Chương 28: Hội Quân
Cửa sông Cả( sông Lam ngày nay), bến thuyền.Cửa biển thời này không có tên, vị trí đại khái tương ứng với khu vực cửa Hội ngày nay.Bên cạnh chính là bãi biển Cửa Lò, nhưng lúc này chỉ có bãi cát hoang vu, cây cối rậm rạp, thi thoảng mới có một mái nhà tranh ẩn hiện.Bến thuyền được xây dựng từ thời kỳ vua trước, đã trải qua mấy chục năm nhưng không hề bị hoang phế.Vào thời kỳ thịnh trị bến tàu này thường xuyên có thương nhân ngoại quốc đến trao đổi buôn bán nên việc sửa chữa, bảo trì được tiến hành thường xuyên.Thậm chí còn mở rộng liên tục so với lúc mới xây dựng.Phía đối diện vốn dĩ có một thủy trại của quân đội, nhưng quy mô nhỏ hơn rất nhiều, không đủ chỗ để năm mươi tàu lớn cùng lúc cập bến.Vì vậy phải trưng dụng bến tàu này làm nơi cập cảng cho đoàn thuyền vận chuyển.May mắn từ lúc có chiến sự, toàn bộ thương thuyền và thuyền của người dân đều bị trục xuất ra khỏi bến, chỉ còn lại quân thuyền của triều đình nên việc cập bờ của đoàn thuyền rất thuận lợi.Trong bến có tới hai mươi cầu cảng được xây dựng từ đá và gỗ, mỗi cầu cảng đủ chỗ cho sáu thuyền vận chuyển cỡ lớn hoặc mười chiến thuyền neo đậu một lúc.Cầu cảng dài trăm mét, rộng chừng sáu mét, được xây dựng rất kiên cố.Lúc này, từng chiếc thuyền vận tải neo đậu theo sự chỉ huy của quan quân trên bờ.Thuyền vận tải của Đại Việt thời kỳ này được đóng hết sức tinh xảo, không chỉ tải lớn, đi được biển và còn rất tiện dụng.Hai bên khoang thuyền được thiết kế những cửa mở lớn, thuận tiện cho việc chuyển đồ và cả người.Chỉ thấy mỗi chiếc thuyền sau khi thả leo, những cánh cửa vốn là thành thuyền ngay lập tức được hạ xuống tạo thành một cầu gỗ bằng ván lớn và vững chắc.Từ đó, lương thảo, vũ khí, ngựa và cả quân binh có thể được chuyển từ khoang thuyền xuống cầu cảng nhanh nhất.Thứ tự ưu tiên là quan quân, ngựa chiến rồi mới đến vũ khí vật tư.Nguyên Hãng dẫn đội của mình theo thứ tự xuống cầu cảng, đặt chân xuống đất bằng, người cậu hơi chao đảo một chút.Đây là phản ứng thông thường của cơ thể khi lênh đênh trên biển một thời gian và đặt chân trở lại đất liền.Thời gian ở trên sông, biển càng dài thì triệu chứng này càng rõ.Như lúc này thời gian Nguyên Hãng ở trên tàu không quá dài nên chỉ mất vài phút cơ thể cậu đã lấy lại được thăng bằng.Quan quân sau khi xuống thuyền ngay lập tức di chuyển theo hang vào trong một bãi đất lớn đang được dùng làm điểm tập kết ban đầu.Vì là phó doanh nên dưới trướng Nguyên Hãng có hai đô lính, hai đô trưởng, bốn phó đô và khoảng một trăm sáu mươi lính.Nguyên Hãng cưỡi ngựa đi đầu, phía sau là thằng Đáng và thằng Nam, binh lính theo đó chia thành hai hàng lần lượt di chuyển.Trừ đi lính hậu cần và thủy quân trên thuyền, quân viện binh lần này vừa tròn một vạn quân.Mất chừng hơn một giờ đội ngũ mới có thể tập chung hoàn chỉnh.Phía trước nhất, tướng chỉ huy Đỗ Tử Bình đang bàn giao quân lệnh với Tiết độ sứ Trần Hiệu.Chỉ thấy gương mặt của vị tiết độ sứ này không dấu nổi niềm vui, dù sao có thêm một vạn viện binh là liều thuốc an thần rất lớn cho ông.Qua nghi thức thủ tục, toàn bộ quan quân từ đô trưởng trở lên được triệu tập vào khu lều lớn để bàn chuyện tác chiến.Binh lính được nghỉ ngơi tại chỗ và nấu ăn.Lều lớn, gần trăm quan quân từ đô trưởng trở lên vây quanh một bản đồ tác chiến lớn được làm từ nhiều mảnh da trâu ghép lại.Loại bản đồ này được vẽ bằng mực đen, hình ảnh mờ nhạt, tỷ lệ thì lộn xộn, chỉ có thể đại khái đoán được vị trí từ tên viết trên đó.Viện binh lần này mang theo hai mệnh lệnh, một là phòng thủ Nghệ An, hai là đánh vu hồi phía sau quân Chiêm, tạo thành gọng kìm với cánh quân chủ lực.Đứng trước bản đồ là Trần Lãm, người phục trách việc phòng thủ chính của Nghệ An.- Như mọi người đã biết, hiện giờ phủ lộ Nghệ An hai mặt đều có địch. Quân Chiêm hiện đang công đánh Diễn Châu, hướng tiến công chính của chúng hướng ra trấn Thanh Đô.- Từ Diễn Châu ra Nghệ An có hai đường có thể di chuyển.- Đường thứ nhất là đường mòn theo hướng thượng đạo, tuy nhiên đường này vừa nhỏ lại xa, không thích hợp cho đội ngũ lớn di chuyển, tuy nhiên để đề phòng ta đã cho thiết lập một vài trạm gác nhỏ.Vừa nói, Trần Lãm vừa chỉ trên bản đồ để mọi người có thể tưởng tượng ra vị trí một cách tạm thời.Tất nhiên có tưởng tượng được hay không thì hên xui.- Đường thứ hai là quan đạo chạy men theo vùng đồng bằng ven biển.-Muốn đi từ Diễn châu vào Nghệ An chỉ có một cách, đó là vượt qua ải Mộ Dạ.Nói đến đây, Trần Lãm chỉ vào hình một vẽ quan ải nhỏ trên bản đồ.Cái tên quan ải được đặt theo tên ngọn núi cạnh nó, núi Mộ Dạ.Núi Mộ Dạ vẫn giữ tên đến thời hiện đại, bên cạnh là bãi biển Cửa Hiền, trên núi có đền Cuông thờ An Dương Vương.Ở đây thế núi hiểm trở, là một thành lũy tự nhiên ngăn cách khu vực đồng bằng Diễn Châu với khu vực đồng bằng Nghệ An.Tận dụng địa thế tự nhiên, quân đội trấn thủ ở Nghệ An đã cho xây dựng một ải lũy bằng gỗ và đá.Lũy này chạy ngang chắn hết chiều rộng của khe núi, dài khoảng ba trăm mét, lũy cao từ sáu đến tám mét, tường lũy dày từ hai đến bốn mét.Lũy chỉ có một cửa duy nhất để ra vào.Thông thường ở ải này chỉ có khoảng vài chục lính canh gác, từ lúc có chiến sự tiết độ sứ đã cho tăng cường một ngàn năm trăm quân đóng giữ.Lại lệnh cho huyện lệnh các huyện Lộc Bình ( nay là huyện Hưng Nguyên), Sa Nam ( nay là huyện một phần huyện Nam Đàn) và các huyện thuộc châu Trà Lân ( nay là Thanh Chương, một phần Nam Đàn) mau chóng chiêu mộ dân binh.Ngoài một phần để lại bảo vệ dân chúng tại các huyện, toàn bộ đều được điều động đến ải Mộ Dạ.Nhờ đó quân số của ải cũng tăng nhanh từ vài chục đến hiện tại đã có hơn ba ngàn quân đóng giữ.Thêm vào quân Chiêm đang ưu tiên đánh ra Trấn Thanh Đô ( Thanh Hóa) nên cửa ải này tạm thời vẫn rất an toàn.Trần Lãm lại nói thêm về tình hình chiến sự và bố phòng tuyến biên giới phía nam Nghệ An.Hơn một giờ mới nói hết được tình hình cho tất cả mọi người trong lều.Lúc này vị tiết độ sứ Trần Hiệu mới hướng về phía Đỗ Tử Bình lên tiếng.- Tướng quân thấy tình hình lúc này ra sao, liệu chúng ta có thể thực hiện được mệnh lệnh mà quan gia giao phó không?Đổ Tử Bình ngồi ngang hàng với Trần Hiệu, từ đầu đến giờ đều trầm mặc không nói, lúc này thấy Trần Hiệu hỏi mình mới chậm rãi nói.- Ta mang theo mệnh lệnh do thượng hoàng và quan gia đích thân giao phó, tiết độ sứ đại nhân nghĩ chúng ta có làm được không?Câu hỏi này khiến cho mọi người bên dưới đều không biết ý đồ của vị đại tướng quân này là gì.Thấy mọi người bên dưới xì xầm, Đỗ Tử Bình cau mặt rồi nói.- Không phải có làm được hay không mà dù chết cũng phải làm cho bằng được,.Câu nói này khiến tiếng bàn tán bên dưới đều bị dập tắt hết, không khí nhất thời im lặng đến cây kim rơi xuống đất cũng có thể nghe thấy.Nguyên Hãng lúc này âm thầm quan sát vị lão tướng phía trên.Đổ Tử Bình năm nay đã ngoài năm mươi, nếu nói đối đầu với quân Chiêm thì cũng coi là một người có nhiều kinh nghiệm.Mặc dù trong sử sách ghi nhận vị này gần như không có công tích gì, thậm chí còn là nguyên nhân khiến nhiều lần quân Trần bại trận trước quân Chiêm.Từng nhiều lần bị cho thôi chức nhưng do là thân tín của Lê Quý Ly, lại có tài ăn nói xu nịnh nên hết lần này đến lần khác lại được hồi chức, thậm chí lần này còn là phó tướng chỉ huy một cánh quân.Tất nhiên đó là lịch sử ghi chép, Nguyên Hãng cũng không võ đoán đánh giá điều gì.Ít nhất từ ánh mắt, lời nói lúc này cũng cho thấy vị này vẫn có cái dũng của một vị tướng trận mạc.Phía trên, Đỗ Tử Bình sau khi thấy bên dưới đều im lặng, liền rất hài lòng, đây là cái cảm giác thỏa mãn vì uy vọng của bản thân được thừa nhận, phục tùng.Lúc này mới hắng giọng nói.- Ta mang theo mệnh lệnh cùng với đó là kế hoạch tác chiến mà Khu mật đại sứ đã bàn bạc với ta. Bây giờ sẽ nói rõ với mọi người.*** Truyện có thay đổi so với lịch sử. Năm 1780 quân Chiêm đánh Nghệ An, Lê Quý Ly và Đỗ Tử Bình được vua Nghệ Tông sai mang quân chống giữ. Tuy nhiên quân thủy do Lê Quý Ly thống lĩnh, quân bộ do Đỗ Tử Bình thống lĩnh. Cả hai chỉ mang quân đến Thanh Hóa chống giặc chứ không mang quân tiến vào Nghệ An như truyện đang viết. Tình tiết được thay đổi để phù hợp với tuyến phát triển của nhân vật.