Chương 9: Nhỏ ăn trộm (9)
Edit: Lune
Chớp mắt đã gần Tết.
Tôn Tề và những "đàn em" khác của Đoàn Chước đều đã về quê ăn Tết.
Quý Miên không có khái niệm về Tết, mà "Quý Miên" cũng chưa từng trải qua dịp này trong mười mấy năm qua. Theo những thường thức mà "Quý Miên" để lại cho cậu thì Tết là ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người dân nơi đây, là dịp để đoàn tụ với gia đình.
Quý Miên không có người thân nên cậu cho rằng Tết không liên quan đến mình.
Cậu vốn định sẽ ở lì trong căn phòng trên tầng ba vài ngày, cho đến khi những người khác ăn Tết xong quay lại, lúc đó cậu có thể tiếp tục bào gỗ, quay lại cuộc sống bình dị và vui vẻ của mình.
Cho đến đêm Giao thừa, có người gõ cửa phòng cậu.
Mở cửa ra, người đứng ngoài cửa là Đoàn Chước. Anh ăn mặc rất đơn giản, bên ngoài là áo lửng màu đen, bên trong chỉ mặc một cái áo len trắng thấp cổ. Trong tiết trời giá rét của mùa đông thế này, trông lạnh cực kỳ.
Quý Miên nhìn anh, vô thức quấn chặt áo lông của mình, nhỏ giọng hỏi: "Anh? Sao vậy ạ?"
Đoàn Chước trả lời ngắn gọn như thường lệ, chỉ có hai chữ:
"Xuống đây."
Quý Miên bèn đi theo anh xuống tầng hai.
Ở tầng hai còn có một người khác — Mục Ngữ Mạn.
Lúc đi theo Đoàn Chước vào cửa, Quý Miên đúng lúc trông thấy Mục Ngữ Mạn đang bưng một đĩa cá kho từ trong bếp đi ra.
Mùi thơm nức mũi lan khắp phòng.
Quý Miên khẽ nuốt nước miếng.
Vừa thấy Quý Miên, đôi mắt tựa thu thủy của cô cong lên: "Quý Miên đến rồi à."
Trên bàn ăn trong phòng ăn bày biện sáu bảy món ăn trông rất hấp dẫn. Mục Ngữ Mạn để đĩa cá trong tay mình xuống chính giữa bàn, có vẻ như đã bày biện xong rồi.
Sau khi dẫn Quý Miên vào, Đoàn Chước không quan tâm đến cậu nữa, hờ hững ngồi xuống bàn ăn trước.
Quý Miên do dự một lúc cũng chậm rãi đi đến, nhưng không dám ngồi.
"Anh." Cậu đứng trước mặt Đoàn Chước, lễ phép hỏi: "Anh gọi em xuống đây làm gì vậy ạ?"
"..." Đoàn Chước yên lặng nhìn cậu, ánh mắt hiện lên vẻ không biết nói gì: "Cậu là đồ ngốc à?"
"Em không..." Quý Miên vừa định cãi lại thì nghĩ đến yêu cầu đầu tiên Đoàn Chước nói lúc cho cậu ở lại — phải nghe lời.
Thế là cậu im miệng, chần chờ gật đầu.
"Phụt..." Mục Ngữ Mạn không nhịn được bật cười: "Tết nhất rồi, sao lại để em vất vả làm gì nữa? Ngồi xuống ăn cơm tất niên đi."
Cơm tất niên...
Ồ, thì ra là vậy.
Quý Miên nắm vạt áo, ngồi xuống đối diện với Đoàn Chước và Mục Ngữ Mạn.
Quý Miên thích ăn cá, còn nhằn xương rất giỏi nữa.
Cậu gắp một miếng cá, nhai vài lần rồi cúi đầu nhả mấy cái xương cá nhỏ xíu vào đĩa để xương, khiến người ta nghi ngờ rằng trên lưỡi cậu có cấu tạo đặc biệt nào đó mà con người không có.
"Chị Ngữ Mạn, chị nấu ăn ngon ghê."
Mục Ngữ Mạn cười tít mắt: "Món đó là Đoàn Chước làm, nó đợi đến khi món cá gần cạn nước mới lên gọi em đó, còn chị chỉ phụ trách tắt bếp rồi bưng đĩa ra thôi."
Ngày thường không thấy Đoàn Chước vào bếp bao giờ nên Quý Miên hoàn toàn không nghĩ là anh làm.
"À..." Quý Miên kiên trì nói lại: "Anh, anh nấu ăn ngon ghê."
Mấy giây trôi qua, không ai để ý đến cậu.
Lại qua mấy giây nữa mới nghe thấy Đoàn Chước biếng nhác "Ừ" một tiếng.
Quý Miên đi theo Đoàn Chước bào gỗ vài tháng nên dĩ nhiên cũng hiểu rõ tính khí thất thường của đại ca mình, lúc nào cũng tỏ ra lạnh nhạt hờ hững với mọi người.
Cậu cúi đầu ăn cơm, vì xấu hổ nên đầu gần như vùi vào trong bát cơm.
Cậu thích ăn Tết, ăn Tết còn vui hơn cả sinh nhật.
Đang ăn thì Mục Ngữ Mạn bỗng hắng giọng, giọng điệu rất đỗi dịu dàng: "Quý Miên, sau Tết em có nghĩ đến việc về nhà thăm bố mẹ em không?"
"Về nhà ạ?"
"Em đi lâu như vậy rồi, có lẽ bố mẹ em cũng nhớ em lắm." Trong khu ổ chuột, Mục Ngữ Mạn đã gặp rất nhiều người, đủ mọi loại người, cũng đã từng gặp rất nhiều thanh thiếu niên mười mấy tuổi đang trong giai đoạn phản nghịch, sau khi nảy sinh mâu thuẫn với bố mẹ thì bỏ nhà đi bụi.
Mục Ngữ Mạn chưa từng nghĩ mình sẽ nói nhiều hơn một câu với mấy người đó, bọn họ bướng bỉnh như con lừa, cũng ngu ngốc như con lừa, không biết sống chết, không biết quay đầu.
Nhưng Quý Miên không phải, em ấy là một đứa trẻ ngoan, em ấy nên về nhà.
Quý Miên đúng lúc đang xúc cơm ăn, cậu nhai rất lâu, nghĩ xem nên trả lời thế nào.
Nếu biết hoàn cảnh gia đình cậu, chị Ngữ Mạn chắc chắn sẽ rất buồn. Cậu không muốn làm chị Ngữ Mạn buồn nên trong mấy tháng sau khi đến đây, cậu chưa bao giờ nhắc đến chuyện này. Nhưng nói dối cũng sẽ làm cậu rất khó chịu, Quý Miên không muốn nói dối, nhất là với chị Ngữ Mạn.
Cậu ngập ngừng hồi lâu, vẫn quyết định nói thật: "Mẹ em bỏ đi lâu rồi, bố em cũng đã có gia đình mới, ông ấy không nhớ em đâu, không có ai nhớ em đâu chị."
Quý Miên lo bị Mục Ngữ Mạn hiểu lầm là nói dối nên cậu lại nhỏ giọng nói thêm một câu không có mấy sức thuyết phục: "Thật đó."
Bầu không khí đột nhiên lặng phắc, tay cầm đũa của Mục Ngữ Mạn cứng đờ.
Ngay cả động tác nhai của Đoàn Chước cũng dừng lại, rồi anh nhìn về phía cậu.
Mục Ngữ Mạn không ngờ chuyện lại như vậy, cô biết Quý Miên sẽ không nói dối.
Bấy giờ cô mới vỡ lẽ: Đúng vậy, Quý Miên ngoan ngoãn hiểu chuyện như thế, nếu gia đình em ấy bình thường thì sao lại phải bỏ đi?
Môi Mục Ngữ Mạn mím chặt, cô thấy hối hận vì đã nói những lời không hay, lại còn chọn đúng bữa cơm tất niên để nhắc đến chuyện này nữa.
Bầu không khí trên bàn ăn bỗng trở nên nặng nề.
Quý Miên rất buồn, cậu cảm thấy mình đã phá hỏng ngày lễ tốt đẹp nhất trong năm của mọi người.
Cậu đúng là kẻ trộm, đánh cắp sự ấm áp và niềm vui của Mục Ngữ Mạn với Đoàn Chước, chỉ mang đến sự ngột ngạt và nặng nề cho họ.
Ánh mắt hốt hoảng của Quý Miên lướt qua hai người, cuối cùng dừng lại trước con ngươi đen kịt trong mắt Đoàn Chước.
Quý Miên có một đôi mắt không biết giấu tâm sự, ánh mắt trong veo không thể giấu được bất cứ cảm xúc nào, lúc này sự bất an và hối lỗi hiện rõ trong mắt cậu đã bị người đàn ông ngồi đối diện nhìn thấu.
Cậu hoang mang nhìn Đoàn Chước, trên mặt hiện lên tín hiệu cầu cứu mà bản thân còn chưa nhận ra.
Nhưng người bị cậu nhìn chằm chằm lại nhận ra.
Ngay giây sau, Đoàn Chước thản nhiên cất lời: "Ăn cơm thôi."
Câu nói kia vang lên như thể có một công tắc vô hình nào đó đã được đóng lại, ngăn chặn quá khứ u ám cùng bầu không khí nặng nề bên ngoài.
Sau bữa cơm tất niên, Quý Miên tự giác nhận việc dọn dẹp căn bếp, để Mục Ngữ Mạn nghỉ ngơi ngoài phòng khách.
Cậu xếp gọn bát đĩa, để một phần vào trong bồn, bắt đầu rửa bát.
Một lúc sau, Đoàn Chước cũng bước vào, không nói lời nào xếp bát đĩa đã được rửa sạch lên giá, rồi tiện tay đổ rác.
"Anh?"
"Sao."
"Em làm được mà."
Đoàn Chước không trả lời cậu.
Bình thường Tôn Tề đến ăn chực, anh còn lâu mới giúp. Nhưng hôm nay bát đũa nhiều, để mình Quý Miên dọn thì khéo chương trình Xuân Vãn cũng chiếu xong rồi.
Hơn nữa...
Đoàn Chước nhìn chằm chằm vào cái gáy của Quý Miên đang bận rộn.
Vừa nãy từ ngoài bếp nhìn vào, trông bóng lưng gầy gỏ lẻ loi của cậu như thể phải chịu nhiều ấm ức trong anh lắm vậy.
"... Xin lỗi anh." Giữa tiếng bát đĩa chạm vào nhau, Quý Miên lên tiếng.
Cậu cúi đầu xoay người lại, trong đôi mắt xinh đẹp phản chiếu hình bóng Đoàn Chước.
"Ngày lễ vốn đang vui lại bị em phá hỏng hết rồi."
"..."
Đoàn Chước nhìn cậu một lúc rồi bỗng quay đi.
Quả nhiên là đồ ngốc. Anh thầm nghĩ.
Chớp mắt đã gần Tết.
Tôn Tề và những "đàn em" khác của Đoàn Chước đều đã về quê ăn Tết.
Quý Miên không có khái niệm về Tết, mà "Quý Miên" cũng chưa từng trải qua dịp này trong mười mấy năm qua. Theo những thường thức mà "Quý Miên" để lại cho cậu thì Tết là ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người dân nơi đây, là dịp để đoàn tụ với gia đình.
Quý Miên không có người thân nên cậu cho rằng Tết không liên quan đến mình.
Cậu vốn định sẽ ở lì trong căn phòng trên tầng ba vài ngày, cho đến khi những người khác ăn Tết xong quay lại, lúc đó cậu có thể tiếp tục bào gỗ, quay lại cuộc sống bình dị và vui vẻ của mình.
Cho đến đêm Giao thừa, có người gõ cửa phòng cậu.
Mở cửa ra, người đứng ngoài cửa là Đoàn Chước. Anh ăn mặc rất đơn giản, bên ngoài là áo lửng màu đen, bên trong chỉ mặc một cái áo len trắng thấp cổ. Trong tiết trời giá rét của mùa đông thế này, trông lạnh cực kỳ.
Quý Miên nhìn anh, vô thức quấn chặt áo lông của mình, nhỏ giọng hỏi: "Anh? Sao vậy ạ?"
Đoàn Chước trả lời ngắn gọn như thường lệ, chỉ có hai chữ:
"Xuống đây."
Quý Miên bèn đi theo anh xuống tầng hai.
Ở tầng hai còn có một người khác — Mục Ngữ Mạn.
Lúc đi theo Đoàn Chước vào cửa, Quý Miên đúng lúc trông thấy Mục Ngữ Mạn đang bưng một đĩa cá kho từ trong bếp đi ra.
Mùi thơm nức mũi lan khắp phòng.
Quý Miên khẽ nuốt nước miếng.
Vừa thấy Quý Miên, đôi mắt tựa thu thủy của cô cong lên: "Quý Miên đến rồi à."
Trên bàn ăn trong phòng ăn bày biện sáu bảy món ăn trông rất hấp dẫn. Mục Ngữ Mạn để đĩa cá trong tay mình xuống chính giữa bàn, có vẻ như đã bày biện xong rồi.
Sau khi dẫn Quý Miên vào, Đoàn Chước không quan tâm đến cậu nữa, hờ hững ngồi xuống bàn ăn trước.
Quý Miên do dự một lúc cũng chậm rãi đi đến, nhưng không dám ngồi.
"Anh." Cậu đứng trước mặt Đoàn Chước, lễ phép hỏi: "Anh gọi em xuống đây làm gì vậy ạ?"
"..." Đoàn Chước yên lặng nhìn cậu, ánh mắt hiện lên vẻ không biết nói gì: "Cậu là đồ ngốc à?"
"Em không..." Quý Miên vừa định cãi lại thì nghĩ đến yêu cầu đầu tiên Đoàn Chước nói lúc cho cậu ở lại — phải nghe lời.
Thế là cậu im miệng, chần chờ gật đầu.
"Phụt..." Mục Ngữ Mạn không nhịn được bật cười: "Tết nhất rồi, sao lại để em vất vả làm gì nữa? Ngồi xuống ăn cơm tất niên đi."
Cơm tất niên...
Ồ, thì ra là vậy.
Quý Miên nắm vạt áo, ngồi xuống đối diện với Đoàn Chước và Mục Ngữ Mạn.
Quý Miên thích ăn cá, còn nhằn xương rất giỏi nữa.
Cậu gắp một miếng cá, nhai vài lần rồi cúi đầu nhả mấy cái xương cá nhỏ xíu vào đĩa để xương, khiến người ta nghi ngờ rằng trên lưỡi cậu có cấu tạo đặc biệt nào đó mà con người không có.
"Chị Ngữ Mạn, chị nấu ăn ngon ghê."
Mục Ngữ Mạn cười tít mắt: "Món đó là Đoàn Chước làm, nó đợi đến khi món cá gần cạn nước mới lên gọi em đó, còn chị chỉ phụ trách tắt bếp rồi bưng đĩa ra thôi."
Ngày thường không thấy Đoàn Chước vào bếp bao giờ nên Quý Miên hoàn toàn không nghĩ là anh làm.
"À..." Quý Miên kiên trì nói lại: "Anh, anh nấu ăn ngon ghê."
Mấy giây trôi qua, không ai để ý đến cậu.
Lại qua mấy giây nữa mới nghe thấy Đoàn Chước biếng nhác "Ừ" một tiếng.
Quý Miên đi theo Đoàn Chước bào gỗ vài tháng nên dĩ nhiên cũng hiểu rõ tính khí thất thường của đại ca mình, lúc nào cũng tỏ ra lạnh nhạt hờ hững với mọi người.
Cậu cúi đầu ăn cơm, vì xấu hổ nên đầu gần như vùi vào trong bát cơm.
Cậu thích ăn Tết, ăn Tết còn vui hơn cả sinh nhật.
Đang ăn thì Mục Ngữ Mạn bỗng hắng giọng, giọng điệu rất đỗi dịu dàng: "Quý Miên, sau Tết em có nghĩ đến việc về nhà thăm bố mẹ em không?"
"Về nhà ạ?"
"Em đi lâu như vậy rồi, có lẽ bố mẹ em cũng nhớ em lắm." Trong khu ổ chuột, Mục Ngữ Mạn đã gặp rất nhiều người, đủ mọi loại người, cũng đã từng gặp rất nhiều thanh thiếu niên mười mấy tuổi đang trong giai đoạn phản nghịch, sau khi nảy sinh mâu thuẫn với bố mẹ thì bỏ nhà đi bụi.
Mục Ngữ Mạn chưa từng nghĩ mình sẽ nói nhiều hơn một câu với mấy người đó, bọn họ bướng bỉnh như con lừa, cũng ngu ngốc như con lừa, không biết sống chết, không biết quay đầu.
Nhưng Quý Miên không phải, em ấy là một đứa trẻ ngoan, em ấy nên về nhà.
Quý Miên đúng lúc đang xúc cơm ăn, cậu nhai rất lâu, nghĩ xem nên trả lời thế nào.
Nếu biết hoàn cảnh gia đình cậu, chị Ngữ Mạn chắc chắn sẽ rất buồn. Cậu không muốn làm chị Ngữ Mạn buồn nên trong mấy tháng sau khi đến đây, cậu chưa bao giờ nhắc đến chuyện này. Nhưng nói dối cũng sẽ làm cậu rất khó chịu, Quý Miên không muốn nói dối, nhất là với chị Ngữ Mạn.
Cậu ngập ngừng hồi lâu, vẫn quyết định nói thật: "Mẹ em bỏ đi lâu rồi, bố em cũng đã có gia đình mới, ông ấy không nhớ em đâu, không có ai nhớ em đâu chị."
Quý Miên lo bị Mục Ngữ Mạn hiểu lầm là nói dối nên cậu lại nhỏ giọng nói thêm một câu không có mấy sức thuyết phục: "Thật đó."
Bầu không khí đột nhiên lặng phắc, tay cầm đũa của Mục Ngữ Mạn cứng đờ.
Ngay cả động tác nhai của Đoàn Chước cũng dừng lại, rồi anh nhìn về phía cậu.
Mục Ngữ Mạn không ngờ chuyện lại như vậy, cô biết Quý Miên sẽ không nói dối.
Bấy giờ cô mới vỡ lẽ: Đúng vậy, Quý Miên ngoan ngoãn hiểu chuyện như thế, nếu gia đình em ấy bình thường thì sao lại phải bỏ đi?
Môi Mục Ngữ Mạn mím chặt, cô thấy hối hận vì đã nói những lời không hay, lại còn chọn đúng bữa cơm tất niên để nhắc đến chuyện này nữa.
Bầu không khí trên bàn ăn bỗng trở nên nặng nề.
Quý Miên rất buồn, cậu cảm thấy mình đã phá hỏng ngày lễ tốt đẹp nhất trong năm của mọi người.
Cậu đúng là kẻ trộm, đánh cắp sự ấm áp và niềm vui của Mục Ngữ Mạn với Đoàn Chước, chỉ mang đến sự ngột ngạt và nặng nề cho họ.
Ánh mắt hốt hoảng của Quý Miên lướt qua hai người, cuối cùng dừng lại trước con ngươi đen kịt trong mắt Đoàn Chước.
Quý Miên có một đôi mắt không biết giấu tâm sự, ánh mắt trong veo không thể giấu được bất cứ cảm xúc nào, lúc này sự bất an và hối lỗi hiện rõ trong mắt cậu đã bị người đàn ông ngồi đối diện nhìn thấu.
Cậu hoang mang nhìn Đoàn Chước, trên mặt hiện lên tín hiệu cầu cứu mà bản thân còn chưa nhận ra.
Nhưng người bị cậu nhìn chằm chằm lại nhận ra.
Ngay giây sau, Đoàn Chước thản nhiên cất lời: "Ăn cơm thôi."
Câu nói kia vang lên như thể có một công tắc vô hình nào đó đã được đóng lại, ngăn chặn quá khứ u ám cùng bầu không khí nặng nề bên ngoài.
Sau bữa cơm tất niên, Quý Miên tự giác nhận việc dọn dẹp căn bếp, để Mục Ngữ Mạn nghỉ ngơi ngoài phòng khách.
Cậu xếp gọn bát đĩa, để một phần vào trong bồn, bắt đầu rửa bát.
Một lúc sau, Đoàn Chước cũng bước vào, không nói lời nào xếp bát đĩa đã được rửa sạch lên giá, rồi tiện tay đổ rác.
"Anh?"
"Sao."
"Em làm được mà."
Đoàn Chước không trả lời cậu.
Bình thường Tôn Tề đến ăn chực, anh còn lâu mới giúp. Nhưng hôm nay bát đũa nhiều, để mình Quý Miên dọn thì khéo chương trình Xuân Vãn cũng chiếu xong rồi.
Hơn nữa...
Đoàn Chước nhìn chằm chằm vào cái gáy của Quý Miên đang bận rộn.
Vừa nãy từ ngoài bếp nhìn vào, trông bóng lưng gầy gỏ lẻ loi của cậu như thể phải chịu nhiều ấm ức trong anh lắm vậy.
"... Xin lỗi anh." Giữa tiếng bát đĩa chạm vào nhau, Quý Miên lên tiếng.
Cậu cúi đầu xoay người lại, trong đôi mắt xinh đẹp phản chiếu hình bóng Đoàn Chước.
"Ngày lễ vốn đang vui lại bị em phá hỏng hết rồi."
"..."
Đoàn Chước nhìn cậu một lúc rồi bỗng quay đi.
Quả nhiên là đồ ngốc. Anh thầm nghĩ.