Chương 3: Sườn Heo Hấp
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Nhị Nha hốt hoảng: "Đỗ Tiệp, không được xằng bậy."
"Không được gọi muội là Đỗ Tiệp." Tam Nữu tức giận.
Nhớ năm đó khi Đinh Xuân Hoa bất ngờ mang thai hài tử thứ ba, lão nhân trong thôn đều nói trong bụng nàng là một tiểu tử, Đỗ Phát Tài vui mừng đến mức mời phu tử dạy ở trường học trong thôn đến đặt tên cho con mình.
Có câu hy vọng càng nhiều, thất vọng càng cao.
Ngày ấy thời cơ chín muồi, Đinh Xuân Hoa sinh được một khuê nữ mập mạp, Đỗ Gia Kiệt thế là trở thành Đỗ Vũ Tiệp, miễn bàn bốn người Đỗ gia buồn bã bao nhiêu. Song điều mọi người không ngờ là lúc Tam Nữu từ từ lớn lên, mũi cao dọc dừa, chân mày lá liễu, khuôn mặt trái xoan, mắt to như quả hạch đào, cái miệng chúm chím, đừng nói là thôn Đỗ gia, cho dù tính cả huyện Quảng Linh thì cũng không có nữ oa nào xinh đẹp như vậy.
Đỗ Tam Nữu còn chưa đầy một tuổi, đã có không ít người tỏ vẻ muốn cùng Đỗ gia kêdt thân. Những người này không có ai không phải là phú hộ trên huyện lí, có người còn thông qua cữu cữu của Tam Nữu, có người trực tiếp làm quen với Đinh Xuân Hoa, trong nhất thời không biết rước lấy bao nhiêu lời ra tiếng vào[1].
[1] Nguyên văn là "nhàn ngôn toái ngữ" (闲言碎语).
Đỗ Phát Tài vô tình nghe người ta bàn tán Tam Nữu không phải nữ nhi của ông, lại cười ha hả: "Các người nói xem, Tam Nữu có chỗ nào không giống ta?"
Tam Nữu có làn da trắng nõn, rất giống phụ thân của nàng, ánh mắt lại giống mẫu thân, cũng có đôi mắt hai mí như phụ thân, cái mũi giống phụ thân, khuôn miệng giống mẫu thân, đôi môi cũng giống mẫu thân, mỗi khi há miệng sẽ thấy hàm răng nhỏ ngay ngắn, không giống như mẫu thân nàng bị hô mấy cái răng... Tiểu Nữu được phụ thân bế trong lòng, đầu tựa vào vai ông, hai khuôn mặt hoàn toàn bất đồng lại giống nhau đến lạ.
Mấy bà tám trong thôn Đỗ gia đều bối rối, chuyện gì thế này?
Tách Tam Nữu ra một mình, các bà lại nhìn chằm chằm xem xét nàng, vẫn cứ cảm thấy Tiểu Nữu không hề giống phụ thân hay mẫu thân. Nhưng khi có Đinh Xuân Hoa hoặc Đỗ Phát Tài ở đó, nữ oa với phụ mẫu lại vô cùng giống nhau.
Lão nhân trong thôn cuối cùng cũng có đáp án, vậy là Tam Nữu giống với gia gia và bà ngoại đã mất sớm —— di truyền cách thế hệ. Đỗ Phát Tài nghe vậy thì cười nhạo, rõ ràng là khuê nữ của ông thông minh, lúc còn trong bụng mẫu thân đã biết chọn nét đẹp từ phụ mẫu.
Trên thực tế, Tam Nữu không khiến phụ thân thất vọng, kết thúc ba năm tư thục, lão phu tử dạy học trong thôn còn tiếc nuối thay Đỗ Phát Tài rằng tại sao Tam Nữu lại là nữ nhi. Không nói đâu xa, ngay từ ngày đầu tiên đến trường, Tam Nữu đã nói với phụ thân: "Con muốn đổi tên."
"Tại sao vậy?" Đỗ Phát Tài khó hiểu.
Tam Nữu giải thích: "Vũ Tiệp nghe qua rất giống 'ngộ kiếp', không tốt, không tốt." Đỗ Phát Tài cẩn thận nghĩ lại, đúng là không tốt. "Vậy con tính đổi thế nào, hay là chúng ta đi hỏi phu tử thử xem sao?"
"Không cần phiền phức như vậy đâu, bỏ chữ 'Vũ' là được." Tam Nữu ngọt ngào[2] nói.
[2] Nguyên văn là "nãi thanh nãi khí" (奶声奶气), chỉ âm thanh ngọt ngào của trẻ nhỏ.
Tên Tam Nữu vốn là phu tử đặt cho, Đỗ Phát Tài rất tôn trọng người, thấy Tam Nữu chỉ bỏ đi một chữ ở giữa, Đỗ Phát Tài liền đồng ý. Cái tên "Đỗ Tiệp" này Tam Nữu cũng không thích lắm, so với tiện danh mà mẫu thân đặt thì nàng vẫn thích cái sau hơn, dù sao "Đỗ Tiệp" với "độ kiếp" nghe cũng không khác biệt lắm.
"Muội thề không làm bậy, tỷ sẽ không gọi đại danh của muội." Nhị Nha nói.
Tam Nữu khịt mũi, đứng lên đuổi theo phụ thân: "Phụ thân, nhị tỷ ghét con, nói con ngay cả hầu bao cũng không biết thêu, nhất định không thể gả đi."
"Đỗ Nhị Nha!"
"Đỗ Tam Nữu!"
Hai người trăm miệng một lời, Tam Nữu kéo ống tay áo phụ thân: "Phụ thân đừng giận, vài ngày nữa là tỷ ấy lập gia thất rồi, con nhường tỷ ấy, người cũng đừng mắng tỷ ấy, giữ cho tân nương chút thể diện."
"Tam Nữu ngoan lắm." Đỗ Phát Tài đi nhanh, Nhị Nha với Tam Nữu chỉ lo nói qua nói lại, bất tri bất giác tụt lại một đoạn đường dài, khiến Đỗ Phát Tài cũng không biết các con đang nói chuyện gì. "Nhị Nha, con nấu cơm cũng đâu ngon bằng Tam Nữu, ta với mẫu thân con cũng đâu có ghét bỏ con?"
Đỗ Nhị Nha tức đến trợn mắt lên trời, đối đáp cho có lệ: "Con, con biết sai rồi, con không thèm nói tới nó nữa."
"Con, thái độ của con kiểu gì thế?!" Đỗ Phát Tài không vừa lòng. "Tam Nữu nhà mình mới mười tuổi thôi, lúc con mười tuổi đừng nói là nấu cơm, ngay cả bát mì còn không nấu được."
Từ hè năm ngoái, khả năng nấu ăn của Tam Nữu đã được cả nhà công nhận, Nhị Nha vốn đã không có địa vị trong nhà như Tam Nữu lại càng ít được phụ mẫu chú ý hơn. Mọi người trong thôn đều nói Tam Nữu giống như được nhặt từ đâu đến, mặc dù trông nàng cũng giống phụ thân đến bảy phần: "Vậy người muốn con làm gì bây giờ? Châm trà nhận sai với nó à?"
"Không cần, đại tỷ may cho muội một bộ y phục, tỷ cũng may cho muội một bộ đi." Tam Nữu đối đáp trôi chảy, Nhị Nha khịt mũi. "Đỗ Tam Nữu, lại đây, để tỷ xem khuôn mặt nhỏ nhắn của muội có dày không."
Tam Nữu trả lời bằng cách ôm cánh tay phụ thân: "Phụ thân, người thấy rồi đó, hôm qua con đã nói là ngày nhị tỷ lại mặt thì con sẽ chuẩn bị yến tiệc, tỷ ấy lại đối xử với con như vậy, đúng là tỷ tỷ thân thích."
"Đỗ Nhị Nha!" Đỗ Phát Tài thất vọng quát lớn. Nhị Nha rùng mình sợ hãi, định nhượng bộ: "Chờ một chút, muội mới nói cái gì? Muội phụ trách tiệc ư, sao tỷ lại không biết?!"
"Mỗi ngày trời chưa sáng đã theo Triệu Tồn Lương đến phủ Kiến Khang, tỷ thì biết cái gì?" Đỗ Phát Tài trừng mắt liếc nàng một cái, quay sang nói với Tam Nữu. "Ta về nhà đi, không phải chỉ là một bộ y phục sao, ngày mai ta lên huyện mua vải, bảo đại tỷ may cho con một bộ."
"Phụ thân..." Đỗ Nhị Nha thấy ông nói đi là đi, tức đến dậm chân, về đến nhà, nàng lập tức tìm mẫu thân, hỏi Tam Nữu nói vậy là có ý gì.
Đinh Xuân Hoa nói: "Tam Nữu nhờ phụ thân con tìm người làm sáu cái bàn tròn, hai mươi tư cái ghế, nghe ý nó nói thì đợi sau khi con thành thân, ta với nó sẽ tranh thủ đi nấu yến hội cho nhà khác."
"Muội ấy?" Nhị Nha mở to mắt, khoa tay múa chân. "Nó chỉ đứng cao hơn bếp lò một chút thôi, ai có việc hiếu hỉ mà dám tìm nó nấu yến tiệc chứ?"
Đinh Xuân Hoa liếc mắt qua nhà chính, cười cười: "Nó chỉ cho thợ mộc trên huyện làm một cái bàn xoay, thợ mộc cũng gia công miễn phí, cho dù nó có ép thế nào thì cũng không lấy tiền nhà mình." Bà dừng một chút. "Có điều, ta thấy chuyện Tam Nữu nói có thể làm được."
Một bàn tiệc rượu món nóng món nguội phải có ít nhất mười món, dưới tình huống chỉ có rau dưa thế này, đây thật sự là một cuộc khảo nghiệm tay nghề đầu bếp, đặc biệt là vào mùa đông. Tuy nhiên, người Kỳ quốc lại không giỏi nấu nướng như thời Tam Quốc, Tây Tấn, cũng thích món hấp, món luộc, món nướng.
Lúc chưa ăn đồ ăn do Tam Nữu nấu, Đinh Xuân Hoa cảm thấy đồ ăn do đại nữ tế[3] nấu là ngon nhất rồi. Kể từ năm ngoái, khi Tam Nữu nài nỉ phụ thân mua một khối mỡ heo béo ngậy không ai thèm ăn, dùng mỡ heo để nấu một nồi cải thìa xào giấm[4] vô cùng đơn giản, lúc Đinh Xuân Hoa đến nhà đại nữ tế, có thể không ăn cơm thì không cần ăn.
[3] Nữ tế (女婿): tức con rể.
[4] Cải thìa xào giấm (醋溜白菜).
"Mẫu thân, người nói thật sao?" Vẻ mặt của Nhị Nha rất nghiêm túc. "Ngày đó Tam Nữu không cho đại tỷ phu công thức nấu cá chua ngọt, cá om dưa gì đó là để giữ lại nấu trong ngày lại mặt của con, cho con vẻ vang, cũng khiến cho muội ấy có thanh danh nấu được nhiều món mới mẻ?!"
"Ồ, Nhị Nha tỷ cũng biết 'thành danh sau một đêm[5]' cơ đấy." Đột nhiên có giọng nói chế nhạo của Tam Nữu vang lên. Nhị Nha quay lại, thấy tiểu nha đầu đứng tựa vào cánh cửa, như cười như không nhìn nàng: "Muội là quỷ sao, không nghe thấy động tĩnh gì."
[5] Nguyên văn là "nhất minh kinh nhân" (一鸣惊人), xuất xứ từ một câu trong "Sử kí – Hoạt kê liệt truyện" (史记 - 滑稽列传) của Tư Mã Thiên (司马迁): "Thử điểu bất phi tắc dĩ, nhất phi xung thiên; bất minh tắc dĩ, nhất minh kinh nhân." (此鸟不飞则已, 一飞冲天; 不鸣则已, 一鸣惊人.) Ví với bình thường không có biểu hiện gì đặc biệt, nhưng khi làm thì có thành tích khiến mọi người kinh ngạc.
"Không phải, muội cầm tinh con trâu." Tam Nữu le lưỡi với nàng. "Mẫu thân, cho con xin một ít tiền, ngày mai con với phụ thân đến lò nung lấy mấy cái chén đĩa con đã đặt từ trước."
"Mẫu thân thực sự định ra ngoài nấu yến tiệc cho người ta sao?!" Nhị Nha xoay mặt nhìn về phía mẫu thân. "Tại sao con không hề biết chuyện này?"
Tam Nữu nói: "Ai bảo mọi người không muốn nói tỷ, ngày đó muội còn chưa thức dậy, tỷ đã cùng nhị tỷ phu lên huyện rồi." Nói xong thì kiễng chân, vỗ vỗ bả vai nhị tỷ. "Tỷ đừng buồn, tỷ đừng giận, phụ thân đã nói, chờ muội lớn lên sẽ kén rể cho muội, tức là nhà hắn gả nhi tử đi, còn tỷ là cô nương được gả ra ngoài, không tìm tỷ bàn bạc cũng là chuyện bình thường."
"Đúng là một nha đầu thối không biết xấu hổ, không xem mình mấy tuổi hả." Nhị Nha liếc mắt nhìn nàng. "Mẫu thân, người đưa muội ấy đến trường đã thu hút đủ sự chú ý rồi, giờ còn đồng ý cho nó ra ngoài nấu yến tiệc cho người ta, sau này sẽ không có ai dám cưới nó đâu."
"Tam Nữu nhà mình rất là xinh đẹp, không lo không gả được." Đinh Xuân Hoa là nữ nhi thương hộ, trước khi gả cho Đỗ Phát Tài thì đều giúp phụ thân trông cửa hàng, miễn sao hành đắc chính, toạ đắc đoan[6], Đinh Xuân Hoa cảm thấy không có gì là không tốt. "Con cũng đi cả ngày rồi, tắm rửa nghỉ ngơi đi."
[6] Hành đắc chính, toạ đắc đoan (行得正坐得端): nghĩa hẹp là đi đường người phải thẳng, lúc ngồi phải ngay ngắn. Nghĩa rộng là phải cư xử quang minh lỗi lạc, phải chính trực, không làm việc trái lương tâm, không theo bàng môn tà đạo.
"Mẫu thân, hôm nay con ngủ chung với người." Thôn Đỗ gia có một dãy núi, ban ngày không cảm nhận rõ, song đến đêm thì Tam Nữu cảm thấy nhiệt độ ở sườn núi thấp hơn nhiệt độ ở huyện Quảng Linh chỉ cách đó sáu bảy dặm đường khoảng ba bốn độ.
Đỗ Nhị Nha giơ tay túm lấy bím tóc nàng: "Ngủ với tỷ."
"Nhị tỷ, tỷ bỏ cuộc đi, muội sẽ không nói cho tỷ biết mì trộn dầu nấu thế nào đâu." Tam Nữu bóng gió nói. Quả nhiên, Nhị Nha không còn hỏi Tam Nữu định nấu món gì để tiếp đón tân khách vào ngày nàng lại mặt.
Hôm sau, Tam Nữu cùng phụ thân đẩy xe đẩy đến chỗ lò nung, bất ngờ đụng mặt một hán tử làm ở lò nung đi giao bộ chén đĩa cho nàng. Tam Nữu nhìn trong số sáu bộ chén đĩa thì đĩa cá, chén canh còn trong suốt và tinh xảo hơn nàng tưởng tượng, liền vô cùng hài lòng, vui vẻ lấy túi tiền từ trong giỏ ra: "Nếu chẳng may chiếc đĩa hình cá này bị vỡ, mọi người có thể nung cho con riêng một cái được không?"
Người đưa chén đĩa là một nam tử trung niên, hắn nhận lấy một xâu tiền, tương đương năm trăm văn tiền: "Đông gia[7] nói chỉ tính cô nương nửa giá thôi." Tiền thừa lại hắn đưa Đỗ Phát Tài. "Không gạt mọi người, tiểu cô nương à, lần này bọn ta nung rất nhiều loại đĩa hình cá với chén canh khảm lá sen như cô nương đưa, đông gia dự định đem bán cho phủ Kiến Khang. Ta là quản sự của lò nung, đông gia sai ta đến nói với cô nương là nếu cô nương đồng ý, sáu loại chén đĩa này, bất kể là dụng cụ gì bị tổn hại, dù chỉ mẻ một mảnh nhỏ thì chúng ta cũng có thể miễn phí đổi mới cho cô nương, mãi đến khi nào cô nương không dùng bộ bát đĩa này mới thôi."
[7] Đông gia (东家): ông chủ.
Đỗ Tam Nữu rất muốn hỏi, nếu ta không đồng ý sao? Song lời đến bên miệng lại là: "Thay con cảm ơn đông gia của mọi người. Chỗ này chỉ cách nhà con một xíu, phiền thúc đưa đồ đến tận nhà con."
"Đương nhiên rồi." Sau khi nam tử trung niên dứt lời, thanh niên kéo xe liền đứng dậy bước đi.
Vừa vào thôn Đỗ gia, hai người đã bị bọn hài tử ở phía nam đầu thôn vây quanh: "Tam cô nãi nãi, bọn họ đến nhà người sao?"
"Tam cô cô, trên xe chở thứ gì vậy?"
Tiểu hài tử bảy miệng tám lời, Tam Nữu cười bảo: "Chỉ là mấy loại chén bát thôi, vài ngày nữa nhị tỷ nhà ta lại mặt thì sẽ dùng đến, hôm đó nhớ đến nhà ta ăn cơm đấy."
"Không đợi người gọi, bọn ta nhất định sẽ đi." Tiểu hài tử nói xong thì hơi khựng lại. "Có điều bọn ta không ăn miễn phí đâu, tam cô cô, có cần rửa rau thì cứ kêu bọn ta."
"Được." Trong mắt Tam Nữu tràn đầy ý cười, hai nam tử đưa chén đĩa nhìn nhau, đến khi nhìn thấy nhà ngói năm gian của Tam Nữu, chỉ kém hơn nhà thất gian của đông gia hai cái sân một chút. "Đại ca, nhà người này đẹp quá." Không khỏi tán thưởng một câu.
"Đời này của ta làm sao mà có được chứ." Đỗ Phát Tài nhìn theo ánh mắt của hai người. "Đó là nhà cũ của Vệ gia."
"Vệ gia?" Quản sự trung niên không rõ.
Đỗ Phát Tài đáp: "Phải, là Vệ tướng gia nổi tiếng nhất Kỳ quốc chúng ta."
"Ôi trời, ông, ông là hàng xóm Vệ tướng gia sao, này..." Kinh ngạc đến quá đột ngột, quản sự trung niên kích động không biết phải nói gì. "Trước kia nghe người khác nói Vệ tướng là người huyện Quảng Linh chúng ta, ta còn thắc mắc là huyện Quảng Linh không có nhà giàu nào họ, không ngờ là ở thôn Đỗ gia, ôi trời ơi."
"Năm đó, lão tổ tông của Đỗ gia nhà ta cùng Vệ tướng thái gia gia cùng chạy nạn đến đây, lúc trước ở đây không có một nhà nào, cây cầu ở cửa nam cũng không được sửa chữa, phía trước là sông sâu, phía sau là núi cao, muốn đến huyện Quảng Linh chỉ có thể đi thuyền. Thoáng cái đã nhiều năm trôi qua, nếu không phải hàng năm Vệ gia đều phái người đến sửa nhà cũ, viếng mồ mả, không cần ông nói, ta cũng sớm quên thôn Đỗ gia còn có một nhà họ Vệ đấy."
"Phụ thân, người đừng nói nữa, người rảnh rỗi chứ quản sự đại thúc vẫn còn công việc mà, mau đem đồ trên xe xuống dưới đi." Tam Nữu tìm lý do thoái thác, vì nàng đã nghe đến chán ngấy rồi, bất kể có ai tò mò hỏi về chủ nhận đại trạch viện đối diện, phụ thân nàng lại lập tức luyên thuyên một hồi, rõ ràng bình thường ông cũng rất ít nói mà.
Đỗ Phát Tài cười vang, chuyển hết bát đĩa xuống dưới, vào nhà nghỉ ngơi một lát thì nói: "Để ta lên huyện xem bàn ghế thế nào."
"Vậy trưa phụ thân đừng về, cứ ghé tửu lâu của đại tỷ phu ăn cơm, buổi chiều bảo huynh ấy tìm xe lừa đưa người về." Đỗ Phát Tài đã ngoài tứ tuần, Tam Nữu rất xót ông. "Đại tỷ phu nếu dám nói bận, người cứ bảo ngày hai mươi tư tới con không có nhà."
Đỗ Phát Tài vừa bực mình vừa buồn cười, song cũng không thể làm gì nàng, dù sao khuê nữ làm vậy cũng vì lợi ích của ông.
Ngày hai mươi tư tháng giêng, Đại Ny đến tặng quà cưới cho Nhị Nha. Vốn dĩ là nàng tự mình về đây, Đoàn Thủ Nghĩa lại chỉ bầu trời u ám: "Hôm nay trời lạnh, ta đưa nàng đi. Nếu chẳng may nàng cảm lạnh phát bệnh, khuê nữ chúng ta cũng phải chịu khổ theo."
Tính tình Đỗ Đại Ny vốn uyển chuyển, hiền lành ôn nhu, nàng ngượng ngùng vạch trần trượng phu: "Chúng ta mua một miếng sườn heo nhé?"
"Sườn cái gì, mua hai cân thịt dê đi." Bà bà của Đỗ Đại Ny sĩ diện, nghe vậy liền nói. "Trời cũng lạnh, mấy đứa đến đó uống chút canh thịt dê cũng ấm bụng."
Trước đó, trong "Quốc ngữ: Sở ngữ" có chép: "Thiên tử ăn cỗ[8], đầy đủ ba con vật là bò, cừu và heo, chư hầu ăn bò, khanh[9] ăn cừu, đại phu[10] ăn heo, sĩ ăn cá nướng, dân thường ăn rau." Bởi vì thời cổ đại cấp bậc phân cấp nghiêm ngặt, thịt heo chưa bao giờ xuất hiện trong bữa cơm của hạ dân.
[8] Nguyên văn là "thái lao" (太牢), gồm bò, cừu và heo để tế lễ (lễ dành cho thiên tử).
[9] Khanh (卿): chỉ chức quan thời xưa.
[10] Đại phu (大夫): chức quan to thời xưa, dưới quan khanh, trên quan sĩ.
Mặc dù hiện tại, họ Kỳ đã thống nhất Hoa Hạ, giai cấp không còn rõ ràng, dân chúng Kỳ quốc vẫn rất hiếm khi ăn thịt heo, ngoại trừ lý do cấp bậc đã ăn sâu vào máu, còn vì mọi người cũng chỉ biết cách nướng, muối chua, xông khói, luộc, không ai biết các phương pháp khác.
Dần dần, không còn ai muốn ăn thịt heo nữa, so với thịt cá non mềm, thịt gà rất thơm, thịt heo lại nặng mùi, giá trị của thịt heo cũng xuống dốc không phanh.
Kiếp trước Tam Nữu làm trong ngành ăn uống, nàng biết rõ dân chúng bắt đầu ăn thịt heo từ thời Tống, tiêu biểu nhất là món thịt kho Đông Pha[11] của Tô Đông Pha, trở nên hưng khởi vào thời Minh - Thanh.
[11] Thịt kho Đông Pha (东坡肉): là một món ăn Hàng Châu được chế biến bằng cách áp chảo rồi nấu chín thịt lợn ba chỉ. Thịt lợn được cắt dày khoảng 2 inch (5 cm) và phải có cả mỡ và thịt nạc. Da còn nguyên và cảm giác vừa miệng nhưng không béo ngậy và món ăn thơm mùi rượu. Món ăn được đặt theo tên của nhà thơ và nhà ẩm thực thời Tống, Tô Đông Pha.
Chuyện Tam Nữu dùng mỡ heo làm dầu không có ai biết, Đoàn Thủ Nghĩa cũng không phải người nhiều chuyện, ngay cả mẫu thân của hắn cũng không biết dầu nấu ăn trong tửu quán hơn nửa năm qua đều dùng mỡ heo.
Cũng vì vậy, bà thấy nhi tử tức phụ mang sườn heo về nhà mẫu thân thật sự làm bà mất mặt.
"Tam Nữu thích ăn thịt sườn." Đại Ny được muội muội dặn dò, trước khi Nhị Nha lập thất, không được nói cho ai biết các cách nấu thịt heo, đành phải kiếm cớ nói dối bà bà.
Đoàn lão phu nhân nghe vậy, ngược lại cảm thấy tức phụ có lòng với mình: "Thủ Nghĩa, đừng nghe thê tử của con, mua hai cân thịt dê đi, trên người còn đủ tiền không, không thì cầm lấy." Nói xong thì móc ra hầu bao.
Đoàn Thủ Nghĩa hiểu tính bà, biết lão mẫu thân lần này không phải là giả vờ khách khí. Đến chợ không những mua hai cân thịt dê, còn mua thêm mười cân sườn. Quả nhiên, nhìn thấy Tam Nữu, tiểu nha đầu liền cười tít mắt.
"Muội muội nhà nàng." Đoàn Thủ Nghĩa lén giơ ngón tay cái với Đại Ny. "May là nó không phải tiểu tử."
"Tỷ phu, trưa này ăn mì nhé." Tam Nữu mang thịt vào nhà bếp, chỉ để lại một câu nói như thế, cả người Đoàn Thủ Nghĩa liền đơ ra. "Nàng, nàng, nàng..."
"Hôm nay muội ấy nấu tiệc." Đại Ny đè tay hắn xuống. "Chắc chắn sẽ không tự bạc đãi mình đâu."
"Cũng phải." Đoàn Thủ Nghĩa cũng không tham ăn, chẳng qua là muốn ăn món ăn do Tam Nữu làm, sau khi được thê tử nhắc nhở: "Tam Nữu ăn cái gì, tỷ ăn cái đó" thì cũng lớn giọng nói theo: "Ăn gì cũng được, muội làm món gì huynh ăn món đó."
Tam Nữu biết bọn họ hôm nay sẽ đến, sáng sớm đã bắt đầu làm mì, đến trưa thì phần mì cũng đã sẵn sàng.
Trong khi Đinh Xuân Hoa cán mì, Tam Nữu cắt thịt sườn thành từng khối nhỏ, rửa với nước ấm, cho gừng băm nhỏ, rượu gạo, nước tương, dầu mè cùng với hạt tiêu trắng nàng tự làm, bột ngũ vị hương cùng với muối rồi ướp thịt. Chờ Đinh Xuân Hoa cắt mì thành sợi, nàng đi đến bếp lò nhóm củi, một bên là nồi lớn, một bên là nồi xào rau.
Nước trong hai cái nồi sôi trào, sườn heo được hấp trên vỉ trong nồi lớn, mì sợi được nấu trong nồi xào rau, bỏ thêm cải thảo và giá đỗ nhà trồng.
Đinh Xuân Hoa vớt mì sợi cùng rau củ để ráo nước, Tam Nữu nhận lấy, cho mấy thứ gia vị trong phòng bếp vào mì, lại chỉ huy mẫu thân: "Người nhóm lửa đi, để con nấu cho."
Chờ dầu trong nồi nóng lên, Đinh Xuân Hoa đang định hỏi nàng có phải định xào mì hay không thì thấy Tam Nữu múc từng muỗng dầu nóng rưới lên sáu bát mỳ. Trong lòng Đinh Xuân Hoa kinh ngạc: "Nữu Nữu, dầu con dùng là gì vậy?"
"Mỡ heo, hiện tại nhà mình có thể mua được mà." Tam Nữu thấy đáy nồi vẫn còn dầu sót lại, nhanh chóng cho phần rau còn thừa chưa chiên, lại đập hai quả trứng. Đợi khi món rau xào trứng hoàn thành, thịt sườn trong nồi lớn cũng gần chín.
Chưa đầy nửa canh giờ, sườn heo hấp, rau hẹ xào trứng và mì trộn dầu đều được bưng ra bàn, Đỗ Đại Ny chọc vào eo trượng phu, Đoàn Thủ Nghĩa ngửi thấy mùi thơm của mì, thịt sườn, sớm đã vui đến nhắm tịt mắt: "Tiểu Nữu à, huynh nghe nói muội dự định đến làm yến tiệc cho người khác, chuyện xuất đầu lộ diện cũng đâu kiếm thêm được bao nhiêu, hay muội đến tửu quán nhà huynh đi, tiền công mỗi tháng một lượng bạc, muội không cần tự nấu, chỉ cần chỉ dạy trù tử[12] nhà ta một hai cái thôi, muội thấy sao?"
[12] Trù tử (厨子): cách gọi cũ chỉ đầu bếp.
Lời tác giả:
Mọi người thích đọc cổ đại, có thể đọc thêm truyện của tui, tui đang chăm chỉ lấp hố đây.
Truyện được edit và đăng duy nhất ở Wattpad Ve Sa Lai và vesalai.wordpress.com. Vui lòng đọc ở trang chính chủ để ủng hộ Editor.
Nhị Nha hốt hoảng: "Đỗ Tiệp, không được xằng bậy."
"Không được gọi muội là Đỗ Tiệp." Tam Nữu tức giận.
Nhớ năm đó khi Đinh Xuân Hoa bất ngờ mang thai hài tử thứ ba, lão nhân trong thôn đều nói trong bụng nàng là một tiểu tử, Đỗ Phát Tài vui mừng đến mức mời phu tử dạy ở trường học trong thôn đến đặt tên cho con mình.
Có câu hy vọng càng nhiều, thất vọng càng cao.
Ngày ấy thời cơ chín muồi, Đinh Xuân Hoa sinh được một khuê nữ mập mạp, Đỗ Gia Kiệt thế là trở thành Đỗ Vũ Tiệp, miễn bàn bốn người Đỗ gia buồn bã bao nhiêu. Song điều mọi người không ngờ là lúc Tam Nữu từ từ lớn lên, mũi cao dọc dừa, chân mày lá liễu, khuôn mặt trái xoan, mắt to như quả hạch đào, cái miệng chúm chím, đừng nói là thôn Đỗ gia, cho dù tính cả huyện Quảng Linh thì cũng không có nữ oa nào xinh đẹp như vậy.
Đỗ Tam Nữu còn chưa đầy một tuổi, đã có không ít người tỏ vẻ muốn cùng Đỗ gia kêdt thân. Những người này không có ai không phải là phú hộ trên huyện lí, có người còn thông qua cữu cữu của Tam Nữu, có người trực tiếp làm quen với Đinh Xuân Hoa, trong nhất thời không biết rước lấy bao nhiêu lời ra tiếng vào[1].
[1] Nguyên văn là "nhàn ngôn toái ngữ" (闲言碎语).
Đỗ Phát Tài vô tình nghe người ta bàn tán Tam Nữu không phải nữ nhi của ông, lại cười ha hả: "Các người nói xem, Tam Nữu có chỗ nào không giống ta?"
Tam Nữu có làn da trắng nõn, rất giống phụ thân của nàng, ánh mắt lại giống mẫu thân, cũng có đôi mắt hai mí như phụ thân, cái mũi giống phụ thân, khuôn miệng giống mẫu thân, đôi môi cũng giống mẫu thân, mỗi khi há miệng sẽ thấy hàm răng nhỏ ngay ngắn, không giống như mẫu thân nàng bị hô mấy cái răng... Tiểu Nữu được phụ thân bế trong lòng, đầu tựa vào vai ông, hai khuôn mặt hoàn toàn bất đồng lại giống nhau đến lạ.
Mấy bà tám trong thôn Đỗ gia đều bối rối, chuyện gì thế này?
Tách Tam Nữu ra một mình, các bà lại nhìn chằm chằm xem xét nàng, vẫn cứ cảm thấy Tiểu Nữu không hề giống phụ thân hay mẫu thân. Nhưng khi có Đinh Xuân Hoa hoặc Đỗ Phát Tài ở đó, nữ oa với phụ mẫu lại vô cùng giống nhau.
Lão nhân trong thôn cuối cùng cũng có đáp án, vậy là Tam Nữu giống với gia gia và bà ngoại đã mất sớm —— di truyền cách thế hệ. Đỗ Phát Tài nghe vậy thì cười nhạo, rõ ràng là khuê nữ của ông thông minh, lúc còn trong bụng mẫu thân đã biết chọn nét đẹp từ phụ mẫu.
Trên thực tế, Tam Nữu không khiến phụ thân thất vọng, kết thúc ba năm tư thục, lão phu tử dạy học trong thôn còn tiếc nuối thay Đỗ Phát Tài rằng tại sao Tam Nữu lại là nữ nhi. Không nói đâu xa, ngay từ ngày đầu tiên đến trường, Tam Nữu đã nói với phụ thân: "Con muốn đổi tên."
"Tại sao vậy?" Đỗ Phát Tài khó hiểu.
Tam Nữu giải thích: "Vũ Tiệp nghe qua rất giống 'ngộ kiếp', không tốt, không tốt." Đỗ Phát Tài cẩn thận nghĩ lại, đúng là không tốt. "Vậy con tính đổi thế nào, hay là chúng ta đi hỏi phu tử thử xem sao?"
"Không cần phiền phức như vậy đâu, bỏ chữ 'Vũ' là được." Tam Nữu ngọt ngào[2] nói.
[2] Nguyên văn là "nãi thanh nãi khí" (奶声奶气), chỉ âm thanh ngọt ngào của trẻ nhỏ.
Tên Tam Nữu vốn là phu tử đặt cho, Đỗ Phát Tài rất tôn trọng người, thấy Tam Nữu chỉ bỏ đi một chữ ở giữa, Đỗ Phát Tài liền đồng ý. Cái tên "Đỗ Tiệp" này Tam Nữu cũng không thích lắm, so với tiện danh mà mẫu thân đặt thì nàng vẫn thích cái sau hơn, dù sao "Đỗ Tiệp" với "độ kiếp" nghe cũng không khác biệt lắm.
"Muội thề không làm bậy, tỷ sẽ không gọi đại danh của muội." Nhị Nha nói.
Tam Nữu khịt mũi, đứng lên đuổi theo phụ thân: "Phụ thân, nhị tỷ ghét con, nói con ngay cả hầu bao cũng không biết thêu, nhất định không thể gả đi."
"Đỗ Nhị Nha!"
"Đỗ Tam Nữu!"
Hai người trăm miệng một lời, Tam Nữu kéo ống tay áo phụ thân: "Phụ thân đừng giận, vài ngày nữa là tỷ ấy lập gia thất rồi, con nhường tỷ ấy, người cũng đừng mắng tỷ ấy, giữ cho tân nương chút thể diện."
"Tam Nữu ngoan lắm." Đỗ Phát Tài đi nhanh, Nhị Nha với Tam Nữu chỉ lo nói qua nói lại, bất tri bất giác tụt lại một đoạn đường dài, khiến Đỗ Phát Tài cũng không biết các con đang nói chuyện gì. "Nhị Nha, con nấu cơm cũng đâu ngon bằng Tam Nữu, ta với mẫu thân con cũng đâu có ghét bỏ con?"
Đỗ Nhị Nha tức đến trợn mắt lên trời, đối đáp cho có lệ: "Con, con biết sai rồi, con không thèm nói tới nó nữa."
"Con, thái độ của con kiểu gì thế?!" Đỗ Phát Tài không vừa lòng. "Tam Nữu nhà mình mới mười tuổi thôi, lúc con mười tuổi đừng nói là nấu cơm, ngay cả bát mì còn không nấu được."
Từ hè năm ngoái, khả năng nấu ăn của Tam Nữu đã được cả nhà công nhận, Nhị Nha vốn đã không có địa vị trong nhà như Tam Nữu lại càng ít được phụ mẫu chú ý hơn. Mọi người trong thôn đều nói Tam Nữu giống như được nhặt từ đâu đến, mặc dù trông nàng cũng giống phụ thân đến bảy phần: "Vậy người muốn con làm gì bây giờ? Châm trà nhận sai với nó à?"
"Không cần, đại tỷ may cho muội một bộ y phục, tỷ cũng may cho muội một bộ đi." Tam Nữu đối đáp trôi chảy, Nhị Nha khịt mũi. "Đỗ Tam Nữu, lại đây, để tỷ xem khuôn mặt nhỏ nhắn của muội có dày không."
Tam Nữu trả lời bằng cách ôm cánh tay phụ thân: "Phụ thân, người thấy rồi đó, hôm qua con đã nói là ngày nhị tỷ lại mặt thì con sẽ chuẩn bị yến tiệc, tỷ ấy lại đối xử với con như vậy, đúng là tỷ tỷ thân thích."
"Đỗ Nhị Nha!" Đỗ Phát Tài thất vọng quát lớn. Nhị Nha rùng mình sợ hãi, định nhượng bộ: "Chờ một chút, muội mới nói cái gì? Muội phụ trách tiệc ư, sao tỷ lại không biết?!"
"Mỗi ngày trời chưa sáng đã theo Triệu Tồn Lương đến phủ Kiến Khang, tỷ thì biết cái gì?" Đỗ Phát Tài trừng mắt liếc nàng một cái, quay sang nói với Tam Nữu. "Ta về nhà đi, không phải chỉ là một bộ y phục sao, ngày mai ta lên huyện mua vải, bảo đại tỷ may cho con một bộ."
"Phụ thân..." Đỗ Nhị Nha thấy ông nói đi là đi, tức đến dậm chân, về đến nhà, nàng lập tức tìm mẫu thân, hỏi Tam Nữu nói vậy là có ý gì.
Đinh Xuân Hoa nói: "Tam Nữu nhờ phụ thân con tìm người làm sáu cái bàn tròn, hai mươi tư cái ghế, nghe ý nó nói thì đợi sau khi con thành thân, ta với nó sẽ tranh thủ đi nấu yến hội cho nhà khác."
"Muội ấy?" Nhị Nha mở to mắt, khoa tay múa chân. "Nó chỉ đứng cao hơn bếp lò một chút thôi, ai có việc hiếu hỉ mà dám tìm nó nấu yến tiệc chứ?"
Đinh Xuân Hoa liếc mắt qua nhà chính, cười cười: "Nó chỉ cho thợ mộc trên huyện làm một cái bàn xoay, thợ mộc cũng gia công miễn phí, cho dù nó có ép thế nào thì cũng không lấy tiền nhà mình." Bà dừng một chút. "Có điều, ta thấy chuyện Tam Nữu nói có thể làm được."
Một bàn tiệc rượu món nóng món nguội phải có ít nhất mười món, dưới tình huống chỉ có rau dưa thế này, đây thật sự là một cuộc khảo nghiệm tay nghề đầu bếp, đặc biệt là vào mùa đông. Tuy nhiên, người Kỳ quốc lại không giỏi nấu nướng như thời Tam Quốc, Tây Tấn, cũng thích món hấp, món luộc, món nướng.
Lúc chưa ăn đồ ăn do Tam Nữu nấu, Đinh Xuân Hoa cảm thấy đồ ăn do đại nữ tế[3] nấu là ngon nhất rồi. Kể từ năm ngoái, khi Tam Nữu nài nỉ phụ thân mua một khối mỡ heo béo ngậy không ai thèm ăn, dùng mỡ heo để nấu một nồi cải thìa xào giấm[4] vô cùng đơn giản, lúc Đinh Xuân Hoa đến nhà đại nữ tế, có thể không ăn cơm thì không cần ăn.
[3] Nữ tế (女婿): tức con rể.
[4] Cải thìa xào giấm (醋溜白菜).
"Mẫu thân, người nói thật sao?" Vẻ mặt của Nhị Nha rất nghiêm túc. "Ngày đó Tam Nữu không cho đại tỷ phu công thức nấu cá chua ngọt, cá om dưa gì đó là để giữ lại nấu trong ngày lại mặt của con, cho con vẻ vang, cũng khiến cho muội ấy có thanh danh nấu được nhiều món mới mẻ?!"
"Ồ, Nhị Nha tỷ cũng biết 'thành danh sau một đêm[5]' cơ đấy." Đột nhiên có giọng nói chế nhạo của Tam Nữu vang lên. Nhị Nha quay lại, thấy tiểu nha đầu đứng tựa vào cánh cửa, như cười như không nhìn nàng: "Muội là quỷ sao, không nghe thấy động tĩnh gì."
[5] Nguyên văn là "nhất minh kinh nhân" (一鸣惊人), xuất xứ từ một câu trong "Sử kí – Hoạt kê liệt truyện" (史记 - 滑稽列传) của Tư Mã Thiên (司马迁): "Thử điểu bất phi tắc dĩ, nhất phi xung thiên; bất minh tắc dĩ, nhất minh kinh nhân." (此鸟不飞则已, 一飞冲天; 不鸣则已, 一鸣惊人.) Ví với bình thường không có biểu hiện gì đặc biệt, nhưng khi làm thì có thành tích khiến mọi người kinh ngạc.
"Không phải, muội cầm tinh con trâu." Tam Nữu le lưỡi với nàng. "Mẫu thân, cho con xin một ít tiền, ngày mai con với phụ thân đến lò nung lấy mấy cái chén đĩa con đã đặt từ trước."
"Mẫu thân thực sự định ra ngoài nấu yến tiệc cho người ta sao?!" Nhị Nha xoay mặt nhìn về phía mẫu thân. "Tại sao con không hề biết chuyện này?"
Tam Nữu nói: "Ai bảo mọi người không muốn nói tỷ, ngày đó muội còn chưa thức dậy, tỷ đã cùng nhị tỷ phu lên huyện rồi." Nói xong thì kiễng chân, vỗ vỗ bả vai nhị tỷ. "Tỷ đừng buồn, tỷ đừng giận, phụ thân đã nói, chờ muội lớn lên sẽ kén rể cho muội, tức là nhà hắn gả nhi tử đi, còn tỷ là cô nương được gả ra ngoài, không tìm tỷ bàn bạc cũng là chuyện bình thường."
"Đúng là một nha đầu thối không biết xấu hổ, không xem mình mấy tuổi hả." Nhị Nha liếc mắt nhìn nàng. "Mẫu thân, người đưa muội ấy đến trường đã thu hút đủ sự chú ý rồi, giờ còn đồng ý cho nó ra ngoài nấu yến tiệc cho người ta, sau này sẽ không có ai dám cưới nó đâu."
"Tam Nữu nhà mình rất là xinh đẹp, không lo không gả được." Đinh Xuân Hoa là nữ nhi thương hộ, trước khi gả cho Đỗ Phát Tài thì đều giúp phụ thân trông cửa hàng, miễn sao hành đắc chính, toạ đắc đoan[6], Đinh Xuân Hoa cảm thấy không có gì là không tốt. "Con cũng đi cả ngày rồi, tắm rửa nghỉ ngơi đi."
[6] Hành đắc chính, toạ đắc đoan (行得正坐得端): nghĩa hẹp là đi đường người phải thẳng, lúc ngồi phải ngay ngắn. Nghĩa rộng là phải cư xử quang minh lỗi lạc, phải chính trực, không làm việc trái lương tâm, không theo bàng môn tà đạo.
"Mẫu thân, hôm nay con ngủ chung với người." Thôn Đỗ gia có một dãy núi, ban ngày không cảm nhận rõ, song đến đêm thì Tam Nữu cảm thấy nhiệt độ ở sườn núi thấp hơn nhiệt độ ở huyện Quảng Linh chỉ cách đó sáu bảy dặm đường khoảng ba bốn độ.
Đỗ Nhị Nha giơ tay túm lấy bím tóc nàng: "Ngủ với tỷ."
"Nhị tỷ, tỷ bỏ cuộc đi, muội sẽ không nói cho tỷ biết mì trộn dầu nấu thế nào đâu." Tam Nữu bóng gió nói. Quả nhiên, Nhị Nha không còn hỏi Tam Nữu định nấu món gì để tiếp đón tân khách vào ngày nàng lại mặt.
Hôm sau, Tam Nữu cùng phụ thân đẩy xe đẩy đến chỗ lò nung, bất ngờ đụng mặt một hán tử làm ở lò nung đi giao bộ chén đĩa cho nàng. Tam Nữu nhìn trong số sáu bộ chén đĩa thì đĩa cá, chén canh còn trong suốt và tinh xảo hơn nàng tưởng tượng, liền vô cùng hài lòng, vui vẻ lấy túi tiền từ trong giỏ ra: "Nếu chẳng may chiếc đĩa hình cá này bị vỡ, mọi người có thể nung cho con riêng một cái được không?"
Người đưa chén đĩa là một nam tử trung niên, hắn nhận lấy một xâu tiền, tương đương năm trăm văn tiền: "Đông gia[7] nói chỉ tính cô nương nửa giá thôi." Tiền thừa lại hắn đưa Đỗ Phát Tài. "Không gạt mọi người, tiểu cô nương à, lần này bọn ta nung rất nhiều loại đĩa hình cá với chén canh khảm lá sen như cô nương đưa, đông gia dự định đem bán cho phủ Kiến Khang. Ta là quản sự của lò nung, đông gia sai ta đến nói với cô nương là nếu cô nương đồng ý, sáu loại chén đĩa này, bất kể là dụng cụ gì bị tổn hại, dù chỉ mẻ một mảnh nhỏ thì chúng ta cũng có thể miễn phí đổi mới cho cô nương, mãi đến khi nào cô nương không dùng bộ bát đĩa này mới thôi."
[7] Đông gia (东家): ông chủ.
Đỗ Tam Nữu rất muốn hỏi, nếu ta không đồng ý sao? Song lời đến bên miệng lại là: "Thay con cảm ơn đông gia của mọi người. Chỗ này chỉ cách nhà con một xíu, phiền thúc đưa đồ đến tận nhà con."
"Đương nhiên rồi." Sau khi nam tử trung niên dứt lời, thanh niên kéo xe liền đứng dậy bước đi.
Vừa vào thôn Đỗ gia, hai người đã bị bọn hài tử ở phía nam đầu thôn vây quanh: "Tam cô nãi nãi, bọn họ đến nhà người sao?"
"Tam cô cô, trên xe chở thứ gì vậy?"
Tiểu hài tử bảy miệng tám lời, Tam Nữu cười bảo: "Chỉ là mấy loại chén bát thôi, vài ngày nữa nhị tỷ nhà ta lại mặt thì sẽ dùng đến, hôm đó nhớ đến nhà ta ăn cơm đấy."
"Không đợi người gọi, bọn ta nhất định sẽ đi." Tiểu hài tử nói xong thì hơi khựng lại. "Có điều bọn ta không ăn miễn phí đâu, tam cô cô, có cần rửa rau thì cứ kêu bọn ta."
"Được." Trong mắt Tam Nữu tràn đầy ý cười, hai nam tử đưa chén đĩa nhìn nhau, đến khi nhìn thấy nhà ngói năm gian của Tam Nữu, chỉ kém hơn nhà thất gian của đông gia hai cái sân một chút. "Đại ca, nhà người này đẹp quá." Không khỏi tán thưởng một câu.
"Đời này của ta làm sao mà có được chứ." Đỗ Phát Tài nhìn theo ánh mắt của hai người. "Đó là nhà cũ của Vệ gia."
"Vệ gia?" Quản sự trung niên không rõ.
Đỗ Phát Tài đáp: "Phải, là Vệ tướng gia nổi tiếng nhất Kỳ quốc chúng ta."
"Ôi trời, ông, ông là hàng xóm Vệ tướng gia sao, này..." Kinh ngạc đến quá đột ngột, quản sự trung niên kích động không biết phải nói gì. "Trước kia nghe người khác nói Vệ tướng là người huyện Quảng Linh chúng ta, ta còn thắc mắc là huyện Quảng Linh không có nhà giàu nào họ, không ngờ là ở thôn Đỗ gia, ôi trời ơi."
"Năm đó, lão tổ tông của Đỗ gia nhà ta cùng Vệ tướng thái gia gia cùng chạy nạn đến đây, lúc trước ở đây không có một nhà nào, cây cầu ở cửa nam cũng không được sửa chữa, phía trước là sông sâu, phía sau là núi cao, muốn đến huyện Quảng Linh chỉ có thể đi thuyền. Thoáng cái đã nhiều năm trôi qua, nếu không phải hàng năm Vệ gia đều phái người đến sửa nhà cũ, viếng mồ mả, không cần ông nói, ta cũng sớm quên thôn Đỗ gia còn có một nhà họ Vệ đấy."
"Phụ thân, người đừng nói nữa, người rảnh rỗi chứ quản sự đại thúc vẫn còn công việc mà, mau đem đồ trên xe xuống dưới đi." Tam Nữu tìm lý do thoái thác, vì nàng đã nghe đến chán ngấy rồi, bất kể có ai tò mò hỏi về chủ nhận đại trạch viện đối diện, phụ thân nàng lại lập tức luyên thuyên một hồi, rõ ràng bình thường ông cũng rất ít nói mà.
Đỗ Phát Tài cười vang, chuyển hết bát đĩa xuống dưới, vào nhà nghỉ ngơi một lát thì nói: "Để ta lên huyện xem bàn ghế thế nào."
"Vậy trưa phụ thân đừng về, cứ ghé tửu lâu của đại tỷ phu ăn cơm, buổi chiều bảo huynh ấy tìm xe lừa đưa người về." Đỗ Phát Tài đã ngoài tứ tuần, Tam Nữu rất xót ông. "Đại tỷ phu nếu dám nói bận, người cứ bảo ngày hai mươi tư tới con không có nhà."
Đỗ Phát Tài vừa bực mình vừa buồn cười, song cũng không thể làm gì nàng, dù sao khuê nữ làm vậy cũng vì lợi ích của ông.
Ngày hai mươi tư tháng giêng, Đại Ny đến tặng quà cưới cho Nhị Nha. Vốn dĩ là nàng tự mình về đây, Đoàn Thủ Nghĩa lại chỉ bầu trời u ám: "Hôm nay trời lạnh, ta đưa nàng đi. Nếu chẳng may nàng cảm lạnh phát bệnh, khuê nữ chúng ta cũng phải chịu khổ theo."
Tính tình Đỗ Đại Ny vốn uyển chuyển, hiền lành ôn nhu, nàng ngượng ngùng vạch trần trượng phu: "Chúng ta mua một miếng sườn heo nhé?"
"Sườn cái gì, mua hai cân thịt dê đi." Bà bà của Đỗ Đại Ny sĩ diện, nghe vậy liền nói. "Trời cũng lạnh, mấy đứa đến đó uống chút canh thịt dê cũng ấm bụng."
Trước đó, trong "Quốc ngữ: Sở ngữ" có chép: "Thiên tử ăn cỗ[8], đầy đủ ba con vật là bò, cừu và heo, chư hầu ăn bò, khanh[9] ăn cừu, đại phu[10] ăn heo, sĩ ăn cá nướng, dân thường ăn rau." Bởi vì thời cổ đại cấp bậc phân cấp nghiêm ngặt, thịt heo chưa bao giờ xuất hiện trong bữa cơm của hạ dân.
[8] Nguyên văn là "thái lao" (太牢), gồm bò, cừu và heo để tế lễ (lễ dành cho thiên tử).
[9] Khanh (卿): chỉ chức quan thời xưa.
[10] Đại phu (大夫): chức quan to thời xưa, dưới quan khanh, trên quan sĩ.
Mặc dù hiện tại, họ Kỳ đã thống nhất Hoa Hạ, giai cấp không còn rõ ràng, dân chúng Kỳ quốc vẫn rất hiếm khi ăn thịt heo, ngoại trừ lý do cấp bậc đã ăn sâu vào máu, còn vì mọi người cũng chỉ biết cách nướng, muối chua, xông khói, luộc, không ai biết các phương pháp khác.
Dần dần, không còn ai muốn ăn thịt heo nữa, so với thịt cá non mềm, thịt gà rất thơm, thịt heo lại nặng mùi, giá trị của thịt heo cũng xuống dốc không phanh.
Kiếp trước Tam Nữu làm trong ngành ăn uống, nàng biết rõ dân chúng bắt đầu ăn thịt heo từ thời Tống, tiêu biểu nhất là món thịt kho Đông Pha[11] của Tô Đông Pha, trở nên hưng khởi vào thời Minh - Thanh.
[11] Thịt kho Đông Pha (东坡肉): là một món ăn Hàng Châu được chế biến bằng cách áp chảo rồi nấu chín thịt lợn ba chỉ. Thịt lợn được cắt dày khoảng 2 inch (5 cm) và phải có cả mỡ và thịt nạc. Da còn nguyên và cảm giác vừa miệng nhưng không béo ngậy và món ăn thơm mùi rượu. Món ăn được đặt theo tên của nhà thơ và nhà ẩm thực thời Tống, Tô Đông Pha.
Chuyện Tam Nữu dùng mỡ heo làm dầu không có ai biết, Đoàn Thủ Nghĩa cũng không phải người nhiều chuyện, ngay cả mẫu thân của hắn cũng không biết dầu nấu ăn trong tửu quán hơn nửa năm qua đều dùng mỡ heo.
Cũng vì vậy, bà thấy nhi tử tức phụ mang sườn heo về nhà mẫu thân thật sự làm bà mất mặt.
"Tam Nữu thích ăn thịt sườn." Đại Ny được muội muội dặn dò, trước khi Nhị Nha lập thất, không được nói cho ai biết các cách nấu thịt heo, đành phải kiếm cớ nói dối bà bà.
Đoàn lão phu nhân nghe vậy, ngược lại cảm thấy tức phụ có lòng với mình: "Thủ Nghĩa, đừng nghe thê tử của con, mua hai cân thịt dê đi, trên người còn đủ tiền không, không thì cầm lấy." Nói xong thì móc ra hầu bao.
Đoàn Thủ Nghĩa hiểu tính bà, biết lão mẫu thân lần này không phải là giả vờ khách khí. Đến chợ không những mua hai cân thịt dê, còn mua thêm mười cân sườn. Quả nhiên, nhìn thấy Tam Nữu, tiểu nha đầu liền cười tít mắt.
"Muội muội nhà nàng." Đoàn Thủ Nghĩa lén giơ ngón tay cái với Đại Ny. "May là nó không phải tiểu tử."
"Tỷ phu, trưa này ăn mì nhé." Tam Nữu mang thịt vào nhà bếp, chỉ để lại một câu nói như thế, cả người Đoàn Thủ Nghĩa liền đơ ra. "Nàng, nàng, nàng..."
"Hôm nay muội ấy nấu tiệc." Đại Ny đè tay hắn xuống. "Chắc chắn sẽ không tự bạc đãi mình đâu."
"Cũng phải." Đoàn Thủ Nghĩa cũng không tham ăn, chẳng qua là muốn ăn món ăn do Tam Nữu làm, sau khi được thê tử nhắc nhở: "Tam Nữu ăn cái gì, tỷ ăn cái đó" thì cũng lớn giọng nói theo: "Ăn gì cũng được, muội làm món gì huynh ăn món đó."
Tam Nữu biết bọn họ hôm nay sẽ đến, sáng sớm đã bắt đầu làm mì, đến trưa thì phần mì cũng đã sẵn sàng.
Trong khi Đinh Xuân Hoa cán mì, Tam Nữu cắt thịt sườn thành từng khối nhỏ, rửa với nước ấm, cho gừng băm nhỏ, rượu gạo, nước tương, dầu mè cùng với hạt tiêu trắng nàng tự làm, bột ngũ vị hương cùng với muối rồi ướp thịt. Chờ Đinh Xuân Hoa cắt mì thành sợi, nàng đi đến bếp lò nhóm củi, một bên là nồi lớn, một bên là nồi xào rau.
Nước trong hai cái nồi sôi trào, sườn heo được hấp trên vỉ trong nồi lớn, mì sợi được nấu trong nồi xào rau, bỏ thêm cải thảo và giá đỗ nhà trồng.
Đinh Xuân Hoa vớt mì sợi cùng rau củ để ráo nước, Tam Nữu nhận lấy, cho mấy thứ gia vị trong phòng bếp vào mì, lại chỉ huy mẫu thân: "Người nhóm lửa đi, để con nấu cho."
Chờ dầu trong nồi nóng lên, Đinh Xuân Hoa đang định hỏi nàng có phải định xào mì hay không thì thấy Tam Nữu múc từng muỗng dầu nóng rưới lên sáu bát mỳ. Trong lòng Đinh Xuân Hoa kinh ngạc: "Nữu Nữu, dầu con dùng là gì vậy?"
"Mỡ heo, hiện tại nhà mình có thể mua được mà." Tam Nữu thấy đáy nồi vẫn còn dầu sót lại, nhanh chóng cho phần rau còn thừa chưa chiên, lại đập hai quả trứng. Đợi khi món rau xào trứng hoàn thành, thịt sườn trong nồi lớn cũng gần chín.
Chưa đầy nửa canh giờ, sườn heo hấp, rau hẹ xào trứng và mì trộn dầu đều được bưng ra bàn, Đỗ Đại Ny chọc vào eo trượng phu, Đoàn Thủ Nghĩa ngửi thấy mùi thơm của mì, thịt sườn, sớm đã vui đến nhắm tịt mắt: "Tiểu Nữu à, huynh nghe nói muội dự định đến làm yến tiệc cho người khác, chuyện xuất đầu lộ diện cũng đâu kiếm thêm được bao nhiêu, hay muội đến tửu quán nhà huynh đi, tiền công mỗi tháng một lượng bạc, muội không cần tự nấu, chỉ cần chỉ dạy trù tử[12] nhà ta một hai cái thôi, muội thấy sao?"
[12] Trù tử (厨子): cách gọi cũ chỉ đầu bếp.
Lời tác giả:
Mọi người thích đọc cổ đại, có thể đọc thêm truyện của tui, tui đang chăm chỉ lấp hố đây.
Truyện được edit và đăng duy nhất ở Wattpad Ve Sa Lai và vesalai.wordpress.com. Vui lòng đọc ở trang chính chủ để ủng hộ Editor.