Chương : 72
TÀU TUYẾN R DÙNG TOA CŨ HƠN với vài ghế đơn ở hai đầu trước sau quay mặt vào nhau. Nhưng tôi lại ngồi ở băng ghế dài bên thành toa, hoàn toàn một mình. Lúc này là hai giờ sáng. Có ba hành khách khác. Tôi tì hai khuỷu tay lên đầu gối, chăm chăm nhìn vào hình ảnh của chính mình trên tấm kính đối diện.
Tôi đang điểm các gạch đầu dòng.
Ăn mặc không thích hợp: duyệt. Chiếc áo gió được kéo khóa lên tới tận cằm tôi, trông quá nóng và quá to so với tôi. Dưới lớp áo, quai của khẩu MP5 quấn quanh cổ tôi và khẩu súng vắt chéo người tôi, tay cầm phía trên, nòng chúc xuống, không lộ chút nào.
Đi như robot: không áp dụng được ngay với một nghi phạm ngồi trên phương tiện giao thông công cộng.
Các điểm từ ba tới sáu: sự khó chịu, đổ mồ hôi, tật giật cơ, hành vi lo lắng. Tôi đang đổ mồ hôi, rõ là thế, có lẽ ra mồ hôi còn nhiều hơn so với nhiệt độ và chiếc áo khoác gây ra. Tôi cũng đang cảm thấy khó chịu, có lẽ nhiều hơn một chút so với thông thường. Nhưng tôi nhìn kỹ mình trong tấm kính mà không thấy biểu hiện giật cơ nào. Hai mắt tôi vẫn giữ yên còn gương mặt bình thản. Tôi cũng không thấy hành vi lo lắng.
Nhưng hành vi là biểu hiện bên ngoài. Tôi hơi lo lắng bên trong. Điều này chắc quá rồi.
Điểm thứ bảy: hơi thở. Tôi không thở gấp. Nhưng tôi sẵn sàng chấp nhận rằng tôi đang thở mạnh hơn một chút và ổn định hơn so với thông thường. Hầu hết thời gian tôi không hề ý thức về hơi thở chút nào. Cứ là thở, tự động thôi. Một phản xạ vô điều kiện, nằm sâu trong não bộ. Nhưng bây giờ tôi có thể cảm nhận được nhịp điệu hít qua mũi và thở ra đằng miệng không ngừng. Vào, ra, vào, ra. Như cái máy. Như một người đang sử dụng thiết bị, ở dưới nước. Tôi không thể làm chậm nhịp lại. Tôi không cảm nhận được nhiều ôxy trong không khí. Nó đi vào và đi ra như khí trơ. Như khí hiếm argon hay xenon. Nó chẳng tốt cho tôi chút nào.
Điểm thứ tám: nhìn chằm chằm về phía trước. Duyệt, song tôi tự bào chữa cho mình bởi tôi dùng nó để đánh giá tất cả những điểm khác. Hoặc bởi nó là biểu tượng của sự chú ý thuần túy. Hoặc sự tập trung. Thông thường tôi nhìn quanh chứ không chằm chằm.
Điểm thứ chín: lầm rầm cầu nguyện. Không có. Tôi vẫn ngồi yên và im lặng. Miệng tôi khép, không mấp máy chút nào. Thực ra miệng tôi ngậm chặt đến mức răng phía trong đau còn cơ ở góc hàm lồi lên như quả bóng đánh gôn.
Điểm thứ mười: một cái túi to. Không có.
Điểm thứ mười một: hai tay để trong túi. Không thấy.
Điểm thứ mười hai: râu mới cạo. Không xảy ra. Vài ngày rồi tôi chưa cạo râu.
Vậy là sáu trên mười hai. Tôi có thể là kẻ đánh bom tự sát hoặc có thể là không.
Và tôi có thể là kẻ tự sát hoặc có thể là không. Tôi đăm đăm nhìn vào hình ảnh của mình trên tấm kính mà hồi tưởng lại những hình ảnh đầu tiên tôi thấy về Susan Mark: một phụ nữ đang hướng đến đoạn cuối của cuộc đời, cũng chắc chắn và quyết tâm như con tàu đang hướng đến cuối tuyến.
Tôi nhấc hai khuỷu tay khỏi đầu gối và ngồi thẳng lại. Tôi nhìn những hành khách cùng toa. Hai đàn ông, một phụ nữ. Bất kỳ ai trong họ cũng chẳng có gì đặc biệt. Con tàu lao về hướng Nam, cùng tất cả những âm thanh nó có. Luồng không khí rần rật, tiếng va đập của các khớp nối bù dưới bánh xe sắt, tiếng cọ giữa bộ gom dòng với đường ray, tiếng rên xiết của động cơ, tiếng rít lên khi các toa xe tròng trành từng toa từng toa một nối đuôi nhau qua các khúc cua dài. Tôi nhìn lại hình ảnh của mình trên ô cửa sổ tối đối diện và mỉm cười.
Tôi chống lại chúng.
Không phải lần đầu tiên.
Và cũng không phải lần cuối cùng.
Tôi xuống tàu ở phố 34 và ở trong ga. Chỉ ngồi trong cái nóng trên băng ghế gỗ mà dượt lại tất cả mọi giả thiết một lần nữa. Tôi nhớ lại bài học lịch sử của Lila Hoth về thời Đế chế Anh: khi tính toán một cuộc tấn công, điều trước tiên ta phải dự kiến là cuộc thoái lui không thể tránh. Liệu đám chỉ huy của cô ta ở quê nhà có làm theo lời khuyên thông thái ấy? Tôi cá là không. Vì hai lý do. Thứ nhất, sự cuồng tín. Các tổ chức hoạt động vì ý thức hệ không thể cân nhắc lý lẽ. Bắt đầu tư duy hợp lý là mọi thứ tan vỡ ngay. Và các tổ chức hoạt động vì ý thức hệ thích đẩy các chiến binh chân đất của chúng vào những chiến dịch không có đường ra. Để thúc đẩy sự kiên cường. Chính vì thế mà các đai thuốc nổ được khâu lại với nhau ở phía sau, chứ không phải dùng khóa kéo hay cúc bấm.
Và thứ hai, một kế hoạch thoái lui mang theo mầm mống của sự tự hủy diệt. Không thể tránh khỏi. Nơi ẩn náu thứ ba, thứ tư hay thứ năm được mua hay thuê cách đây ba tháng sẽ xuất hiện trong hồ sơ theo dõi của thành phố. Những lần đặt chỗ khách sạn chỉ để đề phòng cũng sẽ xuất hiện trong ấy. Những lượt đặt chỗ trong cùng một ngày cũng thế. Sáu trăm nhân viên điều tra liên bang đang càn quét đường phố. Tôi cho là họ sẽ chẳng tìm được gì, bởi những tay vạch kế hoạch sống ở vùng đồi núi xa xôi kia đã dự đoán trước động thái của họ. Chúng sẽ biết rằng ngay khi mùi bị phát hiện ra thì mọi dấu vết đều sẽ bị đào xới tới cùng. Chúng biết rằng về lý thuyết điểm đến an toàn duy nhất là điểm đến không nằm trong kế hoạch.
Thế nên mẹ con nhà Hoth giờ này đang lang thang ngoài đường. Cùng với toàn bộ đội của chúng. Hai nữ, mười ba nam. Chúng đã bỏ nơi ẩn náu trên phố 58 và đang chiến đấu, đang ứng phó với tình hình, đang bò dưới tầm ra đa.
Đó chính xác là nơi tôi đã sống. Chúng đang trong thế giới của tôi.
Một mất một còn.
Tôi từ dưới mặt đất đi lên quảng trường Herald, là nơi đại lộ Sáu, Broadway và phố 34 gặp nhau.
Ban ngày nơi đây lộn xộn như vườn thú. Cửa hiệu bách hóa Macy ở đây. Ban đêm nơi này không vắng vẻ, nhưng yên tĩnh. Tôi theo đại lộ Sáu đi về phía Nam rồi theo phố 33 về phía Tây và bước dọc những đường lát gạch cũ đã bạc màu nơi tôi đã trả tiền để có được một đêm duy nhất trong tuần không bị quấy rối. Khẩu MP5 nặng, cứng tì vào ngực tôi. Nhà Hoth chỉ có hai lựa chọn, ngủ ngoài phố hoặc trả tiền mua chuộc một nhân viên khuân vác hành lý trực đêm. Manhattan có vài trăm khách sạn, song có thể dễ dàng phân loại chúng thành nhiều nhóm. Hầu hết là khách sạn hạng trung trở lên, những nơi này đông nhân viên và cái trò ma kia không thể phát huy được. Hầu hết các khách sạn rẻ tiền có quy mô nhỏ. Mà đám nhà Hoth có tới mười lăm người cần nghỉ. Ít nhất năm phòng. Để tìm năm phòng trống mà không gây chú ý, phải tìm một nơi lớn. Có nhân viên bốc hành lý biến chất trực đêm một mình. Tôi biết khá rõ về New York. Tôi có thể thấu hiểu thành phố, đặc biệt từ các góc độ mà hầu hết người bình thường không xét tới. Và tôi có thể biết số các khách sạn cũ rộng lớn ở Manhattan có nhân viên bốc hành lý biến chất làm đêm một mình chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Một khách sạn nằm mãi tận phía Tây trên phố 23. Xa điểm hành động, là lợi thế nhưng cũng là một bất lợi. Nhìn chung là bất lợi nhiều hơn.
Lựa chọn thứ hai, tôi cho là thế.
Tôi đang đứng ngay cạnh lựa chọn khác duy nhất.
Đồng hồ trong đầu tôi đã nhảy sang hơn hai rưỡi sáng. Tôi đứng trong góc khuất, đợi. Tôi không muốn sớm hay muộn. Tôi muốn xác định thời điểm chính xác. Tôi có thể thấy bên trái lẫn phải xe cộ chạy về mạn trên theo đại lộ Sáu và về mạn dưới theo đại lộ Bảy. Taxi, xe tải, một số là xe dân sự, một số là xe cảnh sát, một số là xe sedan tối màu. Bản thân con phố ngang thì lại yên tĩnh.
Đến 3 giờ kém 15 tôi đẩy lưng khỏi bức tường, quành qua góc phố và tới cửa khách sạn.
Tôi đang điểm các gạch đầu dòng.
Ăn mặc không thích hợp: duyệt. Chiếc áo gió được kéo khóa lên tới tận cằm tôi, trông quá nóng và quá to so với tôi. Dưới lớp áo, quai của khẩu MP5 quấn quanh cổ tôi và khẩu súng vắt chéo người tôi, tay cầm phía trên, nòng chúc xuống, không lộ chút nào.
Đi như robot: không áp dụng được ngay với một nghi phạm ngồi trên phương tiện giao thông công cộng.
Các điểm từ ba tới sáu: sự khó chịu, đổ mồ hôi, tật giật cơ, hành vi lo lắng. Tôi đang đổ mồ hôi, rõ là thế, có lẽ ra mồ hôi còn nhiều hơn so với nhiệt độ và chiếc áo khoác gây ra. Tôi cũng đang cảm thấy khó chịu, có lẽ nhiều hơn một chút so với thông thường. Nhưng tôi nhìn kỹ mình trong tấm kính mà không thấy biểu hiện giật cơ nào. Hai mắt tôi vẫn giữ yên còn gương mặt bình thản. Tôi cũng không thấy hành vi lo lắng.
Nhưng hành vi là biểu hiện bên ngoài. Tôi hơi lo lắng bên trong. Điều này chắc quá rồi.
Điểm thứ bảy: hơi thở. Tôi không thở gấp. Nhưng tôi sẵn sàng chấp nhận rằng tôi đang thở mạnh hơn một chút và ổn định hơn so với thông thường. Hầu hết thời gian tôi không hề ý thức về hơi thở chút nào. Cứ là thở, tự động thôi. Một phản xạ vô điều kiện, nằm sâu trong não bộ. Nhưng bây giờ tôi có thể cảm nhận được nhịp điệu hít qua mũi và thở ra đằng miệng không ngừng. Vào, ra, vào, ra. Như cái máy. Như một người đang sử dụng thiết bị, ở dưới nước. Tôi không thể làm chậm nhịp lại. Tôi không cảm nhận được nhiều ôxy trong không khí. Nó đi vào và đi ra như khí trơ. Như khí hiếm argon hay xenon. Nó chẳng tốt cho tôi chút nào.
Điểm thứ tám: nhìn chằm chằm về phía trước. Duyệt, song tôi tự bào chữa cho mình bởi tôi dùng nó để đánh giá tất cả những điểm khác. Hoặc bởi nó là biểu tượng của sự chú ý thuần túy. Hoặc sự tập trung. Thông thường tôi nhìn quanh chứ không chằm chằm.
Điểm thứ chín: lầm rầm cầu nguyện. Không có. Tôi vẫn ngồi yên và im lặng. Miệng tôi khép, không mấp máy chút nào. Thực ra miệng tôi ngậm chặt đến mức răng phía trong đau còn cơ ở góc hàm lồi lên như quả bóng đánh gôn.
Điểm thứ mười: một cái túi to. Không có.
Điểm thứ mười một: hai tay để trong túi. Không thấy.
Điểm thứ mười hai: râu mới cạo. Không xảy ra. Vài ngày rồi tôi chưa cạo râu.
Vậy là sáu trên mười hai. Tôi có thể là kẻ đánh bom tự sát hoặc có thể là không.
Và tôi có thể là kẻ tự sát hoặc có thể là không. Tôi đăm đăm nhìn vào hình ảnh của mình trên tấm kính mà hồi tưởng lại những hình ảnh đầu tiên tôi thấy về Susan Mark: một phụ nữ đang hướng đến đoạn cuối của cuộc đời, cũng chắc chắn và quyết tâm như con tàu đang hướng đến cuối tuyến.
Tôi nhấc hai khuỷu tay khỏi đầu gối và ngồi thẳng lại. Tôi nhìn những hành khách cùng toa. Hai đàn ông, một phụ nữ. Bất kỳ ai trong họ cũng chẳng có gì đặc biệt. Con tàu lao về hướng Nam, cùng tất cả những âm thanh nó có. Luồng không khí rần rật, tiếng va đập của các khớp nối bù dưới bánh xe sắt, tiếng cọ giữa bộ gom dòng với đường ray, tiếng rên xiết của động cơ, tiếng rít lên khi các toa xe tròng trành từng toa từng toa một nối đuôi nhau qua các khúc cua dài. Tôi nhìn lại hình ảnh của mình trên ô cửa sổ tối đối diện và mỉm cười.
Tôi chống lại chúng.
Không phải lần đầu tiên.
Và cũng không phải lần cuối cùng.
Tôi xuống tàu ở phố 34 và ở trong ga. Chỉ ngồi trong cái nóng trên băng ghế gỗ mà dượt lại tất cả mọi giả thiết một lần nữa. Tôi nhớ lại bài học lịch sử của Lila Hoth về thời Đế chế Anh: khi tính toán một cuộc tấn công, điều trước tiên ta phải dự kiến là cuộc thoái lui không thể tránh. Liệu đám chỉ huy của cô ta ở quê nhà có làm theo lời khuyên thông thái ấy? Tôi cá là không. Vì hai lý do. Thứ nhất, sự cuồng tín. Các tổ chức hoạt động vì ý thức hệ không thể cân nhắc lý lẽ. Bắt đầu tư duy hợp lý là mọi thứ tan vỡ ngay. Và các tổ chức hoạt động vì ý thức hệ thích đẩy các chiến binh chân đất của chúng vào những chiến dịch không có đường ra. Để thúc đẩy sự kiên cường. Chính vì thế mà các đai thuốc nổ được khâu lại với nhau ở phía sau, chứ không phải dùng khóa kéo hay cúc bấm.
Và thứ hai, một kế hoạch thoái lui mang theo mầm mống của sự tự hủy diệt. Không thể tránh khỏi. Nơi ẩn náu thứ ba, thứ tư hay thứ năm được mua hay thuê cách đây ba tháng sẽ xuất hiện trong hồ sơ theo dõi của thành phố. Những lần đặt chỗ khách sạn chỉ để đề phòng cũng sẽ xuất hiện trong ấy. Những lượt đặt chỗ trong cùng một ngày cũng thế. Sáu trăm nhân viên điều tra liên bang đang càn quét đường phố. Tôi cho là họ sẽ chẳng tìm được gì, bởi những tay vạch kế hoạch sống ở vùng đồi núi xa xôi kia đã dự đoán trước động thái của họ. Chúng sẽ biết rằng ngay khi mùi bị phát hiện ra thì mọi dấu vết đều sẽ bị đào xới tới cùng. Chúng biết rằng về lý thuyết điểm đến an toàn duy nhất là điểm đến không nằm trong kế hoạch.
Thế nên mẹ con nhà Hoth giờ này đang lang thang ngoài đường. Cùng với toàn bộ đội của chúng. Hai nữ, mười ba nam. Chúng đã bỏ nơi ẩn náu trên phố 58 và đang chiến đấu, đang ứng phó với tình hình, đang bò dưới tầm ra đa.
Đó chính xác là nơi tôi đã sống. Chúng đang trong thế giới của tôi.
Một mất một còn.
Tôi từ dưới mặt đất đi lên quảng trường Herald, là nơi đại lộ Sáu, Broadway và phố 34 gặp nhau.
Ban ngày nơi đây lộn xộn như vườn thú. Cửa hiệu bách hóa Macy ở đây. Ban đêm nơi này không vắng vẻ, nhưng yên tĩnh. Tôi theo đại lộ Sáu đi về phía Nam rồi theo phố 33 về phía Tây và bước dọc những đường lát gạch cũ đã bạc màu nơi tôi đã trả tiền để có được một đêm duy nhất trong tuần không bị quấy rối. Khẩu MP5 nặng, cứng tì vào ngực tôi. Nhà Hoth chỉ có hai lựa chọn, ngủ ngoài phố hoặc trả tiền mua chuộc một nhân viên khuân vác hành lý trực đêm. Manhattan có vài trăm khách sạn, song có thể dễ dàng phân loại chúng thành nhiều nhóm. Hầu hết là khách sạn hạng trung trở lên, những nơi này đông nhân viên và cái trò ma kia không thể phát huy được. Hầu hết các khách sạn rẻ tiền có quy mô nhỏ. Mà đám nhà Hoth có tới mười lăm người cần nghỉ. Ít nhất năm phòng. Để tìm năm phòng trống mà không gây chú ý, phải tìm một nơi lớn. Có nhân viên bốc hành lý biến chất trực đêm một mình. Tôi biết khá rõ về New York. Tôi có thể thấu hiểu thành phố, đặc biệt từ các góc độ mà hầu hết người bình thường không xét tới. Và tôi có thể biết số các khách sạn cũ rộng lớn ở Manhattan có nhân viên bốc hành lý biến chất làm đêm một mình chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Một khách sạn nằm mãi tận phía Tây trên phố 23. Xa điểm hành động, là lợi thế nhưng cũng là một bất lợi. Nhìn chung là bất lợi nhiều hơn.
Lựa chọn thứ hai, tôi cho là thế.
Tôi đang đứng ngay cạnh lựa chọn khác duy nhất.
Đồng hồ trong đầu tôi đã nhảy sang hơn hai rưỡi sáng. Tôi đứng trong góc khuất, đợi. Tôi không muốn sớm hay muộn. Tôi muốn xác định thời điểm chính xác. Tôi có thể thấy bên trái lẫn phải xe cộ chạy về mạn trên theo đại lộ Sáu và về mạn dưới theo đại lộ Bảy. Taxi, xe tải, một số là xe dân sự, một số là xe cảnh sát, một số là xe sedan tối màu. Bản thân con phố ngang thì lại yên tĩnh.
Đến 3 giờ kém 15 tôi đẩy lưng khỏi bức tường, quành qua góc phố và tới cửa khách sạn.