Chương : 10
Mẩu thông báo về cái chết của Barry đăng trên website của hội đồng địa phương chìm nghỉm không tăm tích trong làn sóng tin tức xôn xao. Sáng thứ Hai đó, đường dây điện thoại tại Pagford đồng loạt bận, từng nhóm nhỏ người đi đường tụ tập trên vỉa hè hẹp để hỏi đi hỏi lại tin nghe được bằng giọng kích động.
Tin tức lan đi cùng vài chuyện kỳ quặc phát sinh. Chữ ký của Barry hãy còn rải rác trong các hồ sơ tại văn phòng và dưới email gửi vào inbox cả núi người ông quen biết giờ nhuốm màu sắc bi thương như mẩu vụn bánh mì thằng bé lạc trong rừng để lại. Nét ký tháu từ những ngón tay nay đã vĩnh viễn bất động vẫn làm người ta sởn gai ốc. Gavin bắt đầu bực bội khi thấy tin nhắn từ ông bạn đã chết còn trong điện thoại. Rồi có cô bé trong đội đua thuyền, khi rời buổi sinh hoạt toàn trường hãy còn khóc, đột nhiên tìm thấy trong cặp tờ đơn Barry từng ký, thế là suýt phát điên vì sợ.
Cô phóng viên 23 tuổi làm cho tờ Yarvil và District Gazette không hề biết rằng bộ óc bận rộn của Barry nay đã nằm bèo nhèo như miếng bọt biển trên khay kim loại tại bệnh viện Trung tâm Tây Nam. Cô đọc email Barry gửi mình độ một giờ trước khi chết rồi bấm số di động của ông nhưng không ai trả lời. Barry đã chiều ý vợ tắt điện thoại khi đi đến câu lạc bộ golf, giờ nó nằm yên lặng cạnh lò vi sóng trong bếp cùng với những món đồ cá nhân bệnh viện gửi người nhà đem về. Không ai chạm vào chúng. Thẻ chìa khóa, điện thoại di động, chiếc ví cũ sờn, những món đồ quen thuộc ấy như một thành phần thực sự thuộc về người đã khuất, cũng như ngón tay hay lá phổi của ông.
Tin tức về cái chết của Barry cứ thế tỏa ra khắp hướng từ những người có mặt trong bệnh viện. Nó bay tới tận Yarvil, lọt vào tai những người chỉ mới thấy hay nghe qua danh tiếng của Barry. Dần dà, tin ấy mất đi những điểm chính, thậm chí bị bóp méo đi. Lắm lúc, tin buồn về một người đã ra đi biến thành mớ hổ lốn các chi tiết giật gân, biến Barry thành một đống co giật vừa nôn vừa són, rốt cục có vẻ như kiểu báo tin ấy làm người ta thấy có cái gì đó không phải phép, thậm chí buồn cười đến lố bịch trong cái chết chẳng lấy gì làm đẹp mắt của ông ta tại câu lạc bộ golf nhỏ bé ấy.
***
Simon Price sống trong căn nhà trên đỉnh đồi, từ đó nhìn bao quát được khắp Pagford. Gã là một trong số những người đầu tiên nghe tin về cái chết của Barry, nhưng tin tức mới quanh vụ này lại đến từ xưởng in Harcourt - Walsh, nơi gã làm việc suốt từ khi rời ghế nhà trường. Tin này xì ra từ tay tài xế xe nâng trẻ suốt ngày nhóc nhách nhai kẹo cao su. Một chiều muộn nán lại làm việc, Simon phát hiện nó lẩn lút cạnh cửa phòng làm việc khi gã đi toilet về.
Lúc đầu, thằng nhóc chẳng nói gì về vụ Barry.
- Cái món ông anh nói có khi muốn mua - nó rì rầm sau khi theo chân Simon vào phòng và cửa đã đóng lại - Thứ Tư thằng này mang tới được đấy, nếu ông anh còn khoái.
- Thế hả? - Simon ngồi xuống ghế sau bàn làm việc - Chẳng phải chú mày bảo hàng sẵn sàng hết rồi sao?
- Thì thế, nhưng mà tới thứ Tư mới sắp xếp đi lấy được.
- Nói lại xem, hôm trước chú mày bảo bao nhiêu tiền?
- Tám chục vé, tiền mặt.
Thằng nhãi nhai kẹo cao su tòm tọp, Simon nghe được cả tiếng nước miếng nhóp nhép. Nhai kẹo cao su là một trong nhiều thứ Simon ghét cay đắng.
- Phải đáng tiền đấy nhé? - Simon đòi hỏi - Rác rưởi thì khỏi chơi nhé.
- Lấy từ kho ra luôn mà - Thằng nhóc vặn vẹo chân và vai - hàng thật đấy, còn nguyên trong thùng.
- Thế được rồi - Simon bảo - Thứ Tư mang đến đây.
- Cái gì, ở đây hả? - nó đảo mắt - Không, giao ở chỗ làm không được đâu... Thế ông sống ở đâu?
- Pagford - Simon đáp.
- Pagford mà chỗ nào chứ?
Simon không thích nhắc tới nhà cửa vì một niềm tin gần như là mê tín. Gã ghét khách khứa không chỉ vì xem đó là bọn chuyên xâm phạm sự riêng tư, có khi còn phá hoại tài sản gia chủ, mà còn vì tự cho Nhà Trên Đồi của mình là nơi thanh khiết bất khả xâm phạm, tách hẳn khỏi Yarvil và xưởng in ầm ĩ.
- Mai hết giờ làm tao qua lấy - Simon làm như không nghe câu hỏi - Chú mày để nó ở đâu.
Thằng nhóc có vẻ không vui. Simon nhìn nó chòng chọc.
- Thế thì cho thằng em lấy tiền mặt trước - tên lái xe trì hoãn.
- Khi tao có hàng thì chú mày có tiền.
- Có ai làm ăn vậy đâu ông anh.
Sinmon bắt đầu thấy đau đầu. Gã không gạt được cái ý nghĩa mà bà vợ vô ý gieo vào đầu hồi sáng này, rằng trong đầu người ta có khi giấu trái bom nhỏ tí hàng nhiều năm không ai hay biết. Rõ ràng tiếng máy chạy rầm rập ngoài kia chẳng có lợi cho gã chút nào, có khi nhiều năm nay nó đã bào mỏng thành động mạch của gã rồi cũng nên.
- Thôi được - Gã càu nhàu, nhích mông rút ví. Thằng nhãi tiến lại cạnh bàn xòe tay ra.
- Ông anh có sống gần sân golf Pagford không? - Hắn hỏi trong khi Simon đang đếm tiền - Tối qua thằng bạn tui bên đó thấy có gã lăn ra ngoẻo. Cứ thế phun vòi ra rồi gục luôn trong bãi gửi xe.
- Ờ, tao có nghe nói - Simon đáp, miết tay vào tiền trước khi đưa phòng hai tờ tiền dính vào nhau.
- Ủy viên hội đồng biến chất, cái tay mới chết ấy. Gã đi đêm với bên Grays để cho cánh ấy nhận thầu.
- Thế hả - Simon hỏi cầm chừng dù đang dỏng cả hai tai lên.
Barry Fairbrother làm thế, ai mà ngờ chứ?
- Tìm ông anh sau nhá - Thằng nhóc vừa nói vừa nhét kỹ tám chục bảng vào túi sau - Ta cùng đi lấy hàng, thứ Tư này.
Cửa văn phòng đóng lại. Simon quên hẳn cơn nhức đầu thoáng qua vì mải phấn khích với cái tin Barry đi đêm. Barry Fairbrother, người bận rộn như thế, hòa đồng như thế, nổi tiếng và nhiệt huyết như thế, ấy mà hồi giờ vẫn ăn của đút từ Grays.
Giả như tin này đến tai những người quen khác của Barry hẳn họ sẽ bất ngờ hơn Simon gấp nhiều lần. Nhưng Simon thậm chí không vì chuyện này mà thấy Barry kém cỏi đi, ngược lại, gã càng thêm kính trọng người đã khuất. Bất kỳ ai có não cũng đều đang liên tục và ngấm ngầm làm mọi cách để vơ vét về mình càng nhiều càng tốt, Simon biết thế. Gã đờ đẫn nhìn bảng tính trên màn hình máy tính, tai lại ù đặc vì tiếng máy ầm ầm đằng sau cánh cửa sổ đầy bụi.
Một khi đã có gia đình thì anh chẳng có cách nào khác là cắm đầu cày cuốc mỗi ngày từ chín giờ sáng tới năm giờ chiều. Nhưng Simon biết, luôn có lựa chọn khác hay ho hơn: viễn cảnh cuộc sống thoải mái dư dật lơ lửng trên đầu hắn như quả bầu đất đựng quà, chỉ cần hắn kiếm được cây gậy đủ to và đập đúng chỗ là lấy được thứ bên trong. Simon vẫn giữ một niềm tin rất trẻ con rằng những người còn lại ngoài gã ra chỉ tồn tại để mà kéo lê cho hết bi kịch của riêng họ mà thôi; rằng vận mệnh treo trên đầu gã, chăng đường chỉ lối cho gã. Ngay lúc này, gã không kìm được cảm tưởng rằng gã đã được ban cho một dấu hiệu, một cái nháy mắt từ thiên đàng.
Trước đây, không ít lần những lời chỉ dẫn siêu nhiên này là nguồn cơn những quyết định viển vông của Simon. Nhiều năm trước, khi còn là anh thợ học việc hạng bét trong xưởng in, vợ gã đang có thai, lại thêm gánh nợ cầm cố gắng lắm mới xoay xở nổi, thế mà nhân giải đua ngựa Grand National, gã dám cược cả trăm bảng cho con ngựa rất được ưa thích thời đó tên Bé Cưng của Ruthie, con này rốt cục về áp chót. Chẳng bao lâu sau hai vợ chồng mua được Nhà Trên Đồi, Simon cầm 1,200 bảng mà Ruth dự tính dùng để sắm sửa rèm và thảm để đầu tư dạng sở hữu thời gian sử dụng (time-share) với một người quen cũ ở Yarvil, tay này hóa ra là kẻ bịp bợm, nên khoản đầu tư của Simon bốc hơi cùng tay giám đốc. Lần đó Simon nổi điên, chửi bới, còn đá thằng con nhỏ lăn từ cầu thang xuống đất vì tội vướng chân gã, thế nhưng lại không hề báo cảnh sát. Trước khi đầu tư, gã biết lề lối kinh doanh của công ty có nhiều chỗ bất thường, nên thế nào cảnh sát cũng hỏi nhiều câu khó đỡ khi nhúng tay vào điều tra.
Dù thế, cũng có lúc gã gặp may, linh cảm đúng như thần mách, thế nên khi đong đếm thì Simon vẫn chọn tin vào những điềm báo này. Cũng chính vì thế mà gã vẫn tin cậy vào ngôi sao chiếu mệnh, vẫn vững lòng rằng vũ trụ này hẳn còn dành sẵn thứ gì đó cho gã, chứ không thể nào cứ mãi kiếp làm thuê với đồng lương bèo bọt tới tận khi nghỉ hưu rồi chết. Gian lận, đi lối tắt, nhờ vả rồi đền đáp, ai cũng làm thế cả thôi, kể cả Barry bé nhỏ, giờ cháy nhà mới ra mặt chuột là thế.
Trong căn phòng làm việc chật chội, Simon Price thèm khát nhìn trừng trừng vào cái ghế khuyết trong guồng máy đó, nơi mà tiền vẫn đổ xuống chỗ trống nhưng không có ai chờ hứng.
Tin tức lan đi cùng vài chuyện kỳ quặc phát sinh. Chữ ký của Barry hãy còn rải rác trong các hồ sơ tại văn phòng và dưới email gửi vào inbox cả núi người ông quen biết giờ nhuốm màu sắc bi thương như mẩu vụn bánh mì thằng bé lạc trong rừng để lại. Nét ký tháu từ những ngón tay nay đã vĩnh viễn bất động vẫn làm người ta sởn gai ốc. Gavin bắt đầu bực bội khi thấy tin nhắn từ ông bạn đã chết còn trong điện thoại. Rồi có cô bé trong đội đua thuyền, khi rời buổi sinh hoạt toàn trường hãy còn khóc, đột nhiên tìm thấy trong cặp tờ đơn Barry từng ký, thế là suýt phát điên vì sợ.
Cô phóng viên 23 tuổi làm cho tờ Yarvil và District Gazette không hề biết rằng bộ óc bận rộn của Barry nay đã nằm bèo nhèo như miếng bọt biển trên khay kim loại tại bệnh viện Trung tâm Tây Nam. Cô đọc email Barry gửi mình độ một giờ trước khi chết rồi bấm số di động của ông nhưng không ai trả lời. Barry đã chiều ý vợ tắt điện thoại khi đi đến câu lạc bộ golf, giờ nó nằm yên lặng cạnh lò vi sóng trong bếp cùng với những món đồ cá nhân bệnh viện gửi người nhà đem về. Không ai chạm vào chúng. Thẻ chìa khóa, điện thoại di động, chiếc ví cũ sờn, những món đồ quen thuộc ấy như một thành phần thực sự thuộc về người đã khuất, cũng như ngón tay hay lá phổi của ông.
Tin tức về cái chết của Barry cứ thế tỏa ra khắp hướng từ những người có mặt trong bệnh viện. Nó bay tới tận Yarvil, lọt vào tai những người chỉ mới thấy hay nghe qua danh tiếng của Barry. Dần dà, tin ấy mất đi những điểm chính, thậm chí bị bóp méo đi. Lắm lúc, tin buồn về một người đã ra đi biến thành mớ hổ lốn các chi tiết giật gân, biến Barry thành một đống co giật vừa nôn vừa són, rốt cục có vẻ như kiểu báo tin ấy làm người ta thấy có cái gì đó không phải phép, thậm chí buồn cười đến lố bịch trong cái chết chẳng lấy gì làm đẹp mắt của ông ta tại câu lạc bộ golf nhỏ bé ấy.
***
Simon Price sống trong căn nhà trên đỉnh đồi, từ đó nhìn bao quát được khắp Pagford. Gã là một trong số những người đầu tiên nghe tin về cái chết của Barry, nhưng tin tức mới quanh vụ này lại đến từ xưởng in Harcourt - Walsh, nơi gã làm việc suốt từ khi rời ghế nhà trường. Tin này xì ra từ tay tài xế xe nâng trẻ suốt ngày nhóc nhách nhai kẹo cao su. Một chiều muộn nán lại làm việc, Simon phát hiện nó lẩn lút cạnh cửa phòng làm việc khi gã đi toilet về.
Lúc đầu, thằng nhóc chẳng nói gì về vụ Barry.
- Cái món ông anh nói có khi muốn mua - nó rì rầm sau khi theo chân Simon vào phòng và cửa đã đóng lại - Thứ Tư thằng này mang tới được đấy, nếu ông anh còn khoái.
- Thế hả? - Simon ngồi xuống ghế sau bàn làm việc - Chẳng phải chú mày bảo hàng sẵn sàng hết rồi sao?
- Thì thế, nhưng mà tới thứ Tư mới sắp xếp đi lấy được.
- Nói lại xem, hôm trước chú mày bảo bao nhiêu tiền?
- Tám chục vé, tiền mặt.
Thằng nhãi nhai kẹo cao su tòm tọp, Simon nghe được cả tiếng nước miếng nhóp nhép. Nhai kẹo cao su là một trong nhiều thứ Simon ghét cay đắng.
- Phải đáng tiền đấy nhé? - Simon đòi hỏi - Rác rưởi thì khỏi chơi nhé.
- Lấy từ kho ra luôn mà - Thằng nhóc vặn vẹo chân và vai - hàng thật đấy, còn nguyên trong thùng.
- Thế được rồi - Simon bảo - Thứ Tư mang đến đây.
- Cái gì, ở đây hả? - nó đảo mắt - Không, giao ở chỗ làm không được đâu... Thế ông sống ở đâu?
- Pagford - Simon đáp.
- Pagford mà chỗ nào chứ?
Simon không thích nhắc tới nhà cửa vì một niềm tin gần như là mê tín. Gã ghét khách khứa không chỉ vì xem đó là bọn chuyên xâm phạm sự riêng tư, có khi còn phá hoại tài sản gia chủ, mà còn vì tự cho Nhà Trên Đồi của mình là nơi thanh khiết bất khả xâm phạm, tách hẳn khỏi Yarvil và xưởng in ầm ĩ.
- Mai hết giờ làm tao qua lấy - Simon làm như không nghe câu hỏi - Chú mày để nó ở đâu.
Thằng nhóc có vẻ không vui. Simon nhìn nó chòng chọc.
- Thế thì cho thằng em lấy tiền mặt trước - tên lái xe trì hoãn.
- Khi tao có hàng thì chú mày có tiền.
- Có ai làm ăn vậy đâu ông anh.
Sinmon bắt đầu thấy đau đầu. Gã không gạt được cái ý nghĩa mà bà vợ vô ý gieo vào đầu hồi sáng này, rằng trong đầu người ta có khi giấu trái bom nhỏ tí hàng nhiều năm không ai hay biết. Rõ ràng tiếng máy chạy rầm rập ngoài kia chẳng có lợi cho gã chút nào, có khi nhiều năm nay nó đã bào mỏng thành động mạch của gã rồi cũng nên.
- Thôi được - Gã càu nhàu, nhích mông rút ví. Thằng nhãi tiến lại cạnh bàn xòe tay ra.
- Ông anh có sống gần sân golf Pagford không? - Hắn hỏi trong khi Simon đang đếm tiền - Tối qua thằng bạn tui bên đó thấy có gã lăn ra ngoẻo. Cứ thế phun vòi ra rồi gục luôn trong bãi gửi xe.
- Ờ, tao có nghe nói - Simon đáp, miết tay vào tiền trước khi đưa phòng hai tờ tiền dính vào nhau.
- Ủy viên hội đồng biến chất, cái tay mới chết ấy. Gã đi đêm với bên Grays để cho cánh ấy nhận thầu.
- Thế hả - Simon hỏi cầm chừng dù đang dỏng cả hai tai lên.
Barry Fairbrother làm thế, ai mà ngờ chứ?
- Tìm ông anh sau nhá - Thằng nhóc vừa nói vừa nhét kỹ tám chục bảng vào túi sau - Ta cùng đi lấy hàng, thứ Tư này.
Cửa văn phòng đóng lại. Simon quên hẳn cơn nhức đầu thoáng qua vì mải phấn khích với cái tin Barry đi đêm. Barry Fairbrother, người bận rộn như thế, hòa đồng như thế, nổi tiếng và nhiệt huyết như thế, ấy mà hồi giờ vẫn ăn của đút từ Grays.
Giả như tin này đến tai những người quen khác của Barry hẳn họ sẽ bất ngờ hơn Simon gấp nhiều lần. Nhưng Simon thậm chí không vì chuyện này mà thấy Barry kém cỏi đi, ngược lại, gã càng thêm kính trọng người đã khuất. Bất kỳ ai có não cũng đều đang liên tục và ngấm ngầm làm mọi cách để vơ vét về mình càng nhiều càng tốt, Simon biết thế. Gã đờ đẫn nhìn bảng tính trên màn hình máy tính, tai lại ù đặc vì tiếng máy ầm ầm đằng sau cánh cửa sổ đầy bụi.
Một khi đã có gia đình thì anh chẳng có cách nào khác là cắm đầu cày cuốc mỗi ngày từ chín giờ sáng tới năm giờ chiều. Nhưng Simon biết, luôn có lựa chọn khác hay ho hơn: viễn cảnh cuộc sống thoải mái dư dật lơ lửng trên đầu hắn như quả bầu đất đựng quà, chỉ cần hắn kiếm được cây gậy đủ to và đập đúng chỗ là lấy được thứ bên trong. Simon vẫn giữ một niềm tin rất trẻ con rằng những người còn lại ngoài gã ra chỉ tồn tại để mà kéo lê cho hết bi kịch của riêng họ mà thôi; rằng vận mệnh treo trên đầu gã, chăng đường chỉ lối cho gã. Ngay lúc này, gã không kìm được cảm tưởng rằng gã đã được ban cho một dấu hiệu, một cái nháy mắt từ thiên đàng.
Trước đây, không ít lần những lời chỉ dẫn siêu nhiên này là nguồn cơn những quyết định viển vông của Simon. Nhiều năm trước, khi còn là anh thợ học việc hạng bét trong xưởng in, vợ gã đang có thai, lại thêm gánh nợ cầm cố gắng lắm mới xoay xở nổi, thế mà nhân giải đua ngựa Grand National, gã dám cược cả trăm bảng cho con ngựa rất được ưa thích thời đó tên Bé Cưng của Ruthie, con này rốt cục về áp chót. Chẳng bao lâu sau hai vợ chồng mua được Nhà Trên Đồi, Simon cầm 1,200 bảng mà Ruth dự tính dùng để sắm sửa rèm và thảm để đầu tư dạng sở hữu thời gian sử dụng (time-share) với một người quen cũ ở Yarvil, tay này hóa ra là kẻ bịp bợm, nên khoản đầu tư của Simon bốc hơi cùng tay giám đốc. Lần đó Simon nổi điên, chửi bới, còn đá thằng con nhỏ lăn từ cầu thang xuống đất vì tội vướng chân gã, thế nhưng lại không hề báo cảnh sát. Trước khi đầu tư, gã biết lề lối kinh doanh của công ty có nhiều chỗ bất thường, nên thế nào cảnh sát cũng hỏi nhiều câu khó đỡ khi nhúng tay vào điều tra.
Dù thế, cũng có lúc gã gặp may, linh cảm đúng như thần mách, thế nên khi đong đếm thì Simon vẫn chọn tin vào những điềm báo này. Cũng chính vì thế mà gã vẫn tin cậy vào ngôi sao chiếu mệnh, vẫn vững lòng rằng vũ trụ này hẳn còn dành sẵn thứ gì đó cho gã, chứ không thể nào cứ mãi kiếp làm thuê với đồng lương bèo bọt tới tận khi nghỉ hưu rồi chết. Gian lận, đi lối tắt, nhờ vả rồi đền đáp, ai cũng làm thế cả thôi, kể cả Barry bé nhỏ, giờ cháy nhà mới ra mặt chuột là thế.
Trong căn phòng làm việc chật chội, Simon Price thèm khát nhìn trừng trừng vào cái ghế khuyết trong guồng máy đó, nơi mà tiền vẫn đổ xuống chỗ trống nhưng không có ai chờ hứng.