Chương 7: Phiên ngoại Tiêu Diễn
Nghe nói Tống thái phó dẫn một tiểu cô nương về, là tiểu thê tử của Tống Kính Thư.
Tống Kính Thư kia là kẻ chỉ biết khóc, tiểu thê tử của y không phải kẻ chỉ biết khóc chứ?
Ta rủ một đám bạn học đi Tống phủ, Tống phủ không ai dám cản ta, Tống Kính Thư trông thấy chúng ta bị hù không thấy bóng dáng.
Hèn nhát.
Nhưng ta cũng đã thấy được tiểu thê tử của Tống Kính Thư.
Phấn điêu ngọc trác, nhỏ nhắn, nghe Tống thái phó nói nàng mới ba tuổi, nhỏ hơn ta bốn tuổi.
Nàng ở trong sân nghiêm túc đánh quyền (Thật ra là đánh loạn). Đánh lấy đánh để, bẹp một chút ngã ngồi xuống đất, gương mặt mờ mịt nhưng không khóc, đứng lên luyện tiếp.
Đánh giá xong xuôi, tiểu thê tử của Tống Kính Thư không phải kẻ chỉ biết khóc.
Năm mười tuổi, chính Tống Kính Thư làm hỏng sách của phu tử, không dám thừa nhận, nhét quyển sách vỡ nát vào trong túi xách của Yến Thời An. Yến Thời An bị phạt đánh tay.
Tổ phụ của Yến Thời An nổi danh nghiêm khắc, việc này nếu không làm rõ, y về nhà có thể bị phạt quỳ ba ngày đêm.
Tan học chúng ta chặn Tống Kính Thư lại, y thà chết không chịu thừa nhận.
Nói lại, chúng ta và Tống Kính Thư đã đánh nhau không ít lần, nhưng y không biết đánh nhau.
Chúng ta không bắt nạt y, một đấu một, chưa đợi ta ra tay, trong ngõ nhỏ có một bóng dáng nhỏ bé lao ra.
Hung dữ.
Ta vẫn chưa nhìn thấy rõ đã bị té nhào xuống đất.
Là Lâm Âm Âm.
Bổn thế tử đã lớn như thế, đây là lần đầu tiên bị người ta cưỡi lên, đối phương lại là cô bé.
Tuy nói nhóm công tử quần là áo lượt chúng ta suốt ngày đi chọc người nhưng có giới hạn cuối cùng, không đánh nữ nhi.
Ta bị Lâm Âm Âm đánh.
Cũng không biết sao tay trắng nõn nhỏ nhắn lại đánh đau như thế?
Vẫn là mấy người bạn của ta kéo nàng ra, nàng hung hăng chất vấn ta vì sao bắt nạt Tống Kính Thư.
Lâm Âm Âm không hề sợ, chống nạnh trừng mắt với chúng ta, đúng là tiểu nữ lưu manh.
Nàng không sợ bị ta đánh sao?
Cuối cùng chuyện cũng được giải thích rõ, Lâm Âm Âm "À" một tiếng, gãi đầu: "Ta thay Kính ca ca chịu tội với mọi người."
Hừ!
Ta càng khinh bỉ Tống Kính Thư.
Gặp chuyện để tiểu cô nương ra mặt cho y thì thôi, lại còn chạy mất?
Y không lo lắng chúng ta bắt cóc Lâm Âm Âm bán sao?
Nhưng mà tay của Lâm Âm Âm rất mềm mại, khăn của nàng rất thơm. Lúc nàng nhón chân lên lau bùn bẩn trên mặt ta, ta có thể nhìn thấy lông tơ trên mặt nàng.
Cô bé như vậy sao lại làm tiểu thê tử của Tống Kính Thư chứ? Không phải ánh mắt của nàng không tốt chứ?
Việc này chưa đến ba ngày, Tống thái phó đã dẫn Tống Kính Thư đến Yến phủ xin lỗi.
Nhờ phúc của Tống Kính Thư, ta thường có thể nhìn thấy Lâm Âm Âm.
Nàng thích trốn ở dưới cửa sổ phòng học, không phải nàng nghe lén phu tử giảng bài, mà là đến nhìn lén Tống Kính Thư. Song, thái độ của Tống Kính Thư đối với nàng lúc lạnh lúc nóng.
Nàng giống như sủng vật mà Tống Kính Thư nuôi, tâm trạng tốt thì đùa chơi, tâm trạng không tốt thì không để ý.
Nhưng dường như Lâm Âm Âm không có cảm giác, hoặc có lẽ cảm giác được nhưng không để ý.
Có một lần nàng bị phu tử bắt gặp, nàng mặc y phục nam tử, trên đầu buộc tóc trông như tiểu thư đồng. Nguyên nhân nàng bị bắt là nàng trồng chuối ngoài tường, dọa phu tử muốn đi nhà xí hoảng sợ.
Phu tử hỏi thư đồng nhà ai, Tống Kính Thư im lặng lui sau đám người không dám lên tiếng.
Ngốc chết đi được.
Cũng không biết vì sao ta đi lên, vừa định nói là ta dẫn đến, Lâm Âm Âm chợt chỉ lên trời, nói: "Có chim."
Lúc phu tử ngẩng lên quay đầu nhìn lại, đâu còn thấy bóng dáng của nàng?
Tính tình của Lâm Âm Âm không giống với nhóm thiên kim thế gia trong kinh thành.
Nhóm công tử của chúng ta từng thảo luận qua biết đánh nhau, leo cây, tắm sông, trộm trứng chim, lại biết đánh đấm người. Rõ ràng ít đi học nhưng lại giỏi hơn Tống Kính Thư chăm chỉ trên lớp, hoàn toàn phù hợp tiêu chuẩn của nhóm công tử quần là áo lượt chúng ta, chúng ta định để nàng gia nhập nhóm.
Đáng tiếc, chưa gia nhập nàng đã thay đổi.
Không biết từ khi nào, nàng bắt đầu nhã nhặn, nói chuyện dịu dàng, không lỗ mãng nữa. Có đôi khi nàng bộc lộ bản tính nhưng sau một giây lại thu lại.
Ta thấy vô cùng không thú vị.
Làm con rối có gì hay?
Nhưng mà dần dần nàng phai nhạt khỏi thế giới của ta, nàng không thường ra khỏi Tống phủ, cũng sẽ không xuất hiện ở lớp. Mặc dù Tống Kính Thư học cùng lớp với chúng ta nhưng chưa bao giờ nhắc về nàng.
Ta cũng không rảnh bận tâm nàng.
Cha nương lần lượt chết bệnh, trong phủ đệ to lớn chỉ có một mình ta, yên tĩnh đến đáng sợ.
Ta thường nghĩ đến Lâm Âm Âm hoạt bát thuở niên thiếu, ta có suy nghĩ kì lạ, nếu như lúc trước người mang nàng về là cha hay là nương ta, có nàng bên cạnh có phải trong phủ sẽ không yên tĩnh như thế.
Chắc chắn ta điên rồi.
Sau khi cha mất, ta thừa kế tước vị, vào triều làm quan, không có cha nương che chở, ta mới biết triều đình tàn khốc và hắc ám thế nào.
Thế tử còn trẻ, chưa đầy hai mươi đã nhận tước vị, còn có Thái hậu là cô mẫu. Trong mấy tháng ngắn ngủi, thế giới của ta xảy ra biến hóa biến hóa nghiêng trời lệch đất.
Minh thương ám tiễn khó lòng phòng bị, ban đầu ta chịu hết đau khổ, nhiều lần suýt nữa mất mạng. Hoàng thượng biết nhưng vì cân bằng triều đình, ông ta không can thiệp, ông ta chỉ vui khi nhìn thấy thành quả.
Nếu không phải có Thái hậu cô mẫu, ta nghĩ ta thành xương trắng từ lâu.
Nhưng ta không thể luôn dựa vào sự che chở của cô mẫu.
Ta rời kinh thành lên chiến trường.
Ta nhìn thấy từng đống hài cốt, cũng nhìn thấy nhân thế đau khổ, cũng biết thế gian này không có vẹn toàn.
Ta càng biết trước khi qua đời, tình cảnh của cha rất khó khăn. Ông nói với ta hãy sống theo bản tâm, đừng bị hoàng quyền che mắt là thế nào.
Sau khi trở về, kinh thành dần dần truyền ra ta bị tổn thương cơ thể trên chiến trường, cũng truyền ra lời đồn cha nương bị ta làm tức chết.
Diễn thế tử là công tử bột.
Bọn họ không biết thật ra làm công tử bột rất tốt.
Ít ra phủ thế tử có thể kéo dài không suy bại.
Cô mẫu am hiểu thế đạo triều đình, bỏ mặc ta từ đó.
Thanh danh công tử bột của ta càng vang dội, ta lại càng an toàn, huống chi chí hướng của ta không phải trong tại triều đình.
Cha lo lắng hết lòng cả đời đổi lấy được gì?
Năm đó Tống Kính Thư lấy vợ.
Y lấy Lâm Âm Âm.
Ta nhớ hồi nhỏ có bờm nhỏ trên đầu nàng, vậy mà lại làm rách. Vật đổi sao dời, chúng ta đã lớn không thể dày vò nữa.
Hôm bọn họ thành thân ta không có đi.
Ta ở phủ thế tử uống rượu cả đêm.
Tâm tình không biết phải nói thế nào.
Tiếc hận?
Đau khổ hoặc là không cam lòng?
Hình như đều không phải.
Chẳng qua ta cảm thấy trong lòng bị đào rỗng, vắng vẻ.
Ta nhạy bén phát hiện, trong lúc vô tình tình cảm của ta với Lâm Âm Âm thay đổi.
Vẫn chưa sâu sắc, có lẽ qua một thời gian có thể quên.
Ta không quên được.
Cũng không phải không muốn quên.
Thật sự Tống Kính Thư không xứng với nàng.
Ta không chỉ thấy một lần Tống Kính Thư dùng vẻ mặt không kiên nhẫn đối xử với Lâm Âm Âm, khinh thường, không quan tâm.
Càng về sau càng bỏ lại nàng một mình mà rời đi.
Nhưng Lâm Âm Âm chỉ khó chịu một lát, lại khôi phục vẻ dịu dàng nhã nhặn lúc trước.
Dáng vẻ của nàng khác hẳn trong trí nhớ của ta, dường như biến thành người khác.
Cần gì chứ.
Sau đó, ta thấy Tống Kính Thư và một nữ tử ôm nhau trong tửu lâu, cửa phòng của bọn họ không đóng kín.
Thời An nói với ta, người kia là tiểu thư Triệu gia.
Sau đó nữa, tiểu thư Triệu gia lấy chồng, điều làm ta kinh ngạc là Tống Kính Thư lại dính líu với nàng ta.
Ta cho người đi nghe ngóng, thì ra Triệu Yên Nhiên gả cho người không tốt nên nhớ tới Tống Kính Thư ái mộ nàng ta.
Một kẻ có thê tử, một kẻ có trượng phu lén gặp nhau không ít lần.
Ta vốn tưởng rằng Lâm Âm Âm không biết, nhưng hôm đó, trong lúc vô tình ta thấy nàng thất hồn lạc phách trên đường. Dáng vẻ của nàng quá khác thường, ta đi theo mới biết được nàng vẫn luôn biết, chỉ đang chịu đựng.
Ta thật sự không rõ, nam nhân tốt trên đời còn nhiều như thế, vì sao nàng có mắt như mù luôn xem trọng Tống Kính Thư?
Trong nhóm công tử bột của chúng ta tùy tiện tìm một người cũng tốt hơn Tống Kính Thư gấp trăm lần.
Tống Kính Thư văn không được võ chẳng tốt, dáng vẻ không bằng nửa phần của tiểu gia ta, nàng đúng là có mắt như mù.
Khoảng thời gian đó ta bực bội đến mức làm gì cũng không có tâm trạng, chỉ thích kéo Thời An đi uống rượu.
Lại không nghĩ rằng lại bị ta bắt gặp.
Nàng và Tống Kính Thư ở vườn mai, ta và Thời An ở sát vách. Nếu không phải ta nhìn thấy Đoan vương và Triệu Yên Nhiên lén lén lút lút đi vào vườn mai thì ta không thể nào ngờ Tống Kính Thư lại không có giới hạn như thế.
Chuyện hạ thuốc mê thê tử của mình, lén đi gặp nữ tử khác cũng lảm ra được.
Lúc ta đi vào, trên người Lâm Âm Âm chỉ mặc một chiếc yếm, trên mặt Đoan vương đầy tà dâm. Ta cứu nàng, Tống Kính Thư cũng đã quay về, ta không thể làm gì khác hơn là rời đi.
Sau khi trở về ta cho người đi tra, Đoan vương đã xem trọng Lâm Âm Âm từ lâu, đồng thời biết Tống Kính Thư muốn vị trí Tử Y Hầu nên dùng chuyện này uy hiếp y.
Ta âm thầm cho người nói chuyện vườn mai cho y biết, không ngờ Tống Kính Thư vì chức quan mà để mặc Lâm Âm Âm bị ức hiếp.
Ta dẫn người đánh gãy chân Đoan vương, Đoan vương giận mà không dám nói gì. Ta lại cầu xin cô mẫu để ta chiếm quyền bổ nhiệm quan viên của Đoan vương. Đoan vương tức giận nhưng bị ta nắm nhược điểm trong tay, không thể làm gì ta được.
Quả nhiên Tống Kính Thư đã cầu tới.
Y muốn vị trí Tử Y Hầu.
Nói thật ra dựa vào tài năng của y không thể ngồi lên được, miễn cưỡng ngồi lên cũng không ngồi lâu, nhưng y không cam tâm.
Mặt ngoài ta để y đưa Lâm Âm Âm đến đổi, trên thực tế Tống Kính Thư đã có suy nghĩ hòa ly với Lâm Âm Âm từ lâu.
Triệu Yên Nhiên trở về tìm y, ta chỉ thuận nước đẩy thuyền mà thôi.
Nhưng khi Lâm Âm Âm vào phủ thế tử, dáng vẻ thất hồn lạc phách kia khiến trong lòng ta vừa đau vừa giận.
Nàng là một cô nương tốt, vì sao lại vì một nam tử không đáng mà giày xéo mình thành như thế? Đúng là ngu xuẩn.
Tống Kính Thư kia là kẻ chỉ biết khóc, tiểu thê tử của y không phải kẻ chỉ biết khóc chứ?
Ta rủ một đám bạn học đi Tống phủ, Tống phủ không ai dám cản ta, Tống Kính Thư trông thấy chúng ta bị hù không thấy bóng dáng.
Hèn nhát.
Nhưng ta cũng đã thấy được tiểu thê tử của Tống Kính Thư.
Phấn điêu ngọc trác, nhỏ nhắn, nghe Tống thái phó nói nàng mới ba tuổi, nhỏ hơn ta bốn tuổi.
Nàng ở trong sân nghiêm túc đánh quyền (Thật ra là đánh loạn). Đánh lấy đánh để, bẹp một chút ngã ngồi xuống đất, gương mặt mờ mịt nhưng không khóc, đứng lên luyện tiếp.
Đánh giá xong xuôi, tiểu thê tử của Tống Kính Thư không phải kẻ chỉ biết khóc.
Năm mười tuổi, chính Tống Kính Thư làm hỏng sách của phu tử, không dám thừa nhận, nhét quyển sách vỡ nát vào trong túi xách của Yến Thời An. Yến Thời An bị phạt đánh tay.
Tổ phụ của Yến Thời An nổi danh nghiêm khắc, việc này nếu không làm rõ, y về nhà có thể bị phạt quỳ ba ngày đêm.
Tan học chúng ta chặn Tống Kính Thư lại, y thà chết không chịu thừa nhận.
Nói lại, chúng ta và Tống Kính Thư đã đánh nhau không ít lần, nhưng y không biết đánh nhau.
Chúng ta không bắt nạt y, một đấu một, chưa đợi ta ra tay, trong ngõ nhỏ có một bóng dáng nhỏ bé lao ra.
Hung dữ.
Ta vẫn chưa nhìn thấy rõ đã bị té nhào xuống đất.
Là Lâm Âm Âm.
Bổn thế tử đã lớn như thế, đây là lần đầu tiên bị người ta cưỡi lên, đối phương lại là cô bé.
Tuy nói nhóm công tử quần là áo lượt chúng ta suốt ngày đi chọc người nhưng có giới hạn cuối cùng, không đánh nữ nhi.
Ta bị Lâm Âm Âm đánh.
Cũng không biết sao tay trắng nõn nhỏ nhắn lại đánh đau như thế?
Vẫn là mấy người bạn của ta kéo nàng ra, nàng hung hăng chất vấn ta vì sao bắt nạt Tống Kính Thư.
Lâm Âm Âm không hề sợ, chống nạnh trừng mắt với chúng ta, đúng là tiểu nữ lưu manh.
Nàng không sợ bị ta đánh sao?
Cuối cùng chuyện cũng được giải thích rõ, Lâm Âm Âm "À" một tiếng, gãi đầu: "Ta thay Kính ca ca chịu tội với mọi người."
Hừ!
Ta càng khinh bỉ Tống Kính Thư.
Gặp chuyện để tiểu cô nương ra mặt cho y thì thôi, lại còn chạy mất?
Y không lo lắng chúng ta bắt cóc Lâm Âm Âm bán sao?
Nhưng mà tay của Lâm Âm Âm rất mềm mại, khăn của nàng rất thơm. Lúc nàng nhón chân lên lau bùn bẩn trên mặt ta, ta có thể nhìn thấy lông tơ trên mặt nàng.
Cô bé như vậy sao lại làm tiểu thê tử của Tống Kính Thư chứ? Không phải ánh mắt của nàng không tốt chứ?
Việc này chưa đến ba ngày, Tống thái phó đã dẫn Tống Kính Thư đến Yến phủ xin lỗi.
Nhờ phúc của Tống Kính Thư, ta thường có thể nhìn thấy Lâm Âm Âm.
Nàng thích trốn ở dưới cửa sổ phòng học, không phải nàng nghe lén phu tử giảng bài, mà là đến nhìn lén Tống Kính Thư. Song, thái độ của Tống Kính Thư đối với nàng lúc lạnh lúc nóng.
Nàng giống như sủng vật mà Tống Kính Thư nuôi, tâm trạng tốt thì đùa chơi, tâm trạng không tốt thì không để ý.
Nhưng dường như Lâm Âm Âm không có cảm giác, hoặc có lẽ cảm giác được nhưng không để ý.
Có một lần nàng bị phu tử bắt gặp, nàng mặc y phục nam tử, trên đầu buộc tóc trông như tiểu thư đồng. Nguyên nhân nàng bị bắt là nàng trồng chuối ngoài tường, dọa phu tử muốn đi nhà xí hoảng sợ.
Phu tử hỏi thư đồng nhà ai, Tống Kính Thư im lặng lui sau đám người không dám lên tiếng.
Ngốc chết đi được.
Cũng không biết vì sao ta đi lên, vừa định nói là ta dẫn đến, Lâm Âm Âm chợt chỉ lên trời, nói: "Có chim."
Lúc phu tử ngẩng lên quay đầu nhìn lại, đâu còn thấy bóng dáng của nàng?
Tính tình của Lâm Âm Âm không giống với nhóm thiên kim thế gia trong kinh thành.
Nhóm công tử của chúng ta từng thảo luận qua biết đánh nhau, leo cây, tắm sông, trộm trứng chim, lại biết đánh đấm người. Rõ ràng ít đi học nhưng lại giỏi hơn Tống Kính Thư chăm chỉ trên lớp, hoàn toàn phù hợp tiêu chuẩn của nhóm công tử quần là áo lượt chúng ta, chúng ta định để nàng gia nhập nhóm.
Đáng tiếc, chưa gia nhập nàng đã thay đổi.
Không biết từ khi nào, nàng bắt đầu nhã nhặn, nói chuyện dịu dàng, không lỗ mãng nữa. Có đôi khi nàng bộc lộ bản tính nhưng sau một giây lại thu lại.
Ta thấy vô cùng không thú vị.
Làm con rối có gì hay?
Nhưng mà dần dần nàng phai nhạt khỏi thế giới của ta, nàng không thường ra khỏi Tống phủ, cũng sẽ không xuất hiện ở lớp. Mặc dù Tống Kính Thư học cùng lớp với chúng ta nhưng chưa bao giờ nhắc về nàng.
Ta cũng không rảnh bận tâm nàng.
Cha nương lần lượt chết bệnh, trong phủ đệ to lớn chỉ có một mình ta, yên tĩnh đến đáng sợ.
Ta thường nghĩ đến Lâm Âm Âm hoạt bát thuở niên thiếu, ta có suy nghĩ kì lạ, nếu như lúc trước người mang nàng về là cha hay là nương ta, có nàng bên cạnh có phải trong phủ sẽ không yên tĩnh như thế.
Chắc chắn ta điên rồi.
Sau khi cha mất, ta thừa kế tước vị, vào triều làm quan, không có cha nương che chở, ta mới biết triều đình tàn khốc và hắc ám thế nào.
Thế tử còn trẻ, chưa đầy hai mươi đã nhận tước vị, còn có Thái hậu là cô mẫu. Trong mấy tháng ngắn ngủi, thế giới của ta xảy ra biến hóa biến hóa nghiêng trời lệch đất.
Minh thương ám tiễn khó lòng phòng bị, ban đầu ta chịu hết đau khổ, nhiều lần suýt nữa mất mạng. Hoàng thượng biết nhưng vì cân bằng triều đình, ông ta không can thiệp, ông ta chỉ vui khi nhìn thấy thành quả.
Nếu không phải có Thái hậu cô mẫu, ta nghĩ ta thành xương trắng từ lâu.
Nhưng ta không thể luôn dựa vào sự che chở của cô mẫu.
Ta rời kinh thành lên chiến trường.
Ta nhìn thấy từng đống hài cốt, cũng nhìn thấy nhân thế đau khổ, cũng biết thế gian này không có vẹn toàn.
Ta càng biết trước khi qua đời, tình cảnh của cha rất khó khăn. Ông nói với ta hãy sống theo bản tâm, đừng bị hoàng quyền che mắt là thế nào.
Sau khi trở về, kinh thành dần dần truyền ra ta bị tổn thương cơ thể trên chiến trường, cũng truyền ra lời đồn cha nương bị ta làm tức chết.
Diễn thế tử là công tử bột.
Bọn họ không biết thật ra làm công tử bột rất tốt.
Ít ra phủ thế tử có thể kéo dài không suy bại.
Cô mẫu am hiểu thế đạo triều đình, bỏ mặc ta từ đó.
Thanh danh công tử bột của ta càng vang dội, ta lại càng an toàn, huống chi chí hướng của ta không phải trong tại triều đình.
Cha lo lắng hết lòng cả đời đổi lấy được gì?
Năm đó Tống Kính Thư lấy vợ.
Y lấy Lâm Âm Âm.
Ta nhớ hồi nhỏ có bờm nhỏ trên đầu nàng, vậy mà lại làm rách. Vật đổi sao dời, chúng ta đã lớn không thể dày vò nữa.
Hôm bọn họ thành thân ta không có đi.
Ta ở phủ thế tử uống rượu cả đêm.
Tâm tình không biết phải nói thế nào.
Tiếc hận?
Đau khổ hoặc là không cam lòng?
Hình như đều không phải.
Chẳng qua ta cảm thấy trong lòng bị đào rỗng, vắng vẻ.
Ta nhạy bén phát hiện, trong lúc vô tình tình cảm của ta với Lâm Âm Âm thay đổi.
Vẫn chưa sâu sắc, có lẽ qua một thời gian có thể quên.
Ta không quên được.
Cũng không phải không muốn quên.
Thật sự Tống Kính Thư không xứng với nàng.
Ta không chỉ thấy một lần Tống Kính Thư dùng vẻ mặt không kiên nhẫn đối xử với Lâm Âm Âm, khinh thường, không quan tâm.
Càng về sau càng bỏ lại nàng một mình mà rời đi.
Nhưng Lâm Âm Âm chỉ khó chịu một lát, lại khôi phục vẻ dịu dàng nhã nhặn lúc trước.
Dáng vẻ của nàng khác hẳn trong trí nhớ của ta, dường như biến thành người khác.
Cần gì chứ.
Sau đó, ta thấy Tống Kính Thư và một nữ tử ôm nhau trong tửu lâu, cửa phòng của bọn họ không đóng kín.
Thời An nói với ta, người kia là tiểu thư Triệu gia.
Sau đó nữa, tiểu thư Triệu gia lấy chồng, điều làm ta kinh ngạc là Tống Kính Thư lại dính líu với nàng ta.
Ta cho người đi nghe ngóng, thì ra Triệu Yên Nhiên gả cho người không tốt nên nhớ tới Tống Kính Thư ái mộ nàng ta.
Một kẻ có thê tử, một kẻ có trượng phu lén gặp nhau không ít lần.
Ta vốn tưởng rằng Lâm Âm Âm không biết, nhưng hôm đó, trong lúc vô tình ta thấy nàng thất hồn lạc phách trên đường. Dáng vẻ của nàng quá khác thường, ta đi theo mới biết được nàng vẫn luôn biết, chỉ đang chịu đựng.
Ta thật sự không rõ, nam nhân tốt trên đời còn nhiều như thế, vì sao nàng có mắt như mù luôn xem trọng Tống Kính Thư?
Trong nhóm công tử bột của chúng ta tùy tiện tìm một người cũng tốt hơn Tống Kính Thư gấp trăm lần.
Tống Kính Thư văn không được võ chẳng tốt, dáng vẻ không bằng nửa phần của tiểu gia ta, nàng đúng là có mắt như mù.
Khoảng thời gian đó ta bực bội đến mức làm gì cũng không có tâm trạng, chỉ thích kéo Thời An đi uống rượu.
Lại không nghĩ rằng lại bị ta bắt gặp.
Nàng và Tống Kính Thư ở vườn mai, ta và Thời An ở sát vách. Nếu không phải ta nhìn thấy Đoan vương và Triệu Yên Nhiên lén lén lút lút đi vào vườn mai thì ta không thể nào ngờ Tống Kính Thư lại không có giới hạn như thế.
Chuyện hạ thuốc mê thê tử của mình, lén đi gặp nữ tử khác cũng lảm ra được.
Lúc ta đi vào, trên người Lâm Âm Âm chỉ mặc một chiếc yếm, trên mặt Đoan vương đầy tà dâm. Ta cứu nàng, Tống Kính Thư cũng đã quay về, ta không thể làm gì khác hơn là rời đi.
Sau khi trở về ta cho người đi tra, Đoan vương đã xem trọng Lâm Âm Âm từ lâu, đồng thời biết Tống Kính Thư muốn vị trí Tử Y Hầu nên dùng chuyện này uy hiếp y.
Ta âm thầm cho người nói chuyện vườn mai cho y biết, không ngờ Tống Kính Thư vì chức quan mà để mặc Lâm Âm Âm bị ức hiếp.
Ta dẫn người đánh gãy chân Đoan vương, Đoan vương giận mà không dám nói gì. Ta lại cầu xin cô mẫu để ta chiếm quyền bổ nhiệm quan viên của Đoan vương. Đoan vương tức giận nhưng bị ta nắm nhược điểm trong tay, không thể làm gì ta được.
Quả nhiên Tống Kính Thư đã cầu tới.
Y muốn vị trí Tử Y Hầu.
Nói thật ra dựa vào tài năng của y không thể ngồi lên được, miễn cưỡng ngồi lên cũng không ngồi lâu, nhưng y không cam tâm.
Mặt ngoài ta để y đưa Lâm Âm Âm đến đổi, trên thực tế Tống Kính Thư đã có suy nghĩ hòa ly với Lâm Âm Âm từ lâu.
Triệu Yên Nhiên trở về tìm y, ta chỉ thuận nước đẩy thuyền mà thôi.
Nhưng khi Lâm Âm Âm vào phủ thế tử, dáng vẻ thất hồn lạc phách kia khiến trong lòng ta vừa đau vừa giận.
Nàng là một cô nương tốt, vì sao lại vì một nam tử không đáng mà giày xéo mình thành như thế? Đúng là ngu xuẩn.