Chương 9: Tập Đi Xe Đạp
Mùa hè năm lớp năm, sau khi chắc chắn là mình không bị lưu ban và được lên lớp sáu, tôi mới lấy hết dũng khí tập đi xe đạp. Bởi vì lên lớp sáu chắc chắn sẽ phải tự đạp xe đi, chứ mẹ tôi không thể đưa tôi đi được, và cũng quá xa để đi bộ.
Không biết các bạn còn nhớ chiếc xe đạp nam Thống Nhất không nhỉ? Chính là kiểu xe mà bọn con trai phải luồn một chân vào dưới cái khung tam giác để đạp lấy đà, rồi sau đó mới trèo lên yên xe ngồi đạp ấy, ở quê tôi gọi kiểu đó là đạp xe kiểu cẳng chó. Nhưng chỉ có bọn con trai mới đạp kiểu này thôi, tôi là con gái nên phải đạp kiểu gì nữ tính hơn chứ nhỉ. Thế là vào một ngày đẹp trời, tôi xin phép mẹ lấy xe mini nữ của chị gái tôi ra chợ để tập đi.
Làng tôi tên là làng Cẩm, nên chợ làng tôi được gọi là chợ Cẩm. Chợ Cẩm họp định kỳ mỗi buổi sáng các ngày kết thúc bằng số 0, 3, 5, 8 âm lịch hàng tháng. Những ngày có chợ mẹ tôi đều dậy từ rất sớm, có khi mới bốn giờ rưỡi, năm giờ sáng đã ra chợ để chọn mua được những thức ăn tươi ngon nhất. Chợ không lớn lắm những cái gì cũng có, từ đồ ăn tươi sống, đồ khô, đồ ăn vặt đến cả quần áo các kiểu nữa.
Ban đầu chợ chỉ là một bãi đất, sau đó dựng lên những sạp hàng nhỏ có mái lá che, sau này tiến bộ hơn, thì mái lá được thay bằng những tấm lợp xi măng phi brô. Những ngày còn lại không họp chợ thì chỗ đó là một bãi đất trống cho bọn trẻ con ra chơi.
Chiều nay tôi dắt xe ra chợ, tự tập một mình. Trước đó tôi chẳng hề biết đi xe một chút nào cả, và cũng chẳng có ai dạy tôi, nên tự mình đi thế này cũng khá liều lĩnh. Tôi chỉ tự động viên mình là các đứa khác đi được thì tôi cũng đi được, có gì khó đâu kia chứ. Xe của chị tôi là xe mini nữ màu xanh, nên khung xe khá thấp, tôi cũng không cần phải đi kiểu cẳng chó như bọn con trai, nên cũng yên tâm phần nào.
Ra đến chợ tôi dựng xe lại rồi nhìn ngang nhìn ngửa, xem có ai ở đó không, may là hôm nay chẳng có đứa trẻ con nào chơi bắn bi hay nhảy dây ở đây, tôi mới thở phào. Thực ra không phải là tôi sợ bị ai nhìn thấy đâu, à nói thật lòng thì cũng có một chút đấy, dù sao tôi cũng là lần đầu tiên đi xe, nên sợ ngã sấp mặt mà bị nhìn thấy thì cũng khá là xấu hổ, và còn vì một nguyên nhân quan trọng khác nữa đó là tôi sợ mình đi lóng ngóng, không may đâm phải ai thì sao. Nói chung là cứ không có ai là may rồi.
Tôi dắt xe ra cuối chợ, quyết định sẽ trèo lên đạp sang đầu bên kia rồi quay lại. Tôi lên kế hoạch cứ như là mình đã biết đi xe rồi vậy. Mấy ngày hôm nay tôi vẫn hay ngồi ở cổng nhà mình, xem bọn trẻ trong xóm ít tuổi hơn tôi rồi cười như nắc nẻ mỗi lần chúng nó ngã.
Hôm nay coi như tôi gặp may, có ngã cũng không có ai cười chê, mà mấy ngày quan sát tôi cũng rút ra được kha khá kinh nghiệm rồi. Muốn đi được thì phải giữ được thăng bằng, nếu không chắc chắn sẽ bị ngã, còn làm thế nào để giữ được thăng bằng, thì tôi lại chưa nghĩ ra.
Tôi hồi hộp trèo lên xe, đặt chân phải lên bàn đạp trước, chân trái vẫn đứng dưới đất, rồi sau đó dùng chân trái đạp liên tục xuống đất để đẩy xe về phía trước, sau khi xe chạy rồi sẽ cho chân trái lên bàn đạp luôn. Mọi chuyện đúng như kế hoạch đề ra cho đến khi cả hai chân đều đặt lên bàn đạp rồi tôi lại mới lóng ngóng không biết phải đạp thế nào để xe chạy tiếp. Thế là lại vội vàng lạch bạch cho chân trái xuống để dừng xe lại suy nghĩ.
Lần thứ hai tôi quyết định thay đổi chiến lược, hôm nay tôi nhất định phải đi được, vì trước khi ra khỏi cổng tôi đã huênh hoang khoe với chị tôi là chắc chắn tôi sẽ đi được, không thể để mất mặt như vậy. Nói chung là người lớn hay trẻ con cũng cần sĩ diện mà, nhỉ?
Sau khi lấy lại bình tĩnh tôi quyết định sẽ trèo thẳng lên yên xe luôn, rồi chân phải vẫn đặt lên bàn đạp trước, vì tôi nghĩ ngồi lên yên cho chắc chắn thì xe sẽ không bị lắc lư như ban nãy nữa. Sau đó chân phải dùng sức đạp mạnh bàn đạp, chân trái cũng phối hợp đầy mạnh một cái.
Trời ơi tin được không? Tôi đã đạp được hai vòng rồi này. Tôi vui quá cười híp cả mắt lại, quên luôn nhìn đường, đến khi mở mắt ra thì ôi thôi "rầm" một tiếng, tôi đâm thẳng bánh trước vào cái cột gỗ của sạp hàng cuối đường. Cả cái xe đâm thẳng vào xong đứng khựng lại, tôi luống cuống nhảy luôn ra khỏi xe, mặc kệ cái xe đổ ầm xuống nền đất, đau khổ nằm đó nhìn tôi cầu cứu.
Tôi hết hồn hết vía nhìn ngó xung quanh, không thấy có ai mới lon ton chạy lại dựng cái xe lên. Suỵt, giỏ xe bị móp rồi, nhưng phải giữ bí mật, chị tôi mà biết là tôi no đòn. Tôi giả vờ như không thấy gì đưa tay nắn nắn lại cái khung lưới của giỏ xe, đỡ móp hơn một chút nhưng vẫn không được như bình thường.
Tôi hồi hộp dắt xe về, hôm nay coi như thành công bước đầu rồi, hơn nữa tôi cũng sợ, còn cố đi thêm thì không biết bộ phận tiếp theo bị móp sẽ là cái gì đây. Tôi vừa về nhà vừa phấn khởi vì thành công nho nhỏ hôm nay, tạm thời quên luôn câu chuyện cái giỏ xe xấu số.
Lần đầu tiên tôi được đạp xe đường dài là khi xuống trường cấp hai làm thủ tục nhập học. Tôi đi cùng đám bạn trong xóm, chúng tôi đều được lên lớp, không có đứa nào bị lưu ban cả. Trường cấp hai ở tận làng dưới, trường của cả xã nên đương nhiên là sẽ ở khu vực trung tâm một chút của xã. Làng tôi ở chân đồi, nên được coi là vùng sâu vùng xa đó.
Lối vào trường nằm giữa hai cánh đồng, trường cũng không phải là hiện đại, nhưng so với trường cấp một của tôi hồi đó, và trong mắt những đứa trẻ con mười một tuổi thì đó là một không gian rộng lớn khiến chúng tôi đều hào hứng. Ngày đó tôi còn chẳng biết đường đi thế nào, nên chỉ biết đi theo lũ bạn, chắc chúng nó hay đi chơi nên mới thạo đường thế, tôi chẳng đi đâu nên chẳng biết gì hết. Cho nên chuyến đi này cứ giống như là chuyến đi xa đầu tiên trong đời tôi, nên tôi vui vẻ hơn bọn nó rất nhiều.
Chúng tôi xuống trường để dọn vệ sinh và nhận lớp. Trong cả nhóm chúng tôi có cả Phúc, vì dù sao cũng cùng làng mà, nên đi chung hết với nhau. Kết quả chia lớp sẽ được dán ở cửa mỗi phòng học, ở lớp nào thì sẽ học ở phòng đó luôn. Chúng tôi hí hửng đi từng phòng để tìm tên mình.
Trường của chúng tôi là hai dãy nhà hai tầng và chia làm hai khu, khu trước và khu sau, hai khu nối với nhau bằng một dãy hành lang tạo thành hình chữ U. Giữa hai khu nhà có một cây phượng to đùng, chắc là cũng lâu năm lắm rồi. Tổng có tám phòng học, mỗi tầng bốn phòng. Khu nhà cấp bốn nằm dọc sân là khu dành riêng cho các lớp học thêm buổi chiều. Khu vệ sinh thì ở phía sau hai dãy nhà.
Không cần tìm kiếm quá lâu thì tôi đã tìm thấy tên của mình trong danh sách lớp B, và còn vui hơn khi Thu học cùng lớp tôi. Tên cái Lan không có trong danh sách lớp tôi, nghiệt duyên của tôi và nó coi như chấm hết từ đây. Nhưng hình như có gì đó không đúng thì phải.
Ban đầu tôi còn mải vui mừng vì cắt được nghiệt duyên, mà quên mất là hình như mối duyên lành của tôi cũng bị cắt luôn rồi. Phúc không có tên trong lớp tôi. Khi nhận ra điều đó thì tôi mới tiếp tục chạy đi các lớp khác để tìm. Cái Thu còn thắc mắc là tôi thấy tên mình rồi mà, sao còn tìm cái gì nữa, nhưng nó cũng lặng lẽ bám theo tôi.
Lớp C cũng không có, lớp D thì.. cuối cùng cũng thấy rồi. Danh sách xếp theo thứ tự ABC, tên nó gần cuối cùng, tôi mím môi chán nản nhìn ra sân thì thấy nó đang bàn tán vui vẻ với vài đứa nữa, chắc là mấy đứa được xếp cùng lớp nó. Nó không biết là trong lúc nó đang vui mừng, thì có một đứa là tôi đây đang chán nản vô cùng. Nhưng nỗi đau của tôi còn chưa nguôi ngoai thì cái Thu đã hét toáng lên.
"Ngọc, mày nhìn này." Nó kéo kéo áo tôi, tôi quay lại ủ rũ nhìn nó thì nó há hốc mồm chỉ trỏ bảo tôi nhìn vào danh sách. Tôi cũng lười nhác lết tấm thân lại nhìn thêm lần nữa chỗ ngón tay nó đang chỉ vào một cái tên. Tôi như chết lặng khi nhìn thấy danh sách lớp D có tên cái Lan ở gần đầu. Sau đó tôi lại quay ra sân nhìn Phúc vẫn đang vui vẻ khua chân múa tay với đám bạn, chưa bao giờ tôi thấy nó cười tươi đến như thế. Tình duyên của chúng tôi tan vỡ sớm đến vậy sao?
Tôi và nó vẫn luôn bên nhau từ mẫu giáo đến hết lớp năm, sáu năm đó đâu có phải là ngắn ngủi. Chỉ tiếc là chúng tôi đã chung lớp trong những năm tháng còn trẻ con nhất và chưa hiểu chuyện nhất, rồi đến khi bắt đầu hiểu chuyện rồi, bắt đầu có những cơ hội để một lần nữa chứng minh lại những cảm xúc của mình, thì lại bị phân vào hai lớp khác nhau.
Tự nhiên tôi muốn khóc quá. Các bạn đừng cười tôi nhé, cũng đừng khuyên tôi là cũng chỉ khác lớp thôi mà, vẫn cùng trường là được rồi. Cả xã tôi chỉ có một trường cấp hai này thôi, nên tôi chẳng lo sẽ bị vào khác trường, nhưng khác lớp là cả một vấn đề đấy.
Một tiết học bốn mươi lăm phút, nhưng chỉ được giải lao năm phút giữa giờ, ngay cả khi đến giờ tập thể dục toàn trường mười lăm phút thì vẫn phải đứng theo lớp, vậy thì còn cơ hội nào để chúng tôi gặp nhau nữa. Chẳng phải có người từng nói là, khoảng cách sẽ giết chết tình yêu à!
Tôi buồn nguyên cả mấy ngày sau đó, tự nhiên chẳng muốn đi khai giảng chút nào. Tôi muốn chạy đến hỏi nó mày có buồn không, có buồn vì ở lớp khác với tao không, nhưng chợt nghĩ lại gương mặt vui vẻ hôm đi nhận lớp của nó, là tôi cũng đã đoán được phần nào rồi.
Lúc đó trái tim nhỏ bé của một thiếu nữ mười một tuổi đã bắt đầu biết đau, biết buồn. Nhưng tôi cũng rất nhanh chóng lấy lại sự bình tĩnh của mình, dù sao thì vẫn chung trường mà, tôi lại tự an ủi như vậy, lại còn cùng làng nữa, nghĩa là sẽ có cả một quãng đường có thể đi cùng nhau.
Và các bạn biết không, cuối cùng thì quãng đường đó đã đánh dấu rất nhiều những cảm xúc của tôi đấy, một quãng đường dài mà tôi cứ mải mê đuổi theo hình bóng nó, nhưng dường như chẳng bao giờ có thể đuổi kịp.
Không biết các bạn còn nhớ chiếc xe đạp nam Thống Nhất không nhỉ? Chính là kiểu xe mà bọn con trai phải luồn một chân vào dưới cái khung tam giác để đạp lấy đà, rồi sau đó mới trèo lên yên xe ngồi đạp ấy, ở quê tôi gọi kiểu đó là đạp xe kiểu cẳng chó. Nhưng chỉ có bọn con trai mới đạp kiểu này thôi, tôi là con gái nên phải đạp kiểu gì nữ tính hơn chứ nhỉ. Thế là vào một ngày đẹp trời, tôi xin phép mẹ lấy xe mini nữ của chị gái tôi ra chợ để tập đi.
Làng tôi tên là làng Cẩm, nên chợ làng tôi được gọi là chợ Cẩm. Chợ Cẩm họp định kỳ mỗi buổi sáng các ngày kết thúc bằng số 0, 3, 5, 8 âm lịch hàng tháng. Những ngày có chợ mẹ tôi đều dậy từ rất sớm, có khi mới bốn giờ rưỡi, năm giờ sáng đã ra chợ để chọn mua được những thức ăn tươi ngon nhất. Chợ không lớn lắm những cái gì cũng có, từ đồ ăn tươi sống, đồ khô, đồ ăn vặt đến cả quần áo các kiểu nữa.
Ban đầu chợ chỉ là một bãi đất, sau đó dựng lên những sạp hàng nhỏ có mái lá che, sau này tiến bộ hơn, thì mái lá được thay bằng những tấm lợp xi măng phi brô. Những ngày còn lại không họp chợ thì chỗ đó là một bãi đất trống cho bọn trẻ con ra chơi.
Chiều nay tôi dắt xe ra chợ, tự tập một mình. Trước đó tôi chẳng hề biết đi xe một chút nào cả, và cũng chẳng có ai dạy tôi, nên tự mình đi thế này cũng khá liều lĩnh. Tôi chỉ tự động viên mình là các đứa khác đi được thì tôi cũng đi được, có gì khó đâu kia chứ. Xe của chị tôi là xe mini nữ màu xanh, nên khung xe khá thấp, tôi cũng không cần phải đi kiểu cẳng chó như bọn con trai, nên cũng yên tâm phần nào.
Ra đến chợ tôi dựng xe lại rồi nhìn ngang nhìn ngửa, xem có ai ở đó không, may là hôm nay chẳng có đứa trẻ con nào chơi bắn bi hay nhảy dây ở đây, tôi mới thở phào. Thực ra không phải là tôi sợ bị ai nhìn thấy đâu, à nói thật lòng thì cũng có một chút đấy, dù sao tôi cũng là lần đầu tiên đi xe, nên sợ ngã sấp mặt mà bị nhìn thấy thì cũng khá là xấu hổ, và còn vì một nguyên nhân quan trọng khác nữa đó là tôi sợ mình đi lóng ngóng, không may đâm phải ai thì sao. Nói chung là cứ không có ai là may rồi.
Tôi dắt xe ra cuối chợ, quyết định sẽ trèo lên đạp sang đầu bên kia rồi quay lại. Tôi lên kế hoạch cứ như là mình đã biết đi xe rồi vậy. Mấy ngày hôm nay tôi vẫn hay ngồi ở cổng nhà mình, xem bọn trẻ trong xóm ít tuổi hơn tôi rồi cười như nắc nẻ mỗi lần chúng nó ngã.
Hôm nay coi như tôi gặp may, có ngã cũng không có ai cười chê, mà mấy ngày quan sát tôi cũng rút ra được kha khá kinh nghiệm rồi. Muốn đi được thì phải giữ được thăng bằng, nếu không chắc chắn sẽ bị ngã, còn làm thế nào để giữ được thăng bằng, thì tôi lại chưa nghĩ ra.
Tôi hồi hộp trèo lên xe, đặt chân phải lên bàn đạp trước, chân trái vẫn đứng dưới đất, rồi sau đó dùng chân trái đạp liên tục xuống đất để đẩy xe về phía trước, sau khi xe chạy rồi sẽ cho chân trái lên bàn đạp luôn. Mọi chuyện đúng như kế hoạch đề ra cho đến khi cả hai chân đều đặt lên bàn đạp rồi tôi lại mới lóng ngóng không biết phải đạp thế nào để xe chạy tiếp. Thế là lại vội vàng lạch bạch cho chân trái xuống để dừng xe lại suy nghĩ.
Lần thứ hai tôi quyết định thay đổi chiến lược, hôm nay tôi nhất định phải đi được, vì trước khi ra khỏi cổng tôi đã huênh hoang khoe với chị tôi là chắc chắn tôi sẽ đi được, không thể để mất mặt như vậy. Nói chung là người lớn hay trẻ con cũng cần sĩ diện mà, nhỉ?
Sau khi lấy lại bình tĩnh tôi quyết định sẽ trèo thẳng lên yên xe luôn, rồi chân phải vẫn đặt lên bàn đạp trước, vì tôi nghĩ ngồi lên yên cho chắc chắn thì xe sẽ không bị lắc lư như ban nãy nữa. Sau đó chân phải dùng sức đạp mạnh bàn đạp, chân trái cũng phối hợp đầy mạnh một cái.
Trời ơi tin được không? Tôi đã đạp được hai vòng rồi này. Tôi vui quá cười híp cả mắt lại, quên luôn nhìn đường, đến khi mở mắt ra thì ôi thôi "rầm" một tiếng, tôi đâm thẳng bánh trước vào cái cột gỗ của sạp hàng cuối đường. Cả cái xe đâm thẳng vào xong đứng khựng lại, tôi luống cuống nhảy luôn ra khỏi xe, mặc kệ cái xe đổ ầm xuống nền đất, đau khổ nằm đó nhìn tôi cầu cứu.
Tôi hết hồn hết vía nhìn ngó xung quanh, không thấy có ai mới lon ton chạy lại dựng cái xe lên. Suỵt, giỏ xe bị móp rồi, nhưng phải giữ bí mật, chị tôi mà biết là tôi no đòn. Tôi giả vờ như không thấy gì đưa tay nắn nắn lại cái khung lưới của giỏ xe, đỡ móp hơn một chút nhưng vẫn không được như bình thường.
Tôi hồi hộp dắt xe về, hôm nay coi như thành công bước đầu rồi, hơn nữa tôi cũng sợ, còn cố đi thêm thì không biết bộ phận tiếp theo bị móp sẽ là cái gì đây. Tôi vừa về nhà vừa phấn khởi vì thành công nho nhỏ hôm nay, tạm thời quên luôn câu chuyện cái giỏ xe xấu số.
Lần đầu tiên tôi được đạp xe đường dài là khi xuống trường cấp hai làm thủ tục nhập học. Tôi đi cùng đám bạn trong xóm, chúng tôi đều được lên lớp, không có đứa nào bị lưu ban cả. Trường cấp hai ở tận làng dưới, trường của cả xã nên đương nhiên là sẽ ở khu vực trung tâm một chút của xã. Làng tôi ở chân đồi, nên được coi là vùng sâu vùng xa đó.
Lối vào trường nằm giữa hai cánh đồng, trường cũng không phải là hiện đại, nhưng so với trường cấp một của tôi hồi đó, và trong mắt những đứa trẻ con mười một tuổi thì đó là một không gian rộng lớn khiến chúng tôi đều hào hứng. Ngày đó tôi còn chẳng biết đường đi thế nào, nên chỉ biết đi theo lũ bạn, chắc chúng nó hay đi chơi nên mới thạo đường thế, tôi chẳng đi đâu nên chẳng biết gì hết. Cho nên chuyến đi này cứ giống như là chuyến đi xa đầu tiên trong đời tôi, nên tôi vui vẻ hơn bọn nó rất nhiều.
Chúng tôi xuống trường để dọn vệ sinh và nhận lớp. Trong cả nhóm chúng tôi có cả Phúc, vì dù sao cũng cùng làng mà, nên đi chung hết với nhau. Kết quả chia lớp sẽ được dán ở cửa mỗi phòng học, ở lớp nào thì sẽ học ở phòng đó luôn. Chúng tôi hí hửng đi từng phòng để tìm tên mình.
Trường của chúng tôi là hai dãy nhà hai tầng và chia làm hai khu, khu trước và khu sau, hai khu nối với nhau bằng một dãy hành lang tạo thành hình chữ U. Giữa hai khu nhà có một cây phượng to đùng, chắc là cũng lâu năm lắm rồi. Tổng có tám phòng học, mỗi tầng bốn phòng. Khu nhà cấp bốn nằm dọc sân là khu dành riêng cho các lớp học thêm buổi chiều. Khu vệ sinh thì ở phía sau hai dãy nhà.
Không cần tìm kiếm quá lâu thì tôi đã tìm thấy tên của mình trong danh sách lớp B, và còn vui hơn khi Thu học cùng lớp tôi. Tên cái Lan không có trong danh sách lớp tôi, nghiệt duyên của tôi và nó coi như chấm hết từ đây. Nhưng hình như có gì đó không đúng thì phải.
Ban đầu tôi còn mải vui mừng vì cắt được nghiệt duyên, mà quên mất là hình như mối duyên lành của tôi cũng bị cắt luôn rồi. Phúc không có tên trong lớp tôi. Khi nhận ra điều đó thì tôi mới tiếp tục chạy đi các lớp khác để tìm. Cái Thu còn thắc mắc là tôi thấy tên mình rồi mà, sao còn tìm cái gì nữa, nhưng nó cũng lặng lẽ bám theo tôi.
Lớp C cũng không có, lớp D thì.. cuối cùng cũng thấy rồi. Danh sách xếp theo thứ tự ABC, tên nó gần cuối cùng, tôi mím môi chán nản nhìn ra sân thì thấy nó đang bàn tán vui vẻ với vài đứa nữa, chắc là mấy đứa được xếp cùng lớp nó. Nó không biết là trong lúc nó đang vui mừng, thì có một đứa là tôi đây đang chán nản vô cùng. Nhưng nỗi đau của tôi còn chưa nguôi ngoai thì cái Thu đã hét toáng lên.
"Ngọc, mày nhìn này." Nó kéo kéo áo tôi, tôi quay lại ủ rũ nhìn nó thì nó há hốc mồm chỉ trỏ bảo tôi nhìn vào danh sách. Tôi cũng lười nhác lết tấm thân lại nhìn thêm lần nữa chỗ ngón tay nó đang chỉ vào một cái tên. Tôi như chết lặng khi nhìn thấy danh sách lớp D có tên cái Lan ở gần đầu. Sau đó tôi lại quay ra sân nhìn Phúc vẫn đang vui vẻ khua chân múa tay với đám bạn, chưa bao giờ tôi thấy nó cười tươi đến như thế. Tình duyên của chúng tôi tan vỡ sớm đến vậy sao?
Tôi và nó vẫn luôn bên nhau từ mẫu giáo đến hết lớp năm, sáu năm đó đâu có phải là ngắn ngủi. Chỉ tiếc là chúng tôi đã chung lớp trong những năm tháng còn trẻ con nhất và chưa hiểu chuyện nhất, rồi đến khi bắt đầu hiểu chuyện rồi, bắt đầu có những cơ hội để một lần nữa chứng minh lại những cảm xúc của mình, thì lại bị phân vào hai lớp khác nhau.
Tự nhiên tôi muốn khóc quá. Các bạn đừng cười tôi nhé, cũng đừng khuyên tôi là cũng chỉ khác lớp thôi mà, vẫn cùng trường là được rồi. Cả xã tôi chỉ có một trường cấp hai này thôi, nên tôi chẳng lo sẽ bị vào khác trường, nhưng khác lớp là cả một vấn đề đấy.
Một tiết học bốn mươi lăm phút, nhưng chỉ được giải lao năm phút giữa giờ, ngay cả khi đến giờ tập thể dục toàn trường mười lăm phút thì vẫn phải đứng theo lớp, vậy thì còn cơ hội nào để chúng tôi gặp nhau nữa. Chẳng phải có người từng nói là, khoảng cách sẽ giết chết tình yêu à!
Tôi buồn nguyên cả mấy ngày sau đó, tự nhiên chẳng muốn đi khai giảng chút nào. Tôi muốn chạy đến hỏi nó mày có buồn không, có buồn vì ở lớp khác với tao không, nhưng chợt nghĩ lại gương mặt vui vẻ hôm đi nhận lớp của nó, là tôi cũng đã đoán được phần nào rồi.
Lúc đó trái tim nhỏ bé của một thiếu nữ mười một tuổi đã bắt đầu biết đau, biết buồn. Nhưng tôi cũng rất nhanh chóng lấy lại sự bình tĩnh của mình, dù sao thì vẫn chung trường mà, tôi lại tự an ủi như vậy, lại còn cùng làng nữa, nghĩa là sẽ có cả một quãng đường có thể đi cùng nhau.
Và các bạn biết không, cuối cùng thì quãng đường đó đã đánh dấu rất nhiều những cảm xúc của tôi đấy, một quãng đường dài mà tôi cứ mải mê đuổi theo hình bóng nó, nhưng dường như chẳng bao giờ có thể đuổi kịp.