Chương : 28
Nó sâu hơn một thước, rộng hơn hai thước rưỡi và dài tám thước, chính xác. Tôi biết vì các kích thước đó được in bằng chữ màu đen trên một cái ghế bên sườn. Còn in rõ là chiếc xuồng được thiết kế chở tối đa đến ba mươi hai người. Liệu chung xuồng với từng ấy người có vui thú không đây? Chúng tôi mới chỉ có ba mà đã chật đến thế. Cái xuồng có hình đối xứng, hai đầu đều tròn tròn khó phân biệt đầu đuôi. Nhận ra rằng đuôi vì có một cái bánh lái lắp cố định ở đó, chỉ như cái sống xuồng chạy nhô ra một tí. Còn đằng mũi thì, ngoài tôi ra, có một đoạn kéo dài thêm và kết thúc bằng một cái mũi có hình dáng buồn rầu, tẹt gí nhất trong lịch sử đóng tàu. Vỏ xuồng bằng nhôm đầy đinh tán và sơn màu trắng.
Đó là bên ngoài. Bên trong, nó không rộng như người ta tưởng vì có các hàng ghế hai bên các thùng phao. Ghế bên chạy dọc suốt chiều dài xuồng, nối với nhau ở hai đầu thành các đoạn ghế mũi và đuôi có hình gần như tam giác. Các mặt ghế này chính là mặt chính của các thùng phao gắn kín. Ghế chạy hai bên rộng chừng bốn mươi lăm phân, còn ở hai đầu thì quãng chính mươi phân. Vì vậy, khoảng trống lộ thiên của xuồng chỉ dài hơn sáu thước và rộng khoảng thước rưỡi. Nó tạo lên một lãnh thổ chừng mười thước vuông cho Richard Parker. Bắc ngang qua cái không gian đó là ba chiếc ghế dài nữa, kể cả cái đã bị con ngựa vằn đè gãy. Cái ghế ngang này rộng sáu mươi phân và cách đều nhau. Mặt ghế cách sàn xuồng sáu mươi phân. Nếu Richard Parker nằm dưới gầm ghế, nó chỉ có khoảng sáu mươi phân đó để xoay sở. Bên dưới tấm bạt thì nó có thêm khoảng ba mươi phân nữa, là khoảng cách giữa mui xuồng phủ bạt và mặt ghế, và như vậy có cả thẩy độ một thước không gian, may ra vừa vặn cho nó có thể đứng lên. Sàn xuồng phẳng phiu, lát các thanh gỗ hẹp có thể xử lý chống nước, và mặt bên các thùng phao thì vuông góc với sàn. Vì vậy, cái xuồng tròn tròn ở cả hai bên sườn và hai đầu, nhưng bên trong thì lại là một khối vuông hình chữ nhật, trông cũng là lạ.
Có vẻ như màu da cam – một màu hindu tốt lành – là màu của cuộc sống vì toàn bộ bên trong xuồng, tấm bạt và các áo phao, cái phao, mái chèo và hầu hết các thứ trên xuồng đều màu da cam cả. Cả cái còi bằng nhựa không có bi cũng thế.
Hai bên mũi xuồng có kẻ chữ Tsimtsum và Panama, chữ hoa kiểu La Mã đen nhánh và trần trụi.
Tấm bạt là loại vải bố cục rất chắc có phủ nhựa chống thấm, chạm phải một lúc là ráp ra. Nó được cuộn lại vừa qua khỏi cái ghế ngang giữa xuồng. Cho nên một cái ghế ngang thì vẫn được phủ dưới tấm bạt, trong chỗ ẩn nấp của Richard Parker; cái ghế ngang giữa thì lộ thiên nhưng ngay sát mép bạt; còn cái thứ ba thì gẫy gục dưới con ngựa vằn đã chết.
Có sáu cái lõng đón chèo, là những lỗ khoét hình chữ U trên mép xuồng, và năm mái chèo, vì tôi đã để rơi một cái khi cố đẩy Richard Parker ra khỏi xuồng. Ba cái chèo nằm trên một cái ghế bên, một cái nữa trên cái ghế đối diện, và một cái đang là cái mũi xuồng cứu nạn của tôi. Tôi không tin là có thể dùng chúng để chèo xuồng đi được. Cái xuồng này không phải là xuồng đua. Nó là một cấu trúc nặng và chắc nịch được thiết kế để nổi cho vững chứ không phải để vi hành. Giả dụ có ba mươi người cùng chèo thì may ra còn đi được chút đỉnh.
Tôi không thấy hết các chi tiết đó – và nhiều thứ nữa – ngay lập tức như vừa kể. Tôi đã thấy chúng dần dần, cần cái gì thì lại phát hiện thêm ra cái nấy. Cứ khi tôi rơi vào tình trạng thật khó khăn, không thấy tương lai đâu nữa, thì một cái gì đó, nhỏ thôi, lại hiện ra trong óc tôi dưới một ánh sáng mới mẻ. Nó không còn là thứ nhỏ bé ấy nữa, mà là một thứ quan trọng nhất trên thế giới sẽ cứu sống tôi. Điều đó lặp lại nhiều lần. Quả thực người ta bảo cái khó ló cái khôn, quả thực là vậy.
Đó là bên ngoài. Bên trong, nó không rộng như người ta tưởng vì có các hàng ghế hai bên các thùng phao. Ghế bên chạy dọc suốt chiều dài xuồng, nối với nhau ở hai đầu thành các đoạn ghế mũi và đuôi có hình gần như tam giác. Các mặt ghế này chính là mặt chính của các thùng phao gắn kín. Ghế chạy hai bên rộng chừng bốn mươi lăm phân, còn ở hai đầu thì quãng chính mươi phân. Vì vậy, khoảng trống lộ thiên của xuồng chỉ dài hơn sáu thước và rộng khoảng thước rưỡi. Nó tạo lên một lãnh thổ chừng mười thước vuông cho Richard Parker. Bắc ngang qua cái không gian đó là ba chiếc ghế dài nữa, kể cả cái đã bị con ngựa vằn đè gãy. Cái ghế ngang này rộng sáu mươi phân và cách đều nhau. Mặt ghế cách sàn xuồng sáu mươi phân. Nếu Richard Parker nằm dưới gầm ghế, nó chỉ có khoảng sáu mươi phân đó để xoay sở. Bên dưới tấm bạt thì nó có thêm khoảng ba mươi phân nữa, là khoảng cách giữa mui xuồng phủ bạt và mặt ghế, và như vậy có cả thẩy độ một thước không gian, may ra vừa vặn cho nó có thể đứng lên. Sàn xuồng phẳng phiu, lát các thanh gỗ hẹp có thể xử lý chống nước, và mặt bên các thùng phao thì vuông góc với sàn. Vì vậy, cái xuồng tròn tròn ở cả hai bên sườn và hai đầu, nhưng bên trong thì lại là một khối vuông hình chữ nhật, trông cũng là lạ.
Có vẻ như màu da cam – một màu hindu tốt lành – là màu của cuộc sống vì toàn bộ bên trong xuồng, tấm bạt và các áo phao, cái phao, mái chèo và hầu hết các thứ trên xuồng đều màu da cam cả. Cả cái còi bằng nhựa không có bi cũng thế.
Hai bên mũi xuồng có kẻ chữ Tsimtsum và Panama, chữ hoa kiểu La Mã đen nhánh và trần trụi.
Tấm bạt là loại vải bố cục rất chắc có phủ nhựa chống thấm, chạm phải một lúc là ráp ra. Nó được cuộn lại vừa qua khỏi cái ghế ngang giữa xuồng. Cho nên một cái ghế ngang thì vẫn được phủ dưới tấm bạt, trong chỗ ẩn nấp của Richard Parker; cái ghế ngang giữa thì lộ thiên nhưng ngay sát mép bạt; còn cái thứ ba thì gẫy gục dưới con ngựa vằn đã chết.
Có sáu cái lõng đón chèo, là những lỗ khoét hình chữ U trên mép xuồng, và năm mái chèo, vì tôi đã để rơi một cái khi cố đẩy Richard Parker ra khỏi xuồng. Ba cái chèo nằm trên một cái ghế bên, một cái nữa trên cái ghế đối diện, và một cái đang là cái mũi xuồng cứu nạn của tôi. Tôi không tin là có thể dùng chúng để chèo xuồng đi được. Cái xuồng này không phải là xuồng đua. Nó là một cấu trúc nặng và chắc nịch được thiết kế để nổi cho vững chứ không phải để vi hành. Giả dụ có ba mươi người cùng chèo thì may ra còn đi được chút đỉnh.
Tôi không thấy hết các chi tiết đó – và nhiều thứ nữa – ngay lập tức như vừa kể. Tôi đã thấy chúng dần dần, cần cái gì thì lại phát hiện thêm ra cái nấy. Cứ khi tôi rơi vào tình trạng thật khó khăn, không thấy tương lai đâu nữa, thì một cái gì đó, nhỏ thôi, lại hiện ra trong óc tôi dưới một ánh sáng mới mẻ. Nó không còn là thứ nhỏ bé ấy nữa, mà là một thứ quan trọng nhất trên thế giới sẽ cứu sống tôi. Điều đó lặp lại nhiều lần. Quả thực người ta bảo cái khó ló cái khôn, quả thực là vậy.