Chương 9: Cuộc trò chuyện
Hoàng Minh Huân vẻ mặt trầm ngâm im lặng một lúc.
Vũ Nam Phong: “Đừng có làm vẻ mặt đó, cậu chỉ cần coi lời cậu ta như gió thoảng mây bay là được rồi”.
Diệp Hàn Lâm cũng nghĩ như Vũ Nam Phong, “Đúng đấy. Tên bác sĩ đó trong lúc phẫu thuật cho người ta lỡ cắt nhầm dây của mình hay sao rồi”.
Hoàng Minh Huân bỗng nhiên bật cười, xua đi cái không khí ảm đạm vừa rồi, “Có gì mà không thể nói. Các cậu cũng biết chú tôi tin mấy cái bói toán, phong thủy... gì đó rồi. Chọn người đó cũng vì hợp tuổi, còn nói gì mà nếu chúng tôi sống hạnh phúc với nhau có thể giúp tôi vượt qua nhiều sóng gió… Tôi đâu có tin mấy thứ đó nhưng không muốn cãi lời chú nên mới kết hôn dù sao tôi cũng không có thời gian như các cậu”.
Nghe đến không có thời gian mọi người đều phiền não, bọn họ đều biết Hoàng Minh Huân muốn nói đến điều gì nhưng chỉ có thể thuận theo tự nhiên.
Hoàng Minh Huân vẫn đang cười, một nụ cười thật sự, “Được rồi! Cái đó cũng đâu phải chuyện to tác gì… Nào! Dùng vẻ mặt ban đầu nhìn tôi, có thời gian sẽ dẫn người đến gặp các cậu”
Ba người lập tức vui vẻ trở lại, “Được! Phải nhanh lên đấy!”
“Biết rồi! Tôi nói này, mấy người các cậu cứ rãnh rỗi như thế sao không dành thời gian có ý nghĩa hơn một chút.
Lâm nếu không có gì làm sao không lắp một chiếc BMW mới tặng tôi. Tôi sẵn sàng nhận đấy.
Nhân tôi nói cậu bác sĩ nên dành thời gian nghỉ ngơi đi chứ lo mấy chuyện bao đồng này làm gì.
Còn cậu nữa Phong nếu rảnh quá đến giải quyết công việc giúp tôi. Tất nhiên làm vì tình nghĩa”.
Diệp Hàn Lâm vẫn không bỏ được tính thích trêu chọc mọi người, đặc biệt khi nghe những lời vừa rồi, “Sao hôm nay nói nhiều thế nhỉ? Tôi có cảm giác cậu lúc này như một người bảo mẫu dạy dỗ những đứa trẻ được mình bảo bọc từ nhỏ đến lớn vậy? Trông buồn cười thật đấy”.
Lý Thiên Nhân, Vũ Nam Phong cười lớn còn người kia đen mặt nói “Cúp đây”.
Cuộc trò chuyện kết thúc.
Hoàng Minh Huân bỏ mấy lời nói mình cho là không mấy tốt đẹp ngoài tai liền đi ngủ.
[…]
Tống Gia Tuệ hôm sau vẫn thức đúng giờ theo đồng hồ sinh học của bản thân.
Dì Tô gặp cô liền truyền lại lời của lão gia muốn cô đến phòng trà trò chuyện.
Đến phòng trà gõ cửa, nhận được sự đồng ý từ người bên trong cô mới nhẹ nhàng mở cửa đi vào. Cách bày trí căn phòng này rất hài hòa, chỉ nhìn thôi cũng cho người khác cảm giác thoải mái. Không gian bên trong rất yên tĩnh, của sổ mở ra bên ngoài là vườn hoa với khung cảnh như vậy rất phù hợp với những người xem việc thưởng thức trà là thú vui tao nhã.
Người trong phòng chỉ chỗ đối diện muốn cô ngồi ở đó, cô liền ngoan ngoãn ngồi xuống Lão gia vừa pha trà vừa hỏi cô “Biết thưởng trà chứ?”
Lúc cô còn bé, ba cô cũng có bộ đồ nghề pha trà đặt ở phòng sách. Cô nhớ rõ ông còn nói những lúc căng thẳng uống trà sẽ thấy tâm trạng tốt hơn, còn có những người lớn tuổi thường xem việc pha trà là một hình thức giải trí. Cô cũng từng chăm chú xem bố pha trà cũng biết một ít, mới đó cũng đã hơn mười năm.
“Từ thời xưa, tổ tiên chúng ta uống trà rất cởi mở hầu như không theo một chuẩn mực, quy định nào. Khác với uống trà Trung Hoa, Hàn Quốc, càng không giống với trà đạo của Nhật Bản, chúng ta không xem uống trà là “đạo”, mà đó là nghệ thuật – nghệ thuật thưởng trà. Vào lúc mờ sáng ta đã ở đây, uống trà vào thời khắc giao hòa đêm qua – ngày tới này sẽ có lợi cho sức khỏe và tâm hồn, hướng người thưởng trà tới những điều tốt đẹp”.
Nói đến đây cũng vừa lúc cốc trà vừa pha xong, đưa nó cho cô “Thử xem sao”
Cô nhận cốc trà quan sát rồi đưa lên mũi ngửi sau đó mới nếm thử.
“Màu xanh nhạt mang sắc thái nhã nhặn, mùi hương tinh khiết, uống vào có vị ngọt tự nhiên và cảm giác mát lạnh. Đây là trà Alishan ở Đài Loan ạ?”
“Biết một chút mà nói như vậy thì quả thật không tầm thường”.
Trà này cô từng thử một lần lúc đi ăn nhà hàng Đài Loan với Lục Nhã Vy, khá ấn tượng với nó nên cô mới hỏi phục vụ tên loại trà này.
“Đây là một người bạn già bên Đài Loan của ta trồng đến lúc thu hoạch có gửi về một ít. Để có một lá trà ngon thực không phải đơn giản. Trà từ lúc bắt đầu trồng rồi chăm sóc đến khi thu hoạch đều phải trải qua những công đoạn khắt khe mới chắt lọc được những lá trà ngon, phù hợp với thị hiếu người dùng. Tất nhiên người nông dân luôn muốn trà của mình đạt chất lượng nhưng chăm sóc những lá trà không được nóng vội phải cần một quá trình lâu dài cũng như cách con người chúng ta có tình cảm với nhau... không thể chỉ một hai ngày là có thể làm được. Ta tin những điều ta muốn nói con hiều được”.
Vẫn là thái độ thông thả như thế nhưng từ trong mỗi lời nói đều có bài học trong đó. Cô không muốn hiểu cũng không được, trả lời “Vâng ạ!”
“Chăm sóc Huân tốt một chút. Nó không phải là người không hiểu chuyện, không nói lý lẽ nhưng chỉ cần người khác có lỗi với nó thì tuyệt đối không bỏ qua”.
Câu nói đó nghiêm túc mà lạnh lẽo đến lạ thường làm cô có cảm giác như nãy giờ đang có hai người hoàn toàn khác đang nói chuyện với mình.
Lão gia đột nhiên bật cười, “Sau này cứ gọi chú như Huân là được rồi. Chiều nay muốn mua thứ gì cứ bảo tài xế chở đến trung tâm thương mại là được, mặc dù đã chuẩn bị sẵn mấy đồ dùng cần thiết nhưng mấy đồ cá nhân thì cũng phải cần có”.
Vũ Nam Phong: “Đừng có làm vẻ mặt đó, cậu chỉ cần coi lời cậu ta như gió thoảng mây bay là được rồi”.
Diệp Hàn Lâm cũng nghĩ như Vũ Nam Phong, “Đúng đấy. Tên bác sĩ đó trong lúc phẫu thuật cho người ta lỡ cắt nhầm dây của mình hay sao rồi”.
Hoàng Minh Huân bỗng nhiên bật cười, xua đi cái không khí ảm đạm vừa rồi, “Có gì mà không thể nói. Các cậu cũng biết chú tôi tin mấy cái bói toán, phong thủy... gì đó rồi. Chọn người đó cũng vì hợp tuổi, còn nói gì mà nếu chúng tôi sống hạnh phúc với nhau có thể giúp tôi vượt qua nhiều sóng gió… Tôi đâu có tin mấy thứ đó nhưng không muốn cãi lời chú nên mới kết hôn dù sao tôi cũng không có thời gian như các cậu”.
Nghe đến không có thời gian mọi người đều phiền não, bọn họ đều biết Hoàng Minh Huân muốn nói đến điều gì nhưng chỉ có thể thuận theo tự nhiên.
Hoàng Minh Huân vẫn đang cười, một nụ cười thật sự, “Được rồi! Cái đó cũng đâu phải chuyện to tác gì… Nào! Dùng vẻ mặt ban đầu nhìn tôi, có thời gian sẽ dẫn người đến gặp các cậu”
Ba người lập tức vui vẻ trở lại, “Được! Phải nhanh lên đấy!”
“Biết rồi! Tôi nói này, mấy người các cậu cứ rãnh rỗi như thế sao không dành thời gian có ý nghĩa hơn một chút.
Lâm nếu không có gì làm sao không lắp một chiếc BMW mới tặng tôi. Tôi sẵn sàng nhận đấy.
Nhân tôi nói cậu bác sĩ nên dành thời gian nghỉ ngơi đi chứ lo mấy chuyện bao đồng này làm gì.
Còn cậu nữa Phong nếu rảnh quá đến giải quyết công việc giúp tôi. Tất nhiên làm vì tình nghĩa”.
Diệp Hàn Lâm vẫn không bỏ được tính thích trêu chọc mọi người, đặc biệt khi nghe những lời vừa rồi, “Sao hôm nay nói nhiều thế nhỉ? Tôi có cảm giác cậu lúc này như một người bảo mẫu dạy dỗ những đứa trẻ được mình bảo bọc từ nhỏ đến lớn vậy? Trông buồn cười thật đấy”.
Lý Thiên Nhân, Vũ Nam Phong cười lớn còn người kia đen mặt nói “Cúp đây”.
Cuộc trò chuyện kết thúc.
Hoàng Minh Huân bỏ mấy lời nói mình cho là không mấy tốt đẹp ngoài tai liền đi ngủ.
[…]
Tống Gia Tuệ hôm sau vẫn thức đúng giờ theo đồng hồ sinh học của bản thân.
Dì Tô gặp cô liền truyền lại lời của lão gia muốn cô đến phòng trà trò chuyện.
Đến phòng trà gõ cửa, nhận được sự đồng ý từ người bên trong cô mới nhẹ nhàng mở cửa đi vào. Cách bày trí căn phòng này rất hài hòa, chỉ nhìn thôi cũng cho người khác cảm giác thoải mái. Không gian bên trong rất yên tĩnh, của sổ mở ra bên ngoài là vườn hoa với khung cảnh như vậy rất phù hợp với những người xem việc thưởng thức trà là thú vui tao nhã.
Người trong phòng chỉ chỗ đối diện muốn cô ngồi ở đó, cô liền ngoan ngoãn ngồi xuống Lão gia vừa pha trà vừa hỏi cô “Biết thưởng trà chứ?”
Lúc cô còn bé, ba cô cũng có bộ đồ nghề pha trà đặt ở phòng sách. Cô nhớ rõ ông còn nói những lúc căng thẳng uống trà sẽ thấy tâm trạng tốt hơn, còn có những người lớn tuổi thường xem việc pha trà là một hình thức giải trí. Cô cũng từng chăm chú xem bố pha trà cũng biết một ít, mới đó cũng đã hơn mười năm.
“Từ thời xưa, tổ tiên chúng ta uống trà rất cởi mở hầu như không theo một chuẩn mực, quy định nào. Khác với uống trà Trung Hoa, Hàn Quốc, càng không giống với trà đạo của Nhật Bản, chúng ta không xem uống trà là “đạo”, mà đó là nghệ thuật – nghệ thuật thưởng trà. Vào lúc mờ sáng ta đã ở đây, uống trà vào thời khắc giao hòa đêm qua – ngày tới này sẽ có lợi cho sức khỏe và tâm hồn, hướng người thưởng trà tới những điều tốt đẹp”.
Nói đến đây cũng vừa lúc cốc trà vừa pha xong, đưa nó cho cô “Thử xem sao”
Cô nhận cốc trà quan sát rồi đưa lên mũi ngửi sau đó mới nếm thử.
“Màu xanh nhạt mang sắc thái nhã nhặn, mùi hương tinh khiết, uống vào có vị ngọt tự nhiên và cảm giác mát lạnh. Đây là trà Alishan ở Đài Loan ạ?”
“Biết một chút mà nói như vậy thì quả thật không tầm thường”.
Trà này cô từng thử một lần lúc đi ăn nhà hàng Đài Loan với Lục Nhã Vy, khá ấn tượng với nó nên cô mới hỏi phục vụ tên loại trà này.
“Đây là một người bạn già bên Đài Loan của ta trồng đến lúc thu hoạch có gửi về một ít. Để có một lá trà ngon thực không phải đơn giản. Trà từ lúc bắt đầu trồng rồi chăm sóc đến khi thu hoạch đều phải trải qua những công đoạn khắt khe mới chắt lọc được những lá trà ngon, phù hợp với thị hiếu người dùng. Tất nhiên người nông dân luôn muốn trà của mình đạt chất lượng nhưng chăm sóc những lá trà không được nóng vội phải cần một quá trình lâu dài cũng như cách con người chúng ta có tình cảm với nhau... không thể chỉ một hai ngày là có thể làm được. Ta tin những điều ta muốn nói con hiều được”.
Vẫn là thái độ thông thả như thế nhưng từ trong mỗi lời nói đều có bài học trong đó. Cô không muốn hiểu cũng không được, trả lời “Vâng ạ!”
“Chăm sóc Huân tốt một chút. Nó không phải là người không hiểu chuyện, không nói lý lẽ nhưng chỉ cần người khác có lỗi với nó thì tuyệt đối không bỏ qua”.
Câu nói đó nghiêm túc mà lạnh lẽo đến lạ thường làm cô có cảm giác như nãy giờ đang có hai người hoàn toàn khác đang nói chuyện với mình.
Lão gia đột nhiên bật cười, “Sau này cứ gọi chú như Huân là được rồi. Chiều nay muốn mua thứ gì cứ bảo tài xế chở đến trung tâm thương mại là được, mặc dù đã chuẩn bị sẵn mấy đồ dùng cần thiết nhưng mấy đồ cá nhân thì cũng phải cần có”.