Chương 23
Hôm sau, Tiết Thứ nghe được tin Vệ Tây Hà phụng mệnh Thái tử đi tịch biên mấy nhà buôn muối và tào bang. Sau khi gọi Vệ Tây Hà tới hỏi một phen, hắn không kiềm lòng được đến gặp Ân Thừa Ngọc.
Lúc nghe hạ nhân bẩm báo Tiết Thứ cầu kiến, Ân Thừa Ngọc chợt cau mày:
- Hắn không ở yên tĩnh dưỡng mà lại tới đâu làm gì?
Mặc dù nói thế song y vẫn để người tiến vào.
Tiết Thứ vội vã bước vào. Ân Thừa Ngọc quan sát chỗ vết thương của hắn, thấy băng bó kín mít, y mới miễn cưỡng dời mắt:
- Tới tìm Cô làm gì?
- Việc tịch biên, vì sao điện hạ không để thần làm?
Tiết Thứ nhìn y, chẳng giống chỉ tới hỏi mà hệt như đến đòi nợ.
Ngữ khí của hắn khiến Ân Thừa Ngọc không vui lắm, lòng hảo tâm của y lại bị hắn coi như là ý xấu.
Ân Thừa Ngọc liếc hắn, giễu cợt:
- Cho dù ngươi có là một con la đi chăng nữa cũng không có đạo lý bắt con la bị thương kéo xe. Nếu để người bên ngoài nhìn thấy, chẳng phải sẽ nói Cô khắt khe với thuộc hạ?
- Vết thương của thần đã ổn rồi.
Tiết Thứ vẫn không phục. Hắn đã tĩnh dưỡng sáu, bảy ngày, vết thương được xử lý ổn thỏa, đến hôm nay đã bắt đầu khép miệng. Chẳng qua là dẫn người đi tịch biên thôi, không có ảnh hưởng gì cả.
Song, việc Ân Thừa Ngọc giao chuyện này cho Vệ Tây Hà khiến hắn có cảm giác mình dễ dàng bị thay thế, thế nên hắn rất không vừa mắt họ Vệ kia.
Bên người điện hạ phải chỉ có mình hắn mới đúng.
Giết người, tịch biên, chăm sóc sinh hoạt hằng ngày,.. hắn đều làm được.
Thế nhưng, đương nhiên là Ân Thừa Ngọc không nghĩ như hắn. Bị cái sự càn quấy này của Tiết Thứ chọc đến, y tức giận ném quyển sách đang cầm trên tay xuống mặt bàn, quát:
- Vết thương có ổn hay không phải để đại phu quyết định. Ngươi cứ quay về dưỡng thương cho đàng hoàng đi, sau này không thiếu thời gian cho ngươi làm! Nếu như thực sự rảnh rỗi không có gì làm thì cút đi đọc thêm mấy quyển sách thánh hiền, rèn lại cái tính xấu này của ngươi!
Nói xong, không muốn nghe thêm câu nào từ Tiết Thứ nữa, y đuổi hắn ra ngoài.
Không thể nói lý lẽ lại còn bị mắng, tâm tình Tiết Thứ rất xấu. Hắn đứng bất động ngoài cửa nhìn cánh cửa đang đóng chặt hồi lâu rồi mới nhấc chân đi đến nhà lao.
Hắn mất hứng thì cũng phải để người khác không vui.
...
Mấy nhà diêm thương và tào bang nhiều tài sản, Vệ Tây Hà dẫn người tới từng nhà kê biên tài sản, tịch thu tang chứng vật chứng hết mười ngày mới hoàn tất.
Số vàng bạc và vật quý thu được đều phải ghi trong sổ sách, sung vào quốc khố. Ân Thừa Ngọc sai người niêm phong từng rương bạc tịch thu được, chuẩn bị áp giải Vạn Hữu Lương và Quan Hải Sơn cùng đám đồng bọn về kinh chờ xét xử. Về phần chuyện sau này, để cho Phương Chính Khắc phụ trách là được.
Bởi vì số lượng tang vật quá nhiều, đường về kinh Ân Thừa Ngọc điều động một chiếc thuyền vàng lớn và một chiếc thuyền vàng nhỏ*.
Tang vật lấp đầy khoang chứa hàng nơi đáy thuyền khiến thân thuyền chìm sâu hơn mực nước bình thường rất nhiều.
Bởi vì chở vật nặng nên tốc độ thuyền cũng chậm lại. Bọn họ bắt đầu xếp hàng hóa từ giữa trưa nhưng mãi cho đến tận chiều tối, đội thuyền mới rời khỏi bến tàu.
Ân Thừa Ngọc vẫn hơi chút say tàu, song có lẽ là do thuyền vàng chạy chậm lại vững nên y không có triệu chứng như trước. Y khó chịu nằm tựa trên ghế quý phi.
Có một thái giám ngồi xổm phía sau, nhẹ nhàng xoa bóp huyệt thái dương cho y.
Nhưng không biết có phải do thái giám này tay nghề kém quá hay không mà y lại thấy không thoải mái bằng khi Tiết Thứ xoa bóp, lúc lại mạnh lúc lại nhẹ quá. Mới đầu y còn hướng dẫn vài câu, kết quả là nhóc thái giám sợ đến run cầm cập, lực tay càng ngày càng yếu. Ân Thừa Ngọc đành im lặng mặc kệ cho nhóc xoa bóp, có còn hơn không.
Chẳng qua y không khỏi nhớ mong tay nghề điêu luyện của Tiết Thứ mà thôi.
Chắc là ước gì được nấy, y vừa mới nhớ tới Tiết Thứ đã nghe thấy hắn cầu kiến bên ngoài.
Ân Thừa Ngọc nhìn người đang bước vào, miễn cưỡng mở mắt:
- Giám quan Tiết không có việc gì làm à, sao cứ chạy tới chỗ này của Cô?
Từ lần bị mắng khi trước, Tiết Thứ đàng hoàng dưỡng thương ở hành quán, không có cơ hội gặp mặt Ân Thừa Ngọc.
Bây giờ đã thấy người, hắn tham lam nhìn chằm chằm y, dường như trong mắt chỉ có mỗi hình bóng y:
- Đại phu nói vết thương của thần đã ổn rồi.
- Ổn rồi?
Ân Thừa Ngọc ngồi lên, vẫy tay với hắn:
- Để Cô nhìn thử xem.
Tiết Thứ bước lên hai bước, nghiêng đầu, kéo cổ áo xuống một chút để y nhìn thấy vết thương đã khép miệng bên vai trái.
Qua hơn nửa tháng, miệng vết thương sâu đã đóng vảy, trông hơi khó coi.
- Tốt nhưng thật ra khoái.
Ân Thừa Ngọc cau mày nhìn kết vảy, nghĩ thầm rằng sau này có lẽ sẽ để lại sẹo.
Đời trước Tiết Thứ cũng từng có nhiều vết sẹo trước ngực, là những vết sẹo do liều mạng đổi lấy.
- Thần có thể tiếp tục hầu hạ Điện hạ.
Tiết Thứ chưa phát hiện ra ánh mắt phức tạp của y. Sửa lại cổ áo xong, hắn không vui trừng mắt thái giám sau lưng Ân Thừa Ngọc.
Vừa nãy bước vào, hắn đã chú ý tới tên thái giám kia đang xoa bóp thái dương cho Ân Thừa Ngọc, có lẽ là y say thuyền khó chịu.
Nhóc thái giám bị ánh mắt hung ác của Tiết Thứ dọa cho nổi da gà, cúi đầu rụt vai như chim cút, không dám nhìn hắn.
Ân Thừa Ngọc để ý thấy sóng ngầm giữa hai người. Y liếc Tiết Thứ, phất tay bảo nhóc thái giám ra ngoài rồi hất cằm nói với hắn:
- Nếu vết thương đã ổn rồi thì tới đây xoa bóp cho Cô.
Đương nhiên là Tiết Thứ cầu còn không được. Nghe vậy, hắn cởi giày, leo lên ghế, quỳ gối sau lưng y nhẹ nhàng xoa bóp.
Hắn biết cách sử dụng lực tay, không mạnh không nhẹ, vừa vặn khiến Ân Thừa Ngọc thoải mái.
Bớt đau đầu nên tinh thần Ân Thừa Ngọc khá lên, nghiêng người dựa vào ghế, bưng một đĩa hạt thông đầy chậm rãi tách vỏ.
Tiết Thứ từ trên cao nhìn xuống, ánh mắt bị một đôi tay vô cùng xinh đẹp hút lấy.
Tay Ân Thừa Ngọc rất đẹp, hắn đã biết từ lâu.
Nhưng hôm nay, đôi tay kia lại khác mọi hôm, Trên ngón tay dài mảnh xuất hiện một vật đỏ thẫm.
Là một chiếc nhẫn mã não đỏ, mặt nhẫn được mài nhẵn bóng. Nó yên vị nằm trên ngón trỏ tay trái của Ân Thừa Ngọc.
Đỏ thẫm đạp lên trắng tinh, dường như tiên nhân cũng nhiễm phải bụi trần.
Tiết Thứ thở gấp, nhìn chằm chằm vệt đỏ ấy, không thể dời mắt.
Ân Thừa Ngọc chú ý tới phản ứng của hắn. Nghe tiếng thở dồn dập, trong lòng y thầm có tính toán. Y nhìn nhẫn mã não trên ngón tay, nhếch môi, tiếp tục tách vỏ hạt thông.
- Ngươi đã thẩm vấn bọn Vạn Hữu Lương chưa? Có hỏi được gì không?
Tâm trí của Tiết Thứ bây giờ đều tập trung vào cái điểm diễm lệ ấy, phản ứng hơi chậm. Cho đến khi Ân Thừa Ngọc gõ nhẹ lên mặt bàn, hắn mới hồi thần, kiềm chế ánh mắt, trả lời:
- Vạn Hữu Lương đã nhận tội, thích khách trên tào thuyền là do lão bày ra.
Tuy rằng chuyện do thám tào thuyền chẳng là gì so với tội danh hiện tại của Vạn Hữu Lương, song với những chuyện liên quan đến Ân Thừa Ngọc, Tiết Thứ luôn là người thích so đo.
Có vay có trả, bao nhiêu Tiết Thứ hắn cũng phải đòi lại cho bằng được.
- Nhân lúc bây giờ trên thuyền không có ai theo dõi, ngươi đi thẩm vấn lần nữa, hỏi xem quan hệ giữa Vạn Hữu Lương và Ân Thừa Cảnh là gì.
Căn cứ vào sổ sách kê biên tài sản, tịch thu được hơn một ngàn năm trăm vạn lượng từ tám nhà diêm thương, ba tào bang cùng với bọn người Vạn Hữu Lương, Quan Hải Sơn và mấy thứ như đồ ngọc, tranh chữ,...Tổng cộng thu được không tới hai ngàn lượng.
Song số thiếu hụt so với sổ sách diêm chính lại lên đến hai ngàn sáu trăm vạn lượng.
Sáu trăm vạn lượng chênh lệch, tám phần là đã bị tuồn sang nơi khác.
Ân Thừa Cảnh không hề giống như cái tên ham mê sắc dục thể hiện bên ngoài, gã rất hao tâm tổn trí tham dự vào việc này, chắc chắn thu lợi không ít.
Mà con dê béo gã tóm được không ai ngoài Vạn Hữu Lương.
Đời này Vạn Hữu Lương không tạo được bằng chứng vu cáo cho cậu, cho dù có tra tới, nhiều lắm là ông ấy chỉ phải chịu tội thất trách mà thôi. Nhưng y sống lại một đời, sẽ không dừng lại ở việc bảo hộ nhà họ Ngu. Mặc dù lần này không kéo được tam hoàng tử xuống nước, Ân Thừa Ngọc cũng phải chặt đứt một cánh tay của gã.
- Vâng.
Tiết Thứ đáp, tiếp tục chậm rãi xoa bóp cho y.
Ân Thừa Ngọc vừa tách vỏ hạt thông vừa thất thần suy nghĩ, không được bao lâu đã buồn ngủ. Bỏ hạt thông lại vào đĩa, y lấy khăn lau tay, bảo Tiết Thứ dừng lại.
- Ngươi ra ngoài đi.
Ân Thừa Ngọc che miệng ngáp, đuổi Tiết Thứ ra ngoài.
Tiết Thứ đáp một tiếng, thu lại ánh mắt đang dính chặt vào tay y, lui ra.
Hắn vừa bước được hai bước bỗng gọi lại. Ân Thừa Ngọc chỉ đĩa hạt thông đã được bóc vỏ trên bàn, hất cằm:
- Đột nhiên Cô lại không muốn ăn nữa, thưởng cho ngươi đó.
- Tạ điện hạ ban thưởng.
Tiết Thứ nói, bước tới bưng đĩa hạt thông lên, hành lễ rồi rời đi.
Xuống lầu, Tiết Thứ cầm đĩa hạt thông đi đến boong thuyền.
Hắn nhìn chằm chằm từng hạt thông mập mạp trong đĩa, trong đầu nhớ lại lúc Ân Thừa Ngọc tách từng hạt từng hạt.
Đôi tay ấy trắng như bạch ngọc, ngón tay thon dài cuộn lại, khớp xương hơi chút ửng hồng. Ngón cái và ngón trỏ tách vỏ, bóc hạt thông mập mạp ra.
Rõ ràng chỉ là một động tác rất bình thường nhưng Ân Thừa Ngọc lại làm ra ý tứ quyến rũ động lòng người.
Huống hồ trên ngón tay còn có một vệt đỏ thẫm.
Gió đêm thổi qua trên mặt sông mang theo khí lạnh đầu xuân, Tiết Thứ nhắm mắt, chậm rãi thở ra một hơi rồi cầm một hạt thông lên bỏ vào miệng.
Hạt thông ăn rất bùi, Tiết Thứ cẩn thận nhấm nháp, lại bỗng dưng thấy khát nước.
Đôi tay trắng như tuyết kia, nếu bỏ vào miệng hắn, có lẽ sẽ giải khát được.
...
Tiết Thứ ăn hết đĩa hạt thông rồi mới đi xuống khoang giam giữ phạm nhân.
Vạn Hữu Lương nghe thấy tiếng bước chân của hắn, lão hoảng sợ chui vào góc tường, trừng mắt nhìn vào khoảng không nơi phát ra âm thanh.
Lần trước Tiết Thứ thẩm vấn khiến lão như mất nửa cái mạng, hôm nay nhìn thấy hắn, lão lại nhớ tới cái cảm giác sống không bằng chết kia.
Sinh vật như Tiết Thứ, căn bản không thể được gọi là người.
Hắn phải là ác quỷ bước ra từ địa ngục mới đúng,
Mắt thấy hắn bước vào, Vạn Hữu Lương run cầm cập, con ngươi trừng lớn, vô cùng sợ hãi.
Tiết Thứ dừng trước mặt lão, hắn nhìn dáng vẻ sợ sệt của lão, cười khẩy:
- Đưa đến hình thất.
Hai tên lính tiến đến mở cũi, kéo người ra ngoài.
Vạn Hữu Lương đã bị cực hình một lần rồi, trên người đầy rẫy những vết thương nát bấy. Lúc bị kéo ra ngoài, hai chân lão buông thõng lê trên mặt đất.
Tiết Thứ không muốn nói mấy lời dư thừa, hắn sai hai tên lính trói hai tay lão vào trụ rồi bảo người mang một chậu than cháy phừng phực tới. Hắn dùng kẹp gắp một đôi giày sắt đặt lên nung.
- Khoản kê biên không giống với khoản thiếu hụt trong sổ sách, Điện hạ sai tôi đến hỏi ngài Vạn đây, khoản thiếu hụt đấy vào túi của ai?
Vạn Hữu Lương lắc đầu nguây nguẩy:
- Tao không biết gì hết, nếu biết tao đã nói rồi.
Tiết Thứ bỗng bật cười:
- Có lẽ ngài Vạn không biết cái này là gì đúng không?
Hắn dùng kẹp nhấc đôi giày sắt đang được nung trên than đỏ lên:
- Đôi giày sắt này có tên là "Hồng Tú Hài*", biết vì sao không?
*Hồng ở đây là màu đỏ
Không cần Vạn Hữu Lương đáp, hắn nói tiếp:
- Giày sắt nung lâu trên lửa, không phải sẽ nung đến đỏ rực sao?
Hắn nhấc đôi giày nung đỏ rực ra đặt dưới đôi chân đang bị treo lơ lửng của Vạn Hữu Lương, thanh âm lạnh lùng bỗng trầm xuống, hệt như ma quỷ đòi mạng:
- Để ta cho ngài Vạn cảm nhận thế nào là "Hồng Tú Hài".
Giày sắt tỏa ra hơi nóng, cách đầu ngón chân Vạn Hữu Lương tầm hai tấc.
- Tao nói, tao nói.
Vạn Hữu Lương cố hết sức co chân lại, giãy giụa trên trụ:
- Là Trần Hà, nó nắm được thóp tao, tiền mỗi năm lấy được phải chia cho nó sáu phần.
- Hộ bộ Thị lang Trần Hà?
Tiết Thứ thầm điểm danh tên quan viên trong triều, rất nhanh đã xác định được người.
- Một mình hắn sao có thể lớn gan thế? Sau lưng hắn là ai?
- Là tam hoàng tử.
Một khi đã mở miệng, Vạn Hữu Lương không còn do dự nữa. Đôi giày sắt dưới chân như bùa đòi mạng, lão không dám giấu diếm nữa, khai sạch toàn bộ.
Năm đầu tiên Vạn Hữu Lương nhậm chức Chuyển vận sứ, chính Trần Hà là người phụng mệnh đi đến Trường Lô kiểm tra thuế muối. Ngoại trừ cái tên Phương Chính Khắc ngoan cố ra thì từ trước đến nay, những người nhậm chức Tuần diêm Ngự sử đi kiểm tra thuế muối đều chỉ làm cho có mà thôi.
Dù sao thì thị trường diêm chính như một cái hồ sâu không đáy, không ai muốn mình bị ướt cả.
Khi đó Vạn Hữu Lương còn non, không được cẩn thận như bây giờ nên lão vô ý bị Trần Hà nắm thóp, đe dọa bắt lão mỗi năm thu được tiền phải chia cho hắn sau phần.
Lão chịu mọi rủi ro nhưng phần lớn lại cho Trần Hà, đương nhiên là trong lòng không đồng ý. Song vì bị đe dọa, lão đành cắn răng nhịn. Cơ mà nằm im chịu chết không phải là tính cách của lão, nhân lúc tiễn Trần Hà, lão sai người âm thầm theo dõi, muốn tìm ra nhược điểm của hắn.
Kết quả lại ngoài ý muốn phát hiện số bạc "mua than mua đá" lão đưa cho Trần Hà đều được âm thầm chuyển đến nhà riêng của tam hoàng tử.
Sau khi biết sau lưng Trần Hà là tam hoàng tử, Vạn Hữu Lương không dám kì kèo nữa, trái lại cứ đúng thời hạn đưa bạc "mua than mua đá" đến phủ Trần.
Nếu không phải vì năm nay nhà họ Triệu bỗng dưng dời cả nhà đến kinh thành làm lão trở tay không kịp dẫn đến bất an trong lòng rồi đi cầu cứu Trần Hà thay lão giải quyết nhà họ Triệu phiền phức, ám chỉ lão nguyện ý thần phục tam hoàng tử thì cũng sẽ không có chuyện sau này.
- Ông có giữ chứng cứ trong tay không?
Tiết Thứ hỏi.
- Không có.
Vạn Hữu Lương lắc đầu:
- Trần Hà làm việc rất thận trọng, mỗi lần đều qua tay tâm phúc của hắn, không lưu lại dấu vết gì.
Ban đầu lão cũng muốn giữ lại bằng chứng, nhưng từ khi biết sau lưng Trần Hà là tam hoàng tử, lão đành buông tay.
Tiết Thứ dường như đang suy nghĩ.
Lời Vạn Hữu Lương nói hơn nửa là thật. Song nếu không có chứng cứ thì nói thật hay không cũng chẳng khác gì.
Hắn ra hiệu cho hai tên binh sĩ, quăng lại một câu "hành hình" rồi đi tìm Ân Thừa Ngọc phục mệnh.
Tiếng kêu gào mắng chửi thấu tim gan của Vạn Hữu Lương bị khóa lại nơi khoang đáy.
...
Lúc Tiết Thứ thẩm vấn xong đã tới giờ Hợi. Nghe Trịnh Đa Bảo nói Ân Thừa Ngọc đã tỉnh, hắn lập tức đi vào hồi bẩm kết quả thẩm vấn.
Ân Thừa Ngọc vốn đã biết chắc chắn Ân Thừa Cảnh có nhúng tay vào, nhưng y lại không ngờ quân cờ của gã lại là Trần Hà.
Trần Hà là người Giang Chiết (Giang Tô và Chiết Giang), đỗ Bảng nhãn trong thời Thành Tông, nhậm chức Hộ bộ Thị Lang. Ước chừng hai năm trước, hắn được Long Phong Đế phái đi Trường Lô Diêm sử tư để kiểm tra thuế muối.
Người này có công lớn, lại mạnh vì gạo, bạo vì tiền, coi như là một trong những người đứng đầu của phe phái quan viên phía nam.
Ân Thừa Cảnh có thể thu phục người này làm việc cho mình, xem ra cũng có vài phần bản lĩnh.
- Nếu không có chứng cứ, vậy cứ tạo ra một cái thôi.
Ân Thừa Ngọc suy tư trong chốc lát, trong lòng đã có tính toán:
- Ngươi đi gọi lão đạo sĩ kia tới đây một mình, bảo Vạn Hữu Lương đọc để lão đạo sĩ viết thành thư. Nếu Cô nhớ không lầm thì trong số hồ sơ được áp giải về kinh này có phê chuẩn và con dấu của Trần Hà.
Đời trước Ân Thừa Cảnh có thể lợi dụng Vong Trần đạo nhân để tạo ra bằng chứng mưu hại nhà họ Ngu thì bây giờ y cũng có thể làm gã gậy ông đập lưng ông.
Nếu là trước đây, y vô cùng khinh thường loại thủ đoạn đê hèn này.
Nhưng bây giờ, dù đúng dù sai, dù xấu dù tốt, miễn y thắng là được.
Chuyện trước kia vốn đã phủ đầy bụi lại bị lôi ra, Ân Thừa Ngọc rũ mắt, trong mắt đầy mờ mịt.
Lại nhìn thấy Tiết Thứ đứng sừng sững phía trước, y càng khó chịu.
Y híp mắt nhìn Tiết Thứ, chuyện cũ khó nói ra đè nặng nơi đáy lòng, buồn bực nghẹn trong ngực bỗng chốc hóa thành ác ý.
Muốn chà đạp hắn.
Cái ý định này cứ vờn tới vờn lui trong lòng, Ân Thừa Ngọc bèn gọi người mang một rổ hồ đào* lên.
*Quả óc chó
Hắn thả lỏng dựa vào thành ghế, hai tay đan lại, tay phải chầm chậm xoay nhẫn ngọc trên ngón trỏ.
- Đột nhiên Cô lại muốn ăn hồ đào, ngươi tới tách vỏ cho Cô.
Hạ nhân mang một rổ hồ đào lên còn kèm theo dụng cụ tách vỏ.
Hạt hồ đào ăn ngon nhưng vỏ lại dày, ruột nhỏ, cực kỳ khó xử lý. Nhưng vì Ân Thừa Ngọc thích ăn, mỗi năm Trịnh Đa Bảo đều sai người giữ lại một ít.
Một rổ hồ đào này là do Trịnh Đa Bảo sai người mua lại từ chỗ mấy thợ săn trong núi.
Tiết Thứ nhìn y, buồn bực cầm lấy dụng cụ, lóng ngóng tách vỏ hồ đào.
Ân Thừa Ngọc ngồi trên cao, cúi đầu nhìn hắn.
Tuy việc tách vỏ hồ đào này chỉ là chuyện vụn vặt nhưng Tiết Thứ không hề mất kiên nhẫn, rũ mắt chăm chú lấy từng hạt nhân ra bỏ vào đĩa.
Chỉ qua một khắc sau, động tác của hắn đã trở nên thành thạo, trong đĩa sứ trắng dần xếp đầy hạt.
Ân Thừa Ngọc không xả được bực tức trong lòng, y híp mắt, cố ý nói:
- Thật ra Cô không thích ăn thứ này.
Chỉ là muốn dày vò ngươi thôi.
Tiết Thứ im lặng, ngước mắt nhìn y, dường như không hiểu hỏi:
- Tại sao Điện hạ không vui?
Hắn vô cùng để ý đến tâm tình của Ân Thừa Ngọc, từ lúc y nói muốn để lão đạo sĩ làm giả hồ sơ thì y đã không vui rồi.
- Đương nhiên là vì có quá nhiều người làm Cô khó chịu.
Ân Thừa Ngọc thuận miệng nói.
Tiết Thứ cau mày, không hề do dự nói:
- Ta đây thay Điện hạ giết bọn họ.
Không ngờ Tiết Thứ lại nói thế, Ân Thừa Ngọc sửng sốt hồi lâu. Y bỗng bật cười, chút không vui trong lòng cũng biến mất.
- Có lẽ là ngươi không giết được hết đâu.
Y cúi người, ngón tay đè lên môi Tiết Thứ rồi theo đường cằm di xuống yết hầu hắn ấn vào, khàn giọng:
- Huống hồ... Trong số những người chọc Cô khó chịu, không phải cũng có ngươi sao?
Y nhìn hắn, không rõ đang buồn hay vui, chậm rãi hỏi:
- Ngươi cũng muốn giết sao?
Tiết Thứ im lặng, cố gắng nhớ lại, không biết bản thân đã làm gì khiến y buồn bực. Thế nhưng hắn vẫn đáp:
- Điện hạ có thể phạt ta.
- Ngươi quả thật là một kẻ xảo quyệt.
Nghe vậy, Ân Thừa Ngọc bật cười, bỗng vươn tay túm lấy cổ áo hắn kéo lại gần. Gò má hai người kề sát, tóc mai giao nhau:
- Cô không giết ngươi, chỉ phạt ngươi, được không?
- -------------------
Cún: Phạt ta hun hun!
Điện hạ:?
Lúc nghe hạ nhân bẩm báo Tiết Thứ cầu kiến, Ân Thừa Ngọc chợt cau mày:
- Hắn không ở yên tĩnh dưỡng mà lại tới đâu làm gì?
Mặc dù nói thế song y vẫn để người tiến vào.
Tiết Thứ vội vã bước vào. Ân Thừa Ngọc quan sát chỗ vết thương của hắn, thấy băng bó kín mít, y mới miễn cưỡng dời mắt:
- Tới tìm Cô làm gì?
- Việc tịch biên, vì sao điện hạ không để thần làm?
Tiết Thứ nhìn y, chẳng giống chỉ tới hỏi mà hệt như đến đòi nợ.
Ngữ khí của hắn khiến Ân Thừa Ngọc không vui lắm, lòng hảo tâm của y lại bị hắn coi như là ý xấu.
Ân Thừa Ngọc liếc hắn, giễu cợt:
- Cho dù ngươi có là một con la đi chăng nữa cũng không có đạo lý bắt con la bị thương kéo xe. Nếu để người bên ngoài nhìn thấy, chẳng phải sẽ nói Cô khắt khe với thuộc hạ?
- Vết thương của thần đã ổn rồi.
Tiết Thứ vẫn không phục. Hắn đã tĩnh dưỡng sáu, bảy ngày, vết thương được xử lý ổn thỏa, đến hôm nay đã bắt đầu khép miệng. Chẳng qua là dẫn người đi tịch biên thôi, không có ảnh hưởng gì cả.
Song, việc Ân Thừa Ngọc giao chuyện này cho Vệ Tây Hà khiến hắn có cảm giác mình dễ dàng bị thay thế, thế nên hắn rất không vừa mắt họ Vệ kia.
Bên người điện hạ phải chỉ có mình hắn mới đúng.
Giết người, tịch biên, chăm sóc sinh hoạt hằng ngày,.. hắn đều làm được.
Thế nhưng, đương nhiên là Ân Thừa Ngọc không nghĩ như hắn. Bị cái sự càn quấy này của Tiết Thứ chọc đến, y tức giận ném quyển sách đang cầm trên tay xuống mặt bàn, quát:
- Vết thương có ổn hay không phải để đại phu quyết định. Ngươi cứ quay về dưỡng thương cho đàng hoàng đi, sau này không thiếu thời gian cho ngươi làm! Nếu như thực sự rảnh rỗi không có gì làm thì cút đi đọc thêm mấy quyển sách thánh hiền, rèn lại cái tính xấu này của ngươi!
Nói xong, không muốn nghe thêm câu nào từ Tiết Thứ nữa, y đuổi hắn ra ngoài.
Không thể nói lý lẽ lại còn bị mắng, tâm tình Tiết Thứ rất xấu. Hắn đứng bất động ngoài cửa nhìn cánh cửa đang đóng chặt hồi lâu rồi mới nhấc chân đi đến nhà lao.
Hắn mất hứng thì cũng phải để người khác không vui.
...
Mấy nhà diêm thương và tào bang nhiều tài sản, Vệ Tây Hà dẫn người tới từng nhà kê biên tài sản, tịch thu tang chứng vật chứng hết mười ngày mới hoàn tất.
Số vàng bạc và vật quý thu được đều phải ghi trong sổ sách, sung vào quốc khố. Ân Thừa Ngọc sai người niêm phong từng rương bạc tịch thu được, chuẩn bị áp giải Vạn Hữu Lương và Quan Hải Sơn cùng đám đồng bọn về kinh chờ xét xử. Về phần chuyện sau này, để cho Phương Chính Khắc phụ trách là được.
Bởi vì số lượng tang vật quá nhiều, đường về kinh Ân Thừa Ngọc điều động một chiếc thuyền vàng lớn và một chiếc thuyền vàng nhỏ*.
Tang vật lấp đầy khoang chứa hàng nơi đáy thuyền khiến thân thuyền chìm sâu hơn mực nước bình thường rất nhiều.
Bởi vì chở vật nặng nên tốc độ thuyền cũng chậm lại. Bọn họ bắt đầu xếp hàng hóa từ giữa trưa nhưng mãi cho đến tận chiều tối, đội thuyền mới rời khỏi bến tàu.
Ân Thừa Ngọc vẫn hơi chút say tàu, song có lẽ là do thuyền vàng chạy chậm lại vững nên y không có triệu chứng như trước. Y khó chịu nằm tựa trên ghế quý phi.
Có một thái giám ngồi xổm phía sau, nhẹ nhàng xoa bóp huyệt thái dương cho y.
Nhưng không biết có phải do thái giám này tay nghề kém quá hay không mà y lại thấy không thoải mái bằng khi Tiết Thứ xoa bóp, lúc lại mạnh lúc lại nhẹ quá. Mới đầu y còn hướng dẫn vài câu, kết quả là nhóc thái giám sợ đến run cầm cập, lực tay càng ngày càng yếu. Ân Thừa Ngọc đành im lặng mặc kệ cho nhóc xoa bóp, có còn hơn không.
Chẳng qua y không khỏi nhớ mong tay nghề điêu luyện của Tiết Thứ mà thôi.
Chắc là ước gì được nấy, y vừa mới nhớ tới Tiết Thứ đã nghe thấy hắn cầu kiến bên ngoài.
Ân Thừa Ngọc nhìn người đang bước vào, miễn cưỡng mở mắt:
- Giám quan Tiết không có việc gì làm à, sao cứ chạy tới chỗ này của Cô?
Từ lần bị mắng khi trước, Tiết Thứ đàng hoàng dưỡng thương ở hành quán, không có cơ hội gặp mặt Ân Thừa Ngọc.
Bây giờ đã thấy người, hắn tham lam nhìn chằm chằm y, dường như trong mắt chỉ có mỗi hình bóng y:
- Đại phu nói vết thương của thần đã ổn rồi.
- Ổn rồi?
Ân Thừa Ngọc ngồi lên, vẫy tay với hắn:
- Để Cô nhìn thử xem.
Tiết Thứ bước lên hai bước, nghiêng đầu, kéo cổ áo xuống một chút để y nhìn thấy vết thương đã khép miệng bên vai trái.
Qua hơn nửa tháng, miệng vết thương sâu đã đóng vảy, trông hơi khó coi.
- Tốt nhưng thật ra khoái.
Ân Thừa Ngọc cau mày nhìn kết vảy, nghĩ thầm rằng sau này có lẽ sẽ để lại sẹo.
Đời trước Tiết Thứ cũng từng có nhiều vết sẹo trước ngực, là những vết sẹo do liều mạng đổi lấy.
- Thần có thể tiếp tục hầu hạ Điện hạ.
Tiết Thứ chưa phát hiện ra ánh mắt phức tạp của y. Sửa lại cổ áo xong, hắn không vui trừng mắt thái giám sau lưng Ân Thừa Ngọc.
Vừa nãy bước vào, hắn đã chú ý tới tên thái giám kia đang xoa bóp thái dương cho Ân Thừa Ngọc, có lẽ là y say thuyền khó chịu.
Nhóc thái giám bị ánh mắt hung ác của Tiết Thứ dọa cho nổi da gà, cúi đầu rụt vai như chim cút, không dám nhìn hắn.
Ân Thừa Ngọc để ý thấy sóng ngầm giữa hai người. Y liếc Tiết Thứ, phất tay bảo nhóc thái giám ra ngoài rồi hất cằm nói với hắn:
- Nếu vết thương đã ổn rồi thì tới đây xoa bóp cho Cô.
Đương nhiên là Tiết Thứ cầu còn không được. Nghe vậy, hắn cởi giày, leo lên ghế, quỳ gối sau lưng y nhẹ nhàng xoa bóp.
Hắn biết cách sử dụng lực tay, không mạnh không nhẹ, vừa vặn khiến Ân Thừa Ngọc thoải mái.
Bớt đau đầu nên tinh thần Ân Thừa Ngọc khá lên, nghiêng người dựa vào ghế, bưng một đĩa hạt thông đầy chậm rãi tách vỏ.
Tiết Thứ từ trên cao nhìn xuống, ánh mắt bị một đôi tay vô cùng xinh đẹp hút lấy.
Tay Ân Thừa Ngọc rất đẹp, hắn đã biết từ lâu.
Nhưng hôm nay, đôi tay kia lại khác mọi hôm, Trên ngón tay dài mảnh xuất hiện một vật đỏ thẫm.
Là một chiếc nhẫn mã não đỏ, mặt nhẫn được mài nhẵn bóng. Nó yên vị nằm trên ngón trỏ tay trái của Ân Thừa Ngọc.
Đỏ thẫm đạp lên trắng tinh, dường như tiên nhân cũng nhiễm phải bụi trần.
Tiết Thứ thở gấp, nhìn chằm chằm vệt đỏ ấy, không thể dời mắt.
Ân Thừa Ngọc chú ý tới phản ứng của hắn. Nghe tiếng thở dồn dập, trong lòng y thầm có tính toán. Y nhìn nhẫn mã não trên ngón tay, nhếch môi, tiếp tục tách vỏ hạt thông.
- Ngươi đã thẩm vấn bọn Vạn Hữu Lương chưa? Có hỏi được gì không?
Tâm trí của Tiết Thứ bây giờ đều tập trung vào cái điểm diễm lệ ấy, phản ứng hơi chậm. Cho đến khi Ân Thừa Ngọc gõ nhẹ lên mặt bàn, hắn mới hồi thần, kiềm chế ánh mắt, trả lời:
- Vạn Hữu Lương đã nhận tội, thích khách trên tào thuyền là do lão bày ra.
Tuy rằng chuyện do thám tào thuyền chẳng là gì so với tội danh hiện tại của Vạn Hữu Lương, song với những chuyện liên quan đến Ân Thừa Ngọc, Tiết Thứ luôn là người thích so đo.
Có vay có trả, bao nhiêu Tiết Thứ hắn cũng phải đòi lại cho bằng được.
- Nhân lúc bây giờ trên thuyền không có ai theo dõi, ngươi đi thẩm vấn lần nữa, hỏi xem quan hệ giữa Vạn Hữu Lương và Ân Thừa Cảnh là gì.
Căn cứ vào sổ sách kê biên tài sản, tịch thu được hơn một ngàn năm trăm vạn lượng từ tám nhà diêm thương, ba tào bang cùng với bọn người Vạn Hữu Lương, Quan Hải Sơn và mấy thứ như đồ ngọc, tranh chữ,...Tổng cộng thu được không tới hai ngàn lượng.
Song số thiếu hụt so với sổ sách diêm chính lại lên đến hai ngàn sáu trăm vạn lượng.
Sáu trăm vạn lượng chênh lệch, tám phần là đã bị tuồn sang nơi khác.
Ân Thừa Cảnh không hề giống như cái tên ham mê sắc dục thể hiện bên ngoài, gã rất hao tâm tổn trí tham dự vào việc này, chắc chắn thu lợi không ít.
Mà con dê béo gã tóm được không ai ngoài Vạn Hữu Lương.
Đời này Vạn Hữu Lương không tạo được bằng chứng vu cáo cho cậu, cho dù có tra tới, nhiều lắm là ông ấy chỉ phải chịu tội thất trách mà thôi. Nhưng y sống lại một đời, sẽ không dừng lại ở việc bảo hộ nhà họ Ngu. Mặc dù lần này không kéo được tam hoàng tử xuống nước, Ân Thừa Ngọc cũng phải chặt đứt một cánh tay của gã.
- Vâng.
Tiết Thứ đáp, tiếp tục chậm rãi xoa bóp cho y.
Ân Thừa Ngọc vừa tách vỏ hạt thông vừa thất thần suy nghĩ, không được bao lâu đã buồn ngủ. Bỏ hạt thông lại vào đĩa, y lấy khăn lau tay, bảo Tiết Thứ dừng lại.
- Ngươi ra ngoài đi.
Ân Thừa Ngọc che miệng ngáp, đuổi Tiết Thứ ra ngoài.
Tiết Thứ đáp một tiếng, thu lại ánh mắt đang dính chặt vào tay y, lui ra.
Hắn vừa bước được hai bước bỗng gọi lại. Ân Thừa Ngọc chỉ đĩa hạt thông đã được bóc vỏ trên bàn, hất cằm:
- Đột nhiên Cô lại không muốn ăn nữa, thưởng cho ngươi đó.
- Tạ điện hạ ban thưởng.
Tiết Thứ nói, bước tới bưng đĩa hạt thông lên, hành lễ rồi rời đi.
Xuống lầu, Tiết Thứ cầm đĩa hạt thông đi đến boong thuyền.
Hắn nhìn chằm chằm từng hạt thông mập mạp trong đĩa, trong đầu nhớ lại lúc Ân Thừa Ngọc tách từng hạt từng hạt.
Đôi tay ấy trắng như bạch ngọc, ngón tay thon dài cuộn lại, khớp xương hơi chút ửng hồng. Ngón cái và ngón trỏ tách vỏ, bóc hạt thông mập mạp ra.
Rõ ràng chỉ là một động tác rất bình thường nhưng Ân Thừa Ngọc lại làm ra ý tứ quyến rũ động lòng người.
Huống hồ trên ngón tay còn có một vệt đỏ thẫm.
Gió đêm thổi qua trên mặt sông mang theo khí lạnh đầu xuân, Tiết Thứ nhắm mắt, chậm rãi thở ra một hơi rồi cầm một hạt thông lên bỏ vào miệng.
Hạt thông ăn rất bùi, Tiết Thứ cẩn thận nhấm nháp, lại bỗng dưng thấy khát nước.
Đôi tay trắng như tuyết kia, nếu bỏ vào miệng hắn, có lẽ sẽ giải khát được.
...
Tiết Thứ ăn hết đĩa hạt thông rồi mới đi xuống khoang giam giữ phạm nhân.
Vạn Hữu Lương nghe thấy tiếng bước chân của hắn, lão hoảng sợ chui vào góc tường, trừng mắt nhìn vào khoảng không nơi phát ra âm thanh.
Lần trước Tiết Thứ thẩm vấn khiến lão như mất nửa cái mạng, hôm nay nhìn thấy hắn, lão lại nhớ tới cái cảm giác sống không bằng chết kia.
Sinh vật như Tiết Thứ, căn bản không thể được gọi là người.
Hắn phải là ác quỷ bước ra từ địa ngục mới đúng,
Mắt thấy hắn bước vào, Vạn Hữu Lương run cầm cập, con ngươi trừng lớn, vô cùng sợ hãi.
Tiết Thứ dừng trước mặt lão, hắn nhìn dáng vẻ sợ sệt của lão, cười khẩy:
- Đưa đến hình thất.
Hai tên lính tiến đến mở cũi, kéo người ra ngoài.
Vạn Hữu Lương đã bị cực hình một lần rồi, trên người đầy rẫy những vết thương nát bấy. Lúc bị kéo ra ngoài, hai chân lão buông thõng lê trên mặt đất.
Tiết Thứ không muốn nói mấy lời dư thừa, hắn sai hai tên lính trói hai tay lão vào trụ rồi bảo người mang một chậu than cháy phừng phực tới. Hắn dùng kẹp gắp một đôi giày sắt đặt lên nung.
- Khoản kê biên không giống với khoản thiếu hụt trong sổ sách, Điện hạ sai tôi đến hỏi ngài Vạn đây, khoản thiếu hụt đấy vào túi của ai?
Vạn Hữu Lương lắc đầu nguây nguẩy:
- Tao không biết gì hết, nếu biết tao đã nói rồi.
Tiết Thứ bỗng bật cười:
- Có lẽ ngài Vạn không biết cái này là gì đúng không?
Hắn dùng kẹp nhấc đôi giày sắt đang được nung trên than đỏ lên:
- Đôi giày sắt này có tên là "Hồng Tú Hài*", biết vì sao không?
*Hồng ở đây là màu đỏ
Không cần Vạn Hữu Lương đáp, hắn nói tiếp:
- Giày sắt nung lâu trên lửa, không phải sẽ nung đến đỏ rực sao?
Hắn nhấc đôi giày nung đỏ rực ra đặt dưới đôi chân đang bị treo lơ lửng của Vạn Hữu Lương, thanh âm lạnh lùng bỗng trầm xuống, hệt như ma quỷ đòi mạng:
- Để ta cho ngài Vạn cảm nhận thế nào là "Hồng Tú Hài".
Giày sắt tỏa ra hơi nóng, cách đầu ngón chân Vạn Hữu Lương tầm hai tấc.
- Tao nói, tao nói.
Vạn Hữu Lương cố hết sức co chân lại, giãy giụa trên trụ:
- Là Trần Hà, nó nắm được thóp tao, tiền mỗi năm lấy được phải chia cho nó sáu phần.
- Hộ bộ Thị lang Trần Hà?
Tiết Thứ thầm điểm danh tên quan viên trong triều, rất nhanh đã xác định được người.
- Một mình hắn sao có thể lớn gan thế? Sau lưng hắn là ai?
- Là tam hoàng tử.
Một khi đã mở miệng, Vạn Hữu Lương không còn do dự nữa. Đôi giày sắt dưới chân như bùa đòi mạng, lão không dám giấu diếm nữa, khai sạch toàn bộ.
Năm đầu tiên Vạn Hữu Lương nhậm chức Chuyển vận sứ, chính Trần Hà là người phụng mệnh đi đến Trường Lô kiểm tra thuế muối. Ngoại trừ cái tên Phương Chính Khắc ngoan cố ra thì từ trước đến nay, những người nhậm chức Tuần diêm Ngự sử đi kiểm tra thuế muối đều chỉ làm cho có mà thôi.
Dù sao thì thị trường diêm chính như một cái hồ sâu không đáy, không ai muốn mình bị ướt cả.
Khi đó Vạn Hữu Lương còn non, không được cẩn thận như bây giờ nên lão vô ý bị Trần Hà nắm thóp, đe dọa bắt lão mỗi năm thu được tiền phải chia cho hắn sau phần.
Lão chịu mọi rủi ro nhưng phần lớn lại cho Trần Hà, đương nhiên là trong lòng không đồng ý. Song vì bị đe dọa, lão đành cắn răng nhịn. Cơ mà nằm im chịu chết không phải là tính cách của lão, nhân lúc tiễn Trần Hà, lão sai người âm thầm theo dõi, muốn tìm ra nhược điểm của hắn.
Kết quả lại ngoài ý muốn phát hiện số bạc "mua than mua đá" lão đưa cho Trần Hà đều được âm thầm chuyển đến nhà riêng của tam hoàng tử.
Sau khi biết sau lưng Trần Hà là tam hoàng tử, Vạn Hữu Lương không dám kì kèo nữa, trái lại cứ đúng thời hạn đưa bạc "mua than mua đá" đến phủ Trần.
Nếu không phải vì năm nay nhà họ Triệu bỗng dưng dời cả nhà đến kinh thành làm lão trở tay không kịp dẫn đến bất an trong lòng rồi đi cầu cứu Trần Hà thay lão giải quyết nhà họ Triệu phiền phức, ám chỉ lão nguyện ý thần phục tam hoàng tử thì cũng sẽ không có chuyện sau này.
- Ông có giữ chứng cứ trong tay không?
Tiết Thứ hỏi.
- Không có.
Vạn Hữu Lương lắc đầu:
- Trần Hà làm việc rất thận trọng, mỗi lần đều qua tay tâm phúc của hắn, không lưu lại dấu vết gì.
Ban đầu lão cũng muốn giữ lại bằng chứng, nhưng từ khi biết sau lưng Trần Hà là tam hoàng tử, lão đành buông tay.
Tiết Thứ dường như đang suy nghĩ.
Lời Vạn Hữu Lương nói hơn nửa là thật. Song nếu không có chứng cứ thì nói thật hay không cũng chẳng khác gì.
Hắn ra hiệu cho hai tên binh sĩ, quăng lại một câu "hành hình" rồi đi tìm Ân Thừa Ngọc phục mệnh.
Tiếng kêu gào mắng chửi thấu tim gan của Vạn Hữu Lương bị khóa lại nơi khoang đáy.
...
Lúc Tiết Thứ thẩm vấn xong đã tới giờ Hợi. Nghe Trịnh Đa Bảo nói Ân Thừa Ngọc đã tỉnh, hắn lập tức đi vào hồi bẩm kết quả thẩm vấn.
Ân Thừa Ngọc vốn đã biết chắc chắn Ân Thừa Cảnh có nhúng tay vào, nhưng y lại không ngờ quân cờ của gã lại là Trần Hà.
Trần Hà là người Giang Chiết (Giang Tô và Chiết Giang), đỗ Bảng nhãn trong thời Thành Tông, nhậm chức Hộ bộ Thị Lang. Ước chừng hai năm trước, hắn được Long Phong Đế phái đi Trường Lô Diêm sử tư để kiểm tra thuế muối.
Người này có công lớn, lại mạnh vì gạo, bạo vì tiền, coi như là một trong những người đứng đầu của phe phái quan viên phía nam.
Ân Thừa Cảnh có thể thu phục người này làm việc cho mình, xem ra cũng có vài phần bản lĩnh.
- Nếu không có chứng cứ, vậy cứ tạo ra một cái thôi.
Ân Thừa Ngọc suy tư trong chốc lát, trong lòng đã có tính toán:
- Ngươi đi gọi lão đạo sĩ kia tới đây một mình, bảo Vạn Hữu Lương đọc để lão đạo sĩ viết thành thư. Nếu Cô nhớ không lầm thì trong số hồ sơ được áp giải về kinh này có phê chuẩn và con dấu của Trần Hà.
Đời trước Ân Thừa Cảnh có thể lợi dụng Vong Trần đạo nhân để tạo ra bằng chứng mưu hại nhà họ Ngu thì bây giờ y cũng có thể làm gã gậy ông đập lưng ông.
Nếu là trước đây, y vô cùng khinh thường loại thủ đoạn đê hèn này.
Nhưng bây giờ, dù đúng dù sai, dù xấu dù tốt, miễn y thắng là được.
Chuyện trước kia vốn đã phủ đầy bụi lại bị lôi ra, Ân Thừa Ngọc rũ mắt, trong mắt đầy mờ mịt.
Lại nhìn thấy Tiết Thứ đứng sừng sững phía trước, y càng khó chịu.
Y híp mắt nhìn Tiết Thứ, chuyện cũ khó nói ra đè nặng nơi đáy lòng, buồn bực nghẹn trong ngực bỗng chốc hóa thành ác ý.
Muốn chà đạp hắn.
Cái ý định này cứ vờn tới vờn lui trong lòng, Ân Thừa Ngọc bèn gọi người mang một rổ hồ đào* lên.
*Quả óc chó
Hắn thả lỏng dựa vào thành ghế, hai tay đan lại, tay phải chầm chậm xoay nhẫn ngọc trên ngón trỏ.
- Đột nhiên Cô lại muốn ăn hồ đào, ngươi tới tách vỏ cho Cô.
Hạ nhân mang một rổ hồ đào lên còn kèm theo dụng cụ tách vỏ.
Hạt hồ đào ăn ngon nhưng vỏ lại dày, ruột nhỏ, cực kỳ khó xử lý. Nhưng vì Ân Thừa Ngọc thích ăn, mỗi năm Trịnh Đa Bảo đều sai người giữ lại một ít.
Một rổ hồ đào này là do Trịnh Đa Bảo sai người mua lại từ chỗ mấy thợ săn trong núi.
Tiết Thứ nhìn y, buồn bực cầm lấy dụng cụ, lóng ngóng tách vỏ hồ đào.
Ân Thừa Ngọc ngồi trên cao, cúi đầu nhìn hắn.
Tuy việc tách vỏ hồ đào này chỉ là chuyện vụn vặt nhưng Tiết Thứ không hề mất kiên nhẫn, rũ mắt chăm chú lấy từng hạt nhân ra bỏ vào đĩa.
Chỉ qua một khắc sau, động tác của hắn đã trở nên thành thạo, trong đĩa sứ trắng dần xếp đầy hạt.
Ân Thừa Ngọc không xả được bực tức trong lòng, y híp mắt, cố ý nói:
- Thật ra Cô không thích ăn thứ này.
Chỉ là muốn dày vò ngươi thôi.
Tiết Thứ im lặng, ngước mắt nhìn y, dường như không hiểu hỏi:
- Tại sao Điện hạ không vui?
Hắn vô cùng để ý đến tâm tình của Ân Thừa Ngọc, từ lúc y nói muốn để lão đạo sĩ làm giả hồ sơ thì y đã không vui rồi.
- Đương nhiên là vì có quá nhiều người làm Cô khó chịu.
Ân Thừa Ngọc thuận miệng nói.
Tiết Thứ cau mày, không hề do dự nói:
- Ta đây thay Điện hạ giết bọn họ.
Không ngờ Tiết Thứ lại nói thế, Ân Thừa Ngọc sửng sốt hồi lâu. Y bỗng bật cười, chút không vui trong lòng cũng biến mất.
- Có lẽ là ngươi không giết được hết đâu.
Y cúi người, ngón tay đè lên môi Tiết Thứ rồi theo đường cằm di xuống yết hầu hắn ấn vào, khàn giọng:
- Huống hồ... Trong số những người chọc Cô khó chịu, không phải cũng có ngươi sao?
Y nhìn hắn, không rõ đang buồn hay vui, chậm rãi hỏi:
- Ngươi cũng muốn giết sao?
Tiết Thứ im lặng, cố gắng nhớ lại, không biết bản thân đã làm gì khiến y buồn bực. Thế nhưng hắn vẫn đáp:
- Điện hạ có thể phạt ta.
- Ngươi quả thật là một kẻ xảo quyệt.
Nghe vậy, Ân Thừa Ngọc bật cười, bỗng vươn tay túm lấy cổ áo hắn kéo lại gần. Gò má hai người kề sát, tóc mai giao nhau:
- Cô không giết ngươi, chỉ phạt ngươi, được không?
- -------------------
Cún: Phạt ta hun hun!
Điện hạ:?