Chương : 15
Đôi môi mỏng của Green lượn ra thành một nụ cười cay độc. “Có nhớ anh ấy bị bắt vì gì không?”
“Bị kết tội phá cửa vào một hiệu thuốc.”
“Bị kết tội? Anh ấy không nhận là có phá cửa vào à?”
“Có chứ, nhận.”
“Đó là năm 1949. Nhưng bây giờ ông lại nói con trai ông sau 1950 có thay đổi trong thái độ và hạnh kiểm?”
“Tôi nói như thế, vâng.”
“Ông muốn nói là sau năm 1950 anh ấy trở thành một thanh niên tốt chứ gì?”
Ông già ho rung cả người; ông nhổ vào một chiếc khăn tay. “Không,” ông nói, nhìn vào chỗ vừa nhổ, “tôi không nói như vậy.”
“Vậy thì thay đổi xảy ra như thế nào?”
“À, cái đó rất khó giải thích, chỉ là không hành động như nó ngày trước nữa thôi.”
“Ông muốn nói là anh ấy mất đi những xu hướng phạm tội?”
Câu hỏi hóm hỉnh của luật sư làm mọi người cười ầm, một bùng nổ của phòng xử mà con mắt nghiêm nghị của Thẩm phán Tate lập tức dập tắt ngay. Lúc này, ông Hickock đã được bác sĩ W. Mitchell Jastorys thay thế trên bục.
Bác sĩ Jastorys tự giới thiệu trước tòa là một “thầy thuốc chuyên điều trị trong lĩnh vực tâm thần”, và để chứng minh cho tư cách chuyên môn của mình, ông nói thêm rằng từ năm 1956, năm ông vào làm ở Khoa Tâm thần Bệnh viện bang ở Topeka, Kansas, ông đã điều trị cho khoảng một nghìn rưỡi bệnh nhân. Trong hai năm qua, ông phục vụ trong nhóm bác sĩ tại Bệnh viện Bang ở Larned, ở đây ông đang phụ trách Nhà Dillon, một khu vực dành cho những người mất trí phạm tội.
Harrison hỏi nhân chứng, “Ông đã điều trị cho bao nhiêu tên sát nhân?”
“Khoảng hai mươi lăm.”
“Thưa bác sĩ, tôi muốn được hỏi ông là ông có biết thân chủ của tôi, Richard Eugene Hickock không?”
“Tôi biết.”
“Ông đã có dịp nào chẩn đoán tâm thần cho ông ấy chưa?”
“Thưa ngài có... Tôi đã có một bản đánh giá tâm thần của ông Hickock.”
“Dựa trên đánh giá của ông, ông có ý kiến gì về việc liệu Richard Eugene Hickock có biết phân biệt đúng sai vào thời điểm gây tội ác không?”
Nhân chứng, một người trạc hai tám tuổi, thô to vâm váp, mặt tròn xoe như mặr trăng nhưng nom thông minh tinh tế, hít một hơi sâu, như để tự trang bị mình cho một câu trả lời dài - khiến tòa liền cảnh báo ngay rằng ông không được nói dài, “Ông có thể trả lời có hoặc không, thưa bác sĩ. Trả lời có hay không thôi.”
“Có.”
“Vậy ý kiến ông là gì?”
“Tôi nghĩ là trong khuôn khổ định nghĩa thông thường ông Hickock biết phân biệt đúng sai.”
Bị câu thúc trong Điều luật M’Maughten (“Các định nghĩa thông thường”), một công thức vốn dĩ mù màu không có khả năng phân biệt bất cứ cấp độ nào ở giữa trắng và đen, bác sĩ Jastorys bất lực không thể trả lời khác được. Nhưng dĩ nhiên câu trả lời này khiến cho luật sư của Hickock vỡ mộng; ông này thất vọng hỏi: “Ông có thể trình bày câu trả lời này rõ hơn không?”
Thất vọng là vì tuy bác sĩ Jastorys đã bằng lòng nói rõ, nhưng bên khởi tố lại có tư cách phản đối - và đã phản đối, viện dẫn thực tế là luật của Kansas không cho phép nói gì hơn ngoài có hoặc không đối với câu hỏi thích đáng này. Phản đối có hiệu lực và nhân chứng rút lui. Nhưng nếu bác sĩ Jastorys được nói nhiều hơn thì ông sẽ chứng thực thế này: “Về trí thông minh, Richard Hickock ở trên mức trung bình, dễ dàng nắm bắt các ý mới và có một vốn thông tin rộng. Ông ta nhanh nhạy với những gì xảy ra ở xung quanh mình, và không tỏ ra có dấu hiệu hoang mang hay mất phương hướng. Tư duy của ông ta có tổ chức và logic, xem ra ông ta có liên hệ tốt với thực tế. Tuy tôi không tìm thấy dấu hiệu thường gặp nào về sự tổn thương não - mất trí nhớ, hình thành khái niệm cụ thể, hư hỏng trí tuệ - nhưng cũng không loại trừ điều này. Ông ta đã bị chấn thương nghiêm trọng; ở đầu và bị hôn mê nhiều giờ vào năm 1950 - điều này đã được tôi kiểm tra qua việc xem xét các biên bản của bệnh viện. Ông ta nói đã bị những cơn choáng, những thời kỳ lú lẫn, đau đầu từ đó trở đi và một phần lớn những hành vi chống phá xã hội của ông ta đã xảy ra từ thời gian ấy. Ông ta chưa từng được xét nghiệm y tế nhằm kết luận dứt khoát liệu ông ta có bị di chứng của tổn thương não hay không. Điều quan trọng là cần phải tiến hành các bước xét nghiệm y tế thì mới có thể đánh giá toàn diện về sự tồn tại di chứng này... Hickock cho thấy có những dấu hiệu bất thường về cảm xúc. Việc ông ta biết điều mình đang làm song vẫn cứ làm có thể là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Ông ta là một người hay hành động bốc đồng, manh động, làm mà không nghĩ đến hậu quả hay rắc rối mai sau cho bản thân hay người khác. Ông ta có vẻ không có khả năng rút kinh nghiệm, ông ta cho thấy một hình mẫu quen thuộc gồm những thời kỳ hành động có hiệu quả xen kẽ với những hành động rõ ràng là vô trách nhiệm. Ông ta không thể chịu được cảm xúc thất vọng như một người bình thường, và ông ta rất ít khả năng tự mình rũ bỏ được các cảm xúc đó trừ khi thông qua những hành động chống phá xã hội... Lòng tự tôn của ông ta rất thấp, và trong thâm tâm ông ta luôn luôn cảm thấy mình ở dưới người khác và không được thỏa mãn về tính dục. Các cảm giác này hình như đã được bù đắp một cách cực đoan bằng những giấc mơ về chuyện mình trở nên giàu sang và có quyền lực, xu hướng ưa khoác lác về thành tích của mình, ăn tiêu như phá khi có tiền, chỉ một sự đề bạt chậm trong công việc - điều vốn rất thường tình - cũng làm cho ông ta bất mãn... Ông ta không thoải mái trong quan hệ với người khác và bất lực một cách bệnh lý trong việc tạo lập và duy trì những gắn bó cá nhân. Tuy thừa nhận những tiêu chuẩn luân lý quen thuộc nhưng hình như ông ta rõ ràng không chịu để cho chúng ảnh hưởng đến hành động của mình. Tóm lại, ông ta cho thấy những đặc điểm khá điển hình về cái vẫn được tâm thần học gọi là rối loạn tính cách nghiêm trọng. Điều quan trọng là cần phải tiến hành những bước cần thiết để loại bỏ khả năng thương tổn hữu cơ não, bởi nếu thương tổn này có thật thì nó có thể thực sự ảnh hưởng đến cách hành xử của ông ta trong nhiều năm qua và trong lúc xảy ra án mạng.”
Ngoài một bản bào chữa chính thức gửi bồi thẩm đoàn, mà ngày mai điều này mới diễn ra, lời chứng của bác sĩ tâm thần đã chấm dứt phần bào chữa cho Hickock. Sau đó đến lượt Arthur Fleming, ông luật sư cao tuổi bào chữa cho Smith. Ông giới thiệu bốn nhân chứng: Cha bề trên James E. Post, giáo sĩ Tin lành ở Nhà tù bang Kansas; Joe James, người bạn da đỏ của Perry, anh này, từ nhà anh ở vùng hoang vu Viễn Đông Bắc, đã đi xe buýt mất một ngày hai đêm để đến cho bằng được sáng nay; Donald Cullivan, và, một lần nữa, bác sĩ Jastorys. Trừ vị bác sĩ ra, ba người kia đều dược coi là “nhân chứng về tính cách” - những người được chờ đợi sẽ cung cấp cho bị cáo một ít tính người. Họ làm việc đó không được tốt lắm, tuy ai cũng đã thu xếp dăm ba nhận xét thuận lợi cỏn con trước bồi thẩm đoàn, trong khi đoàn này thì phản đối, cho rằng các bình luận cá nhân mang tính chất này đều là “yếu ớt, không thích đáng, không có thực” và gạt đi không cho họ nói.
Thí dụ, Joe James, tóc đen, da còn đen hơn Perry, một nhân vật nhẹ nhàng trong chiếc sơ mi đã bạc của người đi săn và đôi giày lười đã phẳng nom cứ như vừa bí mật ngoi ra từ trong bóng tối của xứ sở rừng cây, khai trước tòa rằng bị cáo đã sống với anh tổng cộng hai năm. “Perry là một cậu bé đáng yêu, hàng xóm láng giềng rất mến - theo như tôi biết thì cậu ta không làm gì không phải cả.” Tòa cắt lời anh ngay ở chỗ này; và cũng ngăn Cullivan lại khi anh ta nói, “Trong thời gian tôi biết Perry trong quân ngũ, anh ấy là một người bạn rất đáng yêu.”
Cha bề trên Post thì trụ được phần nào lâu hơn, vì ông không có ý khen ngợi người tù, nhưng ông tả lại lần gặp anh ta ở Lansing mà thấy có thiện cảm. “Lần đầu tôi gặp Perry là khi anh ấy đến văn phòng tôi ở nhà nguyện trong nhà tù mang theo một bức tranh Giê-su anh ấy vẽ bằng bút chì màu. Anh ấy muốn tặng tôi bức vẽ để dùng trong nhà nguyện. Từ đây nó được treo trên tường văn phòng tôi.”
Fleming nói, “Cha có tấm ảnh nào chụp bức tranh đó không?” Cha có hẳn một phong bì đầy nhòe ảnh chụp; nhưng khi cha mang nó ra, có ý phát cho các vị quan tòa thì Logan Green liền giận dữ nhảy dựng lên, “Nếu Cha cho phép, như thế này là đi quá xa rồi đấy...” Cha cũng thấy là không thể đi xa hơn nữa.
Bác sĩ Jastorys thì đã được nhắc nhở, và theo các giao ước đề ra khi ông xuất hiện lần đầu tiên, Fleming đặt ra cho ông câu hỏi quan trọng: “Qua cuộc trò chuyện và chẩn đoán đối với Perry Smith, ông có ý kiến gì về việc liệu anh ta có biết đúng sai khi đang thực hiện hành vi tấn công người khác kia không?” Và một lần nữa tòa khiển trách nhân chứng, “Trả lời có hay không, ông có ý kiến hay không?”
“Không.”
Bản thân cũng sửng sốt, giữa những tiếng râm ran ngạc nhiên chung quanh, Fleming nói: “Ông có thể nói với tòa tại sao ông lại không có ý kiến chứ.”
Green phản đối: “Ông bác sĩ không có ý kiến, thế thôi!” Về mặt pháp lý mà nói thì đúng là như vậy.
Nhưng giá như bác sĩ Jastorys được phép diễn thuyết về lý do lưỡng lự của mình thì hẳn ông cũng sẽ chứng rằng: “Perry Smith có những dấu hiệu dứt khoát về bệnh tâm thần nghiêm trọng. Tuổi thơ của ông ấy, được kể lại với tôi và được kiểm chứng bằng những mẩu ghi nhận trong tù, mang dấu ấn nổi bật của sự thô bạo và sự thiếu quan tâm của cả bố lẫn mẹ. Ông ấy có vẻ lớn lên không phương hướng, không có tình yêu và không có sự hấp thu bất cứ một ý thức cố định nào về các giá trị luân lý... Ông ấy có định hướng, quá nhạy cảm với những cái đang diễn ra liên quan đến mình, và không có dấu hiệu gì là hoang mang bối rối. Ông ta ở trên mức thông minh trung bình, có một vốn thông tin tốt so với bối cảnh học vấn nghèo nàn của ông ta... Trong quá trình hình thành nhân cách của ông ta, có hai nét nổi bật đặc biệt mang tính bệnh hoạn. Nét thứ nhất là định hướng ‘hoang tưởng’ đối với thế giới. Ông ta đa nghi và mất lòng tin ở người khác, có xu hướng cảm thấy bị người khác phân biệt đối xử, không hiểu mình và đối xử bất công với mình. Ông ta cực nhạy bén với những lời người khác phê bình mình, không tha thứ được cho việc bị đem ra chế giễu. Ông ta dễ cảm thấy bị sỉ nhục lăng mạ trước những lời nói của người khác, thường diễn giải sai lệch những cuộc giao tiếp có ngụ ý tốt đẹp. Ông ta cảm thấy có nhu cầu to lớn về tình bạn và lòng thông cảm, nhưng lại do dự trong việc tâm sự với người khác và khi tâm sự thì lại nghĩ rằng sớm muộn gì cũng bị hiểu lầm hay thậm chí bị phản bội. Trong việc đánh giá mục đích và cảm xúc của người khác, ông ta có rất ít khả năng tách các phòng chiếu tâm thần của bản thân ra khỏi thực tế. Ông ta thường hay vơ đũa cả nắm coi ai cũng toàn là đạo đức giả, thù nghịch, và xứng đáng với bất cứ cái gì ông làm với họ. Na ná với nét thứ nhất là nét thứ hai, một cơn giận thường trực, kém được kiềm chế - dễ dàng bung ra bởi bất cứ cảm giác nào rằng mình đang bị lừa bịp, làm nhục hoặc coi khinh. Trong quá khứ, phần lớn các cơn giận này đều hướng vào các nhân vật quyền uy - bố, anh, thượng sĩ quân đội, viên chức coi tù - và đã nhiều lần dẫn tới hành vi hung hãn dữ dội. Cả ông ta lẫn nhưng ai quen biết đều hiểu những cơn giận mà ông ta nói là ‘dâng lên đùng đùng’ trong ông ta, đều hiểu ông ta rất khó lòng kiềm chế được chúng. Khi hướng vào bản thân thì những cơn giận này lại phóng thả ra ý nghĩ tự sát. Cái lực không thích hợp của cơn giận cùng sự bất lực trong việc kiểm soát hoặc chuyển dòng cơn giận sang chỗ khác đã cho thấy một nhược điểm chính yếu trong cấu trúc nhân cách... Cùng với các nét đó, ông ta còn cho thấy những dấu hiệu về một sự rối loạn trong quá trình tư duy. Ông ra rất kém trong khả năng sắp xếp tư duy của mình cho trật tự, ông ta hình như không có khả năng quan sát hoặc tóm lược ý nghĩ của mình, mà trở nên sa vào và đôi khi vướng mắc vào tiểu tiết, một vài ý nghĩ của ông ta có cho thấy một tính chất ‘ma thuật’, một sự lìa thoát hiện thực... Ông ta ít có quan hệ tình cảm thân thiết với người khác, đã thế, những tình cảm ít ỏi này lại không đủ sức chịu đựng những cơn khủng hoảng nho nhỏ. Ngoài một nhóm nhỏ bạn bè, ông ta ít có cảm tình với người khác; ông ta gắn rất ít giá trị đích thực cho đời sống con người. Sự thờ ơ cảm xúc và sự dịu dàng trong một số lĩnh vực cũng lại là một bằng chứng khác nữa về điều bất thường trong tâm lý ông ta. Để có được một chẩn đoán tâm thần chính xác, cần phải đánh giá toàn diện hơn nữa, nhưng cấu trúc nhân cách hiện thời của ông ra thì đã rất gần với cấu trúc của một phản ứng tâm thần phân liệt hoang tưởng rồi.”
Điều khá có ý nghĩa là một bậc kỳ cựu được giới tâm thần học pháp lý xa gần kính trọng, bác sĩ Joseph Satten ở bệnh viện Menninger tại Topeka, bang Kansas, đã tham khảo ý của bác sĩ Jastorys và tiến thành những đánh giá của ông này về Smith và Hickock. Sau đó, khi chú ý hơn đến vụ án, bác sĩ Satten gợi ý rằng tuy tội ác có thể đã không xảy ra nếu không kể tới những tương tác qua lại có tính xung đột giữa hai thủ phạm, song thực chất nó là hành vi của Perry Smith, ông cảm thấy Smith tiêu biểu cho típ sát nhân đã được ông miêu tả trong bài báo “Giết người không có động cơ rõ rệt - Một nghiên cứu về sự rối loạn nhân cách”.
Đăng trên Nhật báo tâm thần học Mỹ (tháng Bảy, 1960) và viết cùng với ba đồng nghiệp, Karl Menninger, Irwin Rosen và Martin Mayman, bài báo nói rõ ngay từ đầu mục đích của nó: “Nỗ lực để quy mức trách nhiệm phạm tội của những kẻ giết người, pháp luật đã cố chia họ (như chia mọi tội phạm khác) thành hai nhóm, ‘lành trí’ và ‘mất trí’. Kẻ sát nhân ‘lành trí’ được cho là hành động với động cơ hợp lý mà ta có thể hiểu được - tuy bị lên án - còn những kẻ mất trí thì được cho là bị thúc đẩy bởi những động cơ bất hợp lý, vô nghĩa. Khi động cơ hợp lý dễ được nhận thấy (chẳng hạn, giết người vì lợi ích cá nhân) hay khi các động cơ hợp lý lại có những ảo tưởng huyễn hoặc đi kèm theo chúng (chẳng hạn, một bệnh nhân hoang tưởng giết người mà hắn tưởng tượng là kẻ đang hành hạ hắn) thì các nhà khoa học ít gặp phải vấn đề. Nhưng khi kẻ giết người có vẻ lý trí, tỉnh táo và có kiểm soát song hành vi sát nhân lại có tính chất kỳ quái, bề ngoài nom như vô nghĩa, thì tình hình lại đặt ra một bài toán khó, nếu như các bất đồng và các báo cáo trái nghịch nhau trước tòa về cùng một kẻ hành hung đó là một chỉ dẫn. Như vậy luận đề của chúng tôi là tâm bệnh của những kẻ sát nhân ít ra cũng hình thành nên ít nhất là một hội chứng đặc thù mà chúng tôi sẽ miêu tả dưới đây. Nói chung, những cá nhân này đều mang sẵn những khiếm khuyết nghiêm trọng trong việc tự kiểm soát bản thân, nó làm cho tính hung bạo nguyên sơ có thể bộc lộ công khai ra, nó nảy sinh từ những chấn thương tinh thần từ trước đó mà bây giờ nằm trong những trải nghiệm đau đớn, vô thức.”
Như một phần của quá trình kháng án, các tác giả đã khám bốn người bị án tù vì những vụ giết người xem vẻ như không có động cơ. Bốn người tù đã được khám trước khi mở tòa và đều “không mắc bệnh tâm thần”, đều “lành trí”. Ba người bị kết án tử hình, một người ngồi tù dài hạn. Ở mỗi trường hợp đều đã có yêu cầu mở cuộc điều tra tâm thần học sâu hơn bởi vì không bằng lòng với những giải thích tâm thần học được đưa ra trước đó, một ai đó - hoặc luật sư, một người họ hàng hoặc một người bạn - đã đặt câu hỏi: “Làm sao một người lành trí như người này lại có thể phạm phải một hành vi điên rồ như cái hành vi hắn ta làm để rồi bị xử tội?” Sau khi mô tả bốn tội phạm và các tội ác của họ (một lính da đen băm vằm và chặt cụt chân tay một gái điếm, một nông dân bóp cổ chết một cậu bé mười bốn tuổi vì cậu ta cự tuyệt lời gạ gẫm tình dục của hắn, một hạ sĩ quan đánh một cậu thiếu niên khác đến chết bằng dùi cui vì tưởng rằng cậu giễu cợt mình, và một nhân viên bệnh viện dìm đầu một bé gái lên chín xuống nước cho chết ngạt), các tác giả đã xem xét các vùng tương đồng của họ. Các tác giả viết rằng những người này bản thân cũng hoang mang không hiểu tại sao mình giết các nạn nhân kia, những người tương đối xa lạ với họ, trong mỗi trường hợp kẻ sát nhân đều cho thấy là đã bị sa vào một cơn nhập đồng có tính chất tách biệt cái Tôi ra, giống như trong mơ, rồi sau đó tỉnh lại để “thình lình phát hiện” thấy bản thân mình đang hành hung nạn nhân. “Phát hiện về tiểu sử giống nhau nhất, và có lẽ có ý nghĩa nhất là một tiền sử lâu ngày, có khi hết cả đời, về sự kiềm chế lúc có lúc không đổi với các dục lực hung hãn gây gổ. Chẳng hạn, ba người trong số đó suốt đời thường bị dính vào những cuộc đánh nhau không phải là những xích mích thông thường mà là những cuộc đánh nhau nếu không được ngăn cản thì sẽ trở thành vụ giết người thật sự.”
Ở đây, người ta trích một số lời nhận xét khác nữa có nêu trong bài nghiên cứu: “Mặc dù tính chất hung bạo của cuộc đời họ, tất cả những người này đều có những hình ảnh về bản thân giống nhau, đó là thể chất kém cỏi, yếu đuối, không thích nghi được với xã hội. Các bản tiểu sử cho thấy một mức độ ức chế tính dục nghiêm trọng ở mỗi người. Với cả bốn người đó, đàn bà đứng tuổi là những kẻ uy hiếp đe dọa, và ở hai trường hợp thì có những dấu hiệu rõ rệt về sự đồi bại tình dục. Tất cả họ đều bị khổ tâm suốt thời kỳ mới lớn bởi bị coi là ‘gái’, nhỏ bé về tầm vóc và ốm yếu… Trong cả bốn trường hợp, đều có bằng chứng tiền sử về những trạng thái hư tổn ý thức, trạng thái hư tổn ý thức này thường có quan hệ với các cơn hành hung bạo phát. Hai trong những người này báo cáo họ có những cơn nhập đồng thoát ly nghiêm trọng với thực tại, và khi lên cơn như vậy họ có cách ứng xử kỳ quái và hung bạo, còn hai người kia thì báo cáo đã có những thời kỳ quên lú kém nghiêm trọng hơn và có lẽ kém được tổ chức hơn. Trong những lúc hành hung thật sự, họ thường cảm thấy bị tách ra hoặc biệt lập với bản thân, tựa như họ đang đứng ngoài xem một ai đó vậy... Cũng quan sát thấy trong tiền sử của cả bốn trường hợp rằng, khi các đối tượng này còn nhỏ, thường xuyên xảy ra cảnh hung bạo cực độ giữa bố mẹ họ... Một người nói mỗi khi anh ta mà ‘lảng vảng lại gần là bị quất roi’… Một người thì bị nhiều trận đòn rất ác chỉ cốt để triệt cái tật nói lắp và cả những cơn ‘rồ’ cũng như để uốn nắn cái hạnh kiểm được cho là ‘xấu xa’ của anh ta. Tiền sử liên quan đến bạo lực cực độ, dù là do tưởng tượng ra, quan sát trong thực tế, hoặc do đứa trẻ này đã thực sự nếm trải, đều phù hợp với giả thiết phân tâm học cho rằng việc đứa trẻ buộc phải tiếp xúc với những kích thích quá mạnh, trước khi nó có khả năng kiểm soát được chúng, có liên hệ mật thiết với những khuyết tật ban đầu trong quá trình hình thành bản ngã và với những nhiễu loạn nghiêm trọng trong việc kiểm soát dục lực của đứa trẻ sau này. Trong cả bốn trường hợp đều thấy bằng chứng về sự thiếu thốn tình cảm nghiêm trọng trong những năm đầu đời. Sự thiếu thốn này có thể bao gồm việc vắng mặt kéo dài hay nay vắng mai không của bố hoặc mẹ hoặc của cả bố và mẹ, một cuộc sống gia đình hỗn loạn trong đó bố mẹ là xa lạ, đứa trẻ được người khác nuôi vì bị một hoặc cả bố và mẹ cự tuyệt thẳng cánh... Cũng thấy có bằng chứng rối loạn trong tổ chức xúc cảm. Điển hình nhất là những người này cho thấy xu hướng thường không giận dữ hay rồ dại một cách tương hợp với hành vi hung bạo. Không thấy báo cáo có cảm giác thịnh nộ gắn liền với các vụ giết người này, họ cũng không trải qua cơn giận dữ nào - dù là mãnh liệt hay lộ liễu - mặc dầu họ đều có thể làm chuyện gây gổ nghiêm trọng và thô bạo... Quan hệ của họ với người khác có tính chất nông cạn, lạnh nhạt, mang lại cho họ nỗi cô đơn và biệt lập. Với họ, người khác chẳng mấy khi là có thật, theo cái nghĩa là có thể cảm thấy được một cách ấm áp và tích cực (hoặc thậm chí một cách bực tức nữa)... Ba người bị án tử hình đều có những xúc cảm hời hợt đối với số phận của chính bản thân mình và số phận của nạn nhân. Thiếu đến mức kinh ngạc ý thức nhận tội, sự suy sụp và hối hận... Những cá nhân như vậy đều có thể được coi là mang sẵn thiên hướng sát nhân, theo cái nghĩa là hoặc đang mang quá tải năng lượng gây hấn hoặc hệ bảo vệ cái Tôi trong người đó bất ổn định, định kỳ cho phép cái năng lượng kia bộc lộ ra dưới dạng trần trụi và cổ lỗ. Tiềm năng giết người có thể chuyển thành hành động thực, nhất là nếu như đã có sẵn một vài sự mất cân bằng, khi mà trong vô thức, kẻ giết người nhận thấy nạn-nhân-tiềm-tàng kia như là nhân vật chủ chốt trong một sự kiện tổng thể gây tổn thương cho hắn ta trong quá khứ. Hành vi - hay thậm chí chỉ sự có mặt của nhân vật đó không thôi cũng đủ góp thêm một sức ép vào cái tương quan lực lượng vốn đã không ổn định này, và dẫn đến một sự phóng nổ cực độ của bạo lực đột ngột, giống như khi kim hỏa làm tóe lửa khói thuốc súng mà gây nổ vậy… Giả thuyết về động cơ vô thức giải thích được tại sao kẻ người lại cảm nhận những nạn nhân tương đối xa lạ và vô hại như là những kẻ khiêu khích và do đó hóa thành mục tiêu thích hợp cho sự gây hấn. Nhưng tại sao lại giết? May sao, phần lớn con người lại không thường hay đáp ứng lại những cơn bạo phát sát nhân cho dù đang phải chịu sự khiêu khích đến cùng cực. Trái lại, những trường hợp miêu tả trên đây thì đều mang sẵn những khiếm khuyết lớn trong sự tiếp xúc với thực tế, cùng với sự yếu kém cực độ trong việc kiểm soát dục lực, ở những thời kỳ căng thẳng hay phá hoại cao độ. Vào những lúc đó, một chỗ quen biết tình cờ hoặc thậm chí cả một người xa lạ nữa cũng dễ dàng bị mất đi ý nghĩa ‘đích thực’ của mình và dễ dàng bị gán cho một căn cước vốn dĩ nằm sẵn bên trong cái cấu trúc chấn thương vô thức đó. Xung đột ‘cố hữu’ thế là được làm cho sống lại và óc gây hấn nhanh chóng leo thang lên tới những kích thước sát nhân... Khi những án mạng vô nghĩa như thế xảy ra, chúng được coi là kết quả cuối cùng của một thời kỳ căng thẳng và sự phá hoại ngày một tăng nơi kẻ sát nhân, thời kỳ này bắt đầu từ trước lúc tiếp xúc với nạn nhân và cứ tăng dần lên không ngừng cho tới khi, do phù hợp với những xung đột vô thức của kẻ sát nhân, vô tình nạn nhân đã giúp cho tiềm năng sát nhân của hắn chuyển sang thành hành động.”
Vì có nhiều điểm tương đồng giữa hoàn cảnh xuất thân và nhân cách của Perry Smith với những đề tài nghiên cứu của mình, bác sĩ Satten cảm thấy yên tâm khi giao cho hắn một vị trí trong hàng ngũ đối tượng nghiên cứu của ông. Hơn thế, đối với ông, bối cảnh của vụ án xem chừng là phù hợp chính xác với khái niệm “giết người không có động cơ rõ rệt” do ông đưa ra. Rõ ràng ba vụ án mạng mà Smith gây ra xét về logic là có động cơ - Nancy, Kenyon và bà mẹ sở dĩ bị giết là vì ông Clutrer đã bị giết. Nhưng quan điểm của bác sĩ Satten là chỉ vụ án mạng đầu tiên mới có vấn đề về mặt tâm lý, và lúc tấn công ông Clutter, Smith đang trải qua cơn trầm uất tâm thần, nằm sâu trong một vùng tối tâm thần phân liệt, vì lúc đó hắn không phải “đột nhiên phát hiện ra” mình đang hủy diệt một người hoàn toàn bằng xương bằng thịt, mà là đang hủy diệt “một nhân vật chủ chốt nằm trong một hợp hình gây tổn thương từ quá khứ”: bố hắn? các nữ tu sĩ viện trẻ mồ côi đã nhạo báng và đánh đập hắn? viên thượng sĩ quân đội mà hắn căm thù? viên coi tù đã ra lệnh cho hắn “phải ở ngoài Kansas”? Một người trong số họ, hoặc tất cả họ.
Trong lời thú tội, Smith nói, “Tôi vốn không định làm hại ông ấy. Tôi nghĩ ông ấy là người lịch sự, rất tử tế. Nói năng từ tốn. Tôi đã nghĩ như thế chính trong lúc tôi cắt cổ ông ấy.” Trong khi trò chuyện với Donald Cullivan, Smith nói, “Họ (nhà Clutter) chưa từng xúc phạm đến tôi bao giờ. Không như những kẻ khác. Những kẻ đã xúc phạm suốt cả đời tôi. Có lẽ vì thế mà nhà Clutter lại là những người phải trả giá cho việc đó chăng.”
Thế là hóa ra bằng những lối độc lập khác nhau, cả hai nhà phân tích chuyên nghiệp và nghiệp dư đều cùng đi tới những kết luận không phải là không giống nhau.
Giới quý tộc của hạt Finney đã làm cụt vòi cuộc xét xử. Vợ một chủ trại chăn nuôi giàu có tuyên bố: “Các ông bà ấy hình như không tò mò gì về chuyện đó hết.” Tuy vậy, đến phiên tòa cuối cũng đã thấy khá đầy đủ các vị tai to mặt lớn địa phương ngồi cùng với dân thường. Sự có mặt của họ là một cử chỉ xã giao đối với Thẩm phán Tate và Logan Green, hai thành viên được mến mộ ở chính thứ bậc của họ. Cũng thế, một đoàn lớn những luật gia ngoài thị trấn, nhiều người đã đi những chặng đường rất xa đến, ngồi đầy các hàng ghế dài: đặc biệt, họ tới để nghe tại chỗ bài nói cuối cùng của Green trước tòa. Green, một ông già bảy mươi nhỏ bé, cứng rắn một cách khéo léo, có tên tuổi áp đảo trong đám người bằng vai phải lứa, những kẻ hằng hâm mộ tài đóng kịch của ông - một vốn liếng năng khiếu biểu diễn bao gồm một cảm quan nhạy bén chớp thời cơ như một diễn viên hộp đêm. Một luật sư giàu kinh nghiệm về tội phạm, vai trò thông thường của ông là ở bên bị, nhưng trong trường hợp này chính quyền bang đã giữ ông làm một phụ tá đặc biệt cho Duane West, vì cảm thấy rằng viên chưởng lý hạt hãy còn trẻ tuổi quá, chưa đủ dạn dầy để xét xử vụ án mà không có sự ủng hộ của người lịch lãm.
Nhưng giống như phần lớn các ngôi sao, màn của Green là màn cuối cùng của chương trình. Những ý kiến tỉnh táo công minh mà Thẩm phán Tate truyền đạt tới bồi thẩm đoàn, màn đó xong thì mới đến lượt ông, theo như lời tóm tắt của ông chưởng lý hạt: “Có một mối nghi ngờ nào ở trong đầu các vị về tội của các bị cáo hay không? Không! Dù ai bóp cò khẩu súng của Richard Eugene Hickock đi nữa thì cả hai cũng đều là thủ phạm cả. Chỉ có mỗi một cách để bảo đảm cho những loại người đó không bao giờ còn la cà ở các thị trấn và thành phố của vùng đất này nữa. Chúng tôi đề nghị hình phạt cao nhất - tử hình. Chúng tôi đưa ra đề nghị này không phải vì muốn trả thù mà với tất cả sự khiêm nhường kém mọn...”
Rồi tòa nghe lời bào chữa của các luật sư bên bị. Bài nói của Fleming, được một nhà báo tả là “đạn mềm”, rút cục lại là một bài thuyết giáo nhẹ nhàng có tính chất nhà thờ: “Con người không phải là con vật. Hắn có một thân xác, và hắn có một linh hồn sống đời đời. Tôi không tin là con người lại có quyền hủy hoại ngôi nhà đó, một ngôi đền có linh hồn trú ngụ ở trong...” Tuy kêu gọi bồi thẩm đoàn nhớ đến điều mà ông nghĩ là tinh thần Cơ đốc giáo, Harrison Smith lại lấy những cái xấu của án tử hình ra làm chủ đề chính: “Nó là di sản của con người thời mông muội. Pháp luật bảo chúng ta rằng lấy đi một mạng người là sai, thế rồi nó lại vẫn cứ làm và nêu gương nó lên. Điều đó cũng tội lỗi chẳng kém gì cái tội ác mà chính nó đang trừng trị. Bang không có quyền ban hành án đó. Nó không có hiệu quả. Án đó không răn đe được tội ác mà chỉ làm rẻ mạng người đi và làm nảy sinh nhiều án mạng mới hơn. Chúng tôi chỉ xin một điều là sự khoan hồng. Chắc chắn án chung thân là một sự khoan hồng nhỏ có thể cầu xin được…” Chẳng ai quan tâm lời ông; một vị bồi thẩm, hình như bị đầu độc bởi bầu không khí bị đè nặng bởi hàng bao nhiêu cái ngáp, hậu quả của chứng cảm cúm mùa xuân, ngồi đó nhắm mắt lại, miệng há toang hoác đến nỗi lũ ong có thể vo ve ra vào như chơi được.
Green đánh thức họ dậy. “Thưa quý ngài,” ông nói vo, không giấy, “các ngài vừa nghe hai lời bào chữa nồng nhiệt xin khoan hồng cho các bị cáo. Tôi thấy hai vị luật sư đáng ngưỡng mộ đấy, ông Fleming và ông Smith, hình như đã may mắn là không có mặt tại nhà Clutter cái đêm định mệnh đó - rất may mắn cho hai ông đã không có mặt tại đó để cầu xin khoan hồng cho gia đình bất hạnh ấy. Vì rằng nếu hai ông có mặt thì, à, là giả dụ thế, thì sáng hôm sau chúng ta sẽ phải đếm nhiều hơn chứ không chỉ bốn xác thôi.”
Khi còn trẻ ở tại quê nhà, bang Kentucky, Green được gọi là Đốm Hồng, một biệt hiệu cho những tàn nhang trên mặt ông; bây giờ, khi đang ngạo nghễ đứng trước bồi thẩm đoàn, cơn hăng đói với nhiệm vụ được giao phó đang sưởi nóng ran mặt ông lên và làm nổi rõ những vệt hồng. “Tôi không có ý nhảy vào cuộc tranh luận thần học. Nhưng tôi đã dè trước luật sư bên bị sẽ dùng Kinh Thánh làm luận cứ chống lại án tử hình. Các ngài đã nghe dẫn Kinh Thánh đó. Nhưng tôi, tôi cũng có thể đọc Kinh Thánh ra được chứ.” Ông mớ một bản Kinh Cựu ước ra. “Và đấy là một vài điều trong cuốn Sách Hay về đề tài này. Chương Xuất hành Hai mươi, Khổ thơ Mười ba, chúng ta có một trong Mười điều răn. ‘Mi không được giết người.’ Ở đây là nói đến việc giết người phi pháp. Dĩ nhiên là thế, vì trong chương sau, Khổ thơ Mười hai, ta lại đọc thấy hình phạt về sự bất tuân lời răn đó: ‘Kẻ nào giết một người, khiến người đó chết, kẻ đó chắc chắn bị làm cho chết.’ Bây giờ, thưa ông Fleming, ông có tin rằng tất cả những cái đó đã bị việc đức Ki-tô xuất thế làm cho thay đổi đi không. Không, phải như vậy, vì đức Ki-tô nói, ‘Đừng nghĩ ta đến để phá hủy pháp luật hay những nhà tiên tri, ta đến không phải để phá hủy mà ta đến để hoàn tất.’ Và cuối cùng...” Green lóng ngóng tìm từ, rồi hình như tình cờ mà gập quyển Kinh Thánh lại, làm cho các vị chức sắc khách mời hợp pháp mỉm cười và huých khẽ nhau, vì đó là thủ đoạn có tự lâu đời của tòa án - vị luật sư trong khi đọc Thánh thư giả vờ như mình để mất chỗ trích dẫn nhưng rồi lại nói, như Green lúc này đang nói, “Không sao cả. Tôi có thể dẫn thuộc lòng được mà. Sáng Thế Chín, Khổ Sáu: ‘Kẻ nào làm đổ máu người thì máu nó sẽ phải đổ bởi người khác’.”
“Nhưng,” Green tiếp tục, “tôi thấy tranh luận với nhau về Kinh Thánh thì chẳng được lợi ích gì. Bang chúng ta ban bố rằng hình phạt cho án mạng ở cấp một là tù chung thân hay treo cổ. Đó là pháp luật. Thưa các ngài, các ngài tới đây là để thực thi pháp luật. Và nếu có một vụ nào mà trong đó bản án cao nhất được chứng minh là thỏa đáng thì chính vụ này đây. Đây là những tên giết người kỳ quặc, tàn ác. Bốn người trong đám công dân của các ngài đã bị tàn sát như những con lợn trong chuồng. Và vì lý do gì? Không phải vì trả thù hay thù hận gì hết. Chỉ vì tiền. Tiền. Đây là sự cân đo đong đếm lạnh lùng và được tính toán xem bao nhiêu bạc thì đổi lấy bao nhiêu máu. Và những mạng người kia được mua đi mới rẻ làm sao! Cướp vì bốn chục đô la! Mười đô la một mạng!” Ông rít lên, chỉ một ngón tay đi đi lại lại giữa Hickock và Smith. “Họ đi có dao găm và súng. Họ đến trấn lột và giết...” Giọng ông run lên, thấp xuống và mất đi, tựa như bị nghẹn lại bởi sức mạnh lời nguyền rủa mãnh liệt của chính ông đối với hai bị cáo đang nhởn nhơ nhai kẹo cao su. Lại quay sang bồi thẩm đoàn, ông hỏi, “Các ngài sẽ làm gì đây? Các ngài sẽ làm gì với những kẻ đã trói chân tay một người lại rồi cắt cổ và bắn vỡ đầu người ấy ra! Cho họ một hình phạt tối thiểu ư? Vâng, mà đấy mới chỉ là một trong bốn án mạng. Còn Kenyon Clutter, một thiếu niên còn cả cuộc đời trước mặt, bị trói vô phương tự vệ mà chứng kiến bố mình vật lộn với cái chết thì sao đây? Hay cô thiếu nữ Nancy Clutter, nghe thấy tiếng súng và biết thời khắc của mình sắp điểm. Nancy đã cầu xin tha mạng: ‘Đừng! Ôi, xin đừng. Xin. Xin.’ Cơn hấp hối thê thảm làm sao! Cuộc tra tấn mới kinh khủng làm sao! Rồi còn lại đấy người mẹ, bị trói bị dán miệng; và phải nghe thấy chồng và hai đứa con yêu dấu của mình lần lượt chết. Nghe cho tới cuối cùng khi những kẻ sát nhân, hai bị cáo ngồi trước mặt các ngài đây, bước vào trong buồng, chiếu đèn pin vào mặt bà và để cho một phát súng kết liễu sự tồn tại của toàn bộ một gia đình.”
Ngừng lại, Green đau đớn sờ vào một cái nhọt ở sau gáy, một chỗ viêm đã chín mọng có vẻ sắp vỡ toang ra như chính con người đang đèo bòng nó đây. “Vậy thưa các ngài, quý ngài sẽ làm gì đây? Cho họ mức án tối thiểu ư? Đưa họ trở lại trại giam, cho họ cơ hội vượt ngục hay được tha theo lời hứa ư? Lần sau họ đi giết người thì có thể là nhà của quý ngài đấy. Tôi nói với quý ngài,” ông trịnh trọng nói, nhìn trừng trừng vào bồi thẩm đoàn một cách vừa thách thức lại vừa làm cho tất cả họ mủi lòng, “một vài vụ án ghê tởm ở chỗ chúng ta chỉ có thể xảy ra được vì đã có thời một lũ các bồi thẩm non gan bé mật từ chối làm nghĩa vụ của họ. Bây giờ, thưa quý ngài, tôi xin nhường nghĩa vụ đó lại cho quý ngài và lương tâm của quý ngài.”
Ông ngồi xuống. West nói thầm với ông: “Đúng là bậc thầy, thưa ngài.”
Nhưng một vài thính giả của Green lại không nồng nhiệt cho lắm; sau khi bồi thẩm đoàn rút lui để nghị án, một người trong số họ, một phóng viên trẻ ở Oklahoma, đã trao đổi gay gắt với một nhà báo khác, Richard Parr của tờ Ngôi sao ở Kansas City. Bài nói của Green theo anh ta có vẻ là “kích động, thô bạo”.
“Ông ta chỉ nói sự thật thôi mà,” Parr nói. “Sự thật có thể là thô bạo. Có thể là xếp đặt nó thành câu thành cú thôi.”
“Nhưng việc gì phải dữ dằn đến thế. Thật không công bằng.”
“Gì không công bằng?”
“Cả cuộc xét xử. Những tay kia không có lấy một cơ may nào.”
“Cơ may béo bở chúng đã cho Nancy Clutter đấy thôi.”
“Perry Smith. Trời cái thằng này, đời nó mới thối nát làm sao.”
Parr nói, “Nhiều người có thể gán những chuyện tang thương cho cái thằng chó má oắt ù đó. Kể cả tôi nữa. Có thể tôi hơi quá chén, nhưng tôi tin chắc là không ai lại có thể tỉnh bơ mà giết nổi những bốn mạng người.”
“Ờ, thế bây giờ đem treo cổ thằng chó ấy lên thì sao? Thế cũng là tỉnh bơ chứ còn gì.”
Nghe lỏm được, Cha Post cũng tham gia. Ông nói, tay chuyền cho khắp chung quanh bức ảnh chụp lại bức tranh Giê-su mà Perry vẽ, “Người nào vẽ nổi bức tranh này thì không thể nào xấu hết cả trăm phần trăm đâu. Dẫu sao cũng khó mà nghĩ ra cách. Án tử hình không phải là câu trả lời: nó không cho kẻ mắc tội có đủ thời gian đi lên được với Chúa. Đôi khi tôi thất vọng.” Là người luôn vui vẻ với hai hàm răng bịt vàng và đội mũ lưỡi trai màu bạc của người góa vợ, ông vui vẻ tiếp, “Đôi khi tôi nghĩ ông Bác sĩ Man rợ kia lại có ý nghĩ đúng cơ đấy.” Bác sĩ Man rợ mà ông nhắc tới là một nhân vật hư cấu nổi tiếng trong giới độc giả thiếu niên của các tạp chí giật gân một thế hệ trước đây. “Nếu mấy cậu thanh niên trẻ tuổi các anh còn nhớ thì Bác sĩ Man rợ là một loại siêu nhân. Ông ta làm cho mình trở nên siêu phàm trong lĩnh vực y, khoa học, triết học, nghệ thuật. Gần như chẳng có gì là ông Bác sĩ già không biết hoặc không làm được. Một trong các mưu đồ của ông ta quyết định rũ sạch đi khỏi cõi trần gian này những bọn sát nhân. Trước tiên ông ta mua một hòn đảo lớn trên đại dương. Rồi ông ta và các trợ lý - có đến cả một đạo quân trợ lý được huấn luyện - bắt cóc tất cả bọn sát nhân ở cõi trần này đem đến hòn đảo nọ. Rồi thì Bác sĩ Man rợ mổ não bọn đó. Ông loại bỏ hết những phần tử mang những tư tưởng độc ác. Và khi chúng hồi phục thì chúng thành ra những công dân tử tế. Chúng không thể gây tội nữa vì cái phần xấu trong não chúng đã bị lấy đi rồi. Bây giờ cái làm cho tôi ngạc nhiên là sự mổ xẻ kia khéo lại là câu trả lời đích thực cho...”
Tiếng chuông rung, tín hiệu cho hay bồi thẩm đoàn đã trở lại, cắt lời ông. Cuộc thảo luận của bồi thẩm đoàn kéo dài bốn mươi phút. Nhiều người xem, đoán trước là sẽ có một quyết định mau lẹ, đã chẳng hề rời ghế phút nào. Tuy thế, người ta đã phải cho xe rước Thẩm phán Tate đến sau khi ông tranh thủ về nhà một lúc cho ngựa nghẽo ăn. Một chiếc áo chùng đen mặc vội mặc vàng nhấp nhô gợn nếp quanh ông khi cuối cùng ông đến và hỏi, song khi ông hỏi thì lại với một vẻ nhàn nhã và đạo mạo thật là gây ấn tượng: “Quý ngài bồi thẩm, quý ngài đã nghị án xong chưa?” Ông chủ tịch bồi thẩm đoàn đáp: “Thưa quý ngài, đã ạ.” Viên tùy phái của tòa mang bản nghị án được niêm phong đến.
Tiếng còi xe lửa rúc, tiếng ầm ầm náo động của một chuyến tàu tốc hành Santa Fe lại gần, lọt vào phòng xử. Giọng thấp trầm của Tate quyện vào với những tiếng thét của đầu máy xe lửa khi ông đọc: “Điều một. Chúng tôi, bồi thẩm đoàn, thấy rằng bị cáo Richard Eugene Hickock là thủ phạm vụ án mạng cấp một và hình phạt là tử hình.” Rồi, tựa như quan tâm đến phản ứng của tù nhân, ông ngó xuống, chúng đứng trước mặt ông, tay bị còng gắn chặt vào người gác; chúng điềm nhiên nhìn đăm đăm lại ông cho tới lúc ông đọc bảy điều tiếp theo: ba tội trạng nữa cho Hickock và bốn cho Smith.
“… và hình phạt là tử hình”; mỗi lần Tate đi tới chỗ án quyết, ông lại đọc nó lên với cái giọng tối và rỗng, cái giọng tựa như vọng lại tiếng còi ai oán bây giờ đang nhạt nhòa đi của đoàn tàu. Rồi ông giải tán bồi thẩm đoàn (“Quý ngài đã làm xong một công vụ dũng cảm”), và những người bị khép án được giải đi. Đến cửa, Smith bảo Hickock, “Bọn này không phải là đám bồi thẩm non gan bé mật đâu hả!” Cả hai thằng cười rộ, và một nhà nhiếp ảnh liền chụp ảnh chúng lúc đó. Tấm ảnh xuất hiện trên một tờ báo bang Kansas với dòng tít “Tiếng cười cuối cùng?”
Một tuần sau bà Meier ngồi nói chuyện với người bạn trong phòng khách. “Vâng, bây giờ quanh đây yên tĩnh lại rồi,” bà nói. “Tôi nghĩ chúng ta nên lấy làm biết ơn rằng mọi việc đã được thu xểp ổn thỏa. Nhưng tôi vẫn cảm thấy buồn vì chuyện đó. Tôi chưa có chuyện trò gì nhiều với Dick nhưng tôi và Perry thì biết nhau khá rõ. Chiều hôm ấy, sau khi anh ta nghe nghị án và được đưa trở lại về đây - tôi đã đóng cửa bếp lại để không nhìn thấy anh ta, tôi cứ ngồi lì bên cửa sổ bếp nhìn đám đông đang ra khỏi tòa án. Ông Cullivan, ông ấy nhìn lên thấy tôi liền vẫy. Ông bà Hickock. Tất cả đang đi ra. Đúng sáng hôm ấy tôi nhận được một lá thư dễ mến của bà Hickock; bà đã đến thăm tôi nhiều lần trong khi tòa còn tiếp tục xử, tôi ước gì mình giúp được bà ấy, có điều mình nói gì được với người ta trong tình cảnh thế này? Nhưng khi mọi người đã đi hết cả rồi, tôi vừa bắt tay rửa vài cái đĩa thì nghe thấy anh ta khóc. Tôi vặn rađiô lên. Để khỏi nghe thấy. Nhưng không thể. Khóc y như đứa trẻ. Trước đây anh ta không bị suy sụp bao giờ, chưa tỏ ra một dấu hiệu nào như thế. Thế là tôi đến với anh ta. Đến cửa xà lim. Anh ra thò tay ra. Anh ta muốn tôi cầm tay anh ta, tôi liền cầm và anh ta chỉ nói, ‘Tôi đang nhục muốn chết được.’ Tôi muốn đi kiếm Cha Goubeaux - tôi nói ngày mai việc đầu tiên tôi làm là nấu cơm Tây Ban Nha cho anh ta - nhưng anh ta chỉ nắm lấy tay tôi chặt hơn.
Và đêm hôm ấy, trong tất cả mọi đêm, chúng tôi đã để anh ta một mình. Wendle và tôi gần như chẳng bao giờ đi đâu, nhưng chúng tôi đã có một cam kết từ lâu và Wendle không muốn phá vỡ nó. Nhưng rồi tôi sẽ luôn luôn phải hối tiếc rằng chúng tôi đã để anh ta ở lại một mình. Hôm sau tôi làm cơm Tây Ban Nha. Anh ta không đụng đến. Hoặc ít nói chuyện với tôi. Anh ta thù tất cả mọi người. Nhưng buổi sáng người ta đến đưa anh ta về trại giam thì anh ta cảm ơn tôi và cho tôi một bức ảnh của anh ta. Một bức ảnh Kodak nho nhỏ chụp anh ta lúc mười sáu tuổi. Anh ta nói muốn tôi nhớ về anh ta giống như đứa trẻ ở trong ảnh ấy.
Gay go nhất là lúc chào từ biệt. Khi mình biết anh ta sẽ đi đâu, cái gì sẽ đến với anh ta. Con sóc của Perry, nó chắc là nhớ anh ta. Cứ vào trong xà lim tìm. Tôi có cho nó ăn nhưng nó chẳng bén mảng gì đến tôi. Nó chỉ thích Perry thôi.”
Nhà tù rất quan trọng đối với nền kinh tế của hạt Leavenworth, bang Kansas. Hai nhà tù của bang, một cho nam, một cho nữ đều nằm ở đây; cả nhà tù Leavenworth nữa, nhà tù Liên bang lớn nhất, và, ở Fort Leavenworth, nhà tù quân sự chủ yếu của đất nước, Trại Kỷ luật ghê gớm của không quân và lục quân Mỹ. Nếu tất cả những người tù trong các nơi đó được tự do thì họ có thể lập nên được một thành phố nho nhỏ.
Nhà tù lâu đời nhất là Nhà tù Nam bang Kansas, có những tháp canh và quét màu đen trắng, có thể phân biệt được bằng mắt với một thị trấn nông thôn vốn dĩ bình thường, Lansing. Xây từ thời Nội chiến, nó tiếp nhận nhân khẩu đầu tiên vào năm 1864. Từ đó đến nay dân số bình quân của nó quanh quẩn ở con số hai nghìn; viên quản ngục hiện nay, Sherman H. Crouse, giữ một bản khai liệt kê tổng số tù mỗi ngày phân theo chủng tộc (chẳng hạn, Trắng 1405, Da màu 360; Mexico 12, Da đỏ 6). Dù thuộc chủng tộc gì, mỗi người tù đều là một công dân của cái làng bằng đá tồn tại bên trong những bức tường dựng đứng có súng máy canh giữ này - mười hai mẫu Anh đường phố xi măng và những khối xà lim cùng xưởng thợ.
Ở khu vực phía Nam của tổ hợp nhà tù dựng lên một ngôi nhà nho nhỏ kỳ lạ: một tòa nhà hai tầng tối tăm hình thù như một cỗ áo quan. Chỗ này, thường gọi chính thức là Nhà Phân biệt Đối xử và Biệt giam, là một nhà tù nằm trong một nhà tù. Đám tù với nhau gọi tầng dưới là Cái Hố - chỗ mà đám tù khó trị, đám gây rối “rắn đầu rắn mặt” thỉnh thoảng bị đem đày xuống. Tầng trên đi lên bằng cầu thang sắt xoáy tròn ốc; ở trên đỉnh của nó là Dãy Chết.
Lần đầu tiên những kẻ giết nhà Clutter leo lên cầu thang này là một buổi chiều mưa cuối tháng Tư. Đến Lansing sau một chuyến đi bốn trăm dặm kéo dài tám giờ bằng xe hơi từ Garden City, những kẻ mới đến đã được lột bỏ quần áo, tắm vòi sen, cạo trọc đầu và cấp cho hai bộ đồng phục tù bằng vải bò cùng giày mỏng nhẹ (trong hầu hết các nhà tù Mỹ, những đôi giày như thế này là thứ để đi chân quen thuộc của tù); rồi có lính gác mang vũ khí kèm bên đưa họ đi qua ngôi nhà kiểu áo quan trong ánh chiều tà ẩm ướt, đẩy họ chen nhau lên những bậc thang bằng sắt xoáy ốc rồi vào hai ngăn xà lim trong số mười hai ngăn liền sát nhau, tức là Dãy Chết của Lansing.
Các xà lim đều giống nhau. Chúng rộng hơn hai mét và dài hơn ba mét, không bày biện gì ngoài một cái giường cá nhân, một góc vệ sinh, một bồn rửa mặt, và một bóng đèn trên đỉnh đầu đêm ngày không lúc nào tắt. Cửa sổ xà lim rất chật, không những có chấn song mà còn được che bằng một lưới dây thép tối như tấm chàng mạng người góa phụ; do vậy người qua đường sẽ chỉ nhìn thấy lờ mờ mặt mũi những người chịu án tử hình mà thôi. Nhưng tù thì có thể nhìn ra ngoài khá rõ; cái họ nhìn thấy là một khu đất trông bẩn thỉu, mùa hè được dùng làm bãi đấu bóng chày, bên kia khu đất là mẩu tường nhà tù và trên tường nữa là một mẩu trời.
Tường xây bằng đá thô; bồ câu làm tổ trong các khe đá. Một cánh cửa bằng sắt gỉ, đặt ở phần tường mà người ở trong Dãy nhìn thấy được, mỗi khi mở là các bản lề lại kêu ken két rên rỉ làm đám chim bồ câu bay vù lên. Cánh cửa dẫn vào một nhà kho như hang động, trong này ngay những ngày âm u không khí cũng ẩm ướt và lạnh. Một số đồ vật được giữ ở đó: những đống kim loại mà tù dùng làm biển số xe hơi, gỗ xẻ, máy móc cũ, các thứ đồ linh tinh lang tang của bóng chày - và cả một cái giá gỗ không sơn phảng phất mùi là phòng xử án tử hình của bang; khi một người được đưa đến đây để treo cổ, đám tù nói người đó “đi đến Cái Xó” hay nói cách khác là “đến tham quan nhà kho”.
Theo tuyên án của tòa, Smith và Hickock được ấn định là sẽ đi thăm nhà kho sáu tuần nữa kể từ nay: một phút sau nửa đêm ngày thứ Sáu, 13 tháng Năm, năm 1960.
Kansas bỏ án tử hình năm 1907; năm 1935, do miền Trung Tây thình lình rộ lên những tên sát nhân chuyên nghiệp điên khùng (Alvin “Tổ Sư Ghê” Karpis, Charles “Bảnh Trai” Floyd, Clyde Barrow và ả tình nhân giết người của hắn, Bonnie Parker), các nhà lập pháp của bang đã bỏ phiếu phục hồi nó. Tuy nhiên, không phải đến tận năm 1944 thì “đao phủ” mới được dịp thi thố tay nghề; hơn mười năm sau đó, ông ta đã được trao thêm chín dịp. Nhưng trong sáu năm, hay từ 1954, người làm nhiệm vụ treo cổ ở Kansas không hề nhận được một tấm séc thù lao nào (chưa kể Trại Kỷ luật Không quân và Lục quân cũng có một giá treo cổ ở đó). Ông George Docking quá cố, Thống đốc bang Kansas từ 1957 tới 1960 phải chịu trách nhiệm về thiếu sót này, vì ông đã thẳng thừng chống án tử hình (“Tôi chỉ là không thích giết người thôi”).
Bây giờ, vào tháng Tư năm 1960 - ở các nhà tù Mỹ có một trăm chín chục người đang chờ hành quyết dân sự; năm người, trong đó bao gồm những kẻ giết nhà Clutter, là những người trọ tại Lansing. Thỉnh thoảng, những vị khách quan trọng đối với nhà tù đã được mời đến “nhòm một chút vào Dãy Chết”, như một viên chức cao cấp đã gọi. Những người nhận lời mời được giao cho một người bảo vệ, người này, trong khi dẫn du khách đi dọc hành lang sắt chạy trước các xà lim tử tù, hình như chỉ cốt nhận diện tử tù với cung cách mà ắt ông ta cho là thủ tục khôi hài. “Và đây,” ông ta nói với một vị khách năm 1960, “đây là ông Perry Edward Smith. Còn cạnh đây là bồ của ông Smith, ông Richard Eugene Hickock. Và ở đằng kia chúng ta có ông Earl Wilson. Và sau ông Wilson thì gặp ông Bobby Joe Spencer. Còn về vị cuối cùng kia thì tôi chắc ngài đã nhận ra ông Lowell Lee Andrews nổi tiếng của chúng ta.”
Earl Wilson, một người da đen vạm vỡ, hát thánh ca ở nhà thờ, bị tuyên án tử hình vì bắt cóc, hiếp và hành hạ một thiếu phụ da trắng; nạn nhân, tuy sống sót, đã phải mang nhiều di chứng nghiêm trọng. Bobby Joe Spencer, da trắng, một thanh niên nhiều nữ tính, thú thật là đã giết một bà cụ ở Kansas City, chủ cái nhà hắn trọ. Trước khi rời nhiệm sở vào tháng Giêng năm 1961, Thống đốc Docking, người đã thất bại trong cuộc tái cử (phần lớn do thái độ phản đối án tử hình của ông) đã giảm án của hai người này xuống thành tù chung thân, nói chung có nghĩa là sau bảy năm chúng sẽ có thể được tạm tha theo lời hứa danh dự. Nhưng Bobby Joe Spencer lại giết người ngay: dùng dao đâm chết một tù nhân trẻ tuổi khác, địch thủ cùng tranh giành với hắn sự trìu mến của một bạn tù nhiều tuổi (như một viên chức cảnh sát nói: “Đúng là hai thằng lưu manh đánh nhau tranh một con đực gái”). Vụ này kiếm về cho Spencer một án chung thân thứ hai. Nhưng công chúng chẳng biết nhiều đến Wilson hay Spencer; so với Smith và Hickock, hay với người thứ năm ở Dãy, Lowell Lee Andrews, báo chí có phần đã xem nhẹ chúng.
“Bị kết tội phá cửa vào một hiệu thuốc.”
“Bị kết tội? Anh ấy không nhận là có phá cửa vào à?”
“Có chứ, nhận.”
“Đó là năm 1949. Nhưng bây giờ ông lại nói con trai ông sau 1950 có thay đổi trong thái độ và hạnh kiểm?”
“Tôi nói như thế, vâng.”
“Ông muốn nói là sau năm 1950 anh ấy trở thành một thanh niên tốt chứ gì?”
Ông già ho rung cả người; ông nhổ vào một chiếc khăn tay. “Không,” ông nói, nhìn vào chỗ vừa nhổ, “tôi không nói như vậy.”
“Vậy thì thay đổi xảy ra như thế nào?”
“À, cái đó rất khó giải thích, chỉ là không hành động như nó ngày trước nữa thôi.”
“Ông muốn nói là anh ấy mất đi những xu hướng phạm tội?”
Câu hỏi hóm hỉnh của luật sư làm mọi người cười ầm, một bùng nổ của phòng xử mà con mắt nghiêm nghị của Thẩm phán Tate lập tức dập tắt ngay. Lúc này, ông Hickock đã được bác sĩ W. Mitchell Jastorys thay thế trên bục.
Bác sĩ Jastorys tự giới thiệu trước tòa là một “thầy thuốc chuyên điều trị trong lĩnh vực tâm thần”, và để chứng minh cho tư cách chuyên môn của mình, ông nói thêm rằng từ năm 1956, năm ông vào làm ở Khoa Tâm thần Bệnh viện bang ở Topeka, Kansas, ông đã điều trị cho khoảng một nghìn rưỡi bệnh nhân. Trong hai năm qua, ông phục vụ trong nhóm bác sĩ tại Bệnh viện Bang ở Larned, ở đây ông đang phụ trách Nhà Dillon, một khu vực dành cho những người mất trí phạm tội.
Harrison hỏi nhân chứng, “Ông đã điều trị cho bao nhiêu tên sát nhân?”
“Khoảng hai mươi lăm.”
“Thưa bác sĩ, tôi muốn được hỏi ông là ông có biết thân chủ của tôi, Richard Eugene Hickock không?”
“Tôi biết.”
“Ông đã có dịp nào chẩn đoán tâm thần cho ông ấy chưa?”
“Thưa ngài có... Tôi đã có một bản đánh giá tâm thần của ông Hickock.”
“Dựa trên đánh giá của ông, ông có ý kiến gì về việc liệu Richard Eugene Hickock có biết phân biệt đúng sai vào thời điểm gây tội ác không?”
Nhân chứng, một người trạc hai tám tuổi, thô to vâm váp, mặt tròn xoe như mặr trăng nhưng nom thông minh tinh tế, hít một hơi sâu, như để tự trang bị mình cho một câu trả lời dài - khiến tòa liền cảnh báo ngay rằng ông không được nói dài, “Ông có thể trả lời có hoặc không, thưa bác sĩ. Trả lời có hay không thôi.”
“Có.”
“Vậy ý kiến ông là gì?”
“Tôi nghĩ là trong khuôn khổ định nghĩa thông thường ông Hickock biết phân biệt đúng sai.”
Bị câu thúc trong Điều luật M’Maughten (“Các định nghĩa thông thường”), một công thức vốn dĩ mù màu không có khả năng phân biệt bất cứ cấp độ nào ở giữa trắng và đen, bác sĩ Jastorys bất lực không thể trả lời khác được. Nhưng dĩ nhiên câu trả lời này khiến cho luật sư của Hickock vỡ mộng; ông này thất vọng hỏi: “Ông có thể trình bày câu trả lời này rõ hơn không?”
Thất vọng là vì tuy bác sĩ Jastorys đã bằng lòng nói rõ, nhưng bên khởi tố lại có tư cách phản đối - và đã phản đối, viện dẫn thực tế là luật của Kansas không cho phép nói gì hơn ngoài có hoặc không đối với câu hỏi thích đáng này. Phản đối có hiệu lực và nhân chứng rút lui. Nhưng nếu bác sĩ Jastorys được nói nhiều hơn thì ông sẽ chứng thực thế này: “Về trí thông minh, Richard Hickock ở trên mức trung bình, dễ dàng nắm bắt các ý mới và có một vốn thông tin rộng. Ông ta nhanh nhạy với những gì xảy ra ở xung quanh mình, và không tỏ ra có dấu hiệu hoang mang hay mất phương hướng. Tư duy của ông ta có tổ chức và logic, xem ra ông ta có liên hệ tốt với thực tế. Tuy tôi không tìm thấy dấu hiệu thường gặp nào về sự tổn thương não - mất trí nhớ, hình thành khái niệm cụ thể, hư hỏng trí tuệ - nhưng cũng không loại trừ điều này. Ông ta đã bị chấn thương nghiêm trọng; ở đầu và bị hôn mê nhiều giờ vào năm 1950 - điều này đã được tôi kiểm tra qua việc xem xét các biên bản của bệnh viện. Ông ta nói đã bị những cơn choáng, những thời kỳ lú lẫn, đau đầu từ đó trở đi và một phần lớn những hành vi chống phá xã hội của ông ta đã xảy ra từ thời gian ấy. Ông ta chưa từng được xét nghiệm y tế nhằm kết luận dứt khoát liệu ông ta có bị di chứng của tổn thương não hay không. Điều quan trọng là cần phải tiến hành các bước xét nghiệm y tế thì mới có thể đánh giá toàn diện về sự tồn tại di chứng này... Hickock cho thấy có những dấu hiệu bất thường về cảm xúc. Việc ông ta biết điều mình đang làm song vẫn cứ làm có thể là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Ông ta là một người hay hành động bốc đồng, manh động, làm mà không nghĩ đến hậu quả hay rắc rối mai sau cho bản thân hay người khác. Ông ta có vẻ không có khả năng rút kinh nghiệm, ông ta cho thấy một hình mẫu quen thuộc gồm những thời kỳ hành động có hiệu quả xen kẽ với những hành động rõ ràng là vô trách nhiệm. Ông ta không thể chịu được cảm xúc thất vọng như một người bình thường, và ông ta rất ít khả năng tự mình rũ bỏ được các cảm xúc đó trừ khi thông qua những hành động chống phá xã hội... Lòng tự tôn của ông ta rất thấp, và trong thâm tâm ông ta luôn luôn cảm thấy mình ở dưới người khác và không được thỏa mãn về tính dục. Các cảm giác này hình như đã được bù đắp một cách cực đoan bằng những giấc mơ về chuyện mình trở nên giàu sang và có quyền lực, xu hướng ưa khoác lác về thành tích của mình, ăn tiêu như phá khi có tiền, chỉ một sự đề bạt chậm trong công việc - điều vốn rất thường tình - cũng làm cho ông ta bất mãn... Ông ta không thoải mái trong quan hệ với người khác và bất lực một cách bệnh lý trong việc tạo lập và duy trì những gắn bó cá nhân. Tuy thừa nhận những tiêu chuẩn luân lý quen thuộc nhưng hình như ông ta rõ ràng không chịu để cho chúng ảnh hưởng đến hành động của mình. Tóm lại, ông ta cho thấy những đặc điểm khá điển hình về cái vẫn được tâm thần học gọi là rối loạn tính cách nghiêm trọng. Điều quan trọng là cần phải tiến hành những bước cần thiết để loại bỏ khả năng thương tổn hữu cơ não, bởi nếu thương tổn này có thật thì nó có thể thực sự ảnh hưởng đến cách hành xử của ông ta trong nhiều năm qua và trong lúc xảy ra án mạng.”
Ngoài một bản bào chữa chính thức gửi bồi thẩm đoàn, mà ngày mai điều này mới diễn ra, lời chứng của bác sĩ tâm thần đã chấm dứt phần bào chữa cho Hickock. Sau đó đến lượt Arthur Fleming, ông luật sư cao tuổi bào chữa cho Smith. Ông giới thiệu bốn nhân chứng: Cha bề trên James E. Post, giáo sĩ Tin lành ở Nhà tù bang Kansas; Joe James, người bạn da đỏ của Perry, anh này, từ nhà anh ở vùng hoang vu Viễn Đông Bắc, đã đi xe buýt mất một ngày hai đêm để đến cho bằng được sáng nay; Donald Cullivan, và, một lần nữa, bác sĩ Jastorys. Trừ vị bác sĩ ra, ba người kia đều dược coi là “nhân chứng về tính cách” - những người được chờ đợi sẽ cung cấp cho bị cáo một ít tính người. Họ làm việc đó không được tốt lắm, tuy ai cũng đã thu xếp dăm ba nhận xét thuận lợi cỏn con trước bồi thẩm đoàn, trong khi đoàn này thì phản đối, cho rằng các bình luận cá nhân mang tính chất này đều là “yếu ớt, không thích đáng, không có thực” và gạt đi không cho họ nói.
Thí dụ, Joe James, tóc đen, da còn đen hơn Perry, một nhân vật nhẹ nhàng trong chiếc sơ mi đã bạc của người đi săn và đôi giày lười đã phẳng nom cứ như vừa bí mật ngoi ra từ trong bóng tối của xứ sở rừng cây, khai trước tòa rằng bị cáo đã sống với anh tổng cộng hai năm. “Perry là một cậu bé đáng yêu, hàng xóm láng giềng rất mến - theo như tôi biết thì cậu ta không làm gì không phải cả.” Tòa cắt lời anh ngay ở chỗ này; và cũng ngăn Cullivan lại khi anh ta nói, “Trong thời gian tôi biết Perry trong quân ngũ, anh ấy là một người bạn rất đáng yêu.”
Cha bề trên Post thì trụ được phần nào lâu hơn, vì ông không có ý khen ngợi người tù, nhưng ông tả lại lần gặp anh ta ở Lansing mà thấy có thiện cảm. “Lần đầu tôi gặp Perry là khi anh ấy đến văn phòng tôi ở nhà nguyện trong nhà tù mang theo một bức tranh Giê-su anh ấy vẽ bằng bút chì màu. Anh ấy muốn tặng tôi bức vẽ để dùng trong nhà nguyện. Từ đây nó được treo trên tường văn phòng tôi.”
Fleming nói, “Cha có tấm ảnh nào chụp bức tranh đó không?” Cha có hẳn một phong bì đầy nhòe ảnh chụp; nhưng khi cha mang nó ra, có ý phát cho các vị quan tòa thì Logan Green liền giận dữ nhảy dựng lên, “Nếu Cha cho phép, như thế này là đi quá xa rồi đấy...” Cha cũng thấy là không thể đi xa hơn nữa.
Bác sĩ Jastorys thì đã được nhắc nhở, và theo các giao ước đề ra khi ông xuất hiện lần đầu tiên, Fleming đặt ra cho ông câu hỏi quan trọng: “Qua cuộc trò chuyện và chẩn đoán đối với Perry Smith, ông có ý kiến gì về việc liệu anh ta có biết đúng sai khi đang thực hiện hành vi tấn công người khác kia không?” Và một lần nữa tòa khiển trách nhân chứng, “Trả lời có hay không, ông có ý kiến hay không?”
“Không.”
Bản thân cũng sửng sốt, giữa những tiếng râm ran ngạc nhiên chung quanh, Fleming nói: “Ông có thể nói với tòa tại sao ông lại không có ý kiến chứ.”
Green phản đối: “Ông bác sĩ không có ý kiến, thế thôi!” Về mặt pháp lý mà nói thì đúng là như vậy.
Nhưng giá như bác sĩ Jastorys được phép diễn thuyết về lý do lưỡng lự của mình thì hẳn ông cũng sẽ chứng rằng: “Perry Smith có những dấu hiệu dứt khoát về bệnh tâm thần nghiêm trọng. Tuổi thơ của ông ấy, được kể lại với tôi và được kiểm chứng bằng những mẩu ghi nhận trong tù, mang dấu ấn nổi bật của sự thô bạo và sự thiếu quan tâm của cả bố lẫn mẹ. Ông ấy có vẻ lớn lên không phương hướng, không có tình yêu và không có sự hấp thu bất cứ một ý thức cố định nào về các giá trị luân lý... Ông ấy có định hướng, quá nhạy cảm với những cái đang diễn ra liên quan đến mình, và không có dấu hiệu gì là hoang mang bối rối. Ông ta ở trên mức thông minh trung bình, có một vốn thông tin tốt so với bối cảnh học vấn nghèo nàn của ông ta... Trong quá trình hình thành nhân cách của ông ta, có hai nét nổi bật đặc biệt mang tính bệnh hoạn. Nét thứ nhất là định hướng ‘hoang tưởng’ đối với thế giới. Ông ta đa nghi và mất lòng tin ở người khác, có xu hướng cảm thấy bị người khác phân biệt đối xử, không hiểu mình và đối xử bất công với mình. Ông ta cực nhạy bén với những lời người khác phê bình mình, không tha thứ được cho việc bị đem ra chế giễu. Ông ta dễ cảm thấy bị sỉ nhục lăng mạ trước những lời nói của người khác, thường diễn giải sai lệch những cuộc giao tiếp có ngụ ý tốt đẹp. Ông ta cảm thấy có nhu cầu to lớn về tình bạn và lòng thông cảm, nhưng lại do dự trong việc tâm sự với người khác và khi tâm sự thì lại nghĩ rằng sớm muộn gì cũng bị hiểu lầm hay thậm chí bị phản bội. Trong việc đánh giá mục đích và cảm xúc của người khác, ông ta có rất ít khả năng tách các phòng chiếu tâm thần của bản thân ra khỏi thực tế. Ông ta thường hay vơ đũa cả nắm coi ai cũng toàn là đạo đức giả, thù nghịch, và xứng đáng với bất cứ cái gì ông làm với họ. Na ná với nét thứ nhất là nét thứ hai, một cơn giận thường trực, kém được kiềm chế - dễ dàng bung ra bởi bất cứ cảm giác nào rằng mình đang bị lừa bịp, làm nhục hoặc coi khinh. Trong quá khứ, phần lớn các cơn giận này đều hướng vào các nhân vật quyền uy - bố, anh, thượng sĩ quân đội, viên chức coi tù - và đã nhiều lần dẫn tới hành vi hung hãn dữ dội. Cả ông ta lẫn nhưng ai quen biết đều hiểu những cơn giận mà ông ta nói là ‘dâng lên đùng đùng’ trong ông ta, đều hiểu ông ta rất khó lòng kiềm chế được chúng. Khi hướng vào bản thân thì những cơn giận này lại phóng thả ra ý nghĩ tự sát. Cái lực không thích hợp của cơn giận cùng sự bất lực trong việc kiểm soát hoặc chuyển dòng cơn giận sang chỗ khác đã cho thấy một nhược điểm chính yếu trong cấu trúc nhân cách... Cùng với các nét đó, ông ta còn cho thấy những dấu hiệu về một sự rối loạn trong quá trình tư duy. Ông ra rất kém trong khả năng sắp xếp tư duy của mình cho trật tự, ông ta hình như không có khả năng quan sát hoặc tóm lược ý nghĩ của mình, mà trở nên sa vào và đôi khi vướng mắc vào tiểu tiết, một vài ý nghĩ của ông ta có cho thấy một tính chất ‘ma thuật’, một sự lìa thoát hiện thực... Ông ta ít có quan hệ tình cảm thân thiết với người khác, đã thế, những tình cảm ít ỏi này lại không đủ sức chịu đựng những cơn khủng hoảng nho nhỏ. Ngoài một nhóm nhỏ bạn bè, ông ta ít có cảm tình với người khác; ông ta gắn rất ít giá trị đích thực cho đời sống con người. Sự thờ ơ cảm xúc và sự dịu dàng trong một số lĩnh vực cũng lại là một bằng chứng khác nữa về điều bất thường trong tâm lý ông ta. Để có được một chẩn đoán tâm thần chính xác, cần phải đánh giá toàn diện hơn nữa, nhưng cấu trúc nhân cách hiện thời của ông ra thì đã rất gần với cấu trúc của một phản ứng tâm thần phân liệt hoang tưởng rồi.”
Điều khá có ý nghĩa là một bậc kỳ cựu được giới tâm thần học pháp lý xa gần kính trọng, bác sĩ Joseph Satten ở bệnh viện Menninger tại Topeka, bang Kansas, đã tham khảo ý của bác sĩ Jastorys và tiến thành những đánh giá của ông này về Smith và Hickock. Sau đó, khi chú ý hơn đến vụ án, bác sĩ Satten gợi ý rằng tuy tội ác có thể đã không xảy ra nếu không kể tới những tương tác qua lại có tính xung đột giữa hai thủ phạm, song thực chất nó là hành vi của Perry Smith, ông cảm thấy Smith tiêu biểu cho típ sát nhân đã được ông miêu tả trong bài báo “Giết người không có động cơ rõ rệt - Một nghiên cứu về sự rối loạn nhân cách”.
Đăng trên Nhật báo tâm thần học Mỹ (tháng Bảy, 1960) và viết cùng với ba đồng nghiệp, Karl Menninger, Irwin Rosen và Martin Mayman, bài báo nói rõ ngay từ đầu mục đích của nó: “Nỗ lực để quy mức trách nhiệm phạm tội của những kẻ giết người, pháp luật đã cố chia họ (như chia mọi tội phạm khác) thành hai nhóm, ‘lành trí’ và ‘mất trí’. Kẻ sát nhân ‘lành trí’ được cho là hành động với động cơ hợp lý mà ta có thể hiểu được - tuy bị lên án - còn những kẻ mất trí thì được cho là bị thúc đẩy bởi những động cơ bất hợp lý, vô nghĩa. Khi động cơ hợp lý dễ được nhận thấy (chẳng hạn, giết người vì lợi ích cá nhân) hay khi các động cơ hợp lý lại có những ảo tưởng huyễn hoặc đi kèm theo chúng (chẳng hạn, một bệnh nhân hoang tưởng giết người mà hắn tưởng tượng là kẻ đang hành hạ hắn) thì các nhà khoa học ít gặp phải vấn đề. Nhưng khi kẻ giết người có vẻ lý trí, tỉnh táo và có kiểm soát song hành vi sát nhân lại có tính chất kỳ quái, bề ngoài nom như vô nghĩa, thì tình hình lại đặt ra một bài toán khó, nếu như các bất đồng và các báo cáo trái nghịch nhau trước tòa về cùng một kẻ hành hung đó là một chỉ dẫn. Như vậy luận đề của chúng tôi là tâm bệnh của những kẻ sát nhân ít ra cũng hình thành nên ít nhất là một hội chứng đặc thù mà chúng tôi sẽ miêu tả dưới đây. Nói chung, những cá nhân này đều mang sẵn những khiếm khuyết nghiêm trọng trong việc tự kiểm soát bản thân, nó làm cho tính hung bạo nguyên sơ có thể bộc lộ công khai ra, nó nảy sinh từ những chấn thương tinh thần từ trước đó mà bây giờ nằm trong những trải nghiệm đau đớn, vô thức.”
Như một phần của quá trình kháng án, các tác giả đã khám bốn người bị án tù vì những vụ giết người xem vẻ như không có động cơ. Bốn người tù đã được khám trước khi mở tòa và đều “không mắc bệnh tâm thần”, đều “lành trí”. Ba người bị kết án tử hình, một người ngồi tù dài hạn. Ở mỗi trường hợp đều đã có yêu cầu mở cuộc điều tra tâm thần học sâu hơn bởi vì không bằng lòng với những giải thích tâm thần học được đưa ra trước đó, một ai đó - hoặc luật sư, một người họ hàng hoặc một người bạn - đã đặt câu hỏi: “Làm sao một người lành trí như người này lại có thể phạm phải một hành vi điên rồ như cái hành vi hắn ta làm để rồi bị xử tội?” Sau khi mô tả bốn tội phạm và các tội ác của họ (một lính da đen băm vằm và chặt cụt chân tay một gái điếm, một nông dân bóp cổ chết một cậu bé mười bốn tuổi vì cậu ta cự tuyệt lời gạ gẫm tình dục của hắn, một hạ sĩ quan đánh một cậu thiếu niên khác đến chết bằng dùi cui vì tưởng rằng cậu giễu cợt mình, và một nhân viên bệnh viện dìm đầu một bé gái lên chín xuống nước cho chết ngạt), các tác giả đã xem xét các vùng tương đồng của họ. Các tác giả viết rằng những người này bản thân cũng hoang mang không hiểu tại sao mình giết các nạn nhân kia, những người tương đối xa lạ với họ, trong mỗi trường hợp kẻ sát nhân đều cho thấy là đã bị sa vào một cơn nhập đồng có tính chất tách biệt cái Tôi ra, giống như trong mơ, rồi sau đó tỉnh lại để “thình lình phát hiện” thấy bản thân mình đang hành hung nạn nhân. “Phát hiện về tiểu sử giống nhau nhất, và có lẽ có ý nghĩa nhất là một tiền sử lâu ngày, có khi hết cả đời, về sự kiềm chế lúc có lúc không đổi với các dục lực hung hãn gây gổ. Chẳng hạn, ba người trong số đó suốt đời thường bị dính vào những cuộc đánh nhau không phải là những xích mích thông thường mà là những cuộc đánh nhau nếu không được ngăn cản thì sẽ trở thành vụ giết người thật sự.”
Ở đây, người ta trích một số lời nhận xét khác nữa có nêu trong bài nghiên cứu: “Mặc dù tính chất hung bạo của cuộc đời họ, tất cả những người này đều có những hình ảnh về bản thân giống nhau, đó là thể chất kém cỏi, yếu đuối, không thích nghi được với xã hội. Các bản tiểu sử cho thấy một mức độ ức chế tính dục nghiêm trọng ở mỗi người. Với cả bốn người đó, đàn bà đứng tuổi là những kẻ uy hiếp đe dọa, và ở hai trường hợp thì có những dấu hiệu rõ rệt về sự đồi bại tình dục. Tất cả họ đều bị khổ tâm suốt thời kỳ mới lớn bởi bị coi là ‘gái’, nhỏ bé về tầm vóc và ốm yếu… Trong cả bốn trường hợp, đều có bằng chứng tiền sử về những trạng thái hư tổn ý thức, trạng thái hư tổn ý thức này thường có quan hệ với các cơn hành hung bạo phát. Hai trong những người này báo cáo họ có những cơn nhập đồng thoát ly nghiêm trọng với thực tại, và khi lên cơn như vậy họ có cách ứng xử kỳ quái và hung bạo, còn hai người kia thì báo cáo đã có những thời kỳ quên lú kém nghiêm trọng hơn và có lẽ kém được tổ chức hơn. Trong những lúc hành hung thật sự, họ thường cảm thấy bị tách ra hoặc biệt lập với bản thân, tựa như họ đang đứng ngoài xem một ai đó vậy... Cũng quan sát thấy trong tiền sử của cả bốn trường hợp rằng, khi các đối tượng này còn nhỏ, thường xuyên xảy ra cảnh hung bạo cực độ giữa bố mẹ họ... Một người nói mỗi khi anh ta mà ‘lảng vảng lại gần là bị quất roi’… Một người thì bị nhiều trận đòn rất ác chỉ cốt để triệt cái tật nói lắp và cả những cơn ‘rồ’ cũng như để uốn nắn cái hạnh kiểm được cho là ‘xấu xa’ của anh ta. Tiền sử liên quan đến bạo lực cực độ, dù là do tưởng tượng ra, quan sát trong thực tế, hoặc do đứa trẻ này đã thực sự nếm trải, đều phù hợp với giả thiết phân tâm học cho rằng việc đứa trẻ buộc phải tiếp xúc với những kích thích quá mạnh, trước khi nó có khả năng kiểm soát được chúng, có liên hệ mật thiết với những khuyết tật ban đầu trong quá trình hình thành bản ngã và với những nhiễu loạn nghiêm trọng trong việc kiểm soát dục lực của đứa trẻ sau này. Trong cả bốn trường hợp đều thấy bằng chứng về sự thiếu thốn tình cảm nghiêm trọng trong những năm đầu đời. Sự thiếu thốn này có thể bao gồm việc vắng mặt kéo dài hay nay vắng mai không của bố hoặc mẹ hoặc của cả bố và mẹ, một cuộc sống gia đình hỗn loạn trong đó bố mẹ là xa lạ, đứa trẻ được người khác nuôi vì bị một hoặc cả bố và mẹ cự tuyệt thẳng cánh... Cũng thấy có bằng chứng rối loạn trong tổ chức xúc cảm. Điển hình nhất là những người này cho thấy xu hướng thường không giận dữ hay rồ dại một cách tương hợp với hành vi hung bạo. Không thấy báo cáo có cảm giác thịnh nộ gắn liền với các vụ giết người này, họ cũng không trải qua cơn giận dữ nào - dù là mãnh liệt hay lộ liễu - mặc dầu họ đều có thể làm chuyện gây gổ nghiêm trọng và thô bạo... Quan hệ của họ với người khác có tính chất nông cạn, lạnh nhạt, mang lại cho họ nỗi cô đơn và biệt lập. Với họ, người khác chẳng mấy khi là có thật, theo cái nghĩa là có thể cảm thấy được một cách ấm áp và tích cực (hoặc thậm chí một cách bực tức nữa)... Ba người bị án tử hình đều có những xúc cảm hời hợt đối với số phận của chính bản thân mình và số phận của nạn nhân. Thiếu đến mức kinh ngạc ý thức nhận tội, sự suy sụp và hối hận... Những cá nhân như vậy đều có thể được coi là mang sẵn thiên hướng sát nhân, theo cái nghĩa là hoặc đang mang quá tải năng lượng gây hấn hoặc hệ bảo vệ cái Tôi trong người đó bất ổn định, định kỳ cho phép cái năng lượng kia bộc lộ ra dưới dạng trần trụi và cổ lỗ. Tiềm năng giết người có thể chuyển thành hành động thực, nhất là nếu như đã có sẵn một vài sự mất cân bằng, khi mà trong vô thức, kẻ giết người nhận thấy nạn-nhân-tiềm-tàng kia như là nhân vật chủ chốt trong một sự kiện tổng thể gây tổn thương cho hắn ta trong quá khứ. Hành vi - hay thậm chí chỉ sự có mặt của nhân vật đó không thôi cũng đủ góp thêm một sức ép vào cái tương quan lực lượng vốn đã không ổn định này, và dẫn đến một sự phóng nổ cực độ của bạo lực đột ngột, giống như khi kim hỏa làm tóe lửa khói thuốc súng mà gây nổ vậy… Giả thuyết về động cơ vô thức giải thích được tại sao kẻ người lại cảm nhận những nạn nhân tương đối xa lạ và vô hại như là những kẻ khiêu khích và do đó hóa thành mục tiêu thích hợp cho sự gây hấn. Nhưng tại sao lại giết? May sao, phần lớn con người lại không thường hay đáp ứng lại những cơn bạo phát sát nhân cho dù đang phải chịu sự khiêu khích đến cùng cực. Trái lại, những trường hợp miêu tả trên đây thì đều mang sẵn những khiếm khuyết lớn trong sự tiếp xúc với thực tế, cùng với sự yếu kém cực độ trong việc kiểm soát dục lực, ở những thời kỳ căng thẳng hay phá hoại cao độ. Vào những lúc đó, một chỗ quen biết tình cờ hoặc thậm chí cả một người xa lạ nữa cũng dễ dàng bị mất đi ý nghĩa ‘đích thực’ của mình và dễ dàng bị gán cho một căn cước vốn dĩ nằm sẵn bên trong cái cấu trúc chấn thương vô thức đó. Xung đột ‘cố hữu’ thế là được làm cho sống lại và óc gây hấn nhanh chóng leo thang lên tới những kích thước sát nhân... Khi những án mạng vô nghĩa như thế xảy ra, chúng được coi là kết quả cuối cùng của một thời kỳ căng thẳng và sự phá hoại ngày một tăng nơi kẻ sát nhân, thời kỳ này bắt đầu từ trước lúc tiếp xúc với nạn nhân và cứ tăng dần lên không ngừng cho tới khi, do phù hợp với những xung đột vô thức của kẻ sát nhân, vô tình nạn nhân đã giúp cho tiềm năng sát nhân của hắn chuyển sang thành hành động.”
Vì có nhiều điểm tương đồng giữa hoàn cảnh xuất thân và nhân cách của Perry Smith với những đề tài nghiên cứu của mình, bác sĩ Satten cảm thấy yên tâm khi giao cho hắn một vị trí trong hàng ngũ đối tượng nghiên cứu của ông. Hơn thế, đối với ông, bối cảnh của vụ án xem chừng là phù hợp chính xác với khái niệm “giết người không có động cơ rõ rệt” do ông đưa ra. Rõ ràng ba vụ án mạng mà Smith gây ra xét về logic là có động cơ - Nancy, Kenyon và bà mẹ sở dĩ bị giết là vì ông Clutrer đã bị giết. Nhưng quan điểm của bác sĩ Satten là chỉ vụ án mạng đầu tiên mới có vấn đề về mặt tâm lý, và lúc tấn công ông Clutter, Smith đang trải qua cơn trầm uất tâm thần, nằm sâu trong một vùng tối tâm thần phân liệt, vì lúc đó hắn không phải “đột nhiên phát hiện ra” mình đang hủy diệt một người hoàn toàn bằng xương bằng thịt, mà là đang hủy diệt “một nhân vật chủ chốt nằm trong một hợp hình gây tổn thương từ quá khứ”: bố hắn? các nữ tu sĩ viện trẻ mồ côi đã nhạo báng và đánh đập hắn? viên thượng sĩ quân đội mà hắn căm thù? viên coi tù đã ra lệnh cho hắn “phải ở ngoài Kansas”? Một người trong số họ, hoặc tất cả họ.
Trong lời thú tội, Smith nói, “Tôi vốn không định làm hại ông ấy. Tôi nghĩ ông ấy là người lịch sự, rất tử tế. Nói năng từ tốn. Tôi đã nghĩ như thế chính trong lúc tôi cắt cổ ông ấy.” Trong khi trò chuyện với Donald Cullivan, Smith nói, “Họ (nhà Clutter) chưa từng xúc phạm đến tôi bao giờ. Không như những kẻ khác. Những kẻ đã xúc phạm suốt cả đời tôi. Có lẽ vì thế mà nhà Clutter lại là những người phải trả giá cho việc đó chăng.”
Thế là hóa ra bằng những lối độc lập khác nhau, cả hai nhà phân tích chuyên nghiệp và nghiệp dư đều cùng đi tới những kết luận không phải là không giống nhau.
Giới quý tộc của hạt Finney đã làm cụt vòi cuộc xét xử. Vợ một chủ trại chăn nuôi giàu có tuyên bố: “Các ông bà ấy hình như không tò mò gì về chuyện đó hết.” Tuy vậy, đến phiên tòa cuối cũng đã thấy khá đầy đủ các vị tai to mặt lớn địa phương ngồi cùng với dân thường. Sự có mặt của họ là một cử chỉ xã giao đối với Thẩm phán Tate và Logan Green, hai thành viên được mến mộ ở chính thứ bậc của họ. Cũng thế, một đoàn lớn những luật gia ngoài thị trấn, nhiều người đã đi những chặng đường rất xa đến, ngồi đầy các hàng ghế dài: đặc biệt, họ tới để nghe tại chỗ bài nói cuối cùng của Green trước tòa. Green, một ông già bảy mươi nhỏ bé, cứng rắn một cách khéo léo, có tên tuổi áp đảo trong đám người bằng vai phải lứa, những kẻ hằng hâm mộ tài đóng kịch của ông - một vốn liếng năng khiếu biểu diễn bao gồm một cảm quan nhạy bén chớp thời cơ như một diễn viên hộp đêm. Một luật sư giàu kinh nghiệm về tội phạm, vai trò thông thường của ông là ở bên bị, nhưng trong trường hợp này chính quyền bang đã giữ ông làm một phụ tá đặc biệt cho Duane West, vì cảm thấy rằng viên chưởng lý hạt hãy còn trẻ tuổi quá, chưa đủ dạn dầy để xét xử vụ án mà không có sự ủng hộ của người lịch lãm.
Nhưng giống như phần lớn các ngôi sao, màn của Green là màn cuối cùng của chương trình. Những ý kiến tỉnh táo công minh mà Thẩm phán Tate truyền đạt tới bồi thẩm đoàn, màn đó xong thì mới đến lượt ông, theo như lời tóm tắt của ông chưởng lý hạt: “Có một mối nghi ngờ nào ở trong đầu các vị về tội của các bị cáo hay không? Không! Dù ai bóp cò khẩu súng của Richard Eugene Hickock đi nữa thì cả hai cũng đều là thủ phạm cả. Chỉ có mỗi một cách để bảo đảm cho những loại người đó không bao giờ còn la cà ở các thị trấn và thành phố của vùng đất này nữa. Chúng tôi đề nghị hình phạt cao nhất - tử hình. Chúng tôi đưa ra đề nghị này không phải vì muốn trả thù mà với tất cả sự khiêm nhường kém mọn...”
Rồi tòa nghe lời bào chữa của các luật sư bên bị. Bài nói của Fleming, được một nhà báo tả là “đạn mềm”, rút cục lại là một bài thuyết giáo nhẹ nhàng có tính chất nhà thờ: “Con người không phải là con vật. Hắn có một thân xác, và hắn có một linh hồn sống đời đời. Tôi không tin là con người lại có quyền hủy hoại ngôi nhà đó, một ngôi đền có linh hồn trú ngụ ở trong...” Tuy kêu gọi bồi thẩm đoàn nhớ đến điều mà ông nghĩ là tinh thần Cơ đốc giáo, Harrison Smith lại lấy những cái xấu của án tử hình ra làm chủ đề chính: “Nó là di sản của con người thời mông muội. Pháp luật bảo chúng ta rằng lấy đi một mạng người là sai, thế rồi nó lại vẫn cứ làm và nêu gương nó lên. Điều đó cũng tội lỗi chẳng kém gì cái tội ác mà chính nó đang trừng trị. Bang không có quyền ban hành án đó. Nó không có hiệu quả. Án đó không răn đe được tội ác mà chỉ làm rẻ mạng người đi và làm nảy sinh nhiều án mạng mới hơn. Chúng tôi chỉ xin một điều là sự khoan hồng. Chắc chắn án chung thân là một sự khoan hồng nhỏ có thể cầu xin được…” Chẳng ai quan tâm lời ông; một vị bồi thẩm, hình như bị đầu độc bởi bầu không khí bị đè nặng bởi hàng bao nhiêu cái ngáp, hậu quả của chứng cảm cúm mùa xuân, ngồi đó nhắm mắt lại, miệng há toang hoác đến nỗi lũ ong có thể vo ve ra vào như chơi được.
Green đánh thức họ dậy. “Thưa quý ngài,” ông nói vo, không giấy, “các ngài vừa nghe hai lời bào chữa nồng nhiệt xin khoan hồng cho các bị cáo. Tôi thấy hai vị luật sư đáng ngưỡng mộ đấy, ông Fleming và ông Smith, hình như đã may mắn là không có mặt tại nhà Clutter cái đêm định mệnh đó - rất may mắn cho hai ông đã không có mặt tại đó để cầu xin khoan hồng cho gia đình bất hạnh ấy. Vì rằng nếu hai ông có mặt thì, à, là giả dụ thế, thì sáng hôm sau chúng ta sẽ phải đếm nhiều hơn chứ không chỉ bốn xác thôi.”
Khi còn trẻ ở tại quê nhà, bang Kentucky, Green được gọi là Đốm Hồng, một biệt hiệu cho những tàn nhang trên mặt ông; bây giờ, khi đang ngạo nghễ đứng trước bồi thẩm đoàn, cơn hăng đói với nhiệm vụ được giao phó đang sưởi nóng ran mặt ông lên và làm nổi rõ những vệt hồng. “Tôi không có ý nhảy vào cuộc tranh luận thần học. Nhưng tôi đã dè trước luật sư bên bị sẽ dùng Kinh Thánh làm luận cứ chống lại án tử hình. Các ngài đã nghe dẫn Kinh Thánh đó. Nhưng tôi, tôi cũng có thể đọc Kinh Thánh ra được chứ.” Ông mớ một bản Kinh Cựu ước ra. “Và đấy là một vài điều trong cuốn Sách Hay về đề tài này. Chương Xuất hành Hai mươi, Khổ thơ Mười ba, chúng ta có một trong Mười điều răn. ‘Mi không được giết người.’ Ở đây là nói đến việc giết người phi pháp. Dĩ nhiên là thế, vì trong chương sau, Khổ thơ Mười hai, ta lại đọc thấy hình phạt về sự bất tuân lời răn đó: ‘Kẻ nào giết một người, khiến người đó chết, kẻ đó chắc chắn bị làm cho chết.’ Bây giờ, thưa ông Fleming, ông có tin rằng tất cả những cái đó đã bị việc đức Ki-tô xuất thế làm cho thay đổi đi không. Không, phải như vậy, vì đức Ki-tô nói, ‘Đừng nghĩ ta đến để phá hủy pháp luật hay những nhà tiên tri, ta đến không phải để phá hủy mà ta đến để hoàn tất.’ Và cuối cùng...” Green lóng ngóng tìm từ, rồi hình như tình cờ mà gập quyển Kinh Thánh lại, làm cho các vị chức sắc khách mời hợp pháp mỉm cười và huých khẽ nhau, vì đó là thủ đoạn có tự lâu đời của tòa án - vị luật sư trong khi đọc Thánh thư giả vờ như mình để mất chỗ trích dẫn nhưng rồi lại nói, như Green lúc này đang nói, “Không sao cả. Tôi có thể dẫn thuộc lòng được mà. Sáng Thế Chín, Khổ Sáu: ‘Kẻ nào làm đổ máu người thì máu nó sẽ phải đổ bởi người khác’.”
“Nhưng,” Green tiếp tục, “tôi thấy tranh luận với nhau về Kinh Thánh thì chẳng được lợi ích gì. Bang chúng ta ban bố rằng hình phạt cho án mạng ở cấp một là tù chung thân hay treo cổ. Đó là pháp luật. Thưa các ngài, các ngài tới đây là để thực thi pháp luật. Và nếu có một vụ nào mà trong đó bản án cao nhất được chứng minh là thỏa đáng thì chính vụ này đây. Đây là những tên giết người kỳ quặc, tàn ác. Bốn người trong đám công dân của các ngài đã bị tàn sát như những con lợn trong chuồng. Và vì lý do gì? Không phải vì trả thù hay thù hận gì hết. Chỉ vì tiền. Tiền. Đây là sự cân đo đong đếm lạnh lùng và được tính toán xem bao nhiêu bạc thì đổi lấy bao nhiêu máu. Và những mạng người kia được mua đi mới rẻ làm sao! Cướp vì bốn chục đô la! Mười đô la một mạng!” Ông rít lên, chỉ một ngón tay đi đi lại lại giữa Hickock và Smith. “Họ đi có dao găm và súng. Họ đến trấn lột và giết...” Giọng ông run lên, thấp xuống và mất đi, tựa như bị nghẹn lại bởi sức mạnh lời nguyền rủa mãnh liệt của chính ông đối với hai bị cáo đang nhởn nhơ nhai kẹo cao su. Lại quay sang bồi thẩm đoàn, ông hỏi, “Các ngài sẽ làm gì đây? Các ngài sẽ làm gì với những kẻ đã trói chân tay một người lại rồi cắt cổ và bắn vỡ đầu người ấy ra! Cho họ một hình phạt tối thiểu ư? Vâng, mà đấy mới chỉ là một trong bốn án mạng. Còn Kenyon Clutter, một thiếu niên còn cả cuộc đời trước mặt, bị trói vô phương tự vệ mà chứng kiến bố mình vật lộn với cái chết thì sao đây? Hay cô thiếu nữ Nancy Clutter, nghe thấy tiếng súng và biết thời khắc của mình sắp điểm. Nancy đã cầu xin tha mạng: ‘Đừng! Ôi, xin đừng. Xin. Xin.’ Cơn hấp hối thê thảm làm sao! Cuộc tra tấn mới kinh khủng làm sao! Rồi còn lại đấy người mẹ, bị trói bị dán miệng; và phải nghe thấy chồng và hai đứa con yêu dấu của mình lần lượt chết. Nghe cho tới cuối cùng khi những kẻ sát nhân, hai bị cáo ngồi trước mặt các ngài đây, bước vào trong buồng, chiếu đèn pin vào mặt bà và để cho một phát súng kết liễu sự tồn tại của toàn bộ một gia đình.”
Ngừng lại, Green đau đớn sờ vào một cái nhọt ở sau gáy, một chỗ viêm đã chín mọng có vẻ sắp vỡ toang ra như chính con người đang đèo bòng nó đây. “Vậy thưa các ngài, quý ngài sẽ làm gì đây? Cho họ mức án tối thiểu ư? Đưa họ trở lại trại giam, cho họ cơ hội vượt ngục hay được tha theo lời hứa ư? Lần sau họ đi giết người thì có thể là nhà của quý ngài đấy. Tôi nói với quý ngài,” ông trịnh trọng nói, nhìn trừng trừng vào bồi thẩm đoàn một cách vừa thách thức lại vừa làm cho tất cả họ mủi lòng, “một vài vụ án ghê tởm ở chỗ chúng ta chỉ có thể xảy ra được vì đã có thời một lũ các bồi thẩm non gan bé mật từ chối làm nghĩa vụ của họ. Bây giờ, thưa quý ngài, tôi xin nhường nghĩa vụ đó lại cho quý ngài và lương tâm của quý ngài.”
Ông ngồi xuống. West nói thầm với ông: “Đúng là bậc thầy, thưa ngài.”
Nhưng một vài thính giả của Green lại không nồng nhiệt cho lắm; sau khi bồi thẩm đoàn rút lui để nghị án, một người trong số họ, một phóng viên trẻ ở Oklahoma, đã trao đổi gay gắt với một nhà báo khác, Richard Parr của tờ Ngôi sao ở Kansas City. Bài nói của Green theo anh ta có vẻ là “kích động, thô bạo”.
“Ông ta chỉ nói sự thật thôi mà,” Parr nói. “Sự thật có thể là thô bạo. Có thể là xếp đặt nó thành câu thành cú thôi.”
“Nhưng việc gì phải dữ dằn đến thế. Thật không công bằng.”
“Gì không công bằng?”
“Cả cuộc xét xử. Những tay kia không có lấy một cơ may nào.”
“Cơ may béo bở chúng đã cho Nancy Clutter đấy thôi.”
“Perry Smith. Trời cái thằng này, đời nó mới thối nát làm sao.”
Parr nói, “Nhiều người có thể gán những chuyện tang thương cho cái thằng chó má oắt ù đó. Kể cả tôi nữa. Có thể tôi hơi quá chén, nhưng tôi tin chắc là không ai lại có thể tỉnh bơ mà giết nổi những bốn mạng người.”
“Ờ, thế bây giờ đem treo cổ thằng chó ấy lên thì sao? Thế cũng là tỉnh bơ chứ còn gì.”
Nghe lỏm được, Cha Post cũng tham gia. Ông nói, tay chuyền cho khắp chung quanh bức ảnh chụp lại bức tranh Giê-su mà Perry vẽ, “Người nào vẽ nổi bức tranh này thì không thể nào xấu hết cả trăm phần trăm đâu. Dẫu sao cũng khó mà nghĩ ra cách. Án tử hình không phải là câu trả lời: nó không cho kẻ mắc tội có đủ thời gian đi lên được với Chúa. Đôi khi tôi thất vọng.” Là người luôn vui vẻ với hai hàm răng bịt vàng và đội mũ lưỡi trai màu bạc của người góa vợ, ông vui vẻ tiếp, “Đôi khi tôi nghĩ ông Bác sĩ Man rợ kia lại có ý nghĩ đúng cơ đấy.” Bác sĩ Man rợ mà ông nhắc tới là một nhân vật hư cấu nổi tiếng trong giới độc giả thiếu niên của các tạp chí giật gân một thế hệ trước đây. “Nếu mấy cậu thanh niên trẻ tuổi các anh còn nhớ thì Bác sĩ Man rợ là một loại siêu nhân. Ông ta làm cho mình trở nên siêu phàm trong lĩnh vực y, khoa học, triết học, nghệ thuật. Gần như chẳng có gì là ông Bác sĩ già không biết hoặc không làm được. Một trong các mưu đồ của ông ta quyết định rũ sạch đi khỏi cõi trần gian này những bọn sát nhân. Trước tiên ông ta mua một hòn đảo lớn trên đại dương. Rồi ông ta và các trợ lý - có đến cả một đạo quân trợ lý được huấn luyện - bắt cóc tất cả bọn sát nhân ở cõi trần này đem đến hòn đảo nọ. Rồi thì Bác sĩ Man rợ mổ não bọn đó. Ông loại bỏ hết những phần tử mang những tư tưởng độc ác. Và khi chúng hồi phục thì chúng thành ra những công dân tử tế. Chúng không thể gây tội nữa vì cái phần xấu trong não chúng đã bị lấy đi rồi. Bây giờ cái làm cho tôi ngạc nhiên là sự mổ xẻ kia khéo lại là câu trả lời đích thực cho...”
Tiếng chuông rung, tín hiệu cho hay bồi thẩm đoàn đã trở lại, cắt lời ông. Cuộc thảo luận của bồi thẩm đoàn kéo dài bốn mươi phút. Nhiều người xem, đoán trước là sẽ có một quyết định mau lẹ, đã chẳng hề rời ghế phút nào. Tuy thế, người ta đã phải cho xe rước Thẩm phán Tate đến sau khi ông tranh thủ về nhà một lúc cho ngựa nghẽo ăn. Một chiếc áo chùng đen mặc vội mặc vàng nhấp nhô gợn nếp quanh ông khi cuối cùng ông đến và hỏi, song khi ông hỏi thì lại với một vẻ nhàn nhã và đạo mạo thật là gây ấn tượng: “Quý ngài bồi thẩm, quý ngài đã nghị án xong chưa?” Ông chủ tịch bồi thẩm đoàn đáp: “Thưa quý ngài, đã ạ.” Viên tùy phái của tòa mang bản nghị án được niêm phong đến.
Tiếng còi xe lửa rúc, tiếng ầm ầm náo động của một chuyến tàu tốc hành Santa Fe lại gần, lọt vào phòng xử. Giọng thấp trầm của Tate quyện vào với những tiếng thét của đầu máy xe lửa khi ông đọc: “Điều một. Chúng tôi, bồi thẩm đoàn, thấy rằng bị cáo Richard Eugene Hickock là thủ phạm vụ án mạng cấp một và hình phạt là tử hình.” Rồi, tựa như quan tâm đến phản ứng của tù nhân, ông ngó xuống, chúng đứng trước mặt ông, tay bị còng gắn chặt vào người gác; chúng điềm nhiên nhìn đăm đăm lại ông cho tới lúc ông đọc bảy điều tiếp theo: ba tội trạng nữa cho Hickock và bốn cho Smith.
“… và hình phạt là tử hình”; mỗi lần Tate đi tới chỗ án quyết, ông lại đọc nó lên với cái giọng tối và rỗng, cái giọng tựa như vọng lại tiếng còi ai oán bây giờ đang nhạt nhòa đi của đoàn tàu. Rồi ông giải tán bồi thẩm đoàn (“Quý ngài đã làm xong một công vụ dũng cảm”), và những người bị khép án được giải đi. Đến cửa, Smith bảo Hickock, “Bọn này không phải là đám bồi thẩm non gan bé mật đâu hả!” Cả hai thằng cười rộ, và một nhà nhiếp ảnh liền chụp ảnh chúng lúc đó. Tấm ảnh xuất hiện trên một tờ báo bang Kansas với dòng tít “Tiếng cười cuối cùng?”
Một tuần sau bà Meier ngồi nói chuyện với người bạn trong phòng khách. “Vâng, bây giờ quanh đây yên tĩnh lại rồi,” bà nói. “Tôi nghĩ chúng ta nên lấy làm biết ơn rằng mọi việc đã được thu xểp ổn thỏa. Nhưng tôi vẫn cảm thấy buồn vì chuyện đó. Tôi chưa có chuyện trò gì nhiều với Dick nhưng tôi và Perry thì biết nhau khá rõ. Chiều hôm ấy, sau khi anh ta nghe nghị án và được đưa trở lại về đây - tôi đã đóng cửa bếp lại để không nhìn thấy anh ta, tôi cứ ngồi lì bên cửa sổ bếp nhìn đám đông đang ra khỏi tòa án. Ông Cullivan, ông ấy nhìn lên thấy tôi liền vẫy. Ông bà Hickock. Tất cả đang đi ra. Đúng sáng hôm ấy tôi nhận được một lá thư dễ mến của bà Hickock; bà đã đến thăm tôi nhiều lần trong khi tòa còn tiếp tục xử, tôi ước gì mình giúp được bà ấy, có điều mình nói gì được với người ta trong tình cảnh thế này? Nhưng khi mọi người đã đi hết cả rồi, tôi vừa bắt tay rửa vài cái đĩa thì nghe thấy anh ta khóc. Tôi vặn rađiô lên. Để khỏi nghe thấy. Nhưng không thể. Khóc y như đứa trẻ. Trước đây anh ta không bị suy sụp bao giờ, chưa tỏ ra một dấu hiệu nào như thế. Thế là tôi đến với anh ta. Đến cửa xà lim. Anh ra thò tay ra. Anh ta muốn tôi cầm tay anh ta, tôi liền cầm và anh ta chỉ nói, ‘Tôi đang nhục muốn chết được.’ Tôi muốn đi kiếm Cha Goubeaux - tôi nói ngày mai việc đầu tiên tôi làm là nấu cơm Tây Ban Nha cho anh ta - nhưng anh ta chỉ nắm lấy tay tôi chặt hơn.
Và đêm hôm ấy, trong tất cả mọi đêm, chúng tôi đã để anh ta một mình. Wendle và tôi gần như chẳng bao giờ đi đâu, nhưng chúng tôi đã có một cam kết từ lâu và Wendle không muốn phá vỡ nó. Nhưng rồi tôi sẽ luôn luôn phải hối tiếc rằng chúng tôi đã để anh ta ở lại một mình. Hôm sau tôi làm cơm Tây Ban Nha. Anh ta không đụng đến. Hoặc ít nói chuyện với tôi. Anh ta thù tất cả mọi người. Nhưng buổi sáng người ta đến đưa anh ta về trại giam thì anh ta cảm ơn tôi và cho tôi một bức ảnh của anh ta. Một bức ảnh Kodak nho nhỏ chụp anh ta lúc mười sáu tuổi. Anh ta nói muốn tôi nhớ về anh ta giống như đứa trẻ ở trong ảnh ấy.
Gay go nhất là lúc chào từ biệt. Khi mình biết anh ta sẽ đi đâu, cái gì sẽ đến với anh ta. Con sóc của Perry, nó chắc là nhớ anh ta. Cứ vào trong xà lim tìm. Tôi có cho nó ăn nhưng nó chẳng bén mảng gì đến tôi. Nó chỉ thích Perry thôi.”
Nhà tù rất quan trọng đối với nền kinh tế của hạt Leavenworth, bang Kansas. Hai nhà tù của bang, một cho nam, một cho nữ đều nằm ở đây; cả nhà tù Leavenworth nữa, nhà tù Liên bang lớn nhất, và, ở Fort Leavenworth, nhà tù quân sự chủ yếu của đất nước, Trại Kỷ luật ghê gớm của không quân và lục quân Mỹ. Nếu tất cả những người tù trong các nơi đó được tự do thì họ có thể lập nên được một thành phố nho nhỏ.
Nhà tù lâu đời nhất là Nhà tù Nam bang Kansas, có những tháp canh và quét màu đen trắng, có thể phân biệt được bằng mắt với một thị trấn nông thôn vốn dĩ bình thường, Lansing. Xây từ thời Nội chiến, nó tiếp nhận nhân khẩu đầu tiên vào năm 1864. Từ đó đến nay dân số bình quân của nó quanh quẩn ở con số hai nghìn; viên quản ngục hiện nay, Sherman H. Crouse, giữ một bản khai liệt kê tổng số tù mỗi ngày phân theo chủng tộc (chẳng hạn, Trắng 1405, Da màu 360; Mexico 12, Da đỏ 6). Dù thuộc chủng tộc gì, mỗi người tù đều là một công dân của cái làng bằng đá tồn tại bên trong những bức tường dựng đứng có súng máy canh giữ này - mười hai mẫu Anh đường phố xi măng và những khối xà lim cùng xưởng thợ.
Ở khu vực phía Nam của tổ hợp nhà tù dựng lên một ngôi nhà nho nhỏ kỳ lạ: một tòa nhà hai tầng tối tăm hình thù như một cỗ áo quan. Chỗ này, thường gọi chính thức là Nhà Phân biệt Đối xử và Biệt giam, là một nhà tù nằm trong một nhà tù. Đám tù với nhau gọi tầng dưới là Cái Hố - chỗ mà đám tù khó trị, đám gây rối “rắn đầu rắn mặt” thỉnh thoảng bị đem đày xuống. Tầng trên đi lên bằng cầu thang sắt xoáy tròn ốc; ở trên đỉnh của nó là Dãy Chết.
Lần đầu tiên những kẻ giết nhà Clutter leo lên cầu thang này là một buổi chiều mưa cuối tháng Tư. Đến Lansing sau một chuyến đi bốn trăm dặm kéo dài tám giờ bằng xe hơi từ Garden City, những kẻ mới đến đã được lột bỏ quần áo, tắm vòi sen, cạo trọc đầu và cấp cho hai bộ đồng phục tù bằng vải bò cùng giày mỏng nhẹ (trong hầu hết các nhà tù Mỹ, những đôi giày như thế này là thứ để đi chân quen thuộc của tù); rồi có lính gác mang vũ khí kèm bên đưa họ đi qua ngôi nhà kiểu áo quan trong ánh chiều tà ẩm ướt, đẩy họ chen nhau lên những bậc thang bằng sắt xoáy ốc rồi vào hai ngăn xà lim trong số mười hai ngăn liền sát nhau, tức là Dãy Chết của Lansing.
Các xà lim đều giống nhau. Chúng rộng hơn hai mét và dài hơn ba mét, không bày biện gì ngoài một cái giường cá nhân, một góc vệ sinh, một bồn rửa mặt, và một bóng đèn trên đỉnh đầu đêm ngày không lúc nào tắt. Cửa sổ xà lim rất chật, không những có chấn song mà còn được che bằng một lưới dây thép tối như tấm chàng mạng người góa phụ; do vậy người qua đường sẽ chỉ nhìn thấy lờ mờ mặt mũi những người chịu án tử hình mà thôi. Nhưng tù thì có thể nhìn ra ngoài khá rõ; cái họ nhìn thấy là một khu đất trông bẩn thỉu, mùa hè được dùng làm bãi đấu bóng chày, bên kia khu đất là mẩu tường nhà tù và trên tường nữa là một mẩu trời.
Tường xây bằng đá thô; bồ câu làm tổ trong các khe đá. Một cánh cửa bằng sắt gỉ, đặt ở phần tường mà người ở trong Dãy nhìn thấy được, mỗi khi mở là các bản lề lại kêu ken két rên rỉ làm đám chim bồ câu bay vù lên. Cánh cửa dẫn vào một nhà kho như hang động, trong này ngay những ngày âm u không khí cũng ẩm ướt và lạnh. Một số đồ vật được giữ ở đó: những đống kim loại mà tù dùng làm biển số xe hơi, gỗ xẻ, máy móc cũ, các thứ đồ linh tinh lang tang của bóng chày - và cả một cái giá gỗ không sơn phảng phất mùi là phòng xử án tử hình của bang; khi một người được đưa đến đây để treo cổ, đám tù nói người đó “đi đến Cái Xó” hay nói cách khác là “đến tham quan nhà kho”.
Theo tuyên án của tòa, Smith và Hickock được ấn định là sẽ đi thăm nhà kho sáu tuần nữa kể từ nay: một phút sau nửa đêm ngày thứ Sáu, 13 tháng Năm, năm 1960.
Kansas bỏ án tử hình năm 1907; năm 1935, do miền Trung Tây thình lình rộ lên những tên sát nhân chuyên nghiệp điên khùng (Alvin “Tổ Sư Ghê” Karpis, Charles “Bảnh Trai” Floyd, Clyde Barrow và ả tình nhân giết người của hắn, Bonnie Parker), các nhà lập pháp của bang đã bỏ phiếu phục hồi nó. Tuy nhiên, không phải đến tận năm 1944 thì “đao phủ” mới được dịp thi thố tay nghề; hơn mười năm sau đó, ông ta đã được trao thêm chín dịp. Nhưng trong sáu năm, hay từ 1954, người làm nhiệm vụ treo cổ ở Kansas không hề nhận được một tấm séc thù lao nào (chưa kể Trại Kỷ luật Không quân và Lục quân cũng có một giá treo cổ ở đó). Ông George Docking quá cố, Thống đốc bang Kansas từ 1957 tới 1960 phải chịu trách nhiệm về thiếu sót này, vì ông đã thẳng thừng chống án tử hình (“Tôi chỉ là không thích giết người thôi”).
Bây giờ, vào tháng Tư năm 1960 - ở các nhà tù Mỹ có một trăm chín chục người đang chờ hành quyết dân sự; năm người, trong đó bao gồm những kẻ giết nhà Clutter, là những người trọ tại Lansing. Thỉnh thoảng, những vị khách quan trọng đối với nhà tù đã được mời đến “nhòm một chút vào Dãy Chết”, như một viên chức cao cấp đã gọi. Những người nhận lời mời được giao cho một người bảo vệ, người này, trong khi dẫn du khách đi dọc hành lang sắt chạy trước các xà lim tử tù, hình như chỉ cốt nhận diện tử tù với cung cách mà ắt ông ta cho là thủ tục khôi hài. “Và đây,” ông ta nói với một vị khách năm 1960, “đây là ông Perry Edward Smith. Còn cạnh đây là bồ của ông Smith, ông Richard Eugene Hickock. Và ở đằng kia chúng ta có ông Earl Wilson. Và sau ông Wilson thì gặp ông Bobby Joe Spencer. Còn về vị cuối cùng kia thì tôi chắc ngài đã nhận ra ông Lowell Lee Andrews nổi tiếng của chúng ta.”
Earl Wilson, một người da đen vạm vỡ, hát thánh ca ở nhà thờ, bị tuyên án tử hình vì bắt cóc, hiếp và hành hạ một thiếu phụ da trắng; nạn nhân, tuy sống sót, đã phải mang nhiều di chứng nghiêm trọng. Bobby Joe Spencer, da trắng, một thanh niên nhiều nữ tính, thú thật là đã giết một bà cụ ở Kansas City, chủ cái nhà hắn trọ. Trước khi rời nhiệm sở vào tháng Giêng năm 1961, Thống đốc Docking, người đã thất bại trong cuộc tái cử (phần lớn do thái độ phản đối án tử hình của ông) đã giảm án của hai người này xuống thành tù chung thân, nói chung có nghĩa là sau bảy năm chúng sẽ có thể được tạm tha theo lời hứa danh dự. Nhưng Bobby Joe Spencer lại giết người ngay: dùng dao đâm chết một tù nhân trẻ tuổi khác, địch thủ cùng tranh giành với hắn sự trìu mến của một bạn tù nhiều tuổi (như một viên chức cảnh sát nói: “Đúng là hai thằng lưu manh đánh nhau tranh một con đực gái”). Vụ này kiếm về cho Spencer một án chung thân thứ hai. Nhưng công chúng chẳng biết nhiều đến Wilson hay Spencer; so với Smith và Hickock, hay với người thứ năm ở Dãy, Lowell Lee Andrews, báo chí có phần đã xem nhẹ chúng.