Chương : 1
Vân và Hải là một cặp đôi yêu nhau từ năm đầu bước chân vào đại học. Hải thì lớn hơn Vân một tuổi,học trước một khóa. Hằng ngày Hải nhà trọ đến chở Vân đi học. Tình yêu của họ cứ mơn mởn suốt qua bốn năm học, rồi khi cả hai đã ra trường.
Sau khi ra trường, Vân vì có bố con cho làm tại một bệnh viện trên Hà Nội. Còn Hải thì vẫn chạy ngược chạy xuôi kiếm việc làm. Công việc bấp bênh,lương mới ra trường nên chỉ được ba cọc ba đồng không đủ sống. Ngày hôm ấy, Hải nói với Vân:
- Bây giờ hai đứa mình phải kiếm tiền, bám trụ trên đất Hà Nội này dễ thở hơn là về quê nông nghiệp. Giờ công việc chưa ổn định,tiền thì khó khăn, chi bằng hai đứa mình dọn về chung một phòng, vừa đỡ chi phí, vừa sớm tôi có nhau...
Hải nói nhiều thứ lắm, tính cũng nhiều chuyện của tương lai, Vân thì không dám nghĩ nhiều, bản thân cô còn không biết sau này tương lai mình sẽ thế nào thì tính toán kiểu gì. Với lại đã không ít lần cô nghe kể về những chuyện trai gái yêu nhau, sống thử ở chung rồi đến lúc người con gái có bầu người con trai bỏ mặc. Đến lúc ấy, chắc cô cũng chết chứ không sống nổi.
Thấy Vân do dự, Hải chắc chắn:
- Ôi dào!đằng nào chả cưới,em sợ cái gì? Chẳng lẽ bốn năm yêu nhau, em lại không tin anh?
Vân vẫn trầm ngâm suy nghĩ,mặc Hải ngồi đấy nhăn nhó khó chịu. Vân sống thực tế, chứ không viển vông. Vợ chồng lấy nhau, sống với nhau cả đời còn chưa hiểu tính nhau,vậy thì cô lấy cái gì ra để ràng buộc Hải?
Cuối cùng, Vân đồng ý cho Hải về ở chung, nhưng cô cũng đề nghị luôn:tiền phòng và các khoản chia đôi, các bên không có quyền động chạm đến tài sản riêng của nhau. Mặc dù Hải cười khẩy rằng Vân quá chắc lép. Nhưng anh vẫn không phản đối gì, thế càng dễ, sau này biết đâu Vân lại đòi thế nọ thế kia, hoặc bắt anh đưa tiền cho cô giữ lúc ấy cũng không được. Cuối cùng mọi chuyện thống nhất, cả hai dọn về sống với nhau.
Dù trên cái đất thành thị này có rất nhiều cặp về chung sống thử bị thiên hạ nhòm ngó, thì Hải và Vân không phải cặp ngoại lệ. Hải vừa dọn đến phòng, đã có mấy bà hằng xóm túm tụm phán xét mặc kệ những lời khó nghe rọi thẳng vào tai hai người:
- ôi dào, tiền chưa có, nhà thì không. Dắt díu nhau vào đây để hú hí đấy mà.
- Chứ còn sao nữa? Bố mẹ dưới quê thì cò cò vất vả. Cứ nghĩ con trên thành phố này cũng khổ sở lắm nhưng nào phải thế. Lừa thầy lừa bu cả.
Hải nghe xong thì không chịu được nữa, anh ra chửi:
- Các bà bị ngứa mồm hay gì mà nói lắm thế, chúng tôi thế nào thì kệ chúnh tôi, việc của nhà các bà à?
Mấy mụ đành hanh cũng nào có vừa, chắp tay vào nách xỉa xói Hải:
- Tao nói đích thị mày hay sao mà mày chạnh lòng? Mà tao nói có gì sai nào?cái ngữ mắt mũi chưa sạch như lũ chúng mày rồi lại đẻ vương đẻ vãi cho mà xem.
Hải sấn sổ vào chửi nhau tay đôi với mấy mẹ thiên hạ chẳng thua kém, Vân phải kéo vào. Tính Hải thì cô còn lạ gì, hiền lành thì hiền lành thật, nhưng hễ ai động chạm là đào bới cũng chẳng kém ai.
- thôi!anh vào nhà đi,kệ các bà ấy.
- Anh không thôi được!mấy mụ ấy phải có người trị. Mình mà im im,các bà ấy lại tưởng mình sợ....
Dọn dẹp mãi cuối cùng cũng xong, cả hai nằm vật ra mệt mỏi. Như đã bàn trước, Vân và Hải sẽ ngủ riêng. Lúc đầu Hải cũng không đồng ý, nhưng Vân nói mãi hắn cũng xuôi:
- Trước mắt cuộc sống còn khó khăn, em không muốn một phút không giữ mình rồi lại ân hận cả đời.... sau này,anh cưới xin đàng hoàng, tiền nong dư giả lúc ấy ăn nằm với nhau cũng đâu có muộn.
Thấy Vân lo xa, Hải bĩu môi cười cợt:
- Em làm bác sĩ mà lại sợ dính bầu à? Mà dính thì đẻ, em sợ gì?
Hải cắn quả táo rôm rốp rồi bảo, Vân không nói năng gì,chỉ cặm cụi dọn dẹp. Hải còn trẻ, chưa tưởng tượng được có con nó vất vả thế nào. Bây giờ, đến công ăn việc làm tử tế còn chẳng có, cơm ba bữa còn phải lo thì con cái là chuyện xa vời quá thể.
Tuy Hải nói năng hơi bộp chộp, nhưng được cái thật thà, Vân thương cũbg là thương cái tính ấy của hắn. Có hôm,hắn thấy bà bán ổi ngoài chợ khổ sở, động lòng thương hắn bỏ hết tiền trong túi ra đưa cho bà mua hết ổi. Về hỏi mới biết, hắn bảo người đàn bà bán ổi khuôn mặt khắc khổ như mẹ hắn ngoài quê, nên mới thấy thương mà mua hết. Hải là thế, đĩ mồm, nhưng được cái tốt tính.
Quê Hải và Vân cách nhau tầm hơn trăm cây khác tỉnh. Tuy yêu nhau bốn năm nhưng chưa lần nào hai người về thăm nhà nhau. Có lẽ ổn định là cả hai về nhà nhau cho biết.
Tối, mỗi người một tô cơm, Hải vừa nói vừa nhai:
- Ở dưới quê bố mẹ anh vẫn còn cả hai ông bà. Bố mẹ thương anh lắm, tầm tuổi tụi mình ở lấy chồng lấy vợ cả rồi ấy.
Vân nhìn Hải cười, cái câu:"bố mẹ anh thương anh lắm nghe nó mới nhàm làm sao" chả thấy có ông bà nào nói thương con dâu như con đẻ. Mà nói không thì ai tin? Khác máu tanh lòng vẫn có thật. Vân bồi hồi nhớ lại chị hằng xóm bên cạnh ngày cưới ai cũng khen chị tốt số gả vào nhà giàu. Đến lúc lấy chồng được ba tháng chị bị chính mẹ chồng tạt a xít bây giờ biến dạng cả người. Vân bàng hoàng nhớ lại mà không khỏi sợ hãi. Chỉ mong, bố mẹ Hải không đến nỗi tệ,còn tốt tính thì cô không dám nghĩ
Sau khi ra trường, Vân vì có bố con cho làm tại một bệnh viện trên Hà Nội. Còn Hải thì vẫn chạy ngược chạy xuôi kiếm việc làm. Công việc bấp bênh,lương mới ra trường nên chỉ được ba cọc ba đồng không đủ sống. Ngày hôm ấy, Hải nói với Vân:
- Bây giờ hai đứa mình phải kiếm tiền, bám trụ trên đất Hà Nội này dễ thở hơn là về quê nông nghiệp. Giờ công việc chưa ổn định,tiền thì khó khăn, chi bằng hai đứa mình dọn về chung một phòng, vừa đỡ chi phí, vừa sớm tôi có nhau...
Hải nói nhiều thứ lắm, tính cũng nhiều chuyện của tương lai, Vân thì không dám nghĩ nhiều, bản thân cô còn không biết sau này tương lai mình sẽ thế nào thì tính toán kiểu gì. Với lại đã không ít lần cô nghe kể về những chuyện trai gái yêu nhau, sống thử ở chung rồi đến lúc người con gái có bầu người con trai bỏ mặc. Đến lúc ấy, chắc cô cũng chết chứ không sống nổi.
Thấy Vân do dự, Hải chắc chắn:
- Ôi dào!đằng nào chả cưới,em sợ cái gì? Chẳng lẽ bốn năm yêu nhau, em lại không tin anh?
Vân vẫn trầm ngâm suy nghĩ,mặc Hải ngồi đấy nhăn nhó khó chịu. Vân sống thực tế, chứ không viển vông. Vợ chồng lấy nhau, sống với nhau cả đời còn chưa hiểu tính nhau,vậy thì cô lấy cái gì ra để ràng buộc Hải?
Cuối cùng, Vân đồng ý cho Hải về ở chung, nhưng cô cũng đề nghị luôn:tiền phòng và các khoản chia đôi, các bên không có quyền động chạm đến tài sản riêng của nhau. Mặc dù Hải cười khẩy rằng Vân quá chắc lép. Nhưng anh vẫn không phản đối gì, thế càng dễ, sau này biết đâu Vân lại đòi thế nọ thế kia, hoặc bắt anh đưa tiền cho cô giữ lúc ấy cũng không được. Cuối cùng mọi chuyện thống nhất, cả hai dọn về sống với nhau.
Dù trên cái đất thành thị này có rất nhiều cặp về chung sống thử bị thiên hạ nhòm ngó, thì Hải và Vân không phải cặp ngoại lệ. Hải vừa dọn đến phòng, đã có mấy bà hằng xóm túm tụm phán xét mặc kệ những lời khó nghe rọi thẳng vào tai hai người:
- ôi dào, tiền chưa có, nhà thì không. Dắt díu nhau vào đây để hú hí đấy mà.
- Chứ còn sao nữa? Bố mẹ dưới quê thì cò cò vất vả. Cứ nghĩ con trên thành phố này cũng khổ sở lắm nhưng nào phải thế. Lừa thầy lừa bu cả.
Hải nghe xong thì không chịu được nữa, anh ra chửi:
- Các bà bị ngứa mồm hay gì mà nói lắm thế, chúng tôi thế nào thì kệ chúnh tôi, việc của nhà các bà à?
Mấy mụ đành hanh cũng nào có vừa, chắp tay vào nách xỉa xói Hải:
- Tao nói đích thị mày hay sao mà mày chạnh lòng? Mà tao nói có gì sai nào?cái ngữ mắt mũi chưa sạch như lũ chúng mày rồi lại đẻ vương đẻ vãi cho mà xem.
Hải sấn sổ vào chửi nhau tay đôi với mấy mẹ thiên hạ chẳng thua kém, Vân phải kéo vào. Tính Hải thì cô còn lạ gì, hiền lành thì hiền lành thật, nhưng hễ ai động chạm là đào bới cũng chẳng kém ai.
- thôi!anh vào nhà đi,kệ các bà ấy.
- Anh không thôi được!mấy mụ ấy phải có người trị. Mình mà im im,các bà ấy lại tưởng mình sợ....
Dọn dẹp mãi cuối cùng cũng xong, cả hai nằm vật ra mệt mỏi. Như đã bàn trước, Vân và Hải sẽ ngủ riêng. Lúc đầu Hải cũng không đồng ý, nhưng Vân nói mãi hắn cũng xuôi:
- Trước mắt cuộc sống còn khó khăn, em không muốn một phút không giữ mình rồi lại ân hận cả đời.... sau này,anh cưới xin đàng hoàng, tiền nong dư giả lúc ấy ăn nằm với nhau cũng đâu có muộn.
Thấy Vân lo xa, Hải bĩu môi cười cợt:
- Em làm bác sĩ mà lại sợ dính bầu à? Mà dính thì đẻ, em sợ gì?
Hải cắn quả táo rôm rốp rồi bảo, Vân không nói năng gì,chỉ cặm cụi dọn dẹp. Hải còn trẻ, chưa tưởng tượng được có con nó vất vả thế nào. Bây giờ, đến công ăn việc làm tử tế còn chẳng có, cơm ba bữa còn phải lo thì con cái là chuyện xa vời quá thể.
Tuy Hải nói năng hơi bộp chộp, nhưng được cái thật thà, Vân thương cũbg là thương cái tính ấy của hắn. Có hôm,hắn thấy bà bán ổi ngoài chợ khổ sở, động lòng thương hắn bỏ hết tiền trong túi ra đưa cho bà mua hết ổi. Về hỏi mới biết, hắn bảo người đàn bà bán ổi khuôn mặt khắc khổ như mẹ hắn ngoài quê, nên mới thấy thương mà mua hết. Hải là thế, đĩ mồm, nhưng được cái tốt tính.
Quê Hải và Vân cách nhau tầm hơn trăm cây khác tỉnh. Tuy yêu nhau bốn năm nhưng chưa lần nào hai người về thăm nhà nhau. Có lẽ ổn định là cả hai về nhà nhau cho biết.
Tối, mỗi người một tô cơm, Hải vừa nói vừa nhai:
- Ở dưới quê bố mẹ anh vẫn còn cả hai ông bà. Bố mẹ thương anh lắm, tầm tuổi tụi mình ở lấy chồng lấy vợ cả rồi ấy.
Vân nhìn Hải cười, cái câu:"bố mẹ anh thương anh lắm nghe nó mới nhàm làm sao" chả thấy có ông bà nào nói thương con dâu như con đẻ. Mà nói không thì ai tin? Khác máu tanh lòng vẫn có thật. Vân bồi hồi nhớ lại chị hằng xóm bên cạnh ngày cưới ai cũng khen chị tốt số gả vào nhà giàu. Đến lúc lấy chồng được ba tháng chị bị chính mẹ chồng tạt a xít bây giờ biến dạng cả người. Vân bàng hoàng nhớ lại mà không khỏi sợ hãi. Chỉ mong, bố mẹ Hải không đến nỗi tệ,còn tốt tính thì cô không dám nghĩ