Chương : 35
Hy vọng trở về bờ biển châu Âu bị tiêu tan. Thuyền trưởng Nê-mô cho tàu chạy về hướng nam. ông ta đi đâu? Tôi chịu không dám ước đoán nữa. Ngay hôm đó, tàu đi qua một vùng độc đáo của Đại Tây Dương. Dòng biển Gơn-xtơ-rim ấm áp thì ai cũng biết. Từ bờ biển Phlo-ri-đa nó chảy về Spít-béc-ghen. Đến khoảng 44o vĩ bắc Gơn-xtơ-rim chia làm hai nhánh. Nhánh chính theo hướng đông bắc chảy dọc bờ biển Ai-len và Na-uy; nhánh thứ hai theo hướng nam chảy về nhóm đảo A-đo. Tới bờ biển châu Phi, nhánh nam vẽ thành hình vòng cung và trở về nhóm đảo Ăng-ti. Nhánh nước ấm này -gọi là "vòng đai" thì đúng hơn là "nhánh" -bao quanh một vùng biển của Đại Tây Dương, có tên là biển Xác-gax. Biển Xác-gax quả là một cái hồ giữa biển cả. Diện tích của nó lớn đến nỗi dòng biển Gơn-xtơ-rim phải mất ba năm mới chảy quanh được một vòng. Suốt ngày 22 tháng 2, tàu chạy ngầm dưới biển Xác-gax. Nơi đây, các loài cá ưa thực vật biển và các loài giáp xác có thể tìm thấy vô số thức ăn...
Từ 23 tháng 2 đến hết 12 tháng 3, nghĩa là suốt mười chín ngày, tàu Nau-ti-lúx chạy giữa Đại Tây Dương, đưa chúng tôi về phía nam với tốc độ một trăm dặm trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Rõ ràng là thuyền trưởng Nê-mô đang thực hiện cuộc du hành vòng quanh thế giới này theo một kế hoạch định trước, và tôi tin rằng sau khi vòng qua mũi Hoóc, ông ta sẽ trở lại vùng biển phía nam Thái Bình Dương. Nhưng lo ngại của Nét Len là có căn cứ. ở giữa biển khơi này họa hoằn mới gặp một hòn đảo thì còn nói chi đến việc chạy trốn. ý muốn của thuyền trưởng Nê-mô là luật lệ trên tàu Nau-ti-lúx. Thôi cũng đành phó mặc số phận. Nhưng nếu dùng bạo lực hay mưu mẹo để chống lại Nê-mô là điều vô ích thì sao không thể thương lượng với ông ta được? Kết thúc cuộc hành trình vòng quanh thế giới này, liệu Nê-mô có bằng lòng trả lại tự do cho chúng tôi, nếu chúng tôi thề sẽ giữ bí mật cho ông ta không? Nê-mô sẽ có thái độ thế nào đối với những yêu sách tự do của tôi? ông ta đã chẳng nhiều lần tuyên bố một cách cương quyết là chúng tôi sẽ bị trói buộc vĩnh viễn vào tàu Nau-ti-lúx để khỏi bị lộ bí mật đó sao? Phải chăng Nê-mô xem sự im lặng của chúng tôi trong bốn tháng ròng là một sự thỏa thuận với tối hậu thư của ông ta? Đặt vấn đề này ra liệu có làm cho Nê-mô ngờ vực, do đó ảnh hưởng xấu tới việc thực hiện ý đồ của chúng tôi không? Sau khi cân nhắc và suy nghĩ kỹ, tôi trao đổi ý kiến với Công-xây. Anh ta cũng phân vân như tôi. Tuy tôi chưa đến nỗi tuyệt vọng, nhưng nghĩ cho kỹ, tôi cũng hiểu rằng cơ hội trở về xã hội loài người ngày càng hiếm, nhất là khi Nê-mô đang cho tàu phóng vun vút trong vùng biển nhiệt đới của Đại Tây Dương! Suốt mười chín ngày nói trên không xảy ra chuyện gì đặc biệt. Thuyền trưởng Nê-mô ít khi xuất hiện. ông ta làm việc nhiều. ở thư viện, tôi thường thấy những cuốn sách, phần lớn là về lịch sử tự nhiên, đang đọc dở. Trong cuốn "Những bí mật của biển sâu" của tôi, Nê-mô đánh dấu chi chít bên lề, đôi khi ghi những ý kiến bác bỏ một số lập luận và giả thiết của tôi. Nhưng Nê-mô chỉ ghi tóm tắt những nhận xét đó trên lề sách mà không tranh luận trực tiếp với tôi. Thỉnh thoảng tôi lại nghe thấy những giai điệu buồn buồn đầy tình cảm. Nê-mô chơi đại phong cầm, nhưng chỉ chơi lúc khuya, khi bóng đêm đã bao trùm mặt biển và khi tàu Nau-ti-lúx mơ màng giữa đại dương vắng lặng. Suốt mười chín ngày đó tàu chạy trên mặt nước. Thỉnh thoảng mới có một chiếc tàu buồm chở hàng đi ấn Độ đang hướng về mũi Hảo Vọng. Một hôm có chiếc tàu săn cá voi dượt theo chúng tôi, chắc họ tưởng tàu Nau-ti-lúx là một con cá voi khổng lồ. Nhưng Nê-mô không muốn họ phí thì giờ và sức lực nên cho tàu lặn xuống.
Cá vùng biển này về căn bản giống cá ở các vùng biển khác. Chúng tôi gặp cả cá mập bơi gần tàu. Đó là những con "chó biển", những con cá phàm ăn nhất. Cánh dân chài kể lại rằng trong bụng một con cá mập người ta thấy một cái đầu trâu và gần nguyên một chú bê con; có khi thấy hai con cá ngừ và cả một anh lính thủy với đầy đủ trang phục, hoặc một anh lính có đeo gươm hẳn hoi. Thậm chí có con cá mập nuốt chửng cả một kỵ mã lẫn ngựa. Tuy vậy những lời đồn đại ấy đều không đáng tin!... Từng đàn cá heo bám chặt lấy tàu và làm chúng tôi buồn cười về những trò nghịch ngợm của chúng. Mỗi đàn gồm năm sáu con, hệt như chó sói trong rừng! Cá heo rừng phàm ăn chẳng kém gì cá mập. Một giáo sư ở Cô-pen-ha-gen cho biết ông đã lấy từ dạ dày một con cá heo ra mười ba con lợn biển và mười lăm con hải cẩu! Công-xây phân loại rất nhiều cá bay. Thật kỳ thú khi được thấy tài khéo léo của cá heo rượt bắt chúng. Dù chúng có bay cao, bay xa đến đâu -thậm chí vượt qua cả tàu Nau-ti-lúx, chúng cũng không thoát khỏi cái mõm ngoác rộng của cá heo! Suốt ngày 13 tháng 3, tàu đo độ sâu của đại dương. Thuyền trưởng Nê-mô quyết định cho tàu lặn xuống độ sâu tối đa để xác định những số liệu của các vực sâu này ở Đại Tây Dương. Tôi sẵn sàng ghi chép những kết quả của cuộc thí nghiệm. Cửa sổ phòng khách được mở ra, tàu Nau-ti-lúx chuẩn bị lặn xuống rốn biển Đại Tây Dương... Thân tàu rung lên như một chiếc dây đàn vặn căng, rồi nhẹ nhàng chìm xuống nước. Tôi và Nê-mô đứng trong phòng khách theo dõi áp kế. Một lát sau tàu đi qua chỗ ở của vô số loài cá. Càng xuống sâu, hệ động vật càng thay đổi. Một số cá chỉ sống ở lớp nước trên. Một số khác, ít hơn, ở các lớp nước dưới. Chính ở đây chúng tôi lọt vào giữa một thế giới động vật kỳ lạ. Kim đồng hồ chỉ độ sâu sáu ngàn mét. Tàu lặn đã được một tiếng đồng hồ. Càng xuống sâu, biển càng nghèo sự sống nhưng lại trong một cách lạ lùng. Tàu lặn thêm một tiếng nữa thì xuống tới độ sâu mười ba ngàn mét, nhưng vẫn chưa thấy đáy biển...
Tuy vậy, ở độ sâu mười bốn ngàn mét, giữa làn nước trong như pha lê, tôi nhìn thấy bóng đen của những ngọn núi Hy-mã-lạp-sơn hay Bạch-sơn, hay cao hơn nữa, bởi lẽ lòng chảo này sâu chưa biết đến đâu là cùng! Tàu Nau-ti-lúx vẫn lướt xuống đáy đại dương sâu thẳm, mặc dù áp lực bên ngoài rất lớn. Tôi cảm thấy vỏ tàu kêu ken két, kính ở các ô cửa phòng khách bị lõm xuống vì áp lực nước. Nếu con tàu không có sức bền của thép như Nê-mô nói thì nó đã bị bóp bẹp rúm rồi. ở độ sâu mười ba ngàn mét, tàu Nau-ti-lúx đã vượt qua giới hạn của các lớp nước có sinh vật, tựa như một quả cầu lên cao quá sinh quyển. Vậy mà chúng tôi đã xuống sâu tới mười sáu ngàn mét
-bốn dặm, -vỏ tàu chịu áp suất một ngàn sáu trăm ki-lô-gam trên một cen-ti-mét vuông!
-Thật là một cuộc thử sức lớn lao! -tôi thốt lên.
-Xuống tới đáy biển sâu mà chưa một người nào tới được! Thuyền trưởng hãy nhìn xem kìa! Những mỏm đá hùng vĩ, những hang ngầm mà không một sinh vật nào có thể dùng làm nơi ẩn náu! Đây chính là đầu cùng của các lục địa trên trái đất! Phía bên kia không còn sự sống nữa! Vì sao sau khi đến đây, chúng ta chỉ mang về được những kỷ niệm thôi?
-Ngài muốn mang về một cái gì thực chất hơn ư? -Nê-mô hỏi tôi.
-Thưa thuyền trưởng, tôi chưa hiểu ý ngài.
-Tôi muốn nói, chẳng có gì đơn giản hơn là ghi lại mãi mãi cảnh biển sâu này! Tôi chưa kịp biểu lộ sự ngạc nhiên của mình thì Nê-mô đã ra lệnh mang máy ảnh đến. Cánh cửa sổ được mở rộng, biển bên ngoài được chiếu sáng, quả là một cảnh tuyệt đẹp. ánh sáng nhân tạo dùng để chụp ảnh biển sâu tốt hơn ánh sáng mặt trời nhiều. Tàu Nau-ti-lúx đứng yên tại chỗ. Chúng tôi hướng ống kính vào một cảnh tráng lệ của đáy đại dương mà mấy giây sau được một âm bản rất đạt. Chụp ảnh xong, Nê-mô nói:
-Thưa giáo sư, đã đến lúc ta phải lên rồi! Không nên lạm dụng những khả năng của chúng ta và bắt vỏ tàu phải chịu đựng quá lâu một áp lực quá lớn như vậy.
-Thưa thuyền trưởng, xin ngài cho tàu lên.
-Giáo sư đứng cho vững nhé! Tôi chưa kịp hiểu rõ ý Nê-mô thì đã ngã lăn ra. Theo lệnh thuyền trưởng, chân vịt ngừng hoạt động, bánh lái điều khiển độ sâu chuyển sang chiều thẳng đứng. Thế là tàu Nau-ti-lúx vút lên như một quả khí cầu. Nó rẽ nước và gây ra tiếng rít ầm ầm. Trong bốn phút, tàu vượt mười sáu ngàn mét -khoảng cách giữa đáy biển và mực nước -và nổi lên mặt đại dương như một con cá bay, làm vọt lên những tia nước tung tóe!
Từ 23 tháng 2 đến hết 12 tháng 3, nghĩa là suốt mười chín ngày, tàu Nau-ti-lúx chạy giữa Đại Tây Dương, đưa chúng tôi về phía nam với tốc độ một trăm dặm trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Rõ ràng là thuyền trưởng Nê-mô đang thực hiện cuộc du hành vòng quanh thế giới này theo một kế hoạch định trước, và tôi tin rằng sau khi vòng qua mũi Hoóc, ông ta sẽ trở lại vùng biển phía nam Thái Bình Dương. Nhưng lo ngại của Nét Len là có căn cứ. ở giữa biển khơi này họa hoằn mới gặp một hòn đảo thì còn nói chi đến việc chạy trốn. ý muốn của thuyền trưởng Nê-mô là luật lệ trên tàu Nau-ti-lúx. Thôi cũng đành phó mặc số phận. Nhưng nếu dùng bạo lực hay mưu mẹo để chống lại Nê-mô là điều vô ích thì sao không thể thương lượng với ông ta được? Kết thúc cuộc hành trình vòng quanh thế giới này, liệu Nê-mô có bằng lòng trả lại tự do cho chúng tôi, nếu chúng tôi thề sẽ giữ bí mật cho ông ta không? Nê-mô sẽ có thái độ thế nào đối với những yêu sách tự do của tôi? ông ta đã chẳng nhiều lần tuyên bố một cách cương quyết là chúng tôi sẽ bị trói buộc vĩnh viễn vào tàu Nau-ti-lúx để khỏi bị lộ bí mật đó sao? Phải chăng Nê-mô xem sự im lặng của chúng tôi trong bốn tháng ròng là một sự thỏa thuận với tối hậu thư của ông ta? Đặt vấn đề này ra liệu có làm cho Nê-mô ngờ vực, do đó ảnh hưởng xấu tới việc thực hiện ý đồ của chúng tôi không? Sau khi cân nhắc và suy nghĩ kỹ, tôi trao đổi ý kiến với Công-xây. Anh ta cũng phân vân như tôi. Tuy tôi chưa đến nỗi tuyệt vọng, nhưng nghĩ cho kỹ, tôi cũng hiểu rằng cơ hội trở về xã hội loài người ngày càng hiếm, nhất là khi Nê-mô đang cho tàu phóng vun vút trong vùng biển nhiệt đới của Đại Tây Dương! Suốt mười chín ngày nói trên không xảy ra chuyện gì đặc biệt. Thuyền trưởng Nê-mô ít khi xuất hiện. ông ta làm việc nhiều. ở thư viện, tôi thường thấy những cuốn sách, phần lớn là về lịch sử tự nhiên, đang đọc dở. Trong cuốn "Những bí mật của biển sâu" của tôi, Nê-mô đánh dấu chi chít bên lề, đôi khi ghi những ý kiến bác bỏ một số lập luận và giả thiết của tôi. Nhưng Nê-mô chỉ ghi tóm tắt những nhận xét đó trên lề sách mà không tranh luận trực tiếp với tôi. Thỉnh thoảng tôi lại nghe thấy những giai điệu buồn buồn đầy tình cảm. Nê-mô chơi đại phong cầm, nhưng chỉ chơi lúc khuya, khi bóng đêm đã bao trùm mặt biển và khi tàu Nau-ti-lúx mơ màng giữa đại dương vắng lặng. Suốt mười chín ngày đó tàu chạy trên mặt nước. Thỉnh thoảng mới có một chiếc tàu buồm chở hàng đi ấn Độ đang hướng về mũi Hảo Vọng. Một hôm có chiếc tàu săn cá voi dượt theo chúng tôi, chắc họ tưởng tàu Nau-ti-lúx là một con cá voi khổng lồ. Nhưng Nê-mô không muốn họ phí thì giờ và sức lực nên cho tàu lặn xuống.
Cá vùng biển này về căn bản giống cá ở các vùng biển khác. Chúng tôi gặp cả cá mập bơi gần tàu. Đó là những con "chó biển", những con cá phàm ăn nhất. Cánh dân chài kể lại rằng trong bụng một con cá mập người ta thấy một cái đầu trâu và gần nguyên một chú bê con; có khi thấy hai con cá ngừ và cả một anh lính thủy với đầy đủ trang phục, hoặc một anh lính có đeo gươm hẳn hoi. Thậm chí có con cá mập nuốt chửng cả một kỵ mã lẫn ngựa. Tuy vậy những lời đồn đại ấy đều không đáng tin!... Từng đàn cá heo bám chặt lấy tàu và làm chúng tôi buồn cười về những trò nghịch ngợm của chúng. Mỗi đàn gồm năm sáu con, hệt như chó sói trong rừng! Cá heo rừng phàm ăn chẳng kém gì cá mập. Một giáo sư ở Cô-pen-ha-gen cho biết ông đã lấy từ dạ dày một con cá heo ra mười ba con lợn biển và mười lăm con hải cẩu! Công-xây phân loại rất nhiều cá bay. Thật kỳ thú khi được thấy tài khéo léo của cá heo rượt bắt chúng. Dù chúng có bay cao, bay xa đến đâu -thậm chí vượt qua cả tàu Nau-ti-lúx, chúng cũng không thoát khỏi cái mõm ngoác rộng của cá heo! Suốt ngày 13 tháng 3, tàu đo độ sâu của đại dương. Thuyền trưởng Nê-mô quyết định cho tàu lặn xuống độ sâu tối đa để xác định những số liệu của các vực sâu này ở Đại Tây Dương. Tôi sẵn sàng ghi chép những kết quả của cuộc thí nghiệm. Cửa sổ phòng khách được mở ra, tàu Nau-ti-lúx chuẩn bị lặn xuống rốn biển Đại Tây Dương... Thân tàu rung lên như một chiếc dây đàn vặn căng, rồi nhẹ nhàng chìm xuống nước. Tôi và Nê-mô đứng trong phòng khách theo dõi áp kế. Một lát sau tàu đi qua chỗ ở của vô số loài cá. Càng xuống sâu, hệ động vật càng thay đổi. Một số cá chỉ sống ở lớp nước trên. Một số khác, ít hơn, ở các lớp nước dưới. Chính ở đây chúng tôi lọt vào giữa một thế giới động vật kỳ lạ. Kim đồng hồ chỉ độ sâu sáu ngàn mét. Tàu lặn đã được một tiếng đồng hồ. Càng xuống sâu, biển càng nghèo sự sống nhưng lại trong một cách lạ lùng. Tàu lặn thêm một tiếng nữa thì xuống tới độ sâu mười ba ngàn mét, nhưng vẫn chưa thấy đáy biển...
Tuy vậy, ở độ sâu mười bốn ngàn mét, giữa làn nước trong như pha lê, tôi nhìn thấy bóng đen của những ngọn núi Hy-mã-lạp-sơn hay Bạch-sơn, hay cao hơn nữa, bởi lẽ lòng chảo này sâu chưa biết đến đâu là cùng! Tàu Nau-ti-lúx vẫn lướt xuống đáy đại dương sâu thẳm, mặc dù áp lực bên ngoài rất lớn. Tôi cảm thấy vỏ tàu kêu ken két, kính ở các ô cửa phòng khách bị lõm xuống vì áp lực nước. Nếu con tàu không có sức bền của thép như Nê-mô nói thì nó đã bị bóp bẹp rúm rồi. ở độ sâu mười ba ngàn mét, tàu Nau-ti-lúx đã vượt qua giới hạn của các lớp nước có sinh vật, tựa như một quả cầu lên cao quá sinh quyển. Vậy mà chúng tôi đã xuống sâu tới mười sáu ngàn mét
-bốn dặm, -vỏ tàu chịu áp suất một ngàn sáu trăm ki-lô-gam trên một cen-ti-mét vuông!
-Thật là một cuộc thử sức lớn lao! -tôi thốt lên.
-Xuống tới đáy biển sâu mà chưa một người nào tới được! Thuyền trưởng hãy nhìn xem kìa! Những mỏm đá hùng vĩ, những hang ngầm mà không một sinh vật nào có thể dùng làm nơi ẩn náu! Đây chính là đầu cùng của các lục địa trên trái đất! Phía bên kia không còn sự sống nữa! Vì sao sau khi đến đây, chúng ta chỉ mang về được những kỷ niệm thôi?
-Ngài muốn mang về một cái gì thực chất hơn ư? -Nê-mô hỏi tôi.
-Thưa thuyền trưởng, tôi chưa hiểu ý ngài.
-Tôi muốn nói, chẳng có gì đơn giản hơn là ghi lại mãi mãi cảnh biển sâu này! Tôi chưa kịp biểu lộ sự ngạc nhiên của mình thì Nê-mô đã ra lệnh mang máy ảnh đến. Cánh cửa sổ được mở rộng, biển bên ngoài được chiếu sáng, quả là một cảnh tuyệt đẹp. ánh sáng nhân tạo dùng để chụp ảnh biển sâu tốt hơn ánh sáng mặt trời nhiều. Tàu Nau-ti-lúx đứng yên tại chỗ. Chúng tôi hướng ống kính vào một cảnh tráng lệ của đáy đại dương mà mấy giây sau được một âm bản rất đạt. Chụp ảnh xong, Nê-mô nói:
-Thưa giáo sư, đã đến lúc ta phải lên rồi! Không nên lạm dụng những khả năng của chúng ta và bắt vỏ tàu phải chịu đựng quá lâu một áp lực quá lớn như vậy.
-Thưa thuyền trưởng, xin ngài cho tàu lên.
-Giáo sư đứng cho vững nhé! Tôi chưa kịp hiểu rõ ý Nê-mô thì đã ngã lăn ra. Theo lệnh thuyền trưởng, chân vịt ngừng hoạt động, bánh lái điều khiển độ sâu chuyển sang chiều thẳng đứng. Thế là tàu Nau-ti-lúx vút lên như một quả khí cầu. Nó rẽ nước và gây ra tiếng rít ầm ầm. Trong bốn phút, tàu vượt mười sáu ngàn mét -khoảng cách giữa đáy biển và mực nước -và nổi lên mặt đại dương như một con cá bay, làm vọt lên những tia nước tung tóe!