Chương : 4
MỘT ĐIỀU QUAN TRỌNG CẦN LƯU Ý VỀ MỤ DILLER
Mụ ta có một luật lệ vàng.
Mụ Diller là một mụ đàn bà quắt queo với cặp mắt kính tròn xoe và ánh nhìn hung ác. Mụ đã hình thành ánh nhìn quỷ dữ này để làm nản lòng cái ý tưởng rất hay ho là lấy trộm hàng hóa từ cửa hàng của mụ. Mụ củng cố thèm yếu tố đáng sợ cho ánh nhìn này bằng dáng điệu trông như một quân nhân, giọng nói lạnh như băng, và thậm chỉ cá hơi thở của mụ cơ hồ cũng tỏa ra cái mùi Hitler vạn tuế. Ngay cả cửa hàng đó cũng có màu trắng tinh và lạnh ngắt, cắt không một chút máu. Ngôi nhà nhỏ đứng cạnh nó như run lẩy bẩy vì lạnh hơn nhiều so với những ngôi nhà khác trên phố Thiên Đàng. Mụ Diller điều khiển cảm giác này, trưng nó ra như là vật duy nhất miễn phí trong cơ ngơi của mụ. Mụ sống vì cửa hàng của mình, và cửa hàng đó sống vì Đệ tam Quốc xã[2]. Ngay cả khi chế độ phân phối[3] được ban hành sau đó, người ta vẫn biết là mụ bán lén lút những món đồ hiếm và quyên số tiền kiếm được từ việc này cho đảng Quốc xã. Thường ngự trên bức tường đằng sau chỗ mụ đứng là chân dung Quốc trưởng được lồng khung trang trọng. Nếu bạn bước vào cửa hàng của mụ mà không nói câu Hitler vạn tuế, thì bạn sẽ không mua được gì ở đó cả. Khi hai đứa đi ngang qua, Rudy chỉ cho Liesel thấy cặp mắt chống đạn đó đang liếc ngang liếc dọc từ cửa sổ cửa hàng.
[2] Nguyên văn: the Third Reich (chế độ Quốc xã ở Đức giai đoạn 1933–1945).
[3] Có thể hiểu đây là chế độ phân phối áo quần, thực phẩm, hàng hóa... trong thời kỳ thiếu thốn, khó khăn hoặc có chiến tranh.
“Hãy nói câu Vạn tuế ấy khi cậu vào trong đó,” thằng bé nghiêm giọng cảnh báo nói. “Trừ phi cậu muốn mình phải đi xa hơn một chút mới mua được hàng.” Ngay cả khi hai đứa đã đi cách cửa hàng một quãng khá xa. Liesel ngoái nhìn lại và vẫn thấy đôi mắt như kính hiển vi ấy ở đó, dán chặt vào ô cửa sổ.
Qua góc đường, phố Munich (con đường chính để vào và ra khỏi Molching) trải đầy bùn loãng.
Như thường lệ, vài hàng lính đang diễn tập hành quân rất nhanh trên phố. Những bộ quân phục của họ di chuyển trong tư thế thẳng đơ và những đôi ủng đen càng làm lớp tuyết bị ô nhiễm hơn nữa. Mặt họ được cố định hướng thẳng về phía trước với một sự tập trung cao độ.
Khi đã ngắm những người lính đi mất hút, bọn nhóc nhà Steiner và Liesel đi ngang qua vài cửa hàng nữa, tiếp đến là tòa thị chính oai nghiêm và đường bệ, tòa nhà mà vài năm sau đó sẽ bị đốn gục và chôn vùi vĩnh viễn. Có vài cửa hàng bị bỏ không và vẫn còn được đánh dấu bằng những ngôi sao màu vàng cùng mấy hàng chữ có nội dung bài Do Thái. Xa hơn một chút, nóc nhà thờ chĩa thẳng lên trời, có thể nói nóc nhà thờ ấy là một công trình nghiên cứu về những tấm đá lát được ghép lại với nhau. Con phố, nhìn tổng thể, là một ống tuýp dài ngoằng xám xịt – một hành lang ẩm ướt, người ta co mình trong giá lạnh, và đây đó vọng lên tiếng bì bõm của những bước chân ngập trong nước.
Ở một quãng đường nọ, Rudy lao về phía trước kéo Liesel theo cùng với nó.
Thằng bé gõ lên ô cửa sổ của một hiệu may.
Nếu con bé biết đọc, nó đã biết được rằng cửa hiệu này thuộc về bố của Rudy. Cửa hiệu vẫn chưa mở cửa, nhưng bên trong một người đàn ông đang chuẩn bị mấy món quần áo sau quầy hàng. Ông ngước lên và vẫy tay chào.
“Bố tớ đây,” Rudy giới thiệu cho con bé, và chúng nhanh chóng nhập vào một đám đông gồm những đứa Steiner với kích cỡ khác nhau, mỗi đứa đều đang vẫy tay chào hay hôn gió đáp lại ông bố của chúng, hoặc chỉ đơn giản là đứng yên và gật đầu chào (trong trường hợp đứa lớn nhất), sau đó chúng lại đi tiếp, về hướng địa điểm quan trọng cuối cùng trước khi đến trường học.
ĐIỂM DỪNG CHÂN CUỐI CÙNG
Con phố của những ngôi sao vàng.
Đó là một nơi không ai muốn dừng chân và ngắm nghía cả, nhưng hầu như ai cũng làm thế. Với hình thù như một cánh tay dài và bị gãy gập, con phố này chỉ có vài ngôi nhà với ô cửa sổ vỡ toang hoác và những bức tường sứt sẹo. Ngôi sao của David[4] được sơn trên cửa ra vào của những căn nhà. Trông chúng tựa như là đám người hủi. Nói một cách nhẹ nhàng nhất, thì chúng là những vết lở loét của một nước Đức đang bị thương.
“Schiller Strasse[5],” Rudy nói. “Con phố của những ngôi sao vàng.”
[4] Ngôi sao sáu cánh này là biểu tượng của người Do Thái. Quốc kỳ Israel cũng có ngôi nao này.
[5] Tức phố Schiller.
Đằng xa, vài người đang đi tới đi lui. Cơn mưa phùn khiến họ như những bóng ma. Họ trông không giống người, mà chỉ là những hình dạng, di chuyển bên dưới những đám mây màu chì.
“Hai đứa chúng mày nhanh lên nào,” Kurt (thằng con trai cả nhà Steiner) cất tiếng gọi, thế là Rudy và Liesel bước vội về phía nó.
Ở trường, Rudy luôn để ý tìm kiếm Liesel trong các giờ giải lao. Nó không quan tâm đến việc những đứa khác luôn chế nhạo ầm ĩ sự ngốc nghếch của con bé. Ngay từ ban đầu nó đã ở bên cạnh con bé, và sau nay nó vẫn sẽ ở đó, khi sự thất vọng của Liesel vượt quá giới hạn. Nhưng nó không làm điều đó miễn phí.
ĐIỀU DUY NHẤT TỆ HƠN MỘT THẰNG NHÓC GHÉT BẠN
Đó là một thằng nhóc yêu bạn.
Vào một ngày cuối tháng Tư, sau khi tan học, Rudy Liesel trên phố Thiên Đàng để chơi bóng như thường lệ. Hôm ấy chúng đến hơi sớm một chút, và vẫn chưa có đứa nào ở đấy. Người duy nhất mà chúng nhìn thấy là lão Pfiffikus.
“Nhìn kìa,” Rudy chỉ.
CHÂN DUNG CỦA PFIFFIKUS
Lão là một bộ khung lỏng lẻo.
Tóc lão trắng xóa.
Lão lúc nào cũng khoác lên người cái áo đi mưa đen kịt, quần dài màu nâu, đôi giày mục nát, và một cái miệng – thật là một cái miệng ra trò.
“Ê, Pfiffikus!”
Khi cái dáng người đằng xa ấy quay lại nhìn, Rudy bắt đầu huýt sáo.
Lão già lập tức đứng thẳng dậy và bắt đầu văng tục với một sự dữ tợn mà chỉ có thể miêu tả như một tài năng bẩm sinh. Hình như chẳng ai biết tên thật của lão cả, hay ít ra là dù có biết thì họ cũng chẳng bao giờ dùng đến nó. Người ta gọi lão là Pfiffikus chỉ vì bạn đặt cái tên này cho người nào thích huýt sáo, và Pfiffikus hầu như lúc nào cũng làm thế. Lão thường xuyên huýt sáo một điệu hành khúc tên là Radetzky March[6], và mọi đứa trẻ trong vùng đều gọi tên lão rồi sau đó nhái lại y chang giai điệu ấy. Ngay lập tức, Pfiffikus sẽ từ bỏ dáng đi thông thường của mình (chúi người về trước, sải những bước dài, tay chắp đằng sau lưng áo mưa) và đứng thẳng người dậy mà chửi rủa. Đó cũng là lúc bất cứ ấn tượng nào về sự yên bình cũng đều bị gián đoạn một cách thô bạo, vì giọng chửi của lão chứa đựng đầy ắp sự cuồng nộ.
[6] Một bản hành khúc nổi tiếng được nhạc sĩ thiên tài người Áo Johann Strauss Sr. sáng tác vào năm 1848.
Lần này, Liesel bắt chước trò chế nhạo của Rudy, như môt bản sao vậy.
“Pfiffikus!” nó ngân nga theo, nhanh chóng thừa kế sự tàn nhẫn thích đáng mà tuổi nhỏ có thể đạt tới. Tiếng huýt sáo của nó nghe thật kinh khủng, nhưng nó không có thời gian để chỉnh lại cho hay hơn.
Lão già đuổi theo chúng, vừa đuổi vừa gọi với theo. Lão bắt đầu với câu “Geh scheissen![7]” và những câu chửi ngày càng nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn. Ban đầu lão chỉ chửi rủa thằng bé, nhưng không lâu sau thì đến lượt Liesel.
[7] Nghĩa là “Đồ cục cứt thối kia!”
“Đồ điếm con!” lão gầm lên. Những từ ngữ ném tới tấp vào lưng con bé. “Tao chưa từng thấy mày trước đây!” Thích thú với việc gọi một đứa bé gái mười tuổi là đồ điếm – đó chỉ có thể là Pfiffikus. Có một điều được nhiều người công nhận là lão và bà Holtzapfel sẽ hợp thành một cặp đôi rất đáng yêu. “Quay lại đây xem nào!” là những từ ngữ cuối cùng mà Liesel và Rudy nghe được khi chúng cắm đầu cắm cổ chuồn mất. Chúng chạy đến tận phố Munich.
“Nào,” Rudy nói, khi cả hai đã lấy lại nhịp thở bình thường. “Hãy tới chỗ này một lúc thôi.”
Nó dẫn con bé đến Hubert Oval, nơi đã xảy ra Biến cố Jesse Owens và hai đứa cứ đứng ngây ra ở đó, tay đút túi quần. Con đường trải rộng ra trước mặt chúng. Chỉ có một điều có thể xảy đến mà thôi, và Rudy là đứa khơi mào việc đó trước” “Chạy đua cự ly một trăm mét,” nó khích con bé. “Tớ cuộc là cậu còn khuya mới thắng được tớ “
Liesel chẳng thèm để ý đến lời thằng nhóc. “Tớ cuộc với cậu là tớ có thể đấy.”
“Cậu lấy gì mà cuộc, hở cái đồ lợn con kia? Cậu làm quái gì có tiền?”
“Dĩ nhiên là tớ không có. Cậu thì có chắc?”
“Không.” Nhưng Rudy đã nảy ra một ý. Một thằng trai thích chơi trò tình ái đã trỗi dậy trong nó. “Nếu tớ thắng, tớ sẽ được hôn cậu.” Nó cúi xuống và bắt đầu xắn ống quần lên.
Liesel trở nên cảnh giác, ấy là nói theo cách nhẹ nhàng nhất. “Cậu muốn hôn tớ để làm gì? Người tớ hôi lắm.”
“Tớ cũng thế.” Rõ ràng là Rudy thấy chẳng có lý do gì mà một tí mùi khó ngửi lại có thể ngăn trở mọi việc. Cũng đã lâu rồi cả hai đứa chúng nó chưa tắm.
Con bé vừa nghĩ ngợi về điều này vừa xem xét cặp giò khẳng khiu như hai ống sậy của đối thủ. Chúng trông cũng giống như cặp giò của nó thôi. Không đời nào thằng đó thắng được mình, con bé nghĩ thầm. Nó gật đầu chấp thuận, một cách hoàn toàn nghiêm túc. Đây là một vụ làm ăn rồi. “Cậu có thể hôn tớ nếu cậu thắng. Nhưng nếu tớ thắng thì tớ sẽ không còn phải làm thủ môn trong mấy trận đá bóng nữa.”
Rudy ngẫm nghĩ một lúc. “Nghe được đấy,” thế là hai đưa bắt tay nhau.
Tất cả chỉ có bầu trời tối sầm và mù mịt sương, và một trận mưa nhỏ bắt đầu đổ xuống.
Con đường có nhiều bùn hơn chúng tưởng.
Cả hai đối thủ đều đã sẵn sàng vào vị trí.
Rudy ném một hòn đá lên không trung thay cho tiếng súng báo hiệu xuất phát. Khi hòn đá rơi xuống đất thì cả hai có thể bắt đầu chạy.
“Tớ thậm chí còn không nhìn thấy vạch đích đến,” Liesel phàn nàn.
“Thế tớ thì nhìn thấy chắc?”
Hòn đá chạm mặt đất.
Chúng chạy sát bên nhau, thúc cùi chỏ vào nhau và cố gắng vượt lên trước. Mặt đường trơn trượt phát ra tiếng nhóp nhép dưới mỗi bước chạy của chúng, khiến chúng vấp ngã sóng soài khi chỉ còn cách đích đến chừng hai mươi mét.
“Lạy các đấng Jesus, Maria và Joseph!” Rudy kêu toáng lên. “Người tớ toàn cứt là cứt đây này!”
“Không phải cứt đâu,” Liesel chỉnh lại bạn, “bùn đấy” thực lòng con bé cũng có đôi chút nghi ngờ việc này. Cả hai đi về phía đích đến thêm chừng năm mét nữa. “Vậy là chúng ta hòa nhau phải không?”
Rudy kiểm tra lại mình, từ hàm răng bén đến cặp mắt xanh biếc của nó. Nửa khuôn mặt nó dính đầy bùn. “Nếu hòa tớ vẫn được hôn cậu chứ?”
“Đừng có mơ.” Liesel đứng dậy và rũ bùn bám trên áo khoác.
“Tớ sẽ không bắt cậu làm thủ môn nữa.”
“Quỷ tha ma bắt cái trò thủ môn của cậu đi.”
Khi chúng quay về phố Thiên Đàng, Rudy nói với con bé bằng giọng cảnh cáo. “Một ngày nào đó, Liesel ạ,” Thằng bé nói. “Cậu sẽ muốn hôn tớ đến chết được.”
Nhưng Liesel biết.
Nó đã thề.
Đến chừng nào mà nó và Rudy Steiner còn sống trên cõi đời này, nó sẽ không bao giờ hôn cái đồ lợn khốn khổ, bẩn thỉu ấy, càng không phải ngày hôm nay. Nó còn có những vấn đề quan trọng hơn cần giải quyết. Con bé nhìn xuống bộ quần áo như được làm từ bùn của mình và nói một cách rành rọt.
“Bà ấy sẽ giết tớ thôi.”
Bà ấy ở đây dĩ nhiên là Rosa Hubermann, ngoài ra bà còn là Mẹ của nó, và bà ấy suýt nữa đã giết nó thật. Từ Đồ lợn được phát ra không biết bao nhiêu lần trong lúc bà thực thi hình phạt dành cho con bé. Bà đã nện cho nó một trận nên thân.
BIẾN CỐ JESSE OWENS
Trong ký ức của Liesel, cứ như thể con bé đã từng chứng kiến tận mắt hành động trẻ con đáng xấu hổ ấy của Rudy. Thế nào đó mà nó luôn hình dung ra mình đang chen chúc trong đám khán giả tưởng tượng của thằng bạn. Có thể chỉ đơn giản là nó thấy thích ý nghĩ có một thằng nhóc trát than đen kịt hết cả người rồi chạy vòng quanh bãi cỏ mà thôi.
Đó là vào năm 1936. Năm tổ chức Thế vận hội. Kỳ đại hội của Hitler.
Jesse Owens vừa hoàn thành chặng đua tiếp sức 4 vòng 100 mét và giành được huy chương vàng thứ tư của mình. Người ta gọi anh ta là gà chưa tiến hóa hết, vì da anh màu đen, và việc Hitler từ chối không thèm bắt tay anh đã lan đi khắp thế giới. Ngay cả những người Đức phân biệt chủng tộc nhất cũng phải kinh ngạc trước nỗ lực của Owens, và kỳ tích của anh cứ được lan truyền mãi. Không ai ấn tượng với điều này hơn Rudy Steiner cả.
Khi mọi người trong gia đình đều đã tụ tập đông đủ ở phòng khách, thì nó chuồn ra ngoài và tìm đường xuống bếp. Nó khều một ít than trong bếp lò ra và nắm đầy hai vốc than trong tay. “Lúc này đây,” nó mỉm cười tự nhủ. Nó đã sẵn sàng.
Nó trát than lên người, một lớp thật đều và dày, cho đến khi cả người nó được phủ kín than. Ngay cả mái tóc của nó cũng được trát qua một lượt.
Thằng bé cười đến mức gần như điên dại khi nhìn thấy ảnh phản chiếu của mình trên ô cửa sổ, và cứ đánh độc quần đùi với áo may–ô như thế, nó lẳng lặng thó chiếc xe đạp của anh trai mình và đạp ra phố, hướng về phía sân Hubert Oval. Trong một túi áo của mình, nó giấu thêm vài viên than dự trữ phòng trường hợp lớp than trên người nó phai mất.
Trong hình dung của Liesel, mặt trăng đêm hôm ấy như được thêu đính lên bầu trời, những đám mây thì được vá víu nhằng nhịt xung quanh nó.
Rudy để chiếc xe đạp han gỉ lại ở chỗ hàng rào sân Hubert Oval, rồi trèo qua. Nó sang được phía bên kia hàng rào và phóng nước kiệu về chỗ xuất phát của vòng chạy cự ly một trăm mét. Rudy khởi động một cách vụng về và đầy phấn khởi. Thằng bé còn đào cả những cái lỗ xuất phát trên mặt đất.
Trong lúc chờ đến lượt mình, nó chạy vòng quanh, tập trung tinh thần dưới bầu trời tối om, mặt trăng và những đám mây như đang quan sát từng hành động của nó.
“Owens trông có vẻ rất ổn,” nó bắt đầu bình luận. “Đây có thể là chiến thắng vĩ đại nhất của anh...”
Nó bắt tay các vận động viên tưởng tượng khác và chúc họ may mắn, dù biết rõ là họ không có cơ may chiến thắng nào.
Tiếng súng lệnh báo cho các vận động viên tiến vào vị trí.
Một đám đông dày đặc phủ kín đến từng xentimét vuông xung quanh sân Hubert Oval. Tất cả đều hô vang một câu duy nhất.
Họ đang hô vang tên của Rudy Steiner — và tên của thằng bé này là Jesse Owens.
Vạn vật chìm trong im lặng.
Bàn chân trần của nó bấu xuống đất. Nó có thể cảm thấy đất bị kẹp giữa những ngón chân mình.
Theo hiệu lệnh, nó nâng người chuyển sang tư thế chuẩn bị - rồi tiếng súng lệnh xuất phát ghim một lỗ sâu hoắm vào giữa màn đêm.
Ở một phần ba đầu tiên của quãng đường đua, các vận động viên so kè nhau khá sát, nhưng đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi anh chàng Owens đen nhẻm muội than bứt lên và cứ thế phong về đích.
“Owens đã vượt lên trước rồi,” giọng the thé của thằng bé hét toáng lên khi nó chạy trên con đường trống không trước mặt, thẳng về nơi đang phát ra tiếng vỗ tay ầm ĩ của vinh quang Thế vận hội. Thậm chí nó còn có thể cảm nhận được dải dây căng ngang vạch đích bị ngực nó xé ra làm đôi khi chạy qua chỗ đó.
Nó là người chạy nhanh nhất hành tinh.
Mọi thứ bỗng trở nên hỏng bét trong lúc nó đang chạy một vòng ăn mừng chiến thắng. Giữa đám dòng hỗn loạn ở đích đến, cha nó đứng đó như một ông Ba Bị. Hay ít nhất là như một ông Ba Bị trong bộ com lê. (Như đã đề cập, bố cua Rudy là thợ may. Ông ấy ít khi xuất hiện trên phố mà không khoác lên người một bộ quần áo chỉn chu và thắt cà vạt. Lần này thì ông chỉ mặc một cái áo vét–tông và bên trong là áo sơ mi nhếch nhác.)
“Was ist los?” ông nói với con trai mình như thế khi thằng bé xuất hiện trong ánh hào quang ám đầy muội than của nó. “Chuyện quái quỷ gì đang xảy ra ở đây vậy?” Đám đông biến mất. Một cơn gió lướt qua. “Tao đang ngủ trên ghế thì Kurt nói là mày biến đi đâu mất tiêu. Mọi người đang nháo nhác đi tìm mày kia kìa.”
Ông Steiner là một người vô cùng lịch sự trong những hoàn cảnh thông thường. Việc phát hiện ra một trong số những đứa con của mình bị muội than phủ kín người vào một buổi tối mùa hè không phải là điều mà ông xem là một hoàn cảnh thông thường. “Thằng bé phát điên rồi,” ông lẩm bẩm, dù ông thừa nhận rằng với sáu đứa con trong nhà, thì một điều gì đó đại loại thế này là không thể tránh khỏi. Ít nhất thì một đứa trong số chúng phải là một quả trứng ung. Ngay lúc này đây, ông đang nhìn vào quả trứng ung ấy, chờ một lời giải thích.
“Thế nào?”
Rudy thở hổn hến. cúi gập người, hai tay chống tay lên đầu gối. “Con đang là Jesse Owens” Thằng bé trả lời như thể đó là điều tự nhiên nhất trần đời vậy. Thậm chí trong âm điệu câu trả lời của nó còn có chút gì đó như muốn nói, “Chứ còn cái quái gì nữa?” Dù vậy, âm điệu ấy biến mất ngay khi nó nhận thấy vẻ ngái ngủ trong đôi mắt của bố mình.
“Jesse Owens?” Ông Steiner thuộc týp người rất vụng về Giọng nói của ông luôn thành thực và cộc lốc. Ông có dáng người cao lớn và thô kệch như một cây sồi vậy, còn mái tóc ông trông như một mớ mảnh vụn bù xù. “Gã ta thì sao nào?”
“Bố biết mà, Người có phép thuật đen ấy “
“Tao sẽ cho mày nếm mùi Phép thuật đen ngay đây.” Ông dùng ngón cái và ngón trỏ bẹo tai thằng con trời đánh một phát.
Rudy nhăn nhó. “Ối, đau quá!”
“Đau hả?” Bố nó có vẻ bận tâm vì lớp than sền sệt dính trên những ngón tay mình hơn là việc ông đã làm nó đau. Đúng là nó đã phủ than lên khắp người, cái thằng bé này, ông ấy nghĩ thầm. Thậm chí trong lỗ tai nó cũng có muội than, lạy Chúa. “Đi nào.”
Trên đường về nhà, ông Steiner quyết định nói chuyện chính trị với thằng bé, theo cách hay nhất mà ông có thể. Đến tận nhiều năm sau đó Rudy mới có thể hiểu được tất cả nội dung câu chuyện — khi đã quá trễ để nó hiểu ra được một cái gì đó.
MU THUẪN VỀ CHÍNH TRỊ CỦA ALEX STEINER
Điểm một: Là một thành viên của Đảng Quốc xã, nhưng ông không ghét người Do Thái, hay bất cứ ai khác.
Điểm hai: Dù vậy, một cách kín đáo, ông vẫn không thể kìm được cảm giác khuây khỏa ở một mức độ nào đó (hay tệ hơn nữa – cảm thấy vui mừng!) khi những người chủ cửa hàng gốc Do Thái bị buộc phải ngừng công việc làm ăn – cơ quan tuyên truyền đã cho ông biết rằng chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi một đám thợ may Do Thái ôn dịch xuất hiện và cướp hết khách hàng của ông.
Điểm ba: Nhưng liệu điều dó có đồng nghĩa với việc bọn họ phải được quét sạch hoàn toàn không?
Điểm bốn: Gia đình ông. Chắc chắn rồi, ông phải làm bất cứ điều gì có thể để chu cấp cho họ. Nếu điều đó có nghĩa là gia nhập Đảng, thì ông sẽ gia nhập Đảng.
Điểm năm: Đâu đó sâu thẳm bên trong, ông có một chỗ ngứa ngáy khó chịu nơi trái tim, nhưng ông đã quyết định không gãi cái chỗ ngứa ấy. Ông sợ thứ sẽ bị rò rỉ ra ngoài.
Họ đi qua vài góc phố, đến phố Thiên Đàng, và Alex nói “Con trai, con không thể trát than đen kịt lên người và chạy lòng vòng ngoài đường như vậy được, rõ chưa?”
Rudy lắng nghe, và cảm thấy bối rối. Mặt trăng sắp lặn. cái tinh cầu ấy cứ tự do chuyển động, trồi lên, lặn xuống rồi nhỏ từng giọt sóng sánh vàng lên mằt thằng bé, khiến gương mặt ấy trở nên thật đẹp mà cũng thật u ám, giống như những suy nghĩ đang trong đầu nó vậy. “Tại sao vậy hở Bố?”
“Vì họ sẽ bắt con đi mất.?”
“Tại sao ạ?”
“Vì con không nên muốn trở thành người da đen hay người Do Thái hay bất cứ ai không phải là... chúng ta.”
“Những người Do Thái là ai?”
“Con có biết khách hàng già nhất của ta, ông Kaufman không? Chỗ mà chúng ta đã mua đổi giày cho con ấy?”
“Có ạ.”
“Ừ, ông ta là người Do Thái đấy.”
“Con không biết điều đó. Người ta có phải trả tiền để được làm người Do Thái không? Người ta có cần bằng chứng nhận gì không ạ?”
“Không, Rudy ạ.” Ông Steiner dắt chiếc xe đạp bằng một tay còn tay kia thì dắt Rudy. Nhưng ông lại đang gặp rắc rối trong việc dẫn dắt cuộc đối thoại này. Bàn tay ông vẫn chưa buông ra khỏi dái tai của thằng bé. Ông quên khuấy đi mất. “Cũng giống như việc con là người Đức, hay là tín đồ của Thiên chúa vậy.”
“Ơ. Thế Jesse Owens có phải là tín đồ của Thiên chúa không?”
“Ta không biết!” Ông vấp phải một bên bàn đạp của chiếc xe đạp và thả tai thằng bé ra.
Họ bước đi trong im lặng suốt vài phút, cho đến “Con chỉ ước mình được như Jesse Owens. Bố ạ.”
“Bố biết, con trai ạ – nhưng con có mái tóc vàng thật đẹp và đôi mắt to xanh biếc thật an toàn. Con nên hạnh phúc với điều ấy, rõ chưa?”.
Nhưng chẳng có gì rõ ràng cả.
Rudy chẳng hiểu gì hết, và đêm đó là khúc mở màn cho những sự việc sẽ xảy đến trong tương lai. Hai năm rưỡi sau, Kaufman chỉ còn là một đống kính vỡ nát, và tất cả giày đều được ném lên một chiếc xe tải trong tình trạng còn nguyên hộp.
Mụ ta có một luật lệ vàng.
Mụ Diller là một mụ đàn bà quắt queo với cặp mắt kính tròn xoe và ánh nhìn hung ác. Mụ đã hình thành ánh nhìn quỷ dữ này để làm nản lòng cái ý tưởng rất hay ho là lấy trộm hàng hóa từ cửa hàng của mụ. Mụ củng cố thèm yếu tố đáng sợ cho ánh nhìn này bằng dáng điệu trông như một quân nhân, giọng nói lạnh như băng, và thậm chỉ cá hơi thở của mụ cơ hồ cũng tỏa ra cái mùi Hitler vạn tuế. Ngay cả cửa hàng đó cũng có màu trắng tinh và lạnh ngắt, cắt không một chút máu. Ngôi nhà nhỏ đứng cạnh nó như run lẩy bẩy vì lạnh hơn nhiều so với những ngôi nhà khác trên phố Thiên Đàng. Mụ Diller điều khiển cảm giác này, trưng nó ra như là vật duy nhất miễn phí trong cơ ngơi của mụ. Mụ sống vì cửa hàng của mình, và cửa hàng đó sống vì Đệ tam Quốc xã[2]. Ngay cả khi chế độ phân phối[3] được ban hành sau đó, người ta vẫn biết là mụ bán lén lút những món đồ hiếm và quyên số tiền kiếm được từ việc này cho đảng Quốc xã. Thường ngự trên bức tường đằng sau chỗ mụ đứng là chân dung Quốc trưởng được lồng khung trang trọng. Nếu bạn bước vào cửa hàng của mụ mà không nói câu Hitler vạn tuế, thì bạn sẽ không mua được gì ở đó cả. Khi hai đứa đi ngang qua, Rudy chỉ cho Liesel thấy cặp mắt chống đạn đó đang liếc ngang liếc dọc từ cửa sổ cửa hàng.
[2] Nguyên văn: the Third Reich (chế độ Quốc xã ở Đức giai đoạn 1933–1945).
[3] Có thể hiểu đây là chế độ phân phối áo quần, thực phẩm, hàng hóa... trong thời kỳ thiếu thốn, khó khăn hoặc có chiến tranh.
“Hãy nói câu Vạn tuế ấy khi cậu vào trong đó,” thằng bé nghiêm giọng cảnh báo nói. “Trừ phi cậu muốn mình phải đi xa hơn một chút mới mua được hàng.” Ngay cả khi hai đứa đã đi cách cửa hàng một quãng khá xa. Liesel ngoái nhìn lại và vẫn thấy đôi mắt như kính hiển vi ấy ở đó, dán chặt vào ô cửa sổ.
Qua góc đường, phố Munich (con đường chính để vào và ra khỏi Molching) trải đầy bùn loãng.
Như thường lệ, vài hàng lính đang diễn tập hành quân rất nhanh trên phố. Những bộ quân phục của họ di chuyển trong tư thế thẳng đơ và những đôi ủng đen càng làm lớp tuyết bị ô nhiễm hơn nữa. Mặt họ được cố định hướng thẳng về phía trước với một sự tập trung cao độ.
Khi đã ngắm những người lính đi mất hút, bọn nhóc nhà Steiner và Liesel đi ngang qua vài cửa hàng nữa, tiếp đến là tòa thị chính oai nghiêm và đường bệ, tòa nhà mà vài năm sau đó sẽ bị đốn gục và chôn vùi vĩnh viễn. Có vài cửa hàng bị bỏ không và vẫn còn được đánh dấu bằng những ngôi sao màu vàng cùng mấy hàng chữ có nội dung bài Do Thái. Xa hơn một chút, nóc nhà thờ chĩa thẳng lên trời, có thể nói nóc nhà thờ ấy là một công trình nghiên cứu về những tấm đá lát được ghép lại với nhau. Con phố, nhìn tổng thể, là một ống tuýp dài ngoằng xám xịt – một hành lang ẩm ướt, người ta co mình trong giá lạnh, và đây đó vọng lên tiếng bì bõm của những bước chân ngập trong nước.
Ở một quãng đường nọ, Rudy lao về phía trước kéo Liesel theo cùng với nó.
Thằng bé gõ lên ô cửa sổ của một hiệu may.
Nếu con bé biết đọc, nó đã biết được rằng cửa hiệu này thuộc về bố của Rudy. Cửa hiệu vẫn chưa mở cửa, nhưng bên trong một người đàn ông đang chuẩn bị mấy món quần áo sau quầy hàng. Ông ngước lên và vẫy tay chào.
“Bố tớ đây,” Rudy giới thiệu cho con bé, và chúng nhanh chóng nhập vào một đám đông gồm những đứa Steiner với kích cỡ khác nhau, mỗi đứa đều đang vẫy tay chào hay hôn gió đáp lại ông bố của chúng, hoặc chỉ đơn giản là đứng yên và gật đầu chào (trong trường hợp đứa lớn nhất), sau đó chúng lại đi tiếp, về hướng địa điểm quan trọng cuối cùng trước khi đến trường học.
ĐIỂM DỪNG CHÂN CUỐI CÙNG
Con phố của những ngôi sao vàng.
Đó là một nơi không ai muốn dừng chân và ngắm nghía cả, nhưng hầu như ai cũng làm thế. Với hình thù như một cánh tay dài và bị gãy gập, con phố này chỉ có vài ngôi nhà với ô cửa sổ vỡ toang hoác và những bức tường sứt sẹo. Ngôi sao của David[4] được sơn trên cửa ra vào của những căn nhà. Trông chúng tựa như là đám người hủi. Nói một cách nhẹ nhàng nhất, thì chúng là những vết lở loét của một nước Đức đang bị thương.
“Schiller Strasse[5],” Rudy nói. “Con phố của những ngôi sao vàng.”
[4] Ngôi sao sáu cánh này là biểu tượng của người Do Thái. Quốc kỳ Israel cũng có ngôi nao này.
[5] Tức phố Schiller.
Đằng xa, vài người đang đi tới đi lui. Cơn mưa phùn khiến họ như những bóng ma. Họ trông không giống người, mà chỉ là những hình dạng, di chuyển bên dưới những đám mây màu chì.
“Hai đứa chúng mày nhanh lên nào,” Kurt (thằng con trai cả nhà Steiner) cất tiếng gọi, thế là Rudy và Liesel bước vội về phía nó.
Ở trường, Rudy luôn để ý tìm kiếm Liesel trong các giờ giải lao. Nó không quan tâm đến việc những đứa khác luôn chế nhạo ầm ĩ sự ngốc nghếch của con bé. Ngay từ ban đầu nó đã ở bên cạnh con bé, và sau nay nó vẫn sẽ ở đó, khi sự thất vọng của Liesel vượt quá giới hạn. Nhưng nó không làm điều đó miễn phí.
ĐIỀU DUY NHẤT TỆ HƠN MỘT THẰNG NHÓC GHÉT BẠN
Đó là một thằng nhóc yêu bạn.
Vào một ngày cuối tháng Tư, sau khi tan học, Rudy Liesel trên phố Thiên Đàng để chơi bóng như thường lệ. Hôm ấy chúng đến hơi sớm một chút, và vẫn chưa có đứa nào ở đấy. Người duy nhất mà chúng nhìn thấy là lão Pfiffikus.
“Nhìn kìa,” Rudy chỉ.
CHÂN DUNG CỦA PFIFFIKUS
Lão là một bộ khung lỏng lẻo.
Tóc lão trắng xóa.
Lão lúc nào cũng khoác lên người cái áo đi mưa đen kịt, quần dài màu nâu, đôi giày mục nát, và một cái miệng – thật là một cái miệng ra trò.
“Ê, Pfiffikus!”
Khi cái dáng người đằng xa ấy quay lại nhìn, Rudy bắt đầu huýt sáo.
Lão già lập tức đứng thẳng dậy và bắt đầu văng tục với một sự dữ tợn mà chỉ có thể miêu tả như một tài năng bẩm sinh. Hình như chẳng ai biết tên thật của lão cả, hay ít ra là dù có biết thì họ cũng chẳng bao giờ dùng đến nó. Người ta gọi lão là Pfiffikus chỉ vì bạn đặt cái tên này cho người nào thích huýt sáo, và Pfiffikus hầu như lúc nào cũng làm thế. Lão thường xuyên huýt sáo một điệu hành khúc tên là Radetzky March[6], và mọi đứa trẻ trong vùng đều gọi tên lão rồi sau đó nhái lại y chang giai điệu ấy. Ngay lập tức, Pfiffikus sẽ từ bỏ dáng đi thông thường của mình (chúi người về trước, sải những bước dài, tay chắp đằng sau lưng áo mưa) và đứng thẳng người dậy mà chửi rủa. Đó cũng là lúc bất cứ ấn tượng nào về sự yên bình cũng đều bị gián đoạn một cách thô bạo, vì giọng chửi của lão chứa đựng đầy ắp sự cuồng nộ.
[6] Một bản hành khúc nổi tiếng được nhạc sĩ thiên tài người Áo Johann Strauss Sr. sáng tác vào năm 1848.
Lần này, Liesel bắt chước trò chế nhạo của Rudy, như môt bản sao vậy.
“Pfiffikus!” nó ngân nga theo, nhanh chóng thừa kế sự tàn nhẫn thích đáng mà tuổi nhỏ có thể đạt tới. Tiếng huýt sáo của nó nghe thật kinh khủng, nhưng nó không có thời gian để chỉnh lại cho hay hơn.
Lão già đuổi theo chúng, vừa đuổi vừa gọi với theo. Lão bắt đầu với câu “Geh scheissen![7]” và những câu chửi ngày càng nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn. Ban đầu lão chỉ chửi rủa thằng bé, nhưng không lâu sau thì đến lượt Liesel.
[7] Nghĩa là “Đồ cục cứt thối kia!”
“Đồ điếm con!” lão gầm lên. Những từ ngữ ném tới tấp vào lưng con bé. “Tao chưa từng thấy mày trước đây!” Thích thú với việc gọi một đứa bé gái mười tuổi là đồ điếm – đó chỉ có thể là Pfiffikus. Có một điều được nhiều người công nhận là lão và bà Holtzapfel sẽ hợp thành một cặp đôi rất đáng yêu. “Quay lại đây xem nào!” là những từ ngữ cuối cùng mà Liesel và Rudy nghe được khi chúng cắm đầu cắm cổ chuồn mất. Chúng chạy đến tận phố Munich.
“Nào,” Rudy nói, khi cả hai đã lấy lại nhịp thở bình thường. “Hãy tới chỗ này một lúc thôi.”
Nó dẫn con bé đến Hubert Oval, nơi đã xảy ra Biến cố Jesse Owens và hai đứa cứ đứng ngây ra ở đó, tay đút túi quần. Con đường trải rộng ra trước mặt chúng. Chỉ có một điều có thể xảy đến mà thôi, và Rudy là đứa khơi mào việc đó trước” “Chạy đua cự ly một trăm mét,” nó khích con bé. “Tớ cuộc là cậu còn khuya mới thắng được tớ “
Liesel chẳng thèm để ý đến lời thằng nhóc. “Tớ cuộc với cậu là tớ có thể đấy.”
“Cậu lấy gì mà cuộc, hở cái đồ lợn con kia? Cậu làm quái gì có tiền?”
“Dĩ nhiên là tớ không có. Cậu thì có chắc?”
“Không.” Nhưng Rudy đã nảy ra một ý. Một thằng trai thích chơi trò tình ái đã trỗi dậy trong nó. “Nếu tớ thắng, tớ sẽ được hôn cậu.” Nó cúi xuống và bắt đầu xắn ống quần lên.
Liesel trở nên cảnh giác, ấy là nói theo cách nhẹ nhàng nhất. “Cậu muốn hôn tớ để làm gì? Người tớ hôi lắm.”
“Tớ cũng thế.” Rõ ràng là Rudy thấy chẳng có lý do gì mà một tí mùi khó ngửi lại có thể ngăn trở mọi việc. Cũng đã lâu rồi cả hai đứa chúng nó chưa tắm.
Con bé vừa nghĩ ngợi về điều này vừa xem xét cặp giò khẳng khiu như hai ống sậy của đối thủ. Chúng trông cũng giống như cặp giò của nó thôi. Không đời nào thằng đó thắng được mình, con bé nghĩ thầm. Nó gật đầu chấp thuận, một cách hoàn toàn nghiêm túc. Đây là một vụ làm ăn rồi. “Cậu có thể hôn tớ nếu cậu thắng. Nhưng nếu tớ thắng thì tớ sẽ không còn phải làm thủ môn trong mấy trận đá bóng nữa.”
Rudy ngẫm nghĩ một lúc. “Nghe được đấy,” thế là hai đưa bắt tay nhau.
Tất cả chỉ có bầu trời tối sầm và mù mịt sương, và một trận mưa nhỏ bắt đầu đổ xuống.
Con đường có nhiều bùn hơn chúng tưởng.
Cả hai đối thủ đều đã sẵn sàng vào vị trí.
Rudy ném một hòn đá lên không trung thay cho tiếng súng báo hiệu xuất phát. Khi hòn đá rơi xuống đất thì cả hai có thể bắt đầu chạy.
“Tớ thậm chí còn không nhìn thấy vạch đích đến,” Liesel phàn nàn.
“Thế tớ thì nhìn thấy chắc?”
Hòn đá chạm mặt đất.
Chúng chạy sát bên nhau, thúc cùi chỏ vào nhau và cố gắng vượt lên trước. Mặt đường trơn trượt phát ra tiếng nhóp nhép dưới mỗi bước chạy của chúng, khiến chúng vấp ngã sóng soài khi chỉ còn cách đích đến chừng hai mươi mét.
“Lạy các đấng Jesus, Maria và Joseph!” Rudy kêu toáng lên. “Người tớ toàn cứt là cứt đây này!”
“Không phải cứt đâu,” Liesel chỉnh lại bạn, “bùn đấy” thực lòng con bé cũng có đôi chút nghi ngờ việc này. Cả hai đi về phía đích đến thêm chừng năm mét nữa. “Vậy là chúng ta hòa nhau phải không?”
Rudy kiểm tra lại mình, từ hàm răng bén đến cặp mắt xanh biếc của nó. Nửa khuôn mặt nó dính đầy bùn. “Nếu hòa tớ vẫn được hôn cậu chứ?”
“Đừng có mơ.” Liesel đứng dậy và rũ bùn bám trên áo khoác.
“Tớ sẽ không bắt cậu làm thủ môn nữa.”
“Quỷ tha ma bắt cái trò thủ môn của cậu đi.”
Khi chúng quay về phố Thiên Đàng, Rudy nói với con bé bằng giọng cảnh cáo. “Một ngày nào đó, Liesel ạ,” Thằng bé nói. “Cậu sẽ muốn hôn tớ đến chết được.”
Nhưng Liesel biết.
Nó đã thề.
Đến chừng nào mà nó và Rudy Steiner còn sống trên cõi đời này, nó sẽ không bao giờ hôn cái đồ lợn khốn khổ, bẩn thỉu ấy, càng không phải ngày hôm nay. Nó còn có những vấn đề quan trọng hơn cần giải quyết. Con bé nhìn xuống bộ quần áo như được làm từ bùn của mình và nói một cách rành rọt.
“Bà ấy sẽ giết tớ thôi.”
Bà ấy ở đây dĩ nhiên là Rosa Hubermann, ngoài ra bà còn là Mẹ của nó, và bà ấy suýt nữa đã giết nó thật. Từ Đồ lợn được phát ra không biết bao nhiêu lần trong lúc bà thực thi hình phạt dành cho con bé. Bà đã nện cho nó một trận nên thân.
BIẾN CỐ JESSE OWENS
Trong ký ức của Liesel, cứ như thể con bé đã từng chứng kiến tận mắt hành động trẻ con đáng xấu hổ ấy của Rudy. Thế nào đó mà nó luôn hình dung ra mình đang chen chúc trong đám khán giả tưởng tượng của thằng bạn. Có thể chỉ đơn giản là nó thấy thích ý nghĩ có một thằng nhóc trát than đen kịt hết cả người rồi chạy vòng quanh bãi cỏ mà thôi.
Đó là vào năm 1936. Năm tổ chức Thế vận hội. Kỳ đại hội của Hitler.
Jesse Owens vừa hoàn thành chặng đua tiếp sức 4 vòng 100 mét và giành được huy chương vàng thứ tư của mình. Người ta gọi anh ta là gà chưa tiến hóa hết, vì da anh màu đen, và việc Hitler từ chối không thèm bắt tay anh đã lan đi khắp thế giới. Ngay cả những người Đức phân biệt chủng tộc nhất cũng phải kinh ngạc trước nỗ lực của Owens, và kỳ tích của anh cứ được lan truyền mãi. Không ai ấn tượng với điều này hơn Rudy Steiner cả.
Khi mọi người trong gia đình đều đã tụ tập đông đủ ở phòng khách, thì nó chuồn ra ngoài và tìm đường xuống bếp. Nó khều một ít than trong bếp lò ra và nắm đầy hai vốc than trong tay. “Lúc này đây,” nó mỉm cười tự nhủ. Nó đã sẵn sàng.
Nó trát than lên người, một lớp thật đều và dày, cho đến khi cả người nó được phủ kín than. Ngay cả mái tóc của nó cũng được trát qua một lượt.
Thằng bé cười đến mức gần như điên dại khi nhìn thấy ảnh phản chiếu của mình trên ô cửa sổ, và cứ đánh độc quần đùi với áo may–ô như thế, nó lẳng lặng thó chiếc xe đạp của anh trai mình và đạp ra phố, hướng về phía sân Hubert Oval. Trong một túi áo của mình, nó giấu thêm vài viên than dự trữ phòng trường hợp lớp than trên người nó phai mất.
Trong hình dung của Liesel, mặt trăng đêm hôm ấy như được thêu đính lên bầu trời, những đám mây thì được vá víu nhằng nhịt xung quanh nó.
Rudy để chiếc xe đạp han gỉ lại ở chỗ hàng rào sân Hubert Oval, rồi trèo qua. Nó sang được phía bên kia hàng rào và phóng nước kiệu về chỗ xuất phát của vòng chạy cự ly một trăm mét. Rudy khởi động một cách vụng về và đầy phấn khởi. Thằng bé còn đào cả những cái lỗ xuất phát trên mặt đất.
Trong lúc chờ đến lượt mình, nó chạy vòng quanh, tập trung tinh thần dưới bầu trời tối om, mặt trăng và những đám mây như đang quan sát từng hành động của nó.
“Owens trông có vẻ rất ổn,” nó bắt đầu bình luận. “Đây có thể là chiến thắng vĩ đại nhất của anh...”
Nó bắt tay các vận động viên tưởng tượng khác và chúc họ may mắn, dù biết rõ là họ không có cơ may chiến thắng nào.
Tiếng súng lệnh báo cho các vận động viên tiến vào vị trí.
Một đám đông dày đặc phủ kín đến từng xentimét vuông xung quanh sân Hubert Oval. Tất cả đều hô vang một câu duy nhất.
Họ đang hô vang tên của Rudy Steiner — và tên của thằng bé này là Jesse Owens.
Vạn vật chìm trong im lặng.
Bàn chân trần của nó bấu xuống đất. Nó có thể cảm thấy đất bị kẹp giữa những ngón chân mình.
Theo hiệu lệnh, nó nâng người chuyển sang tư thế chuẩn bị - rồi tiếng súng lệnh xuất phát ghim một lỗ sâu hoắm vào giữa màn đêm.
Ở một phần ba đầu tiên của quãng đường đua, các vận động viên so kè nhau khá sát, nhưng đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi anh chàng Owens đen nhẻm muội than bứt lên và cứ thế phong về đích.
“Owens đã vượt lên trước rồi,” giọng the thé của thằng bé hét toáng lên khi nó chạy trên con đường trống không trước mặt, thẳng về nơi đang phát ra tiếng vỗ tay ầm ĩ của vinh quang Thế vận hội. Thậm chí nó còn có thể cảm nhận được dải dây căng ngang vạch đích bị ngực nó xé ra làm đôi khi chạy qua chỗ đó.
Nó là người chạy nhanh nhất hành tinh.
Mọi thứ bỗng trở nên hỏng bét trong lúc nó đang chạy một vòng ăn mừng chiến thắng. Giữa đám dòng hỗn loạn ở đích đến, cha nó đứng đó như một ông Ba Bị. Hay ít nhất là như một ông Ba Bị trong bộ com lê. (Như đã đề cập, bố cua Rudy là thợ may. Ông ấy ít khi xuất hiện trên phố mà không khoác lên người một bộ quần áo chỉn chu và thắt cà vạt. Lần này thì ông chỉ mặc một cái áo vét–tông và bên trong là áo sơ mi nhếch nhác.)
“Was ist los?” ông nói với con trai mình như thế khi thằng bé xuất hiện trong ánh hào quang ám đầy muội than của nó. “Chuyện quái quỷ gì đang xảy ra ở đây vậy?” Đám đông biến mất. Một cơn gió lướt qua. “Tao đang ngủ trên ghế thì Kurt nói là mày biến đi đâu mất tiêu. Mọi người đang nháo nhác đi tìm mày kia kìa.”
Ông Steiner là một người vô cùng lịch sự trong những hoàn cảnh thông thường. Việc phát hiện ra một trong số những đứa con của mình bị muội than phủ kín người vào một buổi tối mùa hè không phải là điều mà ông xem là một hoàn cảnh thông thường. “Thằng bé phát điên rồi,” ông lẩm bẩm, dù ông thừa nhận rằng với sáu đứa con trong nhà, thì một điều gì đó đại loại thế này là không thể tránh khỏi. Ít nhất thì một đứa trong số chúng phải là một quả trứng ung. Ngay lúc này đây, ông đang nhìn vào quả trứng ung ấy, chờ một lời giải thích.
“Thế nào?”
Rudy thở hổn hến. cúi gập người, hai tay chống tay lên đầu gối. “Con đang là Jesse Owens” Thằng bé trả lời như thể đó là điều tự nhiên nhất trần đời vậy. Thậm chí trong âm điệu câu trả lời của nó còn có chút gì đó như muốn nói, “Chứ còn cái quái gì nữa?” Dù vậy, âm điệu ấy biến mất ngay khi nó nhận thấy vẻ ngái ngủ trong đôi mắt của bố mình.
“Jesse Owens?” Ông Steiner thuộc týp người rất vụng về Giọng nói của ông luôn thành thực và cộc lốc. Ông có dáng người cao lớn và thô kệch như một cây sồi vậy, còn mái tóc ông trông như một mớ mảnh vụn bù xù. “Gã ta thì sao nào?”
“Bố biết mà, Người có phép thuật đen ấy “
“Tao sẽ cho mày nếm mùi Phép thuật đen ngay đây.” Ông dùng ngón cái và ngón trỏ bẹo tai thằng con trời đánh một phát.
Rudy nhăn nhó. “Ối, đau quá!”
“Đau hả?” Bố nó có vẻ bận tâm vì lớp than sền sệt dính trên những ngón tay mình hơn là việc ông đã làm nó đau. Đúng là nó đã phủ than lên khắp người, cái thằng bé này, ông ấy nghĩ thầm. Thậm chí trong lỗ tai nó cũng có muội than, lạy Chúa. “Đi nào.”
Trên đường về nhà, ông Steiner quyết định nói chuyện chính trị với thằng bé, theo cách hay nhất mà ông có thể. Đến tận nhiều năm sau đó Rudy mới có thể hiểu được tất cả nội dung câu chuyện — khi đã quá trễ để nó hiểu ra được một cái gì đó.
MU THUẪN VỀ CHÍNH TRỊ CỦA ALEX STEINER
Điểm một: Là một thành viên của Đảng Quốc xã, nhưng ông không ghét người Do Thái, hay bất cứ ai khác.
Điểm hai: Dù vậy, một cách kín đáo, ông vẫn không thể kìm được cảm giác khuây khỏa ở một mức độ nào đó (hay tệ hơn nữa – cảm thấy vui mừng!) khi những người chủ cửa hàng gốc Do Thái bị buộc phải ngừng công việc làm ăn – cơ quan tuyên truyền đã cho ông biết rằng chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi một đám thợ may Do Thái ôn dịch xuất hiện và cướp hết khách hàng của ông.
Điểm ba: Nhưng liệu điều dó có đồng nghĩa với việc bọn họ phải được quét sạch hoàn toàn không?
Điểm bốn: Gia đình ông. Chắc chắn rồi, ông phải làm bất cứ điều gì có thể để chu cấp cho họ. Nếu điều đó có nghĩa là gia nhập Đảng, thì ông sẽ gia nhập Đảng.
Điểm năm: Đâu đó sâu thẳm bên trong, ông có một chỗ ngứa ngáy khó chịu nơi trái tim, nhưng ông đã quyết định không gãi cái chỗ ngứa ấy. Ông sợ thứ sẽ bị rò rỉ ra ngoài.
Họ đi qua vài góc phố, đến phố Thiên Đàng, và Alex nói “Con trai, con không thể trát than đen kịt lên người và chạy lòng vòng ngoài đường như vậy được, rõ chưa?”
Rudy lắng nghe, và cảm thấy bối rối. Mặt trăng sắp lặn. cái tinh cầu ấy cứ tự do chuyển động, trồi lên, lặn xuống rồi nhỏ từng giọt sóng sánh vàng lên mằt thằng bé, khiến gương mặt ấy trở nên thật đẹp mà cũng thật u ám, giống như những suy nghĩ đang trong đầu nó vậy. “Tại sao vậy hở Bố?”
“Vì họ sẽ bắt con đi mất.?”
“Tại sao ạ?”
“Vì con không nên muốn trở thành người da đen hay người Do Thái hay bất cứ ai không phải là... chúng ta.”
“Những người Do Thái là ai?”
“Con có biết khách hàng già nhất của ta, ông Kaufman không? Chỗ mà chúng ta đã mua đổi giày cho con ấy?”
“Có ạ.”
“Ừ, ông ta là người Do Thái đấy.”
“Con không biết điều đó. Người ta có phải trả tiền để được làm người Do Thái không? Người ta có cần bằng chứng nhận gì không ạ?”
“Không, Rudy ạ.” Ông Steiner dắt chiếc xe đạp bằng một tay còn tay kia thì dắt Rudy. Nhưng ông lại đang gặp rắc rối trong việc dẫn dắt cuộc đối thoại này. Bàn tay ông vẫn chưa buông ra khỏi dái tai của thằng bé. Ông quên khuấy đi mất. “Cũng giống như việc con là người Đức, hay là tín đồ của Thiên chúa vậy.”
“Ơ. Thế Jesse Owens có phải là tín đồ của Thiên chúa không?”
“Ta không biết!” Ông vấp phải một bên bàn đạp của chiếc xe đạp và thả tai thằng bé ra.
Họ bước đi trong im lặng suốt vài phút, cho đến “Con chỉ ước mình được như Jesse Owens. Bố ạ.”
“Bố biết, con trai ạ – nhưng con có mái tóc vàng thật đẹp và đôi mắt to xanh biếc thật an toàn. Con nên hạnh phúc với điều ấy, rõ chưa?”.
Nhưng chẳng có gì rõ ràng cả.
Rudy chẳng hiểu gì hết, và đêm đó là khúc mở màn cho những sự việc sẽ xảy đến trong tương lai. Hai năm rưỡi sau, Kaufman chỉ còn là một đống kính vỡ nát, và tất cả giày đều được ném lên một chiếc xe tải trong tình trạng còn nguyên hộp.