Chương 3
[Phần 3/4]
11.
Sạp vằn thắn dưới cửa thành của bọn tôi mở được hai năm.
Về sau cũng thành một sạp có tiếng, nha dịch đi tuần thỉnh thoảng cũng đến ăn một chén, giơ ngón cái lên khen một câu.
- Ngon, ngon nuốt cả lưỡi.
Nha dịch này rất hoạt ngôn, sẽ vui tính hỏi tôi:
- Em gái năm nay cũng mười sáu rồi nhỉ? Đã là thiếu nữ rồi, đã ưng ai chưa? Muốn tìm nhà chồng thế nào?
- Thì chưa, em đang lo này, em ấy…
Tôi còn chưa kịp cười để nói hết câu, Lương Đình đã chen ngang:
- Chị gái nhà tôi đương nhiên xứng với chàng trai tốt nhất trên đời rồi. Sai gia, vằn thắn chua cay của ngài xong rồi đây.
- Không tìm thì thôi, còn đòi tốt nhất trên đời.
Nha dịch chép miệng, vùi đầu ăn vằn thắn.
Bát vằn thắn hình như hơi bị chua cay quá, làm vị nha dịch đó cay đến mặt mũi đỏ bừng.
Tôi huých Lương Đình một cái, giương mắt lên lườm cậu.
Lương Đình chỉ che miệng cười khúc khích.
Chúng tôi dành dụm được ba mươi lạng bạc, rốt cục có tự tin bước vào cửa tiền trang. Tiền vừa được đổi thành ngân phiếu, ngay hôm sau tờ ngân phiếu đã ra đi.
Lương Đình quyết định rất nhanh, xuống tiền thuê một quầy hàng trước cổng rạp hát (*) ở thành Tây.
(*) Nguyên raw là 瓦子, mình tra thì thấy nó giống rạp hát, hoặc sân khấu kịch ngoài trời của nước mình nên để tạm, bạn nào biết tiếng, biết ở chính xác dịch sang tiếng Việt gọi là gì thì góp ý giúp mình để mình sửa nhé.
- Rạp hát là chốn ăn chơi của gia đình giàu có, bên trong có hát hí, diễn múa, diễn tạp kỹ, diễn xiếc khỉ. Các lão gia, phu nhân, công tử tiểu thư vào xem có thể ngồi cả ngày.
- Những người này đói sẽ không tự ra ăn mà sai người hầu trong nhà đi mua.
- Đám người hầu thích nhận việc này nhất, bởi vì kiếm chác được. Mua nửa lạng đồ ăn về báo cáo là một lạng, tiền chênh lệch đều bỏ vào túi riêng
- Chúng ta muốn kiếm được tiền, thì phải dựa trên giá cả mà kiểm soát, làm cho vằn thắn hấp dẫn và ngon hơn, để cho để người hầu có mỡ mà húp.
- Còn nữa, đồ ăn nhất định phải sạch sẽ, không được dính một cọng tóc. Mấy ông nhà giàu này nếu ăn đồ bị đau bụng, sẽ lật tung quầy hàng mình lên đấy.
Mạo hiểm lớn như vậy, cha tôi do dự không dám quyết.
Cuối cùng vẫn do tôi cắn răng vỗ bàn:
- Được! Cha, chúng ta nghe Lương Đình, Lương Đình sẽ không nói sai đâu!
12.
Lương Đình quả thật không sai.
Một tháng sau đó, các cô chủ cậu chủ thích dạo chơi ở thành Tây đều biết bên cạnh rạp hát có một quầy vằn thắn cực kỳ ngon. Thực đơn nhân bánh của cửa hàng rất phong phú, nhân thịt dê non mềm, nhân thịt cá dai dai, nhân thịt heo thì càng ngon tuyệt vời.
Một bát vằn thắn giá hai mươi văn, mua năm bát tặng một bát, khách quen còn được tặng một đĩa đồ ăn kèm.
Người hầu muốn xén tiền của chủ, họ quen tay, bọn tôi quen việc.
Vằn thắn tuy ít nhưng được đựng trong đĩa sứ hoa xanh sâu lòng. Vằn thắn vỏ mỏng nhân dày bày nổi bật trên lớp sứ xanh, trong khay còn kèm một dây kết cát tường.
Sạp của chúng tôi không tên là Người Sầu nữa, đổi thành Vằn Thắn Cát Tường.
Dây kết cát tường này làm không tốn thời gian lắm, một buổi tối Lương Đình có thể làm mười mấy cái.
Vết thương trên tay trái của cậu đã lành rồi, chỉ là cổ tay còn hơi đau. Thầy thuốc dặn đây là di chứng không chữa hết được, phải thường vận động để máu ở đó được lưu thông.
Cha thường tranh thủ lúc rảnh, kê bàn ghế ra trước quầy ngồi nghe hí khúc.
Lúc cha nghe hí khúc, Lương Đình nắm tay dạy tôi viết chữ.
Rốt cục chúng tôi đã mua được giấy bút, buổi tối có thể đốt đèn dầu.
Tôi viết được tên của cậu nhưng mãi không viết được tên mình. Cuối cùng ăn gian, chỉ học viết một chữ “đậu”.
Lương Đình cười bảo:
- Về sau Đậu Hũ phải làm chưởng quỹ, phải ký tên, phải đóng dấu, sao lại không biết viết tên mình được?
- Vậy tên tôi là Đậu Đậu!
Cậu đùa:
- Đậu Đậu là tên chó, chú chó trong sân nhà bên cạnh tên là Đậu Đậu đấy.
- Vậy tôi sẽ giả chó, gâu gâu gâu!
Hai đứa tôi dựa vào nhau, bật cười khúc khích.
13.
Trước mùa đông năm đó, chúng tôi chuyển nhà.
Dọn khỏi khu ổ chuột rách nát nhất kinh thành, đến một ngôi nhà nhỏ ở ngoài ngõ Bình An.
Nhà mới là một tiểu viện hai lối vào, hàng xóm mới là một hộ gia đình làm dưa muối.
Lương Đình nói nhiều lắm. Rằng giếng nước đầy ắp múc lúc nào cũng được. Rằng trong nhà bếp có ống khói, về sau nấu cơm không sợ sặc khói nữa.
Đôi mắt cậu tỏa ánh sáng rực rỡ, cuối cùng cậu thấp thỏm hỏi tôi:
- Đậu Hũ, đây là nhà mới của chúng ta, cô có thích không?
Tôi thích, thích quá đi chứ! Thích đến nỗi rướn cổ xoay vòng tại chỗ để ngắm, chóng mặt thì ngã vào lòng Lương Đình.
Tôi mới nhận ra, Lương Đình lớn rồi.
Thiếu niên lớn nhanh như cành trúc, không biết từ lúc nào đã cao hơn tôi một cái đầu, vững vàng gồng gánh gia đình nhỏ của chúng tôi.
Cậu ôm eo tôi, không buông ra, cũng không dám nhìn vào mắt tôi.
- Đậu Hũ, năm nay cô mười sáu rồi, chúng ta làm lễ cập kê bù nhé?
Cô Lý bán dưa muối nhà bên rửa tay sạch sẽ, vấn tóc cho tôi, cô còn đến chỗ hỉ bà học ca dao chải tóc, dịu dàng hát cho tôi nghe.
Một chải phú quý đầy nhà.
Hai chải bệnh tật đi xa.
Ba chải được lang quân như ý.
Cô Liễu cũng đến, tiền nợ cô ấy bọn tôi đã trả hết rồi, những năm này hai bên cũng qua lại thân thiết.
Cô ấy mang rượu hoa đào mới ủ năm nay đến làm quà.
Tôi chưa được uống rượu ngon như thế bao giờ. Rượu thanh ngọt, không rát họng, nhẹ nhàng trôi từ miệng xuống dạ dày.
Nhưng tửu lượng tôi kém cuối cùng vẫn uống say.
Tôi lầm bầm với cha:
- Suy cho cùng Lương Đình vẫn coi thường chúng ta, cậu ấy chẳng bao giờ gọi cha là cha, cũng không gọi con là chị.
Cha tôi vờ vịt thở dài:
- Con gái ngốc, cậu chủ vẫn là cậu chủ, cha và con làm sao với tới được?
Tôi nâng vò rượu bật cười ha ha.
Lương Đình chợt đổi giọng, gọi:
- Cha.
- Cậu gọi tôi là gì? - Cha tôi giật mình.
- Cha!
- Con ơi! Ân huệ của cha ơi. Già này nằm mơ cũng không ngờ có ngày đó!
Cha tôi khóc như mưa, khóc đến nỗi suýt té lăn xuống.
Tôi khó chịu đập cho Lương Đình một cái:
- Còn tôi thì sao? Gọi chị đi, gọi tôi là chị đi!
Cậu không gọi, chỉ cười với tôi, đôi mắt lấp lánh như ánh sao.
Tôi không dám cử động, cũng không dám nói lời nào, sau lưng đổ mồ hôi đầm đìa.
Lương Đình miết ngón tay vào lòng bàn tay tôi, bờ môi ấm áp ghé bên tai tôi, khẽ khàng nói một câu.
- Đậu Hũ, tôi thích em, em không biết thật sao?
14.
Nửa tháng sau đó, tôi không dám nhìn thẳng vào Lương Đình.
Dọn vào nhà mới rồi, chúng tôi không phải ba người chen trên một giường nữa, tôi có một căn phòng riêng. Phòng nhỏ nhỏ, chỉ rộng tầm ba thước vuông, nó từng là giấc mơ xa xỉ tôi chưa từng dám với tới.
Lương Đình là cậu chủ nhỏ, là chủ nhân, là con trai của chưởng quỹ Trình năm đó có ơn bố thí cho tôi miếng cơm thừa.
Anh là sao sáng trên trời, dù ngã vào bùn nhơ vẫn có thể tay trắng lập nghiệp.
Anh tuấn tú, có tài, khuôn miệng thanh nhã chưa từng nói một câu thô tục.
Chúng tôi mỗi ngày cùng đi bán hàng, cùng mặc áo sạch ra ngoài. Lúc về, quần áo tôi và cha dính đầy mỡ, trên người Lương Đình vẫn sạch sẽ không tì vết.
Anh sẽ dạy chữ cho các em bé trong hẻm không tiền đi học, nhà ai cần chép sách viết chữ cũng đến tìm anh.
Thậm chí, anh có thể đối đáp trôi chảy với thương nhân Tây Vực ở rìa đường, nói chuyện buôn bán với khách thương từ phương nam đến.
Ai tinh mắt cũng nhận ra chúng tôi không phải người một nhà.
Mà tôi, tôi là cái gì chứ?
Tôi là quả bí ngốc học viết chữ “đậu hũ” mà không viết được chữ “hũ”. Đầu óc chậm chạp, tay chân vụng về, chữ nghĩa không đủ đọc hết nửa quyển Tam tự kinh.
Sao anh lại thích tôi được nhỉ?
Đậu Hũ ơi Đậu Hũ à, mày đừng mơ hão nữa.
Tôi tự nói với bản thân như vậy.
15.
Việc làm ăn trước cửa rạp hát quá phát đạt cũng làm người khác ngứa mắt.
Trưa hôm đó, có mấy tiểu thương mời thị dịch đến, đổ cho chúng tôi bỏ thịt chuột vào nhân vằn thắn.
Thị dịch (*) làm đám lưu manh chuyên thu phí bảo kê. Tôi nhịn đau móc một lượng bạc đưa ra, tên đó cười híp mắt nhận lấy sau đó trở tay tát tôi một cái đau điếng.
(*) Nghe mô tả thì giống mấy ông thị trường hay đi loanh quanh bắt hàng rong, nhưng kiêm luôn chức giang hồ thu phí bảo kê?
Gã giơ lượng bạc đó lên, hét toáng:
- Mọi người nhìn đi! Mọi người đều nhìn đi! Vằn thắn Cát Tường này to gan dám hối lộ quan sai!
- Lật quầy hàng của nó cho tao, xem ở trong giấu bao nhiêu chuột chết!
Buổi trưa, phố xá sầm uất, mấy trăm người đổ ra ngoài đều xúm lại vây xem.
Tôi trơ mắt nhìn mấy tiểu thương kia ôm bao tải, nhân lúc hỗn loạn thả một bầy chuột đen hôi thối ra.
- Á Á Á!!!!
Dân chúng trên đường sợ hãi la hét ầm ỹ.
Lương Đình bực bội hét lên, nhưng hét đến khàn giọng cũng chẳng được gì.
Tôi vội nhào tới bảo vệ hộp nhân, nếu nhân vằn thắn bị chuột chạm vào, cả nhà chúng tôi có mười cái miệng cũng không giải thích được.
Nhưng bọn họ đông người, xông vào lật đổ quầy thì một cô gái như tôi làm sao cản được.
- Đậu Hũ! Mau tránh ra!
Tôi nghỉ nghe thấy tiếng gào của Lương Đình, không nhận ra chuyện gì, chỉ thấy nồi nước bên phải đang đổ thẳng về phía tôi.
Bên trong là canh gà đang sôi!
Nhưng tôi không né kịp.
Trước mắt tối sầm.
Nồi nước nóng kia không hề chạm đến tôi, có người nhảy đến che trước mặt tôi, vòng tay ôm chặt lấy đầu và cổ tôi.
- Lương Đình?
Tay tôi run rẩy, chạm vào người anh.
Nước canh chảy từ trên người anh xuống, Lương Đình nghiến răng chịu đau, không kêu tiếng nào.
Lý trí đứt phựt, tôi điên tiết chụp dao phay trên quầy nhảy vào giữa đám lưu manh kia chém loạn.
Mấy tên thị dịch này đa số chỉ là lưu manh du côn, ỷ mạnh hiếp yếu, làm gì có ai biết đánh nhau? Chúng bị sự điên cuồng của tôi dọa cho ngã xuống đất, vừa bò vừa kêu thảm thiết.
Đám đông vây xem cũng thi nhau kêu gào.
Trong hỗn loạn, có tiếng quát vang lên từ quán trà đối diện.
- Khang Vương điện hạ ở đây, bắt hết người gây chuyện lại!
Trên cửa sổ sát đường của quán trà, có một trung niên mặc trang phục cao quý, hơi mỉm cười liếc mắt nhìn Lương Đình.
Lương Đình bị bỏng nặng lắm, lưng áo và da thịt dính hết vào nhau.
Thầy thuốc vừa thấm ướt quần áo vừa bôi thuốc cho anh, tôi nghe tiếng kêu rên của Lương Đình, tim đau nhói.
- Đậu Hũ, lại đây…
Miệng Lương Đình cắn chặt cái khăn, tôi nghe thấy anh gọi mình vội quỳ ở trước giường.
Tay anh run run, nắm chặt lấy tay tôi, nhắm mắt lại tiếp tục cảm nhận cơn đau dữ dội.
Thầy thuốc là thầy thuốc trong phủ Khang Vương, y thuật chắc chắn cao hơn thầy thuốc ở Nhân Tâm đường. Ông ấy trị thương cho Lương Đình xong, hiền từ nói:
- Công tử này phải dưỡng thương cẩn thận, chuyện hôm nay chủ nhân nhà tôi ngồi trên lầu đã chứng kiến từ đầu đến cuối, nhất định sẽ chủ trì lẽ phải.
Tôi xúc động, rưng rưng nước mắt tiễn thầy thuốc về.
- Khang Vương đúng là người tốt, gặp chuyện bất bình ra tay tương trợ, một Vương gia oai phong như ông ấy lại để ý chuyện nhỏ này.
Lương Đình lại nói:
- Sự lạ tất có gian trá.
- Dạ?
Đầu óc tôi ngốc nghếch, nghe chẳng hiểu gì cả.
- Không sao đâu, Đậu Hũ, tôi không sợ. Trời có sập xuống tôi cũng chống lên cho em.
Lương Đình vốn đang nằm sấp bỗng nhịn đau nhỏm dậy, móc thuốc trị bỏng bôi đầy lên tay tôi.
Tôi cúi đầu nhìn xuống.
Trên tay có vài vết bỏng nhỏ mà chính tôi cũng không để ý.
11.
Sạp vằn thắn dưới cửa thành của bọn tôi mở được hai năm.
Về sau cũng thành một sạp có tiếng, nha dịch đi tuần thỉnh thoảng cũng đến ăn một chén, giơ ngón cái lên khen một câu.
- Ngon, ngon nuốt cả lưỡi.
Nha dịch này rất hoạt ngôn, sẽ vui tính hỏi tôi:
- Em gái năm nay cũng mười sáu rồi nhỉ? Đã là thiếu nữ rồi, đã ưng ai chưa? Muốn tìm nhà chồng thế nào?
- Thì chưa, em đang lo này, em ấy…
Tôi còn chưa kịp cười để nói hết câu, Lương Đình đã chen ngang:
- Chị gái nhà tôi đương nhiên xứng với chàng trai tốt nhất trên đời rồi. Sai gia, vằn thắn chua cay của ngài xong rồi đây.
- Không tìm thì thôi, còn đòi tốt nhất trên đời.
Nha dịch chép miệng, vùi đầu ăn vằn thắn.
Bát vằn thắn hình như hơi bị chua cay quá, làm vị nha dịch đó cay đến mặt mũi đỏ bừng.
Tôi huých Lương Đình một cái, giương mắt lên lườm cậu.
Lương Đình chỉ che miệng cười khúc khích.
Chúng tôi dành dụm được ba mươi lạng bạc, rốt cục có tự tin bước vào cửa tiền trang. Tiền vừa được đổi thành ngân phiếu, ngay hôm sau tờ ngân phiếu đã ra đi.
Lương Đình quyết định rất nhanh, xuống tiền thuê một quầy hàng trước cổng rạp hát (*) ở thành Tây.
(*) Nguyên raw là 瓦子, mình tra thì thấy nó giống rạp hát, hoặc sân khấu kịch ngoài trời của nước mình nên để tạm, bạn nào biết tiếng, biết ở chính xác dịch sang tiếng Việt gọi là gì thì góp ý giúp mình để mình sửa nhé.
- Rạp hát là chốn ăn chơi của gia đình giàu có, bên trong có hát hí, diễn múa, diễn tạp kỹ, diễn xiếc khỉ. Các lão gia, phu nhân, công tử tiểu thư vào xem có thể ngồi cả ngày.
- Những người này đói sẽ không tự ra ăn mà sai người hầu trong nhà đi mua.
- Đám người hầu thích nhận việc này nhất, bởi vì kiếm chác được. Mua nửa lạng đồ ăn về báo cáo là một lạng, tiền chênh lệch đều bỏ vào túi riêng
- Chúng ta muốn kiếm được tiền, thì phải dựa trên giá cả mà kiểm soát, làm cho vằn thắn hấp dẫn và ngon hơn, để cho để người hầu có mỡ mà húp.
- Còn nữa, đồ ăn nhất định phải sạch sẽ, không được dính một cọng tóc. Mấy ông nhà giàu này nếu ăn đồ bị đau bụng, sẽ lật tung quầy hàng mình lên đấy.
Mạo hiểm lớn như vậy, cha tôi do dự không dám quyết.
Cuối cùng vẫn do tôi cắn răng vỗ bàn:
- Được! Cha, chúng ta nghe Lương Đình, Lương Đình sẽ không nói sai đâu!
12.
Lương Đình quả thật không sai.
Một tháng sau đó, các cô chủ cậu chủ thích dạo chơi ở thành Tây đều biết bên cạnh rạp hát có một quầy vằn thắn cực kỳ ngon. Thực đơn nhân bánh của cửa hàng rất phong phú, nhân thịt dê non mềm, nhân thịt cá dai dai, nhân thịt heo thì càng ngon tuyệt vời.
Một bát vằn thắn giá hai mươi văn, mua năm bát tặng một bát, khách quen còn được tặng một đĩa đồ ăn kèm.
Người hầu muốn xén tiền của chủ, họ quen tay, bọn tôi quen việc.
Vằn thắn tuy ít nhưng được đựng trong đĩa sứ hoa xanh sâu lòng. Vằn thắn vỏ mỏng nhân dày bày nổi bật trên lớp sứ xanh, trong khay còn kèm một dây kết cát tường.
Sạp của chúng tôi không tên là Người Sầu nữa, đổi thành Vằn Thắn Cát Tường.
Dây kết cát tường này làm không tốn thời gian lắm, một buổi tối Lương Đình có thể làm mười mấy cái.
Vết thương trên tay trái của cậu đã lành rồi, chỉ là cổ tay còn hơi đau. Thầy thuốc dặn đây là di chứng không chữa hết được, phải thường vận động để máu ở đó được lưu thông.
Cha thường tranh thủ lúc rảnh, kê bàn ghế ra trước quầy ngồi nghe hí khúc.
Lúc cha nghe hí khúc, Lương Đình nắm tay dạy tôi viết chữ.
Rốt cục chúng tôi đã mua được giấy bút, buổi tối có thể đốt đèn dầu.
Tôi viết được tên của cậu nhưng mãi không viết được tên mình. Cuối cùng ăn gian, chỉ học viết một chữ “đậu”.
Lương Đình cười bảo:
- Về sau Đậu Hũ phải làm chưởng quỹ, phải ký tên, phải đóng dấu, sao lại không biết viết tên mình được?
- Vậy tên tôi là Đậu Đậu!
Cậu đùa:
- Đậu Đậu là tên chó, chú chó trong sân nhà bên cạnh tên là Đậu Đậu đấy.
- Vậy tôi sẽ giả chó, gâu gâu gâu!
Hai đứa tôi dựa vào nhau, bật cười khúc khích.
13.
Trước mùa đông năm đó, chúng tôi chuyển nhà.
Dọn khỏi khu ổ chuột rách nát nhất kinh thành, đến một ngôi nhà nhỏ ở ngoài ngõ Bình An.
Nhà mới là một tiểu viện hai lối vào, hàng xóm mới là một hộ gia đình làm dưa muối.
Lương Đình nói nhiều lắm. Rằng giếng nước đầy ắp múc lúc nào cũng được. Rằng trong nhà bếp có ống khói, về sau nấu cơm không sợ sặc khói nữa.
Đôi mắt cậu tỏa ánh sáng rực rỡ, cuối cùng cậu thấp thỏm hỏi tôi:
- Đậu Hũ, đây là nhà mới của chúng ta, cô có thích không?
Tôi thích, thích quá đi chứ! Thích đến nỗi rướn cổ xoay vòng tại chỗ để ngắm, chóng mặt thì ngã vào lòng Lương Đình.
Tôi mới nhận ra, Lương Đình lớn rồi.
Thiếu niên lớn nhanh như cành trúc, không biết từ lúc nào đã cao hơn tôi một cái đầu, vững vàng gồng gánh gia đình nhỏ của chúng tôi.
Cậu ôm eo tôi, không buông ra, cũng không dám nhìn vào mắt tôi.
- Đậu Hũ, năm nay cô mười sáu rồi, chúng ta làm lễ cập kê bù nhé?
Cô Lý bán dưa muối nhà bên rửa tay sạch sẽ, vấn tóc cho tôi, cô còn đến chỗ hỉ bà học ca dao chải tóc, dịu dàng hát cho tôi nghe.
Một chải phú quý đầy nhà.
Hai chải bệnh tật đi xa.
Ba chải được lang quân như ý.
Cô Liễu cũng đến, tiền nợ cô ấy bọn tôi đã trả hết rồi, những năm này hai bên cũng qua lại thân thiết.
Cô ấy mang rượu hoa đào mới ủ năm nay đến làm quà.
Tôi chưa được uống rượu ngon như thế bao giờ. Rượu thanh ngọt, không rát họng, nhẹ nhàng trôi từ miệng xuống dạ dày.
Nhưng tửu lượng tôi kém cuối cùng vẫn uống say.
Tôi lầm bầm với cha:
- Suy cho cùng Lương Đình vẫn coi thường chúng ta, cậu ấy chẳng bao giờ gọi cha là cha, cũng không gọi con là chị.
Cha tôi vờ vịt thở dài:
- Con gái ngốc, cậu chủ vẫn là cậu chủ, cha và con làm sao với tới được?
Tôi nâng vò rượu bật cười ha ha.
Lương Đình chợt đổi giọng, gọi:
- Cha.
- Cậu gọi tôi là gì? - Cha tôi giật mình.
- Cha!
- Con ơi! Ân huệ của cha ơi. Già này nằm mơ cũng không ngờ có ngày đó!
Cha tôi khóc như mưa, khóc đến nỗi suýt té lăn xuống.
Tôi khó chịu đập cho Lương Đình một cái:
- Còn tôi thì sao? Gọi chị đi, gọi tôi là chị đi!
Cậu không gọi, chỉ cười với tôi, đôi mắt lấp lánh như ánh sao.
Tôi không dám cử động, cũng không dám nói lời nào, sau lưng đổ mồ hôi đầm đìa.
Lương Đình miết ngón tay vào lòng bàn tay tôi, bờ môi ấm áp ghé bên tai tôi, khẽ khàng nói một câu.
- Đậu Hũ, tôi thích em, em không biết thật sao?
14.
Nửa tháng sau đó, tôi không dám nhìn thẳng vào Lương Đình.
Dọn vào nhà mới rồi, chúng tôi không phải ba người chen trên một giường nữa, tôi có một căn phòng riêng. Phòng nhỏ nhỏ, chỉ rộng tầm ba thước vuông, nó từng là giấc mơ xa xỉ tôi chưa từng dám với tới.
Lương Đình là cậu chủ nhỏ, là chủ nhân, là con trai của chưởng quỹ Trình năm đó có ơn bố thí cho tôi miếng cơm thừa.
Anh là sao sáng trên trời, dù ngã vào bùn nhơ vẫn có thể tay trắng lập nghiệp.
Anh tuấn tú, có tài, khuôn miệng thanh nhã chưa từng nói một câu thô tục.
Chúng tôi mỗi ngày cùng đi bán hàng, cùng mặc áo sạch ra ngoài. Lúc về, quần áo tôi và cha dính đầy mỡ, trên người Lương Đình vẫn sạch sẽ không tì vết.
Anh sẽ dạy chữ cho các em bé trong hẻm không tiền đi học, nhà ai cần chép sách viết chữ cũng đến tìm anh.
Thậm chí, anh có thể đối đáp trôi chảy với thương nhân Tây Vực ở rìa đường, nói chuyện buôn bán với khách thương từ phương nam đến.
Ai tinh mắt cũng nhận ra chúng tôi không phải người một nhà.
Mà tôi, tôi là cái gì chứ?
Tôi là quả bí ngốc học viết chữ “đậu hũ” mà không viết được chữ “hũ”. Đầu óc chậm chạp, tay chân vụng về, chữ nghĩa không đủ đọc hết nửa quyển Tam tự kinh.
Sao anh lại thích tôi được nhỉ?
Đậu Hũ ơi Đậu Hũ à, mày đừng mơ hão nữa.
Tôi tự nói với bản thân như vậy.
15.
Việc làm ăn trước cửa rạp hát quá phát đạt cũng làm người khác ngứa mắt.
Trưa hôm đó, có mấy tiểu thương mời thị dịch đến, đổ cho chúng tôi bỏ thịt chuột vào nhân vằn thắn.
Thị dịch (*) làm đám lưu manh chuyên thu phí bảo kê. Tôi nhịn đau móc một lượng bạc đưa ra, tên đó cười híp mắt nhận lấy sau đó trở tay tát tôi một cái đau điếng.
(*) Nghe mô tả thì giống mấy ông thị trường hay đi loanh quanh bắt hàng rong, nhưng kiêm luôn chức giang hồ thu phí bảo kê?
Gã giơ lượng bạc đó lên, hét toáng:
- Mọi người nhìn đi! Mọi người đều nhìn đi! Vằn thắn Cát Tường này to gan dám hối lộ quan sai!
- Lật quầy hàng của nó cho tao, xem ở trong giấu bao nhiêu chuột chết!
Buổi trưa, phố xá sầm uất, mấy trăm người đổ ra ngoài đều xúm lại vây xem.
Tôi trơ mắt nhìn mấy tiểu thương kia ôm bao tải, nhân lúc hỗn loạn thả một bầy chuột đen hôi thối ra.
- Á Á Á!!!!
Dân chúng trên đường sợ hãi la hét ầm ỹ.
Lương Đình bực bội hét lên, nhưng hét đến khàn giọng cũng chẳng được gì.
Tôi vội nhào tới bảo vệ hộp nhân, nếu nhân vằn thắn bị chuột chạm vào, cả nhà chúng tôi có mười cái miệng cũng không giải thích được.
Nhưng bọn họ đông người, xông vào lật đổ quầy thì một cô gái như tôi làm sao cản được.
- Đậu Hũ! Mau tránh ra!
Tôi nghỉ nghe thấy tiếng gào của Lương Đình, không nhận ra chuyện gì, chỉ thấy nồi nước bên phải đang đổ thẳng về phía tôi.
Bên trong là canh gà đang sôi!
Nhưng tôi không né kịp.
Trước mắt tối sầm.
Nồi nước nóng kia không hề chạm đến tôi, có người nhảy đến che trước mặt tôi, vòng tay ôm chặt lấy đầu và cổ tôi.
- Lương Đình?
Tay tôi run rẩy, chạm vào người anh.
Nước canh chảy từ trên người anh xuống, Lương Đình nghiến răng chịu đau, không kêu tiếng nào.
Lý trí đứt phựt, tôi điên tiết chụp dao phay trên quầy nhảy vào giữa đám lưu manh kia chém loạn.
Mấy tên thị dịch này đa số chỉ là lưu manh du côn, ỷ mạnh hiếp yếu, làm gì có ai biết đánh nhau? Chúng bị sự điên cuồng của tôi dọa cho ngã xuống đất, vừa bò vừa kêu thảm thiết.
Đám đông vây xem cũng thi nhau kêu gào.
Trong hỗn loạn, có tiếng quát vang lên từ quán trà đối diện.
- Khang Vương điện hạ ở đây, bắt hết người gây chuyện lại!
Trên cửa sổ sát đường của quán trà, có một trung niên mặc trang phục cao quý, hơi mỉm cười liếc mắt nhìn Lương Đình.
Lương Đình bị bỏng nặng lắm, lưng áo và da thịt dính hết vào nhau.
Thầy thuốc vừa thấm ướt quần áo vừa bôi thuốc cho anh, tôi nghe tiếng kêu rên của Lương Đình, tim đau nhói.
- Đậu Hũ, lại đây…
Miệng Lương Đình cắn chặt cái khăn, tôi nghe thấy anh gọi mình vội quỳ ở trước giường.
Tay anh run run, nắm chặt lấy tay tôi, nhắm mắt lại tiếp tục cảm nhận cơn đau dữ dội.
Thầy thuốc là thầy thuốc trong phủ Khang Vương, y thuật chắc chắn cao hơn thầy thuốc ở Nhân Tâm đường. Ông ấy trị thương cho Lương Đình xong, hiền từ nói:
- Công tử này phải dưỡng thương cẩn thận, chuyện hôm nay chủ nhân nhà tôi ngồi trên lầu đã chứng kiến từ đầu đến cuối, nhất định sẽ chủ trì lẽ phải.
Tôi xúc động, rưng rưng nước mắt tiễn thầy thuốc về.
- Khang Vương đúng là người tốt, gặp chuyện bất bình ra tay tương trợ, một Vương gia oai phong như ông ấy lại để ý chuyện nhỏ này.
Lương Đình lại nói:
- Sự lạ tất có gian trá.
- Dạ?
Đầu óc tôi ngốc nghếch, nghe chẳng hiểu gì cả.
- Không sao đâu, Đậu Hũ, tôi không sợ. Trời có sập xuống tôi cũng chống lên cho em.
Lương Đình vốn đang nằm sấp bỗng nhịn đau nhỏm dậy, móc thuốc trị bỏng bôi đầy lên tay tôi.
Tôi cúi đầu nhìn xuống.
Trên tay có vài vết bỏng nhỏ mà chính tôi cũng không để ý.