Chương 20
“Oh, is that you? My son?” Chủ tịch Hoàng Tuấn Mạnh cố tình trêu chọc bằng tiếng Anh.
Quang Vinh cầm điện thoại lắc đầu. “Dạ, con đây.” Anh biết ông đang cà khịa mình.
“Khi con trai người ta gọi, họ ngầm đoán nó sẽ hỏi thăm sức khỏe của mình.” Ông nói khía. “Nhưng tôi thì biết rõ, hẳn là nó sắp nhờ vả chuyện gì đây.” Ông nhếch môi. “Tell me, son. What do you need?” Ông đang ngồi ở văn phòng.
Quang Vinh lắc đầu ngán ngẩm. “Con muốn nhờ ba một chuyện.”
“Keep going, son.” Ông Mạnh chưa muốn dừng lại việc trêu chọc này.
Anh đi thẳng vào vấn đề. “Tối mai sẽ có một buổi đấu giá từ thiện diễn ra ở khách sạn Luxury Continental. Con muốn vào trong để gặp một người, nhưng người ta bảo phải cần có giấy mời. Ba có cách nào giúp con vào trong được không?”
“Đấu giá ở Luxury Continental?” Ông chậc lưỡi. “Có vẻ đây là một buổi đấu giá kín.” Ông cười khẩy. “Muốn vào trong thì ba mày có cách đấy. Nhưng con trai này.” Ông ngồi thẳng dậy. “Người làm kinh doanh, hẳn phải biết một điều, ở đời, người ta chả bao giờ cho không cái gì cả.” Có qua, có lại, mới toại lòng nhau, người xưa chả phải đã nói như vậy sao.
Anh biết ngay ông sẽ lại giở trò. “Ba muốn con làm gì?”
Ông bĩu môi. “Chả phải anh đang ở Đức Minh sao. Tôi giúp anh tham dự được buổi đấu giá. Đổi lại, tối nay anh phải về nhà dùng cơm với gia đình.”
Anh nắm chặt tay trái khi nghe xong hai chữ “gia đình”.
Ông chơi chiêu. “Không chịu ư? Vậy anh cứ suy nghĩ đi, hồi nào quyết định thì hãy gọi lại tôi.”
Anh nghiến răng. “Dạ, được ba. Tối nay con sẽ có mặt.”
“Tốt.” Ông mừng rỡ. “Vậy để tôi dặn đầu bếp nấu mấy món anh thích. Tối nay, đúng bảy giờ.”
“Gia đình”, sao ông ta có thể dễ dàng thốt ra hai chữ như vậy. Với anh, hai chữ “gia đình” đã chết từ nhiều năm về trước, kể từ khi ông ta quyết định đi thêm bước nữa. Nếu không phải vì buổi đấu giá, còn lâu anh mới đặt chân vào ngôi nhà ấy. Những cảm xúc trong anh bắt đầu trỗi dậy, những ký ức đau thương cũng bắt đầu ùa về.
“Mẹ ơi, sao ba chưa về?” Lúc đó anh chỉ mới sáu, bảy tuổi.
Mẹ anh vỗ về. “Ừm, ba bận xử lý công việc, nên ba chưa thể về được con ạ.” Bà xoa đầu anh.
Ký ức ngày sinh nhật nối tiếp hiện lên.
“Con ước gì vậy?” Mẹ anh hỏi.
Anh nhìn mẹ. “Con ước, ba sẽ không đi làm nữa, và về ăn cơm với mẹ con mình.”
Bà không nói, chỉ khẽ cười xoa đầu anh.
Một ký ức khác hiện ra.
“Mẹ ơi, mẹ đau hả?” Anh vào phòng và thấy mẹ mình nằm miên man.
Bà gắng gượng trả lời. “Không con ạ, mẹ chỉ mệt chút thôi.”
“Để con gọi ba nhé.” Anh nói.
Bà lắc đầu. “Ba đang làm việc. Con đừng gọi làm phiền ba.”
Ký ức đau thương anh không muốn nhớ lại, cuối cùng cũng ập tới.
Anh vừa đi học về. “Mẹ ơi, con có bánh này ngon lắm này.” Anh thấy mẹ nằm im trên giường. “Mẹ ơi, mẹ.” Không thấy bà trả lời, anh liền leo lên giường. “Mẹ ơi, mẹ đau sao?” Anh hốt hoảng. “Mẹ ơi, mẹ dậy đi. Mẹ đừng làm con sợ.” Năm đó, anh mới chín tuổi.
“Chúng ta tới nơi rồi, thưa sếp.” Khải Huy vừa lái xe, vừa nói.
Thoát ra khỏi hồi tưởng, trở lại với thực tại, lúc này xe anh đang đi vào cổng biệt thự, nơi ông ta gọi là “nhà”. Từ hai cánh cổng lớn, nơi gắn nhiều camera và một chốt bảo vệ, xe anh chầm chậm tiến vào. Qua nhiều hàng cây trong khuôn viên trước sân, xe đi một đoạn rồi cũng tới nơi. Chả khác gì đang đi vào khu nghĩ dưỡng vậy.
Bước ra ngoài, điều đầu tiên trong tâm trí anh hiện lên, đó là kích thước rộng lớn của khu biệt thự, anh nhẩm tính phải đến gần ngàn mét vuông. “Cậu đi chơi đi, chút nữa, tôi sẽ tự bắt taxi về.”
“Dạ, để em chạy tới đón sếp.” Khải Huy muốn như vậy.
Anh lắc đầu. “Thôi khỏi, phiền lắm. Mai gặp lại.”
“Dạ vâng.” Nghe vậy Khải Huy cũng đành miễn cưỡng.
Một bác mang âu phục cúi người, chìa tay về phía trước. “Mời cậu chủ vào nhà.”
“Cảm ơn bác.” Anh nghĩ bác này chắc là quản gia. Đảo mắt một lượt, đội ngũ người giúp việc có vẻ khá đông, mới trước cửa ra vào, anh đã thấy hai người đang đứng.
“Chú là ai dạ?” Một cô nhóc bất ngờ lên tiếng.
Vừa bước lên bậc thang được vài bậc, anh đã thấy một cô nhóc mang chiếc đầm trắng lao ra chặn đường. Anh ngầm đoán cô nhóc khoảng năm, sáu tuổi và anh nghĩ đứa nhóc này chắc là con gái của ông ta. Người em cùng cha, khác bà ngoại với anh.
“Chú tới đây làm gì?” Cô nhóc ngước mắt hỏi.
“Tiểu thư.” Chú quản gia đứng phía sau gọi.
Anh nhếch môi. “Ăn cơm.” Nhìn kỹ, anh thấy đôi mắt cô nhóc nhìn anh trông thật đẹp. Đen nhánh, long lanh, chả khác gì anh năm xưa cả.
“Chú cầm gì vậy?” Cô nhóc tò mò.
Anh đáp ngắn gọn. “Rượu.”
“Con không thích rượu.” Cô nhóc nói ngay.
Anh chả biết vì sao mình lại thích chịu đựng, nhẫn nại trả lời cô nhóc này từng câu như vậy. “Thế nhóc thích gì?” Vì huyết thống đang chảy trong người, hay vì anh thích trẻ con.
“Nước ngọt.” Vừa trả lời, cô nhóc vừa đung đưa.
“Vân.” Một người phụ nữ xuất hiện khẽ cúi đầu. “Chào cậu.”
Gương mặt anh tối xầm lại khi thấy người phụ nữ ấy. Phải nói sao nhỉ, vợ kế ba anh, người đồng sự phá vỡ hai từ “gia đình”, và thừa hưởng những gì mẹ anh đáng ra phải là người nhận.
Cô nhóc chạy lại phía mẹ mình. “Mẹ, chú ấy bảo tới nhà ăn cơm.”
Người phụ nữ nhắc nhở. “Không phải là chú. Con phải gọi là anh.”
Anh nghiến răng bước nhanh vào nhà.
“Anh á?” Cô nhóc hỏi.
Bà ừm một tiếng rồi xoa đầu cô nhóc.
“Anh tới rồi ư?” Ông Mạnh nói khi thấy con trai bước vào.
Anh bĩu môi. “Bảy giờ. Chả phải vừa kịp lúc sao?”
“Đi.” Ông nói. “Ăn cơm thôi.” Vừa ngồi xuống bàn, ông đã hỏi. “Anh đem chai gì tới vậy?”
“Macallan Oscuro.” Anh nói thật. “Con chả rành về rượu, nên mua đại.”
Ông cầm chai rượu lên xem. “Tới ăn được rồi. Cần gì phải mua quà.”
“Phải mua chứ.” Anh nói. “Vậy mới đúng lễ nghĩa.” Như vậy, bữa ăn này cũng như những bữa ăn tiếp khách bình thường. Anh không muốn nó phải mang một ý nghĩa như bữa cơm gia đình.
“Có vẻ đây là lần đầu tiên, anh mua quà cho ba anh nhỉ?” Ông nói khía.
Anh im lặng không nói.
“Anh.” Cô nhóc lại đi tới. “Mẹ bảo con phải gọi chú bằng anh.”
Anh nhìn xuống. “Vậy sao?” Cô nhóc tự nhiên nhìn anh cười. Cảm giác này với anh thật lạ lẫm. Máu mủ, huyết thống, tình thương gia đình, đó có phải là sợi dây liên kết cảm xúc của anh và cô bé, điều mà người ta hay nói đến.
“Đúng rồi.” Ông Mạnh bế cô nhóc ngồi lên trên đùi. “Anh trai con đấy, nên con phải gọi bằng anh chứ.”
“Anh trai con á?” Cô nhóc thắc mắc. “Vậy sao trước giờ anh ấy không ở chung với chúng ta?”
Anh hít một hơi thật sâu và nhìn đi chỗ khác. Có vẻ phòng ăn lớn thật, toàn những nột thất đắt tiền. Nếu anh đoán không lầm, chiếc đèn trần pha lê này phải lên tới hơn trăm ngàn USD. Anh đã từng tới một khách sạn sang trọng ở Mỹ, ở đó, người ta cũng trang trí chiếc đèn trần này. Nob Ele, thương hiệu đèn xa xỉ và đắt tiền, không thể lạc vào đâu được.
Trong khi đó, ông Mạnh giải thích cho cô nhóc. “Anh con phải làm việc ở Thanh Hải, một nơi xa lắm, nên không thể ở chung với chúng ta được.” Ông tò mò. “Anh nhìn gì vậy? Thấy lạ lẫm lắm sao?”
Anh nói khía. “Lạ chứ ba. Xưa giờ con với mẹ chỉ ở trong một căn phòng chưa tới tám mươi mét vuông. Giờ ở trong ngôi biệt thự rộng lớn, xa hoa, dát vàng, đính kim cương như thế này, phải ngộp chứ.”
“Bỏ cái giọng đó đi.” Ông không thích xỉa xói như vậy, nhất là lôi người vợ đã mất của ông ra. Có thể ông không phải là một người chồng tốt, nhưng ông vẫn tôn trọng bà ấy và có sĩ diện của riêng mình.
Cô nhóc vô tư lên tiếng. “Sao anh không dọn về đây sống chung với mọi người?”
Anh chả biết nói gì.
“Anh hai.” Cô nhóc cười và chỉ tay. “Anh trai của tụi mình nè.”
Một cậu nhóc xuất hiện và vòng tay lại. “Em chào anh ạ.”
Là cậu nhóc trước kia anh từng gặp đôi lần. Anh đoán năm nay cu cậu chắc tầm khoảng mười ba, mười bốn tuổi. Là một người lớn, anh phải đáp lại lời chào và một cái gật đầu nhẹ, đó chính là câu trả lời. Con nít không có tội, người lớn mới chính là những kẻ gây nên.
Không như cô nhóc, cảm xúc của anh với cậu nhóc này là một trạng thái đối lập lại hoàn toàn. Ghen tuông, đố kỵ, phẫn nộ, tức giận, những cung bậc cảm xúc ích kỷ, nhỏ nhen được hình thành này, chính là vì những gì cậu nhóc đang được nhận và được thừa hưởng. Một ngôi nhà lớn, một gia đình hạnh phúc đầy tiếng cười, những bữa cơm gia đình, sự chăm sóc yêu thương của người cha, sự bao bọc của người mẹ, những thứ đáng ra phải thuộc về anh, chứ không phải là một thằng nhóc ngồi đối diện.
“Vân.” Vợ ông Mạnh, bà Mỹ Liên nói. “Qua đây ngồi với mẹ.”
“Không.” Cô nhóc không chịu. “Con thích ngồi với anh.”
Bà chậc lưỡi. “Nghe mẹ nói không?”
“Thôi, để nó ngồi với anh cũng được.”
Quản gia Sơn kéo ghế ra. “Tiểu thư ngồi đây nhé.”
“Dạ.” Cô nhóc nói. “Con cảm ơn bác.”
Tại sao lại thích ngồi gần anh, cô nhóc nghịch ngợm này liên tục sáp vào anh và nở một nụ cười khiến anh không thể nào ghét bỏ.
“Chúng ta ăn cơm thôi.” Ông Mạnh cầm đũa lên.
“Con mời cả nhà ăn cơm.” Cậu nhóc lên tiếng.
Cô nhóc cũng nói theo. “Con mời cả nhà ăn cơm.” Cô mỉm cười. “Em mời anh ăn cơm.”
Anh ừm một tiếng. “Nhóc cũng ăn đi.”
“Nhìn nó kìa, mới gặp nhau mà quấn quýt như thân quen lắm vậy.” Ông Mạnh cười. “Nhìn hai đứa như đúc từ một khuôn ra, chú Sơn nhỉ?”
Quản gia Sơn mỉm cười. “Dạ vâng.” Nhìn kỹ, ông thấy cả ba anh em đều giống nhau và có nét của người cha.
Anh nghe thấy, tuy không thích nhưng không muốn lên tiếng trả treo lại. Chỉ muốn im lặng cầm đũa, cố gắng nhanh chóng kết thúc bữa cơm mệt mỏi và bực bội này.
“Anh cần gặp ai, mà cần phải tham gia vào buổi đấu giá?” Sau bữa cơm, ông Mạnh cầm ly rượu ra ngoài sân cùng với con trai.
Anh nhấp nhẹ chút rượu. “Một người bạn cũ, thưa ba.”
Ông bĩu môi. “Chắc anh đã làm gì khiến nó tổn thương hay tức giận, nên nó không muốn gặp anh chứ gì?”
“Chắc vậy, ba ạ.” Anh thở dài rồi sực nhớ. “Ba bảo có cách kiếm được giấy mời, đó là cách gì vậy?”
Ông bĩu môi. “Cần gì phải giấy mời. Anh chỉ cần tới và nói tên tôi là được.”
“Ba nói gì?” Anh há hốc ngạc nhiên.
Ông nhếch môi. “Anh không biết, tên ba anh là một đặc quyền sao?”
Anh cười khẩy rồi nốc cạn ly rượu trên tay. “Ba nói thật chứ?” Một câu chuyện như đùa và anh thì lại không thích đùa, nhất là trong công việc.
“Anh không tin?” Ông lắc đầu đầy hàm ý chê bai và móc điện thoại ra. “Thư ký Hưng, cậu liên lạc với ban tổ chức đấu giá từ thiện của bên quỹ C.C.F và bảo tôi sẽ tới tham dự.” Ông nói. “Không, tôi không đến. Con trai tôi sẽ đến thay. Hoàng Quang Vinh, vậy nhé.” Ông cúp máy.
Anh khẽ cười. “Tên ba có uy quyền đến như vậy sao?”
Ông nhếch môi. “Ba cái buổi đấu giá tầm thường bên quỹ C.C.F ấy, ta đến là vinh dự cho họ lắm rồi.”
Anh tò mò. “Sao ba biết là quỹ C.C.F tổ chức?” C.C.F là viết tắt của từ “Children Charity Fund”, tạm dịch đơn giản là “Quỹ Từ Thiện Trẻ Em”.
“Thư ký Hưng tìm hiểu.” Ông nói thật. “Họ từng mời chúng ta tham dự nhiều lần, nhưng ta đều từ chối.”
“Con nghe nói có những chính trị gia cũng tham gia mà, ba không mở rộng quan hệ với họ sao?” Anh thắc mắc.
Ông cười khẩy. “Ba mày chơi với những người lớn hơn.”
Giờ thì anh đã biết.
“Anh.” Cô nhóc lại chạy đến. “Mẹ bảo em tối không được ăn kẹo. Em cho anh này.”
Anh nhận lấy và thấy trên tay là viên kẹo mềm hương dâu. Cô nhóc mới đó đã lật đật chạy ra ngoài sân chơi cùng với thằng nhóc kia.
“Nó cũng thích chơi bóng rổ như anh.” Ông Mạnh khẽ cười. “Anh ra chơi với mấy đứa nhỏ cho vui.”
“Con say rồi ba ạ.” Anh viện cớ.
Ông thừa hiểu nên liền nói. “Thật ra, tôi không muốn anh phải hiểu cho tôi, hay tôi cũng không muốn phải giải thích, hay thanh minh này nọ với anh làm gì. Tôi chỉ muốn nói rõ với anh một điều.”
Điều gì, anh cũng đang tò mò lắng nghe đây.
Ông nhìn sang con mình. “Phong nó thích vẽ, nên sau này nó sẽ theo học hội họa. Vân thì tất nhiên tôi sẽ không cho nó tham gia vào việc kinh doanh của gia đình. Nên tất cả mọi thứ sau này đều sẽ thuộc về anh.”
Anh hơi ngạc nhiên và cũng chưa tin lắm. Mụ phù thủy ở trong đó, liệu có bằng lòng với những điều này, khi những đứa con của mụ sẽ không được thừa hưởng gì từ đống tài sản kếch xù mà ba nó để lại.
Ông mong muốn. “Do vậy anh đừng sợ tôi sẽ chia phần, hay tụi nó sau này sẽ tranh giành tập đoàn với anh. Nên anh có thể mở lòng ra một chút, thoải mái hơn một chút, thỉnh thoảng nói vài ba câu với tụi nó. Vậy là được rồi.”
Anh biết là tụi nhóc còn nhỏ, tụi nó chả biết gì và quan trọng đây cũng không phải là lỗi của tụi nó. Lỗi của người lớn, anh biết vậy nhưng cảm xúc của anh hiện giờ vẫn có một khoảng lặng, vẫn có một bức tường ngăn cách khiến anh không thoải mái khi ở gần cái gia đình này.
Anh đặt ly rượu xuống chiếc bàn gần đó. “Thôi con cũng say rồi, con về khách sạn trước đây.”
Ông nghĩ nên vậy. “Để tôi gọi tài xế đưa anh về. Đừng gọi taxi.”
Cậu nhóc đang chơi với em, thấy anh Vinh lên xe đi khỏi mà lòng cảm thấy quạnh hiu. Đôi mắt cậu vẫn ngước theo chiếc xe, đến khi nó rời khỏi tầm mắt, mặc cho cô em gái đứng bên cạnh nhảy nhót đòi chơi đùa.
“Em cho anh này”, vừa nhớ câu nói của cô nhóc, anh vừa nhìn chiếc kẹo trong tay. Tại sao lại thân thuộc với anh như vậy, tại sao phải cười đùa như thể đã thân quen từ lâu. Là người mẹ đó dặn, hay đó chỉ là những cử chỉ vô tư thân thương của tình thân ruột. Cất chiếc kẹo vào túi áo khoác, ngã đầu ra phía sau ghế, anh nhắm mắt thở dài như muốn quên đi mọi thứ. Vì anh biết, trong sâu thẳm, thứ anh muốn năm xưa và cả bây giờ, chỉ là một gia đình đầm ấm và hạnh phúc như vậy.
Như André Maurois đã từng nói, “without a family, man, alone in the world, trembles with the cold”, khi không có gia đình, người đàn ông trở nên cô độc giữa thế giới và run rẩy trước giá lạnh.
Anh cảm thấy hiu quạnh, lạnh lẽo, cô đơn trong chính thế giới mình đang sống.
Quang Vinh cầm điện thoại lắc đầu. “Dạ, con đây.” Anh biết ông đang cà khịa mình.
“Khi con trai người ta gọi, họ ngầm đoán nó sẽ hỏi thăm sức khỏe của mình.” Ông nói khía. “Nhưng tôi thì biết rõ, hẳn là nó sắp nhờ vả chuyện gì đây.” Ông nhếch môi. “Tell me, son. What do you need?” Ông đang ngồi ở văn phòng.
Quang Vinh lắc đầu ngán ngẩm. “Con muốn nhờ ba một chuyện.”
“Keep going, son.” Ông Mạnh chưa muốn dừng lại việc trêu chọc này.
Anh đi thẳng vào vấn đề. “Tối mai sẽ có một buổi đấu giá từ thiện diễn ra ở khách sạn Luxury Continental. Con muốn vào trong để gặp một người, nhưng người ta bảo phải cần có giấy mời. Ba có cách nào giúp con vào trong được không?”
“Đấu giá ở Luxury Continental?” Ông chậc lưỡi. “Có vẻ đây là một buổi đấu giá kín.” Ông cười khẩy. “Muốn vào trong thì ba mày có cách đấy. Nhưng con trai này.” Ông ngồi thẳng dậy. “Người làm kinh doanh, hẳn phải biết một điều, ở đời, người ta chả bao giờ cho không cái gì cả.” Có qua, có lại, mới toại lòng nhau, người xưa chả phải đã nói như vậy sao.
Anh biết ngay ông sẽ lại giở trò. “Ba muốn con làm gì?”
Ông bĩu môi. “Chả phải anh đang ở Đức Minh sao. Tôi giúp anh tham dự được buổi đấu giá. Đổi lại, tối nay anh phải về nhà dùng cơm với gia đình.”
Anh nắm chặt tay trái khi nghe xong hai chữ “gia đình”.
Ông chơi chiêu. “Không chịu ư? Vậy anh cứ suy nghĩ đi, hồi nào quyết định thì hãy gọi lại tôi.”
Anh nghiến răng. “Dạ, được ba. Tối nay con sẽ có mặt.”
“Tốt.” Ông mừng rỡ. “Vậy để tôi dặn đầu bếp nấu mấy món anh thích. Tối nay, đúng bảy giờ.”
“Gia đình”, sao ông ta có thể dễ dàng thốt ra hai chữ như vậy. Với anh, hai chữ “gia đình” đã chết từ nhiều năm về trước, kể từ khi ông ta quyết định đi thêm bước nữa. Nếu không phải vì buổi đấu giá, còn lâu anh mới đặt chân vào ngôi nhà ấy. Những cảm xúc trong anh bắt đầu trỗi dậy, những ký ức đau thương cũng bắt đầu ùa về.
“Mẹ ơi, sao ba chưa về?” Lúc đó anh chỉ mới sáu, bảy tuổi.
Mẹ anh vỗ về. “Ừm, ba bận xử lý công việc, nên ba chưa thể về được con ạ.” Bà xoa đầu anh.
Ký ức ngày sinh nhật nối tiếp hiện lên.
“Con ước gì vậy?” Mẹ anh hỏi.
Anh nhìn mẹ. “Con ước, ba sẽ không đi làm nữa, và về ăn cơm với mẹ con mình.”
Bà không nói, chỉ khẽ cười xoa đầu anh.
Một ký ức khác hiện ra.
“Mẹ ơi, mẹ đau hả?” Anh vào phòng và thấy mẹ mình nằm miên man.
Bà gắng gượng trả lời. “Không con ạ, mẹ chỉ mệt chút thôi.”
“Để con gọi ba nhé.” Anh nói.
Bà lắc đầu. “Ba đang làm việc. Con đừng gọi làm phiền ba.”
Ký ức đau thương anh không muốn nhớ lại, cuối cùng cũng ập tới.
Anh vừa đi học về. “Mẹ ơi, con có bánh này ngon lắm này.” Anh thấy mẹ nằm im trên giường. “Mẹ ơi, mẹ.” Không thấy bà trả lời, anh liền leo lên giường. “Mẹ ơi, mẹ đau sao?” Anh hốt hoảng. “Mẹ ơi, mẹ dậy đi. Mẹ đừng làm con sợ.” Năm đó, anh mới chín tuổi.
“Chúng ta tới nơi rồi, thưa sếp.” Khải Huy vừa lái xe, vừa nói.
Thoát ra khỏi hồi tưởng, trở lại với thực tại, lúc này xe anh đang đi vào cổng biệt thự, nơi ông ta gọi là “nhà”. Từ hai cánh cổng lớn, nơi gắn nhiều camera và một chốt bảo vệ, xe anh chầm chậm tiến vào. Qua nhiều hàng cây trong khuôn viên trước sân, xe đi một đoạn rồi cũng tới nơi. Chả khác gì đang đi vào khu nghĩ dưỡng vậy.
Bước ra ngoài, điều đầu tiên trong tâm trí anh hiện lên, đó là kích thước rộng lớn của khu biệt thự, anh nhẩm tính phải đến gần ngàn mét vuông. “Cậu đi chơi đi, chút nữa, tôi sẽ tự bắt taxi về.”
“Dạ, để em chạy tới đón sếp.” Khải Huy muốn như vậy.
Anh lắc đầu. “Thôi khỏi, phiền lắm. Mai gặp lại.”
“Dạ vâng.” Nghe vậy Khải Huy cũng đành miễn cưỡng.
Một bác mang âu phục cúi người, chìa tay về phía trước. “Mời cậu chủ vào nhà.”
“Cảm ơn bác.” Anh nghĩ bác này chắc là quản gia. Đảo mắt một lượt, đội ngũ người giúp việc có vẻ khá đông, mới trước cửa ra vào, anh đã thấy hai người đang đứng.
“Chú là ai dạ?” Một cô nhóc bất ngờ lên tiếng.
Vừa bước lên bậc thang được vài bậc, anh đã thấy một cô nhóc mang chiếc đầm trắng lao ra chặn đường. Anh ngầm đoán cô nhóc khoảng năm, sáu tuổi và anh nghĩ đứa nhóc này chắc là con gái của ông ta. Người em cùng cha, khác bà ngoại với anh.
“Chú tới đây làm gì?” Cô nhóc ngước mắt hỏi.
“Tiểu thư.” Chú quản gia đứng phía sau gọi.
Anh nhếch môi. “Ăn cơm.” Nhìn kỹ, anh thấy đôi mắt cô nhóc nhìn anh trông thật đẹp. Đen nhánh, long lanh, chả khác gì anh năm xưa cả.
“Chú cầm gì vậy?” Cô nhóc tò mò.
Anh đáp ngắn gọn. “Rượu.”
“Con không thích rượu.” Cô nhóc nói ngay.
Anh chả biết vì sao mình lại thích chịu đựng, nhẫn nại trả lời cô nhóc này từng câu như vậy. “Thế nhóc thích gì?” Vì huyết thống đang chảy trong người, hay vì anh thích trẻ con.
“Nước ngọt.” Vừa trả lời, cô nhóc vừa đung đưa.
“Vân.” Một người phụ nữ xuất hiện khẽ cúi đầu. “Chào cậu.”
Gương mặt anh tối xầm lại khi thấy người phụ nữ ấy. Phải nói sao nhỉ, vợ kế ba anh, người đồng sự phá vỡ hai từ “gia đình”, và thừa hưởng những gì mẹ anh đáng ra phải là người nhận.
Cô nhóc chạy lại phía mẹ mình. “Mẹ, chú ấy bảo tới nhà ăn cơm.”
Người phụ nữ nhắc nhở. “Không phải là chú. Con phải gọi là anh.”
Anh nghiến răng bước nhanh vào nhà.
“Anh á?” Cô nhóc hỏi.
Bà ừm một tiếng rồi xoa đầu cô nhóc.
“Anh tới rồi ư?” Ông Mạnh nói khi thấy con trai bước vào.
Anh bĩu môi. “Bảy giờ. Chả phải vừa kịp lúc sao?”
“Đi.” Ông nói. “Ăn cơm thôi.” Vừa ngồi xuống bàn, ông đã hỏi. “Anh đem chai gì tới vậy?”
“Macallan Oscuro.” Anh nói thật. “Con chả rành về rượu, nên mua đại.”
Ông cầm chai rượu lên xem. “Tới ăn được rồi. Cần gì phải mua quà.”
“Phải mua chứ.” Anh nói. “Vậy mới đúng lễ nghĩa.” Như vậy, bữa ăn này cũng như những bữa ăn tiếp khách bình thường. Anh không muốn nó phải mang một ý nghĩa như bữa cơm gia đình.
“Có vẻ đây là lần đầu tiên, anh mua quà cho ba anh nhỉ?” Ông nói khía.
Anh im lặng không nói.
“Anh.” Cô nhóc lại đi tới. “Mẹ bảo con phải gọi chú bằng anh.”
Anh nhìn xuống. “Vậy sao?” Cô nhóc tự nhiên nhìn anh cười. Cảm giác này với anh thật lạ lẫm. Máu mủ, huyết thống, tình thương gia đình, đó có phải là sợi dây liên kết cảm xúc của anh và cô bé, điều mà người ta hay nói đến.
“Đúng rồi.” Ông Mạnh bế cô nhóc ngồi lên trên đùi. “Anh trai con đấy, nên con phải gọi bằng anh chứ.”
“Anh trai con á?” Cô nhóc thắc mắc. “Vậy sao trước giờ anh ấy không ở chung với chúng ta?”
Anh hít một hơi thật sâu và nhìn đi chỗ khác. Có vẻ phòng ăn lớn thật, toàn những nột thất đắt tiền. Nếu anh đoán không lầm, chiếc đèn trần pha lê này phải lên tới hơn trăm ngàn USD. Anh đã từng tới một khách sạn sang trọng ở Mỹ, ở đó, người ta cũng trang trí chiếc đèn trần này. Nob Ele, thương hiệu đèn xa xỉ và đắt tiền, không thể lạc vào đâu được.
Trong khi đó, ông Mạnh giải thích cho cô nhóc. “Anh con phải làm việc ở Thanh Hải, một nơi xa lắm, nên không thể ở chung với chúng ta được.” Ông tò mò. “Anh nhìn gì vậy? Thấy lạ lẫm lắm sao?”
Anh nói khía. “Lạ chứ ba. Xưa giờ con với mẹ chỉ ở trong một căn phòng chưa tới tám mươi mét vuông. Giờ ở trong ngôi biệt thự rộng lớn, xa hoa, dát vàng, đính kim cương như thế này, phải ngộp chứ.”
“Bỏ cái giọng đó đi.” Ông không thích xỉa xói như vậy, nhất là lôi người vợ đã mất của ông ra. Có thể ông không phải là một người chồng tốt, nhưng ông vẫn tôn trọng bà ấy và có sĩ diện của riêng mình.
Cô nhóc vô tư lên tiếng. “Sao anh không dọn về đây sống chung với mọi người?”
Anh chả biết nói gì.
“Anh hai.” Cô nhóc cười và chỉ tay. “Anh trai của tụi mình nè.”
Một cậu nhóc xuất hiện và vòng tay lại. “Em chào anh ạ.”
Là cậu nhóc trước kia anh từng gặp đôi lần. Anh đoán năm nay cu cậu chắc tầm khoảng mười ba, mười bốn tuổi. Là một người lớn, anh phải đáp lại lời chào và một cái gật đầu nhẹ, đó chính là câu trả lời. Con nít không có tội, người lớn mới chính là những kẻ gây nên.
Không như cô nhóc, cảm xúc của anh với cậu nhóc này là một trạng thái đối lập lại hoàn toàn. Ghen tuông, đố kỵ, phẫn nộ, tức giận, những cung bậc cảm xúc ích kỷ, nhỏ nhen được hình thành này, chính là vì những gì cậu nhóc đang được nhận và được thừa hưởng. Một ngôi nhà lớn, một gia đình hạnh phúc đầy tiếng cười, những bữa cơm gia đình, sự chăm sóc yêu thương của người cha, sự bao bọc của người mẹ, những thứ đáng ra phải thuộc về anh, chứ không phải là một thằng nhóc ngồi đối diện.
“Vân.” Vợ ông Mạnh, bà Mỹ Liên nói. “Qua đây ngồi với mẹ.”
“Không.” Cô nhóc không chịu. “Con thích ngồi với anh.”
Bà chậc lưỡi. “Nghe mẹ nói không?”
“Thôi, để nó ngồi với anh cũng được.”
Quản gia Sơn kéo ghế ra. “Tiểu thư ngồi đây nhé.”
“Dạ.” Cô nhóc nói. “Con cảm ơn bác.”
Tại sao lại thích ngồi gần anh, cô nhóc nghịch ngợm này liên tục sáp vào anh và nở một nụ cười khiến anh không thể nào ghét bỏ.
“Chúng ta ăn cơm thôi.” Ông Mạnh cầm đũa lên.
“Con mời cả nhà ăn cơm.” Cậu nhóc lên tiếng.
Cô nhóc cũng nói theo. “Con mời cả nhà ăn cơm.” Cô mỉm cười. “Em mời anh ăn cơm.”
Anh ừm một tiếng. “Nhóc cũng ăn đi.”
“Nhìn nó kìa, mới gặp nhau mà quấn quýt như thân quen lắm vậy.” Ông Mạnh cười. “Nhìn hai đứa như đúc từ một khuôn ra, chú Sơn nhỉ?”
Quản gia Sơn mỉm cười. “Dạ vâng.” Nhìn kỹ, ông thấy cả ba anh em đều giống nhau và có nét của người cha.
Anh nghe thấy, tuy không thích nhưng không muốn lên tiếng trả treo lại. Chỉ muốn im lặng cầm đũa, cố gắng nhanh chóng kết thúc bữa cơm mệt mỏi và bực bội này.
“Anh cần gặp ai, mà cần phải tham gia vào buổi đấu giá?” Sau bữa cơm, ông Mạnh cầm ly rượu ra ngoài sân cùng với con trai.
Anh nhấp nhẹ chút rượu. “Một người bạn cũ, thưa ba.”
Ông bĩu môi. “Chắc anh đã làm gì khiến nó tổn thương hay tức giận, nên nó không muốn gặp anh chứ gì?”
“Chắc vậy, ba ạ.” Anh thở dài rồi sực nhớ. “Ba bảo có cách kiếm được giấy mời, đó là cách gì vậy?”
Ông bĩu môi. “Cần gì phải giấy mời. Anh chỉ cần tới và nói tên tôi là được.”
“Ba nói gì?” Anh há hốc ngạc nhiên.
Ông nhếch môi. “Anh không biết, tên ba anh là một đặc quyền sao?”
Anh cười khẩy rồi nốc cạn ly rượu trên tay. “Ba nói thật chứ?” Một câu chuyện như đùa và anh thì lại không thích đùa, nhất là trong công việc.
“Anh không tin?” Ông lắc đầu đầy hàm ý chê bai và móc điện thoại ra. “Thư ký Hưng, cậu liên lạc với ban tổ chức đấu giá từ thiện của bên quỹ C.C.F và bảo tôi sẽ tới tham dự.” Ông nói. “Không, tôi không đến. Con trai tôi sẽ đến thay. Hoàng Quang Vinh, vậy nhé.” Ông cúp máy.
Anh khẽ cười. “Tên ba có uy quyền đến như vậy sao?”
Ông nhếch môi. “Ba cái buổi đấu giá tầm thường bên quỹ C.C.F ấy, ta đến là vinh dự cho họ lắm rồi.”
Anh tò mò. “Sao ba biết là quỹ C.C.F tổ chức?” C.C.F là viết tắt của từ “Children Charity Fund”, tạm dịch đơn giản là “Quỹ Từ Thiện Trẻ Em”.
“Thư ký Hưng tìm hiểu.” Ông nói thật. “Họ từng mời chúng ta tham dự nhiều lần, nhưng ta đều từ chối.”
“Con nghe nói có những chính trị gia cũng tham gia mà, ba không mở rộng quan hệ với họ sao?” Anh thắc mắc.
Ông cười khẩy. “Ba mày chơi với những người lớn hơn.”
Giờ thì anh đã biết.
“Anh.” Cô nhóc lại chạy đến. “Mẹ bảo em tối không được ăn kẹo. Em cho anh này.”
Anh nhận lấy và thấy trên tay là viên kẹo mềm hương dâu. Cô nhóc mới đó đã lật đật chạy ra ngoài sân chơi cùng với thằng nhóc kia.
“Nó cũng thích chơi bóng rổ như anh.” Ông Mạnh khẽ cười. “Anh ra chơi với mấy đứa nhỏ cho vui.”
“Con say rồi ba ạ.” Anh viện cớ.
Ông thừa hiểu nên liền nói. “Thật ra, tôi không muốn anh phải hiểu cho tôi, hay tôi cũng không muốn phải giải thích, hay thanh minh này nọ với anh làm gì. Tôi chỉ muốn nói rõ với anh một điều.”
Điều gì, anh cũng đang tò mò lắng nghe đây.
Ông nhìn sang con mình. “Phong nó thích vẽ, nên sau này nó sẽ theo học hội họa. Vân thì tất nhiên tôi sẽ không cho nó tham gia vào việc kinh doanh của gia đình. Nên tất cả mọi thứ sau này đều sẽ thuộc về anh.”
Anh hơi ngạc nhiên và cũng chưa tin lắm. Mụ phù thủy ở trong đó, liệu có bằng lòng với những điều này, khi những đứa con của mụ sẽ không được thừa hưởng gì từ đống tài sản kếch xù mà ba nó để lại.
Ông mong muốn. “Do vậy anh đừng sợ tôi sẽ chia phần, hay tụi nó sau này sẽ tranh giành tập đoàn với anh. Nên anh có thể mở lòng ra một chút, thoải mái hơn một chút, thỉnh thoảng nói vài ba câu với tụi nó. Vậy là được rồi.”
Anh biết là tụi nhóc còn nhỏ, tụi nó chả biết gì và quan trọng đây cũng không phải là lỗi của tụi nó. Lỗi của người lớn, anh biết vậy nhưng cảm xúc của anh hiện giờ vẫn có một khoảng lặng, vẫn có một bức tường ngăn cách khiến anh không thoải mái khi ở gần cái gia đình này.
Anh đặt ly rượu xuống chiếc bàn gần đó. “Thôi con cũng say rồi, con về khách sạn trước đây.”
Ông nghĩ nên vậy. “Để tôi gọi tài xế đưa anh về. Đừng gọi taxi.”
Cậu nhóc đang chơi với em, thấy anh Vinh lên xe đi khỏi mà lòng cảm thấy quạnh hiu. Đôi mắt cậu vẫn ngước theo chiếc xe, đến khi nó rời khỏi tầm mắt, mặc cho cô em gái đứng bên cạnh nhảy nhót đòi chơi đùa.
“Em cho anh này”, vừa nhớ câu nói của cô nhóc, anh vừa nhìn chiếc kẹo trong tay. Tại sao lại thân thuộc với anh như vậy, tại sao phải cười đùa như thể đã thân quen từ lâu. Là người mẹ đó dặn, hay đó chỉ là những cử chỉ vô tư thân thương của tình thân ruột. Cất chiếc kẹo vào túi áo khoác, ngã đầu ra phía sau ghế, anh nhắm mắt thở dài như muốn quên đi mọi thứ. Vì anh biết, trong sâu thẳm, thứ anh muốn năm xưa và cả bây giờ, chỉ là một gia đình đầm ấm và hạnh phúc như vậy.
Như André Maurois đã từng nói, “without a family, man, alone in the world, trembles with the cold”, khi không có gia đình, người đàn ông trở nên cô độc giữa thế giới và run rẩy trước giá lạnh.
Anh cảm thấy hiu quạnh, lạnh lẽo, cô đơn trong chính thế giới mình đang sống.