợn, mà nom dáng người áo đen này cứ quen quen sao ý?.
Y không hỏi giá hay mặc cả gì sất, y nói là y làm, y cầm một túi vải to to bên trong nghe tiếng lách cách của đồng xu dúi vào tay Lợn.
Lợn dè chừng Lợn mở túi ra đếm tiền, quả là bên trong có tiền thật mà nhiều tiền nữa là đằng khác. Tiền là tiền lẻ được xâu lại ngay hàng thẳng lối, Lợn vạch ra Lợn đếm.
Một tiền,
hai tiền,
mười tiền,
cho đến một quan,
hai quan
ba, bốn, năm quan. Trời ạ? Mua có hơn hai mươi bó rau mà trả đến năm quan tiền, mà đủ luôn số tiền Lợn đang cần mới ghê chứ?.
Lợn tính kêu gọi y lại để thối tiền dư, mà cái chân của y chạy nhanh quá mới chớp mắt đã không thấy bóng dáng y nữa rồi.
Cái gánh rau của Lợn cũng bị y vác đi luôn, lần đầu tiên Lợn mất trộm mà Lợn không buồn.
Vì cái quang gánh tre cũ đó so với năm quan thì quy ra Lợn vẫn lời gấp mấy mươi lần.
Lợn cầm năm quan trở về mà lòng day dứt không yên, năm quan đang nằm chễm chệ trên tay, Lợn cầu còn không được. Nay có tiền rồi lại không cách nào dùng được.
Dù con tim cho phép thì cũng bị lí trí ngăn lại, quả nhiên Lợn vẫn là Lợn, tiền của người ta Lợn không thể sinh lòng tham.
Lợn bấm bụng khi nào gặp lại cái người áo đen đó chắc chắn Lợn sẽ thối lại tiền thừa cho Y.
Phú bà lén quan sát từ sau thấy Lợn tay không trở về thì hả hê, ôi cái bộ dạng thê thảm như này thì chỉ có nước bị cướp mất gánh rau rồi cũng nên.
Càng thấy bu con nhà Lợn đau khổ, bà càng sung sướng, bà vừa cái lòng bà hả cái dạ của bà ghê lắm. Canh tổ yến hôm nay con Mận chưng cho bà lại ngon một cách lạ kỳ.
Mà bà vẫn ho, cơn ho dai dẳng, ho khan cả giọng, cơn ho này như muốn dày vò bà vậy. Đang húp canh tổ yến mà bà cũng ho, cũng khạc ra một ít máu, con Mận hoảng loạn cả lên.
Nó vuốt lưng bà, nom cái mặt nó lo lắng cho bà kìa. Thương đâu cho hết.
- Bà ơi, bà có sao không?
- Cuối tháng hai trời rét, chắc không hợp khí trời nên bị cảm lạnh thông thường thôi.
- Cảm lạnh thông thường là bị ho ra máu như vậy hả bà?.
- Ừa, lúc trước cũng vậy mà. Được xông lá bưởi vài cử thì sẽ khoẻ hơn thôi.
Con Mận lập tức đứng lên, toan ra vườn hái lá bưởi với vài cây sả cho bà nó xông hơi.
- Bà chờ con, để con ra vườn hái mớ lá bưởi để bà xông.
Mận nói là Mận làm, Mận xoạc đôi dép rồi cấp tốc đi liền, bà định nói thôi khỏi thì nó đã chạy đi mất tiêu rồi.
Bà mỉm cười, bà thấy ấm áp trong lòng.
Con Mận coi vậy mà khờ, bà dụ nó cả đấy chứ triệu chứng ho ra máu của bà, bà lên tận phố huyện bốc thuốc mà còn chưa thuyên giảm thì xông lá bưởi si nhê gì sất, bà phải nói xạo để nó yên tâm.
Nhà họ Bùi này chắc chỉ có con Mận là quan tâm đến bà nhất thôi, bà nuôi nó từ nhỏ nên cũng mến tay mến chân, bà thương nó như con.
Mấy ngày trước thằng Ruộng xin bà cho nó góp bốn mươi quan để được cưới Mận, bà cũng muốn du di cho Ruộng nhưng bà quan tâm đến suy nghĩ của Mận hơn.
Bà nói với Ruộng trước mắt thì kiếm đủ bốn mươi quan rồi hẵng lên thưa chuyện với bà, Ruộng biết câu trả lời của bà như vậy là bà cũng ngầm đồng ý rồi, Ruộng phấn khởi dập đầu cảm ơn bà.
Đàn ông ý mà, lời nói gió bay, bà đã qua rồi cái tuổi còn ngây thơ tin vào những lời hứa suông.
Từng có một người hứa sẽ cho bà một đời hạnh phúc, bà đã tin nhưng nhận lại sao ê hề đau đớn, hăm mấy năm rồi mà bà vẫn chưa có được một ngày hạnh phúc? Lỗi do ông hứa, hay nên trách bà quá nhẹ dạ cả tin.
Sở dĩ bà trả lời như vậy là để âm thầm quan sát thằng Ruộng, bà muốn thấy nó làm chứ chả muốn nghe nó nói, nếu nó thật lòng thương con Mận thì bà cũng gật đầu ưng thuận thôi.
Nhắc tới thằng Lợn là bà lại ứa gan, bà giận bà điên, bà ghét căm thằng đó mà chẳng hiểu sao từ con Mận, phú ông, cho đến cậu Hai, cô Út con của bà đều bênh cái thằng đó chầm chập.
Hận xưa còn đó.
Chỉ cần một ngày bà còn sống thì bu con chúng nó đừng hòng sống yên, một lũ bạc bẽo vô ơn như nhau.