Chương : 54
“Cô Clarice không thích ở nhà dưỡng lão đó đâu. Cô ấy chỉ chịu ở đấy cho cô Barbara có bạn thôi. Bây giờ cô ấy không cần phải ở đó nữa.”
Johnny đề nghị đưa Cleo về nhà và cô nhận lời ngay. Đây là việc hắn cần biết và cô ngờ rằng dù có thẳng thắn đến đâu thì Clarice cũng chẳng dám mơ là sẽ tự mình nói chuyện đó với hắn.
Hắn gật đầu trầm ngâm. “Tớ cũng có băn khoăn như vậy.
“Cô ấy gọi nơi đó là phòng chờ của Chúa. Cô ấy ghét nó lắm.”
“Tệ thế cơ à?”
“Phải.” Cô nói chắc chắn.
Johnny thọc sâu tay vào túi áo khoác khi họ đi qua đám cỏ ướt. “Vậy là có một chuyện cần phải sắp xếp rồi.”
“Tớ nói điều này được không?”
Trong bóng tối cô nhận thấy nụ cười lờ mờ. “Tớ có ngăn được không?”
Chỉ với một nụ hôn thôi. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra, nên thôi đừng có nghĩ đến nữa.
Cô nói ra, “Cô của cậu tuyệt lắm. Tớ rất quý cô ấy.”
“Tớ cũng vậy.”
“Nhưng khi cô ấy kể với tớ cô ấy ghét cái nhà dưỡng lão đó đến mức nào, tớ hỏi là cô đã nghĩ đến chuyện chuyển về vùng này chưa? Và cô ấy nói là không làm vậy được vì cậu sẽ thấy buộc phải đến thăm cô ấy suốt. Cô ấy không muốn gây phiền toái cho cậu và khiến cậu bị áp lực.”
Johnny dừng bước. “Cô ấy là người thân duy nhất còn sống của tớ. Làm sao cô ấy lại nghĩ là tớ sẽ bị áp lực?”
“Bởi vì cô ấy nói cậu có cuộc sống riêng và cậu không cần một người thân già cỗi choán mất thời gian của cậu. Vậy nên giờ tớ mới phải nói với cậu.” Cleo nhìn hắn. “Cho dù cô ấy bắt tớ hứa không được nói ra. Nhưng tớ có biết một nhà dưỡng lão ở Bristol. Một trong những khách hàng thường xuyên của tớ sống ở đó và bà ấy rất thích nơi đó.”
“Và khi tớ ở nhà, cô ấy có thể tới đây chơi... sẽ tiện hơn khi cô ấy ở gần thế.” Johnny nói, “Nhà dưỡng lão đó ở chỗ nào? Tên là gì? Chà, bốn mươi năm trời cô ấy làm các bác sĩ trẻ sợ chết khiếp. Cô ấy đúng là một bà già khó chiều, tớ không thể tin được là cô Clarice không muốn tự mình nói với tớ chuyện này.”
“Cô ấy giữ ý lắm. Cô ấy không muốn trở thành gánh nặng.” Tràn trề cảm xúc mới mẻ, Cleo nói, “Nghe này, nếu lúc nào cậu cần tớ chăm giúp cô ấy, tớ sẽ sẵn lòng giúp đỡ.” Ôi trời, nói vậy có làm cô trở nên thấp hèn không, bằng mọi cách phải có sự liên hệ với hắn cho dù sợi dây liên hệ ấy mỏng manh đến thế nào? Họ về tới nhà cô. Johnny nhẹ nhàng chạm vào tay cô và cú va chạm bất ngờ ấy khiến cô rùng mình vì mong đợi dồn nén bấy lâu.
Hắn nhìn xuống nói, “Gì vậy?”
Cleo lắc đầu bất lực; cô đâu thể cứ thế thổ lộ tình cảm dành cho hắn hay chuyện Honor xuất hiện trở lại trong cuộc đời hắn khiến cô đau khổ nhường nào.
“Không có gì. Tớ ổn, chỉ là... cậu biết đấy, hơi mệt...”
Đôi mắt đen của Johnny ánh lên. “Ý tớ là tên nhà dưỡng lão đó là gì?”
“Ôi trời, xin lỗi cậu...” May mà trời tối; cô nhắm chặt mắt lại và thấy hahi má rực lên. “Là nhà dưỡng lão Neild ở Clifton, mạn trên vùng Downs.”
“Về nhà tớ sẽ ngó qua trang web của nó xem sao.” Hắn dừng lại. “Cảm ơn cậu về chuyện tối nay. Tớ nợ cậu lần này nhé.”
Nợ cô cái gì? Một ân huệ à? Một giây phút đam mê bột phát? Mãi lâu sau hai người mới nhìn nhau và Cleo không hiểu hắn có nghĩ giống cô không. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cô cứ giữ hắn lại mà làm tới, chà, lao người vào hắn? Và cô đang tưởng tượng ra thế hay hắn…?
“A ha!” Tiếng kêu vang lên trong bóng tối, ngay sau đó là tiếng chân chạy lại gần cùng tiếng thở dốc và tiếng cười nghèn nghẹt. Cả hai cùng nhìn thấy Ash đang chạy về phía họ qua bãi cỏ, sơ mi sọc bỏ ngoài quần, ôm Fia trên tay lúc đó đang khúc khích hét lên đòi anh thả xuống. Đang trên đường đi từ quán rượu về, không khó đoán tại sao họ lại muốn mau mau chóng chóng về nhà đến thế. Quan sát họ, Cleo mừng là họ đang hạnh phúc ngây ngất, nhưng Ash không chọn đúng thời điểm, khiến những đam mê của cô không thoả.
Mà có khi vậy cũng tốt.
“Xin chào!” Cười toe toét khi gặp Cleo và Johnny, Ash thả Fia xuống nhưng vẫn ôm cô; gần như không tách rời nhau suốt mấy ngày qua, cứ như thể tách nhau ra là không chịu nổi ấy.
“Xin chào.” Johnny gật đầu, cười nhẹ nói, “Rồi, tớ phải quay về đây.” Hắn nhìn Cleo, nét mặt khó đoán. “Cảm ơn cậu lần nữa nhé.”
Cô cố rời ánh mắt khỏi miệng hắn và tự nghe mình đang nói vui vẻ như một nữ hướng đạo sinh trẻ tuổi, “Có gì đâu. Tớ rất thích buổi tối nay. Ngủ ngon nhé!”
Ash vừa siết chặt eo Fia vừa lầm bầm, “Chuyện này chưa xong đâu.”
Fia cười, thì thầm lại, “Và chuyện sắp xảy ra còn hay hơn nữa cơ.”
Trời đất, những kẻ mới yêu. Bọn họ làm người ta phát ốm.
Từ phòng ngủ đã tắt đèn, Cleo nhìn Johnny đi bộ qua bãi cỏ về Ravenswood. Và trở về với Honor Donaldson, với đường cong khôn cưỡng và rất có thể đang khoả thân nằm trên cái giường cỡ đại.
Cô cũng chưa nhìn thấy bao giờ, nhưng cô dám cá là giường đó phải cỡ đại.
Từ nhà bên vọng sang tiếng la lớn rồi tiếng cười ngằn ngặt. Cleo lấy hai tay vuốt mặt quay lưng lại cửa sổ. Thật chẳng vui vẻ gì khi thấy mình không được cần đến, không được yêu thương, và giống như kẻ thứ ba trong chính ngôi nhà của mình.
Tám ngày vừa rồi như một cơn bão công việc. Hay ở chỗ, Cleo phát hiện ra, là nó khiến cho đầu óc cô bận bịu không vô vọng mơ tưởng về lần gặp gỡ không như ý vừa rồi với Johnny LaVenture trước khi hắn và Honor biến mất khỏi làng. Chà, nó gần như ngăn cô mơ tưởng về hắn. Dở ở chỗ cô mệt rũ người, và hôm nay lại là một ngày rất dài. Một ngày rất, rất dàààiii. Mà, đáng buồn là, nó chưa kết thúc. Khi cô gọi cho Graham Cáu kỉnh cố từ chối ca làm thứ ba trong ngày, ông ta thông báo với cô chắc như đinh đóng cột rằng cô không có được cái may mắn ấy.
“Nhưng sáng này tôi tới sân bay Heathrow rồi còn gì.” Cô không hiểu ông ta có tim không. “Tôi còn tới cả tiệc kỷ niệm lễ cưới ở Devon nữa. Có ai khác làm thay tôi được không?”
“Bố khỉ, không, moi đâu ra ai nữa.” Graham thở dài khó chịu.” Tôi đã nói với cô rồi, ai cũng bận cả.”
Cleo vặn sống lưng; cô mỏi rã rời không nhấc nổi người. “Thế còn chị Shelley thì sao?”
“Phải đưa con đi chữa răng.”
Quá thể đáng, Shelley có thực sự phải làmn vậy không? Saskia mới sáu tuổi thôi. Chuyện răng lợi của trẻ con sau lại phải lo lắng trong khi kiểu gì chúng cũng rụng nhỉ?
OK, có lẽ cô không nên lôi cái đó ra lý luận. Chấp thuận, Cleo không tranh cãi nữa mà tắt máy. Mặc dù bắt đầu công việc từ tám giờ sáng và đã lái gần bảy trăm cây số trong ngày hôm nay, có vẻ như cô vẫn còn phải đi tiếp vài tiếng nữa. Vì ít nhất hơn ba trăm cây nữa, để đón Phu nhân Rosemary nào đó từ nhà bà ta ở ngoại ô Stratford trên dòng Avon đưa về nhà con gái ở Shepton Mallet.
Vì có những người đơn giản là không đi tàu được, cưng ạ.
Cleo có thể đoán Phu nhân Rosemary trông thế nào. Trước hết là nói to, khó tính, hống hách. Bà ta sẽ ca thán về những chỗ xóc trên đường, sẽ trang điểm rất đậm và sức nước hoa nhức mũi, và bà ta sẽ thở phì phì khó chịu mỗi lần buộc phải dừng lại ở chỗ sang đường cho người đi bộ, bởi vì tại sao những người mặc váy vải sợi nhân tạo hay bộ đồ thể thao xấu xí như vậy mà cũng dám qua đường...
Ôi chao, cứ đay mãi cũng chẳng được việc gì. Cleo lắc đầu quên đi; cô rất mệt, lưng cô thì đau, và cuộc đời cô quá tệ. Nhưng này, công việc đã được xếp lịch từ trước và cô phải làm thôi. Đáng đời cô lắm khi trở thành người không thể thiếu được.
Một tiếng sau cô gần tới nơi. Khu Compton nằm sâu trong vùng quê Warwickshire, và rõ ràng là ẩn rất kỹ. Pin trong máy định vị đã cạn kiệt và cô phải đón Phu nhân Rosemary lúc tám giờ. Cuối cùng lúc tới ngã rẽ, Cleo nhìn thấy tấm biển chỉ đường bằng gỗ hoen gỉ mà tay chỉ đã bị vặn gãy - rõ ràng là bọn trẻ con trong vùng rất mê mấy trò này. Đỗ xe bên con đường hẹp, cô với ngăn để găng tay lấy bản đồ ra. Bản đồ không có tiếng rè rè khó chịu như rô bốt, không hết pin, và không ngừng hoạt động, xác thực và đáng tin cậy và...
Ôi trời chết tiệt!
Và nó có gáy xoắn với hai đầu nhọn có thể làm rách quần tất khi ta thực sự không muốn chuyện này xảy ra.
Chết tiệt, mẹ kiếp, thật là ngu ngốc, vào đúng ngày mà cô không mang theo đôi dự phòng nào trong túi. Nếu đây không phải là ví dụ chứng tỏ cuộc đời cô lúc này bi đát đến thế nào thì cô không biết còn ví dụ nào khác nữa.
Đi tiếp khoảng ba cây số, sự cứu trợ xuất hiện dưới dạng một trạm xăng nhỏ xíu thời hậu chiến. Hai cây xăng kiểu cũ nằm trên cái sân nhỏ xíu giữa hàng đống lốp xe dùng rồi và ô tô gỉ sét bụi bặm. Nhưng nhờ phép màu cửa hàng vẫn mở. Một người đàn ông béo tròn vận bộ áo liền quần lấm lem đang hàn động cơ của một cái xe tải cũ. Cleo nhảy ra khỏi xe nói, “Chào bác, cho tôi hỏi đường tới khi Compton với.”
Ông ta đứng thẳng dậy lau mấy ngón tay chuối mắn vào giẻ. “Nhà của Phu nhân Rosemary à? Cứ đi thẳng đường này, rẽ phải ở lối rẽ thứ hai, rồi đi độ một cây nữa, cô sẽ thấy cổng vào ở bên tay trái.”
“Cảm ơn. Ừm, cửa hàng bác còn mở không?”
Người đàn ông gật đầu nói, “Cứ tự nhiên.”
Gọi là cửa hàng thì hơi quá. Căn phòng nhỏ xíu là một phần của gara và không khí toàn bụi lẫn mùi xăng dầu. Trong đó có bán bim bim, mấy hộp sữa tiệt trùng, vài chai nước chanh và dăm thùng rau mới hái từ ngoài vườn. Còn có thêm cả một cái giá nhiều tầng chất đống các loai tạp chí về động cơ, mấy can xăng, chai dầu động cơ, bọc tay lái co giãn, và một hộp ốc vít.
Và rồi, phép màu thứ hai xuất hiện, Cleo nhìn thấy một loạt mũ chống nước, áo mưa, và quần tất.
Đó là tin vui. Tin buồn là tất cả mớ quần tất đó đều dày, cỡ cực lớn và có màu da rám nắng. Loại dở nhất có thể tưởng tượng được.
Cleo quay lại nhìn người đàn ông đã đi theo cô vào cửa hàng. “Ừm, bác có loại quần tất khác không?”
“Không, rất tiếc.”
“Ồ. Số là đôi tất tôi đang bị thủng. Và mấy đôi này thì trông già quá.”
Ông ta châm một điếu thuốc. “Đó là quần tất của vợ tôi đó.”
Eo ơi.
“Ôi trời, xin lỗi bác.”
“Bà ấy chết năm ngoái.” Ông ta thở ra một đống khói. “Nên tôi nghĩ nên bán chúng đi thì hơn.”
Ôi trời đất. Ít nhất thì chúng vẫn còn nguyên đai nguyên kiện, vợ ông ta chưa hề xỏ vào. “Tôi xin lỗi. Tôi sẽ lấy đôi này.” Cleo nhanh chóng trả tiền; chân trần trông sẽ đẹp hơn nhiều, nhưng đồng phục yêu cầu là cô phải mắc quần tất và Phu nhân Rosemary rất có thể sẽ phàn nàn nếu cô không mặc.
Đi tiếp chừng hai cây cô dừng lại bên ngoài một cánh cổng và thay sang chiếc quần tất kiểu bà già. Chiếc quần có màu trà đặc và rất rộng, nhăn nheo quanh chân cô như con rắn sắp lột da. Ôi chao, mặc kệ.
Cleo theo lời chỉ dẫn của ông chủ gara và cuối cùng tới lối vào khi Compton. Mặt trời vừa lặn, bóng tối trùm xuống, và con đường dẫn vào nhà có hàng cây dẻ hai bên.
Và rất đẹp. Nó giống một trong những ngôi nhà hay được in trên các bài chuyên đề của tạp chí Cuộc sống thôn quê khi ta ngồi trong phong chờ của nha sĩ. Thực sự thấm đẫm phong cách Jane Austen. Tâm trạng Cleo phấn chấn hơn khi cô lái vào đến bên trong. Người ta có thể tưởng tượng cảnh bà chủ nhà tổ chức tiệc khiêu vũ ở đây, tiếp khách trên ngưỡng cửa, và lịch thiệp...
“Ồ, chào cô, cô là tài xế à?” Cửa ngoài mở toang và cô thấy một cô bé mười mấy tuổi trên mặt xỏ đầy lỗ, kẻ mắt màu hồng phản quang, và mặc quần jean vằn vện. Một tay giữ điện thoại bên tai, tay kia vẫy vẫy ra hiệu cho cô, nó nói, “Mọi người ở đằng sau nhà ấy, cứ theo con đường đó xuôi vườn hồng rồi qua cái mái vòm trong bụi cây thuỷ tùng... rồi, tớ biết, tớ nói với Zan nó là con bé lẳng lơ nhưng nó không tin tớ!”
Có lẽ không phải là Phu nhân Rosemary. Mải mê buôn điện thoại, con bé đi vào trong nhà lấy chân đóng cửa. Tin tốt là nó chưa nhìn thấy chân của Cleo.
Cái quần tất rộng ở cả phần eo. Cô buộc phải kéo lên khi đi qua chỗ tối mù sương. Giầy của cô kêu rào rạo trên sỏi và mùi cỏ mới cắt vương trong không khí. Quạ đang kêu trên cây bỗng ngưng lại khi nghe tiếng rè rè của máy bay một động cơ lượn qua đầu, để lại đằng sau đám hơi nước màu bạc trên màn trời tối. Dưới đất, sương mù là là dày đặc lơ lửng như huyết tương trắng bên trên bãi cỏ. Cleo cẩn thận đi qua vườn hồng được chăm chút kỹ càng, cô bắt đầu nghe thấy âm thanh ở đằng xa. Đằng trước cô có bụi cây thuỷ tùng, cao ngót bốn mét với cổng vòm hai mét rưỡi tạc xuyên qua. Đằng sau cái vòm đó đang có sự kiện gì thì phải; khi cô tới gần, âm thanh lớn dần lên, và nheo mắt qua kẽ hở cô thấy lấp loáng những màu sắc và người di chuyển.
Nhìn vào thì nó giống như một bữa tiệc ngoài vườn. Dù rằng giờ giấc cũng kỳ lạ, trời đang tối dần từng phút một. Cleo cúi xuống cố vuốt thẳng nếp quần rồi túm cạp quần kéo cao hết mức.
Rồi mọi việc trở nên dễ hiểu. Khi cô ra khỏi lối đi vòm đó, môt cái nút được bật lên, cả khoảng không sau đó bỗng nhiên tràn trề ánh sáng, và toàn bộ khán giả vỗ tay.
Sau lưng họ, tim Cleo bật vút lên như cá heo vì ngỡ ngàng. Một luồng adrenaline lan khắp người cô và da cô râm ran khi nhận ra, bởi vì ngay ở giữa chỗ trống đó, được những bóng đèn chiếu góc chuyên nghiệp rọi sáng, là một gia đình hươu. Con hươu đực kiêu hãnh, sừng vươn ra như cánh, nhìn thẳng vào mọi người. Bên phải nó là con hươu cái kiều diễm, cổ cúi xuống ăn cỏ. Và ở giữa, tinh nghịch và tò mò, là hươu con.
Không phải gia đình hươu thật, mà được uốn bằng thép không gỉ và to hơn kích thước thực. Con hươu đực cao gần bốn mét. Tắm mình trong ánh sáng trắng bạc và được cây cối bao quanh, hiệu ứng mà nó tạo ra thật siêu thực như ở một thế giới khác. Và người phụ nữ bắt đầu tràng vỗ tay đang kéo người nghệ sĩ sáng tạo ra đằng trước.
Johnny đề nghị đưa Cleo về nhà và cô nhận lời ngay. Đây là việc hắn cần biết và cô ngờ rằng dù có thẳng thắn đến đâu thì Clarice cũng chẳng dám mơ là sẽ tự mình nói chuyện đó với hắn.
Hắn gật đầu trầm ngâm. “Tớ cũng có băn khoăn như vậy.
“Cô ấy gọi nơi đó là phòng chờ của Chúa. Cô ấy ghét nó lắm.”
“Tệ thế cơ à?”
“Phải.” Cô nói chắc chắn.
Johnny thọc sâu tay vào túi áo khoác khi họ đi qua đám cỏ ướt. “Vậy là có một chuyện cần phải sắp xếp rồi.”
“Tớ nói điều này được không?”
Trong bóng tối cô nhận thấy nụ cười lờ mờ. “Tớ có ngăn được không?”
Chỉ với một nụ hôn thôi. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra, nên thôi đừng có nghĩ đến nữa.
Cô nói ra, “Cô của cậu tuyệt lắm. Tớ rất quý cô ấy.”
“Tớ cũng vậy.”
“Nhưng khi cô ấy kể với tớ cô ấy ghét cái nhà dưỡng lão đó đến mức nào, tớ hỏi là cô đã nghĩ đến chuyện chuyển về vùng này chưa? Và cô ấy nói là không làm vậy được vì cậu sẽ thấy buộc phải đến thăm cô ấy suốt. Cô ấy không muốn gây phiền toái cho cậu và khiến cậu bị áp lực.”
Johnny dừng bước. “Cô ấy là người thân duy nhất còn sống của tớ. Làm sao cô ấy lại nghĩ là tớ sẽ bị áp lực?”
“Bởi vì cô ấy nói cậu có cuộc sống riêng và cậu không cần một người thân già cỗi choán mất thời gian của cậu. Vậy nên giờ tớ mới phải nói với cậu.” Cleo nhìn hắn. “Cho dù cô ấy bắt tớ hứa không được nói ra. Nhưng tớ có biết một nhà dưỡng lão ở Bristol. Một trong những khách hàng thường xuyên của tớ sống ở đó và bà ấy rất thích nơi đó.”
“Và khi tớ ở nhà, cô ấy có thể tới đây chơi... sẽ tiện hơn khi cô ấy ở gần thế.” Johnny nói, “Nhà dưỡng lão đó ở chỗ nào? Tên là gì? Chà, bốn mươi năm trời cô ấy làm các bác sĩ trẻ sợ chết khiếp. Cô ấy đúng là một bà già khó chiều, tớ không thể tin được là cô Clarice không muốn tự mình nói với tớ chuyện này.”
“Cô ấy giữ ý lắm. Cô ấy không muốn trở thành gánh nặng.” Tràn trề cảm xúc mới mẻ, Cleo nói, “Nghe này, nếu lúc nào cậu cần tớ chăm giúp cô ấy, tớ sẽ sẵn lòng giúp đỡ.” Ôi trời, nói vậy có làm cô trở nên thấp hèn không, bằng mọi cách phải có sự liên hệ với hắn cho dù sợi dây liên hệ ấy mỏng manh đến thế nào? Họ về tới nhà cô. Johnny nhẹ nhàng chạm vào tay cô và cú va chạm bất ngờ ấy khiến cô rùng mình vì mong đợi dồn nén bấy lâu.
Hắn nhìn xuống nói, “Gì vậy?”
Cleo lắc đầu bất lực; cô đâu thể cứ thế thổ lộ tình cảm dành cho hắn hay chuyện Honor xuất hiện trở lại trong cuộc đời hắn khiến cô đau khổ nhường nào.
“Không có gì. Tớ ổn, chỉ là... cậu biết đấy, hơi mệt...”
Đôi mắt đen của Johnny ánh lên. “Ý tớ là tên nhà dưỡng lão đó là gì?”
“Ôi trời, xin lỗi cậu...” May mà trời tối; cô nhắm chặt mắt lại và thấy hahi má rực lên. “Là nhà dưỡng lão Neild ở Clifton, mạn trên vùng Downs.”
“Về nhà tớ sẽ ngó qua trang web của nó xem sao.” Hắn dừng lại. “Cảm ơn cậu về chuyện tối nay. Tớ nợ cậu lần này nhé.”
Nợ cô cái gì? Một ân huệ à? Một giây phút đam mê bột phát? Mãi lâu sau hai người mới nhìn nhau và Cleo không hiểu hắn có nghĩ giống cô không. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cô cứ giữ hắn lại mà làm tới, chà, lao người vào hắn? Và cô đang tưởng tượng ra thế hay hắn…?
“A ha!” Tiếng kêu vang lên trong bóng tối, ngay sau đó là tiếng chân chạy lại gần cùng tiếng thở dốc và tiếng cười nghèn nghẹt. Cả hai cùng nhìn thấy Ash đang chạy về phía họ qua bãi cỏ, sơ mi sọc bỏ ngoài quần, ôm Fia trên tay lúc đó đang khúc khích hét lên đòi anh thả xuống. Đang trên đường đi từ quán rượu về, không khó đoán tại sao họ lại muốn mau mau chóng chóng về nhà đến thế. Quan sát họ, Cleo mừng là họ đang hạnh phúc ngây ngất, nhưng Ash không chọn đúng thời điểm, khiến những đam mê của cô không thoả.
Mà có khi vậy cũng tốt.
“Xin chào!” Cười toe toét khi gặp Cleo và Johnny, Ash thả Fia xuống nhưng vẫn ôm cô; gần như không tách rời nhau suốt mấy ngày qua, cứ như thể tách nhau ra là không chịu nổi ấy.
“Xin chào.” Johnny gật đầu, cười nhẹ nói, “Rồi, tớ phải quay về đây.” Hắn nhìn Cleo, nét mặt khó đoán. “Cảm ơn cậu lần nữa nhé.”
Cô cố rời ánh mắt khỏi miệng hắn và tự nghe mình đang nói vui vẻ như một nữ hướng đạo sinh trẻ tuổi, “Có gì đâu. Tớ rất thích buổi tối nay. Ngủ ngon nhé!”
Ash vừa siết chặt eo Fia vừa lầm bầm, “Chuyện này chưa xong đâu.”
Fia cười, thì thầm lại, “Và chuyện sắp xảy ra còn hay hơn nữa cơ.”
Trời đất, những kẻ mới yêu. Bọn họ làm người ta phát ốm.
Từ phòng ngủ đã tắt đèn, Cleo nhìn Johnny đi bộ qua bãi cỏ về Ravenswood. Và trở về với Honor Donaldson, với đường cong khôn cưỡng và rất có thể đang khoả thân nằm trên cái giường cỡ đại.
Cô cũng chưa nhìn thấy bao giờ, nhưng cô dám cá là giường đó phải cỡ đại.
Từ nhà bên vọng sang tiếng la lớn rồi tiếng cười ngằn ngặt. Cleo lấy hai tay vuốt mặt quay lưng lại cửa sổ. Thật chẳng vui vẻ gì khi thấy mình không được cần đến, không được yêu thương, và giống như kẻ thứ ba trong chính ngôi nhà của mình.
Tám ngày vừa rồi như một cơn bão công việc. Hay ở chỗ, Cleo phát hiện ra, là nó khiến cho đầu óc cô bận bịu không vô vọng mơ tưởng về lần gặp gỡ không như ý vừa rồi với Johnny LaVenture trước khi hắn và Honor biến mất khỏi làng. Chà, nó gần như ngăn cô mơ tưởng về hắn. Dở ở chỗ cô mệt rũ người, và hôm nay lại là một ngày rất dài. Một ngày rất, rất dàààiii. Mà, đáng buồn là, nó chưa kết thúc. Khi cô gọi cho Graham Cáu kỉnh cố từ chối ca làm thứ ba trong ngày, ông ta thông báo với cô chắc như đinh đóng cột rằng cô không có được cái may mắn ấy.
“Nhưng sáng này tôi tới sân bay Heathrow rồi còn gì.” Cô không hiểu ông ta có tim không. “Tôi còn tới cả tiệc kỷ niệm lễ cưới ở Devon nữa. Có ai khác làm thay tôi được không?”
“Bố khỉ, không, moi đâu ra ai nữa.” Graham thở dài khó chịu.” Tôi đã nói với cô rồi, ai cũng bận cả.”
Cleo vặn sống lưng; cô mỏi rã rời không nhấc nổi người. “Thế còn chị Shelley thì sao?”
“Phải đưa con đi chữa răng.”
Quá thể đáng, Shelley có thực sự phải làmn vậy không? Saskia mới sáu tuổi thôi. Chuyện răng lợi của trẻ con sau lại phải lo lắng trong khi kiểu gì chúng cũng rụng nhỉ?
OK, có lẽ cô không nên lôi cái đó ra lý luận. Chấp thuận, Cleo không tranh cãi nữa mà tắt máy. Mặc dù bắt đầu công việc từ tám giờ sáng và đã lái gần bảy trăm cây số trong ngày hôm nay, có vẻ như cô vẫn còn phải đi tiếp vài tiếng nữa. Vì ít nhất hơn ba trăm cây nữa, để đón Phu nhân Rosemary nào đó từ nhà bà ta ở ngoại ô Stratford trên dòng Avon đưa về nhà con gái ở Shepton Mallet.
Vì có những người đơn giản là không đi tàu được, cưng ạ.
Cleo có thể đoán Phu nhân Rosemary trông thế nào. Trước hết là nói to, khó tính, hống hách. Bà ta sẽ ca thán về những chỗ xóc trên đường, sẽ trang điểm rất đậm và sức nước hoa nhức mũi, và bà ta sẽ thở phì phì khó chịu mỗi lần buộc phải dừng lại ở chỗ sang đường cho người đi bộ, bởi vì tại sao những người mặc váy vải sợi nhân tạo hay bộ đồ thể thao xấu xí như vậy mà cũng dám qua đường...
Ôi chao, cứ đay mãi cũng chẳng được việc gì. Cleo lắc đầu quên đi; cô rất mệt, lưng cô thì đau, và cuộc đời cô quá tệ. Nhưng này, công việc đã được xếp lịch từ trước và cô phải làm thôi. Đáng đời cô lắm khi trở thành người không thể thiếu được.
Một tiếng sau cô gần tới nơi. Khu Compton nằm sâu trong vùng quê Warwickshire, và rõ ràng là ẩn rất kỹ. Pin trong máy định vị đã cạn kiệt và cô phải đón Phu nhân Rosemary lúc tám giờ. Cuối cùng lúc tới ngã rẽ, Cleo nhìn thấy tấm biển chỉ đường bằng gỗ hoen gỉ mà tay chỉ đã bị vặn gãy - rõ ràng là bọn trẻ con trong vùng rất mê mấy trò này. Đỗ xe bên con đường hẹp, cô với ngăn để găng tay lấy bản đồ ra. Bản đồ không có tiếng rè rè khó chịu như rô bốt, không hết pin, và không ngừng hoạt động, xác thực và đáng tin cậy và...
Ôi trời chết tiệt!
Và nó có gáy xoắn với hai đầu nhọn có thể làm rách quần tất khi ta thực sự không muốn chuyện này xảy ra.
Chết tiệt, mẹ kiếp, thật là ngu ngốc, vào đúng ngày mà cô không mang theo đôi dự phòng nào trong túi. Nếu đây không phải là ví dụ chứng tỏ cuộc đời cô lúc này bi đát đến thế nào thì cô không biết còn ví dụ nào khác nữa.
Đi tiếp khoảng ba cây số, sự cứu trợ xuất hiện dưới dạng một trạm xăng nhỏ xíu thời hậu chiến. Hai cây xăng kiểu cũ nằm trên cái sân nhỏ xíu giữa hàng đống lốp xe dùng rồi và ô tô gỉ sét bụi bặm. Nhưng nhờ phép màu cửa hàng vẫn mở. Một người đàn ông béo tròn vận bộ áo liền quần lấm lem đang hàn động cơ của một cái xe tải cũ. Cleo nhảy ra khỏi xe nói, “Chào bác, cho tôi hỏi đường tới khi Compton với.”
Ông ta đứng thẳng dậy lau mấy ngón tay chuối mắn vào giẻ. “Nhà của Phu nhân Rosemary à? Cứ đi thẳng đường này, rẽ phải ở lối rẽ thứ hai, rồi đi độ một cây nữa, cô sẽ thấy cổng vào ở bên tay trái.”
“Cảm ơn. Ừm, cửa hàng bác còn mở không?”
Người đàn ông gật đầu nói, “Cứ tự nhiên.”
Gọi là cửa hàng thì hơi quá. Căn phòng nhỏ xíu là một phần của gara và không khí toàn bụi lẫn mùi xăng dầu. Trong đó có bán bim bim, mấy hộp sữa tiệt trùng, vài chai nước chanh và dăm thùng rau mới hái từ ngoài vườn. Còn có thêm cả một cái giá nhiều tầng chất đống các loai tạp chí về động cơ, mấy can xăng, chai dầu động cơ, bọc tay lái co giãn, và một hộp ốc vít.
Và rồi, phép màu thứ hai xuất hiện, Cleo nhìn thấy một loạt mũ chống nước, áo mưa, và quần tất.
Đó là tin vui. Tin buồn là tất cả mớ quần tất đó đều dày, cỡ cực lớn và có màu da rám nắng. Loại dở nhất có thể tưởng tượng được.
Cleo quay lại nhìn người đàn ông đã đi theo cô vào cửa hàng. “Ừm, bác có loại quần tất khác không?”
“Không, rất tiếc.”
“Ồ. Số là đôi tất tôi đang bị thủng. Và mấy đôi này thì trông già quá.”
Ông ta châm một điếu thuốc. “Đó là quần tất của vợ tôi đó.”
Eo ơi.
“Ôi trời, xin lỗi bác.”
“Bà ấy chết năm ngoái.” Ông ta thở ra một đống khói. “Nên tôi nghĩ nên bán chúng đi thì hơn.”
Ôi trời đất. Ít nhất thì chúng vẫn còn nguyên đai nguyên kiện, vợ ông ta chưa hề xỏ vào. “Tôi xin lỗi. Tôi sẽ lấy đôi này.” Cleo nhanh chóng trả tiền; chân trần trông sẽ đẹp hơn nhiều, nhưng đồng phục yêu cầu là cô phải mắc quần tất và Phu nhân Rosemary rất có thể sẽ phàn nàn nếu cô không mặc.
Đi tiếp chừng hai cây cô dừng lại bên ngoài một cánh cổng và thay sang chiếc quần tất kiểu bà già. Chiếc quần có màu trà đặc và rất rộng, nhăn nheo quanh chân cô như con rắn sắp lột da. Ôi chao, mặc kệ.
Cleo theo lời chỉ dẫn của ông chủ gara và cuối cùng tới lối vào khi Compton. Mặt trời vừa lặn, bóng tối trùm xuống, và con đường dẫn vào nhà có hàng cây dẻ hai bên.
Và rất đẹp. Nó giống một trong những ngôi nhà hay được in trên các bài chuyên đề của tạp chí Cuộc sống thôn quê khi ta ngồi trong phong chờ của nha sĩ. Thực sự thấm đẫm phong cách Jane Austen. Tâm trạng Cleo phấn chấn hơn khi cô lái vào đến bên trong. Người ta có thể tưởng tượng cảnh bà chủ nhà tổ chức tiệc khiêu vũ ở đây, tiếp khách trên ngưỡng cửa, và lịch thiệp...
“Ồ, chào cô, cô là tài xế à?” Cửa ngoài mở toang và cô thấy một cô bé mười mấy tuổi trên mặt xỏ đầy lỗ, kẻ mắt màu hồng phản quang, và mặc quần jean vằn vện. Một tay giữ điện thoại bên tai, tay kia vẫy vẫy ra hiệu cho cô, nó nói, “Mọi người ở đằng sau nhà ấy, cứ theo con đường đó xuôi vườn hồng rồi qua cái mái vòm trong bụi cây thuỷ tùng... rồi, tớ biết, tớ nói với Zan nó là con bé lẳng lơ nhưng nó không tin tớ!”
Có lẽ không phải là Phu nhân Rosemary. Mải mê buôn điện thoại, con bé đi vào trong nhà lấy chân đóng cửa. Tin tốt là nó chưa nhìn thấy chân của Cleo.
Cái quần tất rộng ở cả phần eo. Cô buộc phải kéo lên khi đi qua chỗ tối mù sương. Giầy của cô kêu rào rạo trên sỏi và mùi cỏ mới cắt vương trong không khí. Quạ đang kêu trên cây bỗng ngưng lại khi nghe tiếng rè rè của máy bay một động cơ lượn qua đầu, để lại đằng sau đám hơi nước màu bạc trên màn trời tối. Dưới đất, sương mù là là dày đặc lơ lửng như huyết tương trắng bên trên bãi cỏ. Cleo cẩn thận đi qua vườn hồng được chăm chút kỹ càng, cô bắt đầu nghe thấy âm thanh ở đằng xa. Đằng trước cô có bụi cây thuỷ tùng, cao ngót bốn mét với cổng vòm hai mét rưỡi tạc xuyên qua. Đằng sau cái vòm đó đang có sự kiện gì thì phải; khi cô tới gần, âm thanh lớn dần lên, và nheo mắt qua kẽ hở cô thấy lấp loáng những màu sắc và người di chuyển.
Nhìn vào thì nó giống như một bữa tiệc ngoài vườn. Dù rằng giờ giấc cũng kỳ lạ, trời đang tối dần từng phút một. Cleo cúi xuống cố vuốt thẳng nếp quần rồi túm cạp quần kéo cao hết mức.
Rồi mọi việc trở nên dễ hiểu. Khi cô ra khỏi lối đi vòm đó, môt cái nút được bật lên, cả khoảng không sau đó bỗng nhiên tràn trề ánh sáng, và toàn bộ khán giả vỗ tay.
Sau lưng họ, tim Cleo bật vút lên như cá heo vì ngỡ ngàng. Một luồng adrenaline lan khắp người cô và da cô râm ran khi nhận ra, bởi vì ngay ở giữa chỗ trống đó, được những bóng đèn chiếu góc chuyên nghiệp rọi sáng, là một gia đình hươu. Con hươu đực kiêu hãnh, sừng vươn ra như cánh, nhìn thẳng vào mọi người. Bên phải nó là con hươu cái kiều diễm, cổ cúi xuống ăn cỏ. Và ở giữa, tinh nghịch và tò mò, là hươu con.
Không phải gia đình hươu thật, mà được uốn bằng thép không gỉ và to hơn kích thước thực. Con hươu đực cao gần bốn mét. Tắm mình trong ánh sáng trắng bạc và được cây cối bao quanh, hiệu ứng mà nó tạo ra thật siêu thực như ở một thế giới khác. Và người phụ nữ bắt đầu tràng vỗ tay đang kéo người nghệ sĩ sáng tạo ra đằng trước.