Chương : 77
Bà cởi cái áo choàng trắng ra và kéo áo sơ mi lên, để lộ ra một vết sẹo lồi to tướng trùm cả nửa phải người bà. "Chuyện xảy ra khi tôi mới có bốn tuổi. Tôi đã làm đổ ấm nước khỏi bếp. Những vết sẹo của chúng ta đã làm nên chúng ta ngày hôm nay." Và rồi bà rời phòng làm việc.
Thế là tôi bị bỏ lại với cái đầu lâu giữa vùng cát bụi của thời đại Tuyệt vọng. Đỉnh đầu tôi trông y như những cánh đồng khô cằn sau trận bão, chất đầy những đống đất bùn bẩn thỉu. Có những mảng màu nhạt, ánh lên sắc đỏ và nâu. Tất cả đều khô khốc và nghèo nàn, như thể làn da đã đợi hàng năm trời mà mưa vẫn chưa tới. Vài cọng tóc bướng bỉnh rung rung trên vùng da đầu nhăn nheo sần sùi của tôi, như những cọng cỏ dại cố sống tiếp mà không biết rằng định mệnh của chúng là phải chết.
Khuôn mặt tôi là cánh đồng sau khi những gốc rạ đã bị đem đi đốt. Môi của tôi, từng rất đầy đặn, giờ mỏng dính như những con giun chết khô. Biết thuật ngữ y học miệng nhỏ bất thường cũng chẳng giúp làm môi tôi đỡ xấu xí đi. Tuy thế, tôi vẫn thích đôi môi này hơn đôi môi tôi từng có trước khi nói với Marianne Engel là tôi yêu cô ấy.
Trước vụ cháy, xương sống của tôi cực kỳ khỏe mạnh; sau vụ cháy, nó được thay thế bởi một con rắn. Giờ con rắn đã biến mất và tôi đã bắt đầu có lại xương sống của mình, một khởi đầu tốt. Chân phải của tôi đầy những cái đinh kim loại và tôi có thể coi chúng là những cái xiềng được rèn từ tàn tích của cái ô tô nát bét của mình. Tôi cân nhắc có nên tiếp tục gặm nhấm tai nạn của mình hay không. Tôi sẽ không làm thế.
Tôi đang tập luyện chăm chỉ hơn bất kỳ thời điểm nào trước đây. Vài lần một tuần, Sayuri dẫn tôi tới bể bơi trong vùng, hướng dẫn tôi làm một loạt bài tập rèn luyện cơ thể. Bản thân nước cũng giúp các cơ khớp của tôi được thư giãn và bớt co cứng. Vào những ngày tôi không ra bể bơi, Sayuri dạy tôi tập nhảy ở sân sau. Tôi nghĩ chuyện này sẽ làm bất cứ ai đứng nhìn từ phía nhà thờ Romanus phải ngạc nhiên. Họ nghĩ gì về con quái vật cứ nhảy chồm chồm quanh sân, bị lùa bởi một người phụ nữ Nhật Bản bé tí tẹo? Thỉnh thoảng cha Shanahan thấy tôi và vẫy tay chào, tôi luôn vẫy tay chào lại. Tôi đã quyết định sẽ không ghét ông, bất chấp việc ông là mục sư.
Sau khi tôi tập luyện xong, Gregor đến đón Sayuri và ba người chúng tôi cùng ngồi uống trà. Tại buổi họp mặt gần đây nhất của chúng tôi, tôi đã chia sẻ với họ thông tin cuốn sách này sắp được xuất bản. Họ chẳng biết chút gì về việc tôi đang viết câu chuyện này cả; tôi đã luôn giữ bí mật, bởi vì tôi chẳng biết sẽ làm gì với nó khi nó được xuất bản nữa. Nhưng dù vẫn đang cất giữ hai cuốn Địa ngục, tôi đã quyết định sẽ đưa quyển sách này ra trước cả thế giới. Tôi vẫn không chắc đây có phải một quyết định đúng đắn hay không - suy nghĩ của tôi về vấn đề này rất hay thay đổi - nhưng cứ giữ yên lặng thì thật là một điều quá đau đớn.
Những người bạn của tôi đều rất hào hứng trước thông tin đó, mặc dù Sayuri thú thực rằng cô vẫn chưa đọc tiếng Anh nhanh như cô muốn. Rồi cô phấn khích bấu chặt cánh tay chồng như thể cô vừa nghĩ ra phát kiến vĩ đại nhất trong đời. "Đợi chút! Anh sẽ đọc cho em trước khi chúng ta đi ngủ mỗi tối nhé? Bằng cách đó chúng ta sẽ đọc truyện được cùng một lúc!"
Gregor trông khá ngây ngô trước sự thể hiện tình cảm của Sayuri nhưng tôi bảo đảm với ông rằng đây là một ý kiến rất hay, và nói thêm, "Rồi hai bạn sẽ biết thêm vài điều về món quà cưới của mình."
Tôi không chỉ là những vết sẹo.
Khi trở về nhà sau khi cô biến mất, sau khi bị cảnh sát thẩm vấn lần đầu tiên, tôi đi xuống xưởng tạc tượng và đọc những dòng chữ Marianne Engel đã tạc vào bục bức tượng của tôi.
Dû bist mỵn, ich bin dỵn:
des solt dû gewis sỵn;
dû bist beslozzen in mỵnem herzen,
verlorn ist daz slüzzelỵn:
dû muost och immer darinne sỵn.
"Em là của tôi, tôi là của em: em có thể chắc chắn về chuyện đó. Em đã bị khóa chặt trong trái tim tôi, chìa khóa đã bị ném đi, trong trái tim tôi, em sẽ luôn phải ở lại."
Lebrecht Bachenschwanz đã dịch bản tiếng Đức đầu tiên được biết tới của Thần khúc (Die gottliche Komodie) trong khoảng năm 1767 đến 1769, và bản dịch Địa ngục của tôi ra đời trước đó ít nhất là bốn trăm năm. Dù đây là một điều rất đáng ngạc nhiên, nó cũng hầu như chẳng chứng tỏ được là Marianne Engel đã dịch cuốn sách đó vào nửa đầu thế kỷ mười bốn; nó chỉ có nghĩa là có ai đó đã dịch thôi. Nhưng nếu Marianne Engel không phải người dịch, thì làm sao nó có thể nằm trong két an toàn của cô được? Sao nó có thể tồn tại gần bảy trăm năm mà không có bất cứ ghi chép gì về sự tồn tại ấy? Cũng như với rất nhiều chuyện khác, tôi chẳng biết gì cả.
Tôi đã viết về bản dịch tiếng Đức nhiều đến nỗi các bạn hẳn phải nghĩ là bản tiếng Ý chẳng có gì đặc biệt, trừ cái niên đại của nó. Tôi có thể đảm bảo với bạn là không gì có thể xa rời sự thật hơn cái suy nghĩ đó. Cuốn sách có vài hư hại nhỏ, dù làm giảm giá trị vật chất của nó, nhưng đã thu hút sự chú ý đặc biệt của tôi.
Rõ ràng cuốn sách đã từng bị cháy. Các trang giấy đều bị cháy sém ở rìa, nhưng ngọn lửa không trườn vào đủ sâu để đốt đi bất cứ con chữ nào. Bằng cách nào đó, cuốn sách đã thoát khỏi số phận bị lửa tàn phá nặng nề; thực tế là, có một hư hại khác còn rõ rệt hơn.
Có một vết cắt rộng xuyên qua bìa cuốn sách, gây ra bởi một vật nhọn. Có lẽ là một con dao hoặc một mũi tên gì đó. Vết cắt xuyên sâu vào cuốn sách đến nỗi khi lật trang bìa ra, vết rạch vẫn gần như giữ đúng độ rộng đấy trên trang đầu tiên. Vết cắt này, nằm ngay giữa mỗi trang sách, nhỏ dần mỗi khi bạn lật sâu vào trong. Bìa sau của cuốn sách chỉ có một vết rách rất nhỏ; rõ ràng là vật nhọn đó đã gần như, nhưng không hoàn toàn, bị ngăn lại bởi độ dày của tập bản thảo.
Tôi phải mất một thời gian khá lâu mới có đủ can đảm tháo sợi dây chuyền ra và khớp đầu mũi tên vào vết rách trên bìa cuốn sách. Nó hoàn toàn vừa khít, như một chiếc chìa khóa đã tìm đúng ổ. Tôi ấn mạnh hơn cho tới khi đầu mũi tên ngập vào trong cuốn sách và đầu nhọn của nó chỉ nhú ra một chút xíu ở vết rách trên bìa sau.
Dạo này, tôi rất hay thích tưởng tượng rằng nếu một người có thể đi xuyên qua lỗ hổng trên bìa cuốn sách đó, như thể đó là một cánh cửa, thì anh ta sẽ có thể đi thẳng vào ngay trái tim của Địa ngục.
Có rất nhiều lý do khiến tôi và Jack không làm mộ cho Marianne Engel, nhưng có hai lý do nổi bật hơn tất cả những lý do khác. Thứ nhất, chẳng có thi thể nào mà lại xây mộ thì thật là kỳ cục. Và thứ hai, thực sự thì sẽ có ai tới viếng ngôi mộ đó ngoài tôi và Jack cơ chứ?
Tôi không muốn đi thăm một ngôi mộ.
Hằng ngày tôi đều tỉnh dậy với Bougatsa đang ngủ ngon lành dưới chân. Tôi cho nó ăn tụy sống, và rồi chúng tôi lại nhảy lên xe đi về phía biển.
Tôi nhìn khắp đại dương mỗi khi mặt trời lên. Đó là thời khắc cầu nguyện của tôi, một giờ trong ngày để nhớ tới Marianne Engel, và đó cũng là thời khắc duy nhất tôi có thể để bản thân mình được tắm trực tiếp dưới ánh mặt trời. Quá nhiều nắng sẽ không tốt cho da của tôi, nhưng tôi rất thích được cảm nhận hơi ấm lan tỏa khắp mặt mình.
Bougatsa thường chạy vòng quanh, nhặt những mảnh gỗ nhỏ dạt vào bờ rồi ném xuống chân tôi. Nó nài nỉ tôi ném gỗ cho nó, và tôi luôn làm thế, rồi nó nhảy tưng về phía sóng triều. Nhưng cũng có những buổi sáng nó không thích chạy nhảy mà chỉ nằm dưới chân tôi rồi nhìn ra phía biển. Giống y như cái đêm cô đã ra đi; như thể nó vẫn mong rằng cô sẽ lại trở về với chúng tôi. Tôi nghĩ nó chẳng biết được gì hơn thế đâu. Nó là một con chó ngô nghê mà.
Cùng lúc ấy, tôi vẫn luôn suy nghĩ. Những trang sách mà bạn đang đọc đây, hầu hết đều được hình thành từ chỗ đứng cô độc của tôi ở nơi tận cùng thế giới khi đất chìm vào biển cả. Tôi đã dành quá nhiều thời gian của mình ở đó, trong hư không khổng lồ giữa ký ức và khát vọng, tạo ra đế chế rạn nứt của những từ ngữ mà giờ đây đang là nơi sinh sống của tôi.
Tôi muốn viết cuốn sách này để vinh danh cô nhưng không thể, như bao lần tôi đã làm cô thất vọng trong suốt cuộc đời mình. Tôi biết từ ngữ của mình chẳng là gì ngoài những bóng ma ảm đạm, nhưng tôi muốn Marianne Engel phải tồn tại ở một nơi nào đó.
Cứ đến thứ Sáu Tuần Thánh, ngày kỷ niệm tai nạn mỗi năm một khác của mình, tôi lại đi ra dòng suối nhỏ nơi đã cứu mạng mình và châm thêm một ngọn nến nữa. Tôi nói lời cảm tạ vì hai điều: tôi lại già thêm một tuổi, và tôi lại gần với cái chết thêm một năm nữa.
Khi Marianne Engel đưa cho tôi cái đầu mũi tên, cô nói khi nào đến lúc tôi sẽ biết phải làm gì với nó. Nhưng tôi đã biết rồi. Tôi sẽ luôn luôn đeo nó và tự hào có nó, và khi trở thành một ông lão đã cận kề cái chết, tôi sẽ lấy đầu mũi tên ra khỏi sợi dây chuyền của mình. Tôi sẽ đặt nó lên một cái nỏ, thật thẳng và chắc chắn, và tôi sẽ nhờ một người bạn thân bắn nó vào tim mình. Có lẽ người bạn đó sẽ là Gregor, hoặc Sayuri; mà cũng có thể là một người tôi chưa từng gặp mặt. Mũi tên sẽ xuyên qua ngực tôi và xé toang vết bớt như một cái ấn đang chờ được mở của tôi.
Nó sẽ đánh dấu lần thứ ba một mũi tên đâm vào ngực tôi. Lần đầu tiên đã đưa tôi đến với Marianne Engel. Lần thứ hai đã chia cắt chúng tôi.
Lần thứ ba sẽ lại đưa chúng tôi về với nhau.
A, nhưng đừng nghĩ là tôi nói nghiêm túc nhé. Tôi vẫn còn cả cuộc đời làm việc phía trước cơ mà.
Sau khi Marianne Engel biến mất, tôi bắt đầu tự học tạc tượng. Tôi nghĩ mục đích của mình rất ích kỷ, bởi vì tạc tượng giúp tôi cảm thấy được gần cô hơn. Tôi yêu những cử động của thép lướt trên đá. Người ta thường hay hiểu nhầm đá là vật vô tri, không biết tha thứ, nhưng không phải thế: đá như những dòng nước cuộn chảy, nó như những ngọn lửa nhảy múa. Cái đục của tôi lướt đi như thể nó hiểu được những ước muốn thầm kín của đá, như thể tảng đá đang chỉ dẫn cái đục. Nhưng điều kỳ lạ nhất tôi phát hiện ra là tôi có thể tạc tượng một cách tự nhiên biết bao nhiêu, như thể trước đây tôi đã làm rồi vậy.
Kỹ thuật của tôi còn lâu mới sánh bằng Marianne Engel, và khi tôi tạc được một bức tượng nhỏ thì chẳng mấy khi nó giống với những gì tôi tưởng tượng cả. Nhưng thế là tốt rồi. Thực tế, tôi cũng ít khi tự sáng tạo các bức tượng. Thường thì tôi toàn dùng dụng cụ của cô để đục đẽo bức tượng của tôi mà cô để lại.
Đứng trước phiên bản của mình luôn làm tôi cảm thấy đôi chút xấu hổ, nhưng tôi tự nhắc nhở bản thân rằng đây không phải là một việc phù phiếm. Và tôi nâng cái đục lên và nhằm vào một vùng nhỏ nào đấy - góc khuỷu tay của tôi, một nếp nhăn trên làn da bị bỏng của tôi - và dùng búa đập nó đi. Với mỗi nhát búa, một mảnh của tôi lại rơi đi. Tôi chỉ có thể gọt đi mỗi lúc một mảnh nhỏ bởi vì mỗi lần một miếng đá vụn rơi xuống nền nhà, tôi lại cảm thấy mình gần với hư không hơn một chút.
Ba Vị Chủ Nhân đã nói rằng người yêu của Marianne Engel sẽ biết lý do vì sao anh ta phải giải phóng cho trái tim cuối cùng của cô, để giải phóng cô. Và tôi đã làm thế: khi cô kết thúc việc sám hối của mình thì cũng là lúc tôi bắt đầu. Cho phép cô đi xuống biển mà không hề ngăn cản mới chỉ bước đầu tiên trong nhiệm vụ cả đời của tôi, bởi vì việc giải phóng trái tim của cô không diễn ra trong một khoảnh khắc. Đó là một quá trình sẽ diễn ra trong cả cuộc đời tôi. Và tôi sẽ không cho phép mình chết cho tới khi xóa đi dấu vết cuối cùng trên bức tượng của mình.
Với mỗi mảnh đá rơi khỏi bức tượng, tôi có thể nghe thấy giọng nói của Marianne Engel.Em yêu anh. Aishiteru. Ego amo te. Ti amo. Ég elska þig. Ich liebe dich. Âm thanh ấy lướt qua thời gian, đến với tôi bằng tất cả ngôn ngữ trên thế giới, giống như tiếng gọi của tình yêu đích thực.
HẾT
Thế là tôi bị bỏ lại với cái đầu lâu giữa vùng cát bụi của thời đại Tuyệt vọng. Đỉnh đầu tôi trông y như những cánh đồng khô cằn sau trận bão, chất đầy những đống đất bùn bẩn thỉu. Có những mảng màu nhạt, ánh lên sắc đỏ và nâu. Tất cả đều khô khốc và nghèo nàn, như thể làn da đã đợi hàng năm trời mà mưa vẫn chưa tới. Vài cọng tóc bướng bỉnh rung rung trên vùng da đầu nhăn nheo sần sùi của tôi, như những cọng cỏ dại cố sống tiếp mà không biết rằng định mệnh của chúng là phải chết.
Khuôn mặt tôi là cánh đồng sau khi những gốc rạ đã bị đem đi đốt. Môi của tôi, từng rất đầy đặn, giờ mỏng dính như những con giun chết khô. Biết thuật ngữ y học miệng nhỏ bất thường cũng chẳng giúp làm môi tôi đỡ xấu xí đi. Tuy thế, tôi vẫn thích đôi môi này hơn đôi môi tôi từng có trước khi nói với Marianne Engel là tôi yêu cô ấy.
Trước vụ cháy, xương sống của tôi cực kỳ khỏe mạnh; sau vụ cháy, nó được thay thế bởi một con rắn. Giờ con rắn đã biến mất và tôi đã bắt đầu có lại xương sống của mình, một khởi đầu tốt. Chân phải của tôi đầy những cái đinh kim loại và tôi có thể coi chúng là những cái xiềng được rèn từ tàn tích của cái ô tô nát bét của mình. Tôi cân nhắc có nên tiếp tục gặm nhấm tai nạn của mình hay không. Tôi sẽ không làm thế.
Tôi đang tập luyện chăm chỉ hơn bất kỳ thời điểm nào trước đây. Vài lần một tuần, Sayuri dẫn tôi tới bể bơi trong vùng, hướng dẫn tôi làm một loạt bài tập rèn luyện cơ thể. Bản thân nước cũng giúp các cơ khớp của tôi được thư giãn và bớt co cứng. Vào những ngày tôi không ra bể bơi, Sayuri dạy tôi tập nhảy ở sân sau. Tôi nghĩ chuyện này sẽ làm bất cứ ai đứng nhìn từ phía nhà thờ Romanus phải ngạc nhiên. Họ nghĩ gì về con quái vật cứ nhảy chồm chồm quanh sân, bị lùa bởi một người phụ nữ Nhật Bản bé tí tẹo? Thỉnh thoảng cha Shanahan thấy tôi và vẫy tay chào, tôi luôn vẫy tay chào lại. Tôi đã quyết định sẽ không ghét ông, bất chấp việc ông là mục sư.
Sau khi tôi tập luyện xong, Gregor đến đón Sayuri và ba người chúng tôi cùng ngồi uống trà. Tại buổi họp mặt gần đây nhất của chúng tôi, tôi đã chia sẻ với họ thông tin cuốn sách này sắp được xuất bản. Họ chẳng biết chút gì về việc tôi đang viết câu chuyện này cả; tôi đã luôn giữ bí mật, bởi vì tôi chẳng biết sẽ làm gì với nó khi nó được xuất bản nữa. Nhưng dù vẫn đang cất giữ hai cuốn Địa ngục, tôi đã quyết định sẽ đưa quyển sách này ra trước cả thế giới. Tôi vẫn không chắc đây có phải một quyết định đúng đắn hay không - suy nghĩ của tôi về vấn đề này rất hay thay đổi - nhưng cứ giữ yên lặng thì thật là một điều quá đau đớn.
Những người bạn của tôi đều rất hào hứng trước thông tin đó, mặc dù Sayuri thú thực rằng cô vẫn chưa đọc tiếng Anh nhanh như cô muốn. Rồi cô phấn khích bấu chặt cánh tay chồng như thể cô vừa nghĩ ra phát kiến vĩ đại nhất trong đời. "Đợi chút! Anh sẽ đọc cho em trước khi chúng ta đi ngủ mỗi tối nhé? Bằng cách đó chúng ta sẽ đọc truyện được cùng một lúc!"
Gregor trông khá ngây ngô trước sự thể hiện tình cảm của Sayuri nhưng tôi bảo đảm với ông rằng đây là một ý kiến rất hay, và nói thêm, "Rồi hai bạn sẽ biết thêm vài điều về món quà cưới của mình."
Tôi không chỉ là những vết sẹo.
Khi trở về nhà sau khi cô biến mất, sau khi bị cảnh sát thẩm vấn lần đầu tiên, tôi đi xuống xưởng tạc tượng và đọc những dòng chữ Marianne Engel đã tạc vào bục bức tượng của tôi.
Dû bist mỵn, ich bin dỵn:
des solt dû gewis sỵn;
dû bist beslozzen in mỵnem herzen,
verlorn ist daz slüzzelỵn:
dû muost och immer darinne sỵn.
"Em là của tôi, tôi là của em: em có thể chắc chắn về chuyện đó. Em đã bị khóa chặt trong trái tim tôi, chìa khóa đã bị ném đi, trong trái tim tôi, em sẽ luôn phải ở lại."
Lebrecht Bachenschwanz đã dịch bản tiếng Đức đầu tiên được biết tới của Thần khúc (Die gottliche Komodie) trong khoảng năm 1767 đến 1769, và bản dịch Địa ngục của tôi ra đời trước đó ít nhất là bốn trăm năm. Dù đây là một điều rất đáng ngạc nhiên, nó cũng hầu như chẳng chứng tỏ được là Marianne Engel đã dịch cuốn sách đó vào nửa đầu thế kỷ mười bốn; nó chỉ có nghĩa là có ai đó đã dịch thôi. Nhưng nếu Marianne Engel không phải người dịch, thì làm sao nó có thể nằm trong két an toàn của cô được? Sao nó có thể tồn tại gần bảy trăm năm mà không có bất cứ ghi chép gì về sự tồn tại ấy? Cũng như với rất nhiều chuyện khác, tôi chẳng biết gì cả.
Tôi đã viết về bản dịch tiếng Đức nhiều đến nỗi các bạn hẳn phải nghĩ là bản tiếng Ý chẳng có gì đặc biệt, trừ cái niên đại của nó. Tôi có thể đảm bảo với bạn là không gì có thể xa rời sự thật hơn cái suy nghĩ đó. Cuốn sách có vài hư hại nhỏ, dù làm giảm giá trị vật chất của nó, nhưng đã thu hút sự chú ý đặc biệt của tôi.
Rõ ràng cuốn sách đã từng bị cháy. Các trang giấy đều bị cháy sém ở rìa, nhưng ngọn lửa không trườn vào đủ sâu để đốt đi bất cứ con chữ nào. Bằng cách nào đó, cuốn sách đã thoát khỏi số phận bị lửa tàn phá nặng nề; thực tế là, có một hư hại khác còn rõ rệt hơn.
Có một vết cắt rộng xuyên qua bìa cuốn sách, gây ra bởi một vật nhọn. Có lẽ là một con dao hoặc một mũi tên gì đó. Vết cắt xuyên sâu vào cuốn sách đến nỗi khi lật trang bìa ra, vết rạch vẫn gần như giữ đúng độ rộng đấy trên trang đầu tiên. Vết cắt này, nằm ngay giữa mỗi trang sách, nhỏ dần mỗi khi bạn lật sâu vào trong. Bìa sau của cuốn sách chỉ có một vết rách rất nhỏ; rõ ràng là vật nhọn đó đã gần như, nhưng không hoàn toàn, bị ngăn lại bởi độ dày của tập bản thảo.
Tôi phải mất một thời gian khá lâu mới có đủ can đảm tháo sợi dây chuyền ra và khớp đầu mũi tên vào vết rách trên bìa cuốn sách. Nó hoàn toàn vừa khít, như một chiếc chìa khóa đã tìm đúng ổ. Tôi ấn mạnh hơn cho tới khi đầu mũi tên ngập vào trong cuốn sách và đầu nhọn của nó chỉ nhú ra một chút xíu ở vết rách trên bìa sau.
Dạo này, tôi rất hay thích tưởng tượng rằng nếu một người có thể đi xuyên qua lỗ hổng trên bìa cuốn sách đó, như thể đó là một cánh cửa, thì anh ta sẽ có thể đi thẳng vào ngay trái tim của Địa ngục.
Có rất nhiều lý do khiến tôi và Jack không làm mộ cho Marianne Engel, nhưng có hai lý do nổi bật hơn tất cả những lý do khác. Thứ nhất, chẳng có thi thể nào mà lại xây mộ thì thật là kỳ cục. Và thứ hai, thực sự thì sẽ có ai tới viếng ngôi mộ đó ngoài tôi và Jack cơ chứ?
Tôi không muốn đi thăm một ngôi mộ.
Hằng ngày tôi đều tỉnh dậy với Bougatsa đang ngủ ngon lành dưới chân. Tôi cho nó ăn tụy sống, và rồi chúng tôi lại nhảy lên xe đi về phía biển.
Tôi nhìn khắp đại dương mỗi khi mặt trời lên. Đó là thời khắc cầu nguyện của tôi, một giờ trong ngày để nhớ tới Marianne Engel, và đó cũng là thời khắc duy nhất tôi có thể để bản thân mình được tắm trực tiếp dưới ánh mặt trời. Quá nhiều nắng sẽ không tốt cho da của tôi, nhưng tôi rất thích được cảm nhận hơi ấm lan tỏa khắp mặt mình.
Bougatsa thường chạy vòng quanh, nhặt những mảnh gỗ nhỏ dạt vào bờ rồi ném xuống chân tôi. Nó nài nỉ tôi ném gỗ cho nó, và tôi luôn làm thế, rồi nó nhảy tưng về phía sóng triều. Nhưng cũng có những buổi sáng nó không thích chạy nhảy mà chỉ nằm dưới chân tôi rồi nhìn ra phía biển. Giống y như cái đêm cô đã ra đi; như thể nó vẫn mong rằng cô sẽ lại trở về với chúng tôi. Tôi nghĩ nó chẳng biết được gì hơn thế đâu. Nó là một con chó ngô nghê mà.
Cùng lúc ấy, tôi vẫn luôn suy nghĩ. Những trang sách mà bạn đang đọc đây, hầu hết đều được hình thành từ chỗ đứng cô độc của tôi ở nơi tận cùng thế giới khi đất chìm vào biển cả. Tôi đã dành quá nhiều thời gian của mình ở đó, trong hư không khổng lồ giữa ký ức và khát vọng, tạo ra đế chế rạn nứt của những từ ngữ mà giờ đây đang là nơi sinh sống của tôi.
Tôi muốn viết cuốn sách này để vinh danh cô nhưng không thể, như bao lần tôi đã làm cô thất vọng trong suốt cuộc đời mình. Tôi biết từ ngữ của mình chẳng là gì ngoài những bóng ma ảm đạm, nhưng tôi muốn Marianne Engel phải tồn tại ở một nơi nào đó.
Cứ đến thứ Sáu Tuần Thánh, ngày kỷ niệm tai nạn mỗi năm một khác của mình, tôi lại đi ra dòng suối nhỏ nơi đã cứu mạng mình và châm thêm một ngọn nến nữa. Tôi nói lời cảm tạ vì hai điều: tôi lại già thêm một tuổi, và tôi lại gần với cái chết thêm một năm nữa.
Khi Marianne Engel đưa cho tôi cái đầu mũi tên, cô nói khi nào đến lúc tôi sẽ biết phải làm gì với nó. Nhưng tôi đã biết rồi. Tôi sẽ luôn luôn đeo nó và tự hào có nó, và khi trở thành một ông lão đã cận kề cái chết, tôi sẽ lấy đầu mũi tên ra khỏi sợi dây chuyền của mình. Tôi sẽ đặt nó lên một cái nỏ, thật thẳng và chắc chắn, và tôi sẽ nhờ một người bạn thân bắn nó vào tim mình. Có lẽ người bạn đó sẽ là Gregor, hoặc Sayuri; mà cũng có thể là một người tôi chưa từng gặp mặt. Mũi tên sẽ xuyên qua ngực tôi và xé toang vết bớt như một cái ấn đang chờ được mở của tôi.
Nó sẽ đánh dấu lần thứ ba một mũi tên đâm vào ngực tôi. Lần đầu tiên đã đưa tôi đến với Marianne Engel. Lần thứ hai đã chia cắt chúng tôi.
Lần thứ ba sẽ lại đưa chúng tôi về với nhau.
A, nhưng đừng nghĩ là tôi nói nghiêm túc nhé. Tôi vẫn còn cả cuộc đời làm việc phía trước cơ mà.
Sau khi Marianne Engel biến mất, tôi bắt đầu tự học tạc tượng. Tôi nghĩ mục đích của mình rất ích kỷ, bởi vì tạc tượng giúp tôi cảm thấy được gần cô hơn. Tôi yêu những cử động của thép lướt trên đá. Người ta thường hay hiểu nhầm đá là vật vô tri, không biết tha thứ, nhưng không phải thế: đá như những dòng nước cuộn chảy, nó như những ngọn lửa nhảy múa. Cái đục của tôi lướt đi như thể nó hiểu được những ước muốn thầm kín của đá, như thể tảng đá đang chỉ dẫn cái đục. Nhưng điều kỳ lạ nhất tôi phát hiện ra là tôi có thể tạc tượng một cách tự nhiên biết bao nhiêu, như thể trước đây tôi đã làm rồi vậy.
Kỹ thuật của tôi còn lâu mới sánh bằng Marianne Engel, và khi tôi tạc được một bức tượng nhỏ thì chẳng mấy khi nó giống với những gì tôi tưởng tượng cả. Nhưng thế là tốt rồi. Thực tế, tôi cũng ít khi tự sáng tạo các bức tượng. Thường thì tôi toàn dùng dụng cụ của cô để đục đẽo bức tượng của tôi mà cô để lại.
Đứng trước phiên bản của mình luôn làm tôi cảm thấy đôi chút xấu hổ, nhưng tôi tự nhắc nhở bản thân rằng đây không phải là một việc phù phiếm. Và tôi nâng cái đục lên và nhằm vào một vùng nhỏ nào đấy - góc khuỷu tay của tôi, một nếp nhăn trên làn da bị bỏng của tôi - và dùng búa đập nó đi. Với mỗi nhát búa, một mảnh của tôi lại rơi đi. Tôi chỉ có thể gọt đi mỗi lúc một mảnh nhỏ bởi vì mỗi lần một miếng đá vụn rơi xuống nền nhà, tôi lại cảm thấy mình gần với hư không hơn một chút.
Ba Vị Chủ Nhân đã nói rằng người yêu của Marianne Engel sẽ biết lý do vì sao anh ta phải giải phóng cho trái tim cuối cùng của cô, để giải phóng cô. Và tôi đã làm thế: khi cô kết thúc việc sám hối của mình thì cũng là lúc tôi bắt đầu. Cho phép cô đi xuống biển mà không hề ngăn cản mới chỉ bước đầu tiên trong nhiệm vụ cả đời của tôi, bởi vì việc giải phóng trái tim của cô không diễn ra trong một khoảnh khắc. Đó là một quá trình sẽ diễn ra trong cả cuộc đời tôi. Và tôi sẽ không cho phép mình chết cho tới khi xóa đi dấu vết cuối cùng trên bức tượng của mình.
Với mỗi mảnh đá rơi khỏi bức tượng, tôi có thể nghe thấy giọng nói của Marianne Engel.Em yêu anh. Aishiteru. Ego amo te. Ti amo. Ég elska þig. Ich liebe dich. Âm thanh ấy lướt qua thời gian, đến với tôi bằng tất cả ngôn ngữ trên thế giới, giống như tiếng gọi của tình yêu đích thực.
HẾT