Chương : 12
Ngày tiếp theo mặt trời ló dạng ấm áp và tuyệt đẹp, kèm theo là cái oi bức đầu tiên báo hiệu mùa hè sắp đến. Đầu chiều hôm ấy, những đám mây từng rất rõ rệt vào ban sáng giờ thu hẹp lại thành những đám khói trắng trong mờ, hầu như không thể nhìn rõ trên bầu trời xanh rực rỡ, mặt trời treo cao như một viên đá quý màu vàng cực đại nơi chính giữa.
Giữa hai hàng hoa rộng chạy dọc lối đi trước lâu đài Crofton, những con ong chuyên tâm hút mật, không mảy may quan tâm đến sự hiện diện đầy tính xâm phạm và ầm ĩ của những khách du lịch đang chen lấn, vui vẻ tán gẫu đợi chuyến tham quan bắt đầu lúc một giờ mười lăm phút.
Bên cạnh tôi, trên bãi cỏ, Geoff ngừng bước và cúi xuống buộc lại dây giày, ném một ánh nhìn đánh giá về phía đám đông râm ran.
“Thứ Bảy luôn là ngày làm việc thành công nhất của chúng tôi”, anh nói. “Tốt hơn hết chúng ta nên đợi họ xuất phát khoảng mười lăm phút rồi hẵng đi, có vậy những người tụt lại đoàn tham quan mới không nhập vào với hai chúng ta.” Anh đứng dậy và mỉm cười. “Cô có muốn tản bộ quanh vườn hồng không?”
Một tuần trôi qua vẫn không làm giảm bớt lực sát thương của nụ cười đó. Vài đôi mắt tò mò nhìn theo khi chúng tôi băng qua bãi cỏ trước mặt, nhưng đó là sự tò mò vu vơ, tôi nghi ngờ bất cứ ai trong các vị khách tham quan có thể nhận ra người đàn ông trẻ tuổi đẹp trai mặc tùy tiện một bộ đồ jean cùng áo Polo đỏ tươi thực tế chính là ông chủ của lâu đài Crofton.
Nhưng họ cũng có thể tự hỏi tôi là đứa quái quỷ nào. Geoff nghe có vẻ quá trang trọng trên điện thoại ngày hôm qua nên tự tôi vô tình cũng cho rằng chuyến tham quan này có vẻ cầu kỳ. Tôi đã chọn từ tủ quần áo của mình một chiếc váy có hình những cánh hoa sang trọng, một chiếc áo lụa màu kem và đôi giày Ý đắt đỏ đến lố lăng với phần gót ngu ngốc cắm phập lên lớp cỏ mềm với từng bước chân. Để giữ mình khỏi bị lún xuống, tôi phải đi cà giật để dồn hết trọng lượng lên mũi chân. Tôi thầm cảm ơn Geoffey de Mornay, người rất hào hiệp tha thứ cho sai lầm của tôi, đã đi chậm lại cho tôi theo kịp.
Tôi phát hiện ra vườn hồng chiếm một vị trí đáng kể trên bãi cỏ gần bức tường phía bắc ngăn cách nghĩa địa nhà thờ khỏi đất đai của trang viên. Vươn sừng sững trên bầu trời, tòa tháp vuông của nhà thờ nhìn xuống chúng tôi qua bức tường đá cao khi chúng tôi đi bộ dọc theo những con đường mòn tĩnh lặng. Khu vườn toát lên hơi thở của thời kỳ Phục Hưng - rất gọn gàng, rất chính xác, rất ngăn nắp; nhưng những hình thù dạng khối trong vườn cùng đường viền gọn gàng bao quanh cũng không thể che dấu những dây leo quấn quýt một cách thú vị bên trong.
“Đương nhiên rồi”, Geoff thừa nhận, “mùa hè đến còn ấn tượng hơn nhiều, khi mọi thứ đều ra hoa...”.
“Thật đáng yêu”, tôi cam đoan. “Tôi không nghĩ từng thấy một khu vườn có thiết kế phức tạp thế này trước đây.”
“Phải, chúng tôi đã có một khoảng thời gian khủng khiếp chỉ để khôi phục nó cho đến khi Iain hình dung thiết kế của nơi này mô phỏng trần nhà trong phòng ăn.” Geoff mỉm cười. “Người ta bảo rằng có một mê cung nằm quanh mạn phía tây của ngôi nhà, nơi được làm theo thiết kế này - những hàng rào thủy tùng đồ sộ, khá ấn tượng - nhưng một trong số các người chủ từ thời Victoria đã chặt bỏ tất cả. Để xây một đài phun nước xấu xí lên khu đất ấy. Theo phong cách Ý. Tượng bạt ngàn.”
“Thật bất hạnh.” Tôi vẫn còn giữ niềm yêu thích vô hạn từ thời thơ bé với các mê cung. Tôi vẫn còn nhớ mình đã lạc trong mê cung ở cung điện Hampton vào một trong những kỳ nghỉ đáng nhớ của gia đình. Cha tôi đã để chúng tôi chạy vòng quanh các đường tròn mỗi lúc một phức tạp cho đến khi Tommy cảm thấy đói và không muốn bỏ lỡ bữa tối của anh ấy, nên đã chịu trách nhiệm dẫn chúng tôi trở lại lối vào một cách chính xác...
“Chuyện gì mà vui thế?” Geoff tò mò, nên tôi chia sẻ kỷ niệm ấy với anh.
Anh cũng cười duyên dáng - giọng nam trầm vang vang - và tôi thích cái cách đuôi mắt anh nhăn lại khi cười.
“Cô chỉ có một anh trai thôi à?” Anh hỏi.
Tôi gật đầu. “Nhà chỉ có hai anh em tôi. Thẳng thắn mà nói, tôi không nghĩ cha mẹ tôi có thể chống đỡ nếu có thêm đứa trẻ nào nữa. Chăm hai anh em tôi đã đủ vất vả lắm rồi.”
“Thật ư?” Anh thích thú nhìn xuống. “Cô trông không giống một đứa trẻ khó chăm.”
“Đừng tin vào vẻ bề ngoài”, tôi cam đoan. “Nếu không ở trong văn phòng hiệu trưởng, tôi cũng bị khâu trong phòng cấp cứu bệnh viện. Thấy không?”
Tôi ngẩng cằm lên và cho anh nhìn vết sẹo của mình. “Cái này là từ lần ngã khỏi mái nhà khi đóng vai Mary Popping[1]. Và cái này”, tôi kéo tay áo để lộ cánh tay trái, “là do ngã vào hàng rào kẽm gai lúc đang chơi bóng. Vết thương của anh trai tôi thậm chí còn tệ hơn nhiều”.
[1] Cô bảo mẫu kỳ diệu và nhiều phép màu trong loạt truyện viết cho trẻ em của nhà văn người Úc gốc Anh Pamela Lyndon Travers (09/08/1899 - 23/04/1996).
“Và giờ cô là một họa sĩ được nhiều người kính trọng”, Geoff nhận xét, “còn anh trai cô là một mục sư”.
“Phải.” Tôi cười nhăn nhở. “Tôi nghĩ cha mẹ mình vẫn còn sốc lắm.”
“Mọi chuyện vẫn ổn với gia đình cô chứ? Iain nói cô được gọi đến Hampshire vì tình huống khẩn cấp nào đó.”
“Cuối cùng lại chẳng có gì xảy ra”, tôi nói nhanh - có hơi quá nhanh một chút. Thật buồn cười khi những lời nói dối nho nhỏ lại khiến con người ta cảm giác tội lỗi tồi tệ như thế này. “Mọi người đều ổn, cảm ơn anh.”
“Thế thì tốt.”
Chúng tôi đi thêm vài bước nữa trong im lặng rồi tôi húng hắng ho và thử một hướng nói chuyện mới. “Chuyến du hành lên phía bắc của anh có thú vị không?” Tôi hỏi.
Anh nhìn xuống chân và mỉm cười. “Tôi không chắc ‘thú vị’ có phải cụm từ thích hợp với nó không”, anh nói, “tôi phải dàn xếp một tranh chấp lao động nhỏ trong nhà máy ở Manchester, nên phải bỏ ra vài ngày khóa mình trong phòng họp cũ kỹ với những con người điên tiết và uống đến cả lít cà phê. Nhưng cuối cùng cũng ổn thỏa”.
“Anh mới quay lại hôm qua à?”
Anh gật đầu. “Chiều hôm qua. Thực sự tôi đã đi sượt qua cô.”
Tôi ngạc nhiên ngẩng đầu. “Gì cơ?”
“Hôm qua cô không đến đây ư? Không à? Bản thân tôi sẽ tự mãn lắm nếu cô đến.” Anh mỉm cười, đôi mắt ấm áp. “Cô đang đi bộ trở về nhà, băng qua cánh đồng, khi tôi lái xe vượt lên. Tôi đã gọi cô, nhưng cô hẳn đã ở quá xa nên không thể nghe thấy tiếng tôi. Nên tôi gọi điện, thay vào đó.”
“Hôm qua tôi đến nhà thờ”, tôi giải thích, cố gắng không để anh nhìn thấy những lời anh nói đã khiến tôi run rẩy như thế nào. Tôi thừa biết đó là do “những hồi tưởng” của tôi - nếu dùng từ mỹ miều hơn - đã chiếm đóng không gian và thời gian thực; lúc đó, khi là Mariana Farr, lúc băng qua căn phòng hay lúc mở cửa sổ, tôi cũng lặp lại hành động tương tự trong thực tại. Nhưng tôi chưa bao giờ hoàn toàn hấp thu những ngụ ý từ hiện tượng này.
Liệu người ta sẽ nghĩ gì, tôi thắc mắc, nếu một ngày nào đó tôi đi qua họ trên đường Thượng, với đôi mắt ngây dại và đờ đẫn nhìn chằm chằm phía trước? Nếu như tôi băng qua đường mà không nhìn xe cộ, hoặc đâm thẳng vào một hàng rào chưa hề xây dựng vào năm 1665? Khả năng khiến bản thân gây tai họa hoặc xấu hổ là vô cùng lớn. Giá như tôi có thể tìm ra cách nào đó để kiểm soát cả quá trình; giá như tôi có thể chọn thời gian và địa điểm...
“Giờ an toàn rồi đấy.”
Ngước lên nhìn Geoff, tôi giật nảy, nhưng anh đang nhìn lối đi trống trải phía trước lâu đài Crofton. “Đoàn khách giờ hẳn đang ghé qua sảnh của người làm, ngay phía trước chúng ta. Cô sẵng sàng để quay lại chưa?”
Tôi gật đầu, lưu tâm đến đôi giày cao gót phiền phức của mình và lúng túng theo chân anh khi anh đưa cả hai lần ngược trở lại qua bãi cỏ rộng.
“Tôi nên bắt đầu chuyến tham quan này một cách tử tế”, Geoff nói, “bằng việc thuật lại rằng giờ cô đang tiến gần đến mặt phía đông của lâu đài Crofton, được xây dựng vào năm 1598 bởi William de Mornay cha”. Anh khoát rộng cánh tay ý chỉ cả tòa nhà lừng lững có đầu hồi dốc với nhiều hàng cửa sổ lắp chấn song đập vào mắt, lớp thạch cao cũ kỹ của bức tường xám và bàng bạc bởi địa y cùng hàng thế kỷ phơi trần trước khí hậu nước Anh.
“Mạn tôi ở cũ kỹ hơn nhiều”, Geoff giãi bày, “và cũng mang nhiều tính lịch sử hơn, nhưng không được ấn tượng như nơi này. Đương nhiên đây là quang cảnh được in trên tất cả những tấm bưu thiếp của chúng tôi”.
Có vài tấm bưu thiếp nằm rải rác trên chiếc bàn nhỏ cạnh cửa, cám dỗ những du khách đang phải chờ đợi, cùng với một chồng những cuốn chỉ dẫn lưu niệm nhỏ được trông coi bởi một cô gái có gương mặt tươi tắn và mái tóc màu ngũ cốc cùng một nụ cười vô cùng chân thật.
“Công việc thế nào rồi?” Geoff hỏi.
“Nhóm cuối có mười bảy người.” Cô gái tự hào cười rạng rỡ. “Đến giờ chúng ta đã có hơn năm mươi khách đến tham quan ngày hôm nay. Cathy thậm chí còn chưa có thời gian để nghỉ ngơi, nhưng chị ấy bảo sẽ để em dẫn đoàn khách tiếp theo.”
“Tốt. Cathy là hướng dẫn viên chính của chúng tôi”, anh giải thích cho tôi hiểu. “Sally đến vào các ngày nghỉ để giúp một tay khi lượng khách gia tăng. Sally, đây là Julia Beckett.”
“Là cái chị vừa mới chuyển vào Đàn Cừu Xám sao ạ? Là chị họa sĩ ấy ạ?” Đôi mắt cô gái tròn xoe kính nể, tôi sẽ là kẻ dối trá nếu bảo rằng cái tôi của mình không phồng to một chút trước phản ứng ấy. “Đây là vinh hạnh rất lớn với em, thưa chị”, Sally vừa nói vừa bắt tay tôi với sự nhiệt tình của tuổi trẻ.
“Anh sẽ đưa chị Beckett tham quan một vòng lâu đài”, Geoff tiếp tục, “nên để mắt cho bọn anh nhé? Bọn anh sẽ cách đủ xa để tránh chen ngang vào đoàn khách kế tiếp của em, nhưng cũng cố đừng có bao vây bọn anh đấy nhé, nếu em không phiền”.
“Vâng, thưa anh de Mornay.”
“Cô bé rất ngoan”, Geoff bảo khi chúng tôi băng qua cổng vòm to bằng đá và bước vào cánh cửa trước để mở. “Mẹ cô bé là dược sĩ vùng này, một người đàn bà rất ghê gớm.” Anh nhe răng cười. “Bà ta cứ quả quyết rằng tôi sẽ cưới một trong số các con gái của bà ấy, nên tôi nghĩ ít ra mình có thể thuê một trong số họ.”
“Anh thật cao thượng.”
“Ừm, tất cả chỉ là một phần của ‘ông chủ tòa lâu đài’ thôi. Tôi còn trẻ, giàu có và độc thân. Điều đó biến tôi thành mục tiêu ở một nơi thế này.”
Tôi liếc nhìn anh, hàng lông mày nhướn cao. Anh đang khiêm tốn hoặc là một kẻ ngốc nghếch đến khó tin. Anh không đơn thuần chỉ trẻ trung và giàu có - nói thẳng ra thì quá hoàn mỹ, đã thế lại là một triệu phú nữa. Chẳng trách các bà mẹ ở Exbury lại bày mưu tính kế hộ các cô con gái của mình.
Chúng tôi xuất hiện nơi lối vào một căn phòng, ngay tức khắc khiến tôi chết lặng.
Các bức tường phủ rèm nhung đắt tiền được vén lên giao với trần nhà đắp thạch cao công phu, ít nhất phải cao hơn sáu mét bên trên sàn gỗ sồi bóng loáng phủ những tấm thảm Ba Tư vô giá. Đây là một căn phòng được thiết kế ấn tượng và nó đã đạt được mục tiêu gây ấn tượng tương đối dễ dàng; nhưng thứ siết lấy tôi chính là chiếc lò sưởi.
Tôi chưa bao giờ trông thấy một chiếc lò sưởi thế này trước đây, kể cả trên phim ảnh. Nó đủ to để hai người đàn ông có thể đứng bên trong với hai cánh tay giang rộng và đầy phong cách với mặt đá trắng tráng lệ. Dày đặc các hình thù chạm khắc lạ kỳ quấn lấy nhau mỗi bên và dọc theo mặt lò nặng nề, phía bên trên mặt lò sưởi, càng khiến nó thêm hoàn thiện, là tấm gia huy được khắc và sơn màu tuyệt đẹp.
“Đại sảnh”, Geoff nói sau lưng tôi. “Rất được, phải không? Tôi khẳng định những tấm rèm nhung cắt may trên tường có xuất xứ từ Genoa[2]. Có một nhân viên đến đây bảo quản và vá nó giúp chúng tôi - đúng là kỳ diệu khi toàn bộ cái này không rụng lả tả qua hàng thế kỷ.”
[2] Một thành phố cảng ở tây bắc nước Ý.
Tôi vô tình nâng bàn tay lên, rồi lại thả nó xuống. Tôi biết tốt hơn là không nên chạm vào nó. Một trong những hàng xóm của tôi ở Luân Đôn làm hướng dẫn viên ở Bảo tàng Anh thường xuyên than khóc về những hư hại không thể cứu vãn do những bàn tay ngu dốt và ánh đèn máy ảnh. Siết chặt tay sau lưng, tôi thán phục nhìn quanh và im lặng thưởng thức.
“Lò sưởi đương nhiên là vật độc nhất vô nhị”, Geoff tiếp tục thích thú. “Đá trắng được vận chuyển đến từ vùng Compton, chỉ cách đây vài dặm, và việc điêu khắc được thực hiện bởi thợ nề trong vùng.”
“Đó là gia huy của dòng họ nhà anh phía trên, phải không?” Tôi hỏi.
“Phải. Đại khái thuộc về gia đình tôi. Gia huy được phong cho William de Mornay con, vào thế kỷ XVII. Là người nối dõi trực hệ, tôi có quyền sử dụng chúng nếu muốn như gắn nó lên văn phòng phẩm của tôi chẳng hạn. Nhưng lúc nào nó cũng có chút trưởng giả với tôi. Bên cạnh đó, cần phải nghĩ đến vấn đề sai khác nữa.” Khi thấy ánh mắt ngây ra của tôi, anh giải thích: “Arthur de Mornay - tổ tiên của tôi, vì được thừa kế nên được cho là cháu trai của William, nhưng vì không có các ghi chép chính xác nên chúng tôi không tài nào biết được cha của Arthur là con thứ nhất, thứ hai hay thậm chí thứ ba hoặc thứ tư. Tất cả bọn họ đều phải dùng các ký hiệu khác nhau trên gia huy của gia đình - hoa hồng, thánh giá, trăng lưỡi liềm, đại loại thế - phụ thuộc vào thứ bậc trong gia đình của họ. Người ta gọi đấy là dấu hiệu của các chi và các thứ. Chỉ có người đứng đầu gia đình mới được quyền sử dụng toàn bộ gia huy”.
“Tôi không biết điều đó”, tôi thú nhận, tiến lại gần để quan sát kỹ hơn. “Tôi hơi mù mờ về ý nghĩa của các biểu tượng trên gia huy. Một cô giáo ở trường dạy vẽ của tôi từng làm việc cho Viện lưu trữ Gia huy, nên tôi có học được một chút về thiết kế và thuật ngữ...”
“Vậy để xem cô biết gì nào”, Geoff nói, bước lại gần sau lưng tôi. “Cô thử nói cho tôi về chiếc khiên đi?” Đó là một thách thức trực diện, tôi chưa bao giờ có khả năng kháng cự một thách thức trực diện. Tôi siết hai tay lại chặt hơn và trầm ngâm nhìn phần điêu khắc sơn màu. Tôi biết chiếc khiên chỉ là một phần của gia huy, hai thứ này không hề tương đồng về ngữ nghĩa.
“Hừm”, tôi bắt đầu, “nó có một đường cắt ở giữa, còn được gọi là phân chia gì đó đúng không?”.
“Phân ngang.” Anh gật đầu.
“Và màu ở nửa bên dưới là vàng, nhưng tôi không nhận ra màu bên trên.”
“Huyết dụ”, Geoff gợi ý. “Đỏ máu, không phổ biến lắm.”
“Biểu tượng của phần dưới là hoa hồng đỏ, gai và hạt giống”, tôi bảo, ngước lên nhìn bông hồng đỏ tươi với những chiếc gai màu xanh và hạt giống màu vàng ở chính giữa, sáng bừng lên trên nền vàng bao quanh. “Thế nào?”
“Tuyệt vời”, anh thừa nhận. “Thế còn nửa trên?”
Tôi nhíu mày, nghiên cứu hai con diều hâu vàng lấp lánh mang mũ trùm trên màu nền đỏ sẫm, mũ trùm của chúng có màu sáng bạc, đôi cánh cùng những chiếc móng vuốt dang rộng. “Anh vừa nói là huyết dụ đúng không? Hai con chim diều hâu huyết dụ, hay thứ muốn nhấn mạnh ở đây là... mũ trùm màu bạc?”
Tôi không mấy chắc chắn về điều này, nhưng nụ cười tán thành của anh đã cho tôi sự tin tưởng.
“Tôi bị ấn tượng đấy”, anh khẽ nói. “Biểu tượng hoa hồng thể hiện lòng yêu nước và sự trung thành với hoàng gia, những con diều hâu tượng trưng cho đức tin và sự ngoan cố mù quáng của chúng tôi. Mũ trùm và móng vuốt. Cố thêm một chút nữa đi”, anh thuyết phục. “Chiếc mũ giáp trên đỉnh chiếc khiên cho cô biết điều gì?”
Cái đó thì tôi biết.
“Người chủ của phù hiệu này là một hiệp sĩ hoặc Nam tước”, tôi khẳng định.
“Làm sao cô biết điều đó?”
“Bởi chiếc mũ hướng ra trước và chiếc mạng che được kéo lên, mà không có chấn song nào bên trên.”
“Và chiếc mũ giáp làm bằng thép”, anh thêm vào, “chứ không phải vàng hay bạc. Xong. Còn phần chóp?”.
“Ý anh là phần trên chiếc mũ giáp phải không? Đầu con diều hâu nằm trên vòng hoa.”
Con diều hâu cũng chụp mũ giáp và trông rất dữ tợn.
“Giờ thì”, Geoff khoanh tay trước ngực, “nói cho tôi biết khung cuộn bao quanh chiếc khiên gọi là gì đi và tôi hứa sẽ rạp mình kinh ngạc”.
“Xin lỗi nhé.” Tôi ngoác miệng cười. “Tôi không nhớ nó gọi là gì, nhưng tôi biết nó biểu trưng cho chiếc áo choàng không tay các kỵ sĩ thường mặt để chắn bộ giáp của họ trước ánh nắng mặt trời.”
“Nó gọi là diềm”, anh bảo tôi với nụ cười chiến thắng. “Ít nhất cũng có một điều tôi biết cô không biết. Tôi sợ mình hơi mù mờ về ý nghĩa của các biểu tượng trên gia huy”, anh nhại giọng tôi, nụ cười thật rộng. “Cô đang định đổi hướng sang nghề hướng dẫn viên đấy à?”
Tôi đỏ mặt một chút và lắc đầu. “Không. Tôi chỉ giỏi ghi nhớ những điều vụn vặt thôi. Những gì tôi thấy, những gì tôi đọc, tôi đều nhớ.”
“Tôi không định làm cô xấu hổ.” Anh nhăn mày. “Tôi chỉ đang đùa thôi mà. Cô không nên ngượng ngùng vì sự thông minh của mình như vậy.”
“Tôi không có, thật đấy, tôi...”
“Tôi thích những phụ nữ thông minh”, anh vừa nói vừa thân thiện nháy mắt với tôi. “Thông minh là quyến rũ lắm đấy nhé.”
Má tôi đỏ hơn và tôi đành tập trung lên tấm gia huy trên đầu. “Khẩu hiệu kia nghĩa là gì?” Tôi hỏi.
“Cô cũng hơi mù mờ về tiếng Latin nhỉ?” Anh di chuyển lại gần hơn cho đến khi tôi có cảm giác hơi ấm của anh lan qua làn vải áo mỏng của mình. Giọng anh trầm, rung rung êm ái bên tai tôi.
“Everti nan polest.” Anh nghiêm trang đọc to dòng chữ một cách chậm rãi và thành kính. “Nó có nghĩa là Không thể phá hủy.”
Cụm từ lơ lửng trong không khí giữa chúng tôi vài giây trước khi những âm thanh rì rầm thích thú tiến lại gần đánh bật chúng tôi khỏi sự thưởng ngoạn. Chúng tôi đã nấn ná quá lâu trong đại sảnh và chuyến tham quan của đoàn khách tiếp theo chuẩn bị bắt đầu.
“Chết tiệt”, Geoff khẽ chửi thề, nhìn quanh để tìm đường trốn thoát. “Lại đây”, anh nói và tóm lấy tay tôi để lôi tôi qua khung cửa bên trái chiếc lò sưởi vào hành lang hẹp phía bên kia cánh cửa.
Giữa hai hàng hoa rộng chạy dọc lối đi trước lâu đài Crofton, những con ong chuyên tâm hút mật, không mảy may quan tâm đến sự hiện diện đầy tính xâm phạm và ầm ĩ của những khách du lịch đang chen lấn, vui vẻ tán gẫu đợi chuyến tham quan bắt đầu lúc một giờ mười lăm phút.
Bên cạnh tôi, trên bãi cỏ, Geoff ngừng bước và cúi xuống buộc lại dây giày, ném một ánh nhìn đánh giá về phía đám đông râm ran.
“Thứ Bảy luôn là ngày làm việc thành công nhất của chúng tôi”, anh nói. “Tốt hơn hết chúng ta nên đợi họ xuất phát khoảng mười lăm phút rồi hẵng đi, có vậy những người tụt lại đoàn tham quan mới không nhập vào với hai chúng ta.” Anh đứng dậy và mỉm cười. “Cô có muốn tản bộ quanh vườn hồng không?”
Một tuần trôi qua vẫn không làm giảm bớt lực sát thương của nụ cười đó. Vài đôi mắt tò mò nhìn theo khi chúng tôi băng qua bãi cỏ trước mặt, nhưng đó là sự tò mò vu vơ, tôi nghi ngờ bất cứ ai trong các vị khách tham quan có thể nhận ra người đàn ông trẻ tuổi đẹp trai mặc tùy tiện một bộ đồ jean cùng áo Polo đỏ tươi thực tế chính là ông chủ của lâu đài Crofton.
Nhưng họ cũng có thể tự hỏi tôi là đứa quái quỷ nào. Geoff nghe có vẻ quá trang trọng trên điện thoại ngày hôm qua nên tự tôi vô tình cũng cho rằng chuyến tham quan này có vẻ cầu kỳ. Tôi đã chọn từ tủ quần áo của mình một chiếc váy có hình những cánh hoa sang trọng, một chiếc áo lụa màu kem và đôi giày Ý đắt đỏ đến lố lăng với phần gót ngu ngốc cắm phập lên lớp cỏ mềm với từng bước chân. Để giữ mình khỏi bị lún xuống, tôi phải đi cà giật để dồn hết trọng lượng lên mũi chân. Tôi thầm cảm ơn Geoffey de Mornay, người rất hào hiệp tha thứ cho sai lầm của tôi, đã đi chậm lại cho tôi theo kịp.
Tôi phát hiện ra vườn hồng chiếm một vị trí đáng kể trên bãi cỏ gần bức tường phía bắc ngăn cách nghĩa địa nhà thờ khỏi đất đai của trang viên. Vươn sừng sững trên bầu trời, tòa tháp vuông của nhà thờ nhìn xuống chúng tôi qua bức tường đá cao khi chúng tôi đi bộ dọc theo những con đường mòn tĩnh lặng. Khu vườn toát lên hơi thở của thời kỳ Phục Hưng - rất gọn gàng, rất chính xác, rất ngăn nắp; nhưng những hình thù dạng khối trong vườn cùng đường viền gọn gàng bao quanh cũng không thể che dấu những dây leo quấn quýt một cách thú vị bên trong.
“Đương nhiên rồi”, Geoff thừa nhận, “mùa hè đến còn ấn tượng hơn nhiều, khi mọi thứ đều ra hoa...”.
“Thật đáng yêu”, tôi cam đoan. “Tôi không nghĩ từng thấy một khu vườn có thiết kế phức tạp thế này trước đây.”
“Phải, chúng tôi đã có một khoảng thời gian khủng khiếp chỉ để khôi phục nó cho đến khi Iain hình dung thiết kế của nơi này mô phỏng trần nhà trong phòng ăn.” Geoff mỉm cười. “Người ta bảo rằng có một mê cung nằm quanh mạn phía tây của ngôi nhà, nơi được làm theo thiết kế này - những hàng rào thủy tùng đồ sộ, khá ấn tượng - nhưng một trong số các người chủ từ thời Victoria đã chặt bỏ tất cả. Để xây một đài phun nước xấu xí lên khu đất ấy. Theo phong cách Ý. Tượng bạt ngàn.”
“Thật bất hạnh.” Tôi vẫn còn giữ niềm yêu thích vô hạn từ thời thơ bé với các mê cung. Tôi vẫn còn nhớ mình đã lạc trong mê cung ở cung điện Hampton vào một trong những kỳ nghỉ đáng nhớ của gia đình. Cha tôi đã để chúng tôi chạy vòng quanh các đường tròn mỗi lúc một phức tạp cho đến khi Tommy cảm thấy đói và không muốn bỏ lỡ bữa tối của anh ấy, nên đã chịu trách nhiệm dẫn chúng tôi trở lại lối vào một cách chính xác...
“Chuyện gì mà vui thế?” Geoff tò mò, nên tôi chia sẻ kỷ niệm ấy với anh.
Anh cũng cười duyên dáng - giọng nam trầm vang vang - và tôi thích cái cách đuôi mắt anh nhăn lại khi cười.
“Cô chỉ có một anh trai thôi à?” Anh hỏi.
Tôi gật đầu. “Nhà chỉ có hai anh em tôi. Thẳng thắn mà nói, tôi không nghĩ cha mẹ tôi có thể chống đỡ nếu có thêm đứa trẻ nào nữa. Chăm hai anh em tôi đã đủ vất vả lắm rồi.”
“Thật ư?” Anh thích thú nhìn xuống. “Cô trông không giống một đứa trẻ khó chăm.”
“Đừng tin vào vẻ bề ngoài”, tôi cam đoan. “Nếu không ở trong văn phòng hiệu trưởng, tôi cũng bị khâu trong phòng cấp cứu bệnh viện. Thấy không?”
Tôi ngẩng cằm lên và cho anh nhìn vết sẹo của mình. “Cái này là từ lần ngã khỏi mái nhà khi đóng vai Mary Popping[1]. Và cái này”, tôi kéo tay áo để lộ cánh tay trái, “là do ngã vào hàng rào kẽm gai lúc đang chơi bóng. Vết thương của anh trai tôi thậm chí còn tệ hơn nhiều”.
[1] Cô bảo mẫu kỳ diệu và nhiều phép màu trong loạt truyện viết cho trẻ em của nhà văn người Úc gốc Anh Pamela Lyndon Travers (09/08/1899 - 23/04/1996).
“Và giờ cô là một họa sĩ được nhiều người kính trọng”, Geoff nhận xét, “còn anh trai cô là một mục sư”.
“Phải.” Tôi cười nhăn nhở. “Tôi nghĩ cha mẹ mình vẫn còn sốc lắm.”
“Mọi chuyện vẫn ổn với gia đình cô chứ? Iain nói cô được gọi đến Hampshire vì tình huống khẩn cấp nào đó.”
“Cuối cùng lại chẳng có gì xảy ra”, tôi nói nhanh - có hơi quá nhanh một chút. Thật buồn cười khi những lời nói dối nho nhỏ lại khiến con người ta cảm giác tội lỗi tồi tệ như thế này. “Mọi người đều ổn, cảm ơn anh.”
“Thế thì tốt.”
Chúng tôi đi thêm vài bước nữa trong im lặng rồi tôi húng hắng ho và thử một hướng nói chuyện mới. “Chuyến du hành lên phía bắc của anh có thú vị không?” Tôi hỏi.
Anh nhìn xuống chân và mỉm cười. “Tôi không chắc ‘thú vị’ có phải cụm từ thích hợp với nó không”, anh nói, “tôi phải dàn xếp một tranh chấp lao động nhỏ trong nhà máy ở Manchester, nên phải bỏ ra vài ngày khóa mình trong phòng họp cũ kỹ với những con người điên tiết và uống đến cả lít cà phê. Nhưng cuối cùng cũng ổn thỏa”.
“Anh mới quay lại hôm qua à?”
Anh gật đầu. “Chiều hôm qua. Thực sự tôi đã đi sượt qua cô.”
Tôi ngạc nhiên ngẩng đầu. “Gì cơ?”
“Hôm qua cô không đến đây ư? Không à? Bản thân tôi sẽ tự mãn lắm nếu cô đến.” Anh mỉm cười, đôi mắt ấm áp. “Cô đang đi bộ trở về nhà, băng qua cánh đồng, khi tôi lái xe vượt lên. Tôi đã gọi cô, nhưng cô hẳn đã ở quá xa nên không thể nghe thấy tiếng tôi. Nên tôi gọi điện, thay vào đó.”
“Hôm qua tôi đến nhà thờ”, tôi giải thích, cố gắng không để anh nhìn thấy những lời anh nói đã khiến tôi run rẩy như thế nào. Tôi thừa biết đó là do “những hồi tưởng” của tôi - nếu dùng từ mỹ miều hơn - đã chiếm đóng không gian và thời gian thực; lúc đó, khi là Mariana Farr, lúc băng qua căn phòng hay lúc mở cửa sổ, tôi cũng lặp lại hành động tương tự trong thực tại. Nhưng tôi chưa bao giờ hoàn toàn hấp thu những ngụ ý từ hiện tượng này.
Liệu người ta sẽ nghĩ gì, tôi thắc mắc, nếu một ngày nào đó tôi đi qua họ trên đường Thượng, với đôi mắt ngây dại và đờ đẫn nhìn chằm chằm phía trước? Nếu như tôi băng qua đường mà không nhìn xe cộ, hoặc đâm thẳng vào một hàng rào chưa hề xây dựng vào năm 1665? Khả năng khiến bản thân gây tai họa hoặc xấu hổ là vô cùng lớn. Giá như tôi có thể tìm ra cách nào đó để kiểm soát cả quá trình; giá như tôi có thể chọn thời gian và địa điểm...
“Giờ an toàn rồi đấy.”
Ngước lên nhìn Geoff, tôi giật nảy, nhưng anh đang nhìn lối đi trống trải phía trước lâu đài Crofton. “Đoàn khách giờ hẳn đang ghé qua sảnh của người làm, ngay phía trước chúng ta. Cô sẵng sàng để quay lại chưa?”
Tôi gật đầu, lưu tâm đến đôi giày cao gót phiền phức của mình và lúng túng theo chân anh khi anh đưa cả hai lần ngược trở lại qua bãi cỏ rộng.
“Tôi nên bắt đầu chuyến tham quan này một cách tử tế”, Geoff nói, “bằng việc thuật lại rằng giờ cô đang tiến gần đến mặt phía đông của lâu đài Crofton, được xây dựng vào năm 1598 bởi William de Mornay cha”. Anh khoát rộng cánh tay ý chỉ cả tòa nhà lừng lững có đầu hồi dốc với nhiều hàng cửa sổ lắp chấn song đập vào mắt, lớp thạch cao cũ kỹ của bức tường xám và bàng bạc bởi địa y cùng hàng thế kỷ phơi trần trước khí hậu nước Anh.
“Mạn tôi ở cũ kỹ hơn nhiều”, Geoff giãi bày, “và cũng mang nhiều tính lịch sử hơn, nhưng không được ấn tượng như nơi này. Đương nhiên đây là quang cảnh được in trên tất cả những tấm bưu thiếp của chúng tôi”.
Có vài tấm bưu thiếp nằm rải rác trên chiếc bàn nhỏ cạnh cửa, cám dỗ những du khách đang phải chờ đợi, cùng với một chồng những cuốn chỉ dẫn lưu niệm nhỏ được trông coi bởi một cô gái có gương mặt tươi tắn và mái tóc màu ngũ cốc cùng một nụ cười vô cùng chân thật.
“Công việc thế nào rồi?” Geoff hỏi.
“Nhóm cuối có mười bảy người.” Cô gái tự hào cười rạng rỡ. “Đến giờ chúng ta đã có hơn năm mươi khách đến tham quan ngày hôm nay. Cathy thậm chí còn chưa có thời gian để nghỉ ngơi, nhưng chị ấy bảo sẽ để em dẫn đoàn khách tiếp theo.”
“Tốt. Cathy là hướng dẫn viên chính của chúng tôi”, anh giải thích cho tôi hiểu. “Sally đến vào các ngày nghỉ để giúp một tay khi lượng khách gia tăng. Sally, đây là Julia Beckett.”
“Là cái chị vừa mới chuyển vào Đàn Cừu Xám sao ạ? Là chị họa sĩ ấy ạ?” Đôi mắt cô gái tròn xoe kính nể, tôi sẽ là kẻ dối trá nếu bảo rằng cái tôi của mình không phồng to một chút trước phản ứng ấy. “Đây là vinh hạnh rất lớn với em, thưa chị”, Sally vừa nói vừa bắt tay tôi với sự nhiệt tình của tuổi trẻ.
“Anh sẽ đưa chị Beckett tham quan một vòng lâu đài”, Geoff tiếp tục, “nên để mắt cho bọn anh nhé? Bọn anh sẽ cách đủ xa để tránh chen ngang vào đoàn khách kế tiếp của em, nhưng cũng cố đừng có bao vây bọn anh đấy nhé, nếu em không phiền”.
“Vâng, thưa anh de Mornay.”
“Cô bé rất ngoan”, Geoff bảo khi chúng tôi băng qua cổng vòm to bằng đá và bước vào cánh cửa trước để mở. “Mẹ cô bé là dược sĩ vùng này, một người đàn bà rất ghê gớm.” Anh nhe răng cười. “Bà ta cứ quả quyết rằng tôi sẽ cưới một trong số các con gái của bà ấy, nên tôi nghĩ ít ra mình có thể thuê một trong số họ.”
“Anh thật cao thượng.”
“Ừm, tất cả chỉ là một phần của ‘ông chủ tòa lâu đài’ thôi. Tôi còn trẻ, giàu có và độc thân. Điều đó biến tôi thành mục tiêu ở một nơi thế này.”
Tôi liếc nhìn anh, hàng lông mày nhướn cao. Anh đang khiêm tốn hoặc là một kẻ ngốc nghếch đến khó tin. Anh không đơn thuần chỉ trẻ trung và giàu có - nói thẳng ra thì quá hoàn mỹ, đã thế lại là một triệu phú nữa. Chẳng trách các bà mẹ ở Exbury lại bày mưu tính kế hộ các cô con gái của mình.
Chúng tôi xuất hiện nơi lối vào một căn phòng, ngay tức khắc khiến tôi chết lặng.
Các bức tường phủ rèm nhung đắt tiền được vén lên giao với trần nhà đắp thạch cao công phu, ít nhất phải cao hơn sáu mét bên trên sàn gỗ sồi bóng loáng phủ những tấm thảm Ba Tư vô giá. Đây là một căn phòng được thiết kế ấn tượng và nó đã đạt được mục tiêu gây ấn tượng tương đối dễ dàng; nhưng thứ siết lấy tôi chính là chiếc lò sưởi.
Tôi chưa bao giờ trông thấy một chiếc lò sưởi thế này trước đây, kể cả trên phim ảnh. Nó đủ to để hai người đàn ông có thể đứng bên trong với hai cánh tay giang rộng và đầy phong cách với mặt đá trắng tráng lệ. Dày đặc các hình thù chạm khắc lạ kỳ quấn lấy nhau mỗi bên và dọc theo mặt lò nặng nề, phía bên trên mặt lò sưởi, càng khiến nó thêm hoàn thiện, là tấm gia huy được khắc và sơn màu tuyệt đẹp.
“Đại sảnh”, Geoff nói sau lưng tôi. “Rất được, phải không? Tôi khẳng định những tấm rèm nhung cắt may trên tường có xuất xứ từ Genoa[2]. Có một nhân viên đến đây bảo quản và vá nó giúp chúng tôi - đúng là kỳ diệu khi toàn bộ cái này không rụng lả tả qua hàng thế kỷ.”
[2] Một thành phố cảng ở tây bắc nước Ý.
Tôi vô tình nâng bàn tay lên, rồi lại thả nó xuống. Tôi biết tốt hơn là không nên chạm vào nó. Một trong những hàng xóm của tôi ở Luân Đôn làm hướng dẫn viên ở Bảo tàng Anh thường xuyên than khóc về những hư hại không thể cứu vãn do những bàn tay ngu dốt và ánh đèn máy ảnh. Siết chặt tay sau lưng, tôi thán phục nhìn quanh và im lặng thưởng thức.
“Lò sưởi đương nhiên là vật độc nhất vô nhị”, Geoff tiếp tục thích thú. “Đá trắng được vận chuyển đến từ vùng Compton, chỉ cách đây vài dặm, và việc điêu khắc được thực hiện bởi thợ nề trong vùng.”
“Đó là gia huy của dòng họ nhà anh phía trên, phải không?” Tôi hỏi.
“Phải. Đại khái thuộc về gia đình tôi. Gia huy được phong cho William de Mornay con, vào thế kỷ XVII. Là người nối dõi trực hệ, tôi có quyền sử dụng chúng nếu muốn như gắn nó lên văn phòng phẩm của tôi chẳng hạn. Nhưng lúc nào nó cũng có chút trưởng giả với tôi. Bên cạnh đó, cần phải nghĩ đến vấn đề sai khác nữa.” Khi thấy ánh mắt ngây ra của tôi, anh giải thích: “Arthur de Mornay - tổ tiên của tôi, vì được thừa kế nên được cho là cháu trai của William, nhưng vì không có các ghi chép chính xác nên chúng tôi không tài nào biết được cha của Arthur là con thứ nhất, thứ hai hay thậm chí thứ ba hoặc thứ tư. Tất cả bọn họ đều phải dùng các ký hiệu khác nhau trên gia huy của gia đình - hoa hồng, thánh giá, trăng lưỡi liềm, đại loại thế - phụ thuộc vào thứ bậc trong gia đình của họ. Người ta gọi đấy là dấu hiệu của các chi và các thứ. Chỉ có người đứng đầu gia đình mới được quyền sử dụng toàn bộ gia huy”.
“Tôi không biết điều đó”, tôi thú nhận, tiến lại gần để quan sát kỹ hơn. “Tôi hơi mù mờ về ý nghĩa của các biểu tượng trên gia huy. Một cô giáo ở trường dạy vẽ của tôi từng làm việc cho Viện lưu trữ Gia huy, nên tôi có học được một chút về thiết kế và thuật ngữ...”
“Vậy để xem cô biết gì nào”, Geoff nói, bước lại gần sau lưng tôi. “Cô thử nói cho tôi về chiếc khiên đi?” Đó là một thách thức trực diện, tôi chưa bao giờ có khả năng kháng cự một thách thức trực diện. Tôi siết hai tay lại chặt hơn và trầm ngâm nhìn phần điêu khắc sơn màu. Tôi biết chiếc khiên chỉ là một phần của gia huy, hai thứ này không hề tương đồng về ngữ nghĩa.
“Hừm”, tôi bắt đầu, “nó có một đường cắt ở giữa, còn được gọi là phân chia gì đó đúng không?”.
“Phân ngang.” Anh gật đầu.
“Và màu ở nửa bên dưới là vàng, nhưng tôi không nhận ra màu bên trên.”
“Huyết dụ”, Geoff gợi ý. “Đỏ máu, không phổ biến lắm.”
“Biểu tượng của phần dưới là hoa hồng đỏ, gai và hạt giống”, tôi bảo, ngước lên nhìn bông hồng đỏ tươi với những chiếc gai màu xanh và hạt giống màu vàng ở chính giữa, sáng bừng lên trên nền vàng bao quanh. “Thế nào?”
“Tuyệt vời”, anh thừa nhận. “Thế còn nửa trên?”
Tôi nhíu mày, nghiên cứu hai con diều hâu vàng lấp lánh mang mũ trùm trên màu nền đỏ sẫm, mũ trùm của chúng có màu sáng bạc, đôi cánh cùng những chiếc móng vuốt dang rộng. “Anh vừa nói là huyết dụ đúng không? Hai con chim diều hâu huyết dụ, hay thứ muốn nhấn mạnh ở đây là... mũ trùm màu bạc?”
Tôi không mấy chắc chắn về điều này, nhưng nụ cười tán thành của anh đã cho tôi sự tin tưởng.
“Tôi bị ấn tượng đấy”, anh khẽ nói. “Biểu tượng hoa hồng thể hiện lòng yêu nước và sự trung thành với hoàng gia, những con diều hâu tượng trưng cho đức tin và sự ngoan cố mù quáng của chúng tôi. Mũ trùm và móng vuốt. Cố thêm một chút nữa đi”, anh thuyết phục. “Chiếc mũ giáp trên đỉnh chiếc khiên cho cô biết điều gì?”
Cái đó thì tôi biết.
“Người chủ của phù hiệu này là một hiệp sĩ hoặc Nam tước”, tôi khẳng định.
“Làm sao cô biết điều đó?”
“Bởi chiếc mũ hướng ra trước và chiếc mạng che được kéo lên, mà không có chấn song nào bên trên.”
“Và chiếc mũ giáp làm bằng thép”, anh thêm vào, “chứ không phải vàng hay bạc. Xong. Còn phần chóp?”.
“Ý anh là phần trên chiếc mũ giáp phải không? Đầu con diều hâu nằm trên vòng hoa.”
Con diều hâu cũng chụp mũ giáp và trông rất dữ tợn.
“Giờ thì”, Geoff khoanh tay trước ngực, “nói cho tôi biết khung cuộn bao quanh chiếc khiên gọi là gì đi và tôi hứa sẽ rạp mình kinh ngạc”.
“Xin lỗi nhé.” Tôi ngoác miệng cười. “Tôi không nhớ nó gọi là gì, nhưng tôi biết nó biểu trưng cho chiếc áo choàng không tay các kỵ sĩ thường mặt để chắn bộ giáp của họ trước ánh nắng mặt trời.”
“Nó gọi là diềm”, anh bảo tôi với nụ cười chiến thắng. “Ít nhất cũng có một điều tôi biết cô không biết. Tôi sợ mình hơi mù mờ về ý nghĩa của các biểu tượng trên gia huy”, anh nhại giọng tôi, nụ cười thật rộng. “Cô đang định đổi hướng sang nghề hướng dẫn viên đấy à?”
Tôi đỏ mặt một chút và lắc đầu. “Không. Tôi chỉ giỏi ghi nhớ những điều vụn vặt thôi. Những gì tôi thấy, những gì tôi đọc, tôi đều nhớ.”
“Tôi không định làm cô xấu hổ.” Anh nhăn mày. “Tôi chỉ đang đùa thôi mà. Cô không nên ngượng ngùng vì sự thông minh của mình như vậy.”
“Tôi không có, thật đấy, tôi...”
“Tôi thích những phụ nữ thông minh”, anh vừa nói vừa thân thiện nháy mắt với tôi. “Thông minh là quyến rũ lắm đấy nhé.”
Má tôi đỏ hơn và tôi đành tập trung lên tấm gia huy trên đầu. “Khẩu hiệu kia nghĩa là gì?” Tôi hỏi.
“Cô cũng hơi mù mờ về tiếng Latin nhỉ?” Anh di chuyển lại gần hơn cho đến khi tôi có cảm giác hơi ấm của anh lan qua làn vải áo mỏng của mình. Giọng anh trầm, rung rung êm ái bên tai tôi.
“Everti nan polest.” Anh nghiêm trang đọc to dòng chữ một cách chậm rãi và thành kính. “Nó có nghĩa là Không thể phá hủy.”
Cụm từ lơ lửng trong không khí giữa chúng tôi vài giây trước khi những âm thanh rì rầm thích thú tiến lại gần đánh bật chúng tôi khỏi sự thưởng ngoạn. Chúng tôi đã nấn ná quá lâu trong đại sảnh và chuyến tham quan của đoàn khách tiếp theo chuẩn bị bắt đầu.
“Chết tiệt”, Geoff khẽ chửi thề, nhìn quanh để tìm đường trốn thoát. “Lại đây”, anh nói và tóm lấy tay tôi để lôi tôi qua khung cửa bên trái chiếc lò sưởi vào hành lang hẹp phía bên kia cánh cửa.