Chương : 18
Một khi dính vào, người ta sẽ không thể sống được nữa nếu thiếu ma túy mà chỉ tồn tại một cách thảm hại và lệ thuộc. Thế nhưng tôi tháy sung sướng khi quay lại tình trạng đó! Hạnh phúc thay! Hạnh phúc thay! Mọi chuyện chưa bao giờ tuyệt vời hơn tối qua. Mỗi một lần mới là một lần tốt đẹp hơn.
Cô xanh lơ,
nhật ký vô danh của một con nghiện trẻ
Phía Nam khu Bronx - khu phố Hyde Pierce
Khi Jodie Costello, mười lăm tuổi, mở mắt ra, ga trải giường nơi nó nằm đã ướt sũng. Nó đang sốt và cả người nổi da gà; toàn thân rét run lên. Lẩy bẩy, nó khó nhọc đứng dậy và đến bên cửa sổ.
Mình tới cái hũ nút này làm gì cơ chứ?
Tất cả các cuốn sách hướng dẫn du lịch về New York đều khuyến cáo nên tránh xa khu này. Hyde Pierce chỉ nằm cách khu Manhattan lộng lẫy vài cây số nhưng điều đó không ngăn cản nó trở thành một khu nguy hiểm. Khu phố bao gồm một hệ thống những dãy nhà chung cư tồi tàn, không hề có hoạt động buôn bán nào diễn ra xung quanh. Chỉ có những bãi đất trống với những xác xe hơi cháy đen thui nằm rải rác và chẳng bao giờ có ma nào buồn tới mang đi.
Jodie đang đói thuốc. Nó đau đớn khắp người. Nhưng cơn co rút chạy dọc hai chân nó. Các khớp xương kêu răng rắc. Các ống xương như gãy vụn trong người thành hàng chục mẩu nhỏ.
Mẹ kiếp, nhất định mình phải kiếm cho được!
Tim nó đập dồn dập và trống ngực đánh thình thịch. Mồ hôi túa ra, thoạt đầu nó thấy nóng, rồi lại lạnh. Bụng nó có co thắt từng đợt kinh khủng và nhói lên đau đớn như thể có một thanh sắt đang xuyên qua phần thắt lưng.
Chết tiệt!
Nó lột vội áo ngủ ra và cuống quýt ngồi lên bồn vệ sinh. Tấm gương sứt mẻ gắn trên cửa phòng tắm phản chiếu một hình ảnh mà nó chẳng muốn thấy.
Khi nó còn nhỏ, mọi người thường bảo nó rất xinh xắn với mái tóc vàng và đôi mắt màu ngọc bích, nhưng hôm nay nó biết trông nó chẳng còn ra hồn gì nữa.
Mày chỉ còn là một kẻ thân tàn ma dại bị ma túy giày vò.
Thân hình tiều tụy của nó trông mà phát khiếp. Mặt nó xõa xượi những mớ tóc xơ xác vì thuốc nhuộm chỗ xanh chỗ đỏ. Những quầng đen sậm quanh mắt nó nom như dòng mascra nhem nhuốc. Nó gỡ vài sợi tóc mắc vào cái khuyên móc trên cánh mũi. Nó còn một cái nữa ở rốn và rốn nó đang có nguy cơ nhiễm trùng.
Nó gập đôi người vì một cơn đau thắt dạ dày.
Ái.
Nó chẳng còn sức để làm bất cứ điều gì. Vậy mà có một thời, nó từng chơi thể thao rất nhiều. Nó chơi tốt bóng rổ nhờ vóc dáng của mình. Quả là nó rất cao lớn. Thế nhưng trong thâm tâm nó, nó lại cảm thấy mình vẫn thật nhỏ bé, thật mong manh không khác gì đứa trẻ sơ sinh.
Bởi lẽ nó luôn mang trong mình một vết thương chưa khép miệng.
Việc mẹ nó qua đời khi nó mới lên năm đã buộc nó phải đối diện quá sớm với một thế giới đầy lo âu và sợ hãi.
Nó thoát khỏi thử thách ấy trong tình trạng suy sụp. Mẹ gần gũi với nó biết bao. Gần gũi trong chừng mực mà một cô bé ở tuổi ấy và không có cha có thể cảm nhận được. Nhưng Jodie không tìm cách bào chữa.
Ban đầu, người ta đưa nó vào một gia đình tình thương, nhưng không thành. Người ta bảo không thể nào chịu đựng được nó, và điều đó chắc là đúng. Lúc nào nó cũng rất trăn trở, luôn bị ám ảnh bởi cảm giác bất an mà từ hồi ấy nó luôn cố tìm cách làm dịu đi.
Lên mười tuổi, nó bắt đầu nuốt những viên sủi mà nó tìm thấy trong phòng tắm. Rồi nó thường xuyên lục lọi tủ thuốc gia đình để tìm những viên Tranxène. Từ đó, gia đình tình thương không muốn chứa chấp nó nữa và nó phải quay lại sống trong trung tâm bảo trợ. Nó từng trộm cắp chỗ này hay chỗ khác. Cũng chẳng có gì nghiêm trọng: ít quần áo cũ hoặc vài ba món đồ trang sức. Nhưng nó bị bắt và phải ở sáu tháng trong một trại cải tạo trẻ chưa thành niên.
Sau đó, nó phát hiện ra những loại thuốc khác hiệu quả hơn thuốc sủi. Nói đúng hơn là nó xài bất cứ thứ gì rơi vào tay nó: speed, crack, heroin, cần sa, thuốc viên... Thời gian gần đây, nó hầu như chỉ còn sống vì những thứ đó.
Suốt ngày nó tìm cách say thuốc để trấn an nỗi sợ hãi. Lần đầu tiên dùng thuốc, nó đã có được cảm giác tuyệt vời tới mức nó vẫn muốn tìm lại sự dễ chịu ấy thêm nữa và thêm mãi. Dù địa ngục có tới liền sau đó, thì cũng việc gì mà phải chối bỏ cái lần đầu tiên tuyệt vời ấy chứ?
Tóm lại, ma túy có vẻ đã đưa ra được một giải pháp cho nỗi đau quá sức chịu đựng ấy. Ma túy cho phép nó có thể che giấu sự nhạy cảm và nhưng cảm xúc. Tất cả mọi người đều tưởng nó cứng rắn nhưng không phải vậy. Nó luôn luôn sợ hãi, sợ cuộc sống, sợ từng ngày, sợ mọi thứ.
Bất hạnh thay, nó nhanh chóng trở nên phụ thuộc. Chẳng việc gì phải nói dối: đã khá lâu rồi nó không làm chủ được liều dùng nữa. Cách duy nhất bây giờ là tăng liều lên và rút ngắn khoảng cách giữa các lần dùng thuốc.
Nó đã sống lang thang hai tháng trên đường phố trước khi tới đây trú ngụ, nhà của một cô gái mà nó quen sau vài lần "giao hàng" trong khu phố. Nó không đặt chân đến trường nữa kể từ khi ra khỏi trại. Ấy thế mà nó từng học rất khá. Thậm chí nó còn học sớm hơn tuổi và nhiều giáo viên khen nó là đứa thông minh. Đúng là nó rất thíc học. Nhưng sách vở không thể bảo vệ nó khỏi nỗi sợ hãi. Sách vở không thực sự khiến con người mạnh mẽ lên. Hay là nó không biết cách học.
Từ lâu rồi, nó chẳng còn tin vào người lớn nữa. Các quản giáo và cảnh sát chỉ biết nói với nó rằng nó sẽ có một kết cục tồi tệ. Điều đó, cảm ơn, nó thừa biết rồi. Nó biết rất rõ mình đang trượt dần tới chỗ chết. Có hôm, thậm chí nó còn uống cả vốc thuốc ngủ để tìm tới cái chết. Những viên thuốc không đủ mạnh, kết cục chúng khiến nó ngây ngất đờ đẫn mất một tuần. Có lẽ nó nên cắt mạch máu thì hơn. Có lẽ một hôm nào đó...
Nhưng từ nay đến lúc đó thì nó phải tìm thuốc đã. Mà nếu vậy thì nó phải gặp Cyrus.
Jodie đứng dậy và kéo cần gạt nước. Những cơn co thắt dạ dày đã dịu đi đôi chút, thay vào đó là cảm giác buồn nôn và chóng mặt. Nó cảm thấy khó chịu, nhưng chẳng còn đủ sức để tắm. Nó mặc quần bò, áo phông và một cái áo khoác lính cũ vào.
Mình có bao nhiêu xèng nhỉ?
Nó quay lại phòng. Hôm trước nó đã giật túi xách của một cô gái Nhật gần Công viên Slope. Đếch phải hàng Prada thật. Nó lục ví và rút ra hai mươi lăm đô la khốn khổ.
Hơi ít, nhưng Cyrus sẽ kiếm được cho nó cái gì đó.
Nó lết chân ra khỏi căn hộ.
Thành phố đang bị che phủ bởi một làn mưa mỏng và lạnh như băng. Jodie đưa tay lên che mắt để ngăn những đợt gió đang cuốn bay những chiếc túi nilon rách toang và những mẩu giấy bẩn thỉu tràn khỏi miệng thùng rác.
Chỉ có một người duy nhất đã giúp đỡ và bảo vệ nó: đó là ông cảnh sát Mark Rutelli, một người bạn cũ của mẹ nó. Một lần, thậm chí ông ấy còn che giấu cho nó sau một vụ ăn trộm thuốc ở phòng khám bác sĩ. Vụ ấy bị bại lộ và sém chút nữa thì Rutelli mất việc. Từ đó, nó lẩn tránh ông: nó không muốn gây phiền phức cho ông và nó cũng xấu hổ. Dù thế nào đi nữa nó cũng không muốn bị so sánh với mẹ nó.
Jodie tiến về phía một khu nhà mà tất cả các hộp thư đều đã bị giật tung. Nó rẽ một lối đi giữa một lũ trẻ đang hí hoáy gì đó trên lối cầu thang đi lên.
Cuối cùng nó cũng tới được đúng cửa. Nó nhấn chuông nhiều lần vô vọng. Áp sát tai vào vách, rõ ràng nó nghe thấy có tiếng đài hay ti vi gì đó. Nó đập cửa thình thịch.
- Mở ra, Cyrus!
Một hồi sau, một gã Mỹ đen to béo, chỉ vừa qua tuổi vị thành niên, song có một vóc người vạm vỡ hơn bình thường, hiện ra ở cửa.
- Xin chào, Babe-o-rama.
- Cho tao vào.
Gã túm lấy tay nó và đẩy nó vào phòng.
Tiếng ti vi bật to đến nỗi gã không nghe thấy chuông cửa. Bên trong gần như tối đen. Đó là một căn hộ tồi tàn, thức ăn vương vãi khắp nơi và sực nức hôi thối. Cyrus bước vào chỗ có thể coi là phòng khách và ngồi thụp xuống một chiếc ghế bành cũ sụt đệm, vặn nhỏ tiếng chiếc ti vi màn hình tinh thể lỏng đời mới nhất.
Đúng ra thì phải kéo rèm và mở cửa sổ cho ánh sáng và không khí lùa vào phòng. Nhưng Jodie không đến đây vì việc đó.
- Mày có gì cho tao không? - nó hỏi gã.
- Cũng còn tùy, mày có bao nhiêu?
- Hai mươi lăm tiền.
- Hai mươi lăm tiền! Mày chẳng phải Bill Gates nhỉ!
Gã lục tìm trong túi áo và rút ra một túi nilon nhỏ phe phẩy trước mũi Jodie.
Nó lại gần và nhìn hàng với vẻ khinh bỉ.
- Mày không còn gì khác hả?
Gã ma cô ngoác miệng cười.
- Nếu muốn thì lại phải thêm, - gã nói và kéo khóa quần đồng thời đảo lưỡi một cách bệnh hoạn.
- Đừng có mơ.
- Nào, lại đây một tí, em yêu.
- Get stuffed! - nó vừa quát vừa lùi lại.
Cho tới giờ, nó vẫn luôn từ chối dùng tình dục đổi lấy hàng. Đó là sự tự trọng duy nhất mà nó chưa đánh mất, mặc dù nó biết rõ rồi sẽ có ngày nó mò đến chính căn hộ này trong tình trạng đói thuốc và túi không có lấy một xu. Vì thế nó chẳng nói thêm gì nữa.
Nó ném thẳng hai mươi lăm đô la vào mặt gã. Gã vứt cho nó túi hàng và nó bắt ngay lấy.
- Vui vẻ đi, Babe-o-rama, - gã nói và vừa vặn ti vi to lên vừa lải nhải lời bài rap mà dường như gã đã thuộc lòng.
Jodie sập cửa và lao xuống cầu thang.
Co ro vì lạnh, nó chạy giữa những khu nhà. Trong lúc chạy, nó bị những ý nghĩ kinh khủng tấn công. Chỉ còn vài mét nữa thôi là nó có thể chích cái của nợ này rồi. Thậm chí nó sẵn sàng ngồi ngay giữa sân để chích. Chỗ kia, trên bãi đậu xe, ngay giữa lũ trẻ đang chơi ván trượt giữa những thùng rác. Nó chỉ mong muốn một điều: trở nên vô cảm, sụp xuống, đê mê. Không phải nghĩ ngợi gì nữa. Để trong một lúc thôi, đạt tới tầm ý thức mà ở đó nó chắc chắn không còn sợ hãi.
Nó leo cầu thang nhanh như chớp, dùng chân đạp cánh cửa đóng sập lại và chui tọt vào buồng tắm.
Vừa run rẩy, nó vừa xé túi nilon và dốc một viên thuốc tròn màu nâu nhạt ra tay. Vì hàng chẳng đủ để hút nên nó quyết định chích. Tất nhiên là nguy hiểm: gã đê tiện Cyrus ấy rất có khả năng đã trộn cái gì đó vào: bột tan, bột cacao hoặc thuốc tán gì đó. Hoặc cũng có thể là thuốc chuột!
Mặc kệ, nó chấp nhận rủi ro. Và hy vọng nó không chết vì sốc thuốc ngày hôm nay.
Nó mở tủ thuốc treo phía trên bồn rửa và vớ lấy đồ nghề. Nó nhét viên thuốc vào lon Coca cắt miệng, đổ thêm một ít nước và vài giọt nước chanh. Nó dùng bật lửa hơ nóng đáy lon rồi lọc thứ nước đó bằng một mẩu bông. Thật may, nó vẫn giữ cái xi lanh mới dùng lần trước. Để phòng khi. Nó ấn mũi kim vào miếng bông và rút sạch thứ nước trong đó. Cuối cùng, nó lần trên cánh tay để tìm ven. Nó đưa mũi kim lại gần đường ven, ấn mũi kim vào, nhắm mắt lại, hít một hơi dài rồi bắt đầu truyền nước.
Một làn sóng nóng ấm tràn trong cơ thể nó làm dịu cơn căng thẳng. Nó nằm dài ra đất, đầu dựa vào bồn tắm. Lúc này, nó cảm giác như nó đang ra đi, đang nhẹ nhàng chìm trong một thứ bọt bồng bềnh, đang phần nào tách khỏi chính con người nó.
Điều an ủi duy nhất đối với nó là mẹ sẽ không bao giờ nhìn thấy nó như thế này. Mẹ nó đã qua đời mà vẫn nghĩ rằng một tương lai rạng rỡ sẽ tới với con gái mình. Một cuộc sống tràn ngập tình yêu và hạnh phúc.
Xin lỗi mẹ, con chỉ là một con nghiện bẩn thỉu.
Thật ra, điều có lợi duy nhất khi cha mẹ đều mất cả là người ta sẽ không có nguy cơ làm họ thất vọng.
Nó rút từ trong ví ra bức ảnh duy nhất của mẹ mà nó còn giữ được. Trong ảnh Jodie lên ba hay bốn. Mẹ đang bế nó trên tay. Phía sau họ, có thể thấy rõ hồ và núi. Có lẽ Rutelli là người đã chụp tấm ảnh.
Trong lúc dần chìm vào trạng thái u mê như sắp đến địa ngục êm ái, Jodie nhẩm hát vài lời trong một bài hát mà mẹ vẫn thường hát ru cho nó nghe. Một điệu nhạc của Gershwin mà mẹ từng dùng để ru nó: Someastory to watch over me .
Bên ngoài, những đám mây đã tan hết. Một vài tia nắng mặt trời xuyên qua phía trên những tòa nhà. Nhưng Jodie không thấy chúng.
Cô xanh lơ,
nhật ký vô danh của một con nghiện trẻ
Phía Nam khu Bronx - khu phố Hyde Pierce
Khi Jodie Costello, mười lăm tuổi, mở mắt ra, ga trải giường nơi nó nằm đã ướt sũng. Nó đang sốt và cả người nổi da gà; toàn thân rét run lên. Lẩy bẩy, nó khó nhọc đứng dậy và đến bên cửa sổ.
Mình tới cái hũ nút này làm gì cơ chứ?
Tất cả các cuốn sách hướng dẫn du lịch về New York đều khuyến cáo nên tránh xa khu này. Hyde Pierce chỉ nằm cách khu Manhattan lộng lẫy vài cây số nhưng điều đó không ngăn cản nó trở thành một khu nguy hiểm. Khu phố bao gồm một hệ thống những dãy nhà chung cư tồi tàn, không hề có hoạt động buôn bán nào diễn ra xung quanh. Chỉ có những bãi đất trống với những xác xe hơi cháy đen thui nằm rải rác và chẳng bao giờ có ma nào buồn tới mang đi.
Jodie đang đói thuốc. Nó đau đớn khắp người. Nhưng cơn co rút chạy dọc hai chân nó. Các khớp xương kêu răng rắc. Các ống xương như gãy vụn trong người thành hàng chục mẩu nhỏ.
Mẹ kiếp, nhất định mình phải kiếm cho được!
Tim nó đập dồn dập và trống ngực đánh thình thịch. Mồ hôi túa ra, thoạt đầu nó thấy nóng, rồi lại lạnh. Bụng nó có co thắt từng đợt kinh khủng và nhói lên đau đớn như thể có một thanh sắt đang xuyên qua phần thắt lưng.
Chết tiệt!
Nó lột vội áo ngủ ra và cuống quýt ngồi lên bồn vệ sinh. Tấm gương sứt mẻ gắn trên cửa phòng tắm phản chiếu một hình ảnh mà nó chẳng muốn thấy.
Khi nó còn nhỏ, mọi người thường bảo nó rất xinh xắn với mái tóc vàng và đôi mắt màu ngọc bích, nhưng hôm nay nó biết trông nó chẳng còn ra hồn gì nữa.
Mày chỉ còn là một kẻ thân tàn ma dại bị ma túy giày vò.
Thân hình tiều tụy của nó trông mà phát khiếp. Mặt nó xõa xượi những mớ tóc xơ xác vì thuốc nhuộm chỗ xanh chỗ đỏ. Những quầng đen sậm quanh mắt nó nom như dòng mascra nhem nhuốc. Nó gỡ vài sợi tóc mắc vào cái khuyên móc trên cánh mũi. Nó còn một cái nữa ở rốn và rốn nó đang có nguy cơ nhiễm trùng.
Nó gập đôi người vì một cơn đau thắt dạ dày.
Ái.
Nó chẳng còn sức để làm bất cứ điều gì. Vậy mà có một thời, nó từng chơi thể thao rất nhiều. Nó chơi tốt bóng rổ nhờ vóc dáng của mình. Quả là nó rất cao lớn. Thế nhưng trong thâm tâm nó, nó lại cảm thấy mình vẫn thật nhỏ bé, thật mong manh không khác gì đứa trẻ sơ sinh.
Bởi lẽ nó luôn mang trong mình một vết thương chưa khép miệng.
Việc mẹ nó qua đời khi nó mới lên năm đã buộc nó phải đối diện quá sớm với một thế giới đầy lo âu và sợ hãi.
Nó thoát khỏi thử thách ấy trong tình trạng suy sụp. Mẹ gần gũi với nó biết bao. Gần gũi trong chừng mực mà một cô bé ở tuổi ấy và không có cha có thể cảm nhận được. Nhưng Jodie không tìm cách bào chữa.
Ban đầu, người ta đưa nó vào một gia đình tình thương, nhưng không thành. Người ta bảo không thể nào chịu đựng được nó, và điều đó chắc là đúng. Lúc nào nó cũng rất trăn trở, luôn bị ám ảnh bởi cảm giác bất an mà từ hồi ấy nó luôn cố tìm cách làm dịu đi.
Lên mười tuổi, nó bắt đầu nuốt những viên sủi mà nó tìm thấy trong phòng tắm. Rồi nó thường xuyên lục lọi tủ thuốc gia đình để tìm những viên Tranxène. Từ đó, gia đình tình thương không muốn chứa chấp nó nữa và nó phải quay lại sống trong trung tâm bảo trợ. Nó từng trộm cắp chỗ này hay chỗ khác. Cũng chẳng có gì nghiêm trọng: ít quần áo cũ hoặc vài ba món đồ trang sức. Nhưng nó bị bắt và phải ở sáu tháng trong một trại cải tạo trẻ chưa thành niên.
Sau đó, nó phát hiện ra những loại thuốc khác hiệu quả hơn thuốc sủi. Nói đúng hơn là nó xài bất cứ thứ gì rơi vào tay nó: speed, crack, heroin, cần sa, thuốc viên... Thời gian gần đây, nó hầu như chỉ còn sống vì những thứ đó.
Suốt ngày nó tìm cách say thuốc để trấn an nỗi sợ hãi. Lần đầu tiên dùng thuốc, nó đã có được cảm giác tuyệt vời tới mức nó vẫn muốn tìm lại sự dễ chịu ấy thêm nữa và thêm mãi. Dù địa ngục có tới liền sau đó, thì cũng việc gì mà phải chối bỏ cái lần đầu tiên tuyệt vời ấy chứ?
Tóm lại, ma túy có vẻ đã đưa ra được một giải pháp cho nỗi đau quá sức chịu đựng ấy. Ma túy cho phép nó có thể che giấu sự nhạy cảm và nhưng cảm xúc. Tất cả mọi người đều tưởng nó cứng rắn nhưng không phải vậy. Nó luôn luôn sợ hãi, sợ cuộc sống, sợ từng ngày, sợ mọi thứ.
Bất hạnh thay, nó nhanh chóng trở nên phụ thuộc. Chẳng việc gì phải nói dối: đã khá lâu rồi nó không làm chủ được liều dùng nữa. Cách duy nhất bây giờ là tăng liều lên và rút ngắn khoảng cách giữa các lần dùng thuốc.
Nó đã sống lang thang hai tháng trên đường phố trước khi tới đây trú ngụ, nhà của một cô gái mà nó quen sau vài lần "giao hàng" trong khu phố. Nó không đặt chân đến trường nữa kể từ khi ra khỏi trại. Ấy thế mà nó từng học rất khá. Thậm chí nó còn học sớm hơn tuổi và nhiều giáo viên khen nó là đứa thông minh. Đúng là nó rất thíc học. Nhưng sách vở không thể bảo vệ nó khỏi nỗi sợ hãi. Sách vở không thực sự khiến con người mạnh mẽ lên. Hay là nó không biết cách học.
Từ lâu rồi, nó chẳng còn tin vào người lớn nữa. Các quản giáo và cảnh sát chỉ biết nói với nó rằng nó sẽ có một kết cục tồi tệ. Điều đó, cảm ơn, nó thừa biết rồi. Nó biết rất rõ mình đang trượt dần tới chỗ chết. Có hôm, thậm chí nó còn uống cả vốc thuốc ngủ để tìm tới cái chết. Những viên thuốc không đủ mạnh, kết cục chúng khiến nó ngây ngất đờ đẫn mất một tuần. Có lẽ nó nên cắt mạch máu thì hơn. Có lẽ một hôm nào đó...
Nhưng từ nay đến lúc đó thì nó phải tìm thuốc đã. Mà nếu vậy thì nó phải gặp Cyrus.
Jodie đứng dậy và kéo cần gạt nước. Những cơn co thắt dạ dày đã dịu đi đôi chút, thay vào đó là cảm giác buồn nôn và chóng mặt. Nó cảm thấy khó chịu, nhưng chẳng còn đủ sức để tắm. Nó mặc quần bò, áo phông và một cái áo khoác lính cũ vào.
Mình có bao nhiêu xèng nhỉ?
Nó quay lại phòng. Hôm trước nó đã giật túi xách của một cô gái Nhật gần Công viên Slope. Đếch phải hàng Prada thật. Nó lục ví và rút ra hai mươi lăm đô la khốn khổ.
Hơi ít, nhưng Cyrus sẽ kiếm được cho nó cái gì đó.
Nó lết chân ra khỏi căn hộ.
Thành phố đang bị che phủ bởi một làn mưa mỏng và lạnh như băng. Jodie đưa tay lên che mắt để ngăn những đợt gió đang cuốn bay những chiếc túi nilon rách toang và những mẩu giấy bẩn thỉu tràn khỏi miệng thùng rác.
Chỉ có một người duy nhất đã giúp đỡ và bảo vệ nó: đó là ông cảnh sát Mark Rutelli, một người bạn cũ của mẹ nó. Một lần, thậm chí ông ấy còn che giấu cho nó sau một vụ ăn trộm thuốc ở phòng khám bác sĩ. Vụ ấy bị bại lộ và sém chút nữa thì Rutelli mất việc. Từ đó, nó lẩn tránh ông: nó không muốn gây phiền phức cho ông và nó cũng xấu hổ. Dù thế nào đi nữa nó cũng không muốn bị so sánh với mẹ nó.
Jodie tiến về phía một khu nhà mà tất cả các hộp thư đều đã bị giật tung. Nó rẽ một lối đi giữa một lũ trẻ đang hí hoáy gì đó trên lối cầu thang đi lên.
Cuối cùng nó cũng tới được đúng cửa. Nó nhấn chuông nhiều lần vô vọng. Áp sát tai vào vách, rõ ràng nó nghe thấy có tiếng đài hay ti vi gì đó. Nó đập cửa thình thịch.
- Mở ra, Cyrus!
Một hồi sau, một gã Mỹ đen to béo, chỉ vừa qua tuổi vị thành niên, song có một vóc người vạm vỡ hơn bình thường, hiện ra ở cửa.
- Xin chào, Babe-o-rama.
- Cho tao vào.
Gã túm lấy tay nó và đẩy nó vào phòng.
Tiếng ti vi bật to đến nỗi gã không nghe thấy chuông cửa. Bên trong gần như tối đen. Đó là một căn hộ tồi tàn, thức ăn vương vãi khắp nơi và sực nức hôi thối. Cyrus bước vào chỗ có thể coi là phòng khách và ngồi thụp xuống một chiếc ghế bành cũ sụt đệm, vặn nhỏ tiếng chiếc ti vi màn hình tinh thể lỏng đời mới nhất.
Đúng ra thì phải kéo rèm và mở cửa sổ cho ánh sáng và không khí lùa vào phòng. Nhưng Jodie không đến đây vì việc đó.
- Mày có gì cho tao không? - nó hỏi gã.
- Cũng còn tùy, mày có bao nhiêu?
- Hai mươi lăm tiền.
- Hai mươi lăm tiền! Mày chẳng phải Bill Gates nhỉ!
Gã lục tìm trong túi áo và rút ra một túi nilon nhỏ phe phẩy trước mũi Jodie.
Nó lại gần và nhìn hàng với vẻ khinh bỉ.
- Mày không còn gì khác hả?
Gã ma cô ngoác miệng cười.
- Nếu muốn thì lại phải thêm, - gã nói và kéo khóa quần đồng thời đảo lưỡi một cách bệnh hoạn.
- Đừng có mơ.
- Nào, lại đây một tí, em yêu.
- Get stuffed! - nó vừa quát vừa lùi lại.
Cho tới giờ, nó vẫn luôn từ chối dùng tình dục đổi lấy hàng. Đó là sự tự trọng duy nhất mà nó chưa đánh mất, mặc dù nó biết rõ rồi sẽ có ngày nó mò đến chính căn hộ này trong tình trạng đói thuốc và túi không có lấy một xu. Vì thế nó chẳng nói thêm gì nữa.
Nó ném thẳng hai mươi lăm đô la vào mặt gã. Gã vứt cho nó túi hàng và nó bắt ngay lấy.
- Vui vẻ đi, Babe-o-rama, - gã nói và vừa vặn ti vi to lên vừa lải nhải lời bài rap mà dường như gã đã thuộc lòng.
Jodie sập cửa và lao xuống cầu thang.
Co ro vì lạnh, nó chạy giữa những khu nhà. Trong lúc chạy, nó bị những ý nghĩ kinh khủng tấn công. Chỉ còn vài mét nữa thôi là nó có thể chích cái của nợ này rồi. Thậm chí nó sẵn sàng ngồi ngay giữa sân để chích. Chỗ kia, trên bãi đậu xe, ngay giữa lũ trẻ đang chơi ván trượt giữa những thùng rác. Nó chỉ mong muốn một điều: trở nên vô cảm, sụp xuống, đê mê. Không phải nghĩ ngợi gì nữa. Để trong một lúc thôi, đạt tới tầm ý thức mà ở đó nó chắc chắn không còn sợ hãi.
Nó leo cầu thang nhanh như chớp, dùng chân đạp cánh cửa đóng sập lại và chui tọt vào buồng tắm.
Vừa run rẩy, nó vừa xé túi nilon và dốc một viên thuốc tròn màu nâu nhạt ra tay. Vì hàng chẳng đủ để hút nên nó quyết định chích. Tất nhiên là nguy hiểm: gã đê tiện Cyrus ấy rất có khả năng đã trộn cái gì đó vào: bột tan, bột cacao hoặc thuốc tán gì đó. Hoặc cũng có thể là thuốc chuột!
Mặc kệ, nó chấp nhận rủi ro. Và hy vọng nó không chết vì sốc thuốc ngày hôm nay.
Nó mở tủ thuốc treo phía trên bồn rửa và vớ lấy đồ nghề. Nó nhét viên thuốc vào lon Coca cắt miệng, đổ thêm một ít nước và vài giọt nước chanh. Nó dùng bật lửa hơ nóng đáy lon rồi lọc thứ nước đó bằng một mẩu bông. Thật may, nó vẫn giữ cái xi lanh mới dùng lần trước. Để phòng khi. Nó ấn mũi kim vào miếng bông và rút sạch thứ nước trong đó. Cuối cùng, nó lần trên cánh tay để tìm ven. Nó đưa mũi kim lại gần đường ven, ấn mũi kim vào, nhắm mắt lại, hít một hơi dài rồi bắt đầu truyền nước.
Một làn sóng nóng ấm tràn trong cơ thể nó làm dịu cơn căng thẳng. Nó nằm dài ra đất, đầu dựa vào bồn tắm. Lúc này, nó cảm giác như nó đang ra đi, đang nhẹ nhàng chìm trong một thứ bọt bồng bềnh, đang phần nào tách khỏi chính con người nó.
Điều an ủi duy nhất đối với nó là mẹ sẽ không bao giờ nhìn thấy nó như thế này. Mẹ nó đã qua đời mà vẫn nghĩ rằng một tương lai rạng rỡ sẽ tới với con gái mình. Một cuộc sống tràn ngập tình yêu và hạnh phúc.
Xin lỗi mẹ, con chỉ là một con nghiện bẩn thỉu.
Thật ra, điều có lợi duy nhất khi cha mẹ đều mất cả là người ta sẽ không có nguy cơ làm họ thất vọng.
Nó rút từ trong ví ra bức ảnh duy nhất của mẹ mà nó còn giữ được. Trong ảnh Jodie lên ba hay bốn. Mẹ đang bế nó trên tay. Phía sau họ, có thể thấy rõ hồ và núi. Có lẽ Rutelli là người đã chụp tấm ảnh.
Trong lúc dần chìm vào trạng thái u mê như sắp đến địa ngục êm ái, Jodie nhẩm hát vài lời trong một bài hát mà mẹ vẫn thường hát ru cho nó nghe. Một điệu nhạc của Gershwin mà mẹ từng dùng để ru nó: Someastory to watch over me .
Bên ngoài, những đám mây đã tan hết. Một vài tia nắng mặt trời xuyên qua phía trên những tòa nhà. Nhưng Jodie không thấy chúng.