Chương : 3
Đức ông Louigi Donati, thư ký riêng của Đức Giáo hoàng Paul VII đang chờ Gabriel trong sảnh khách sạn King David lúc mười một giờ sáng ngày hôm sau. Ông cao và gầy, đẹp trai như minh tinh màn bạc Italia. Bộ y phục áo choàng La Mã, đồng hồ Thụy Sĩ đắt tiền trên cổ tay, cộng với chiếc bút mực bằng vàng đính ở túi áo ngực cho thấy Đức ông, mặc dù có vẻ giản dị, nhưng thật ra lại là một người khá tinh tế. Đôi mắt đen toát lên sự thông minh xuất chúng và cương quyết, đường nét ngang ngạnh của cằm cho thấy ông không bao giờ chùn bước kể cả khi gặp nguy hiểm. Báo chí Vatican mô tả ông như một Rasputin về mặt giấy tờ, một quyền lực đằng sau ngai vàng Giáo hoàng. Kẻ thù của Donati trong Hội đồng Hồng y thường nhắc đến ông bằng hỗn danh “Giáo hoàng Đen”, một cách gọi khơi gợi trung thực, xuất thân thầy tu Dòng tên của ông.
Họ băng qua thung lũng Hinnom và trèo lên sườn đồi tới bức tường phía đông Thành Cổ. Con đường mòn dọc chân tường đang nằm trong bóng râm. Họ đi trên con đường đó về hướng nam, sau đó vòng qua góc và đi qua cổng Zion. Trên phố Do Thái, Donati lấy một mẩu giấy từ túi áo. “Đức Thánh Cha muốn tôi đặt miếng giấy này ở tường phía Tây”.
Họ theo một nhóm người haredim (những người theo đạo Do Thái chính thống) xuống Tif’eret Yisra’el. Donati trong bộ đồ đen trông như cùng một nhóm với họ. Tới cuối đường, họ bước xuống những bậc thang rộng bằng đá dẫn tới quảng trường trước bức tường. Một hàng người dài xếp hàng từ quầy an ninh. Gabriel, sau khi nói nhỏ câu gì đó với người nữ cảnh sát biên giới, dẫn Donati đi vòng qua máy dò kim loại vào quảng trường.
“Sao anh không làm giống những người bình thường?”
“Cha vào đi”, Gabriel nói. “Tôi sẽ chờ ở đây”.
Donati quay người và vô tình đi về phía tường dành cho phụ nữ. Gabriel kín đáo chắt lưỡi và hướng dẫn ông đi về phía tường dành cho nam giới. Donati chọn một chiếc kippah (mũ trùm đầu của người Do Thái) từ chiếc giỏ công cộng và đội một cách cẩu thả trên đầu. Ông đứng trước bức tường một lúc và yên lặng cầu nguyện, sau đó ông nhét cuộn giấy nhỏ vào chỗ nứt trên viên đá Herodian màu nâu.
“Tờ giấy đó viết gì?”. Gabriel hỏi khi Donati quay trở lại.
“Trên đó ghi lời cầu xin hòa bình”.
“Cha nên để tờ giấy ở trên đó”, Gabriel nói, chỉ về hướng nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa.
“Anh thay đổi rồi”, Donati nói. “Người tôi gặp cách đây ba năm không bao giờ nói câu này”.
“Tất cả chúng ta đều thay đổi, Luigi. Không còn phe hòa bình ở đất nước này nữa, chỉ còn phe an ninh. A’astory không tính đến việc này khi ông ta dùng những kẻ đánh bom tự sát”.
“A’astory đâu còn nữa”.
“Đúng vậy, nhưng những tổn thất ông ta để lại phải mất cả thế hệ mới có thể phục hồi“. Anh nhún vai. “Ai biết được? Có lẽ những vết thương của cuộc nổi dậy lần hai sẽ không bao giờ lành”.
“Chẳng lẽ việc giết người cứ tiếp diễn mãi? Chắc chắn các anh không mong chờ một việc như thế”.
“Dĩ nhiên chúng tôi phải sẵn sàng, Luigi. Đó chính là thực trạng của nơi này”.
Họ rời phố Do Thái và đi bộ tới nhà thờ Thánh Sepulcher. Gabriel chờ trong sân trong khi Donati, sau khi từ chối lời mời mọc của những hướng dẫn viên du lịch tự do, bước vào trong nhà thờ. Ông quay trở ra mười phút sau. “Bên trong tối tăm quá”, ông nói. “Nói thật với anh tôi thấy hơi thất vọng”.
“Tôi e rằng tất cả mọi người đều nhận xét giống Cha”.
Họ rời sân nhà thờ và đến Via Dolorosa. Một nhóm hành hương người Mỹ, do vị linh mục mặc áo dài màu nâu tay cầm bong bóng khí helium màu đỏ dẫn đầu, đi ngược về phía họ. Donati nhìn cảnh tượng đó với niềm vui hiện rõ trên gương mặt.
“Cha còn niềm tin không?”. Gabriel đột nhiên hỏi.
Donati suy nghĩ rồi mới trả lời. “Tôi chắc anh đoán được rằng niềm tin cá nhân tôi là một thứ rất phức tạp. Nhưng tôi tin vào sức mạnh của nhà thờ Thiên Chúa La Mã. Tôi tin nó sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho thế giới đầy tội lỗi này. Và tôi tin vào Giáo hoàng”.
“Vậy có thể Cha là người không có đức tin nếu so với những người có niềm tin lớn lao”.
“Nói rất hay”, Donati đáp. “Vậy còn anh? Anh vẫn còn tin chứ? Hay anh đã từng bao giờ có niềm tin chưa?”
Gariel dừng bước. “Người Canaanites, người Hittites, Amalekites, người Moabites - họ không còn nữa. Nhưng vì một lí do nào đấy chúng ta vẫn còn ở đây. Có lẽ bởi vì cách đây 4000 năm Chúa trời đã kí giao kèo với Abraham. Ai biết được?”
“Ta sẽ thi án giáng phúc cho ngươi, sẽ làm cho dòng dõi ngươi nên đông, nên nhiều như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển”. Donati trích dẫn
“Dòng dõi ngươi sẽ chiếm được thành trì của địch”, Gabriel hoàn tất phần còn lại trong đoạn cho Donati. “Bây giờ kẻ thù của tôi muốn đòi lại thành trì của mình. Hắn sẵn sàng làm bất cứ điều gì, kể cả hi sinh con trai mình để đạt được điều này”.
Donati mỉm cười trước sự diễn giải thông minh lời trong Kinh thánh của Gabriel. “Chúng ta không khác nhau mấy, anh và tôi. Chúng ta đều hiến dâng mạng sống mình cho những thế lực cao cả hơn. Đối với tôi là cho nhà thờ, còn anh là cho nhân dân”. Ông dừng lại và nói thêm. “Cho đất nước”.
Họ đi dọc Via Dolorosa vào phố Hồi giáo. Khi đường phố được bóng râm phủ mát, Gariel đẩy kính râm lên trán. Những người bán hàng người Palestine nhìn anh tò mò từ quầy hàng đông đúc của họ.
“Anh ở đây có sao không?”
“Chúng ta sẽ ổn thôi”.
“Tôi đồ rằng anh có mang theo vũ khí”.
Gabriel trả lời bằng sự im lặng. Khi họ tiếp tục rảo bước, ánh mắt Donati chăm chú nhìn vào những cục sỏi trên đường, cặp lông mày đen rậm nhíu lại suy nghĩ.
“Nếu tôi biết Ali Massoudi đã chết, như vậy rất có khả năng đồng đảng của hắn cũng biết điều này?”
“Dĩ nhiên”.
“Chúng cũng biết rằng máy tính của hắn có những tấm hình? Và máy tính thì đã rơi vào tay anh?”
“Có thể”.
“Có thể điều này khiến chúng thúc đẩy kế hoạch nhanh hơn không?”
“Hoặc có thể chúng sẽ trì hoãn kế hoạch cho đến khi ông và người Ý lơi lỏng sự canh phòng”.
Họ đi qua cổng Damascus. Gabriel hạ kính râm xuống khi họ bước vào khu chợ đông đúc ồn ào phía sau những bức tường.
“Có một điều anh cần biết về những tấm ảnh này”, Donati nói. “Chúng được chụp trong buổi nói chuyện trước công chúng của Đức Thánh Cha khi ông chào đón người hành hương trên khắp thế giới tại quảng trường Thánh Peter”.
Gabriel dừng bước nhìn vòm đá màu vàng ở trên những bức tường đá. “Buổi nói chuyện đại chúng thường được tổ chức vào thứ tư hàng tuần đúng không?”
“Đúng vậy”.
Gabriel nhìn Donati nói. “Hôm nay là thứ ba”.
Donati xem đồng hồ đeo tay. “Anh cho tôi đi nhờ đến sân bay nhé? Nếu đi nhanh chúng ta có thể kịp đến Rome ăn khuya”.
“Chúng ta?”
“Trên đường ra ngoại ô, chúng ta sẽ ghé qua căn hộ của anh để anh có thể gói ghém đồ đạc”, Donati nói. “Rome mấy bữa nay nhiều bão. Anh nhớ mang theo áo mưa”.
Mình sẽ phải mang nhiều thứ chứ không phải chỉ áo mưa, Gabriel thầm nghĩ khi dẫn Donati băng qua chợ. Anh cũng sẽ cần đến hộ chiếu giả.
Họ băng qua thung lũng Hinnom và trèo lên sườn đồi tới bức tường phía đông Thành Cổ. Con đường mòn dọc chân tường đang nằm trong bóng râm. Họ đi trên con đường đó về hướng nam, sau đó vòng qua góc và đi qua cổng Zion. Trên phố Do Thái, Donati lấy một mẩu giấy từ túi áo. “Đức Thánh Cha muốn tôi đặt miếng giấy này ở tường phía Tây”.
Họ theo một nhóm người haredim (những người theo đạo Do Thái chính thống) xuống Tif’eret Yisra’el. Donati trong bộ đồ đen trông như cùng một nhóm với họ. Tới cuối đường, họ bước xuống những bậc thang rộng bằng đá dẫn tới quảng trường trước bức tường. Một hàng người dài xếp hàng từ quầy an ninh. Gabriel, sau khi nói nhỏ câu gì đó với người nữ cảnh sát biên giới, dẫn Donati đi vòng qua máy dò kim loại vào quảng trường.
“Sao anh không làm giống những người bình thường?”
“Cha vào đi”, Gabriel nói. “Tôi sẽ chờ ở đây”.
Donati quay người và vô tình đi về phía tường dành cho phụ nữ. Gabriel kín đáo chắt lưỡi và hướng dẫn ông đi về phía tường dành cho nam giới. Donati chọn một chiếc kippah (mũ trùm đầu của người Do Thái) từ chiếc giỏ công cộng và đội một cách cẩu thả trên đầu. Ông đứng trước bức tường một lúc và yên lặng cầu nguyện, sau đó ông nhét cuộn giấy nhỏ vào chỗ nứt trên viên đá Herodian màu nâu.
“Tờ giấy đó viết gì?”. Gabriel hỏi khi Donati quay trở lại.
“Trên đó ghi lời cầu xin hòa bình”.
“Cha nên để tờ giấy ở trên đó”, Gabriel nói, chỉ về hướng nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa.
“Anh thay đổi rồi”, Donati nói. “Người tôi gặp cách đây ba năm không bao giờ nói câu này”.
“Tất cả chúng ta đều thay đổi, Luigi. Không còn phe hòa bình ở đất nước này nữa, chỉ còn phe an ninh. A’astory không tính đến việc này khi ông ta dùng những kẻ đánh bom tự sát”.
“A’astory đâu còn nữa”.
“Đúng vậy, nhưng những tổn thất ông ta để lại phải mất cả thế hệ mới có thể phục hồi“. Anh nhún vai. “Ai biết được? Có lẽ những vết thương của cuộc nổi dậy lần hai sẽ không bao giờ lành”.
“Chẳng lẽ việc giết người cứ tiếp diễn mãi? Chắc chắn các anh không mong chờ một việc như thế”.
“Dĩ nhiên chúng tôi phải sẵn sàng, Luigi. Đó chính là thực trạng của nơi này”.
Họ rời phố Do Thái và đi bộ tới nhà thờ Thánh Sepulcher. Gabriel chờ trong sân trong khi Donati, sau khi từ chối lời mời mọc của những hướng dẫn viên du lịch tự do, bước vào trong nhà thờ. Ông quay trở ra mười phút sau. “Bên trong tối tăm quá”, ông nói. “Nói thật với anh tôi thấy hơi thất vọng”.
“Tôi e rằng tất cả mọi người đều nhận xét giống Cha”.
Họ rời sân nhà thờ và đến Via Dolorosa. Một nhóm hành hương người Mỹ, do vị linh mục mặc áo dài màu nâu tay cầm bong bóng khí helium màu đỏ dẫn đầu, đi ngược về phía họ. Donati nhìn cảnh tượng đó với niềm vui hiện rõ trên gương mặt.
“Cha còn niềm tin không?”. Gabriel đột nhiên hỏi.
Donati suy nghĩ rồi mới trả lời. “Tôi chắc anh đoán được rằng niềm tin cá nhân tôi là một thứ rất phức tạp. Nhưng tôi tin vào sức mạnh của nhà thờ Thiên Chúa La Mã. Tôi tin nó sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho thế giới đầy tội lỗi này. Và tôi tin vào Giáo hoàng”.
“Vậy có thể Cha là người không có đức tin nếu so với những người có niềm tin lớn lao”.
“Nói rất hay”, Donati đáp. “Vậy còn anh? Anh vẫn còn tin chứ? Hay anh đã từng bao giờ có niềm tin chưa?”
Gariel dừng bước. “Người Canaanites, người Hittites, Amalekites, người Moabites - họ không còn nữa. Nhưng vì một lí do nào đấy chúng ta vẫn còn ở đây. Có lẽ bởi vì cách đây 4000 năm Chúa trời đã kí giao kèo với Abraham. Ai biết được?”
“Ta sẽ thi án giáng phúc cho ngươi, sẽ làm cho dòng dõi ngươi nên đông, nên nhiều như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển”. Donati trích dẫn
“Dòng dõi ngươi sẽ chiếm được thành trì của địch”, Gabriel hoàn tất phần còn lại trong đoạn cho Donati. “Bây giờ kẻ thù của tôi muốn đòi lại thành trì của mình. Hắn sẵn sàng làm bất cứ điều gì, kể cả hi sinh con trai mình để đạt được điều này”.
Donati mỉm cười trước sự diễn giải thông minh lời trong Kinh thánh của Gabriel. “Chúng ta không khác nhau mấy, anh và tôi. Chúng ta đều hiến dâng mạng sống mình cho những thế lực cao cả hơn. Đối với tôi là cho nhà thờ, còn anh là cho nhân dân”. Ông dừng lại và nói thêm. “Cho đất nước”.
Họ đi dọc Via Dolorosa vào phố Hồi giáo. Khi đường phố được bóng râm phủ mát, Gariel đẩy kính râm lên trán. Những người bán hàng người Palestine nhìn anh tò mò từ quầy hàng đông đúc của họ.
“Anh ở đây có sao không?”
“Chúng ta sẽ ổn thôi”.
“Tôi đồ rằng anh có mang theo vũ khí”.
Gabriel trả lời bằng sự im lặng. Khi họ tiếp tục rảo bước, ánh mắt Donati chăm chú nhìn vào những cục sỏi trên đường, cặp lông mày đen rậm nhíu lại suy nghĩ.
“Nếu tôi biết Ali Massoudi đã chết, như vậy rất có khả năng đồng đảng của hắn cũng biết điều này?”
“Dĩ nhiên”.
“Chúng cũng biết rằng máy tính của hắn có những tấm hình? Và máy tính thì đã rơi vào tay anh?”
“Có thể”.
“Có thể điều này khiến chúng thúc đẩy kế hoạch nhanh hơn không?”
“Hoặc có thể chúng sẽ trì hoãn kế hoạch cho đến khi ông và người Ý lơi lỏng sự canh phòng”.
Họ đi qua cổng Damascus. Gabriel hạ kính râm xuống khi họ bước vào khu chợ đông đúc ồn ào phía sau những bức tường.
“Có một điều anh cần biết về những tấm ảnh này”, Donati nói. “Chúng được chụp trong buổi nói chuyện trước công chúng của Đức Thánh Cha khi ông chào đón người hành hương trên khắp thế giới tại quảng trường Thánh Peter”.
Gabriel dừng bước nhìn vòm đá màu vàng ở trên những bức tường đá. “Buổi nói chuyện đại chúng thường được tổ chức vào thứ tư hàng tuần đúng không?”
“Đúng vậy”.
Gabriel nhìn Donati nói. “Hôm nay là thứ ba”.
Donati xem đồng hồ đeo tay. “Anh cho tôi đi nhờ đến sân bay nhé? Nếu đi nhanh chúng ta có thể kịp đến Rome ăn khuya”.
“Chúng ta?”
“Trên đường ra ngoại ô, chúng ta sẽ ghé qua căn hộ của anh để anh có thể gói ghém đồ đạc”, Donati nói. “Rome mấy bữa nay nhiều bão. Anh nhớ mang theo áo mưa”.
Mình sẽ phải mang nhiều thứ chứ không phải chỉ áo mưa, Gabriel thầm nghĩ khi dẫn Donati băng qua chợ. Anh cũng sẽ cần đến hộ chiếu giả.