Chương : 26
Diệp Tiêu ngồi một mình ở văn phòng làm việc.
Cuộc họp bànvề vụ án giết người hàng loạt vừa mới kết thúc, vẫn chưa có manh mối rõràng, thậm chí đến việc thu thập dấu vân tay cũng gặp phải khó khăn, sởcũng đang thảo luận xem có nên thông qua các phương tiện truyền thông để ngấm ngầm thông báo với nhân dân hay không: buổi tối ở nhà một mìnhphải nâng cao cảnh giác, không được mở cửa cho người lạ, đặc biệt lànhững cô gái trẻ sống độc thân.Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, làm như vậy thì sẽ khiến cho nhiềungười cảm thấy hoang mang, lo sợ, giống như “Vụ án chặt đầu”
đã xảy ra ở trong thành phố mấy năm trước dẫn đến bao nhiêu lời đồn thổi, khiến cho tâm lý của người dân hoang mang.
Vẫn may, “Vụ án chặt đầu”
đó cuối cùng đã được phá, đã vạch mặt được hung thủ, hung thủ không phải là một tênsát nhân biến thái điên cuồng như những gì mọi người đồn thổi.Thế nhưng, mấy vụ án liên tiếp lần này, có vẻ sẽ phức tạp hơn vụ án lần trước rất nhiều.
Trên tường của văn phòng làm việc treo một tấm bản đồ của Thượng Hải, trên bản đồ có đánh dấu và ghi rõ thời gian cũng như địa điểm hung thủ gây án.
Có người đã dùng bút để nối địa điểm xảy raba vụ án mạng lại với nhau, tạo ra một hình tam giác có góc tù rất đặcbiệt, thế nên người đó cho rằng trước khi ra tay hung thủ đã lên kếhoạch sẵn trên bản đồ, sau đó dựa theo các vị trí trên bản đồ để gây án? Đối với nhận định có sức tưởng tượng hết sức phong phú thế này, DiệpTiêu chỉ còn cách cười đau khổ.Bây giờ, mọi người đã tan sở, trong phòng làm việc chỉ còn lại mộtmình anh.
Anh lặng lẽ nhìn tấm bản đồ trước mặt, cố gắng nắm bắt mộtthông tin từ đó.
Có lúc, công vệc phá án cũng giống như một nhà thơ đang sáng tác một tập thơ, cần phải có linh cảm, bây giờ thứ mà Diệp Tiêucần chính là thứ này.
Nhưng anh luôn có một tình cảm đặc biệt đối vớilinh cảm, linh cảm trong anh lại rất phũ phàng.
Anh nhắm mắt, dường nhưanh đang nhớ lại quãng thời gian một năm trước đây, anh không thể khôngthừa nhận, cơn ác mộng đã quay trở lại.Bên ngoài trời tối dần, mưa bắt đầu rơi, mưa tạt hối hả vào kínhcửa sổ.
Diệp Tiêu ngẩng đầu lên, nhìn mưa bên ngoài cửa sổ, trước mặtanh hiện lên hình dáng của Vũ Nhi.
Đột nhiên, anh như nhớ ra được điềugì, lập tức bật máy tính lên, tìm trong đống hồ sơ lưu nội bộ, tìm lạitập hồ sơ về vụ án tự sát tại sân ga tàu điện ngầm trong thời giantrước, mà nhân chứng chứng kiến tận mắt vụ án lại chính là Vũ Nhi.Hồ sơ lưu ghi rõ: nạn nhân tên là Kim Văn Dung, 40 tuổi, ông chủmột cửa hàng nhỏ, ngày hôm xảy ra vụ việc là ngày nạn nhân chuẩn bị bắttàu đi thương lượng một số việc có liên quan đến việc thuê cửa hàng.
Qua điều tra của cảnh sát, mối quan hệ xã hội của nhạn nhân rất tốt, cuộcsống gia đình cũng bình thường, hoàn toàn không có dấu hiệu của việc tựsát, hầu hết những người quen biết với Kim Văn Dung đều cảm thấy bất ngờ trước cái chết của ông, vợ của nạn nhân tuyệt đối không tin là chồngmình tự sát, cho rằng đó là một điều hoàn toàn phi lý, có lẽ do ông ấybị trượt chân ngã xuống đường ray tàu.Diệp Tiêu lại điều tra tiếp về lý lịch trước đây của Kim Văn Dung,ông ta sinh ra trong một gia đình trung lưu, khi còn nhỏ sống ở khu lềutạm, năm 1970 đã từng chuyển nhà một lần.
Đột nhiên, Diệp Tiêu thấytrong máy tính hiện lên: lần chuyển nhà năm 1970, ông ta chuyển đến sống ở ngôi nhà đen.
Bỗng nhiên, Diệp Tiêu đờ ra, anh cẩn thận nhìn lại mànhình máy tính, xác định lại địa chỉ, rõ ràng không có gì sai, đó là sốnhà của ngôi nhà đen, chính là ngôi nhà mà bây giờ Đồng Niên và Vũ Nhiđang sống.Anh cố gắng khống chế nhịp đập của tim, cố gắng giữ cho tâm trạngđược bình tĩnh, tiếp tục xem: Kim Văn Dung sống ở đó 5 năm, cho đến năm1975, ông ta mới chuyển đi nơi khác.
Nhưng Diệp Tiêu không hiểu nổi, tại sao năm 1970 gia đình họ lại chuyển đến sống ở ngôi nhà đen? Đó chẳngphải là nhà của gia đình họ Đồng sao?Nhưng rất nhanh, Diệp Tiêu đã hiểu ra, đó là những năm tháng vôcùng đặc biệt, “xưa nay chưa từng có trong lịch sử”
, thời kỳ “Cách mạngvăn hóa”
việc cướp nhà của người khác thì anh không hề lạ gì, thời kỳđó, ở thành phố này có rất nhiều bất động sản giống như ngôi nhà đen.Chủ của các căn nhà này hầu hết đều bị quy giai cấp tư sản của chế độ cũ còn sót lại, các đối tượng bị coi là chuyên chính, thì những căn nhàrộng rãi, thoáng mát, dễ chịu của bọn họ hầu hết đều bị những ngườithuộc tầng lớp công nhân chiếm dụng.
Nhưng từ sau năm 1978, theo một sốchính sách kế hoạch mới, hầu hết những người chủ của các ngôi nhà đó đều được trả lại nhà.
Có điều, cho đến tận ngày hôm nay, có nhiều khu nhàđẹp có vườn tược năm đó, vẫn do mười mấy hộ dân tầng lớp trung lưu sởhữu, vị chủ cũ của các ngôi nhà đó đã mất từ lâu hoặc không có ngườithừa kế.Nhưng tại sao năm 1975 gia đình Kim Văn Dung, lại chuyển đi? Thờigian đó vẫn là trong thời kỳ “Cách mạng văn hóa”
, họ hoàn toàn không cólý do nào phải rời đi.
Diệp Tiêu lại điều tra thêm về những tư liệu cóliên quan đến bố mẹ của Kim Văn Dung, kết quả khiến cho ta phải giậtmình: ngày 25 tháng 11 năm 1975 tại ngôi nhà đen, mẹ của Kim Văn Dung đã dùng dao cắt rau chém chết chồng mình, sau đó còn chém bị thương contrai mình, cuối cùng, thắt cổ tự vẫn, động cơ giết người của bà ta không rõ ràng.Diệp Tiêu chăm chú nhìn vào màn hình máy tính, nội dung hiện lêntrên màn hình chính là những tư liệu này, nếu muốn điều tra rõ tình hình thì phải đến phòng lưu trữ hồ sơ điều tra về hồ sơ năm đó.
Bây giờ đãquá rõ ràng rồi, Kim Văn Dung đã từng sống trong ngôi nhà đen vào thờikỳ “Cách mạng văn hóa”
, sống ở đó trong suốt thời niên thiếu, vào năm1975, khi ông ta vẫn là một học sinh cấp 2, mẹ ông ta đã giết chết bốông ta, rồi còn đâm ông bị thương, cuối cùng thì tự sát, Kim Văn Dung đã mất cả bố lẫn mẹ, nên đã chuyển khỏi ngôi nhà đen.
Chính vào ngày cuốicùng của cuộc đời ông, ông đã nhìn thấy sợi dây chuyền mắt mèo mà Vũ Nhi đã lơ đễnh để lộ ra, nên ông ta đã nhảy xuống đường ray tàu điện ngầm,kết thúc cuộc đời mình.Trước kia, Diệp Tiêu có rất nhiều điều khó lý giải đối với việc tựsát của nạn nhân, thế nhưng bây giờ thì anh đã hiểu, ngôi nhà đen chínhlà mối liên hệ giữa hai người.
Có lẽ, đây chính là chiếc chìa khóa để mở ra chân tướng sự việc, Diệp Tiêu có thể giải đáp những câu đố nàykhông? Tự anh cũng khó mà đưa ra được câu trả lời.Diệp Tiêu thở dài, mở ngăn kéo, từ trong ngăn kéo, anh lôi ra quyển sách đã lấy từ ngôi nhà đen.
Anh xem quyển sách cũ với phiên bản cũrích, bìa ngoài của cuốn sách là một sợi dây chuyền mắt mèo rất rõ nét.Tên của cuốn sách này thì anh đã quá quen thuộc – “Mắt mèo.”
Anh lại nhìn ra ngoài cửa sổ, màn đêm đã buông xuống, anh từ từ lật trang đầu của cuốn sách “Mắt mèo.”
Giấy của cuốn sách trông rất giòn,đã ngả màu vàng, có thể nhận ra rằng cuốn sách viết bằng chữ phồn thể đã không còn được xuất bản từ lâu, trang thứ hai, Diệp Tiêu phát hiện ramột hàng chữ viết tay bằng mực tàu đen:“Chẻ đôi miếng gỗ ta tất sẽ xuất hiện, di chuyển phiến đá ngươi tất sẽ tìm thấy ta.”
Cuộc họp bànvề vụ án giết người hàng loạt vừa mới kết thúc, vẫn chưa có manh mối rõràng, thậm chí đến việc thu thập dấu vân tay cũng gặp phải khó khăn, sởcũng đang thảo luận xem có nên thông qua các phương tiện truyền thông để ngấm ngầm thông báo với nhân dân hay không: buổi tối ở nhà một mìnhphải nâng cao cảnh giác, không được mở cửa cho người lạ, đặc biệt lànhững cô gái trẻ sống độc thân.Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, làm như vậy thì sẽ khiến cho nhiềungười cảm thấy hoang mang, lo sợ, giống như “Vụ án chặt đầu”
đã xảy ra ở trong thành phố mấy năm trước dẫn đến bao nhiêu lời đồn thổi, khiến cho tâm lý của người dân hoang mang.
Vẫn may, “Vụ án chặt đầu”
đó cuối cùng đã được phá, đã vạch mặt được hung thủ, hung thủ không phải là một tênsát nhân biến thái điên cuồng như những gì mọi người đồn thổi.Thế nhưng, mấy vụ án liên tiếp lần này, có vẻ sẽ phức tạp hơn vụ án lần trước rất nhiều.
Trên tường của văn phòng làm việc treo một tấm bản đồ của Thượng Hải, trên bản đồ có đánh dấu và ghi rõ thời gian cũng như địa điểm hung thủ gây án.
Có người đã dùng bút để nối địa điểm xảy raba vụ án mạng lại với nhau, tạo ra một hình tam giác có góc tù rất đặcbiệt, thế nên người đó cho rằng trước khi ra tay hung thủ đã lên kếhoạch sẵn trên bản đồ, sau đó dựa theo các vị trí trên bản đồ để gây án? Đối với nhận định có sức tưởng tượng hết sức phong phú thế này, DiệpTiêu chỉ còn cách cười đau khổ.Bây giờ, mọi người đã tan sở, trong phòng làm việc chỉ còn lại mộtmình anh.
Anh lặng lẽ nhìn tấm bản đồ trước mặt, cố gắng nắm bắt mộtthông tin từ đó.
Có lúc, công vệc phá án cũng giống như một nhà thơ đang sáng tác một tập thơ, cần phải có linh cảm, bây giờ thứ mà Diệp Tiêucần chính là thứ này.
Nhưng anh luôn có một tình cảm đặc biệt đối vớilinh cảm, linh cảm trong anh lại rất phũ phàng.
Anh nhắm mắt, dường nhưanh đang nhớ lại quãng thời gian một năm trước đây, anh không thể khôngthừa nhận, cơn ác mộng đã quay trở lại.Bên ngoài trời tối dần, mưa bắt đầu rơi, mưa tạt hối hả vào kínhcửa sổ.
Diệp Tiêu ngẩng đầu lên, nhìn mưa bên ngoài cửa sổ, trước mặtanh hiện lên hình dáng của Vũ Nhi.
Đột nhiên, anh như nhớ ra được điềugì, lập tức bật máy tính lên, tìm trong đống hồ sơ lưu nội bộ, tìm lạitập hồ sơ về vụ án tự sát tại sân ga tàu điện ngầm trong thời giantrước, mà nhân chứng chứng kiến tận mắt vụ án lại chính là Vũ Nhi.Hồ sơ lưu ghi rõ: nạn nhân tên là Kim Văn Dung, 40 tuổi, ông chủmột cửa hàng nhỏ, ngày hôm xảy ra vụ việc là ngày nạn nhân chuẩn bị bắttàu đi thương lượng một số việc có liên quan đến việc thuê cửa hàng.
Qua điều tra của cảnh sát, mối quan hệ xã hội của nhạn nhân rất tốt, cuộcsống gia đình cũng bình thường, hoàn toàn không có dấu hiệu của việc tựsát, hầu hết những người quen biết với Kim Văn Dung đều cảm thấy bất ngờ trước cái chết của ông, vợ của nạn nhân tuyệt đối không tin là chồngmình tự sát, cho rằng đó là một điều hoàn toàn phi lý, có lẽ do ông ấybị trượt chân ngã xuống đường ray tàu.Diệp Tiêu lại điều tra tiếp về lý lịch trước đây của Kim Văn Dung,ông ta sinh ra trong một gia đình trung lưu, khi còn nhỏ sống ở khu lềutạm, năm 1970 đã từng chuyển nhà một lần.
Đột nhiên, Diệp Tiêu thấytrong máy tính hiện lên: lần chuyển nhà năm 1970, ông ta chuyển đến sống ở ngôi nhà đen.
Bỗng nhiên, Diệp Tiêu đờ ra, anh cẩn thận nhìn lại mànhình máy tính, xác định lại địa chỉ, rõ ràng không có gì sai, đó là sốnhà của ngôi nhà đen, chính là ngôi nhà mà bây giờ Đồng Niên và Vũ Nhiđang sống.Anh cố gắng khống chế nhịp đập của tim, cố gắng giữ cho tâm trạngđược bình tĩnh, tiếp tục xem: Kim Văn Dung sống ở đó 5 năm, cho đến năm1975, ông ta mới chuyển đi nơi khác.
Nhưng Diệp Tiêu không hiểu nổi, tại sao năm 1970 gia đình họ lại chuyển đến sống ở ngôi nhà đen? Đó chẳngphải là nhà của gia đình họ Đồng sao?Nhưng rất nhanh, Diệp Tiêu đã hiểu ra, đó là những năm tháng vôcùng đặc biệt, “xưa nay chưa từng có trong lịch sử”
, thời kỳ “Cách mạngvăn hóa”
việc cướp nhà của người khác thì anh không hề lạ gì, thời kỳđó, ở thành phố này có rất nhiều bất động sản giống như ngôi nhà đen.Chủ của các căn nhà này hầu hết đều bị quy giai cấp tư sản của chế độ cũ còn sót lại, các đối tượng bị coi là chuyên chính, thì những căn nhàrộng rãi, thoáng mát, dễ chịu của bọn họ hầu hết đều bị những ngườithuộc tầng lớp công nhân chiếm dụng.
Nhưng từ sau năm 1978, theo một sốchính sách kế hoạch mới, hầu hết những người chủ của các ngôi nhà đó đều được trả lại nhà.
Có điều, cho đến tận ngày hôm nay, có nhiều khu nhàđẹp có vườn tược năm đó, vẫn do mười mấy hộ dân tầng lớp trung lưu sởhữu, vị chủ cũ của các ngôi nhà đó đã mất từ lâu hoặc không có ngườithừa kế.Nhưng tại sao năm 1975 gia đình Kim Văn Dung, lại chuyển đi? Thờigian đó vẫn là trong thời kỳ “Cách mạng văn hóa”
, họ hoàn toàn không cólý do nào phải rời đi.
Diệp Tiêu lại điều tra thêm về những tư liệu cóliên quan đến bố mẹ của Kim Văn Dung, kết quả khiến cho ta phải giậtmình: ngày 25 tháng 11 năm 1975 tại ngôi nhà đen, mẹ của Kim Văn Dung đã dùng dao cắt rau chém chết chồng mình, sau đó còn chém bị thương contrai mình, cuối cùng, thắt cổ tự vẫn, động cơ giết người của bà ta không rõ ràng.Diệp Tiêu chăm chú nhìn vào màn hình máy tính, nội dung hiện lêntrên màn hình chính là những tư liệu này, nếu muốn điều tra rõ tình hình thì phải đến phòng lưu trữ hồ sơ điều tra về hồ sơ năm đó.
Bây giờ đãquá rõ ràng rồi, Kim Văn Dung đã từng sống trong ngôi nhà đen vào thờikỳ “Cách mạng văn hóa”
, sống ở đó trong suốt thời niên thiếu, vào năm1975, khi ông ta vẫn là một học sinh cấp 2, mẹ ông ta đã giết chết bốông ta, rồi còn đâm ông bị thương, cuối cùng thì tự sát, Kim Văn Dung đã mất cả bố lẫn mẹ, nên đã chuyển khỏi ngôi nhà đen.
Chính vào ngày cuốicùng của cuộc đời ông, ông đã nhìn thấy sợi dây chuyền mắt mèo mà Vũ Nhi đã lơ đễnh để lộ ra, nên ông ta đã nhảy xuống đường ray tàu điện ngầm,kết thúc cuộc đời mình.Trước kia, Diệp Tiêu có rất nhiều điều khó lý giải đối với việc tựsát của nạn nhân, thế nhưng bây giờ thì anh đã hiểu, ngôi nhà đen chínhlà mối liên hệ giữa hai người.
Có lẽ, đây chính là chiếc chìa khóa để mở ra chân tướng sự việc, Diệp Tiêu có thể giải đáp những câu đố nàykhông? Tự anh cũng khó mà đưa ra được câu trả lời.Diệp Tiêu thở dài, mở ngăn kéo, từ trong ngăn kéo, anh lôi ra quyển sách đã lấy từ ngôi nhà đen.
Anh xem quyển sách cũ với phiên bản cũrích, bìa ngoài của cuốn sách là một sợi dây chuyền mắt mèo rất rõ nét.Tên của cuốn sách này thì anh đã quá quen thuộc – “Mắt mèo.”
Anh lại nhìn ra ngoài cửa sổ, màn đêm đã buông xuống, anh từ từ lật trang đầu của cuốn sách “Mắt mèo.”
Giấy của cuốn sách trông rất giòn,đã ngả màu vàng, có thể nhận ra rằng cuốn sách viết bằng chữ phồn thể đã không còn được xuất bản từ lâu, trang thứ hai, Diệp Tiêu phát hiện ramột hàng chữ viết tay bằng mực tàu đen:“Chẻ đôi miếng gỗ ta tất sẽ xuất hiện, di chuyển phiến đá ngươi tất sẽ tìm thấy ta.”