Chương 2
6.
Tôi lờ mờ cảm thấy, trời đất lại sắp biến chuyển.
Triệu lão gia và Triệu Dung Xuyên cứ cãi cọ liên miên, có khi ồn ào đến tận khuya. Rốt cuộc một ngày nọ, Triệu Dung Xuyên lao ra khỏi cửa, từ đó không bao giờ trở về nữa.
Chẳng lâu sau, thời thế thực sự đổi thay.
Triều Thanh đã sụp đổ bấy nhiêu năm, nay đột nhiên trỗi dậy.
Khắp các ngõ ngách, mọi người đang truyền tai nhau, con trai hoàng đế sẽ ngồi lên ngai vàng dưới sự ủng hộ của Đội quân tóc bím, khôi phục lại Đại Thanh.
Cờ ngũ sắc bị thay thế bằng Hoàng Long kỳ. Những người đã cắt đi bím tóc bắt đầu điên cuồng tìm mua bím tóc giả.
Triệu lão gia lần nữa mặc lên bộ quan phục cũ xưa. Từ dạo ấy cứ bận rộn sớm hôm, thượng triều rồi lại hạ triều, mặt mày hồng hào tươi tắn, toát lên vẻ oai phong lẫm liệt.
Ông ấy thường ngồi mân mê bím tóc rồi cảm thán: "Trời không diệt Đại Thanh ta, không phụ tấm lòng tận trung báo quốc của ta."
Những ngày ôm tâm trạng phấn chấn, ông ấy thậm chí còn cười với tôi vài lần. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang.
Trời đất lại biến chuyển bất ngờ.
Hôm đó tôi ngồi trong phòng thêu thùa, đột nhiên nghe thấy tiếng động ồn ào bên ngoài. Tôi vội ra xem tình hình, rồi đập vào mắt là cảnh tượng cả phủ chạy nháo nhào, vài nha hoàn và hạ nhân đang điên cuồng tranh cướp đồ đạc.
Vừa định hỏi xảy ra chuyện gì thì gặp Quý Chi chạy tới hối thúc: "Em năm, mau thu dọn đồ đi, cầm mấy món giá trị rồi chạy ngay."
Thấy tôi còn đứng đực ra nghi hoặc, Quý Chi vội giải thích: "Hoàng đế lại bị phế truất rồi, lão gia bị quân nổi loạn bắt giữ, nói ông ấy là tội nhân nên tống vào nhà lao, e rằng sắp liên lụy chúng ta đấy."
Lúc đó tôi mới hiểu nguồn cơn mọi việc.
Sau một thoáng sợ hãi, tôi loạng choạng quay đi thu gom đồ đạc. Thật ra cũng chẳng có gì đáng kể, lấy vài bộ quần áo, bọc kín lại mười mấy đồng bạc. Ấy là toàn bộ gia tài tôi tích lũy được trong quãng thời gian ở Triệu phủ.
Ngoài kia đã thành một bãi chiến trường. Mọi người đều biết tin Triệu lão gia rơi đài, ngay cả nhóm ăn mày đầu đường xó chợ cũng chạy vào cướp đồ.
Bà cả gào khóc khản cổ: "Mấy người không thể làm vậy, không thể làm vậy mà!"
Chẳng ai ngó ngàng tới bà ấy.
Bao nhiêu thứ quý giá đều bị cướp sạch. Sau khi đảo một vòng, tôi có hơi thất vọng, chỉ đành đeo chặt tay nải, rồi lần mò trở ra.
Quý Chi đang đứng ngoài cửa, chị ấy cũng đeo một tay nải, thẫn thờ nhìn về phương xa, khuôn mặt đượm vẻ lo âu.
Tôi hỏi chị ấy định đi đâu, chị ấy cười khổ hỏi: "Đi đâu đây?"
Tôi cũng chẳng biết, tôi đã bị người cha mê bài bạc kia bán đứt đi rồi. Một khi trở lại, chắc chắn sẽ bị ông ấy bán đi lần nữa. Nhưng nếu không về nhà, thì tôi còn chốn nào dung thân đây?
Quý Chi nói không sai, số phận của hai bọn tôi giống hệt nhau.
Quay về nhà cũ ư, cũng chỉ là tái diễn một cuộc mua bán đầy vụ lợi.
Phía xa xa, tiếng súng rền vang từng hồi, tôi nắm lấy tay Quý Chi: "Đã đến nước này, hai chúng ta dứt khoát đừng quay lại, chị đi với em đi, trời đất bao la, nhất định có nơi để yên ổn."
Quý Chi đỏ hoe mắt gật đầu.
7.
Bọn tôi cắt tóc, mặc quần áo đàn ông, tự bôi đen mặt, rồi dìu nhau rời khỏi đó.
Trốn xa nơi thành thị mịt mù khói súng, giẫm lên những bím tóc vương vãi khắp mặt đất, một đường xuôi về phương Nam.
Không biết là đi đâu, bọn tôi vẫn cứ đi, đi mãi về phía trước.
Quý Chi thường tưởng tượng, bọn tôi có thể tìm thấy một ngôi làng nhỏ trù phú, nơi đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, con người hiền hòa.
Bọn tôi sẽ dừng chân lại đó, bắt đầu khai hoang trồng trọt, dựng nhà đào giếng, ăn no chắc bụng, êm đềm qua ngày.
Chị ấy mải mê diễn tả, còn tôi im lặng lắng nghe, trái tim cũng trỗi dậy từng nhịp sống.
Bọn tôi khát khao một đời cơm no áo ấm. Không vọng tưởng núi vàng núi bạc, không vọng tưởng quyền thế cao sang. Bọn tôi chỉ mơ những bữa ăn đủ đầy.
Lòng tôi cũng thầm mong có thể tìm được một nơi như lời Quý Chi, nên đôi chân càng rảo bước nhanh hơn.
Bàn chân đã phòng rộp sau quãng đường dài, từng vết phồng lại lần lượt vỡ ra, dần ri rỉ dịch vàng lẫn máu tươi.
Nhưng tôi không hề thấy đau.
8.
Đương nhiên, bọn tôi chẳng thể tìm ra một nơi như vậy. Chỉ gắng gượng tới được một thị trấn nhỏ, cũng coi như khá yên tĩnh, miễn cưỡng né tránh sự tàn phá của khói lửa chiến tranh.
Quý Chi dùng mấy món trang sức tranh cướp từ Triệu phủ để đổi lấy tiền, sau đó thuê một căn nhà tồi tàn xiêu vẹo, bốn bề mưa dột gió lùa. Rồi bọn tôi an cư tại nơi ấy.
Quý Chi rất khéo tay, thêu thùa cực kỳ điêu luyện, mỗi ngày chị ấy đều thêu vật phẩm mang đi bán.
Còn tôi ư? Thường ngồi cạnh chị ấy bán lời ca: "Ôi, tháng Hai đến thăm cô em gái, Tết Xuân Long, ta muốn cùng cô gái nhỏ ấy đi dạo lầu hoa..."
Dựa vào số tiền mang ra từ Triệu phủ và vài đồng ít ỏi kiếm được hàng ngày, hai chị em tôi chỉ có thể cầm cự qua bữa bằng chén canh rau dại, cùng màn thầu đục ngầu giá một tệ.
Đắng cay cách mấy, bọn tôi đều chịu đựng được. Dù cho bụng đói cồn cào, bọn tôi cũng chịu đựng được. Chỉ có một chuyện không thể chịu nổi là đám ăn xin lang thang gần đó.
Họ đã để mắt tới bọn tôi, hai người phụ nữ độc thân yếu đuối. Rồi dần dà, từ mấy lời trêu chọc khiếm nhã ban đầu biến thành cảnh tượng ngồi xổm trước cửa vào ban đêm.
Thường có mấy bàn tay nhem nhuốc bẩn thỉu mò mẫm từ vết nứt lớn trên cửa, có kẻ cầm nửa cái màn thầu, có kẻ lại cầm theo nắm gạo.
"Để ông đây thoải mái một chút, cái này đều cho các người..."
Tôi và Quý Chi vừa rơi nước mắt vừa cầm gậy gỗ đánh liên hồi vào mấy bàn tay nọ. Mỗi khi đêm xuống, hai chị em tôi đều ôm chặt nhau, không dám chợp mắt một khắc nào.
Bọn tôi biết rõ, sớm muộn cũng có ngày họ phá nát cánh cửa gỗ cũ kỹ kia, xông vào lột da ró c xương bọn tôi, rồi ăn đến sạch sẽ.
9.
Tôi tìm được một người đàn ông, anh ấy tên Tôn Vũ, là công nhân khuân vác ở bến tàu. Trông anh đen sạm vì nắng gió, vóc dáng cũng không mấy cao ráo.
Có lần, giữa đêm khuya nọ, anh ấy đã dùng gậy gỗ xua đuổi đám đàn ông đang vây quanh nhà bọn tôi. Thế nên, tôi đánh bạo hỏi anh ấy, em gả cho anh, anh có muốn không?
Tôn Vũ vui mừng khôn xiết, đối với anh ấy mà nói, có thể cưới được vợ chính là mơ ước viễn vông cả đời.
Tôi không mong cầu gì, chỉ cần anh ấy che chở cho tôi và Quý Chi, không được để chị em tôi bị người ức hiếp.
Anh ấy gật đầu, rồi nói thêm một câu như thề ước: "Còn nữa, anh sẽ không để hai người chịu đói."
Vì vậy, tôi gả cho anh ấy, cùng bái lạy trước trời đất, kết tóc làm phu thê.
Thực ra, tôi biết nguyên do anh ấy đúng lúc xuất hiện vào tối hôm đó, lại còn kịp thời đuổi cổ đám người kia đi.
Trái tim anh không hẳn sạch sẽ, chỉ là đột nhiên lương tâm trỗi dậy. Nhưng tôi cũng chẳng bận tâm, hiện tại bọn tôi cần một người đàn ông bên cạnh.
10.
Tôi và Quý Chi chuyển từ căn nhà tồi tàn ban đầu đến nhà của Tôn Vũ. Nhà anh ấy cũng rất xập xệ, nhưng vẫn khá khẩm hơn chỗ bọn tôi.
Vốn dĩ Quý Chi không chịu tới, mà đòi ở lại căn nhà tồi tàn kia, chị ấy nói chỗ hai vợ chồng son chúng tôi, lý gì chị ấy lại chen chúc vào.
Tôi làm sao yên tâm để chị ấy một thân một mình ở lại đó, thế là nửa lôi nửa kéo, ép buộc chị ấy đi, càng không ngừng thuyết phục: "Giờ thời thế hỗn loạn, mọi người phải đoàn kết, sưởi ấm lẫn nhau. Em có miếng ăn, chị cũng có. Miễn là em còn sống, tuyệt đối sẽ không để chị chêt."
Quý Chi giàn giụa nước mắt, rốt cuộc đã đồng ý. Cứ thế, bọn tôi vượt qua từng tháng ngày.
Tôn Vũ không phụ lời của bản thân. Chẳng còn ai cả gan bắt nạt bọn tôi nữa, nếu có tên lưu manh bén mảng tới, anh ấy sẽ trợn trừng mắt, múa may điên cuồng với cây gậy trong tay.
Tôn Vũ càng nỗ lực kiếm tiền. Ngoài công việc khuân vác, còn suốt ngày lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm. Mặc kệ công việc bẩn thỉu cỡ nào, chỉ cần được trả tiền, bất kể nhiều hay ít, anh ấy đều xông xáo làm.
Bọn tôi đã có bữa cháo lót bụng, dù chỉ là cháo loãng chẳng mấy hạt gạo, còn trong vắt đến độ soi thấy bóng người. Nhưng vẫn ngon gấp nhiều lần chén canh rau dại lúc trước.
Tôn Vũ còn biết dùng ná thun, những lúc nhàn rỗi không ai thuê mướn, anh ấy sẽ cầm ná thun đi loanh quanh ruộng đồng, rừng núi. Mỗi lần như vậy, luôn có thể mang về vài chiến lợi phẩm như chim sẻ, thỏ rừng, chuột đồng để làm thịt.
Chớp mắt đã đến Tết Nguyên đán. Hôm đó là lần đầu tiên anh ấy xách về miếng thịt lợn nhỏ.
Tôn Vũ kể rằng, miếng thịt ấy bị một gia đình giàu có chê không ngon nên vứt đi, thấy vậy anh ấy liền nhặt lại.
Bọn tôi hạnh phúc reo hò, muốn lập tức đi gói sủi cảo. Trước tiên, thái thịt thành từng miếng nhỏ, rồi trộn với rau rừng, sau đó cả ba hào hứng cán bột làm bánh. Tất nhiên là thứ bột mì đen kịt thấp kém, ăn vào còn vương vướng nơi cổ họng.
Bọn tôi đã trải qua đêm giao thừa vui vẻ như thế.
Khi đó, ai cũng ôm ấp mộng tưởng, rằng loạn lạc sẽ sớm chấm dứt, và nay mai nữa thôi, thiên hạ sẽ lại thái bình, ngày tháng tốt đẹp đang cận kề phía trước.
11.
Ngày đầu tiên của năm mới, tôi mở cửa đón khí trời.
Bên ngoài tuyết rơi rỉ rả, có người ăn xin nằm trước cửa nhà. Đó là một bà già, toàn thân phủ đầy tuyết. Chân bà ấy còn bó gót sen, nên không cách nào đi đứng bình thường, chỉ có thể bò bằng đầu gối.
Sau lưng bà ấy hằn rõ một vệt kéo lê, nom không thấy điểm cuối. Trên nền tuyết trắng cũng trộn lẫn vết máu đỏ chói.
Đôi giày bé xíu nhọn hoắt kia bị chà lết đến độ ướt nhem bẩn thỉu, máu cứ thấm dần qua lớp vải rách rưới. Tôi biết chân bà ấy chắc chắn đã biến dạng.
Tôi thở dài, quay vào lấy cái màn thầu thô cho bà ấy. Khi đối phương ngước lên, hai bên đối diện nhau, tôi kinh hãi hét lên: "Bà cả?"
Bà ấy cũng thảng thốt: "Xuân Hạnh?"
Người trước mặt, chính là bà cả cao quý của Triệu phủ xưa kia.
Tôi nằm mơ cũng không ngờ, lần nữa tương ngộ lại là tình cảnh thế này. Nhưng nói gì đi nữa, tôi cũng phải đưa người vào nhà trước đã.
Giờ đây đầu tóc bà ấy đã bạc trắng, khuôn mặt đầy những nếp nhăn sâu hoắm, cơ thể xộc lên thứ mùi hôi hám. Còn đâu khí chất cành vàng lá ngọc, còn đâu thái độ vênh váo thuở nào.
Nếu không nhờ tôi tinh mắt, e rằng khó mà nhận ra bà ấy.
Bà ấy lau nước mắt, nghẹn ngào kể với bọn tôi, Triều Thanh năm xưa lại rơi đài. Triệu lão gia bị bắt đi, việc này khiến ông ấy nản lòng thoái chí, chẳng bao lâu thì đập đầu tự vẫn trong ngục.
Của cải đều bị cướp sạch, nhà cửa đất đai thì bị anh em chú bác nuốt trọn. Bà ấy thất thểu về nhà mẹ đẻ, nào ngờ lại bị lạnh nhạt xua đuổi. Sau đó, bà định đi tìm con trai nhưng chẳng biết Triệu Dung Xuyên ở phương trời nào. Cuối cùng chỉ có thể cặm cụi đi mãi, vừa đi vừa xin cơm lót dạ.
Tuy vậy, đôi gót sen kia cũng không đi được bao xa. Lúc rã rời thì bắt đầu bò lết, chà xát đến trầy trụa, chà xát đến rách rưới, chà xát đến bạc đầu.
Đôi gót sen ba tấc mà bà ấy từng hết mực tự hào, nay đã lở loét rỉ mủ, chảy ra thứ máu tanh hôi ghê rợn.
Bà ấy cầu xin tôi cưu mang, cố lạy lục nói mỗi ngày chỉ ăn một bữa, còn nói sẽ làm giúp việc cho nhà tôi.
Phong thủy tựa hồ luân chuyển, nhưng tôi chẳng lấy làm sung sướng.
Lòng tôi dấy lên chút thương hại, đồng thời nhớ lại quá khứ, nhớ lại bộ dạng bà ấy đánh đập chửi rủa tôi.
Tâm trạng Quý Chi rất kích động, lồng ngực phập phồng dữ dội, chị ấy chỉ thẳng mặt bà cả mắng to: "Bà là lão tiện nhân lòng dạ bẩn thỉu, lúc bà chà đạp bọn tôi, sao không nghĩ sẽ có ngày này hả? Hôm nay còn muốn nương nhờ bọn tôi. Tôi khinh. Ngày mai bà đây sẽ ném bà vào núi cho sói ăn!"
Bà cả cúi đầu, mái tóc bù xù che lấp cả khuôn mặt. Bà ấy cứ trơ như pho tượng, chẳng nói cũng chẳng rằng.
Xưa nay tính khí của Quý Chi rất dễ chịu, tôi không rõ tại sao chị ấy đột nhiên quá khích như thế.
Tôi ngó sang Tôn Vũ ở bên cạnh. Anh ấy ôm đầu, ngồi xổm trong góc nhà. Tôi biết, anh cũng không muốn cưu mang người này.
Cuối cùng, tôi đưa ra quyết định. Dẫu sao bên ngoài tuyết vẫn chưa ngớt, cho bà ấy nghỉ tạm một đêm rồi tính tiếp.
Tôi thu dọn một khoảng trống ở gian phòng nhỏ chuyên để đồ lặt vặt trong nhà. Ngoài ra, còn chuẩn bị cho bà ấy một cái chăn.
Quý Chi lặng thinh suốt buổi, nhưng ánh mắt oán hận tựa hồ có thể xẻo thịt bà cả.
Đêm xuống, tôi hỏi Quý Chi rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì, sao hôm nay lại nóng nảy như vậy.
Ban đầu Quý Chi còn uất ức bĩu môi, sau đó cũng không kìm nén nổi, chị ấy gục đầu lên vai tôi nức nở: "Trước đây chị từng mang thai hai lần. Lão tiện nhân đó sợ con chị ra đời sẽ chia bớt tài sản của con bà ta, nên bỏ thuốc phá thai liều cao vào cơm của chị. Không chỉ làm hại hai đứa trẻ, mà còn hại chị vĩnh viễn không thể làm mẹ nữa..."
Tôi toát mồ hôi lạnh, chả trách Quý Chi lại hận bà ấy như vậy.
Tôn Vũ cũng rủ rỉ với tôi, giờ ai mà chẳng khó khăn, hơi đâu ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng.
Tôi biết, bản thân không cách nào cưu mang bà ấy, nên trong lòng dứt khoát lựa chọn, sáng mai sẽ cho bà ấy mấy cái màn thầu rồi lịch sự mời đi.
Ngày hôm sau, lúc tôi cầm màn thầu đi tìm bà cả thì cơ thể bà ấy đã lạnh ngắt từ lâu.
Bà ấy lấy lưng quần treo lên khung cửa, rồi tự thăt cổ tới chêt. Chắc bà ấy biết bọn tôi sẽ từ chối, biết rằng trở ra ngoài cũng chỉ có con đường chêt.
Tôi bình tĩnh đặt màn thầu vào chỗ cũ, sau đó gọi Tôn Vũ và Quý Chi để cùng đem chôn bà ấy.
Bọn tôi tìm được tấm chiếu rơm, quấn chặt bà ấy lại rồi hì hục đào xới. Trong tình hình hiện tại, quan tài là thứ đồ xa xỉ, quả thật bọn tôi mua không nổi.
Nhặt xac rồi quấn chiếu chôn cất, đã coi như tận tình tận nghĩa.
Lúc chuẩn bị phủ đất, Quý Chi còn hung hăng nhổ một ngụm nước bọt lên người bà cả. Tôi cũng bắt chước chị ấy, hung hăng nhổ một ngụm nước bọt.
Tốt rồi, hận cũng được, tức cũng được, giận cũng được, không dám quay đầu nhìn lại quá khứ cũng được, mọi thứ đều tan biến theo cái phỉ nhổ này.
Từ nay tiến về phía trước, chuyện xưa không cần nhắc lại.
Tôi lờ mờ cảm thấy, trời đất lại sắp biến chuyển.
Triệu lão gia và Triệu Dung Xuyên cứ cãi cọ liên miên, có khi ồn ào đến tận khuya. Rốt cuộc một ngày nọ, Triệu Dung Xuyên lao ra khỏi cửa, từ đó không bao giờ trở về nữa.
Chẳng lâu sau, thời thế thực sự đổi thay.
Triều Thanh đã sụp đổ bấy nhiêu năm, nay đột nhiên trỗi dậy.
Khắp các ngõ ngách, mọi người đang truyền tai nhau, con trai hoàng đế sẽ ngồi lên ngai vàng dưới sự ủng hộ của Đội quân tóc bím, khôi phục lại Đại Thanh.
Cờ ngũ sắc bị thay thế bằng Hoàng Long kỳ. Những người đã cắt đi bím tóc bắt đầu điên cuồng tìm mua bím tóc giả.
Triệu lão gia lần nữa mặc lên bộ quan phục cũ xưa. Từ dạo ấy cứ bận rộn sớm hôm, thượng triều rồi lại hạ triều, mặt mày hồng hào tươi tắn, toát lên vẻ oai phong lẫm liệt.
Ông ấy thường ngồi mân mê bím tóc rồi cảm thán: "Trời không diệt Đại Thanh ta, không phụ tấm lòng tận trung báo quốc của ta."
Những ngày ôm tâm trạng phấn chấn, ông ấy thậm chí còn cười với tôi vài lần. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang.
Trời đất lại biến chuyển bất ngờ.
Hôm đó tôi ngồi trong phòng thêu thùa, đột nhiên nghe thấy tiếng động ồn ào bên ngoài. Tôi vội ra xem tình hình, rồi đập vào mắt là cảnh tượng cả phủ chạy nháo nhào, vài nha hoàn và hạ nhân đang điên cuồng tranh cướp đồ đạc.
Vừa định hỏi xảy ra chuyện gì thì gặp Quý Chi chạy tới hối thúc: "Em năm, mau thu dọn đồ đi, cầm mấy món giá trị rồi chạy ngay."
Thấy tôi còn đứng đực ra nghi hoặc, Quý Chi vội giải thích: "Hoàng đế lại bị phế truất rồi, lão gia bị quân nổi loạn bắt giữ, nói ông ấy là tội nhân nên tống vào nhà lao, e rằng sắp liên lụy chúng ta đấy."
Lúc đó tôi mới hiểu nguồn cơn mọi việc.
Sau một thoáng sợ hãi, tôi loạng choạng quay đi thu gom đồ đạc. Thật ra cũng chẳng có gì đáng kể, lấy vài bộ quần áo, bọc kín lại mười mấy đồng bạc. Ấy là toàn bộ gia tài tôi tích lũy được trong quãng thời gian ở Triệu phủ.
Ngoài kia đã thành một bãi chiến trường. Mọi người đều biết tin Triệu lão gia rơi đài, ngay cả nhóm ăn mày đầu đường xó chợ cũng chạy vào cướp đồ.
Bà cả gào khóc khản cổ: "Mấy người không thể làm vậy, không thể làm vậy mà!"
Chẳng ai ngó ngàng tới bà ấy.
Bao nhiêu thứ quý giá đều bị cướp sạch. Sau khi đảo một vòng, tôi có hơi thất vọng, chỉ đành đeo chặt tay nải, rồi lần mò trở ra.
Quý Chi đang đứng ngoài cửa, chị ấy cũng đeo một tay nải, thẫn thờ nhìn về phương xa, khuôn mặt đượm vẻ lo âu.
Tôi hỏi chị ấy định đi đâu, chị ấy cười khổ hỏi: "Đi đâu đây?"
Tôi cũng chẳng biết, tôi đã bị người cha mê bài bạc kia bán đứt đi rồi. Một khi trở lại, chắc chắn sẽ bị ông ấy bán đi lần nữa. Nhưng nếu không về nhà, thì tôi còn chốn nào dung thân đây?
Quý Chi nói không sai, số phận của hai bọn tôi giống hệt nhau.
Quay về nhà cũ ư, cũng chỉ là tái diễn một cuộc mua bán đầy vụ lợi.
Phía xa xa, tiếng súng rền vang từng hồi, tôi nắm lấy tay Quý Chi: "Đã đến nước này, hai chúng ta dứt khoát đừng quay lại, chị đi với em đi, trời đất bao la, nhất định có nơi để yên ổn."
Quý Chi đỏ hoe mắt gật đầu.
7.
Bọn tôi cắt tóc, mặc quần áo đàn ông, tự bôi đen mặt, rồi dìu nhau rời khỏi đó.
Trốn xa nơi thành thị mịt mù khói súng, giẫm lên những bím tóc vương vãi khắp mặt đất, một đường xuôi về phương Nam.
Không biết là đi đâu, bọn tôi vẫn cứ đi, đi mãi về phía trước.
Quý Chi thường tưởng tượng, bọn tôi có thể tìm thấy một ngôi làng nhỏ trù phú, nơi đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, con người hiền hòa.
Bọn tôi sẽ dừng chân lại đó, bắt đầu khai hoang trồng trọt, dựng nhà đào giếng, ăn no chắc bụng, êm đềm qua ngày.
Chị ấy mải mê diễn tả, còn tôi im lặng lắng nghe, trái tim cũng trỗi dậy từng nhịp sống.
Bọn tôi khát khao một đời cơm no áo ấm. Không vọng tưởng núi vàng núi bạc, không vọng tưởng quyền thế cao sang. Bọn tôi chỉ mơ những bữa ăn đủ đầy.
Lòng tôi cũng thầm mong có thể tìm được một nơi như lời Quý Chi, nên đôi chân càng rảo bước nhanh hơn.
Bàn chân đã phòng rộp sau quãng đường dài, từng vết phồng lại lần lượt vỡ ra, dần ri rỉ dịch vàng lẫn máu tươi.
Nhưng tôi không hề thấy đau.
8.
Đương nhiên, bọn tôi chẳng thể tìm ra một nơi như vậy. Chỉ gắng gượng tới được một thị trấn nhỏ, cũng coi như khá yên tĩnh, miễn cưỡng né tránh sự tàn phá của khói lửa chiến tranh.
Quý Chi dùng mấy món trang sức tranh cướp từ Triệu phủ để đổi lấy tiền, sau đó thuê một căn nhà tồi tàn xiêu vẹo, bốn bề mưa dột gió lùa. Rồi bọn tôi an cư tại nơi ấy.
Quý Chi rất khéo tay, thêu thùa cực kỳ điêu luyện, mỗi ngày chị ấy đều thêu vật phẩm mang đi bán.
Còn tôi ư? Thường ngồi cạnh chị ấy bán lời ca: "Ôi, tháng Hai đến thăm cô em gái, Tết Xuân Long, ta muốn cùng cô gái nhỏ ấy đi dạo lầu hoa..."
Dựa vào số tiền mang ra từ Triệu phủ và vài đồng ít ỏi kiếm được hàng ngày, hai chị em tôi chỉ có thể cầm cự qua bữa bằng chén canh rau dại, cùng màn thầu đục ngầu giá một tệ.
Đắng cay cách mấy, bọn tôi đều chịu đựng được. Dù cho bụng đói cồn cào, bọn tôi cũng chịu đựng được. Chỉ có một chuyện không thể chịu nổi là đám ăn xin lang thang gần đó.
Họ đã để mắt tới bọn tôi, hai người phụ nữ độc thân yếu đuối. Rồi dần dà, từ mấy lời trêu chọc khiếm nhã ban đầu biến thành cảnh tượng ngồi xổm trước cửa vào ban đêm.
Thường có mấy bàn tay nhem nhuốc bẩn thỉu mò mẫm từ vết nứt lớn trên cửa, có kẻ cầm nửa cái màn thầu, có kẻ lại cầm theo nắm gạo.
"Để ông đây thoải mái một chút, cái này đều cho các người..."
Tôi và Quý Chi vừa rơi nước mắt vừa cầm gậy gỗ đánh liên hồi vào mấy bàn tay nọ. Mỗi khi đêm xuống, hai chị em tôi đều ôm chặt nhau, không dám chợp mắt một khắc nào.
Bọn tôi biết rõ, sớm muộn cũng có ngày họ phá nát cánh cửa gỗ cũ kỹ kia, xông vào lột da ró c xương bọn tôi, rồi ăn đến sạch sẽ.
9.
Tôi tìm được một người đàn ông, anh ấy tên Tôn Vũ, là công nhân khuân vác ở bến tàu. Trông anh đen sạm vì nắng gió, vóc dáng cũng không mấy cao ráo.
Có lần, giữa đêm khuya nọ, anh ấy đã dùng gậy gỗ xua đuổi đám đàn ông đang vây quanh nhà bọn tôi. Thế nên, tôi đánh bạo hỏi anh ấy, em gả cho anh, anh có muốn không?
Tôn Vũ vui mừng khôn xiết, đối với anh ấy mà nói, có thể cưới được vợ chính là mơ ước viễn vông cả đời.
Tôi không mong cầu gì, chỉ cần anh ấy che chở cho tôi và Quý Chi, không được để chị em tôi bị người ức hiếp.
Anh ấy gật đầu, rồi nói thêm một câu như thề ước: "Còn nữa, anh sẽ không để hai người chịu đói."
Vì vậy, tôi gả cho anh ấy, cùng bái lạy trước trời đất, kết tóc làm phu thê.
Thực ra, tôi biết nguyên do anh ấy đúng lúc xuất hiện vào tối hôm đó, lại còn kịp thời đuổi cổ đám người kia đi.
Trái tim anh không hẳn sạch sẽ, chỉ là đột nhiên lương tâm trỗi dậy. Nhưng tôi cũng chẳng bận tâm, hiện tại bọn tôi cần một người đàn ông bên cạnh.
10.
Tôi và Quý Chi chuyển từ căn nhà tồi tàn ban đầu đến nhà của Tôn Vũ. Nhà anh ấy cũng rất xập xệ, nhưng vẫn khá khẩm hơn chỗ bọn tôi.
Vốn dĩ Quý Chi không chịu tới, mà đòi ở lại căn nhà tồi tàn kia, chị ấy nói chỗ hai vợ chồng son chúng tôi, lý gì chị ấy lại chen chúc vào.
Tôi làm sao yên tâm để chị ấy một thân một mình ở lại đó, thế là nửa lôi nửa kéo, ép buộc chị ấy đi, càng không ngừng thuyết phục: "Giờ thời thế hỗn loạn, mọi người phải đoàn kết, sưởi ấm lẫn nhau. Em có miếng ăn, chị cũng có. Miễn là em còn sống, tuyệt đối sẽ không để chị chêt."
Quý Chi giàn giụa nước mắt, rốt cuộc đã đồng ý. Cứ thế, bọn tôi vượt qua từng tháng ngày.
Tôn Vũ không phụ lời của bản thân. Chẳng còn ai cả gan bắt nạt bọn tôi nữa, nếu có tên lưu manh bén mảng tới, anh ấy sẽ trợn trừng mắt, múa may điên cuồng với cây gậy trong tay.
Tôn Vũ càng nỗ lực kiếm tiền. Ngoài công việc khuân vác, còn suốt ngày lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm. Mặc kệ công việc bẩn thỉu cỡ nào, chỉ cần được trả tiền, bất kể nhiều hay ít, anh ấy đều xông xáo làm.
Bọn tôi đã có bữa cháo lót bụng, dù chỉ là cháo loãng chẳng mấy hạt gạo, còn trong vắt đến độ soi thấy bóng người. Nhưng vẫn ngon gấp nhiều lần chén canh rau dại lúc trước.
Tôn Vũ còn biết dùng ná thun, những lúc nhàn rỗi không ai thuê mướn, anh ấy sẽ cầm ná thun đi loanh quanh ruộng đồng, rừng núi. Mỗi lần như vậy, luôn có thể mang về vài chiến lợi phẩm như chim sẻ, thỏ rừng, chuột đồng để làm thịt.
Chớp mắt đã đến Tết Nguyên đán. Hôm đó là lần đầu tiên anh ấy xách về miếng thịt lợn nhỏ.
Tôn Vũ kể rằng, miếng thịt ấy bị một gia đình giàu có chê không ngon nên vứt đi, thấy vậy anh ấy liền nhặt lại.
Bọn tôi hạnh phúc reo hò, muốn lập tức đi gói sủi cảo. Trước tiên, thái thịt thành từng miếng nhỏ, rồi trộn với rau rừng, sau đó cả ba hào hứng cán bột làm bánh. Tất nhiên là thứ bột mì đen kịt thấp kém, ăn vào còn vương vướng nơi cổ họng.
Bọn tôi đã trải qua đêm giao thừa vui vẻ như thế.
Khi đó, ai cũng ôm ấp mộng tưởng, rằng loạn lạc sẽ sớm chấm dứt, và nay mai nữa thôi, thiên hạ sẽ lại thái bình, ngày tháng tốt đẹp đang cận kề phía trước.
11.
Ngày đầu tiên của năm mới, tôi mở cửa đón khí trời.
Bên ngoài tuyết rơi rỉ rả, có người ăn xin nằm trước cửa nhà. Đó là một bà già, toàn thân phủ đầy tuyết. Chân bà ấy còn bó gót sen, nên không cách nào đi đứng bình thường, chỉ có thể bò bằng đầu gối.
Sau lưng bà ấy hằn rõ một vệt kéo lê, nom không thấy điểm cuối. Trên nền tuyết trắng cũng trộn lẫn vết máu đỏ chói.
Đôi giày bé xíu nhọn hoắt kia bị chà lết đến độ ướt nhem bẩn thỉu, máu cứ thấm dần qua lớp vải rách rưới. Tôi biết chân bà ấy chắc chắn đã biến dạng.
Tôi thở dài, quay vào lấy cái màn thầu thô cho bà ấy. Khi đối phương ngước lên, hai bên đối diện nhau, tôi kinh hãi hét lên: "Bà cả?"
Bà ấy cũng thảng thốt: "Xuân Hạnh?"
Người trước mặt, chính là bà cả cao quý của Triệu phủ xưa kia.
Tôi nằm mơ cũng không ngờ, lần nữa tương ngộ lại là tình cảnh thế này. Nhưng nói gì đi nữa, tôi cũng phải đưa người vào nhà trước đã.
Giờ đây đầu tóc bà ấy đã bạc trắng, khuôn mặt đầy những nếp nhăn sâu hoắm, cơ thể xộc lên thứ mùi hôi hám. Còn đâu khí chất cành vàng lá ngọc, còn đâu thái độ vênh váo thuở nào.
Nếu không nhờ tôi tinh mắt, e rằng khó mà nhận ra bà ấy.
Bà ấy lau nước mắt, nghẹn ngào kể với bọn tôi, Triều Thanh năm xưa lại rơi đài. Triệu lão gia bị bắt đi, việc này khiến ông ấy nản lòng thoái chí, chẳng bao lâu thì đập đầu tự vẫn trong ngục.
Của cải đều bị cướp sạch, nhà cửa đất đai thì bị anh em chú bác nuốt trọn. Bà ấy thất thểu về nhà mẹ đẻ, nào ngờ lại bị lạnh nhạt xua đuổi. Sau đó, bà định đi tìm con trai nhưng chẳng biết Triệu Dung Xuyên ở phương trời nào. Cuối cùng chỉ có thể cặm cụi đi mãi, vừa đi vừa xin cơm lót dạ.
Tuy vậy, đôi gót sen kia cũng không đi được bao xa. Lúc rã rời thì bắt đầu bò lết, chà xát đến trầy trụa, chà xát đến rách rưới, chà xát đến bạc đầu.
Đôi gót sen ba tấc mà bà ấy từng hết mực tự hào, nay đã lở loét rỉ mủ, chảy ra thứ máu tanh hôi ghê rợn.
Bà ấy cầu xin tôi cưu mang, cố lạy lục nói mỗi ngày chỉ ăn một bữa, còn nói sẽ làm giúp việc cho nhà tôi.
Phong thủy tựa hồ luân chuyển, nhưng tôi chẳng lấy làm sung sướng.
Lòng tôi dấy lên chút thương hại, đồng thời nhớ lại quá khứ, nhớ lại bộ dạng bà ấy đánh đập chửi rủa tôi.
Tâm trạng Quý Chi rất kích động, lồng ngực phập phồng dữ dội, chị ấy chỉ thẳng mặt bà cả mắng to: "Bà là lão tiện nhân lòng dạ bẩn thỉu, lúc bà chà đạp bọn tôi, sao không nghĩ sẽ có ngày này hả? Hôm nay còn muốn nương nhờ bọn tôi. Tôi khinh. Ngày mai bà đây sẽ ném bà vào núi cho sói ăn!"
Bà cả cúi đầu, mái tóc bù xù che lấp cả khuôn mặt. Bà ấy cứ trơ như pho tượng, chẳng nói cũng chẳng rằng.
Xưa nay tính khí của Quý Chi rất dễ chịu, tôi không rõ tại sao chị ấy đột nhiên quá khích như thế.
Tôi ngó sang Tôn Vũ ở bên cạnh. Anh ấy ôm đầu, ngồi xổm trong góc nhà. Tôi biết, anh cũng không muốn cưu mang người này.
Cuối cùng, tôi đưa ra quyết định. Dẫu sao bên ngoài tuyết vẫn chưa ngớt, cho bà ấy nghỉ tạm một đêm rồi tính tiếp.
Tôi thu dọn một khoảng trống ở gian phòng nhỏ chuyên để đồ lặt vặt trong nhà. Ngoài ra, còn chuẩn bị cho bà ấy một cái chăn.
Quý Chi lặng thinh suốt buổi, nhưng ánh mắt oán hận tựa hồ có thể xẻo thịt bà cả.
Đêm xuống, tôi hỏi Quý Chi rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì, sao hôm nay lại nóng nảy như vậy.
Ban đầu Quý Chi còn uất ức bĩu môi, sau đó cũng không kìm nén nổi, chị ấy gục đầu lên vai tôi nức nở: "Trước đây chị từng mang thai hai lần. Lão tiện nhân đó sợ con chị ra đời sẽ chia bớt tài sản của con bà ta, nên bỏ thuốc phá thai liều cao vào cơm của chị. Không chỉ làm hại hai đứa trẻ, mà còn hại chị vĩnh viễn không thể làm mẹ nữa..."
Tôi toát mồ hôi lạnh, chả trách Quý Chi lại hận bà ấy như vậy.
Tôn Vũ cũng rủ rỉ với tôi, giờ ai mà chẳng khó khăn, hơi đâu ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng.
Tôi biết, bản thân không cách nào cưu mang bà ấy, nên trong lòng dứt khoát lựa chọn, sáng mai sẽ cho bà ấy mấy cái màn thầu rồi lịch sự mời đi.
Ngày hôm sau, lúc tôi cầm màn thầu đi tìm bà cả thì cơ thể bà ấy đã lạnh ngắt từ lâu.
Bà ấy lấy lưng quần treo lên khung cửa, rồi tự thăt cổ tới chêt. Chắc bà ấy biết bọn tôi sẽ từ chối, biết rằng trở ra ngoài cũng chỉ có con đường chêt.
Tôi bình tĩnh đặt màn thầu vào chỗ cũ, sau đó gọi Tôn Vũ và Quý Chi để cùng đem chôn bà ấy.
Bọn tôi tìm được tấm chiếu rơm, quấn chặt bà ấy lại rồi hì hục đào xới. Trong tình hình hiện tại, quan tài là thứ đồ xa xỉ, quả thật bọn tôi mua không nổi.
Nhặt xac rồi quấn chiếu chôn cất, đã coi như tận tình tận nghĩa.
Lúc chuẩn bị phủ đất, Quý Chi còn hung hăng nhổ một ngụm nước bọt lên người bà cả. Tôi cũng bắt chước chị ấy, hung hăng nhổ một ngụm nước bọt.
Tốt rồi, hận cũng được, tức cũng được, giận cũng được, không dám quay đầu nhìn lại quá khứ cũng được, mọi thứ đều tan biến theo cái phỉ nhổ này.
Từ nay tiến về phía trước, chuyện xưa không cần nhắc lại.