Chương : 13
Ông làm việc suốt hai giờ liền. Các động tác cứ hối hả hơn, chữ nguệch ngoạc trên giấy cứ cẩu thả hơn, lượng nước hoa vẩy trên khăn để đặt lên mũi cứ nhiều hơn.
Giờ thì ông không còn ngửi thấy gì nữa cả, những chất bay hơi ông hít vào đã làm mũi ông tê đi từ lâu rồi, đến nỗi không có thể nhận ra được những gì ông tin là đã được phân tích chính xác lúc đầu. Ông biết rằng ngửi tiếp là vô ích. Ông sẽ không bao giờ tìm ra cái nước hoa mốt mới này được cấu thành như thế nào, hôm nay chắc chắn không rồi, ngày mai cũng sẽ thế thôi cho dù cái mũi ông, nhờ ơn Chúa, bình thường lại. Ông chưa từng học cách phân tích bằng cách ngửi thế này. Phân một mùi thơm, một toàn thể, dù nó được trộn khéo hay không, ra thành từng mảng, đôi với ông là một việc chán ngắt. Ông không thích. Ông không muốn nữa.
Nhưng tay ông như cái máy, vẫn làm cái động tác mềm mại đã được tập cả nghìn lần: thấm nước hoa vào cái khăn, rũ, phe phẩy ngang mặt rồi, cũng như cái máy, cứ mỗi lần phe phẩy lại hít nhanh một chút không khí đẫm mùi thơm, nhả ra đúng cách…nghĩa là từ từ. Ngửi cho đến lúc cái mũi giải thoát ông khỏi cực hình bằng cách sưng tấy từ bên trong do dị ứng và nghẹt lại như thể bị nút lại bằng sáp. Giờ thì ông không ngửi gì được nữa cả, thở cũng không nổi. Cái mũi bị đóng chặt như bị cảm nặng và trong khoé mắt ông rơm rớm lệ. Lạy Chúa cả trên trời! Giờ thì ông có thể chấm dứt mà không áy náy. Ông đã làm tròn bổn phận mình, làm hết sức, theo đúng mọi nguyên tắc trong nghề và lại vẫn thất bại như mọi lần. Ultra posse nemo obligatur [1] . Sáng sớm mai ông sẽ cho người tới gã Pélissier mua một lọ nước hoa Amor và Psyche để tấm da quý cho bá tước Verhamont như đã được đặt làm. Rồi ông sẽ xách cái rương nhỏ đựng xà bông lỗi thời, túi xạ, pomát, và túi bột thơm tìm tới các bà hầu tước già. Rồi đến một ngày mà các bà hầu tước già cuối cùng nhắm mắt thì ông cũng mất người khách hàng cuối cùng. Lúc ấy ông cũng lọm khọm và sẽ phải bán nhà, cho Pélissier hay một tay lái buôn mới phất nào đấy, có thể được vài ngàn livre. Rồi sẽ thu xếp một hai cái rương, cùng với bà vợ già của ông về lại Italia, nếu lúc ấy bà còn sống.
Và nếu ông sống sót về được đến Italia sau chuyến đi, ông sẽ mua một căn nhà nhỏ ở vùng quê Messina cho rẻ. Rồi ông, Giuseppe Baldini – một thời là nhà làm nước hoa vĩ đại nhất Paris – sẽ qua đời ở đó, khi nào Chúa muốn, trong nghèo đói cùng cực. Thế cũng hay.
Ông nút lọ nước hoa lại, buông bút và lau trán lần cuối với cái khăn tẩm nước hoa.Ông chỉ còn cảm thấy cồn bốc hơi, thế thôi. Ngoài kia mặt trời đang lặn.
Baldini đứng dậy, kéo rèm cửa sổ và ông ngập tới gối trong nắng chiều, rực lên như thể một ngọn đuốc còn âm ỉ. Ông nhìn cái đường viền đỏ thẫm của mặt trời phía sau Louvre và cái ánh lửa nhạt trên những mái nhà lợp đá phiến. Phía dưới ông dòng sông ánh lên như vàng, tàu bè đã biến mất cả.Hình như có gió vì mặt nước gợn lên như vẩy cá, chỗ này chỗ nọ lấp lánh, mỗi lúc một nhiều hơn, như có một bàn tay khổng lồ rải hàng triệu đồng Louis vàng xuống nước và trong một khoảnh khắc dòng sông như thể đổi chiều, trôi về phía Baldini, cuồn cuộn vàng ròng.
Đôi mắt Baldini ướt và buồn. Ông đứng lặng một hồi lâu, ngắm bức tranh tuyệt diệu. Chợt ông giật mạnh cửa sổ, mở tung hai cánh và ném cái lọ nước hoa của Pélissier lên cao theo hình cánh cung ra ngoài. Ông thấy nó rơi tõm xuống nước và trong một thoáng xé toang cái tấm thảm óng ánh.
Khí mát lùa vào phòng. Baldini hớp lấy hơi và nhận ra mũi không còn bị tấy nữa. Đoạn ông khép cửa sổ. Đêm xuống gần như cùng lúc ấy và thật bất chợt. Cái bức tranh óng ánh vàng của thành phố và dòng sông đông cứng lại thành cái bóng xám tro. Căn phòng thoắt trở nên tối. Baldini lại đứng như lúc nãy, nhìn sững qua cửa sổ. “Sáng mai ta sẽ không sai ai đến Pélissier cả”, ông nói, hai bàn tay bám lưng ghế. “Ta sẽ không làm thế. Ta cũng sẽ không tìm đến các bà hầu tước già. Mà sáng mai ta sẽ đến công chứng viên để bán nhà và của tiệm. Ta sẽ làm như thế. E basta! [2] “
Ông có vẻ mặt thách thức như của một thằng bé và chợt thấy rất hả hê. Ông lại là Baldini xưa kia, một Baldini trẻ, gan góc và cương quyết như thưở nào, thách thức số phận, cho dù sự thách thức lần này chỉ là bỏ cuộc. Đã sao nào! Không làm gì khác được. Thời buổi túng cùng không cho phép chọn lựa. Chúa cho thời khấm khá lẫn thời khó khăn và Người không muốn ta kêu ca, than khóc lúc khó khan mà hiên ngang vượt qua. Và Người đã báo trước rồi. Cái ảo ảnh vàng, đỏ như máu của thành phố là một cảnh cáo đấy: hành động đi, Baldini, trước khi quá muộn! Nhà của mi còn vững, kho của mi còn đầy, mi còn có thể đạt được giá hời cho cái cửa tiệm xuống dốc. Mi còn tự định đọat được. Cứu cánh của đời mi không phải là dưỡng già, sống khiêm tốn ở Messina nhưng như thế vẫn danh dự hơn và hợp ý Chúa hơn là tàn lụi huy hoàng ở Paris. Cái lũ như Brouet, Calteau và Pélissier cứ việc reo hò chiến thắng. Giuseppe Baldini này nhường trận địa. Nhưng do ông tự nguyện chứ không vì khiếp nhược!
Ông khá tự hào với chính mình. Nhẹ nhõm biết mấy. Lần đầu tiên từ nhiều năm nay cái chứng cứng gân vẫn làm cho căng gáy và hai vai ngày một còng thêm chợt biến khỏi lưng ông, ông đứng thẳng người mà không phải gắng sức, hết đau, thoải mái và vui sướng. Ông hít nhẹ. Ông cảm nhận rất rõ mùi của Amor và Psyche đầy trong phòng, nhưng không để nó quấy rầy nữa. Baldini đã thay đổi đời ông và cảm thấy tuyệt vời. Ông sẽ lên gặp vợ ngay bây giờ, cho bà biết những quyết định của ông rồi sẽ hành hương sang Notre Dame để thắp một ngọn nến cám ơn Chúa đã chỉ đường và đã ban cho ông cái cá tính cương quyết không ngờ.
Với một sự sôi nổi gần như của một thanh niên, ông chụp bộ tóc giả lên cái đầu hói, khoác cái áo choàng xanh, cầm ngọn nến trên bàn, rời phòng làm việc. Ông vừa mới châm nến vào cái đèn đốt bằng mỡ ở cầu thang để soi lối lên lầu thì nghe tiếng chuông dưới tầng trệt. không phải tiếng ngân nga của chùm chuông Ba Tư treo ở cửa tiệm mà là tiếng lách cách ở cổng ra vào của người làm, một thứ tiếng khó chịu vẫn làm ông bực mình. Ông vẫn muốn gỡ nó đi, thay bằng một cái chuông khác cho dễ chịu song thấy tốn kém nên lại thôi; bây giờ thì mặc kệ, ông sẽ bán cái chuông phá rầy này cùng với cái nhà. Mặc cho người ở sau bực mình! Ông chợt nghĩ và cười khúc khích.
Cái chuông lại kêu lách cách. Ông lắng nghe phía dưới. Chắc là ông Chénier đã đi rồi. Cả cô người làm cũng chẳng thấy rục rịch. Thế là Baldini tự xuống mở cổng.
Ông kéo then, đẩy cánh cửa nặng trịch; chẳng thấy gì cả. Bóng tối nuốt chửng ánh nến. Mãi ông mới nhìn ra một hình dạng nhỏ thó, một đứa con nít hay một thằng nhỏ thấp bé, ôm gì đó ở trong tay.
“Mày muốn gì?”
“Maitre Grimal sai tôi đem tới bộ da lừa”, cái hình dạng nọ đáp, bước lại gần và chìa cho Baldini cái cánh tay co lại, trên có vắt mấy tấm da chồng lên nhau. Trong ánh nến Baldini nhận ra khuôn mặt một thằng nhỏ với đôi mắt sợ hãi, láo liên. Nó đứng lom khom như thể nép mình sau cánh tay, giống như một đứa đang chờ bị đánh. Nó chính là Grenouille.
Chú thích:
[1] Không ai bị bắt buộc làm quá khả năng (tiếng La tinh),
[2] Đủ rồi (tiếng La tinh),
Giờ thì ông không còn ngửi thấy gì nữa cả, những chất bay hơi ông hít vào đã làm mũi ông tê đi từ lâu rồi, đến nỗi không có thể nhận ra được những gì ông tin là đã được phân tích chính xác lúc đầu. Ông biết rằng ngửi tiếp là vô ích. Ông sẽ không bao giờ tìm ra cái nước hoa mốt mới này được cấu thành như thế nào, hôm nay chắc chắn không rồi, ngày mai cũng sẽ thế thôi cho dù cái mũi ông, nhờ ơn Chúa, bình thường lại. Ông chưa từng học cách phân tích bằng cách ngửi thế này. Phân một mùi thơm, một toàn thể, dù nó được trộn khéo hay không, ra thành từng mảng, đôi với ông là một việc chán ngắt. Ông không thích. Ông không muốn nữa.
Nhưng tay ông như cái máy, vẫn làm cái động tác mềm mại đã được tập cả nghìn lần: thấm nước hoa vào cái khăn, rũ, phe phẩy ngang mặt rồi, cũng như cái máy, cứ mỗi lần phe phẩy lại hít nhanh một chút không khí đẫm mùi thơm, nhả ra đúng cách…nghĩa là từ từ. Ngửi cho đến lúc cái mũi giải thoát ông khỏi cực hình bằng cách sưng tấy từ bên trong do dị ứng và nghẹt lại như thể bị nút lại bằng sáp. Giờ thì ông không ngửi gì được nữa cả, thở cũng không nổi. Cái mũi bị đóng chặt như bị cảm nặng và trong khoé mắt ông rơm rớm lệ. Lạy Chúa cả trên trời! Giờ thì ông có thể chấm dứt mà không áy náy. Ông đã làm tròn bổn phận mình, làm hết sức, theo đúng mọi nguyên tắc trong nghề và lại vẫn thất bại như mọi lần. Ultra posse nemo obligatur [1] . Sáng sớm mai ông sẽ cho người tới gã Pélissier mua một lọ nước hoa Amor và Psyche để tấm da quý cho bá tước Verhamont như đã được đặt làm. Rồi ông sẽ xách cái rương nhỏ đựng xà bông lỗi thời, túi xạ, pomát, và túi bột thơm tìm tới các bà hầu tước già. Rồi đến một ngày mà các bà hầu tước già cuối cùng nhắm mắt thì ông cũng mất người khách hàng cuối cùng. Lúc ấy ông cũng lọm khọm và sẽ phải bán nhà, cho Pélissier hay một tay lái buôn mới phất nào đấy, có thể được vài ngàn livre. Rồi sẽ thu xếp một hai cái rương, cùng với bà vợ già của ông về lại Italia, nếu lúc ấy bà còn sống.
Và nếu ông sống sót về được đến Italia sau chuyến đi, ông sẽ mua một căn nhà nhỏ ở vùng quê Messina cho rẻ. Rồi ông, Giuseppe Baldini – một thời là nhà làm nước hoa vĩ đại nhất Paris – sẽ qua đời ở đó, khi nào Chúa muốn, trong nghèo đói cùng cực. Thế cũng hay.
Ông nút lọ nước hoa lại, buông bút và lau trán lần cuối với cái khăn tẩm nước hoa.Ông chỉ còn cảm thấy cồn bốc hơi, thế thôi. Ngoài kia mặt trời đang lặn.
Baldini đứng dậy, kéo rèm cửa sổ và ông ngập tới gối trong nắng chiều, rực lên như thể một ngọn đuốc còn âm ỉ. Ông nhìn cái đường viền đỏ thẫm của mặt trời phía sau Louvre và cái ánh lửa nhạt trên những mái nhà lợp đá phiến. Phía dưới ông dòng sông ánh lên như vàng, tàu bè đã biến mất cả.Hình như có gió vì mặt nước gợn lên như vẩy cá, chỗ này chỗ nọ lấp lánh, mỗi lúc một nhiều hơn, như có một bàn tay khổng lồ rải hàng triệu đồng Louis vàng xuống nước và trong một khoảnh khắc dòng sông như thể đổi chiều, trôi về phía Baldini, cuồn cuộn vàng ròng.
Đôi mắt Baldini ướt và buồn. Ông đứng lặng một hồi lâu, ngắm bức tranh tuyệt diệu. Chợt ông giật mạnh cửa sổ, mở tung hai cánh và ném cái lọ nước hoa của Pélissier lên cao theo hình cánh cung ra ngoài. Ông thấy nó rơi tõm xuống nước và trong một thoáng xé toang cái tấm thảm óng ánh.
Khí mát lùa vào phòng. Baldini hớp lấy hơi và nhận ra mũi không còn bị tấy nữa. Đoạn ông khép cửa sổ. Đêm xuống gần như cùng lúc ấy và thật bất chợt. Cái bức tranh óng ánh vàng của thành phố và dòng sông đông cứng lại thành cái bóng xám tro. Căn phòng thoắt trở nên tối. Baldini lại đứng như lúc nãy, nhìn sững qua cửa sổ. “Sáng mai ta sẽ không sai ai đến Pélissier cả”, ông nói, hai bàn tay bám lưng ghế. “Ta sẽ không làm thế. Ta cũng sẽ không tìm đến các bà hầu tước già. Mà sáng mai ta sẽ đến công chứng viên để bán nhà và của tiệm. Ta sẽ làm như thế. E basta! [2] “
Ông có vẻ mặt thách thức như của một thằng bé và chợt thấy rất hả hê. Ông lại là Baldini xưa kia, một Baldini trẻ, gan góc và cương quyết như thưở nào, thách thức số phận, cho dù sự thách thức lần này chỉ là bỏ cuộc. Đã sao nào! Không làm gì khác được. Thời buổi túng cùng không cho phép chọn lựa. Chúa cho thời khấm khá lẫn thời khó khăn và Người không muốn ta kêu ca, than khóc lúc khó khan mà hiên ngang vượt qua. Và Người đã báo trước rồi. Cái ảo ảnh vàng, đỏ như máu của thành phố là một cảnh cáo đấy: hành động đi, Baldini, trước khi quá muộn! Nhà của mi còn vững, kho của mi còn đầy, mi còn có thể đạt được giá hời cho cái cửa tiệm xuống dốc. Mi còn tự định đọat được. Cứu cánh của đời mi không phải là dưỡng già, sống khiêm tốn ở Messina nhưng như thế vẫn danh dự hơn và hợp ý Chúa hơn là tàn lụi huy hoàng ở Paris. Cái lũ như Brouet, Calteau và Pélissier cứ việc reo hò chiến thắng. Giuseppe Baldini này nhường trận địa. Nhưng do ông tự nguyện chứ không vì khiếp nhược!
Ông khá tự hào với chính mình. Nhẹ nhõm biết mấy. Lần đầu tiên từ nhiều năm nay cái chứng cứng gân vẫn làm cho căng gáy và hai vai ngày một còng thêm chợt biến khỏi lưng ông, ông đứng thẳng người mà không phải gắng sức, hết đau, thoải mái và vui sướng. Ông hít nhẹ. Ông cảm nhận rất rõ mùi của Amor và Psyche đầy trong phòng, nhưng không để nó quấy rầy nữa. Baldini đã thay đổi đời ông và cảm thấy tuyệt vời. Ông sẽ lên gặp vợ ngay bây giờ, cho bà biết những quyết định của ông rồi sẽ hành hương sang Notre Dame để thắp một ngọn nến cám ơn Chúa đã chỉ đường và đã ban cho ông cái cá tính cương quyết không ngờ.
Với một sự sôi nổi gần như của một thanh niên, ông chụp bộ tóc giả lên cái đầu hói, khoác cái áo choàng xanh, cầm ngọn nến trên bàn, rời phòng làm việc. Ông vừa mới châm nến vào cái đèn đốt bằng mỡ ở cầu thang để soi lối lên lầu thì nghe tiếng chuông dưới tầng trệt. không phải tiếng ngân nga của chùm chuông Ba Tư treo ở cửa tiệm mà là tiếng lách cách ở cổng ra vào của người làm, một thứ tiếng khó chịu vẫn làm ông bực mình. Ông vẫn muốn gỡ nó đi, thay bằng một cái chuông khác cho dễ chịu song thấy tốn kém nên lại thôi; bây giờ thì mặc kệ, ông sẽ bán cái chuông phá rầy này cùng với cái nhà. Mặc cho người ở sau bực mình! Ông chợt nghĩ và cười khúc khích.
Cái chuông lại kêu lách cách. Ông lắng nghe phía dưới. Chắc là ông Chénier đã đi rồi. Cả cô người làm cũng chẳng thấy rục rịch. Thế là Baldini tự xuống mở cổng.
Ông kéo then, đẩy cánh cửa nặng trịch; chẳng thấy gì cả. Bóng tối nuốt chửng ánh nến. Mãi ông mới nhìn ra một hình dạng nhỏ thó, một đứa con nít hay một thằng nhỏ thấp bé, ôm gì đó ở trong tay.
“Mày muốn gì?”
“Maitre Grimal sai tôi đem tới bộ da lừa”, cái hình dạng nọ đáp, bước lại gần và chìa cho Baldini cái cánh tay co lại, trên có vắt mấy tấm da chồng lên nhau. Trong ánh nến Baldini nhận ra khuôn mặt một thằng nhỏ với đôi mắt sợ hãi, láo liên. Nó đứng lom khom như thể nép mình sau cánh tay, giống như một đứa đang chờ bị đánh. Nó chính là Grenouille.
Chú thích:
[1] Không ai bị bắt buộc làm quá khả năng (tiếng La tinh),
[2] Đủ rồi (tiếng La tinh),