Chương : 39
Tôi không ăn cơm, cũng không uống thuốc, Vĩnh Nương bưng thuốc lên, tôi gồng sức hất văng bát thuốc trên tay bà ấy đi, tôi chỉ cần A Độ thôi, tôi không thể ở lại Đông Cung này thêm một ngày nào nữa, tôi cần A Độ, tôi cần về Tây Lương.
Tôi ngủ suốt một ngày trời, giấc ngủ nặng nề mê man, những cơn ác mộng tìm về triền miên. Tôi mơ thấy mẹ, tôi mơ thấy mình khóc nhiều biết mấy, tôi mơ thấy cha, cảm nhận bàn tay thô ráp của người xoa đầu mình, cha bảo: “Con gái ơi, khổ cho con rồi.”
Con không khổ, con chỉ thấy kiệt quệ vì mỏi mệt, không sao vùng vẫy được nữa. Con như một con cá đang bên bờ hấp hối; lại giống một bông hoa đã đến độ héo tàn.
Lí Thừa Ngân và Đông Cung là thứ gông cùm nặng nề nhất trên đời này, con không cõng nỗi nó nữa.
Sau đó Vĩnh Nương nhẹ nhàng lay tôi dậy, bà ấy bảo: “A Độ về rồi.”
Quả thực họ đã đưa A Độ về, chỉ có điều vẫn hôn mê, nằm bất tỉnh trên giường, cũng chẳng rõ vì sao Lí Thừa Ngân lại đổi ý.
Tôi xoa tay A Độ, cảm giác nóng ran hơn cả tay mình, A Độ vẫn đương cơn sốt, thế nhưng chỉ cần A Độ ở đây, để tôi được chăm sóc nàng ấy, thế là đủ.
Vĩnh Nương không nói gì thêm, chỉ bảo: “A Độ về rồi, Thái Tử Phi uống thuốc đi.”
Tôi tu một hơi hết sạch bát thuốc to đùng mà đắng ngắt, đắng kinh khủng, thậm chí bã quả hạnh ngâm tôi cũng bỏ qua không ăn. Tôi ngoảnh mặt cười với Vĩnh Nương, rồi bỗng dưng chẳng hiểu vì sao mà bà ấy lại rỏ giọt nước mắt.
Tôi lấy làm lạ, hỏi: “Vĩnh Nương này, bà sao thế?”
Vĩnh Nương không nói, chỉ thẽ thọt: “Tóc Thái Tử Phi bị rối rồi, để nô tì hầu người chải tóc.”
Chiếc lược sừng lướt trên tóc mang cảm giác dễ chịu lạ. Đôi bàn tay Vĩnh Nương dịu hiền mà ấm áp, như đôi bàn tay mẹ. Bà chải đầu cho tôi, giọng đều đều kể: “Nhớ hồi Thái Tử Phi mới vào Đông Cung đã đổ bệnh nặng, mấy đêm liền người nóng hầm hập. Thái Y lại không dám tùy tiện cắt thuốc, sợ nguy hiểm đến tính mạng. Nô tì túc trực bên người, lúc ấy người vẫn chưa thạo tiếng Trung Nguyên, trong mơ người cứ khóc gọi ‘thiện tử, thiện tử’, sau này nô tì mới biết, thì ra thiện tử trong tiếng Tây Lương có nghĩa là mẹ.”
Tôi quên cả rồi, chỉ nhớ dạo chân ướt chân ráo bước vào Đông Cung, tôi đã lăn ra ốm, bấy giờ nhờ Vĩnh Nương và A Độ chăm mãi mới khỏi được.
“Năm đó người mới có 15 tuổi.” Vĩnh Nương nhẹ nhàng giúp tôi vấn tóc lên, “Thế là loáng cái đã ba năm trôi qua.”
Tôi ngoái đầu nhìn thì bà ấy cười: “Ngày sinh của Nương Nương, trong cung quên, mà điện hạ cũng quên, hôm nay Nương Nương tròn 18 tuổi rồi.”
Quả là tôi quên khuấy mất, A Độ còn đương sống dở chết dở, hồn vía nào mà đi nhớ tới sinh nhật. Dịch đình lệnh đáng lẽ phải nhớ những chuyện này, có điều, nghe nói tình hình trong cung hiện nay đang rất lộn xộn, từ lúc Cao Quý Phi xảy ra chuyện, những kẻ còn lại chắc chẳng ai chú ý đến những việc cỏn con.
Duy nhất có Vĩnh Nương là còn nhớ.
Bà ấy lấy lược bí chăm chút chải cho tôi hai bên tóc mai: “Từ giờ về sau, Thái Tử Phi đã là người lớn thật rồi, không nên buông thả làm liều nữa.”
Buông thả làm liều?
Tôi thấy bốn chữ ấy xa xôi lắm…Tôi của ngày xưa buông thả làm liều dường như đã khuất mặt từ lâu rồi. Ba năm trước, tôi đã chết ngay giữa dòng sông Quên, mà tôi của ngày nay, chỉ ăn nhờ ở đậu trong cái xác của nàng ta, rồi sống quãng đời 3 năm đầy ngây ngô và dại dột. Tôi rũ quên tất thảy, tôi quên sạch thù sâu oán nặng, tôi chung sống với kẻ thù suốt 3 năm nay. Cho đến khi, tôi lại yêu chàng lần nữa.
Có điều chàng mãi mãi sẽ chẳng nhớ ra tôi đâu.
Cũng may, thà rằng chàng mãi mãi đừng nhớ.
Sức khỏe của A Độ dần hồi phục cũng là lúc mùa hè sắp tàn.
Trong thời kỳ dưỡng thương, nàng ấy dùng tay ra hiệu, kể cho tôi nghe 1 số việc, ví dụ như, Cố Kiếm đã cứu nàng ấy thế nào. Thì ra từ cái lần lâu lắm rôi, vì giúp A Độ trị thương mà Cố Kiếm hao tổn mất một nửa nội lực. Nếu không phải vậy, có lẽ thầy đã chẳng chết vùi giữa mưa tên.
A Độ cũng ngốc y như tôi vậy.
Rồi tôi chậm rãi ra dấu tay hỏi nàng ấy: “Ngươi thích thầy đúng không?”
A Độ không trả lời, nhưng một màn sương mỏng như dâng đầy lên trong mắt, đoạn ngoảnh mặt trông ra hoa sen ngoài cửa sổ, một lúc mới quay vào, nhoẻn cười với tôi.
Tôi biết rõ nàng ấy vừa mới khóc xong.
Cô bé này hệt như tôi, đến lúc khóc mà cũng cười được.
A Độ nói tôi mới biết khá nhiều việc, thí dụ như lần đầu tiên Lí Thừa Ngân bị đâm, lúc A Độ đuổi theo thích khách, bị gã đánh trọng thương, tôi cứ tưởng đó là người do Hoàng Hậu phái đến, hóa ra sau cùng A Độ lại phát hiện sự thật không phải thế.
“Người của Điện hạ.” A Độ viết trên giấy rằng, “Tôn Nhị cầm đầu.”
Cái tên ấy khiến tôi kinh ngạc quá đỗi. Tôn Nhị? Nếu Tôn Nhị là người của Lí Thừa Ngân, thế thì Hoàng Hậu bị vu oan ư? Vậy ra không phải bà ấy sai người hành thích Lí Thừa Ngân, mà chỉ là khổ nhục kế của bản thân Lí Thừa Ngân thôi sao? Lúc ở phường Ngọc Minh, cũng chính Tôn Nhị kéo đồng bọn đến bày chuyện vảy mực, hòng tách tôi và Lí Thừa Ngân xa khỏi Bệ Hạ, thì ra thảy những mưu toan ngấm ngầm này, cốt là để Lí Thừa Ngân trốn tránh được trách nhiệm ư?
Rốt cuộc chàng đã làm gì? Rốt cuộc Lí Thừa Ngân đã làm những gì…
A Độ viết từng nét trên giấy, thuật lại từng hồi cho tôi nghe: Bữa đó, nàng ấy đứng bên ngoài phường Ngọc Minh, chợt cảm thấy tình hình bất thường, liền theo đuôi Tôn Nhị, cốt dò xét chân tướng sự việc, không ngờ lại bị Tôn Nhị phát hiện, bọn tay chân dưới quyền Tôn Nhị toàn những kẻ võ công cao cường, một mình A Độ địch không lại, về sau lũ người đó không giết A Độ, mà chỉ nhốt nàng ấy ở 1 nơi vô cùng bí mật. May thay, vài hôm sau thì Cố Kiếm đến cứu A Độ, đồng thời cũng dẫn nàng ấy đến ngôi miếu hoang gặp tôi. A Độ chất vấn Cố Kiếm chuyện vì sao lại đưa tôi đến náu ở miếu hoang, bấy giờ mới hay thì ra cả Cố Kiếm và Tôn Nhị đều do Lí Thừa Ngân giật dây. Mà cũng chính Lí Thừa Ngân sai Cố Kiếm đến uy hiếp Bệ Hạ, hòng khiến Bệ Hạ tưởng nhầm có kẻ muốn ngăn cản người điều tra án cũ nhà họ Trần. Không ngờ tôi lại xông ra tình nguyện làm con tin, thế nên Cố Kiếm mới tương kế tựu kế toan dẫn tôi bỏ trốn.
Tôi không còn dám nghĩ mà cũng không muốn nghĩ gì thêm nữa, cứ chớm nghĩ là cả người lại như rơi vào tiết đông rét buốt, lòng lạnh toát run rẩy từng hồi. Giờ đây, đối với tôi, Lí Thừa Ngân hoàn toàn là 1 kẻ xa lạ, một kẻ xa lạ đáng sợ, tôi chẳng bao giờ đoán ra chàng còn toan tính những gì. Ba năm trước chàng từng làm những chuyện khủng khiếp, ba năm sau chàng càng thêm phần đáng sợ. Chàng giăng bẫy Cố Kiếm, phải chăng muốn giết người diệt khẩu? Rõ ràng Cố Kiếm còn là bà con họ hàng với chàng, thầy từng giúp chàng làm bao nhiêu việc xấu xa thậm thụt sau lưng. Thậm chí ngay cả A Độ mà Lí Thừa Ngân cũng không tiếc rẻ, phải chăng chàng muốn tôi vĩnh viễn không bao giờ biết được sự thật.
Tôi cảm giác tim mình đã hóa băng, rốt cuộc, chàng đang làm gì? Lần đầu tiên trong cuộc đời tôi thấy lòng dạ con người trên thế gian này thật nham hiểm, cõi Đông Cung này thật hiểm ác, và cả Lí Thừa Ngân cũng vô cùng đáng sợ.
Đáng sợ đến độ tôi phải run khiếp.
Tôi và A Độ vẫn trong tình trạng bị giam lỏng cầm chừng, giờ thì tôi mặc kệ. Chốn Đông Cung cô quạnh này chỉ có tôi và A Độ là nương tựa lẫn nhau.
Nguyệt Nương đến thăm tôi mấy lần, tôi bảo tỷ ấy: “Tỷ một thân một mình ở trong cung, nhớ phải cẩn thận.”
Tình yêu của bậc đế vương, sao có thể bền lâu cho được. Hoàng thượng đưa tỷ ấy vào cung, cốt mượn cái danh nghĩa hòng lật lại án cũ nhà họ Trần, chứ mỹ nhân trong cùng thì la liệt, chỉ e còn nhiều hơn cả Đông Cung kìa. Cao Quý Phi ngã bệnh qua đời đột ngột, nghe người ta xì xào thì bà ấy mất chỗ dựa, đâm túng quẫn nuốt vàng tự vẫn. Chuyện hậu cung truyền đến Đông Cung lúc nào chẳng tức thì.
Tôi biết tình cảnh của Nguyệt Nương cũng khá tế nhị, đành rằng nhìn bề ngoài thì Hoàng thượng có vẻ hết mực ưu ái tỷ ấy, nhưng nói cho cùng, Nguyệt Nương là gái xuất thân từ chốn thanh lâu, giờ những thế lực mới trong triều đang dần hình thành, Bệ Hạ lại nạp thêm phi tử. Quần thần khuyên người nên sắc lập tân Hoàng Hậu, có điều dường như Bệ Hạ còn đương do dự.
Nếu như có Hoàng Hậu rồi, chẳng rõ liệu Nguyệt Nương có bị Hoàng Hậu mới sinh lòng đố kị hay không nữa. Vĩnh Nương từng kể tôi nghe chuyện Lan Phi đời triều trước, cũng chỉ bởi xuất thân hèn kém, mà bị Hoàng Hậu hại chết. Thực tâm tôi không muốn Nguyệt Nương rơi vào kết cục ấy.
Nguyệt Nương nở nụ cười rạng rỡ bảo tôi: “Yên tâm đi, tỷ biết đường ứng phó mà.”
Rồi tỷ ấy gảy cho tôi nghe khúc nhạc.
“Thu về hái sen hồ Nam
Sen cao quá đầu
Cúi đầu bứt sen
Sen lặng như nước”
Tiếng hát Nguyệt Nương nghe tha thiết êm đềm, gợi hơi bụi nước mịn mềm, lại tựa giọt sương lăn tròn giữa lá sen, càng có nét hao hao một cơn gió vút qua tường cao vời vợi chốn thâm cung, gió đưa dây đu, gió đưa trời xanh biếc xao động, gió đưa mây trong ngần lững lờ trôi… Trời xanh có chú chim đang sải cánh bay về vùng trời phía tây, nó bay về Tây Lương, dẫu Tây Lương không có hồ sen đẹp tựa nhường này, dẫu Tây Lương không có người đẹp hái hoa sen, nhưng Tây Lương vẫn là quê hương của tôi.
Tôi nhờ những tháng ngày ở phường Ngọc Minh, dạo ấy tôi sống vui vẻ, vô tư lự mà tràn trề niềm vui biết là mấy.
Tôi thở dài: “Chẳng biết lúc nào tỷ mới lại cho hát muội nghe nữa nhỉ.”
Nguyệt Nương bảo: “Lần sau tỷ lại đến thăm muội chứ sao nữa.”
Tôi không lên tiếng, bởi tôi đã quyết tâm phải về bằng được Tây Lương.
Thương tích của A Độ đã lành lặn, chúng tôi có thể khởi hành được rồi.
Lí Thừa Ngân sai Bùi Chiếu chọn ra mấy người đến theo sát tôi, trên danh nghĩa thì là bảo vệ, thực ra chủ yếu để liếc chừng, đám ấy canh tôi sít sao riết róng, nếu tôi và A Độ cứ liều mình bỏ trốn, tôi nghĩ khó lòng mà được. Vậy nên chỉ còn nước tùy cơ ứng biến.
Ngày Thất Tịch mùng 7 tháng 7, đối với hoàng cung mà nói quả là ngày vui. Sở dĩ ngày mừng thọ Bệ Hạ trùng với đêm Thất Tịch, nên từ hơn nửa tháng trước, trong cung đã đăng đèn kết hoa, sắm sửa bình mới bày biện ngự hoa viên. Bữa đó, yến được thết ở đảo Quỳnh Sơn giữa hồ Nam Uyển, lầu Đế Hoa và đình Thiên Lục trên đảo có không gian thoáng mát là nơi thích hợp để nghỉ ngơi vào dịp hè.
Từ sáng sớm Lí Thừa Ngân đã nhập cung, muộn hơi tôi mới vào. Theo lệ, cứ vào dịp mừng thọ, Bệ Hạ lại ban thưởng cho quần thần, nên trong điện Thừa Đức cũng thết yến. Mà tiệc ở hậu cung thì do Hiền Phi người mới được Bệ Hạ sắc phong phụ trách, mọi việc bố trí hết sức ổn thỏa. Tôi lên thuyền từ phía sau điện Cam Lộ, trên thuyền còn vẳng nghe có tiếng nhạc từ đôi bờ đưa về, thì ra Hiền Phi đã bố trí đội văn công hòa tấu sáo trúc đứng dưới bóng râm bờ hồ. Nước gợn sóng nhạc, phiêu bồng tựa cõi tiên.
Mặt trời ngả núi cũng là lúc yến tiệc chính thức khai màn, hồ Nam Uyển rộ màu sen trắng chen màu lá xanh, lớp lớp bông sen tinh khôi gối đầu lên nhau, chỉ ngặt sen không vưởng mùi hương. Hiền Phi sai người thả đèn hoa sen có kèm bánh thơm xuống hồ, bánh thơm cách ánh nến qua đĩa đồng, hơi nóng dậy hương nồng nàn, hương bay theo gió đưa xa, ngay cả cung tần mỹ nữ hậu cung cũng thơm kém phần. Trên lán ven hồ, bộ Nhạc dàn dựng khúc Lăng Ba(*), cung nữ xòe váy màu xanh biếc nom như những nàng tiên lá sen đang dập dìu điệu Lăng Ba. Ánh nến trên chiếc lán lung linh chảy tràn xuống những ngọn sóng dập dềnh, hắt lên thứ ánh sáng lấp lánh tựa ngàn sao.
(*Lăng ba khúc vốn là một vũ khúc nổi tiếng ở thời Đường)
Bệ Hạ rất hài lòng với cách bài trí nơi đây, người khen Hiền Phi khéo léo linh hoạt. Nhất là việc đặt bánh thơm dưới đèn hoa sen, Hiền Phi mỉm cười thưa rằng: “Đây nào có phải ý của thần thiếp, có điều ngày thường thần thiếp vẫn cảm khái, hoa sen đẹp đấy, chỉ tiếc không hương. Cung nữ A Mãn theo hầu thần thiếp xưa nay vốn khéo léo, liền nghĩ cách, sai người chế loại đèn hoa sen này, được Bệ Hạ khen ngợi, âu cũng là phúc của A Mãn, thần thiếp xin được gọi A Mãn đến tạ ơn người.”
Nàng cung nữ tên A Mãn kia chỉ chừng 16, 17 tuổi, lúc ấy lững thững bước ra, uyển chuyển thi lễ với Bệ Hạ, đoạn ngước nhìn lên, vẻ đẹp của nàng ta quả thực khiến nhiều người phải hít một hơi thật sâu, nom có phần xinh đẹp hơn cả Nguyệt Nương. Ai ai cũng chung cảm nhận rằng nàng ta có nét thanh tú tựa một đóa sen trắng, xinh xắn không gì bì được. Bấy giờ có lẽ Bệ Hạ cũng bị dung nhan mỹ miều kia làm cho ngơ ngẩn một hồi, sau đó người thưởng cho A Mãn một đôi bình ngọc, một tráp trầm hương. Tôi còn tưởng Bệ Hạ sẽ nạp nàng ta làm phi tử, ai ngờ bỗng nhiên Bệ Hạ nói với Lí Thừa Ngân rằng: “Ngân Nhi, con cảm thấy cung nữ này thế nào?”
Lí Thừa Ngân ngồi đối diện tôi, nom chàng có vẻ mệt mỏi, từ bấy đến nay chưa lên tiếng câu nào. Giờ nghe Bệ Hạ đột nhiên hỏi mình, chàng mới đảo mắt qua A Mãn một lượt đoạn lạnh nhạt thưa: “Quả là mỹ nhân ạ.”
Bệ Hạ nói: “Bên con thiếu người hầu hạ, chi bằng gọi A Mãn đến Đông Cung, ta sẽ sai Dịch đình lệnh chọn người khác giữ chức nữ quan bên chỗ Hiền Phi.”
Lí Thừa Ngân thưa: “Nhi thần đội ơn thiện chí của phụ hoàng, có điều bên cạnh nhi thần không thiếu người hầu hạ.”
Tôi bất giác cũng khẽ động đậy, Bệ Hạ hỏi: “Thái Tử Phi có gì muốn nói?”
Tôi bẩm: “Bẩm phụ hoàng, điện hạ tính hay e thẹn, người ngượng không dám nói có. A Mãn xinh đẹp nhường này, điện hạ không cần, vậy kính xin Bệ Hạ ban A Mãn cho con.”
Bệ Hạ cười khà khà, rồi chuẩn y.
Tôi ngủ suốt một ngày trời, giấc ngủ nặng nề mê man, những cơn ác mộng tìm về triền miên. Tôi mơ thấy mẹ, tôi mơ thấy mình khóc nhiều biết mấy, tôi mơ thấy cha, cảm nhận bàn tay thô ráp của người xoa đầu mình, cha bảo: “Con gái ơi, khổ cho con rồi.”
Con không khổ, con chỉ thấy kiệt quệ vì mỏi mệt, không sao vùng vẫy được nữa. Con như một con cá đang bên bờ hấp hối; lại giống một bông hoa đã đến độ héo tàn.
Lí Thừa Ngân và Đông Cung là thứ gông cùm nặng nề nhất trên đời này, con không cõng nỗi nó nữa.
Sau đó Vĩnh Nương nhẹ nhàng lay tôi dậy, bà ấy bảo: “A Độ về rồi.”
Quả thực họ đã đưa A Độ về, chỉ có điều vẫn hôn mê, nằm bất tỉnh trên giường, cũng chẳng rõ vì sao Lí Thừa Ngân lại đổi ý.
Tôi xoa tay A Độ, cảm giác nóng ran hơn cả tay mình, A Độ vẫn đương cơn sốt, thế nhưng chỉ cần A Độ ở đây, để tôi được chăm sóc nàng ấy, thế là đủ.
Vĩnh Nương không nói gì thêm, chỉ bảo: “A Độ về rồi, Thái Tử Phi uống thuốc đi.”
Tôi tu một hơi hết sạch bát thuốc to đùng mà đắng ngắt, đắng kinh khủng, thậm chí bã quả hạnh ngâm tôi cũng bỏ qua không ăn. Tôi ngoảnh mặt cười với Vĩnh Nương, rồi bỗng dưng chẳng hiểu vì sao mà bà ấy lại rỏ giọt nước mắt.
Tôi lấy làm lạ, hỏi: “Vĩnh Nương này, bà sao thế?”
Vĩnh Nương không nói, chỉ thẽ thọt: “Tóc Thái Tử Phi bị rối rồi, để nô tì hầu người chải tóc.”
Chiếc lược sừng lướt trên tóc mang cảm giác dễ chịu lạ. Đôi bàn tay Vĩnh Nương dịu hiền mà ấm áp, như đôi bàn tay mẹ. Bà chải đầu cho tôi, giọng đều đều kể: “Nhớ hồi Thái Tử Phi mới vào Đông Cung đã đổ bệnh nặng, mấy đêm liền người nóng hầm hập. Thái Y lại không dám tùy tiện cắt thuốc, sợ nguy hiểm đến tính mạng. Nô tì túc trực bên người, lúc ấy người vẫn chưa thạo tiếng Trung Nguyên, trong mơ người cứ khóc gọi ‘thiện tử, thiện tử’, sau này nô tì mới biết, thì ra thiện tử trong tiếng Tây Lương có nghĩa là mẹ.”
Tôi quên cả rồi, chỉ nhớ dạo chân ướt chân ráo bước vào Đông Cung, tôi đã lăn ra ốm, bấy giờ nhờ Vĩnh Nương và A Độ chăm mãi mới khỏi được.
“Năm đó người mới có 15 tuổi.” Vĩnh Nương nhẹ nhàng giúp tôi vấn tóc lên, “Thế là loáng cái đã ba năm trôi qua.”
Tôi ngoái đầu nhìn thì bà ấy cười: “Ngày sinh của Nương Nương, trong cung quên, mà điện hạ cũng quên, hôm nay Nương Nương tròn 18 tuổi rồi.”
Quả là tôi quên khuấy mất, A Độ còn đương sống dở chết dở, hồn vía nào mà đi nhớ tới sinh nhật. Dịch đình lệnh đáng lẽ phải nhớ những chuyện này, có điều, nghe nói tình hình trong cung hiện nay đang rất lộn xộn, từ lúc Cao Quý Phi xảy ra chuyện, những kẻ còn lại chắc chẳng ai chú ý đến những việc cỏn con.
Duy nhất có Vĩnh Nương là còn nhớ.
Bà ấy lấy lược bí chăm chút chải cho tôi hai bên tóc mai: “Từ giờ về sau, Thái Tử Phi đã là người lớn thật rồi, không nên buông thả làm liều nữa.”
Buông thả làm liều?
Tôi thấy bốn chữ ấy xa xôi lắm…Tôi của ngày xưa buông thả làm liều dường như đã khuất mặt từ lâu rồi. Ba năm trước, tôi đã chết ngay giữa dòng sông Quên, mà tôi của ngày nay, chỉ ăn nhờ ở đậu trong cái xác của nàng ta, rồi sống quãng đời 3 năm đầy ngây ngô và dại dột. Tôi rũ quên tất thảy, tôi quên sạch thù sâu oán nặng, tôi chung sống với kẻ thù suốt 3 năm nay. Cho đến khi, tôi lại yêu chàng lần nữa.
Có điều chàng mãi mãi sẽ chẳng nhớ ra tôi đâu.
Cũng may, thà rằng chàng mãi mãi đừng nhớ.
Sức khỏe của A Độ dần hồi phục cũng là lúc mùa hè sắp tàn.
Trong thời kỳ dưỡng thương, nàng ấy dùng tay ra hiệu, kể cho tôi nghe 1 số việc, ví dụ như, Cố Kiếm đã cứu nàng ấy thế nào. Thì ra từ cái lần lâu lắm rôi, vì giúp A Độ trị thương mà Cố Kiếm hao tổn mất một nửa nội lực. Nếu không phải vậy, có lẽ thầy đã chẳng chết vùi giữa mưa tên.
A Độ cũng ngốc y như tôi vậy.
Rồi tôi chậm rãi ra dấu tay hỏi nàng ấy: “Ngươi thích thầy đúng không?”
A Độ không trả lời, nhưng một màn sương mỏng như dâng đầy lên trong mắt, đoạn ngoảnh mặt trông ra hoa sen ngoài cửa sổ, một lúc mới quay vào, nhoẻn cười với tôi.
Tôi biết rõ nàng ấy vừa mới khóc xong.
Cô bé này hệt như tôi, đến lúc khóc mà cũng cười được.
A Độ nói tôi mới biết khá nhiều việc, thí dụ như lần đầu tiên Lí Thừa Ngân bị đâm, lúc A Độ đuổi theo thích khách, bị gã đánh trọng thương, tôi cứ tưởng đó là người do Hoàng Hậu phái đến, hóa ra sau cùng A Độ lại phát hiện sự thật không phải thế.
“Người của Điện hạ.” A Độ viết trên giấy rằng, “Tôn Nhị cầm đầu.”
Cái tên ấy khiến tôi kinh ngạc quá đỗi. Tôn Nhị? Nếu Tôn Nhị là người của Lí Thừa Ngân, thế thì Hoàng Hậu bị vu oan ư? Vậy ra không phải bà ấy sai người hành thích Lí Thừa Ngân, mà chỉ là khổ nhục kế của bản thân Lí Thừa Ngân thôi sao? Lúc ở phường Ngọc Minh, cũng chính Tôn Nhị kéo đồng bọn đến bày chuyện vảy mực, hòng tách tôi và Lí Thừa Ngân xa khỏi Bệ Hạ, thì ra thảy những mưu toan ngấm ngầm này, cốt là để Lí Thừa Ngân trốn tránh được trách nhiệm ư?
Rốt cuộc chàng đã làm gì? Rốt cuộc Lí Thừa Ngân đã làm những gì…
A Độ viết từng nét trên giấy, thuật lại từng hồi cho tôi nghe: Bữa đó, nàng ấy đứng bên ngoài phường Ngọc Minh, chợt cảm thấy tình hình bất thường, liền theo đuôi Tôn Nhị, cốt dò xét chân tướng sự việc, không ngờ lại bị Tôn Nhị phát hiện, bọn tay chân dưới quyền Tôn Nhị toàn những kẻ võ công cao cường, một mình A Độ địch không lại, về sau lũ người đó không giết A Độ, mà chỉ nhốt nàng ấy ở 1 nơi vô cùng bí mật. May thay, vài hôm sau thì Cố Kiếm đến cứu A Độ, đồng thời cũng dẫn nàng ấy đến ngôi miếu hoang gặp tôi. A Độ chất vấn Cố Kiếm chuyện vì sao lại đưa tôi đến náu ở miếu hoang, bấy giờ mới hay thì ra cả Cố Kiếm và Tôn Nhị đều do Lí Thừa Ngân giật dây. Mà cũng chính Lí Thừa Ngân sai Cố Kiếm đến uy hiếp Bệ Hạ, hòng khiến Bệ Hạ tưởng nhầm có kẻ muốn ngăn cản người điều tra án cũ nhà họ Trần. Không ngờ tôi lại xông ra tình nguyện làm con tin, thế nên Cố Kiếm mới tương kế tựu kế toan dẫn tôi bỏ trốn.
Tôi không còn dám nghĩ mà cũng không muốn nghĩ gì thêm nữa, cứ chớm nghĩ là cả người lại như rơi vào tiết đông rét buốt, lòng lạnh toát run rẩy từng hồi. Giờ đây, đối với tôi, Lí Thừa Ngân hoàn toàn là 1 kẻ xa lạ, một kẻ xa lạ đáng sợ, tôi chẳng bao giờ đoán ra chàng còn toan tính những gì. Ba năm trước chàng từng làm những chuyện khủng khiếp, ba năm sau chàng càng thêm phần đáng sợ. Chàng giăng bẫy Cố Kiếm, phải chăng muốn giết người diệt khẩu? Rõ ràng Cố Kiếm còn là bà con họ hàng với chàng, thầy từng giúp chàng làm bao nhiêu việc xấu xa thậm thụt sau lưng. Thậm chí ngay cả A Độ mà Lí Thừa Ngân cũng không tiếc rẻ, phải chăng chàng muốn tôi vĩnh viễn không bao giờ biết được sự thật.
Tôi cảm giác tim mình đã hóa băng, rốt cuộc, chàng đang làm gì? Lần đầu tiên trong cuộc đời tôi thấy lòng dạ con người trên thế gian này thật nham hiểm, cõi Đông Cung này thật hiểm ác, và cả Lí Thừa Ngân cũng vô cùng đáng sợ.
Đáng sợ đến độ tôi phải run khiếp.
Tôi và A Độ vẫn trong tình trạng bị giam lỏng cầm chừng, giờ thì tôi mặc kệ. Chốn Đông Cung cô quạnh này chỉ có tôi và A Độ là nương tựa lẫn nhau.
Nguyệt Nương đến thăm tôi mấy lần, tôi bảo tỷ ấy: “Tỷ một thân một mình ở trong cung, nhớ phải cẩn thận.”
Tình yêu của bậc đế vương, sao có thể bền lâu cho được. Hoàng thượng đưa tỷ ấy vào cung, cốt mượn cái danh nghĩa hòng lật lại án cũ nhà họ Trần, chứ mỹ nhân trong cùng thì la liệt, chỉ e còn nhiều hơn cả Đông Cung kìa. Cao Quý Phi ngã bệnh qua đời đột ngột, nghe người ta xì xào thì bà ấy mất chỗ dựa, đâm túng quẫn nuốt vàng tự vẫn. Chuyện hậu cung truyền đến Đông Cung lúc nào chẳng tức thì.
Tôi biết tình cảnh của Nguyệt Nương cũng khá tế nhị, đành rằng nhìn bề ngoài thì Hoàng thượng có vẻ hết mực ưu ái tỷ ấy, nhưng nói cho cùng, Nguyệt Nương là gái xuất thân từ chốn thanh lâu, giờ những thế lực mới trong triều đang dần hình thành, Bệ Hạ lại nạp thêm phi tử. Quần thần khuyên người nên sắc lập tân Hoàng Hậu, có điều dường như Bệ Hạ còn đương do dự.
Nếu như có Hoàng Hậu rồi, chẳng rõ liệu Nguyệt Nương có bị Hoàng Hậu mới sinh lòng đố kị hay không nữa. Vĩnh Nương từng kể tôi nghe chuyện Lan Phi đời triều trước, cũng chỉ bởi xuất thân hèn kém, mà bị Hoàng Hậu hại chết. Thực tâm tôi không muốn Nguyệt Nương rơi vào kết cục ấy.
Nguyệt Nương nở nụ cười rạng rỡ bảo tôi: “Yên tâm đi, tỷ biết đường ứng phó mà.”
Rồi tỷ ấy gảy cho tôi nghe khúc nhạc.
“Thu về hái sen hồ Nam
Sen cao quá đầu
Cúi đầu bứt sen
Sen lặng như nước”
Tiếng hát Nguyệt Nương nghe tha thiết êm đềm, gợi hơi bụi nước mịn mềm, lại tựa giọt sương lăn tròn giữa lá sen, càng có nét hao hao một cơn gió vút qua tường cao vời vợi chốn thâm cung, gió đưa dây đu, gió đưa trời xanh biếc xao động, gió đưa mây trong ngần lững lờ trôi… Trời xanh có chú chim đang sải cánh bay về vùng trời phía tây, nó bay về Tây Lương, dẫu Tây Lương không có hồ sen đẹp tựa nhường này, dẫu Tây Lương không có người đẹp hái hoa sen, nhưng Tây Lương vẫn là quê hương của tôi.
Tôi nhờ những tháng ngày ở phường Ngọc Minh, dạo ấy tôi sống vui vẻ, vô tư lự mà tràn trề niềm vui biết là mấy.
Tôi thở dài: “Chẳng biết lúc nào tỷ mới lại cho hát muội nghe nữa nhỉ.”
Nguyệt Nương bảo: “Lần sau tỷ lại đến thăm muội chứ sao nữa.”
Tôi không lên tiếng, bởi tôi đã quyết tâm phải về bằng được Tây Lương.
Thương tích của A Độ đã lành lặn, chúng tôi có thể khởi hành được rồi.
Lí Thừa Ngân sai Bùi Chiếu chọn ra mấy người đến theo sát tôi, trên danh nghĩa thì là bảo vệ, thực ra chủ yếu để liếc chừng, đám ấy canh tôi sít sao riết róng, nếu tôi và A Độ cứ liều mình bỏ trốn, tôi nghĩ khó lòng mà được. Vậy nên chỉ còn nước tùy cơ ứng biến.
Ngày Thất Tịch mùng 7 tháng 7, đối với hoàng cung mà nói quả là ngày vui. Sở dĩ ngày mừng thọ Bệ Hạ trùng với đêm Thất Tịch, nên từ hơn nửa tháng trước, trong cung đã đăng đèn kết hoa, sắm sửa bình mới bày biện ngự hoa viên. Bữa đó, yến được thết ở đảo Quỳnh Sơn giữa hồ Nam Uyển, lầu Đế Hoa và đình Thiên Lục trên đảo có không gian thoáng mát là nơi thích hợp để nghỉ ngơi vào dịp hè.
Từ sáng sớm Lí Thừa Ngân đã nhập cung, muộn hơi tôi mới vào. Theo lệ, cứ vào dịp mừng thọ, Bệ Hạ lại ban thưởng cho quần thần, nên trong điện Thừa Đức cũng thết yến. Mà tiệc ở hậu cung thì do Hiền Phi người mới được Bệ Hạ sắc phong phụ trách, mọi việc bố trí hết sức ổn thỏa. Tôi lên thuyền từ phía sau điện Cam Lộ, trên thuyền còn vẳng nghe có tiếng nhạc từ đôi bờ đưa về, thì ra Hiền Phi đã bố trí đội văn công hòa tấu sáo trúc đứng dưới bóng râm bờ hồ. Nước gợn sóng nhạc, phiêu bồng tựa cõi tiên.
Mặt trời ngả núi cũng là lúc yến tiệc chính thức khai màn, hồ Nam Uyển rộ màu sen trắng chen màu lá xanh, lớp lớp bông sen tinh khôi gối đầu lên nhau, chỉ ngặt sen không vưởng mùi hương. Hiền Phi sai người thả đèn hoa sen có kèm bánh thơm xuống hồ, bánh thơm cách ánh nến qua đĩa đồng, hơi nóng dậy hương nồng nàn, hương bay theo gió đưa xa, ngay cả cung tần mỹ nữ hậu cung cũng thơm kém phần. Trên lán ven hồ, bộ Nhạc dàn dựng khúc Lăng Ba(*), cung nữ xòe váy màu xanh biếc nom như những nàng tiên lá sen đang dập dìu điệu Lăng Ba. Ánh nến trên chiếc lán lung linh chảy tràn xuống những ngọn sóng dập dềnh, hắt lên thứ ánh sáng lấp lánh tựa ngàn sao.
(*Lăng ba khúc vốn là một vũ khúc nổi tiếng ở thời Đường)
Bệ Hạ rất hài lòng với cách bài trí nơi đây, người khen Hiền Phi khéo léo linh hoạt. Nhất là việc đặt bánh thơm dưới đèn hoa sen, Hiền Phi mỉm cười thưa rằng: “Đây nào có phải ý của thần thiếp, có điều ngày thường thần thiếp vẫn cảm khái, hoa sen đẹp đấy, chỉ tiếc không hương. Cung nữ A Mãn theo hầu thần thiếp xưa nay vốn khéo léo, liền nghĩ cách, sai người chế loại đèn hoa sen này, được Bệ Hạ khen ngợi, âu cũng là phúc của A Mãn, thần thiếp xin được gọi A Mãn đến tạ ơn người.”
Nàng cung nữ tên A Mãn kia chỉ chừng 16, 17 tuổi, lúc ấy lững thững bước ra, uyển chuyển thi lễ với Bệ Hạ, đoạn ngước nhìn lên, vẻ đẹp của nàng ta quả thực khiến nhiều người phải hít một hơi thật sâu, nom có phần xinh đẹp hơn cả Nguyệt Nương. Ai ai cũng chung cảm nhận rằng nàng ta có nét thanh tú tựa một đóa sen trắng, xinh xắn không gì bì được. Bấy giờ có lẽ Bệ Hạ cũng bị dung nhan mỹ miều kia làm cho ngơ ngẩn một hồi, sau đó người thưởng cho A Mãn một đôi bình ngọc, một tráp trầm hương. Tôi còn tưởng Bệ Hạ sẽ nạp nàng ta làm phi tử, ai ngờ bỗng nhiên Bệ Hạ nói với Lí Thừa Ngân rằng: “Ngân Nhi, con cảm thấy cung nữ này thế nào?”
Lí Thừa Ngân ngồi đối diện tôi, nom chàng có vẻ mệt mỏi, từ bấy đến nay chưa lên tiếng câu nào. Giờ nghe Bệ Hạ đột nhiên hỏi mình, chàng mới đảo mắt qua A Mãn một lượt đoạn lạnh nhạt thưa: “Quả là mỹ nhân ạ.”
Bệ Hạ nói: “Bên con thiếu người hầu hạ, chi bằng gọi A Mãn đến Đông Cung, ta sẽ sai Dịch đình lệnh chọn người khác giữ chức nữ quan bên chỗ Hiền Phi.”
Lí Thừa Ngân thưa: “Nhi thần đội ơn thiện chí của phụ hoàng, có điều bên cạnh nhi thần không thiếu người hầu hạ.”
Tôi bất giác cũng khẽ động đậy, Bệ Hạ hỏi: “Thái Tử Phi có gì muốn nói?”
Tôi bẩm: “Bẩm phụ hoàng, điện hạ tính hay e thẹn, người ngượng không dám nói có. A Mãn xinh đẹp nhường này, điện hạ không cần, vậy kính xin Bệ Hạ ban A Mãn cho con.”
Bệ Hạ cười khà khà, rồi chuẩn y.