Chương 55: Hồi 55: Rạn nứt và tội lỗi
Còn nhớ năm xưa khi Cao Dạ Lý chỉ mới tám tuổi đầu, trong ký ức non nớt lúc ấy của ả, cha má trước sau như một vẫn luôn tương kính như tân, Dạ Lý chưa bao giờ trông thấy họ cãi nhau hay thậm chí chỉ là lời qua tiếng lại lần nào.
Trong ký ức của ả, tình cảm của cha má vô cùng thắm thiết.
Cho đến một tối nọ, Dạ Lý vô tình nghe được cuộc đối thoại giữa hai người trong buồng phòng khi ả đang trốn trong tủ quần áo chơi trốn tìm với con nhỏ hầu. Ả nhớ rất rõ cha đã lớn tiếng với má như thế nào, lần đầu tiên ả nghe cha lớn tiếng như vậy.
Hé cửa ra nhìn thì quả nhiên Cao Phỉ sắc mặc vô cùng tức giận, thuở ấy ông vẫn còn là một chàng thư sinh mặt trơn nhẵn nhụi, làn da vốn dĩ trắng hồng lại vì giận mà đỏ lửng đỏ lơ, ông gần như là quát vào mặt Nguyễn Thị Quý, rằng: "Sao vậy hả mình!? Tôi thương mình mà, chúng ta là vợ chồng đã có với nhau một đứa con gái, sao mình cứ mãi thương tưởng chuyện cũ vậy hả! Mình nói đi, nói cho tôi biết đi, làm cách nào thì tôi mới có lại được mình? Có lại được người đàn bà mà tôi hết lòng hết dạ yêu quý...mình nói đi!!!"
Ả thấy má ngồi trên giường, đôi mắt mông lung nhìn ra ngoài cửa sổ đang khoá kín nhưng như thể đôi mắt ấy đã xuyên thấu qua cánh cửa và mấy dặm đường để đến một nơi nào đó mà má hằng mong mỏi. Dạ Lý thấy rất kì lạ, vì sao bấy giờ má lại hờ hững với cha quá vậy, muôn lời cha nói cứ như chưa từng có câu nào lọt vào tai má, chẳng thiết tha lắng nghe hay trả lời dù chỉ là nửa chữ.
Cao Phỉ nói thì cứ nói, trút hết ấm ức trong lòng ra mà không có lấy một lời ủi an xoa dịu từ vợ, hồi sau thì ông cũng điên lên, xông tới đè Nguyễn Thị Quý xuống giường mặc cho đối phương ra sức chống cự. Dạ Lý nhìn mà kinh hãi trước cử chỉ thô bạo của người cha từ trước tới nay vẫn luôn dịu dàng với mẹ và mình, trong khoảnh khắc đó, ả đã không còn thấy đâu cha của mình nữa.
"Tránh ra, tránh xa khỏi tôi! Anh không được phép chạm vào tôi!!!"
Nãy giờ dù thế nào cũng không lên tiếng, bây giờ chịu lên tiếng thì lại là câu "Anh không được phép chạm vào tôi." Cao Phỉ nghe xong mà ngẩn người, thừa lúc đó Nguyễn Thị Quý xô ông ra, bà lùi vào sát góc giường cố gắng che chắn ôm lấy từng chút vải vóc đã rách bươm trên thân mình.
Cao Phỉ dường như là bị sốc, rất sốc. Ông chậm rãi xoay đầu nhìn vợ, giọng run run không biết vì quá phẫn giận hay do sắp khóc: "Mình...mình nói gì vậy? Đây là đạo vợ chồng, mình...lại kêu tôi tránh ra? Tôi...tôi không được phép chạm vào vợ của tôi hay sao?"
Nguyễn Thị Quý lại im lặng, bà không nhìn ông, có lẽ vì muốn trốn tránh ánh mắt thê lương của Cao Phỉ hoặc giả bà cũng chẳng muốn nhìn tới ông. Và rõ ràng dù là gì thì nó cũng là nhát dao đang đâm thấu trái tim Cao Phỉ, ông nâng ống tay áo lên quẹt ngang mắt, Dạ Lý không biết cha có khóc không, ả không thấy được, nhưng sau khi cha lấy chiếc áo gấm rồi bước ra khỏi phòng mà không ngoái đầu nhìn lại thì má của ả đã khóc.
Tiếng khóc ấy đối với một đứa trẻ tám tuổi thì nó cũng chỉ là một tiếng khóc thông thường nhưng sau này Dạ Lý mới nhận ra nó cay đắng và tủi hổ đến mức nào. Nguyễn Thị Quý cứ thu mình lại rồi khóc nức nở, hồi sau bà mới giơ bàn tay lên, trên tay ngoài những chiếc cà rá hột xoàn thì còn có một chiếc nhẫn cũ rít, Nguyễn Thị Quý lấy nó ra và kề môi hôn lên từng đừng nét trên chiếc nhẫn. Hành động lúc bấy giờ đối với đứa trẻ Dạ Lý là quá khó hiểu.
Ả nằm trong tủ một hồi vậy mà lại ngủ quên mất, đến khi thức dậy thì đã quá khuya, rón rén rời khỏi buồng của cha má đi ra ngoài thì mới phát hiện con nhỏ hầu của mình đang ngồi trước bậc thềm hu hu khóc. Hóa ra là nhỏ tưởng làm mất ả, không tìm ra được nữa nên sợ quá ngồi đây khóc, từ giã trăn trối gì gì đó trước khi đi thú tội với ông bà chủ, cũng may vừa đúng lúc ấy thì Dạ Lý xuất hiện. Hai đứa trẻ bằng tuổi nhau, lại bên cạnh từ nhỏ nên tình cảm khắng khít, Dạ Lý phải dỗ ngọt một hồi nhỏ mới chịu ngưng mít ướt, rồi cả hai nhảy chân sáo đi pha cà phê sữa, món yêu thích của Dạ Lý để cùng uống.
Thời ấy, Dạ Lý vẫn là Dạ Lý, chưa phải là một cô hai ngang tàng bạo ngược của sau này.
Trẻ con mà, chuyện xem thấy nhớ cũng chẳng nhớ lâu, nhưng cho đến sáng hôm sau thì ả mới nhớ ra cuộc cãi vã của cha má hôm qua khi cả nhà đang cùng ngồi dùng bữa.
"Dạo này em thấy mình bận rộn quá, ăn nhiều một chút cho có sức khỏe." Nguyễn Thị Quý gắp cho Cao Phỉ phần thịt đùi gà mà ông thích ăn nhất.
Cao Phỉ cũng rất thuận ý đưa chén nhận miếng thịt, cũng không quên cười nhẹ dặn dò mấy câu: "Mình nói tôi làm gì, mình mới nên chú ý sức khỏe đó. Thay tôi quản lý Cao gia trang này cũng không dễ dàng gì với tiểu thư cành vàng lá ngọc như mình. Nhớ là đừng để đổ bệnh, tôi sẽ đau lòng biết bao."
Dạ Lý ngồi đối diện nhìn cảnh tượng này má há hốc miệng, ả còn làm rớt luôn đôi đũa đang cầm trên tay. Thật tình nếu không có chuyện tối qua thì cái cách hành xử hôm nay giữa cả hai vẫn là sự bình thường diễn ra mỗi ngày, vốn chẳng đáng bận tâm, nhưng mà tối qua lại để ả nghe được những lời lẽ đó của cha và cả thái độ của má...hai người...lúc này sao lại có thể bình thản như vậy?
"Con sao vậy Dạ Lý?" Nguyễn Thị Quý khó hiểu hỏi.
"Dạ? Dạ không...không sao đâu má...con...con chỉ..."
"Con gái cưng của cha lớn rồi phải tập cầm đũa cho vững vàng chứ, sau này con còn phải giữ vững cả cơ ngơi nhà ta nữa mà." Cao Phỉ nhẹ nhàng mỉm cười, tự mình dạy lại ả cách cầm đũa, bỏ qua ánh mắt quan sát không rõ ý tứ của Nguyễn Thị Quý.
Ông lại thấp giọng nói: "Con à, sau này tất cả đều thuộc về con, con là niềm hi vọng của cha, cha thương con nhiều lắm có biết không?"
"Dạ..." ả cảm thấy hơi gượng gạo một xíu, chỉ là một xíu.
Bữa sáng như thường lệ êm đềm trôi qua trong tiếng cười nói của gia đình nhà họ Cao.
Sau đó, Dạ Lý quyết định suy nghĩ rằng cha má chỉ là cãi nhau, mà vợ chồng cãi nhau thì sớm rồi cũng làm lành, cha má mình có lẽ cũng đã làm lành...có lẽ...
...
Rồi vào một đêm khác cách vài tháng sau đó, đêm này khuya hơn cái đêm trước đây lúc ả vô tình nghe thấy cuộc cãi vã kì lạ của cha má mình.
Đêm này, lại là một sự kì lạ khác...
Nhỏ hầu thân cận của ả tên là Tâm, thường khi ả ngủ trên giường thì con nhỏ trải chiếu ngủ ngay dưới đất chung cùng một phòng, nói là hầu hạ nhưng thực ra giữa cả hai tình cảm không khác chị em, mỗi khi ả gặp ác mộng hay bất trắc gì sẽ đều có Tâm bên cạnh chăm sóc. Cho đến đêm nay chợt giật mình tỉnh dậy giữa đêm, nhìn xuống chiếu thì lại chẳng thấy nhỏ Tâm đâu nên ả mới lọ mọ ôm gấu bông đi tìm.
"Tâm, Tâm ơi Tâm, bạn ở đâu vậy...Tâm ơi..." Dạ Lý đi quanh nhà tìm kiếm, vừa đi vừa khẽ gọi nhưng chẳng thấy nhỏ Tâm đâu.
Quái lạ, giờ này thì có thể đi đâu được chứ?
Đi một hồi thì ả lại lần mò tới cửa sau, nơi thông ra vườn cây nhà ả. Đêm nay trăng tròn vằng vặc nên lờ mờ có thể nhìn thấy được quang cảnh mà không cần đèn đuốc, Dạ Lý đứng ngay ngạch cửa run run ngó đầu dòm ra, ả lại kêu: "Tâm ơi, bạn có ngoài này không? Vào nhà ngủ đi mà..."
Vẫn không có tiếng đáp lời.
Dạ Lý có sợ ma không? Tất nhiên là có, nhưng lúc bấy giờ ả lại càng sợ không tìm được Tâm, bèn đánh liều bước ra ngoài vườn đi tìm.
Giữa cái khoảng không gian mịt mùng, ban ngày thì xanh mát quang đang nhưng ban đêm lại âm u đen kịt, bóng đêm đặc quánh cứ như thể dùng một cái ca liền múc được đầy tràn. Dạ Lý bước từng bước ngắn, thật chậm rãi và cẩn thận, tay ả siết chặt con gấu bông mà lưng áo ướt đẫm mồ hôi: "Tâm ơi, mình năn nỉ đó, bạn có ở đây không thì lên tiếng cho mình biết với...mình sợ lắm..."
Đi một hồi vẫn không có ai, trên đầu chim ăn đêm chốc chốc lại bay qua kêu lên từng tiếng não nuột khiến đứa trẻ Dạ Lý mếu máo thút thít khóc. Chợt, văng vẳng đâu đó bên tai ả lại có một tiếng khóc khác, tiếng khóc nghe mà lạnh cả sóng lưng, nó làm cho Dạ Lý run lên cầm cập, bước cũng bước không nổi để trở về.
"Tâm ơi...mình gặp ma rồi...bạn đang ở đâu mau đến cứu mình với..." Dạ Lý thở dốc, hoặc là ả sắp khóc òa lên hoặc là ả sẽ ngất đi ngay lúc này.
Nhưng mà, bỗng lúc đó ả lại nghe thấy tiếng của nhỏ Tâm, một tiếng rất khẽ nhưng quen thuộc vô cùng, chắc chắn không thể nào nhầm lẫn được!
Và nó phát ra từ nhà kho cách ả chỉ chừng mười bước chân.
Tâm? Sao lại ở trong nhà kho?
Dạ Lý gạt nước mắt, ôm chặt gấu bông mon men tiến lại gần xem thử. Ả nhón chân, vén tấm rèm rách rưới lên xem, qua khung cửa sổ, bên trong nhà kho tối đen như mực, trong này không có ánh trăng rọi vào nên tất nhiên không thể thấy được gì cả nhưng Dạ Lý có thể nghe rõ mồn một những thanh âm phát ra.
Đúng là tiếng của Tâm rồi!
Bạn ấy, bạn ấy đang khóc ư?
Sao bạn ấy lại khóc chứ? Có chuyện cũng không nói với mình, tự nhiên trốn vào nhà kho khóc, Tâm kì quá à.
Ơ, sao lại...là cha...sao cha lại ở đây vậy?...
Dạ Lý giật nảy mình, không thể nào lại có tiếng của cha ả ở đây được, không phải cha đang cùng má ở trong buồng hay sao? Rõ ràng lúc tối cha và má vào buồng đi ngủ như mọi ngày mà?
"Ngoan, yên một chút, con mà cãi lời thì đừng trách ông mạnh tay, sẽ đau lắm đó."
Ả điếng hồn, những lời này là sao vậy? Ả không biết, không hiểu rốt cuộc vì sao cha và Tâm lại ở trong nhà kho vào đêm hôm khuya khoắt thế này, nhưng ả có linh cảm chuyện này là không đúng, là sai lầm, là một điều gì đó rất...tội lỗi...
Nó không nên xảy ra, tuyệt đối không nên xảy ra, Dạ Lý thật sự rất sợ.
Có nên xông vào bên trong không? Có nên hay không? Tiếng của Tâm càng lúc lại càng lớn hơn và nó...kì lạ...
Mình phải cứu Tâm, có đúng không?...Phải cứu Tâm...
Nhưng chân ả mềm nhũn ra, ả đang chết lặng tại chỗ.
Trong ký ức của ả, tình cảm của cha má vô cùng thắm thiết.
Cho đến một tối nọ, Dạ Lý vô tình nghe được cuộc đối thoại giữa hai người trong buồng phòng khi ả đang trốn trong tủ quần áo chơi trốn tìm với con nhỏ hầu. Ả nhớ rất rõ cha đã lớn tiếng với má như thế nào, lần đầu tiên ả nghe cha lớn tiếng như vậy.
Hé cửa ra nhìn thì quả nhiên Cao Phỉ sắc mặc vô cùng tức giận, thuở ấy ông vẫn còn là một chàng thư sinh mặt trơn nhẵn nhụi, làn da vốn dĩ trắng hồng lại vì giận mà đỏ lửng đỏ lơ, ông gần như là quát vào mặt Nguyễn Thị Quý, rằng: "Sao vậy hả mình!? Tôi thương mình mà, chúng ta là vợ chồng đã có với nhau một đứa con gái, sao mình cứ mãi thương tưởng chuyện cũ vậy hả! Mình nói đi, nói cho tôi biết đi, làm cách nào thì tôi mới có lại được mình? Có lại được người đàn bà mà tôi hết lòng hết dạ yêu quý...mình nói đi!!!"
Ả thấy má ngồi trên giường, đôi mắt mông lung nhìn ra ngoài cửa sổ đang khoá kín nhưng như thể đôi mắt ấy đã xuyên thấu qua cánh cửa và mấy dặm đường để đến một nơi nào đó mà má hằng mong mỏi. Dạ Lý thấy rất kì lạ, vì sao bấy giờ má lại hờ hững với cha quá vậy, muôn lời cha nói cứ như chưa từng có câu nào lọt vào tai má, chẳng thiết tha lắng nghe hay trả lời dù chỉ là nửa chữ.
Cao Phỉ nói thì cứ nói, trút hết ấm ức trong lòng ra mà không có lấy một lời ủi an xoa dịu từ vợ, hồi sau thì ông cũng điên lên, xông tới đè Nguyễn Thị Quý xuống giường mặc cho đối phương ra sức chống cự. Dạ Lý nhìn mà kinh hãi trước cử chỉ thô bạo của người cha từ trước tới nay vẫn luôn dịu dàng với mẹ và mình, trong khoảnh khắc đó, ả đã không còn thấy đâu cha của mình nữa.
"Tránh ra, tránh xa khỏi tôi! Anh không được phép chạm vào tôi!!!"
Nãy giờ dù thế nào cũng không lên tiếng, bây giờ chịu lên tiếng thì lại là câu "Anh không được phép chạm vào tôi." Cao Phỉ nghe xong mà ngẩn người, thừa lúc đó Nguyễn Thị Quý xô ông ra, bà lùi vào sát góc giường cố gắng che chắn ôm lấy từng chút vải vóc đã rách bươm trên thân mình.
Cao Phỉ dường như là bị sốc, rất sốc. Ông chậm rãi xoay đầu nhìn vợ, giọng run run không biết vì quá phẫn giận hay do sắp khóc: "Mình...mình nói gì vậy? Đây là đạo vợ chồng, mình...lại kêu tôi tránh ra? Tôi...tôi không được phép chạm vào vợ của tôi hay sao?"
Nguyễn Thị Quý lại im lặng, bà không nhìn ông, có lẽ vì muốn trốn tránh ánh mắt thê lương của Cao Phỉ hoặc giả bà cũng chẳng muốn nhìn tới ông. Và rõ ràng dù là gì thì nó cũng là nhát dao đang đâm thấu trái tim Cao Phỉ, ông nâng ống tay áo lên quẹt ngang mắt, Dạ Lý không biết cha có khóc không, ả không thấy được, nhưng sau khi cha lấy chiếc áo gấm rồi bước ra khỏi phòng mà không ngoái đầu nhìn lại thì má của ả đã khóc.
Tiếng khóc ấy đối với một đứa trẻ tám tuổi thì nó cũng chỉ là một tiếng khóc thông thường nhưng sau này Dạ Lý mới nhận ra nó cay đắng và tủi hổ đến mức nào. Nguyễn Thị Quý cứ thu mình lại rồi khóc nức nở, hồi sau bà mới giơ bàn tay lên, trên tay ngoài những chiếc cà rá hột xoàn thì còn có một chiếc nhẫn cũ rít, Nguyễn Thị Quý lấy nó ra và kề môi hôn lên từng đừng nét trên chiếc nhẫn. Hành động lúc bấy giờ đối với đứa trẻ Dạ Lý là quá khó hiểu.
Ả nằm trong tủ một hồi vậy mà lại ngủ quên mất, đến khi thức dậy thì đã quá khuya, rón rén rời khỏi buồng của cha má đi ra ngoài thì mới phát hiện con nhỏ hầu của mình đang ngồi trước bậc thềm hu hu khóc. Hóa ra là nhỏ tưởng làm mất ả, không tìm ra được nữa nên sợ quá ngồi đây khóc, từ giã trăn trối gì gì đó trước khi đi thú tội với ông bà chủ, cũng may vừa đúng lúc ấy thì Dạ Lý xuất hiện. Hai đứa trẻ bằng tuổi nhau, lại bên cạnh từ nhỏ nên tình cảm khắng khít, Dạ Lý phải dỗ ngọt một hồi nhỏ mới chịu ngưng mít ướt, rồi cả hai nhảy chân sáo đi pha cà phê sữa, món yêu thích của Dạ Lý để cùng uống.
Thời ấy, Dạ Lý vẫn là Dạ Lý, chưa phải là một cô hai ngang tàng bạo ngược của sau này.
Trẻ con mà, chuyện xem thấy nhớ cũng chẳng nhớ lâu, nhưng cho đến sáng hôm sau thì ả mới nhớ ra cuộc cãi vã của cha má hôm qua khi cả nhà đang cùng ngồi dùng bữa.
"Dạo này em thấy mình bận rộn quá, ăn nhiều một chút cho có sức khỏe." Nguyễn Thị Quý gắp cho Cao Phỉ phần thịt đùi gà mà ông thích ăn nhất.
Cao Phỉ cũng rất thuận ý đưa chén nhận miếng thịt, cũng không quên cười nhẹ dặn dò mấy câu: "Mình nói tôi làm gì, mình mới nên chú ý sức khỏe đó. Thay tôi quản lý Cao gia trang này cũng không dễ dàng gì với tiểu thư cành vàng lá ngọc như mình. Nhớ là đừng để đổ bệnh, tôi sẽ đau lòng biết bao."
Dạ Lý ngồi đối diện nhìn cảnh tượng này má há hốc miệng, ả còn làm rớt luôn đôi đũa đang cầm trên tay. Thật tình nếu không có chuyện tối qua thì cái cách hành xử hôm nay giữa cả hai vẫn là sự bình thường diễn ra mỗi ngày, vốn chẳng đáng bận tâm, nhưng mà tối qua lại để ả nghe được những lời lẽ đó của cha và cả thái độ của má...hai người...lúc này sao lại có thể bình thản như vậy?
"Con sao vậy Dạ Lý?" Nguyễn Thị Quý khó hiểu hỏi.
"Dạ? Dạ không...không sao đâu má...con...con chỉ..."
"Con gái cưng của cha lớn rồi phải tập cầm đũa cho vững vàng chứ, sau này con còn phải giữ vững cả cơ ngơi nhà ta nữa mà." Cao Phỉ nhẹ nhàng mỉm cười, tự mình dạy lại ả cách cầm đũa, bỏ qua ánh mắt quan sát không rõ ý tứ của Nguyễn Thị Quý.
Ông lại thấp giọng nói: "Con à, sau này tất cả đều thuộc về con, con là niềm hi vọng của cha, cha thương con nhiều lắm có biết không?"
"Dạ..." ả cảm thấy hơi gượng gạo một xíu, chỉ là một xíu.
Bữa sáng như thường lệ êm đềm trôi qua trong tiếng cười nói của gia đình nhà họ Cao.
Sau đó, Dạ Lý quyết định suy nghĩ rằng cha má chỉ là cãi nhau, mà vợ chồng cãi nhau thì sớm rồi cũng làm lành, cha má mình có lẽ cũng đã làm lành...có lẽ...
...
Rồi vào một đêm khác cách vài tháng sau đó, đêm này khuya hơn cái đêm trước đây lúc ả vô tình nghe thấy cuộc cãi vã kì lạ của cha má mình.
Đêm này, lại là một sự kì lạ khác...
Nhỏ hầu thân cận của ả tên là Tâm, thường khi ả ngủ trên giường thì con nhỏ trải chiếu ngủ ngay dưới đất chung cùng một phòng, nói là hầu hạ nhưng thực ra giữa cả hai tình cảm không khác chị em, mỗi khi ả gặp ác mộng hay bất trắc gì sẽ đều có Tâm bên cạnh chăm sóc. Cho đến đêm nay chợt giật mình tỉnh dậy giữa đêm, nhìn xuống chiếu thì lại chẳng thấy nhỏ Tâm đâu nên ả mới lọ mọ ôm gấu bông đi tìm.
"Tâm, Tâm ơi Tâm, bạn ở đâu vậy...Tâm ơi..." Dạ Lý đi quanh nhà tìm kiếm, vừa đi vừa khẽ gọi nhưng chẳng thấy nhỏ Tâm đâu.
Quái lạ, giờ này thì có thể đi đâu được chứ?
Đi một hồi thì ả lại lần mò tới cửa sau, nơi thông ra vườn cây nhà ả. Đêm nay trăng tròn vằng vặc nên lờ mờ có thể nhìn thấy được quang cảnh mà không cần đèn đuốc, Dạ Lý đứng ngay ngạch cửa run run ngó đầu dòm ra, ả lại kêu: "Tâm ơi, bạn có ngoài này không? Vào nhà ngủ đi mà..."
Vẫn không có tiếng đáp lời.
Dạ Lý có sợ ma không? Tất nhiên là có, nhưng lúc bấy giờ ả lại càng sợ không tìm được Tâm, bèn đánh liều bước ra ngoài vườn đi tìm.
Giữa cái khoảng không gian mịt mùng, ban ngày thì xanh mát quang đang nhưng ban đêm lại âm u đen kịt, bóng đêm đặc quánh cứ như thể dùng một cái ca liền múc được đầy tràn. Dạ Lý bước từng bước ngắn, thật chậm rãi và cẩn thận, tay ả siết chặt con gấu bông mà lưng áo ướt đẫm mồ hôi: "Tâm ơi, mình năn nỉ đó, bạn có ở đây không thì lên tiếng cho mình biết với...mình sợ lắm..."
Đi một hồi vẫn không có ai, trên đầu chim ăn đêm chốc chốc lại bay qua kêu lên từng tiếng não nuột khiến đứa trẻ Dạ Lý mếu máo thút thít khóc. Chợt, văng vẳng đâu đó bên tai ả lại có một tiếng khóc khác, tiếng khóc nghe mà lạnh cả sóng lưng, nó làm cho Dạ Lý run lên cầm cập, bước cũng bước không nổi để trở về.
"Tâm ơi...mình gặp ma rồi...bạn đang ở đâu mau đến cứu mình với..." Dạ Lý thở dốc, hoặc là ả sắp khóc òa lên hoặc là ả sẽ ngất đi ngay lúc này.
Nhưng mà, bỗng lúc đó ả lại nghe thấy tiếng của nhỏ Tâm, một tiếng rất khẽ nhưng quen thuộc vô cùng, chắc chắn không thể nào nhầm lẫn được!
Và nó phát ra từ nhà kho cách ả chỉ chừng mười bước chân.
Tâm? Sao lại ở trong nhà kho?
Dạ Lý gạt nước mắt, ôm chặt gấu bông mon men tiến lại gần xem thử. Ả nhón chân, vén tấm rèm rách rưới lên xem, qua khung cửa sổ, bên trong nhà kho tối đen như mực, trong này không có ánh trăng rọi vào nên tất nhiên không thể thấy được gì cả nhưng Dạ Lý có thể nghe rõ mồn một những thanh âm phát ra.
Đúng là tiếng của Tâm rồi!
Bạn ấy, bạn ấy đang khóc ư?
Sao bạn ấy lại khóc chứ? Có chuyện cũng không nói với mình, tự nhiên trốn vào nhà kho khóc, Tâm kì quá à.
Ơ, sao lại...là cha...sao cha lại ở đây vậy?...
Dạ Lý giật nảy mình, không thể nào lại có tiếng của cha ả ở đây được, không phải cha đang cùng má ở trong buồng hay sao? Rõ ràng lúc tối cha và má vào buồng đi ngủ như mọi ngày mà?
"Ngoan, yên một chút, con mà cãi lời thì đừng trách ông mạnh tay, sẽ đau lắm đó."
Ả điếng hồn, những lời này là sao vậy? Ả không biết, không hiểu rốt cuộc vì sao cha và Tâm lại ở trong nhà kho vào đêm hôm khuya khoắt thế này, nhưng ả có linh cảm chuyện này là không đúng, là sai lầm, là một điều gì đó rất...tội lỗi...
Nó không nên xảy ra, tuyệt đối không nên xảy ra, Dạ Lý thật sự rất sợ.
Có nên xông vào bên trong không? Có nên hay không? Tiếng của Tâm càng lúc lại càng lớn hơn và nó...kì lạ...
Mình phải cứu Tâm, có đúng không?...Phải cứu Tâm...
Nhưng chân ả mềm nhũn ra, ả đang chết lặng tại chỗ.