Chương : 17
Ngày thứ hai, dì Lạc đi làm. Tôi đi lanh quanh trong khu nhà dì cho đỡ buồn tẻ. Tất cả đều là biệt thự khá đẹp, rất yên tĩnh, thi thoảng có tiếng đàn dương cầm vang lên khá trúc trắc, có lẽ là một đứa nhóc nào đấy đang tập luyện. Cây cối trong khu này rất tươi tốt, đi đâu cũng thấy bóng râm. Từng cơn gió nhè nhẹ thổi ngang qua, mùi hoa thơm ngát như phả vào mặt. Đi qua vườn cây là đến một trung tâm. Tôi vào ngó nghiêng một chút, phát hiện ra bên trong có nhà sách, có phòng tập gym, rạp chiếu phim, quán cà phê, hồ bơi. Đi vào nhà sách, tôi lựa cuốn tiểu thuyết của Bạch Tiên Dũng (1), sau đó chọn một góc sô pha, ngồi xuống thưởng thức. Chốc sau, người phục vụ mang đến cho tôi ly nước chanh và bánh ga-tô.
Chẳng biết đọc bao lâu, mãi đến khi cảm thấy nhức mắt, tôi mới ngẩng đầu nhìn lên. Ánh chiều tà hắt vào ô cửa sổ. Tán lá chuối vô cùng thanh nhã đong đưa gần mặt nước, hệt như chiếc váy thướt tha của người con gái. Chợt cảm giác có ai đến gần, tôi quay đầu lại, phát hiện ra dì Lạc đã đứng bên cạnh từ lúc nào, mỉm cười nhìn tôi.
“Đang nhìn gì mà chăm chú quá vậy con?”
“Vừa mới đọc sách xong, nghỉ ngơi một chút.”
“Sách gì vậy? Đừng nói con ở đây cả ngày đọc sách đó chứ?”
Tôi đưa sách trên bàn cho dì xem.
“Bạch Tiên Dũng? Là người viết “Du viên kinh mộng” đó hả? (2)
“Đúng rồi, là ông ta đó!” Tôi rất vui vì dì cũng biết ông ấy. Dù sao thì ông ấy cũng là nhà văn yêu thích của tôi.
“Ừ, dì xem phim rồi, rất hay rất đẹp!”
“Cuốn tiểu thuyết này cũng không kém, viết rất đẹp nhưng đầy đau khổ.”
“Được rồi, nếu con đề cử thì dì mượn về xem một chút.”
Nói xong, dì kéo tôi đến quầy tiếp tân làm thủ tục mượn sách đơn giản, chỉ cần đưa số căn cước ra là được. Chính lúc ấy tôi lơ đãng nhìn thoáng qua, phát hiện ra rằng hai ngày sau là sinh nhật dì!
Đêm đó, tôi bắt đầu nghĩ, nên tặng quà gì cho dì đây? Bánh kem, kẹo, hoa, thiệp chúc mừng các kiểu này, chỉ dành cho con gái, rõ ràng không hợp với dì. Nhưng trang sức, nước hoa, giàyda, túi xách, những đồ xa xỉ này lại rõ ràng vượt qua năng lực kinh tế của tôi. Phải làm sao để tặng món quà thật đặc biệt cho dì đây?
Ngày hôm sau, tôi mượn cớ đi nhà sách đọc sách, nhưng thật ra là đi xem các cửa hàng trong thành phố W, nhìn xem có quà gì mua được không.
Đi được vài vòng, nhìn hàng mỹ nghệ rất xinh đẹp, đồng hồ rất thời thượng a, nhưng tất cả đều vượt quá khả năng chi trả của tôi; mà thứ tôi có thể mua được, lại cảm thấy không ra gì – Haizz, làm sao bây giờ?
Đi cả buổi, rốt cuộc tôi dừng lại ở một tiệm đĩa, tìm đến bộ phim “Cô luyến hoa”, cũng là tác phẩm của Bạch Tiên Dũng được chuyển thể. Tôi muốn xem phim này lâu rồi, nhưng TV chẳng chiếu gì cả, vậy thôi thà mua một bộ về nhà rồi từ từ xem. Tất nhiên đây không thể là quà tặng cho người khác.
Tiếp tục đi, tôi đến một tầng chuyên bán nhạc cụ, có rất nhiều loại nhạc cụ cả Tây và Tàu, hàng bày la liệt. Có những người dắt theo đứa trẻ chọn nhạc cụ. Một ít nhóc còn trực tiếp diễn tấu bằng nhạc cụ yêu thích của chúng. Cũng chẳng thấy ai quản lý gì, nhìn có vẻ rất tự do. Đã vài ngày chưa đàn, tôi bỗng có chút ngứa tay, bèn đi thẳng đến bên một cây piano, chơi Bach. Tôi phát hiện âm sắc cây piano này tốt hơn của tôi rất nhiều, lòng rất vui vẻ, không nhịn được đàn thêm một bài nữa.
Đàn xong, quay người lại, tôi chợt nhận ra bên cạnh xuất hiện một cô nhóc. Nhóc ngọt ngào nói với tôi: “Chị ơi, chị đàn hay quá! Đàn tốt hơn em nhiều!” Tôi nghe xong, bất giác mỉm cười. Tôi lớn hơn nhóc nhiều như vậy, thì đàn tốt hơn cũng chẳng có gì kỳ lạ.
Tôi cười cười với nhóc, nói: “Cảm ơn đã khích lệ!”
Nhóc còn ra vẻ tự phụ nói: “Không cần khách sao!” Con nít bây giờ, thật là trưởng thành sớm.
Sau đó, nhóc nói cho tôi biết, nhóc tên là Thần Thần, cửa hàng nhạc cụ này là do ba nhóc mở. Trách không được, rất ra dáng cô chủ nhỏ. Ngày đó, tôi luyện đàn cùng với Thần Thần. Nhóc đàn một vài bài nhập môn, tôi tương đối quen thuộc, bèn thuận tiện chỉ điểm vài chỗ. Nhóc cũng rất thông minh, lập tức có chút tiến bộ. Nhóc hình như rất vui vẻ, nhảy xuống ghế, phóng vèo vào căn phòng bên cạnh, chỉ nghe nhóc nói vọng ra: “Ba à! Chị đó nói con đàn có tiến bộ nè, ba qua nghe đi!” Sau đó, một người đàn ông mang kính rất nhã nhặn đi ra, nhìn tôi cười cười, rất nghiêm túc nghe Thần Thần chơi đàn. Đàn xong một bài, ông ấy khẳng định đúng là có tiến bộ, đồng thời cũng chỉ ra vài chỗ thiếu hụt nho nhỏ. Hóa ra là chuyên gia! Thật là múa rìu qua mắt thợ!
Ông ấy khách sáo cảm ơn tôi, còn mời tôi thường xuyên đến chơi.
Trên đường trở về, tôi bỗng dưng suy nghĩ thông suốt. Sao tôi phải nhất định tặng dì Lạc những món đồ tầm thường lại đắt tiền như vậy chứ? Khẳng định một điều là dì không thiếu những thứ này. Thay vì vậy, không bằng tặng cho dì một bản nhạc, có thể làm dì càng vui hơn!
Chủ ý đã định, tâm cũng an nhiên hơn.
Tôi dự định sẽ đàn nhạc phim chủ đề của “Trái tim mùa thu” tên là “Reason”. Rất nhanh, tôi đã tìm được nhạc phổ ca khúc này trong một tuyển tập nhạc, cũng may là điệu phổ biến, không khó lắm. Tay trái đệm hợp âm cơ bản, nhịp tương đối chậm. Chỉ cần nửa ngày, tôi đã đàn khá tốt. Sau đó, ba Thần Thần lại chỉ điểm thêm vài chỗ, thu hoạch không ít.
Đêm hôm đó tôi quay về hơi muộn. Dì Lạc cho là tôi bên ngoài chơi đến quên đường về, nhưng không hỏi tôi điều gì, chỉ bảo tôi mau tắm rồi đi ngủ. Dì ở trong phòng sách làm việc với máy tính. Tôi đến gần nhìn xem, cả đống bảng biểu, nhìn chẳng hiểu gì hết, bèn đi ngủ.
Nửa đêm tôi đi WC thì phát hiện ra dì Lạc còn chưa đi ngủ. Lẽ nào dì còn làm việc trong phòng sách? Tôi có chút không yên lòng nên đi qua xem thử.
Trên hành lang chỉ còn ngọn đèn hiu hắt soi rọi lối đi. Phòng sách ở cuối dãy, cửa để mở, lộ ra ánh đèn huỳnh quang. Xem ra thì dì vẫn còn đang làm việc.
Quả nhiên, dì còn ngồi trước máy tính nhìn các bảng biểu, không ý thức được tôi đứng sau dì. Nhìn bóng dáng phảng phất sự mệt mỏi của dì, tôi khe khẽ thở dài.
Tôi không nghĩ rằng dì bị tôi dọa làm hoảng sợ. Dì “A!” lên một tiếng, quay đầu lại phát hiện là tôi, dì mới thở phào nhẹ nhõm. Tôi ý thức được hành vi lỗ mãng của mình, vội vàng nói: “Xin lỗi!”.
Dì bình tĩnh trở lại, nhẹ giọng oán trách: “Già cả rồi mà còn bị dọa muốn rớt tim!”
“Con lo cho dì đó, đã khuya thế này mà vẫn chưa đi ngủ.”
“Khuya rồi hả?” Dì quay lại nhìn đồng hồ máy tính, “Ái chà! Thiệt là, hai rưỡi rồi!”
“Chú Trình vẫn chưa về sao?” Hỏi về vấn đề này tôi liền hối hận. Đã ba đêm rồi tôi chưa gặp chú, chú không về nhà, điều này chẳng phải rất rõ ràng sao?
Không nghĩ rằng dì rất bình tĩnh trả lời “Chú không về là chuyện thường tình!” Cứ vậy dì tiếp tục xem bảng biểu.
Tôi ngẫm nghĩ ý nghĩa của lời này. Lẽ nào, những điều tôi lo lắng, là thật?
Dì không nói thêm gì, lại tiếp tục công việc.
Tôi chỉ còn cách trở về phòng ngủ, trong lòng lại thêm vài phần thương tiếc về dì.
Chẳng biết đọc bao lâu, mãi đến khi cảm thấy nhức mắt, tôi mới ngẩng đầu nhìn lên. Ánh chiều tà hắt vào ô cửa sổ. Tán lá chuối vô cùng thanh nhã đong đưa gần mặt nước, hệt như chiếc váy thướt tha của người con gái. Chợt cảm giác có ai đến gần, tôi quay đầu lại, phát hiện ra dì Lạc đã đứng bên cạnh từ lúc nào, mỉm cười nhìn tôi.
“Đang nhìn gì mà chăm chú quá vậy con?”
“Vừa mới đọc sách xong, nghỉ ngơi một chút.”
“Sách gì vậy? Đừng nói con ở đây cả ngày đọc sách đó chứ?”
Tôi đưa sách trên bàn cho dì xem.
“Bạch Tiên Dũng? Là người viết “Du viên kinh mộng” đó hả? (2)
“Đúng rồi, là ông ta đó!” Tôi rất vui vì dì cũng biết ông ấy. Dù sao thì ông ấy cũng là nhà văn yêu thích của tôi.
“Ừ, dì xem phim rồi, rất hay rất đẹp!”
“Cuốn tiểu thuyết này cũng không kém, viết rất đẹp nhưng đầy đau khổ.”
“Được rồi, nếu con đề cử thì dì mượn về xem một chút.”
Nói xong, dì kéo tôi đến quầy tiếp tân làm thủ tục mượn sách đơn giản, chỉ cần đưa số căn cước ra là được. Chính lúc ấy tôi lơ đãng nhìn thoáng qua, phát hiện ra rằng hai ngày sau là sinh nhật dì!
Đêm đó, tôi bắt đầu nghĩ, nên tặng quà gì cho dì đây? Bánh kem, kẹo, hoa, thiệp chúc mừng các kiểu này, chỉ dành cho con gái, rõ ràng không hợp với dì. Nhưng trang sức, nước hoa, giàyda, túi xách, những đồ xa xỉ này lại rõ ràng vượt qua năng lực kinh tế của tôi. Phải làm sao để tặng món quà thật đặc biệt cho dì đây?
Ngày hôm sau, tôi mượn cớ đi nhà sách đọc sách, nhưng thật ra là đi xem các cửa hàng trong thành phố W, nhìn xem có quà gì mua được không.
Đi được vài vòng, nhìn hàng mỹ nghệ rất xinh đẹp, đồng hồ rất thời thượng a, nhưng tất cả đều vượt quá khả năng chi trả của tôi; mà thứ tôi có thể mua được, lại cảm thấy không ra gì – Haizz, làm sao bây giờ?
Đi cả buổi, rốt cuộc tôi dừng lại ở một tiệm đĩa, tìm đến bộ phim “Cô luyến hoa”, cũng là tác phẩm của Bạch Tiên Dũng được chuyển thể. Tôi muốn xem phim này lâu rồi, nhưng TV chẳng chiếu gì cả, vậy thôi thà mua một bộ về nhà rồi từ từ xem. Tất nhiên đây không thể là quà tặng cho người khác.
Tiếp tục đi, tôi đến một tầng chuyên bán nhạc cụ, có rất nhiều loại nhạc cụ cả Tây và Tàu, hàng bày la liệt. Có những người dắt theo đứa trẻ chọn nhạc cụ. Một ít nhóc còn trực tiếp diễn tấu bằng nhạc cụ yêu thích của chúng. Cũng chẳng thấy ai quản lý gì, nhìn có vẻ rất tự do. Đã vài ngày chưa đàn, tôi bỗng có chút ngứa tay, bèn đi thẳng đến bên một cây piano, chơi Bach. Tôi phát hiện âm sắc cây piano này tốt hơn của tôi rất nhiều, lòng rất vui vẻ, không nhịn được đàn thêm một bài nữa.
Đàn xong, quay người lại, tôi chợt nhận ra bên cạnh xuất hiện một cô nhóc. Nhóc ngọt ngào nói với tôi: “Chị ơi, chị đàn hay quá! Đàn tốt hơn em nhiều!” Tôi nghe xong, bất giác mỉm cười. Tôi lớn hơn nhóc nhiều như vậy, thì đàn tốt hơn cũng chẳng có gì kỳ lạ.
Tôi cười cười với nhóc, nói: “Cảm ơn đã khích lệ!”
Nhóc còn ra vẻ tự phụ nói: “Không cần khách sao!” Con nít bây giờ, thật là trưởng thành sớm.
Sau đó, nhóc nói cho tôi biết, nhóc tên là Thần Thần, cửa hàng nhạc cụ này là do ba nhóc mở. Trách không được, rất ra dáng cô chủ nhỏ. Ngày đó, tôi luyện đàn cùng với Thần Thần. Nhóc đàn một vài bài nhập môn, tôi tương đối quen thuộc, bèn thuận tiện chỉ điểm vài chỗ. Nhóc cũng rất thông minh, lập tức có chút tiến bộ. Nhóc hình như rất vui vẻ, nhảy xuống ghế, phóng vèo vào căn phòng bên cạnh, chỉ nghe nhóc nói vọng ra: “Ba à! Chị đó nói con đàn có tiến bộ nè, ba qua nghe đi!” Sau đó, một người đàn ông mang kính rất nhã nhặn đi ra, nhìn tôi cười cười, rất nghiêm túc nghe Thần Thần chơi đàn. Đàn xong một bài, ông ấy khẳng định đúng là có tiến bộ, đồng thời cũng chỉ ra vài chỗ thiếu hụt nho nhỏ. Hóa ra là chuyên gia! Thật là múa rìu qua mắt thợ!
Ông ấy khách sáo cảm ơn tôi, còn mời tôi thường xuyên đến chơi.
Trên đường trở về, tôi bỗng dưng suy nghĩ thông suốt. Sao tôi phải nhất định tặng dì Lạc những món đồ tầm thường lại đắt tiền như vậy chứ? Khẳng định một điều là dì không thiếu những thứ này. Thay vì vậy, không bằng tặng cho dì một bản nhạc, có thể làm dì càng vui hơn!
Chủ ý đã định, tâm cũng an nhiên hơn.
Tôi dự định sẽ đàn nhạc phim chủ đề của “Trái tim mùa thu” tên là “Reason”. Rất nhanh, tôi đã tìm được nhạc phổ ca khúc này trong một tuyển tập nhạc, cũng may là điệu phổ biến, không khó lắm. Tay trái đệm hợp âm cơ bản, nhịp tương đối chậm. Chỉ cần nửa ngày, tôi đã đàn khá tốt. Sau đó, ba Thần Thần lại chỉ điểm thêm vài chỗ, thu hoạch không ít.
Đêm hôm đó tôi quay về hơi muộn. Dì Lạc cho là tôi bên ngoài chơi đến quên đường về, nhưng không hỏi tôi điều gì, chỉ bảo tôi mau tắm rồi đi ngủ. Dì ở trong phòng sách làm việc với máy tính. Tôi đến gần nhìn xem, cả đống bảng biểu, nhìn chẳng hiểu gì hết, bèn đi ngủ.
Nửa đêm tôi đi WC thì phát hiện ra dì Lạc còn chưa đi ngủ. Lẽ nào dì còn làm việc trong phòng sách? Tôi có chút không yên lòng nên đi qua xem thử.
Trên hành lang chỉ còn ngọn đèn hiu hắt soi rọi lối đi. Phòng sách ở cuối dãy, cửa để mở, lộ ra ánh đèn huỳnh quang. Xem ra thì dì vẫn còn đang làm việc.
Quả nhiên, dì còn ngồi trước máy tính nhìn các bảng biểu, không ý thức được tôi đứng sau dì. Nhìn bóng dáng phảng phất sự mệt mỏi của dì, tôi khe khẽ thở dài.
Tôi không nghĩ rằng dì bị tôi dọa làm hoảng sợ. Dì “A!” lên một tiếng, quay đầu lại phát hiện là tôi, dì mới thở phào nhẹ nhõm. Tôi ý thức được hành vi lỗ mãng của mình, vội vàng nói: “Xin lỗi!”.
Dì bình tĩnh trở lại, nhẹ giọng oán trách: “Già cả rồi mà còn bị dọa muốn rớt tim!”
“Con lo cho dì đó, đã khuya thế này mà vẫn chưa đi ngủ.”
“Khuya rồi hả?” Dì quay lại nhìn đồng hồ máy tính, “Ái chà! Thiệt là, hai rưỡi rồi!”
“Chú Trình vẫn chưa về sao?” Hỏi về vấn đề này tôi liền hối hận. Đã ba đêm rồi tôi chưa gặp chú, chú không về nhà, điều này chẳng phải rất rõ ràng sao?
Không nghĩ rằng dì rất bình tĩnh trả lời “Chú không về là chuyện thường tình!” Cứ vậy dì tiếp tục xem bảng biểu.
Tôi ngẫm nghĩ ý nghĩa của lời này. Lẽ nào, những điều tôi lo lắng, là thật?
Dì không nói thêm gì, lại tiếp tục công việc.
Tôi chỉ còn cách trở về phòng ngủ, trong lòng lại thêm vài phần thương tiếc về dì.