Chương 1: Sống lại
Lâm Trí, học vị thạc sĩ, đang học tiến sĩ.
Đêm ngày đảo lộn, lấy cà phê thay cơm, làm việc nghỉ ngơi không có quy luật, bất ngờ ra đi trong đêm chạy deadline bản thảo luận văn tiến sĩ, lúc ấy mới hai mươi tư tuổi.
Tiến sĩ vật lý Lâm Trí mất sớm ở tuổi hai tư phát hiện mình đã sống lại, quay ngược về năm 1924, trong một ngôi nhà thư hương môn đệ ở Thiệu Hưng, ngoài kinh hãi ra thì có phần… mừng rỡ khôn xiết.
Kinh hãi là, thì ra một ngày uống năm ly cà phê một gói thuốc lá, cứ thế ba mươi ngày liền, thật sự có thể dẫn đến cái chết đột ngột.
Về phần vui mừng thì phải từ từ nhắc đến.
Đối tượng cô nhập hồn tên là Lâm Sở Vọng, là cô con gái thứ ba của học sĩ trứ danh Lâm Du, cũng là đích nữ duy nhất.
Lâm Du đậu tiến sĩ trong thời kỳ Vãn Thanh*, về sau không làm việc cho đế quốc mà trăn trở đến Nhật Bản du học, tới khi về nước thì thành lập một trường học ở Thiệu Hưng, đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng.
(*Thời kỳ cuối triều nhà Thanh, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.)
Dưới gối vợ cả của Lâm Du còn chưa có con mà phòng ngoài đã sinh được một đôi nam nữ, nhưng vẫn được nuôi dưới danh nghĩa của vợ cả. Tuy xuất thân của cặp nam nữ này không tốt nhưng may có số tốt, được xem là nửa đích nam đích nữ, được mọi người thương yêu chiều chuộng, một đứa năm tuổi một đứa hai tuổi. Rồi đột nhiên người vợ cả kia bỗng mang thai, sinh hạ được một cô con gái, chính là Lâm Sở Vọng.
Đáng lẽ ra cô gái này sẽ được quý nhờ mẹ, chỉ đáng tiếc, đây lại là thời đại cũ mới luân phiên, thói đời lụn bại.
Mẹ của lâm Sở Vọng đã mất vì khó sinh, Lâm Du cũng không lấy vợ nữa. Nhưng đích nữ vừa chào đời chính là cái gai uy hiếp số mệnh tương lai của đôi nam nữ phòng ngoài, nên hơn mười năm sau đó, cô gần như bị cả nhà coi là cái gai trong mắt.
Tuy Lâm Du từng du học Nhật Bản, nhưng bản chất ông lại là người rất truyền thống.
Thế nên ông đã hứa gả cô con gái thứ hai là Lâm Doãn Yên (thứ nữ) cho con trai một người bạn cũ —— tài tử Trịnh Diệc Dân trong gia đình bậc trung ở Thiệu Hưng.
Sau khi đính hôn cho cô hai xong, Lâm Du lại hứa gả cô ba cho con trai của bạn tốt cùng đậu tiến sĩ tiền triều, giờ đây đã là nhân vật tâm phúc nhất của chính phủ phương Bắc —— con trai trưởng Tư Ngôn Tang của Tư Ưng.
Nếu nói nhà họ Trịnh và nhà họ Lâm đều là thư hương thế gia thuộc giai cấp tiểu tư sản, miễn cưỡng được xem là môn đăng hộ đối (đôi khi bọn họ vẫn cần nhà họ Lâm nâng đỡ), thì ngày nay nhà họ Tư có thể được coi là danh môn vọng tộc hạng nhất nhì trên cả nước.
Niềm mừng rỡ khôn xiết đó chính là nói về Tư Ngôn Tang.
Tuy lúc trước Lâm Trí là sinh viên khoa học tự nhiên, chút kiến thức lịch sử cận đại ít ỏi đã gần như trả lại cho thầy cô, nhưng đến một đứa trẻ lên năm cũng biết tới nhân vật có tiếng tăm như Tư Ngôn Tang.
Nói anh là đại tài tử đầu tiên thời dân quốc cũng không ngoa tí nào.
Sở dĩ Lâm Trí nhớ Tư Ngôn Tang là vì trước khi cô thi tốt nghiệp cấp ba, giáo viên chủ nhiệm đã gọi cô vào phòng, thở dài sâu xa nói, “Toán Anh văn Vật lý thì đủ điểm, còn Ngữ văn suýt nữa không đạt yêu cầu, em học lệch nghiêm trọng quá rồi Lâm Trí à. Nếu thi vào đại học mà điểm Văn vẫn thấp như thế, chỉ sợ em không qua được điểm chuẩn của đại học XX đâu.”
Lâm Trí cũng đành chịu thôi, cô cảm thấy Hán ngữ là một thứ gì đó thiên về bẩm sinh, có tính cảm ngộ. Nào là xuân hoa thu nguyệt, nào là thi bách tam thủ*, cô thật sự không thể cảm tính hóa sự vật cụ thể trong đó được.
(*Tác giả nhắc đến “Đường thi tam bách thủ” – là một tuyển tập gồm hơn 300 bài thơ Đường được biên soạn trong thời nhà Thanh.)
Chủ nhiệm ném cho cô một tập thơ và truyện ký của Tư Ngôn Tang, nói: “Học thuộc hết chỗ này trong vòng hai tháng cho tôi. Nếu đề ra nói về sự hoài niệm đau thương thì em cứ viết tình trường lận đận của ông ấy, trích dẫn thơ tình của ông ấy vào bài làm; Nếu đề bài ra về sự chăm chỉ miệt mài, em cứ viết về thời trẻ ông ấy đã theo cha ra nước ngoài bôn ba gian khó thế nào, đến khi lớn lên thì học hành thành tài; Còn nếu như đề bài nói về sự thay đổi của thời đại, em cứ trích dẫn vai trò quyết định của ông ấy trong văn học cách tân của thời đại mới là được…”
Nói tóm lại là người này đã trải qua cuộc đời vô cùng phong phú, mỗi một giai đoạn từng trải của anh ta đều có thể rút ra làm đề bài luận văn, viết được một bài luận trường giang đại hải, cực kỳ vạn năng. Cho nên trước kỳ thi tốt nghiệp cấp ba, Lâm Trí không hề làm gì, chỉ có mỗi việc là nghiên cứu về Tư Ngôn Tang.
Nhưng còn chưa nghiên cứu được hai tuần thì người nhà không nhìn đặng, thấy cô bị môn Xã hội dày vò dữ quá, cuối cùng quyết định cho cô xuất ngoại du học.
Nên kỳ thực Tư Ngôn Tang cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến bước ngoặt trong cuộc đời cô.
Có điều nói gì thì nói, đối với Lâm Trí không giỏi Văn học thì Tư Ngôn Tang vẫn là một nhân vật rất có sức hút. Ngoài tấm ảnh chân dung đen trắng tuấn tú đã ngã màu ra, thì sức hút này cũng giống như chuyện nữ sinh ban Xã hội thích nam sinh trầm ổn, hay giả vờ sửa máy tính ở ban Tự nhiên vậy, đấy chính là hiệu ứng thành bình*.
(*Hiệu ứng thành bình tức chỉ người bên ngoài thành bình hâm mộ người bên trong, và người bên trong lại hâm mộ người bên ngoài.)
Tuy biết rõ điều đó, nhưng cô vẫn không thể tránh được hiệu ứng thành bình, dễ dàng bị đại văn hào thời đại Tư Ngôn Tang hấp dẫn.
Nếu đã đến rồi thì phải bình tâm thôi, thế nên cô chẳng quá bi quan, thậm chí còn rất vui khi mình có đôi phần hiểu biết về Tư Ngôn Tang, rất có thể điều đó sẽ trở thành ngón tay vàng duy nhất của cô trong thời đại này. Thế là, sau khi thở dài vì bản thảo luận văn chưa được nộp lên, cô chậm rãi nằm xuống, nghe ngóng thông tin được cung cấp về nhân vật mới.
A: Lúc sống lại, nhất định cơ thể này đang trong trạng thái nằm liệt giường;
B: Tình hình lúc cô mới tỉnh dậy có thể là đang trong ngày trọng đại: ví dụ như bị chồng bỏ, vợ cả và vợ hai gây gổ, không thì là ngày lễ ngày tết gì đó; Hoặc là một cảnh tượng thê lương không ai hỏi thăm: cho nên dù người này chết rồi, bị hồn nhập vào cũng không ai phát hiện.
C: Nhất định có một đám đầy tớ người hầu lắm mồm lắm miệng, khua môi múa mép với chủ nhân, sểnh một tí không cẩn thận là bị người “mới đến” nghe được hết.
Tình cảnh hiện tại đều phù hợp với cả ba điều ABC.
Vào lúc này toàn thân cô mất sức, hơi thở yếu ớt nằm trên giường; thế mà bên ngoài lại khua chiêng gõ trống vô cùng náo nhiệt, thời tiết đang ngày đông giá rét, trong nhà đốt chậu than, có vẻ là vừa vào xuân; đám đầy tớ bên ngoài bận rộn tới lui, tranh thủ chút thời gian rảnh để lười biếng, đứng ở ngoài phòng cô than phiền áp lực công việc lớn —— không một ai phát hiện ra cô ba nhà bọn họ đã đổi người.
Đầy tớ số một nói: “Hôm nay khác năm trước thật đấy, họ hàng nên đến thì lại không đến.”
Đầy tớ số hai tiếp lời: “Còn không phải à? Hồi xuất giá cũng không qua lại với nhà mẹ, cô tư nhà họ Lâm ngày xưa… Không, giờ nên gọi là bà Cát quả phụ của phú thương Hương Cảng mới đúng, bà ấy cũng tới góp vui đấy. Các cô có thấy bà ấy với ông chủ, với cô cả Lâm ngày trước, nay là bà Kiều gục gặc hằm hè nhau ở trên bàn ăn không? Nếu không phải hôm nay là ngày vui, chỉ sợ hai bà đã động tay động chân với nhau rồi.”
Đầy tớ số một tò mò: “Nghe bảo từ sau khi chồng mất, giờ bà Cát là gái hồng lâu số một số hai ở Hương Cảng hả?”
Đầy tớ số ba bảo: “Năm đó bà Kiều là đại gia khuê tú nức danh, một người trên trời một người dưới đất, đương nhiên bọn họ sẽ không bao giờ qua lại với nhau.”
Lâm Trí nghe thế, cảm thấy thật thú vị.
Một lúc sau, đầy tớ số một nói: “Nghe nói hôm nay, cậu kia nhà họ Tư cũng đến chúc thọ ông.”
Đầy tớ số hai lên tiếng: “Đúng thế, do ông hứa gả cô ba cho cậu Tư* từ sớm, chứ không cũng không biết hôm nay có bao nhiêu phu nhân sĩ quan trong nước muốn gả con gái cho cậu ấy nữa. Chậc chậc, cô ba đúng là có phúc lớn mà.”
(*Cậu công tử họ Tư tức chỉ Tư Ngôn Tang, không phải là con trai hàng thứ tư trong nhà.)
Đầy tớ số ba thấp giọng bảo, “Thật ra ông không thương cô ba nhất đâu, chính vì vậy mới gả cô cho cậu Tư.”
Đầy tớ số một hỏi lại: “Bình thường ông rất nghiêm khắc với cô ba, nhưng lại cho cô ba mối hôn sự tốt nhất trên đời này, như thế mà bảo là không tốt à?”
Đầy tớ số ba nói: “Ngày xưa cụ Tư và ông nhà là bạn cũ, khi chính phủ mới chưa thành lập, nhà họ Tư rơi vào cảnh khốn cùng, còn chẳng bằng một nhà bình thường. Lúc đó ông mới hứa gả cô ba vừa lên bốn cho nhà họ Tư. Thử ngẫm mà xem, nhà họ Tư ngày đó có tình cảnh ra sao, có ai lại muốn gả con gái yêu quý của mình cho con trai của tội thần không?”
Đầy tớ số bốn lên tiếng: “Tôi cũng có nghe nói về chuyện này rồi, cũng may cô ba số tốt, sau khi chính phủ mới được thành lập, nhà họ Tư một đường lên mây, nay lại biến thành nhà ta không trèo cao nổi. Nếu không phải niệm tình giúp đỡ khi gặp nạn ngày xưa, thì cụ Tư nào chịu để con trai bảo bối nhà mình cưới cô ba nhà họ Lâm không ai biết đến?”
Đầy tớ số một thở dài: “Hèn chi hôm nay mở tiệc mời khách, ông dẫn cả cậu cả và cô hai đi gặp khách. Cô ba bị cảm lạnh suốt đêm mà chẳng ai hỏi han. Các cô nghe đi, có phải cô ba ho khan dữ lắm không? Khéo là bị lao phổi rồi đấy. Thúy Bình, mau đi hâm nóng thuốc cho cô ba đi.”
Đầy tớ số hai cự nự: “Tôi không đi đâu, các cô muốn thì tự mà đi… Tôi không muốn bị lây lao phổi.”
Đầy tớ số ba: “Hay là chúng ta cứ đặt thuốc lên bệ cửa sổ đi, đỡ bị ông la rầy.”
Lâm Trí nhìn than tròn đang cháy trong lò đất, sợ là chúng cũng sắp hóa thành than trong cái nơi ngột ngạt thiếu dưỡng khí này rồi. Cô chỉ muốn gây sự chú ý với bọn người hầu, để họ đến khều chậu than. Nhưng cô ho tới nỗi sắp tắt thở mà bọn họ lại làm như thấy quỷ, bỏ chạy té khói.
_____
Gia đình nhà họ Lâm:
Bác cả Lâm Phỉ, bây giờ là bà Kiều.
Lâm Du có 3 người con: anh cả Lâm Tử Đồng (con thứ), chị hai Lâm Doãn Yên (con thứ), em ba Lâm Sở Vọng.
Cô út Lâm Cẩn, bây giờ là bà Cát.
Đêm ngày đảo lộn, lấy cà phê thay cơm, làm việc nghỉ ngơi không có quy luật, bất ngờ ra đi trong đêm chạy deadline bản thảo luận văn tiến sĩ, lúc ấy mới hai mươi tư tuổi.
Tiến sĩ vật lý Lâm Trí mất sớm ở tuổi hai tư phát hiện mình đã sống lại, quay ngược về năm 1924, trong một ngôi nhà thư hương môn đệ ở Thiệu Hưng, ngoài kinh hãi ra thì có phần… mừng rỡ khôn xiết.
Kinh hãi là, thì ra một ngày uống năm ly cà phê một gói thuốc lá, cứ thế ba mươi ngày liền, thật sự có thể dẫn đến cái chết đột ngột.
Về phần vui mừng thì phải từ từ nhắc đến.
Đối tượng cô nhập hồn tên là Lâm Sở Vọng, là cô con gái thứ ba của học sĩ trứ danh Lâm Du, cũng là đích nữ duy nhất.
Lâm Du đậu tiến sĩ trong thời kỳ Vãn Thanh*, về sau không làm việc cho đế quốc mà trăn trở đến Nhật Bản du học, tới khi về nước thì thành lập một trường học ở Thiệu Hưng, đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng.
(*Thời kỳ cuối triều nhà Thanh, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.)
Dưới gối vợ cả của Lâm Du còn chưa có con mà phòng ngoài đã sinh được một đôi nam nữ, nhưng vẫn được nuôi dưới danh nghĩa của vợ cả. Tuy xuất thân của cặp nam nữ này không tốt nhưng may có số tốt, được xem là nửa đích nam đích nữ, được mọi người thương yêu chiều chuộng, một đứa năm tuổi một đứa hai tuổi. Rồi đột nhiên người vợ cả kia bỗng mang thai, sinh hạ được một cô con gái, chính là Lâm Sở Vọng.
Đáng lẽ ra cô gái này sẽ được quý nhờ mẹ, chỉ đáng tiếc, đây lại là thời đại cũ mới luân phiên, thói đời lụn bại.
Mẹ của lâm Sở Vọng đã mất vì khó sinh, Lâm Du cũng không lấy vợ nữa. Nhưng đích nữ vừa chào đời chính là cái gai uy hiếp số mệnh tương lai của đôi nam nữ phòng ngoài, nên hơn mười năm sau đó, cô gần như bị cả nhà coi là cái gai trong mắt.
Tuy Lâm Du từng du học Nhật Bản, nhưng bản chất ông lại là người rất truyền thống.
Thế nên ông đã hứa gả cô con gái thứ hai là Lâm Doãn Yên (thứ nữ) cho con trai một người bạn cũ —— tài tử Trịnh Diệc Dân trong gia đình bậc trung ở Thiệu Hưng.
Sau khi đính hôn cho cô hai xong, Lâm Du lại hứa gả cô ba cho con trai của bạn tốt cùng đậu tiến sĩ tiền triều, giờ đây đã là nhân vật tâm phúc nhất của chính phủ phương Bắc —— con trai trưởng Tư Ngôn Tang của Tư Ưng.
Nếu nói nhà họ Trịnh và nhà họ Lâm đều là thư hương thế gia thuộc giai cấp tiểu tư sản, miễn cưỡng được xem là môn đăng hộ đối (đôi khi bọn họ vẫn cần nhà họ Lâm nâng đỡ), thì ngày nay nhà họ Tư có thể được coi là danh môn vọng tộc hạng nhất nhì trên cả nước.
Niềm mừng rỡ khôn xiết đó chính là nói về Tư Ngôn Tang.
Tuy lúc trước Lâm Trí là sinh viên khoa học tự nhiên, chút kiến thức lịch sử cận đại ít ỏi đã gần như trả lại cho thầy cô, nhưng đến một đứa trẻ lên năm cũng biết tới nhân vật có tiếng tăm như Tư Ngôn Tang.
Nói anh là đại tài tử đầu tiên thời dân quốc cũng không ngoa tí nào.
Sở dĩ Lâm Trí nhớ Tư Ngôn Tang là vì trước khi cô thi tốt nghiệp cấp ba, giáo viên chủ nhiệm đã gọi cô vào phòng, thở dài sâu xa nói, “Toán Anh văn Vật lý thì đủ điểm, còn Ngữ văn suýt nữa không đạt yêu cầu, em học lệch nghiêm trọng quá rồi Lâm Trí à. Nếu thi vào đại học mà điểm Văn vẫn thấp như thế, chỉ sợ em không qua được điểm chuẩn của đại học XX đâu.”
Lâm Trí cũng đành chịu thôi, cô cảm thấy Hán ngữ là một thứ gì đó thiên về bẩm sinh, có tính cảm ngộ. Nào là xuân hoa thu nguyệt, nào là thi bách tam thủ*, cô thật sự không thể cảm tính hóa sự vật cụ thể trong đó được.
(*Tác giả nhắc đến “Đường thi tam bách thủ” – là một tuyển tập gồm hơn 300 bài thơ Đường được biên soạn trong thời nhà Thanh.)
Chủ nhiệm ném cho cô một tập thơ và truyện ký của Tư Ngôn Tang, nói: “Học thuộc hết chỗ này trong vòng hai tháng cho tôi. Nếu đề ra nói về sự hoài niệm đau thương thì em cứ viết tình trường lận đận của ông ấy, trích dẫn thơ tình của ông ấy vào bài làm; Nếu đề bài ra về sự chăm chỉ miệt mài, em cứ viết về thời trẻ ông ấy đã theo cha ra nước ngoài bôn ba gian khó thế nào, đến khi lớn lên thì học hành thành tài; Còn nếu như đề bài nói về sự thay đổi của thời đại, em cứ trích dẫn vai trò quyết định của ông ấy trong văn học cách tân của thời đại mới là được…”
Nói tóm lại là người này đã trải qua cuộc đời vô cùng phong phú, mỗi một giai đoạn từng trải của anh ta đều có thể rút ra làm đề bài luận văn, viết được một bài luận trường giang đại hải, cực kỳ vạn năng. Cho nên trước kỳ thi tốt nghiệp cấp ba, Lâm Trí không hề làm gì, chỉ có mỗi việc là nghiên cứu về Tư Ngôn Tang.
Nhưng còn chưa nghiên cứu được hai tuần thì người nhà không nhìn đặng, thấy cô bị môn Xã hội dày vò dữ quá, cuối cùng quyết định cho cô xuất ngoại du học.
Nên kỳ thực Tư Ngôn Tang cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến bước ngoặt trong cuộc đời cô.
Có điều nói gì thì nói, đối với Lâm Trí không giỏi Văn học thì Tư Ngôn Tang vẫn là một nhân vật rất có sức hút. Ngoài tấm ảnh chân dung đen trắng tuấn tú đã ngã màu ra, thì sức hút này cũng giống như chuyện nữ sinh ban Xã hội thích nam sinh trầm ổn, hay giả vờ sửa máy tính ở ban Tự nhiên vậy, đấy chính là hiệu ứng thành bình*.
(*Hiệu ứng thành bình tức chỉ người bên ngoài thành bình hâm mộ người bên trong, và người bên trong lại hâm mộ người bên ngoài.)
Tuy biết rõ điều đó, nhưng cô vẫn không thể tránh được hiệu ứng thành bình, dễ dàng bị đại văn hào thời đại Tư Ngôn Tang hấp dẫn.
Nếu đã đến rồi thì phải bình tâm thôi, thế nên cô chẳng quá bi quan, thậm chí còn rất vui khi mình có đôi phần hiểu biết về Tư Ngôn Tang, rất có thể điều đó sẽ trở thành ngón tay vàng duy nhất của cô trong thời đại này. Thế là, sau khi thở dài vì bản thảo luận văn chưa được nộp lên, cô chậm rãi nằm xuống, nghe ngóng thông tin được cung cấp về nhân vật mới.
A: Lúc sống lại, nhất định cơ thể này đang trong trạng thái nằm liệt giường;
B: Tình hình lúc cô mới tỉnh dậy có thể là đang trong ngày trọng đại: ví dụ như bị chồng bỏ, vợ cả và vợ hai gây gổ, không thì là ngày lễ ngày tết gì đó; Hoặc là một cảnh tượng thê lương không ai hỏi thăm: cho nên dù người này chết rồi, bị hồn nhập vào cũng không ai phát hiện.
C: Nhất định có một đám đầy tớ người hầu lắm mồm lắm miệng, khua môi múa mép với chủ nhân, sểnh một tí không cẩn thận là bị người “mới đến” nghe được hết.
Tình cảnh hiện tại đều phù hợp với cả ba điều ABC.
Vào lúc này toàn thân cô mất sức, hơi thở yếu ớt nằm trên giường; thế mà bên ngoài lại khua chiêng gõ trống vô cùng náo nhiệt, thời tiết đang ngày đông giá rét, trong nhà đốt chậu than, có vẻ là vừa vào xuân; đám đầy tớ bên ngoài bận rộn tới lui, tranh thủ chút thời gian rảnh để lười biếng, đứng ở ngoài phòng cô than phiền áp lực công việc lớn —— không một ai phát hiện ra cô ba nhà bọn họ đã đổi người.
Đầy tớ số một nói: “Hôm nay khác năm trước thật đấy, họ hàng nên đến thì lại không đến.”
Đầy tớ số hai tiếp lời: “Còn không phải à? Hồi xuất giá cũng không qua lại với nhà mẹ, cô tư nhà họ Lâm ngày xưa… Không, giờ nên gọi là bà Cát quả phụ của phú thương Hương Cảng mới đúng, bà ấy cũng tới góp vui đấy. Các cô có thấy bà ấy với ông chủ, với cô cả Lâm ngày trước, nay là bà Kiều gục gặc hằm hè nhau ở trên bàn ăn không? Nếu không phải hôm nay là ngày vui, chỉ sợ hai bà đã động tay động chân với nhau rồi.”
Đầy tớ số một tò mò: “Nghe bảo từ sau khi chồng mất, giờ bà Cát là gái hồng lâu số một số hai ở Hương Cảng hả?”
Đầy tớ số ba bảo: “Năm đó bà Kiều là đại gia khuê tú nức danh, một người trên trời một người dưới đất, đương nhiên bọn họ sẽ không bao giờ qua lại với nhau.”
Lâm Trí nghe thế, cảm thấy thật thú vị.
Một lúc sau, đầy tớ số một nói: “Nghe nói hôm nay, cậu kia nhà họ Tư cũng đến chúc thọ ông.”
Đầy tớ số hai lên tiếng: “Đúng thế, do ông hứa gả cô ba cho cậu Tư* từ sớm, chứ không cũng không biết hôm nay có bao nhiêu phu nhân sĩ quan trong nước muốn gả con gái cho cậu ấy nữa. Chậc chậc, cô ba đúng là có phúc lớn mà.”
(*Cậu công tử họ Tư tức chỉ Tư Ngôn Tang, không phải là con trai hàng thứ tư trong nhà.)
Đầy tớ số ba thấp giọng bảo, “Thật ra ông không thương cô ba nhất đâu, chính vì vậy mới gả cô cho cậu Tư.”
Đầy tớ số một hỏi lại: “Bình thường ông rất nghiêm khắc với cô ba, nhưng lại cho cô ba mối hôn sự tốt nhất trên đời này, như thế mà bảo là không tốt à?”
Đầy tớ số ba nói: “Ngày xưa cụ Tư và ông nhà là bạn cũ, khi chính phủ mới chưa thành lập, nhà họ Tư rơi vào cảnh khốn cùng, còn chẳng bằng một nhà bình thường. Lúc đó ông mới hứa gả cô ba vừa lên bốn cho nhà họ Tư. Thử ngẫm mà xem, nhà họ Tư ngày đó có tình cảnh ra sao, có ai lại muốn gả con gái yêu quý của mình cho con trai của tội thần không?”
Đầy tớ số bốn lên tiếng: “Tôi cũng có nghe nói về chuyện này rồi, cũng may cô ba số tốt, sau khi chính phủ mới được thành lập, nhà họ Tư một đường lên mây, nay lại biến thành nhà ta không trèo cao nổi. Nếu không phải niệm tình giúp đỡ khi gặp nạn ngày xưa, thì cụ Tư nào chịu để con trai bảo bối nhà mình cưới cô ba nhà họ Lâm không ai biết đến?”
Đầy tớ số một thở dài: “Hèn chi hôm nay mở tiệc mời khách, ông dẫn cả cậu cả và cô hai đi gặp khách. Cô ba bị cảm lạnh suốt đêm mà chẳng ai hỏi han. Các cô nghe đi, có phải cô ba ho khan dữ lắm không? Khéo là bị lao phổi rồi đấy. Thúy Bình, mau đi hâm nóng thuốc cho cô ba đi.”
Đầy tớ số hai cự nự: “Tôi không đi đâu, các cô muốn thì tự mà đi… Tôi không muốn bị lây lao phổi.”
Đầy tớ số ba: “Hay là chúng ta cứ đặt thuốc lên bệ cửa sổ đi, đỡ bị ông la rầy.”
Lâm Trí nhìn than tròn đang cháy trong lò đất, sợ là chúng cũng sắp hóa thành than trong cái nơi ngột ngạt thiếu dưỡng khí này rồi. Cô chỉ muốn gây sự chú ý với bọn người hầu, để họ đến khều chậu than. Nhưng cô ho tới nỗi sắp tắt thở mà bọn họ lại làm như thấy quỷ, bỏ chạy té khói.
_____
Gia đình nhà họ Lâm:
Bác cả Lâm Phỉ, bây giờ là bà Kiều.
Lâm Du có 3 người con: anh cả Lâm Tử Đồng (con thứ), chị hai Lâm Doãn Yên (con thứ), em ba Lâm Sở Vọng.
Cô út Lâm Cẩn, bây giờ là bà Cát.