Chương : 20
TÔI BẮT CHUYẾN TÀU CHẠY TỪ GA PENN. Tiếp tục dùng phương tiện giao thông công cộng. Đến được ga thật căng thẳng. Chỉ phải đi bộ qua các đám đông hết ba khối nhà song tôi phải theo dõi những người đang xem hình chụp các khuôn mặt trên điện thoại di động của họ, và dường như cả thế giới đều có một dạng thiết bị điện tử rút ra rồi bật mở lên. Tôi đến đó an toàn và mua vé bằng tiền mặt.
Tàu hỏa đầy người và rất khác tàu điện ngầm. Tất cả hành khách quay mặt về phía trước, họ đều khuất sau những hàng ghế cao. Những người duy nhất tôi trông thấy được là những người ngồi hai bên. Một phụ nữ ngồi ghế sát tôi, hai đàn ông phía bên kia lối đi. Tôi đoán cả ba đều là luật sư. Không phải những nhân vật chủ chốt. Có lẽ là những nhân vật cỡ AA hoặc AAA, những phụ tá cấp cao có cuộc sống bận rộn. Dù sao cũng không phải kẻ đánh bom tự sát. Hai người đàn ông mới cạo râu, cả ba người đều khó chịu cả, nhưng ngoài ra thì chẳng có gì đáng lưu tâm. Dù gì thì hệ thống đường sắt quốc gia đi đến thủ đô cũng không mấy thu hút các tay đánh bom tự sát. Thay vào đó, nó được thiết kế phù hợp cho một chiếc va li chứa bom. Ở Penn, số đường ray được thông báo vào phút cuối cùng. Đám đông xoay tròn trong phòng đợi lớn và rồi vội vã đi xuống, lên tàu. Không an ninh. Những va li màu đen có bánh lăn giống hệt nhau xếp đầy trên các giá hành lý. Đủ dễ cho một gã xuống tàu ở Philadelphia và bỏ lại chiếc túi của mình, rồi ít lâu sau nó nổ tung, kích bằng điện thoại di động, trong lúc con tàu chạy vào ga Union mà không chở gã đó, ngay giữa trung tâm thủ đô.
Nhưng chúng tôi tới đó an toàn và tôi lên được đại lộ Delaware mà không hề hấn gì. Washington cũng nóng như New York, và ẩm ướt hơn. Các vỉa hè phía trước tôi rải rác các nhóm du khách. Hầu hết là các nhóm gia đình, từ khắp nơi xa xôi. Những bậc cha mẹ đầy trách nhiệm, những đứa con sưng sỉa, tất cả đều mặc áo phông, quần soóc lòe loẹt, bản đồ trên tay, máy ảnh sẵn sàng. Nói thế không phải bảo tôi là người ăn mặc lịch sự hay là một du khách thường xuyên. Trước đây thi thoảng tôi làm việc ở khu vực này, nhưng luôn ở phía tả ngạn sông. Nhưng tôi biết mình đang đi đâu. Đích đến của tôi không thể lẫn được và nằm ngay phía trước tôi. Trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ. Nó được xây lên để tạo ấn tượng. Nghe nói các nhà ngoại giao nước ngoài đã đến thăm nơi này hồi chế độ Cộng hòa còn non trẻ, và khi ra đi họ tin rằng nước Mỹ mới là một cường quốc. Kiểu thiết kế tòa nhà đã thành công. Qua tòa nhà này, phía bên kia đại lộ Độc lập là các văn phòng của Nhà trắng. Một thời tôi đã nắm được thông tin cơ bản về những trò chính trị trong Quốc hội. Đôi lúc các cuộc điều tra dẫn thẳng tới các ủy ban. Tôi biết rằng tòa nhà Rayburn đầy những lão già kiêu căng có mặt ở Washington từ thời cha căng chú kiết. Tôi cho là những tay tương đối mới như Sansom thay vào đó sẽ được bố trí chỗ trong tòa nhà Cannon. Danh giá đấy, nhưng không phải hàng cao nhất.
Tòa nhà Cannon nằm trên đại lộ Độc lập và đại lộ số 1, ẩn phía đối diện góc xa của tòa nhà Quốc hội như thể nó đang bày tỏ lòng tôn kính hoặc tạo ra một mối đe dọa. Cửa tòa nhà này có mọi hình thức bảo vệ an ninh. Tôi hỏi một tay mặc sắc phục xem ông Sansom từ Bắc Carolina ở trong đó hay không. Anh này kiểm tra danh sách và nói có. Tôi hỏi liệu tôi có thể chuyển một mẩu thư nhỏ tới văn phòng của ông ta không. Anh ta nói có, tôi có thể chuyển được. Anh ta đưa cho tôi một chiếc bút chì, một mảnh giấy ghi đặc biệt của Quốc hội và một phong bì. Ngoài phong bì tôi ghi người nhận là Thiếu tá John T, Sansom, Quân đội Hoa Kỳ, đã nghỉ hưu, rồi ghi ngày tháng. Trên mẩu giấy tôi viết: Sáng sớm nay tôi thấy một phụ nữ chết với cái tên của ông trên môi. Không đúng, nhưng cũng khá đúng. Tôi thêm: Bậc thềm Thư viện Quốc hội trong vòng một giờ nữa. Tôi ký thư là Thiếu tá Jack-nastory-Reacher[29], Quân đội Hoa Kỳ, đã nghỉ hưu. Phía dưới cùng có một ô để đánh dấu trả lời. Câu hỏi: Quý vị có phải cử tri ở khu vực của tôi không? Tôi đánh dấu vào đó. Không hoàn toàn đúng. Tôi không sống ở quận của Sansom, cũng chẳng sống ở đâu trong số 434 quận còn lại. Song tôi đã từng phục vụ ở Bắc Carolina, ba lần riêng rẽ. Thế nên tôi cảm thấy mình có đủ quyền trả lời như vậy. Tôi dán phong bì, gửi vào và trở ra chờ đợi.
Tàu hỏa đầy người và rất khác tàu điện ngầm. Tất cả hành khách quay mặt về phía trước, họ đều khuất sau những hàng ghế cao. Những người duy nhất tôi trông thấy được là những người ngồi hai bên. Một phụ nữ ngồi ghế sát tôi, hai đàn ông phía bên kia lối đi. Tôi đoán cả ba đều là luật sư. Không phải những nhân vật chủ chốt. Có lẽ là những nhân vật cỡ AA hoặc AAA, những phụ tá cấp cao có cuộc sống bận rộn. Dù sao cũng không phải kẻ đánh bom tự sát. Hai người đàn ông mới cạo râu, cả ba người đều khó chịu cả, nhưng ngoài ra thì chẳng có gì đáng lưu tâm. Dù gì thì hệ thống đường sắt quốc gia đi đến thủ đô cũng không mấy thu hút các tay đánh bom tự sát. Thay vào đó, nó được thiết kế phù hợp cho một chiếc va li chứa bom. Ở Penn, số đường ray được thông báo vào phút cuối cùng. Đám đông xoay tròn trong phòng đợi lớn và rồi vội vã đi xuống, lên tàu. Không an ninh. Những va li màu đen có bánh lăn giống hệt nhau xếp đầy trên các giá hành lý. Đủ dễ cho một gã xuống tàu ở Philadelphia và bỏ lại chiếc túi của mình, rồi ít lâu sau nó nổ tung, kích bằng điện thoại di động, trong lúc con tàu chạy vào ga Union mà không chở gã đó, ngay giữa trung tâm thủ đô.
Nhưng chúng tôi tới đó an toàn và tôi lên được đại lộ Delaware mà không hề hấn gì. Washington cũng nóng như New York, và ẩm ướt hơn. Các vỉa hè phía trước tôi rải rác các nhóm du khách. Hầu hết là các nhóm gia đình, từ khắp nơi xa xôi. Những bậc cha mẹ đầy trách nhiệm, những đứa con sưng sỉa, tất cả đều mặc áo phông, quần soóc lòe loẹt, bản đồ trên tay, máy ảnh sẵn sàng. Nói thế không phải bảo tôi là người ăn mặc lịch sự hay là một du khách thường xuyên. Trước đây thi thoảng tôi làm việc ở khu vực này, nhưng luôn ở phía tả ngạn sông. Nhưng tôi biết mình đang đi đâu. Đích đến của tôi không thể lẫn được và nằm ngay phía trước tôi. Trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ. Nó được xây lên để tạo ấn tượng. Nghe nói các nhà ngoại giao nước ngoài đã đến thăm nơi này hồi chế độ Cộng hòa còn non trẻ, và khi ra đi họ tin rằng nước Mỹ mới là một cường quốc. Kiểu thiết kế tòa nhà đã thành công. Qua tòa nhà này, phía bên kia đại lộ Độc lập là các văn phòng của Nhà trắng. Một thời tôi đã nắm được thông tin cơ bản về những trò chính trị trong Quốc hội. Đôi lúc các cuộc điều tra dẫn thẳng tới các ủy ban. Tôi biết rằng tòa nhà Rayburn đầy những lão già kiêu căng có mặt ở Washington từ thời cha căng chú kiết. Tôi cho là những tay tương đối mới như Sansom thay vào đó sẽ được bố trí chỗ trong tòa nhà Cannon. Danh giá đấy, nhưng không phải hàng cao nhất.
Tòa nhà Cannon nằm trên đại lộ Độc lập và đại lộ số 1, ẩn phía đối diện góc xa của tòa nhà Quốc hội như thể nó đang bày tỏ lòng tôn kính hoặc tạo ra một mối đe dọa. Cửa tòa nhà này có mọi hình thức bảo vệ an ninh. Tôi hỏi một tay mặc sắc phục xem ông Sansom từ Bắc Carolina ở trong đó hay không. Anh này kiểm tra danh sách và nói có. Tôi hỏi liệu tôi có thể chuyển một mẩu thư nhỏ tới văn phòng của ông ta không. Anh ta nói có, tôi có thể chuyển được. Anh ta đưa cho tôi một chiếc bút chì, một mảnh giấy ghi đặc biệt của Quốc hội và một phong bì. Ngoài phong bì tôi ghi người nhận là Thiếu tá John T, Sansom, Quân đội Hoa Kỳ, đã nghỉ hưu, rồi ghi ngày tháng. Trên mẩu giấy tôi viết: Sáng sớm nay tôi thấy một phụ nữ chết với cái tên của ông trên môi. Không đúng, nhưng cũng khá đúng. Tôi thêm: Bậc thềm Thư viện Quốc hội trong vòng một giờ nữa. Tôi ký thư là Thiếu tá Jack-nastory-Reacher[29], Quân đội Hoa Kỳ, đã nghỉ hưu. Phía dưới cùng có một ô để đánh dấu trả lời. Câu hỏi: Quý vị có phải cử tri ở khu vực của tôi không? Tôi đánh dấu vào đó. Không hoàn toàn đúng. Tôi không sống ở quận của Sansom, cũng chẳng sống ở đâu trong số 434 quận còn lại. Song tôi đã từng phục vụ ở Bắc Carolina, ba lần riêng rẽ. Thế nên tôi cảm thấy mình có đủ quyền trả lời như vậy. Tôi dán phong bì, gửi vào và trở ra chờ đợi.