Chương : 7
Trong khoảnh khắc cuồng loạn, Tiêu Vũ không hề hay biết mình đã gặp chuyện gì, hắn như lạc vào không gian khác, không hay biết ngoại giới ra sao. Người ngoài cuộc sẽ không một ai biết tâm ma mà Tiêu Vũ đang phải trải qua là gì, cũng chỉ bản thân Tiêu Vũ là người trải nghiệm mới rõ. Trước mắt Tiêu Vũ lúc này, không phải là hồ trong núi xanh, không phải là những dải sơn phong trùng trùng điệp điệp, mà là nơi hắn đã sinh ra và lớn lên, nơi hắn mất đi tất cả. Bởi Tiêu Vũ vừa mới trở thành tu sĩ, dù chỉ là luyện khí kỳ nhất trọng bé nhỏ không đáng kể, nhưng là bước đầu tiên lột xác từ phàm nhân, dù sao mỗi lần tiến cấp vẫn cần phải ổn định cảnh giới cùng tâm tình trước nhất, hắn không có được ai nhắc nhở vấn đề này nên không hề hay biết, vội vàng thu công, sau lại nghĩ đến cố hương, tâm tình báo thù bùng phát, dẫn xuất tâm ma. Hiện tại thì đã muộn, trước mắt hắn, là những khuôn mặt, những cảnh vật thân quen ấy, cái thôn nhỏ dưới chân núi. Hắn thấy mình như được trở về quá khứ, sống lại những ngày tháng hạnh phúc của tuổi thơ kia.
Tử Vân Sơn, nằm ở phía tây bắc Hạo Châu, gần biên giới giáp ranh với Mẫn Châu, một trong sáu châu của Tề Quốc, Tử Vân Sơn có năm ngọn sơn phong, cao thấp to nhỏ không đồng đều, thấp nhất cũng hơn nghìn trượng, cao nhất gần vạn trượng, chân núi quanh năm chìm trong bạch vụ, trên đỉnh mây trắng bao quanh, không nhìn thấy ngọn, xung quanh rừng rậm bao la, tuy rằng là nơi biên giới, nhưng phạm vi gần vạn dặm xung quanh không có bóng dáng thành thị nào, vô cùng heo hút, khác hẳn với những châu khác. Dưới chân ngọn sơn phong cao nhất, được gọi là Chủ phong, có một thôn nhỏ nhân khẩu khoảng ba trăm người, thôn này xây dựng cách đây đã hơn hai trăm năm, mọi sinh hoạt biệt lập hoàn toàn với bên ngoài, tên thôn cũng lấy theo núi. Tử Vân thôn, thôn dân nơi đây chung sống hết sức hòa hợp, nói cười quanh năm.
Sở dĩ gọi là Tử Vân Sơn bởi vì cứ cách ba năm, sẽ có một tháng mây trắng ở trên đỉnh ba ngọn sơn phong cao nhất chuyển sang màu tím, vô cùng bắt mắt. Dị tượng này có từ khi nào không một ai biết chính xác, theo ghi chép trong những điển tịch kỳ quan dị cảnh, dị tượng Tử Vân Sơn đã có mấy vạn năm, thậm chí cả chục vạn năm, không biết đâu là thật, tên núi này được đặt từ khi dị tượng xuất hiện. Tử Vân Sơn là một địa danh nổi tiếng Tề Quốc, đáng lẽ phải có thành trấn phồn hoa sung túc vây quanh, thế nhưng lại chỉ có một thôn nhỏ ở đây sinh sống, đúng là rất kỳ quái. Tất cả đều không biết vì lý do gì, nhưng chỉ phàm nhân thế tục không biết mà thôi, còn hầu như mọi tu sĩ Tề Quốc đều biết, phạm vi tám ngàn dặm quanh Tử Vân Sơn, không hề có thiên địa linh khí, không ai giải thích được.
Đã rất nhiều cao nhân các đại môn phái đến nơi đây điều tra, nhưng suốt từ khi Tử Vân Sơn xuất hiện dị tượng đến bây giờ, không ai có cách giải khai được bí ấn này, nào là bầy bố trận pháp đến bấm quẻ bói toán, thậm chí còn cậy mạnh thi triển thần thông phá núi để xem rút cuộc là có cái gì bên trong, vậy mà đều vô dụng, cứ như nê ngưu nhập hải, Tử Vân Sơn vẫn trơ trơ đứng đó không chút tổn hại. Nghe nói mấy ngàn năm trước đã từng có chưởng môn một đại phái nổi danh nhất nhì tu tiên giới không quản vạn dặm xa xôi, xách trấn tông chi bảo của mình đến đây thử sức, kết quả vẫn không thay đổi, bất kì một món pháp bảo nào, chỉ cần đến gần Tử Vân Sơn năm trượng, sẽ tự nhiên mất hết linh khí, linh tính đại giảm, không khác gì đồ vật bình thường nơi thế tục, không có ngoại lệ. Vị chưởng môn kia sau khi xuất hết thủ đoạn, cuối cùng đành lắc đầu cam bái hạ phong. Từ đó chẳng còn có ai rảnh rỗi đến nghiên cứu Tử Vân Sơn nữa. Dù sao nó cũng chẳng có động chạm gì đến mình cả.
Mặc dù địa thế Tử Vân Sơn rất tốt, phong cảnh cũng không tệ, nhưng với người tu tiên mà nói, địa phương không có linh khí thì phong thủy có tốt đến đâu cũng không có hứng thú, khai tông lập phái chỗ này chẳng khác nào đào mồ chôn tập thể, huống chi núi kia cũng chẳng phá được. Trước đây đã có vài môn phái giang hồ di chuyển đến nơi này, dù sao có cái thiên địa linh khí kia hay không cũng không liên quan đến phàm nhân, nhưng chỉ trụ được nhiều lắm chục năm lại theo đuôi người trước rời đi, bởi vì nơi này quá hẻo lánh, đi lại còn khó khăn chứ đừng nghĩ đến cái gì là phát triển. Còn với thôn dân Tử Vân thôn thì đơn giản hơn nhiều, thanh niên trai tráng ngày ngày lên núi vào rừng săn bắn, phụ nữ người già ở nhà chăn nuôi trồng trọt, cũng không phải Tử Vân thôn hoàn toàn xa cách xã hội bên ngoài, dù sao đây cũng là địa danh nổi tiếng Tề Quốc, mỗi dịp Tử Vân Sơn xảy ra dị tượng, có ít nhiều một số khách du lịch không quản xa xôi đến đây khai quang điểm nhãn, thỉnh thoảng mỗi lúc như vậy đều có một ít lái buôn theo đến, dân trong thôn cũng tranh thủ trao đổi vật dụng một phen, lâu dần thành quen.
Ở cuối thôn, có một thông lộ đi lên ngọn Chủ phong, đi tiếp tầm hai ba trăm trượng sẽ thấy bên trái có một phiến rừng trúc, ở giữa có con đường mòn chia đôi hai bên, phía cuối con đường là một khoảng sân rộng chừng mười trượng vuông, xung quanh rừng trúc bao phủ, trong sân có một căn nhà trúc ba gian, đứng ngoài đầu đường đã thấp thoáng ngửi thấy mùi dược liệu thoang thoảng, khắp khoảng sân trước nhà bày la liệt nong rổ, trên đó lại có đủ loại kỳ hoa dị thảo gì đó không biết tên, cả thôn Tử Vân đều biết đây là nơi mà Tiêu thần y sinh sống. Tiêu thần y đã ngoài tám mươi, tên đầy đủ là gì không ai biết, lão cũng không phải là người bản địa thôn này, cách đây hơn hai mươi năm, Tiêu thần y cùng lệnh ái lão tên là Tiêu Thúy Nhi đến nơi đây, xin phép trưởng thôn được cư trú cùng sinh hoạt với mọi người. Cư dân thôn này vốn hiền lành chất phác, không ai lại từ chối phụ tử hai người ở lại cả, thêm người thêm vui.
Sau khi nghe được lão còn biết chút y thuật, cơ hồ tất cả mọi người trong thôn ai nấy cũng đều mừng rỡ ra mặt, lại càng nhiệt tình thân thiết với lão hơn, khi hỏi phụ tử hai người muốn dựng nhà ở đâu, nghe được lão có ý định đến rừng trúc sau núi, thanh niên trai tráng trong thôn đều thi nhau xung phong vào rừng chặt trúc, dựng nhà cho lão. Đám người trưởng thôn thấy vậy cười ha hả, đoán chắc đám tiểu tử này nhìn trúng lệnh ái của Tiêu thần y rồi. Kể từ đó phụ tử hai người bọn họ sinh sống ở đó, kê đơn bốc thuốc chữa trị ốm đau cho mọi người trong Tử Vân thôn, hầu như bệnh nào qua tay lão cũng chỉ vài ngày là khỏi, chỉ cần không phải bệnh gì quá hiểm nghèo, lão đều có thể chữa được, cánh đàn ông trong thôn đi vào rừng săn bắn nếu có không may bị thương, nếu vẫn còn thở, lão đều có thể diệu thủ hồi xuân, thôn dân kính trọng lão, một câu Tiêu thần y, hai câu Tiêu thần y.
▲
Tử Vân Sơn, nằm ở phía tây bắc Hạo Châu, gần biên giới giáp ranh với Mẫn Châu, một trong sáu châu của Tề Quốc, Tử Vân Sơn có năm ngọn sơn phong, cao thấp to nhỏ không đồng đều, thấp nhất cũng hơn nghìn trượng, cao nhất gần vạn trượng, chân núi quanh năm chìm trong bạch vụ, trên đỉnh mây trắng bao quanh, không nhìn thấy ngọn, xung quanh rừng rậm bao la, tuy rằng là nơi biên giới, nhưng phạm vi gần vạn dặm xung quanh không có bóng dáng thành thị nào, vô cùng heo hút, khác hẳn với những châu khác. Dưới chân ngọn sơn phong cao nhất, được gọi là Chủ phong, có một thôn nhỏ nhân khẩu khoảng ba trăm người, thôn này xây dựng cách đây đã hơn hai trăm năm, mọi sinh hoạt biệt lập hoàn toàn với bên ngoài, tên thôn cũng lấy theo núi. Tử Vân thôn, thôn dân nơi đây chung sống hết sức hòa hợp, nói cười quanh năm.
Sở dĩ gọi là Tử Vân Sơn bởi vì cứ cách ba năm, sẽ có một tháng mây trắng ở trên đỉnh ba ngọn sơn phong cao nhất chuyển sang màu tím, vô cùng bắt mắt. Dị tượng này có từ khi nào không một ai biết chính xác, theo ghi chép trong những điển tịch kỳ quan dị cảnh, dị tượng Tử Vân Sơn đã có mấy vạn năm, thậm chí cả chục vạn năm, không biết đâu là thật, tên núi này được đặt từ khi dị tượng xuất hiện. Tử Vân Sơn là một địa danh nổi tiếng Tề Quốc, đáng lẽ phải có thành trấn phồn hoa sung túc vây quanh, thế nhưng lại chỉ có một thôn nhỏ ở đây sinh sống, đúng là rất kỳ quái. Tất cả đều không biết vì lý do gì, nhưng chỉ phàm nhân thế tục không biết mà thôi, còn hầu như mọi tu sĩ Tề Quốc đều biết, phạm vi tám ngàn dặm quanh Tử Vân Sơn, không hề có thiên địa linh khí, không ai giải thích được.
Đã rất nhiều cao nhân các đại môn phái đến nơi đây điều tra, nhưng suốt từ khi Tử Vân Sơn xuất hiện dị tượng đến bây giờ, không ai có cách giải khai được bí ấn này, nào là bầy bố trận pháp đến bấm quẻ bói toán, thậm chí còn cậy mạnh thi triển thần thông phá núi để xem rút cuộc là có cái gì bên trong, vậy mà đều vô dụng, cứ như nê ngưu nhập hải, Tử Vân Sơn vẫn trơ trơ đứng đó không chút tổn hại. Nghe nói mấy ngàn năm trước đã từng có chưởng môn một đại phái nổi danh nhất nhì tu tiên giới không quản vạn dặm xa xôi, xách trấn tông chi bảo của mình đến đây thử sức, kết quả vẫn không thay đổi, bất kì một món pháp bảo nào, chỉ cần đến gần Tử Vân Sơn năm trượng, sẽ tự nhiên mất hết linh khí, linh tính đại giảm, không khác gì đồ vật bình thường nơi thế tục, không có ngoại lệ. Vị chưởng môn kia sau khi xuất hết thủ đoạn, cuối cùng đành lắc đầu cam bái hạ phong. Từ đó chẳng còn có ai rảnh rỗi đến nghiên cứu Tử Vân Sơn nữa. Dù sao nó cũng chẳng có động chạm gì đến mình cả.
Mặc dù địa thế Tử Vân Sơn rất tốt, phong cảnh cũng không tệ, nhưng với người tu tiên mà nói, địa phương không có linh khí thì phong thủy có tốt đến đâu cũng không có hứng thú, khai tông lập phái chỗ này chẳng khác nào đào mồ chôn tập thể, huống chi núi kia cũng chẳng phá được. Trước đây đã có vài môn phái giang hồ di chuyển đến nơi này, dù sao có cái thiên địa linh khí kia hay không cũng không liên quan đến phàm nhân, nhưng chỉ trụ được nhiều lắm chục năm lại theo đuôi người trước rời đi, bởi vì nơi này quá hẻo lánh, đi lại còn khó khăn chứ đừng nghĩ đến cái gì là phát triển. Còn với thôn dân Tử Vân thôn thì đơn giản hơn nhiều, thanh niên trai tráng ngày ngày lên núi vào rừng săn bắn, phụ nữ người già ở nhà chăn nuôi trồng trọt, cũng không phải Tử Vân thôn hoàn toàn xa cách xã hội bên ngoài, dù sao đây cũng là địa danh nổi tiếng Tề Quốc, mỗi dịp Tử Vân Sơn xảy ra dị tượng, có ít nhiều một số khách du lịch không quản xa xôi đến đây khai quang điểm nhãn, thỉnh thoảng mỗi lúc như vậy đều có một ít lái buôn theo đến, dân trong thôn cũng tranh thủ trao đổi vật dụng một phen, lâu dần thành quen.
Ở cuối thôn, có một thông lộ đi lên ngọn Chủ phong, đi tiếp tầm hai ba trăm trượng sẽ thấy bên trái có một phiến rừng trúc, ở giữa có con đường mòn chia đôi hai bên, phía cuối con đường là một khoảng sân rộng chừng mười trượng vuông, xung quanh rừng trúc bao phủ, trong sân có một căn nhà trúc ba gian, đứng ngoài đầu đường đã thấp thoáng ngửi thấy mùi dược liệu thoang thoảng, khắp khoảng sân trước nhà bày la liệt nong rổ, trên đó lại có đủ loại kỳ hoa dị thảo gì đó không biết tên, cả thôn Tử Vân đều biết đây là nơi mà Tiêu thần y sinh sống. Tiêu thần y đã ngoài tám mươi, tên đầy đủ là gì không ai biết, lão cũng không phải là người bản địa thôn này, cách đây hơn hai mươi năm, Tiêu thần y cùng lệnh ái lão tên là Tiêu Thúy Nhi đến nơi đây, xin phép trưởng thôn được cư trú cùng sinh hoạt với mọi người. Cư dân thôn này vốn hiền lành chất phác, không ai lại từ chối phụ tử hai người ở lại cả, thêm người thêm vui.
Sau khi nghe được lão còn biết chút y thuật, cơ hồ tất cả mọi người trong thôn ai nấy cũng đều mừng rỡ ra mặt, lại càng nhiệt tình thân thiết với lão hơn, khi hỏi phụ tử hai người muốn dựng nhà ở đâu, nghe được lão có ý định đến rừng trúc sau núi, thanh niên trai tráng trong thôn đều thi nhau xung phong vào rừng chặt trúc, dựng nhà cho lão. Đám người trưởng thôn thấy vậy cười ha hả, đoán chắc đám tiểu tử này nhìn trúng lệnh ái của Tiêu thần y rồi. Kể từ đó phụ tử hai người bọn họ sinh sống ở đó, kê đơn bốc thuốc chữa trị ốm đau cho mọi người trong Tử Vân thôn, hầu như bệnh nào qua tay lão cũng chỉ vài ngày là khỏi, chỉ cần không phải bệnh gì quá hiểm nghèo, lão đều có thể chữa được, cánh đàn ông trong thôn đi vào rừng săn bắn nếu có không may bị thương, nếu vẫn còn thở, lão đều có thể diệu thủ hồi xuân, thôn dân kính trọng lão, một câu Tiêu thần y, hai câu Tiêu thần y.
▲