Chương : 17
MỤ CHỦ CỬA HÀNG TẠP HÓA NGƯỜI ARYAN
Con bé đứng bên ngoài cửa hàng của mụ Diller, tựa lưng vào bức tường quét vôi trắng.
Một viên kẹo đang ở trong miệng của Liesel Meminger.
Mặt trời lấp lóa nắng trong đôi mắt của con bé.
Mặc cho những trở ngại này, con bé vẫn có thể nói, và tranh cãi.
MỘT CUỘC ĐỐI THOẠI KHÁC GIỮA RUDY VÀ LIESEL
“Nhanh lên nào, đồ lợn, đã mười lần rồi đấy.”
“Chưa, chỉ mới có tám thôi – tớ vẫn còn hai lần nữa.”
“Thế thì nhanh lên. Tớ đã bảo là chúng ta phải có một con dao và bổ nó ra làm đôi…
Nào, thế là đủ hai lần rồi.”
“Được rồi. Đây. Và đừng có nuốt nó đấy.”
“Trông tớ giống thằng ngốc lắm à?”
Một quãng dừng ngắn ngủi.
“Thật tuyệt, phải không?”
“Hẳn rồi, đồ con lợn.”
Vào cuối tháng Tám và mùa hè, chúng tìm thấy một đồng pfennig[1] trên mặt đất. Một niềm vui hưng phấn thuần khiết.
[1] Đồng xu (tiếng Đức)
Đồng xu ấy bị vùi một nửa trên mặt đất, trên đường chúng đi giao và nhận đồ giặt ủi. Một đồng xu mòn vẹt đơn độc.
“Hãy nhìn mà xem!”
Rudy sà xuống bên đồng xu. Có một niềm hưng phấn đến gần như nhức nhối khi chúng chạy về cửa hàng của mụ Diller, thậm chí chúng còn không chịu nghĩ rằng đồng xu ấy có thể không phải là cái giá phù hợp. Chúng lao qua cửa, và đứng trước mụ chủ hiệu tạp hóa người Aryan, người lúc này đang nhìn chúng trừng trừng đầy khinh miệt.
“Ta đang đợi đây,” mụ nói. Tóc mụ được buộc thành một bùi sau gáy và cái váy đen như đang bóp nghẹt cơ thể mụ. Bức ảnh Quốc trưởng lồng khung trên tường cũng nhìn chúng chằm chằm.
“Heil Hitler”, Rudy làm trước.
“Heil Hitler”, mụ ta đáp lại, đứng thẳng người hơn đằng sau quầy hàng. “Còn mi?” mụ liếc nhìn Liesel, người lập tức cho mụ câu Heil Hitler của mình.
Rudy không mất nhiều thời gian để moi ra được đồng xu từ trong túi và đặt mạnh nó lên mặt quầy. Thằng bé nhìn thẳng vào đôi mắt thao láo của mụ Diller rồi nó, “Kẹo đủ loại, làm ơn.”
Mụ Diller há mồm ra cười. Răng mụ xô đẩy nhau để có chỗ trống trong mồm mụ, và cái thái độ tử tế không mong đợi này của mụ cũng khiến Rudy và Liesel cười theo. Nhưng không được lâu.
Mụ cúi người xuống, lục lọi một chút, rồi lại đứng lên. “Đây,” mụ ta nói, ném một thanh kẹo duy nhất lên mặt quầy. “Chúng mày tự đi mà chia nhau.”
Ra khỏi cửa hàng, chúng mở giấy gói kẹo ra và thử cắn thanh kẹo vỡ làm đôi, nhưng đường kẹo cứng như thủy tinh vậy. Việc này quá khó, ngay cả với hàm răng bén ngót như răng thú của Rudy. Thế là chúng đành phải luân phiên nhau mút kẹo cho đến khi viên kẹo tan hết. Mười lần mút cho Rudy. Mười lần mút cho Liesel. Cứ như thế.
“Đây,” bỗng Rudy tuyên bố, với một nụ cười toe toét khoe hàm răng xỉn màu kẹo, “là một cuộc sống tốt đẹp,” và Liesel không thể phản đối nó được. Khi chúng đã mút xong viên kẹo, mồm cả hai đứa đều đỏ lòm, và trên đường về nhà, chúng nhắc nhau nhớ là phải để mắt tìm kiếm, nhỡ đâu lại tìm thấy một đồng xu nữa.
Dĩ nhiên là chúng chả tìm thấy gì hết. Không ai có thể may mắn đến như thế hai lần trong một năm, chứ đừng nói gì đến một buổi chiều.
Dù vậy, với những cái lưỡi và hàm răng đỏ lòm, chúng bước đi trên phố Thiên Đàng, vừa đi vừa đưa mắt tìm kiếm trên mặt đất một cách hạnh phúc.
Ngày hôm ấy thật là tuyệt, và nước Đức Quốc xã là một nơi thật tuyệt vời.
NGƯỜI ĐẤU TRANH, TIẾP THEO
Giờ thì chúng ta sẽ chuyển sang một cuộc vật lộn với màn đêm lạnh giá. Ta sẽ để kẻ trộm sách đuổi theo sau.
Hôm đó là ngày 3 tháng Mười một, và sàn tàu hỏa như bám dính lấy đôi bàn chân anh. Trước mặt anh là quyển Mein Kampf. Cứu tinh của anh. Mồ hôi túa ra khỏi lòng bàn tay anh. Những dấu ngón tay bấu chặt lấy quyển sách.
NHÀ XUẤT BẢN KẺ TRỘM SÁCH
CHÍNH THỨC SẢN XUẤT
Mein Kampf
(Cuộc đấu tranh của tôi)
Tác giả
Adolf Hitler
Đằng sau Max Vandenburg, thành phố Stuttgart dang rộng vòng tay với vẻ chế giễu.
Anh không được chào đón ở đó, và anh cố không ngoái nhìn lại trong lúc miếng bánh mì cũ phân rã trong dạ dày anh. Chốc chốc, anh lại cựa mình và nhìn những ngọn đèn chỉ còn nhỏ xíu bằng nắm tay rồi cùng nhau biến mắt.
Hãy ra dáng vào, anh tự khuyên mình như thế. Mày không thể trông có vẻ sợ hãi được. Hãy đọc quyển sách. Cười với nó. Đó là một quyển sách tuyệt vời – quyển sách tuyệt vời nhất mà mày từng đọc. Hãy lờ người đàn bà ở bên kia đi. Đằng nào thì bà ta cũng ngủ rồi. Coi nào, Max, mày chỉ còn cách nơi ấy có vài giờ đồng hồ thôi.
Sau cùng thì lời hứa quay lại căn phòng của bóng tối không biến thành sự thực vài ngày sau đó, mà là một tuần rưỡi sau đó. Một lần nữa trôi qua mới đến lần ghé thăm tiếp theo, và lại một tuần khác nữa, cho đến khi anh đã mất mọi ý niệm về thời gian. Anh được chuyển vị trí một lần nữa, đến một phòng chứa khác, có nhiều ánh sáng hơn, nhiều lần ghé thăm hơn và nhiều thức ăn hơn. Tuy nhiên thời gian vẫn đang cạn dần.
“Tôi sắp phải đi,” người bạn Walter Kugler của anh nói với anh như vậy. “Cậu biết nó thế nào rồi đấy – ý tớ là quân đội ấy.”
“Tớ xin lỗi, Walter.”
Walter Kugler, bạn của Max từ thời thơ ấu, đặt bàn tay của anh ta lên vai của người Do Thái. “Mọi chuyện còn có thể tệ hơn.” Anh ta nhìn vào đôi mắt Do Thái của bạn mình. “Tớ đã có thể là cậu.”
Đó là lần gặp nhau cuối cùng của họ. Một cái túi cuối cùng được đặt trong góc phòng, và lần này trong đó có một tấm vé. Walter mở quyển Mein Kampf ra và nhét tấm vé ấy vào bên trong, bên cạnh tấm bản đồ mà anh đã mang theo cùng với quyển sách. “Trang mười ba,” anh cười, “để may mắn, phải không?”
“Để may mắn,” và hai người họ ôm lấy nhau.
Khi cánh cửa đóng lại, Max mở quyển sách ra và săm soi tấm vé. Từ Stuttgart đến Munich, rồi đến Pasing. Chuyến tàu sẽ khởi hành hai ngày nữa, vào ban đêm, vừa kịp lúc để thực hiện lần chuyển tàu cuối cùng. Từ đó, anh có thể đi bộ. Tấm bản đồ đã được gấp làm tư và nằm trong đầu anh rồi. Chiếc chìa khóa thì vẫn được dán vào bìa lót quyển sách.
Anh ngồi đó độ nửa giờ trước khi bước đến chỗ cái vali rồi mở nó ra. Ngoài thức ăn thì còn có vài món đồ khác trong đó.
NHỮNG MÓN ĐỒ THÊM VÀO TRONG MÓN QUÀ CỦA WALTER KUGLER
Một cái dao cạo nhỏ.
Một cái thìa – thứ gần nhất với một tấm gương.
Kem cạo râu. Một cái kéo.
Khi anh rời đi, thì căn phòng chứa ấy chẳng còn gì ngoài cái sàn nhà.
“Vĩnh biệt,” Max thì thầm.
Điều cuối cùng mà Max nhìn thấy là một nhúm tóc nhỏ, đang nằm vật vạ chỗ vách tường.
Vĩnh biệt.
Với một gương mặt đã được cạo sạch dù không cân xứng, mái tóc chải mượt, anh bước ra khỏi tòa nhà đó như một con người mới. Thực ra là anh bước ra khỏi nước Đức. Gượm một giây đã nào, anh là người Đức đấy chứ. Hay cụ thể hơn, anh đã từng là người Đức.
Trong dạ dày anh là một hợp chất điện phân giữa thức ăn và cơn buồn nôn.
Anh đi bộ đến ga.
Anh trình vé và thẻ căn cước của mình, và bây giờ, anh đang ngồi trong một toa tàu nhỏ, bị chiếu thẳng ánh đèn pin của sự nguy hiểm vào mặt.
“Giấy tờ.”
Đó là những từ khiến anh khiếp hãi.
Việc anh bị ngăn lại ở chỗ sân ga là đủ để tệ hại lắm rồi. Anh biết mình không thể chống chọi lại việc này đến lần thứ hai.
Đôi bàn tay run lẩy bẩy.
Mùi hôi – không, mùi thối – của cảm giác tội phạm.
Đơn giản là anh là không thể chịu được nó lần nữa.
May thay, việc này trôi qua rất nhanh và chỉ đòi hỏi ở anh một tấm vé tàu, và bây giờ, tất cả những gì còn lại là một ô cửa sổ của các thị trấn nhỏ, một tập hợp những ngọn đèn, và người đàn bà đang ngáy ở bên kia con tàu.
Trong gần như cả chuyến đi, anh cắm cúi đọc sách, cố không ngước lên lần nào.
Những lời chữ cứ quanh quẩn trong miệng anh.
Lạ thay, khi anh lật những trang sách và đọc các chương sách, chỉ có hai từ mà anh nếm được.
Mein Kampf. Cuộc đấu tranh của tôi.
Cái nhan đề sách cứ lặp đi lặp lại trong đầu anh, khi đoàn tàu lăn bánh, từ một thành phố này đến một thành phố khác của nước Đức.
Mein Kampf.
Trong số tất cả những điều đã cứu sống anh.
NHỮNG KẺ LỪA ĐẢO
Bạn có thể tranh luận với tôi rằng cuộc sống của Liesel Meminger cho đến lúc này là khá dễ dàng. Đúng là cuộc sống của con bé khá dễ dàng nếu so sánh với Max Vandenburg. Dĩ nhiên rồi, em trai nó đã chết trong tay nó. Mẹ nó thì bỏ rơi nó.
Nhưng dẫu sao vẫn sung sướng hơn một người Do Thái.
Trong khoảng thời gian trước khi Max xuất hiện, bà Rosa đã mất một khách thuê giặt ủi nữa, lần này là nhà Weigartner. Màn schimpfen[1] xảy ra trong bếp, và Liesel tự trấn an mình với một thực tế là mẹ nuôi nó vẫn còn hai khách hàng nữa, và thậm chí điều này vẫn còn tốt đẹp chán, vì một trong số đó là gia đình ngài thị trưởng, vợ ông ta, cùng với những quyển sách.
[1] Chửi rủa (tiếng Đức)
Về những hoạt động khác của Liesel, thì con bé vẫn đi phá làng phá xòm cùng Rudy Steiner. Tôi thậm chí còn có thể nói rằng chúng đang mài giũa những trò quỷ quái của mình.
Hai đứa có thêm vài chuyến đi nữa với Arthur Berg và đám tùng đảng của gã, chúng rất háo hức muốn chứng tỏ giá trị của mình và mở rộng những mục tiêu trộm cắp. Chúng trộm khoai tây từ một trang trại này, trộm hành từ một trang trại khác. Dù vậy, chiến công vĩ đại nhất của chúng thì lại được chúng thực hiện một mình.
Như bạn đã thấy trước đó, một trong những ích lợi của việc đi lang thang khắp thị trấn là có thể bạn sẽ nhìn thấy những thứ đang giấu mình trên mặt đất. Một lợi ích khác là bạn có thể chú ý đến người khác, hay quan trọng hơn, là những con người cụ thể, vẫn làm những điều cụ thể hết tuần này sang tuần khác.
Một thằng ở trường, Otto Sturm, là một con người cụ thể như thế. Mỗi chiều thứ Sáu, nó đều đạp xe đến nhà thờ để mang hàng hóa cho vị linh mục.
Chúng dõi theo thằng này trong suốt một tháng, từ lúc thời tiết còn đẹp cho đến khi tiết trời xấu đi, và vào ngày thứ Sáu của một tuần lễ giá rét bất thường thuộc tháng Mười, Rudy đã quyết định rằng Otto sẽ không thực hiện được chuyến đi này trọn vẹn.
“Mấy lão linh mục ấy,” Rudy giải thích khi hai đứa đi trên phố. “Đằng nào thì bọn họ cũng béo múp đầu cả rồi. Họ vẫn có thể sống được nếu không có thức ăn trong một tuần hay đại loại thế.”
Liesel không còn lựa chọn nào khác ngoài đồng ý. Thứ nhất, con bé không theo đạo Chúa. Thứ hai, bản thân nó cũng rất đói. Như thường lệ, nó đang mang theo đám đồ giặt ủi. Rudy thì mang theo hai xô nước lạnh, hay như cách nói của thằng bé, là hai xô đá trong thì tương lai.
Trước khi kim đồng hồ chỉ hai giờ, Rudy bắt tay vào việc.
Không hề chần chừ, nó rót nước xuống mặt đường ở ngay chỗ góc phố mà Otto sẽ rẽ qua.
Liesel phải thừa nhận điều này.
Ban đầu là một chút cảm giác tội lỗi, nhưng phải thú thực rằng kế hoạch này thật hoàn hảo, hay ít ra là hoàn hảo nhất có thể. Cứ sau hai giờ chiều mỗi ngày thứ Sáu, Otto Sturm lại xuất hiện trên phố Munich với đám hàng hóa đựng trong cái rổ trước xe, ngay chỗ ghi-đông. Và vào cái ngày thứ Sáu đặc biệt này, nó chỉ đi được đến đó.
Con đường đã đóng đầy băng giá, nhưng Rudy vẫn thêm vào một lớp băng nữa, và thằng bé không thể không toe toét cười. Nụ cười ấy vắt ngang mặt nó như một vết trượt.
“Nào,” nó nói, “lại chỗ bụi cây đằng kia.”
Sau khoảng mười lăm phút, cái kế hoạch ma quỷ đó đã kết trái, có thể nói như vậy.
Rudy chỉ tay qua một khe hở trên bụi cây. “Nó kia rồi.”
Otto xuất hiện chỗ góc đường, mơ màng như một con cừu non.
Trong nháy mắt thằng này đã mất tay lái, trượt dài trên lớp băng rồi ngã đập mặt xuống đường.
Khi thấy thằng này không nhúc nhích, Rudy liếc nhìn Liesel với vẻ hoảng hốt. “Lạy đức Chúa bị đóng đinh trên cây thập ác,” nó nói, “Tớ nghĩ là có thể mình đã giết nó rồi!” Thằng bé chầm chậm bò ra ngoài, lấy cái rổ rồi chạy biến.
“Nó có thở không?” Liesel hỏi khi hai đứa đã chạy được một đoạn.
“Keine Ahnung,” Rudy nói, tay vung vẩy cái giỏ. Nó cũng không biết.
Đứng trên một ngọn đồi cách chỗ đó khá xa, chúng nhìn Otto đứng dậy, gãi đầu, gãi đũng quần, rồi dáo dác tìm cái giỏ khắp nơi.
“Thằng ngốc,” Rudy nhoẻn cười, và chúng xem xét đám chiến lợi phẩm của mình. Bánh mì, trứng vỡ, và thứ tuyệt nhất, Speck. Rudy đưa miếng đuồi lợn béo ngậy lên mũi rồi hít vào một cách đầy vẻ vang. “Hết xẩy.”
Bên cạnh sức cám dỗ của việc phải giữ lấy chiến thắng ấy cho riêng mình, chúng cũng day dứt không yên với một cảm giác bất trung với Arthur Berg. Thế là chúng đến chỗ trú ngụ tồi tàn của gã ở phố Kempf và cho gã xem những gì chúng đã lấy được. Arthur Berg không thể đừng cái cái điều kiện phê chuẩn chiến lợi phẩm của hắn.
“Chúng mày ăn trộm mấy thứ này ở đâu?”
Rudy là đứa trả lời câu hỏi này. “Otto Sturm.”
“Ừm,” gã kia gục gặc đầu, “dù nó là ai, thì tao cũng rất lấy làm biết ơn nó.” Rồi gã đi vào trong và quay trở ra với một con dao cắt bánh mì, chảo rán và một cái áo khoác, sau đó ba tên trộm đi dọc trên hành lang của những căn hộ. “Ta sẽ gọi những đứa khác,” Arthur Berg nói khi chúng ra đến đường lớn. “Có thể chúng ta là những tên tội phạm, nhưng ta không phải là lũ không biết phải trái.” Cũng giống như kẻ trộm sách, ít nhất thì gã cũng đặt ra vài giới hạn cho riêng mình.
Thêm vài cánh cửa nữa được gõ lên. Bọn trẻ đứng dưới đường và gọi vọng lên nhà bạn bè chúng, và chẳng bao lâu sau, toàn bộ tập đoàn ăn trộm hoa quả của Arthur Berg đã lên đường đến bờ sông Amper. Trong lúc bờ bên kia sông được dọn dẹp, một đống lửa đã được nhóm lên và những gì còn lại của mấy quả trứng đã được tận dụng và đem rán lên. Bánh mì và miếng Speck được cắt ra. Với những đôi tay và những con dao, món hàng của Otto Sturm đã được ăn sạch đến mẩu cuối cùng. Không vị linh mục nào lảng vảng quanh đó cả.
Chỉ đến cuối buổi hôm đó thì một cuộc tranh cãi mới hình thành, và việc này liên quan đến cái rổ. Đa số bọn con trai muốn đốt nó đi. Fritz Hammer và Andy Schmeikl muốn giữ nó lại, nhưng Arthur Berg, để bày tỏ cái thái độ đạo đức đến phi lý của nó, thì lại có ý hay hơn.
“Hai đứa mày,” hắn nói với Rudy và Liesel. “Có lẽ chúng mày nên mang trả cái rổ lại cho cái nhân vật tên là Sturm ấy. Tao có thể nói rằng cái thằng khốn khổ ấy chắc chắn là đáng nhận được chừng đó.”
“Thôi nào, Arthur.”
“Tao không muốn nghe câu đó, Andy.”
“Lạy Chúa.”
“Cả lão ta cũng không muốn nghe thấy câu đó đâu.”
Cả bọn cười phá lên, còn Rudy Steiner thì đành nhặt lấy cái rổ. “Tao sẽ mang nó về và treo lên thùng thư của họ.”
Thằng bé mới chỉ đi được khoảng hai chục mét thì bị đứa con gái bắt kịp. Con bé đã có thể về nhà từ lâu cho khỏe, nhưng nó nhận thức được rất rõ rằng nó phải đi cùng Rudy Steiner, đến nông trại của Sturm, ở phía bên kia thị trấn.
Chúng đi trong im lặng một lúc lâu.
“Cậu cảm thấy không vui à?” cuối cùng Liesel hỏi. Chúng đang trên đường về nhà.
“Về cái gì kia?”
“Biết rồi còn hỏi.”
“Dĩ nhiên, nhưng tớ không còn đói nữa, và tớ cược là lão ta cũng không đói. Đừng bao giờ nghĩ rằng lũ linh mục sẽ không có thức ăn, trong nhà bọn họ lúc nào chả có lương thực dự trữ.”
“Nó đập mặt xuống đất mạnh quá.”
“Đừng có nhắc tớ.” Nhưng Rudy không thể ngăn được một nụ cười. Trong những năm tới, nó sẽ là người cho người ta bánh mì, chứ không phải đi ăn trộm chúng – đây lại là một bằng chứng cho thấy sự mâu thuẫn của con người. Rất nhiều điều tốt đẹp, và cũng rất nhiều điều xấu xa. Bạn chỉ cần thêm nước vào và khuấy lên thôi.
***
Năm ngày sau cái chiến thắng nhỏ nhoi vừa ngọt ngào vừa đắng cay của chúng, Arthur Berg xuất hiện một lần cuối cùng và mời chúng tham gia vào kế hoạch ăn trộm tiếp theo của gã. Chúng tình cờ đụng mặt gã trên phố Munich, trên đường từ trường về nhà vào một ngày thứ Tư. Gã này đã mặc bộ đồng phục Thanh niên Hitler của mình trên người rồi. “Chúng ta sẽ đi một chuyến nữa vào chiều ngày mai. Chúng mày có hứng thú không?”
Hai đứa không đừng được. “Ở đâu?”
“Chỗ có khoai tây.”
Hai mươi bốn tiếng đồng hồ sau, Liesel và Rudy lại bất chấp hàng rào kẽm gai và chất đầy khoai vào những cái bao tải của chúng.
Vấn đề xuất hiện khi chúng đang thoát ra.
“Lạy Chúa!” Arthur hét lên. “Lão nông dân kìa!” Dù vậy, từ tiếp theo phát ra từ mồm gã mới thực sự đáng sợ. Gã kêu lên như thể đã bị tấn công bởi cái từ đó rồi. Mồm gã há hốc ra, và cái từ ấy bay vọt ra ngoài. Từ ấy là “rìu”.
Hẳn rồi, khi chúng quay lại, thì lão nông dân nọ đang chạy về phía chúng, vũ khí trong tay giơ cao.
Cả bọn chạy về phía hàng rào và trèo qua. Rudy, đứa ở xa nhất, đã bắt kịp chúng rất nhanh, nhưng không đủ nhanh để tránh việc là đứa cuối cùng đến được hàng rào. Khi kéo chân lên, thằng bé đã bị vướng lại.
“Này!”
Âm thanh của người bị kẹt lại đằng sau.
Cả nhóm dừng lại.
Theo bản năng, Liesel quay lại.
“Nhanh lên!” Arthur gọi. Giọng của gã vọng lại từ rất xa, như thể gã đã nuốt câu nói của mình lại trước khi nó thoát ra khỏi mồm.
Bầu trời trắng muốt.
Những đứa khác vùng bỏ chạy.
Liesel đến nơi và bắt đầu kéo cái quần dài của thằng bạn ra, còn đôi mắt của Rudy thì mở trừng trừng vì sợ hãi. “Nhanh lên,” nó nói, “ông ta đang tới kìa.”
Chúng vẫn có thể nghe thấy tiếng chân đang chạy đi từ đằng xa vọng đến, thì bỗng có thêm một bàn tay nữa nắm lấy dây kẽm và kéo nó ra khỏi quần của Rudy Steiner. Một mảnh vải quần bị vướng lại chỗ cái nút gai trên sợi dây, nhưng thằng bé đã thoát ra được.
“Bây giờ thì chuồn thôi,” Arthur bảo chúng, không lâu trước khi lão nông dân đến nơi, văng tục và thở gấp. Cái rìu lúc này được nắm chắc và buông thõng dưới chân ông ta. Ông nói với chúng những câu vô ích của người vừa bị trộm:
“Tao sẽ bắt được chúng mày! Tao sẽ tìm ra chúng mày! Tao sẽ tìm ra xem chúng mày là ai!”
Đó là lúc mà Arthur Berg đáp lời lão.
“Tên là Owens!” Nói xong gã phóng đi, bắt kịp Liesel và Rudy. “Jesse Owens!”
Khi đã đến được chỗ an toàn, cố gắng hít không khí vào phổi, chúng ngồi xuống và thấy Arthur Berg đến bên cạnh. Rudy không nhìn gã. “Chuyện này xảy ra với tất cả chúng ta,” Arthur nói, cảm nhận được sự thất vọng. Có phải gã đang nói dỗi không? Chúng không thể chắc là người ta sẽ không bao giờ phát hiện ra chúng được.
Vài tuần sau, Arthur Berg chuyển đến Cologne.
Chúng đã gặp tên này một lần nữa, trong một trong những chuyến đi giao đồ giặt ủi của Liesel… Trên một con ngõ hẹp cách xa phố Munich, gã đưa cho Liesel một cái túi giấy màu nâu đựng chừng một tá hạt dẻ. Gã nở một nụ cười tự mãn. “Một mối liên hệ trong ngành công nghiệp rất nóng.” Sau khi cho chúng biết về việc gã sẽ ra đi, gã cố gắng tặng cho hai đứa một nụ cười đầy mụn và đám mỗi đứa một cái vào trán. “Và cũng đừng có ăn tất cả một lúc đấy,” rồi chúng không bao giờ gặp lại Arthur Berg nữa.
Phần tôi, tôi có thể nói với bạn rằng rõ ràng là tôi đã gặp gã.
Con bé đứng bên ngoài cửa hàng của mụ Diller, tựa lưng vào bức tường quét vôi trắng.
Một viên kẹo đang ở trong miệng của Liesel Meminger.
Mặt trời lấp lóa nắng trong đôi mắt của con bé.
Mặc cho những trở ngại này, con bé vẫn có thể nói, và tranh cãi.
MỘT CUỘC ĐỐI THOẠI KHÁC GIỮA RUDY VÀ LIESEL
“Nhanh lên nào, đồ lợn, đã mười lần rồi đấy.”
“Chưa, chỉ mới có tám thôi – tớ vẫn còn hai lần nữa.”
“Thế thì nhanh lên. Tớ đã bảo là chúng ta phải có một con dao và bổ nó ra làm đôi…
Nào, thế là đủ hai lần rồi.”
“Được rồi. Đây. Và đừng có nuốt nó đấy.”
“Trông tớ giống thằng ngốc lắm à?”
Một quãng dừng ngắn ngủi.
“Thật tuyệt, phải không?”
“Hẳn rồi, đồ con lợn.”
Vào cuối tháng Tám và mùa hè, chúng tìm thấy một đồng pfennig[1] trên mặt đất. Một niềm vui hưng phấn thuần khiết.
[1] Đồng xu (tiếng Đức)
Đồng xu ấy bị vùi một nửa trên mặt đất, trên đường chúng đi giao và nhận đồ giặt ủi. Một đồng xu mòn vẹt đơn độc.
“Hãy nhìn mà xem!”
Rudy sà xuống bên đồng xu. Có một niềm hưng phấn đến gần như nhức nhối khi chúng chạy về cửa hàng của mụ Diller, thậm chí chúng còn không chịu nghĩ rằng đồng xu ấy có thể không phải là cái giá phù hợp. Chúng lao qua cửa, và đứng trước mụ chủ hiệu tạp hóa người Aryan, người lúc này đang nhìn chúng trừng trừng đầy khinh miệt.
“Ta đang đợi đây,” mụ nói. Tóc mụ được buộc thành một bùi sau gáy và cái váy đen như đang bóp nghẹt cơ thể mụ. Bức ảnh Quốc trưởng lồng khung trên tường cũng nhìn chúng chằm chằm.
“Heil Hitler”, Rudy làm trước.
“Heil Hitler”, mụ ta đáp lại, đứng thẳng người hơn đằng sau quầy hàng. “Còn mi?” mụ liếc nhìn Liesel, người lập tức cho mụ câu Heil Hitler của mình.
Rudy không mất nhiều thời gian để moi ra được đồng xu từ trong túi và đặt mạnh nó lên mặt quầy. Thằng bé nhìn thẳng vào đôi mắt thao láo của mụ Diller rồi nó, “Kẹo đủ loại, làm ơn.”
Mụ Diller há mồm ra cười. Răng mụ xô đẩy nhau để có chỗ trống trong mồm mụ, và cái thái độ tử tế không mong đợi này của mụ cũng khiến Rudy và Liesel cười theo. Nhưng không được lâu.
Mụ cúi người xuống, lục lọi một chút, rồi lại đứng lên. “Đây,” mụ ta nói, ném một thanh kẹo duy nhất lên mặt quầy. “Chúng mày tự đi mà chia nhau.”
Ra khỏi cửa hàng, chúng mở giấy gói kẹo ra và thử cắn thanh kẹo vỡ làm đôi, nhưng đường kẹo cứng như thủy tinh vậy. Việc này quá khó, ngay cả với hàm răng bén ngót như răng thú của Rudy. Thế là chúng đành phải luân phiên nhau mút kẹo cho đến khi viên kẹo tan hết. Mười lần mút cho Rudy. Mười lần mút cho Liesel. Cứ như thế.
“Đây,” bỗng Rudy tuyên bố, với một nụ cười toe toét khoe hàm răng xỉn màu kẹo, “là một cuộc sống tốt đẹp,” và Liesel không thể phản đối nó được. Khi chúng đã mút xong viên kẹo, mồm cả hai đứa đều đỏ lòm, và trên đường về nhà, chúng nhắc nhau nhớ là phải để mắt tìm kiếm, nhỡ đâu lại tìm thấy một đồng xu nữa.
Dĩ nhiên là chúng chả tìm thấy gì hết. Không ai có thể may mắn đến như thế hai lần trong một năm, chứ đừng nói gì đến một buổi chiều.
Dù vậy, với những cái lưỡi và hàm răng đỏ lòm, chúng bước đi trên phố Thiên Đàng, vừa đi vừa đưa mắt tìm kiếm trên mặt đất một cách hạnh phúc.
Ngày hôm ấy thật là tuyệt, và nước Đức Quốc xã là một nơi thật tuyệt vời.
NGƯỜI ĐẤU TRANH, TIẾP THEO
Giờ thì chúng ta sẽ chuyển sang một cuộc vật lộn với màn đêm lạnh giá. Ta sẽ để kẻ trộm sách đuổi theo sau.
Hôm đó là ngày 3 tháng Mười một, và sàn tàu hỏa như bám dính lấy đôi bàn chân anh. Trước mặt anh là quyển Mein Kampf. Cứu tinh của anh. Mồ hôi túa ra khỏi lòng bàn tay anh. Những dấu ngón tay bấu chặt lấy quyển sách.
NHÀ XUẤT BẢN KẺ TRỘM SÁCH
CHÍNH THỨC SẢN XUẤT
Mein Kampf
(Cuộc đấu tranh của tôi)
Tác giả
Adolf Hitler
Đằng sau Max Vandenburg, thành phố Stuttgart dang rộng vòng tay với vẻ chế giễu.
Anh không được chào đón ở đó, và anh cố không ngoái nhìn lại trong lúc miếng bánh mì cũ phân rã trong dạ dày anh. Chốc chốc, anh lại cựa mình và nhìn những ngọn đèn chỉ còn nhỏ xíu bằng nắm tay rồi cùng nhau biến mắt.
Hãy ra dáng vào, anh tự khuyên mình như thế. Mày không thể trông có vẻ sợ hãi được. Hãy đọc quyển sách. Cười với nó. Đó là một quyển sách tuyệt vời – quyển sách tuyệt vời nhất mà mày từng đọc. Hãy lờ người đàn bà ở bên kia đi. Đằng nào thì bà ta cũng ngủ rồi. Coi nào, Max, mày chỉ còn cách nơi ấy có vài giờ đồng hồ thôi.
Sau cùng thì lời hứa quay lại căn phòng của bóng tối không biến thành sự thực vài ngày sau đó, mà là một tuần rưỡi sau đó. Một lần nữa trôi qua mới đến lần ghé thăm tiếp theo, và lại một tuần khác nữa, cho đến khi anh đã mất mọi ý niệm về thời gian. Anh được chuyển vị trí một lần nữa, đến một phòng chứa khác, có nhiều ánh sáng hơn, nhiều lần ghé thăm hơn và nhiều thức ăn hơn. Tuy nhiên thời gian vẫn đang cạn dần.
“Tôi sắp phải đi,” người bạn Walter Kugler của anh nói với anh như vậy. “Cậu biết nó thế nào rồi đấy – ý tớ là quân đội ấy.”
“Tớ xin lỗi, Walter.”
Walter Kugler, bạn của Max từ thời thơ ấu, đặt bàn tay của anh ta lên vai của người Do Thái. “Mọi chuyện còn có thể tệ hơn.” Anh ta nhìn vào đôi mắt Do Thái của bạn mình. “Tớ đã có thể là cậu.”
Đó là lần gặp nhau cuối cùng của họ. Một cái túi cuối cùng được đặt trong góc phòng, và lần này trong đó có một tấm vé. Walter mở quyển Mein Kampf ra và nhét tấm vé ấy vào bên trong, bên cạnh tấm bản đồ mà anh đã mang theo cùng với quyển sách. “Trang mười ba,” anh cười, “để may mắn, phải không?”
“Để may mắn,” và hai người họ ôm lấy nhau.
Khi cánh cửa đóng lại, Max mở quyển sách ra và săm soi tấm vé. Từ Stuttgart đến Munich, rồi đến Pasing. Chuyến tàu sẽ khởi hành hai ngày nữa, vào ban đêm, vừa kịp lúc để thực hiện lần chuyển tàu cuối cùng. Từ đó, anh có thể đi bộ. Tấm bản đồ đã được gấp làm tư và nằm trong đầu anh rồi. Chiếc chìa khóa thì vẫn được dán vào bìa lót quyển sách.
Anh ngồi đó độ nửa giờ trước khi bước đến chỗ cái vali rồi mở nó ra. Ngoài thức ăn thì còn có vài món đồ khác trong đó.
NHỮNG MÓN ĐỒ THÊM VÀO TRONG MÓN QUÀ CỦA WALTER KUGLER
Một cái dao cạo nhỏ.
Một cái thìa – thứ gần nhất với một tấm gương.
Kem cạo râu. Một cái kéo.
Khi anh rời đi, thì căn phòng chứa ấy chẳng còn gì ngoài cái sàn nhà.
“Vĩnh biệt,” Max thì thầm.
Điều cuối cùng mà Max nhìn thấy là một nhúm tóc nhỏ, đang nằm vật vạ chỗ vách tường.
Vĩnh biệt.
Với một gương mặt đã được cạo sạch dù không cân xứng, mái tóc chải mượt, anh bước ra khỏi tòa nhà đó như một con người mới. Thực ra là anh bước ra khỏi nước Đức. Gượm một giây đã nào, anh là người Đức đấy chứ. Hay cụ thể hơn, anh đã từng là người Đức.
Trong dạ dày anh là một hợp chất điện phân giữa thức ăn và cơn buồn nôn.
Anh đi bộ đến ga.
Anh trình vé và thẻ căn cước của mình, và bây giờ, anh đang ngồi trong một toa tàu nhỏ, bị chiếu thẳng ánh đèn pin của sự nguy hiểm vào mặt.
“Giấy tờ.”
Đó là những từ khiến anh khiếp hãi.
Việc anh bị ngăn lại ở chỗ sân ga là đủ để tệ hại lắm rồi. Anh biết mình không thể chống chọi lại việc này đến lần thứ hai.
Đôi bàn tay run lẩy bẩy.
Mùi hôi – không, mùi thối – của cảm giác tội phạm.
Đơn giản là anh là không thể chịu được nó lần nữa.
May thay, việc này trôi qua rất nhanh và chỉ đòi hỏi ở anh một tấm vé tàu, và bây giờ, tất cả những gì còn lại là một ô cửa sổ của các thị trấn nhỏ, một tập hợp những ngọn đèn, và người đàn bà đang ngáy ở bên kia con tàu.
Trong gần như cả chuyến đi, anh cắm cúi đọc sách, cố không ngước lên lần nào.
Những lời chữ cứ quanh quẩn trong miệng anh.
Lạ thay, khi anh lật những trang sách và đọc các chương sách, chỉ có hai từ mà anh nếm được.
Mein Kampf. Cuộc đấu tranh của tôi.
Cái nhan đề sách cứ lặp đi lặp lại trong đầu anh, khi đoàn tàu lăn bánh, từ một thành phố này đến một thành phố khác của nước Đức.
Mein Kampf.
Trong số tất cả những điều đã cứu sống anh.
NHỮNG KẺ LỪA ĐẢO
Bạn có thể tranh luận với tôi rằng cuộc sống của Liesel Meminger cho đến lúc này là khá dễ dàng. Đúng là cuộc sống của con bé khá dễ dàng nếu so sánh với Max Vandenburg. Dĩ nhiên rồi, em trai nó đã chết trong tay nó. Mẹ nó thì bỏ rơi nó.
Nhưng dẫu sao vẫn sung sướng hơn một người Do Thái.
Trong khoảng thời gian trước khi Max xuất hiện, bà Rosa đã mất một khách thuê giặt ủi nữa, lần này là nhà Weigartner. Màn schimpfen[1] xảy ra trong bếp, và Liesel tự trấn an mình với một thực tế là mẹ nuôi nó vẫn còn hai khách hàng nữa, và thậm chí điều này vẫn còn tốt đẹp chán, vì một trong số đó là gia đình ngài thị trưởng, vợ ông ta, cùng với những quyển sách.
[1] Chửi rủa (tiếng Đức)
Về những hoạt động khác của Liesel, thì con bé vẫn đi phá làng phá xòm cùng Rudy Steiner. Tôi thậm chí còn có thể nói rằng chúng đang mài giũa những trò quỷ quái của mình.
Hai đứa có thêm vài chuyến đi nữa với Arthur Berg và đám tùng đảng của gã, chúng rất háo hức muốn chứng tỏ giá trị của mình và mở rộng những mục tiêu trộm cắp. Chúng trộm khoai tây từ một trang trại này, trộm hành từ một trang trại khác. Dù vậy, chiến công vĩ đại nhất của chúng thì lại được chúng thực hiện một mình.
Như bạn đã thấy trước đó, một trong những ích lợi của việc đi lang thang khắp thị trấn là có thể bạn sẽ nhìn thấy những thứ đang giấu mình trên mặt đất. Một lợi ích khác là bạn có thể chú ý đến người khác, hay quan trọng hơn, là những con người cụ thể, vẫn làm những điều cụ thể hết tuần này sang tuần khác.
Một thằng ở trường, Otto Sturm, là một con người cụ thể như thế. Mỗi chiều thứ Sáu, nó đều đạp xe đến nhà thờ để mang hàng hóa cho vị linh mục.
Chúng dõi theo thằng này trong suốt một tháng, từ lúc thời tiết còn đẹp cho đến khi tiết trời xấu đi, và vào ngày thứ Sáu của một tuần lễ giá rét bất thường thuộc tháng Mười, Rudy đã quyết định rằng Otto sẽ không thực hiện được chuyến đi này trọn vẹn.
“Mấy lão linh mục ấy,” Rudy giải thích khi hai đứa đi trên phố. “Đằng nào thì bọn họ cũng béo múp đầu cả rồi. Họ vẫn có thể sống được nếu không có thức ăn trong một tuần hay đại loại thế.”
Liesel không còn lựa chọn nào khác ngoài đồng ý. Thứ nhất, con bé không theo đạo Chúa. Thứ hai, bản thân nó cũng rất đói. Như thường lệ, nó đang mang theo đám đồ giặt ủi. Rudy thì mang theo hai xô nước lạnh, hay như cách nói của thằng bé, là hai xô đá trong thì tương lai.
Trước khi kim đồng hồ chỉ hai giờ, Rudy bắt tay vào việc.
Không hề chần chừ, nó rót nước xuống mặt đường ở ngay chỗ góc phố mà Otto sẽ rẽ qua.
Liesel phải thừa nhận điều này.
Ban đầu là một chút cảm giác tội lỗi, nhưng phải thú thực rằng kế hoạch này thật hoàn hảo, hay ít ra là hoàn hảo nhất có thể. Cứ sau hai giờ chiều mỗi ngày thứ Sáu, Otto Sturm lại xuất hiện trên phố Munich với đám hàng hóa đựng trong cái rổ trước xe, ngay chỗ ghi-đông. Và vào cái ngày thứ Sáu đặc biệt này, nó chỉ đi được đến đó.
Con đường đã đóng đầy băng giá, nhưng Rudy vẫn thêm vào một lớp băng nữa, và thằng bé không thể không toe toét cười. Nụ cười ấy vắt ngang mặt nó như một vết trượt.
“Nào,” nó nói, “lại chỗ bụi cây đằng kia.”
Sau khoảng mười lăm phút, cái kế hoạch ma quỷ đó đã kết trái, có thể nói như vậy.
Rudy chỉ tay qua một khe hở trên bụi cây. “Nó kia rồi.”
Otto xuất hiện chỗ góc đường, mơ màng như một con cừu non.
Trong nháy mắt thằng này đã mất tay lái, trượt dài trên lớp băng rồi ngã đập mặt xuống đường.
Khi thấy thằng này không nhúc nhích, Rudy liếc nhìn Liesel với vẻ hoảng hốt. “Lạy đức Chúa bị đóng đinh trên cây thập ác,” nó nói, “Tớ nghĩ là có thể mình đã giết nó rồi!” Thằng bé chầm chậm bò ra ngoài, lấy cái rổ rồi chạy biến.
“Nó có thở không?” Liesel hỏi khi hai đứa đã chạy được một đoạn.
“Keine Ahnung,” Rudy nói, tay vung vẩy cái giỏ. Nó cũng không biết.
Đứng trên một ngọn đồi cách chỗ đó khá xa, chúng nhìn Otto đứng dậy, gãi đầu, gãi đũng quần, rồi dáo dác tìm cái giỏ khắp nơi.
“Thằng ngốc,” Rudy nhoẻn cười, và chúng xem xét đám chiến lợi phẩm của mình. Bánh mì, trứng vỡ, và thứ tuyệt nhất, Speck. Rudy đưa miếng đuồi lợn béo ngậy lên mũi rồi hít vào một cách đầy vẻ vang. “Hết xẩy.”
Bên cạnh sức cám dỗ của việc phải giữ lấy chiến thắng ấy cho riêng mình, chúng cũng day dứt không yên với một cảm giác bất trung với Arthur Berg. Thế là chúng đến chỗ trú ngụ tồi tàn của gã ở phố Kempf và cho gã xem những gì chúng đã lấy được. Arthur Berg không thể đừng cái cái điều kiện phê chuẩn chiến lợi phẩm của hắn.
“Chúng mày ăn trộm mấy thứ này ở đâu?”
Rudy là đứa trả lời câu hỏi này. “Otto Sturm.”
“Ừm,” gã kia gục gặc đầu, “dù nó là ai, thì tao cũng rất lấy làm biết ơn nó.” Rồi gã đi vào trong và quay trở ra với một con dao cắt bánh mì, chảo rán và một cái áo khoác, sau đó ba tên trộm đi dọc trên hành lang của những căn hộ. “Ta sẽ gọi những đứa khác,” Arthur Berg nói khi chúng ra đến đường lớn. “Có thể chúng ta là những tên tội phạm, nhưng ta không phải là lũ không biết phải trái.” Cũng giống như kẻ trộm sách, ít nhất thì gã cũng đặt ra vài giới hạn cho riêng mình.
Thêm vài cánh cửa nữa được gõ lên. Bọn trẻ đứng dưới đường và gọi vọng lên nhà bạn bè chúng, và chẳng bao lâu sau, toàn bộ tập đoàn ăn trộm hoa quả của Arthur Berg đã lên đường đến bờ sông Amper. Trong lúc bờ bên kia sông được dọn dẹp, một đống lửa đã được nhóm lên và những gì còn lại của mấy quả trứng đã được tận dụng và đem rán lên. Bánh mì và miếng Speck được cắt ra. Với những đôi tay và những con dao, món hàng của Otto Sturm đã được ăn sạch đến mẩu cuối cùng. Không vị linh mục nào lảng vảng quanh đó cả.
Chỉ đến cuối buổi hôm đó thì một cuộc tranh cãi mới hình thành, và việc này liên quan đến cái rổ. Đa số bọn con trai muốn đốt nó đi. Fritz Hammer và Andy Schmeikl muốn giữ nó lại, nhưng Arthur Berg, để bày tỏ cái thái độ đạo đức đến phi lý của nó, thì lại có ý hay hơn.
“Hai đứa mày,” hắn nói với Rudy và Liesel. “Có lẽ chúng mày nên mang trả cái rổ lại cho cái nhân vật tên là Sturm ấy. Tao có thể nói rằng cái thằng khốn khổ ấy chắc chắn là đáng nhận được chừng đó.”
“Thôi nào, Arthur.”
“Tao không muốn nghe câu đó, Andy.”
“Lạy Chúa.”
“Cả lão ta cũng không muốn nghe thấy câu đó đâu.”
Cả bọn cười phá lên, còn Rudy Steiner thì đành nhặt lấy cái rổ. “Tao sẽ mang nó về và treo lên thùng thư của họ.”
Thằng bé mới chỉ đi được khoảng hai chục mét thì bị đứa con gái bắt kịp. Con bé đã có thể về nhà từ lâu cho khỏe, nhưng nó nhận thức được rất rõ rằng nó phải đi cùng Rudy Steiner, đến nông trại của Sturm, ở phía bên kia thị trấn.
Chúng đi trong im lặng một lúc lâu.
“Cậu cảm thấy không vui à?” cuối cùng Liesel hỏi. Chúng đang trên đường về nhà.
“Về cái gì kia?”
“Biết rồi còn hỏi.”
“Dĩ nhiên, nhưng tớ không còn đói nữa, và tớ cược là lão ta cũng không đói. Đừng bao giờ nghĩ rằng lũ linh mục sẽ không có thức ăn, trong nhà bọn họ lúc nào chả có lương thực dự trữ.”
“Nó đập mặt xuống đất mạnh quá.”
“Đừng có nhắc tớ.” Nhưng Rudy không thể ngăn được một nụ cười. Trong những năm tới, nó sẽ là người cho người ta bánh mì, chứ không phải đi ăn trộm chúng – đây lại là một bằng chứng cho thấy sự mâu thuẫn của con người. Rất nhiều điều tốt đẹp, và cũng rất nhiều điều xấu xa. Bạn chỉ cần thêm nước vào và khuấy lên thôi.
***
Năm ngày sau cái chiến thắng nhỏ nhoi vừa ngọt ngào vừa đắng cay của chúng, Arthur Berg xuất hiện một lần cuối cùng và mời chúng tham gia vào kế hoạch ăn trộm tiếp theo của gã. Chúng tình cờ đụng mặt gã trên phố Munich, trên đường từ trường về nhà vào một ngày thứ Tư. Gã này đã mặc bộ đồng phục Thanh niên Hitler của mình trên người rồi. “Chúng ta sẽ đi một chuyến nữa vào chiều ngày mai. Chúng mày có hứng thú không?”
Hai đứa không đừng được. “Ở đâu?”
“Chỗ có khoai tây.”
Hai mươi bốn tiếng đồng hồ sau, Liesel và Rudy lại bất chấp hàng rào kẽm gai và chất đầy khoai vào những cái bao tải của chúng.
Vấn đề xuất hiện khi chúng đang thoát ra.
“Lạy Chúa!” Arthur hét lên. “Lão nông dân kìa!” Dù vậy, từ tiếp theo phát ra từ mồm gã mới thực sự đáng sợ. Gã kêu lên như thể đã bị tấn công bởi cái từ đó rồi. Mồm gã há hốc ra, và cái từ ấy bay vọt ra ngoài. Từ ấy là “rìu”.
Hẳn rồi, khi chúng quay lại, thì lão nông dân nọ đang chạy về phía chúng, vũ khí trong tay giơ cao.
Cả bọn chạy về phía hàng rào và trèo qua. Rudy, đứa ở xa nhất, đã bắt kịp chúng rất nhanh, nhưng không đủ nhanh để tránh việc là đứa cuối cùng đến được hàng rào. Khi kéo chân lên, thằng bé đã bị vướng lại.
“Này!”
Âm thanh của người bị kẹt lại đằng sau.
Cả nhóm dừng lại.
Theo bản năng, Liesel quay lại.
“Nhanh lên!” Arthur gọi. Giọng của gã vọng lại từ rất xa, như thể gã đã nuốt câu nói của mình lại trước khi nó thoát ra khỏi mồm.
Bầu trời trắng muốt.
Những đứa khác vùng bỏ chạy.
Liesel đến nơi và bắt đầu kéo cái quần dài của thằng bạn ra, còn đôi mắt của Rudy thì mở trừng trừng vì sợ hãi. “Nhanh lên,” nó nói, “ông ta đang tới kìa.”
Chúng vẫn có thể nghe thấy tiếng chân đang chạy đi từ đằng xa vọng đến, thì bỗng có thêm một bàn tay nữa nắm lấy dây kẽm và kéo nó ra khỏi quần của Rudy Steiner. Một mảnh vải quần bị vướng lại chỗ cái nút gai trên sợi dây, nhưng thằng bé đã thoát ra được.
“Bây giờ thì chuồn thôi,” Arthur bảo chúng, không lâu trước khi lão nông dân đến nơi, văng tục và thở gấp. Cái rìu lúc này được nắm chắc và buông thõng dưới chân ông ta. Ông nói với chúng những câu vô ích của người vừa bị trộm:
“Tao sẽ bắt được chúng mày! Tao sẽ tìm ra chúng mày! Tao sẽ tìm ra xem chúng mày là ai!”
Đó là lúc mà Arthur Berg đáp lời lão.
“Tên là Owens!” Nói xong gã phóng đi, bắt kịp Liesel và Rudy. “Jesse Owens!”
Khi đã đến được chỗ an toàn, cố gắng hít không khí vào phổi, chúng ngồi xuống và thấy Arthur Berg đến bên cạnh. Rudy không nhìn gã. “Chuyện này xảy ra với tất cả chúng ta,” Arthur nói, cảm nhận được sự thất vọng. Có phải gã đang nói dỗi không? Chúng không thể chắc là người ta sẽ không bao giờ phát hiện ra chúng được.
Vài tuần sau, Arthur Berg chuyển đến Cologne.
Chúng đã gặp tên này một lần nữa, trong một trong những chuyến đi giao đồ giặt ủi của Liesel… Trên một con ngõ hẹp cách xa phố Munich, gã đưa cho Liesel một cái túi giấy màu nâu đựng chừng một tá hạt dẻ. Gã nở một nụ cười tự mãn. “Một mối liên hệ trong ngành công nghiệp rất nóng.” Sau khi cho chúng biết về việc gã sẽ ra đi, gã cố gắng tặng cho hai đứa một nụ cười đầy mụn và đám mỗi đứa một cái vào trán. “Và cũng đừng có ăn tất cả một lúc đấy,” rồi chúng không bao giờ gặp lại Arthur Berg nữa.
Phần tôi, tôi có thể nói với bạn rằng rõ ràng là tôi đã gặp gã.