Chương : 5
Gió lạnh vẫn tiếp tực giằng xé tấm bạt họ dùng để căng lều, nhưng Delta-Một không hề để ý. Cả anh lẫn Delta-Ba đều chăm chú nhìn đồng đội của họ; Delta-Ba, đang điều khiển chiếc cần máy với sự khéo léo và chính xác của bác sĩ phẫu thuật. Màn hình máy tính trước mặt họ hiển thị những hình ảnh được truyền trực tiếp từ một chiếc camera nhỏ bằng đầu kim gắn trên con robot siêu nhỏ đang bay.
Đúng là thiết bị do thám tối tân! Delta-Một nghĩ. Mỗi lần kích hoạt con robot là mỗi lần anh lại thấy kinh ngạc. Gần đây, trong lĩnh vực công nghệ siêu nhỏ, thực tế đã vượt xa tưởng tượng của con người.
Những Hệ thống Robot siêu nhỏ (HRS) - vi robot - là thành quả mới nhất trong công nghệ do thám hiện đại. Họ đặt cho nó cái tên là "Công nghệ bay xuyên tường".
Một cái tên chính xác.
Với kích cỡ rất nhỏ bé, những con robot điều khiển từ xa kiểu này chẳng khác gì chuyện khoa học viễn tưởng. Chúng bắt đầu được chế tạo từ những năm 1990. Tháng 5 năm 1997, kênh truyền hình Discovery đã phát một loạt chương trình về những vi robot biết bay và biết bơi. Loại biết bơi, những chiếc tàu ngầm bé bằng hạt muối chế tạo bằng công nghệ nanô có thể được đưa vào mạch máu người, y như trong bộ phim Chuyến viễn du kỳ thú. Giờ đây công nghệ này đã được áp dụng để giúp các bác sĩ kiểm tra hệ thống tim mạch bằng thiết bị điều khiển từ xa, quan sát thực trạng bệnh nhân nhờ một camera truyền hình trực tiếp, xác định vị trí bị tắc nghẽn mà không cần dùng đến bất kỳ con dao mổ nào.
Khác với những gì ta tưởng, chế tạo một con vi robot biết bay còn dễ dàng hơn nhiều. Những công nghệ khí động học cần thiết để chế tạo máy bay đã được phát minh từ thời Kitty Hawk, vấn đề còn lại giờ đây chỉ là thu nhỏ kích cỡ của chúng lại. Vi robot biết bay đầu tiên do NASA chế tạo để đưa lên thăm dò sao Hỏa chỉ dài có vài inch. Đến thời điểm hiện nay, những tiến bộ trong công nghệ nano, những chất liệu có khả năng tích luỹ năng lượng, và công nghệ siêu nhỏ đã cho phép vi-robot-bay trở thành hiện thực.
Mô phỏng thiên nhiên mới chính là bước đột phá quan trọng nhất. Những con chuồn chuồn kim hoá ra lại là những mô hình lý tưởng nhất cho vi-robot-bay. Con robot PH2 mà Delta-Hai đang điều khiển có chiều dài chỉ một xăng ti mét, bằng một con muỗi. Hai đôi cánh màng silicon có khớp nối giúp nó trở nên cực kỳ nhanh nhạy và hiệu quả trong khi bay.
Bước đột phá thứ hai nằm trong cơ chế tái nạp năng lượng. Thế hệ vi-robot-bay đầu tiên chỉ có thể tái nạp năng lượng khi bay lượn giữa một luồng sáng cực mạnh, một đặc điểm không hề phù hợp với nhiệm vụ do thám ở những địa điểm có nguồn sáng yếu.
Thế hệ thứ hai này có thể nạp năng lượng bằng cách đậu cách một vật phát ra từ trường khoảng vài inch. Và trong đời sống hiện đại, những vật phát ra từ trường luôn có mặt nhan nhản khắp mọi nơi - cầu dao điện, máy vi tính, mô tơ điện, điện thoại di động, đài thu thanh - chuyện tìm một địa điểm kín đáo để nạp năng lượng chẳng có gì là khó. Một khi vi-robot-bay được đưa vào một khu vực nào đó, nó sẽ liên tục truyền về những tín hiệu hình ảnh và âm thanh.
Vi-robot-bay PH2 của lực lượng Delta đã hoạt động hơn một tuần nay mà chưa hề gặp bất kỳ trục trặc nào.
Lúc này, vi-robot-bay đang lặng lẽ bay lượn trong căn phòng chính của ngôi nhà, y hệt như lũ côn trùng bay lượn trong các hang hốc tự nhiên. Với tầm quan sát rộng như của loài chim, nó đang lặng lẽ lượn trên đầu những người làm việc trong căn phòng – các kỹ thuật viên, các nhà khoa học, các chuyên gia trong những lĩnh vực khác nhau. PH2 đã lượn thêm một vòng nữa, và Delta-Một chỉ vào hai người với khuôn mặt quen thuộc đang hào hứng nói chuyện. Giả sử đây là một cuộc nói chuyện bí mật. Anh bảo Delta-Hai cho máy sà thấp xuống để nghe câu chuyện của họ.
Dùng cần điều khiển. Delta-Hai bật bộ cảm biến âm của robot, điều chỉnh cái chảo thu hình parabol trên đầu nó, rồi ra lệnh cho nó hạ độ cao xuống còn cách đỉnh đầu hai nhà khoa học khoảng hơn một mét, âm thanh khá yếu, nhưng họ vẫn có thể nhận ra từng lời nói của hai người kia.
- Tôi vẫn chưa thể tin nổi điều đó. - Một nhà khoa học nói. Giọng nói cho thấy niềm phấn khích trong lòng ông ta chưa hề giảm chút nào mặc dù nhà khoa học này đã ở căn cứ được hai ngày trời.
Người đang nói chuyện với ông ta cũng thể hiện sự phấn khích không kém.
- Ông đã bao giờ nghĩ rằng sẽ được chứng kiến một sự kiện kiểu này không?
- Không bao giờ. - Nhà khoa học hào hứng đáp lời. - Quả là một giấc mơ kỳ diệu.
Delta-Một không cần nghe thêm nữa. Rõ ràng là bên trong toà nhà đó, tất cả đang diễn ra theo đúng kế hoạch. Delta-Hai điều khiển con robot về vị trí ẩn nấp. Anh lệnh cho nó hạ cánh xuống một cái ống khá kín đáo sau máy phát điện. Pin nhiên liệu của PH2 lập tức tái nạp năng lượng để sẵn sàng cho điệp vụ thứ hai.
Đúng là thiết bị do thám tối tân! Delta-Một nghĩ. Mỗi lần kích hoạt con robot là mỗi lần anh lại thấy kinh ngạc. Gần đây, trong lĩnh vực công nghệ siêu nhỏ, thực tế đã vượt xa tưởng tượng của con người.
Những Hệ thống Robot siêu nhỏ (HRS) - vi robot - là thành quả mới nhất trong công nghệ do thám hiện đại. Họ đặt cho nó cái tên là "Công nghệ bay xuyên tường".
Một cái tên chính xác.
Với kích cỡ rất nhỏ bé, những con robot điều khiển từ xa kiểu này chẳng khác gì chuyện khoa học viễn tưởng. Chúng bắt đầu được chế tạo từ những năm 1990. Tháng 5 năm 1997, kênh truyền hình Discovery đã phát một loạt chương trình về những vi robot biết bay và biết bơi. Loại biết bơi, những chiếc tàu ngầm bé bằng hạt muối chế tạo bằng công nghệ nanô có thể được đưa vào mạch máu người, y như trong bộ phim Chuyến viễn du kỳ thú. Giờ đây công nghệ này đã được áp dụng để giúp các bác sĩ kiểm tra hệ thống tim mạch bằng thiết bị điều khiển từ xa, quan sát thực trạng bệnh nhân nhờ một camera truyền hình trực tiếp, xác định vị trí bị tắc nghẽn mà không cần dùng đến bất kỳ con dao mổ nào.
Khác với những gì ta tưởng, chế tạo một con vi robot biết bay còn dễ dàng hơn nhiều. Những công nghệ khí động học cần thiết để chế tạo máy bay đã được phát minh từ thời Kitty Hawk, vấn đề còn lại giờ đây chỉ là thu nhỏ kích cỡ của chúng lại. Vi robot biết bay đầu tiên do NASA chế tạo để đưa lên thăm dò sao Hỏa chỉ dài có vài inch. Đến thời điểm hiện nay, những tiến bộ trong công nghệ nano, những chất liệu có khả năng tích luỹ năng lượng, và công nghệ siêu nhỏ đã cho phép vi-robot-bay trở thành hiện thực.
Mô phỏng thiên nhiên mới chính là bước đột phá quan trọng nhất. Những con chuồn chuồn kim hoá ra lại là những mô hình lý tưởng nhất cho vi-robot-bay. Con robot PH2 mà Delta-Hai đang điều khiển có chiều dài chỉ một xăng ti mét, bằng một con muỗi. Hai đôi cánh màng silicon có khớp nối giúp nó trở nên cực kỳ nhanh nhạy và hiệu quả trong khi bay.
Bước đột phá thứ hai nằm trong cơ chế tái nạp năng lượng. Thế hệ vi-robot-bay đầu tiên chỉ có thể tái nạp năng lượng khi bay lượn giữa một luồng sáng cực mạnh, một đặc điểm không hề phù hợp với nhiệm vụ do thám ở những địa điểm có nguồn sáng yếu.
Thế hệ thứ hai này có thể nạp năng lượng bằng cách đậu cách một vật phát ra từ trường khoảng vài inch. Và trong đời sống hiện đại, những vật phát ra từ trường luôn có mặt nhan nhản khắp mọi nơi - cầu dao điện, máy vi tính, mô tơ điện, điện thoại di động, đài thu thanh - chuyện tìm một địa điểm kín đáo để nạp năng lượng chẳng có gì là khó. Một khi vi-robot-bay được đưa vào một khu vực nào đó, nó sẽ liên tục truyền về những tín hiệu hình ảnh và âm thanh.
Vi-robot-bay PH2 của lực lượng Delta đã hoạt động hơn một tuần nay mà chưa hề gặp bất kỳ trục trặc nào.
Lúc này, vi-robot-bay đang lặng lẽ bay lượn trong căn phòng chính của ngôi nhà, y hệt như lũ côn trùng bay lượn trong các hang hốc tự nhiên. Với tầm quan sát rộng như của loài chim, nó đang lặng lẽ lượn trên đầu những người làm việc trong căn phòng – các kỹ thuật viên, các nhà khoa học, các chuyên gia trong những lĩnh vực khác nhau. PH2 đã lượn thêm một vòng nữa, và Delta-Một chỉ vào hai người với khuôn mặt quen thuộc đang hào hứng nói chuyện. Giả sử đây là một cuộc nói chuyện bí mật. Anh bảo Delta-Hai cho máy sà thấp xuống để nghe câu chuyện của họ.
Dùng cần điều khiển. Delta-Hai bật bộ cảm biến âm của robot, điều chỉnh cái chảo thu hình parabol trên đầu nó, rồi ra lệnh cho nó hạ độ cao xuống còn cách đỉnh đầu hai nhà khoa học khoảng hơn một mét, âm thanh khá yếu, nhưng họ vẫn có thể nhận ra từng lời nói của hai người kia.
- Tôi vẫn chưa thể tin nổi điều đó. - Một nhà khoa học nói. Giọng nói cho thấy niềm phấn khích trong lòng ông ta chưa hề giảm chút nào mặc dù nhà khoa học này đã ở căn cứ được hai ngày trời.
Người đang nói chuyện với ông ta cũng thể hiện sự phấn khích không kém.
- Ông đã bao giờ nghĩ rằng sẽ được chứng kiến một sự kiện kiểu này không?
- Không bao giờ. - Nhà khoa học hào hứng đáp lời. - Quả là một giấc mơ kỳ diệu.
Delta-Một không cần nghe thêm nữa. Rõ ràng là bên trong toà nhà đó, tất cả đang diễn ra theo đúng kế hoạch. Delta-Hai điều khiển con robot về vị trí ẩn nấp. Anh lệnh cho nó hạ cánh xuống một cái ống khá kín đáo sau máy phát điện. Pin nhiên liệu của PH2 lập tức tái nạp năng lượng để sẵn sàng cho điệp vụ thứ hai.