Chương : 2
Từ lúc hai đứa sinh đôi còn nhỏ, Michela đã gây đủ các chuyện rắc rối, như lần em ở trên xe tập đi lao xuống cầu thang, hay lần em nhét hột đậu vào lỗ mũi khiến mọi người phải đưa đi cấp cứu để bác sỹ dùng kẹp y tế lôi nó ra. Khi đó ba thường quay ra nhìn Mattia, đứa lọt lòng mẹ trước tiên, và bảo vợ có lẽ bụng bà quá nhỏ cho cả hai đứa.
"Ai mà biết được các con đã làm gì trong bụng mẹ chứ, ông nói. Có lẽ con hay đá em quá thành ra em con bị chấn thương gì chăng."
Rồi ông cười lớn, dù chẳng có gì đáng cười cả. Ông nhấc bổng Michela lên, dụi dụi bộ râu vào hai má mềm mại của em.
Mattia ngước nhìn lên. Em cũng cười theo, dù chưa hiểu hết những gì ba nói. Câu nói của ba xuyên qua tai, dội xuống bao tử, tạo thành một lớp màng dày và dính như rượu lên men lâu ngày bị kết tủa.
Nụ cười của ba héo đi một chút khi Michela được hai mươi bảy tháng rồi mà vẫn chẳng nói được từ nào cho ra hồn. Ngay cả mấy tiếng bập bẹ gọi mẹ, hị hị lúc muốn đi vệ sinh, đi ngủ hay bau bau gọi chó cũng không nốt. Mấy tiếng gào khản khản rời rạc như thể được thốt lên từ một chốn hoang vu cô độc nào đó đôi khi còn khiến ba em thấy rùng mnh.
Khi Michela lên năm tuổi rưỡi, một bác sỹ tâm lý về ngôn ngữ chuyên khoa nhi đeo cặp kính cận dày khự đặt trước em một cái hộp bằng gỗ dán, bốn mặt khoét các hình khác nhau: hình ngôi sao, hình tròn, hình vuông và hình tam giác, cùng với các mẩu đất nặn tương ứng đã tô màu để nhét vào lỗ.
Michela mở to mắt đầy thích thú.
"Ngôi sao đặt vào chỗ nào, Michela?" Bác sĩ hỏi.
Michela cúi nhìn đồ chơi nhưng không chạm vào cái gì cả. Bác sĩ đặt vào tay em hình ngôi sao.
"Cái này đặt vào đâu, Michela?"
Michela ngơ ngẩn nhìn đâu đâu. Em nhét một cánh ngôi sao màu vàng vào mồm để gặm. Bà bác sĩ lôi tay em ra khỏi miệng và nhắc lại câu hỏi lần thứ ba.
"Quỷ quái thật đấy Michela, làm như bác sĩ bảo đi", ba bực tức thốt lên, không đủ kiên nhẫn ngồi yên tại chỗ mà ông được chỉ định trước đó.
Ông Balossino, với trẻ con cần phải kiên nhẫn cho chúng có thời gian. Bác sĩ từ tốn cố xoa dịu ông bố.
Thế là Michela có tất cả thời gian nó muốn. Một phút đồng hồ trôi qua. Rồi em thở đánh sượt một cái, chẳng rõ vì vui mừng hay tuyệt vọng nữa. Rất tự tin, em đặt ngôi sao vào lỗ ô vuông.
Ngay cả nếu như Mattia không tự hiểu ra đứa em gái có điều gì không ổn thì có lẽ lũ bạn ở trường nhắc nhở nó. Ví như con bé Simona Volterra cùng lớp một chẳng hạn, khi cô giáo bảo nó tháng này sẽ ngồi cạnh Michela, nó liền phản ứng ngay lập tức. Khoanh hai tay lại, nó nguây nguẩy: em không muốn ngồi cạnh con nhỏ ấy đâu.
Mattia để mặc Simona và cô giáo đôi co như vậy một lúc rồi nó thưa: em có thể ngồi cạnh Simona. Tất cả đều thấy nhẹ cả người: cả con nhỏ ấy, cả Simona, và cả cô giáo. Tất cả, chỉ trừ Mattia.
Hai anh em sinh đôi ngồi chung bàn đầu. Cả ngày Michela tô màu các hình vẽ mẫu. Nò chọn màu một cách ngẫu hứng, tô tràn ra cả phía ngoài đường viền. Trẻ em thì tô da màu xanh, bầu trời màu đỏ, cây màu vàng. Em nắm chặt cây bút như dao dần thịt, di mạnh nó trên trang giấy tới mức xé toạc cả ba tờ một lúc.
Bên cạnh em, Mattia ngồi học đọc và học viết. Em học bốn phép tính và là học sinh đầu tiên trong lớp biết làm phép tính chia có dư. Cái đầu em tựa như một chiếc máy làm việc hoàn hảo đến kỳ lạ, bí ẩn đúng như cách hoạt động của cái đầu thiểu năng của đứa em gái.
Đôi khi Michela ngọ ngoạy vùng vẫy trên ghế, hai cánh tay đập đập điên cuồng như một con sâu bướm bị mắc bẫy. Đôi mắt em tối sầm lại, còn cô giáo thì đứng đó nhìn, mặt tái đi, còn sợ hơn cả chính Michela nữa, hy vọng mơ hồ rằng đứa bé thiểu năng này tới một lúc nào đó sẽ vỗ cánh mà bay đi thật. Thằng nhóc nào đó ở dãy bàn phía sau nén tiếng cười đểu, một đứa khác thì xì một cái rõ dài.
Thế là Mattia nhỏm dậy, nhấc ghế của mnh lên để nó không kêu ken két trên sàn và đặt nó ra phía sau Michela lúc này đang ngoáy loạn cái đầu và đập hai cánh tay nhanh tới mức em sợ là chúng sẽ rụng rời ra mất.
Mattia cầm lấy hai cánh tay đứa em mà nhẹ nhàng khép lại trước ngực, nói thầm vào tai đứa em: "Giờ thì em không còn cánh nữa nhé."
Mất vài giây sau Michela mới hết run rẩy. Em ngồi thần ra nhìn chăm chăm vào cái gì đó vô định trong một chốc lát, rồi lại quay trở về với việc tô màu đống hình vẽ như thể chẳng có chuyện gì xảy ra. Mattia quay trở lại chỗ ngồi, đầu cúi thấp, tai đỏ lựng lên vì xấu hổ, còn cô giáo lại tiếp tục bài giảng.
Lên lớp ba mà hai anh em vẫn chưa bao giờ được mời tới dự sinh nhật của bất cứ đứa bạn nào trong lớp. Mẹ cũng nhận thấy điều đó và bà định giải quyết chuyện này bằng cách tổ chức một buổi tiệc sinh nhật cho hai đứa con sinh đôi. Đó là lúc cả nhà đang ngồi quanh bàn ăn, và ba dẹp ngay ý định đó đi, nói rằng như thế này cũng đã đủ rắc rối khốn khổ lắm rồi. Mattia thở phào nhẹ nhõm còn Michela thì đánh rơi cái dĩa tới lần thứ mười. Chẳng ai nhắc lại chuyện ấy nữa.
Thế rồi một buổi sáng tháng Giêng, thằng Riccardo Pelotti, cái thằng tóc đỏ môi dày khự như khỉ đầu chó ấy, lại gần bàn Mattia, nói liền một hơi, mắt nhìn về phía bảng:
"Này, mẹ tao bảo mày có thể đến dự sinh nhật tao."
Rồi chỉ tay vào Michela đang ngồi miệt mài vuốt đi vuốt lại mặt bàn, cẩn thận hơn cả người ta vuốt ga trải giường, nó thêm: "Cả nó nữa."
Mặt Mattia méo xệch đi vì xúc động. Em nói cảm ơn, nhưng thằng Riccardo, như thể vừa trút được gánh nặng, đã nhón chân bỏ đi rồi.
Mẹ vui mừng lắm, dẫn luôn hai đứa đến tiệm Benetton mua quần áo mới. Đi lòng vòng suốt ba cửa hàng đồ chơi rồi mà bà Adele vẫn chưa tìm được đồ ưng ý.
"Thế bạn Riccardo thích chơi gì? Nó sẽ thích cái này chứ?" Bà hỏi Mattia, tay cầm bộ xếp hình những một ngàn năm trăm mảnh.
"Làm sao con biết được."
"Dù sao nó cũng là bạn con, lẽ ra con phải biết bạn thích chơi gì chứ."
Mattia nghĩ thằng Riccardo đâu có phải là bạn nó, nhưng em chẳng thể giải thích cho mẹ hiểu được. Em chỉ nhún vai.
Cuối cùng bà Adele quyết định chọn mua bộ xếp hình tàu thủy – bộ đồ chơi Lego to và đắt nhất quầy hàng.
"Mẹ à, thế nhiều quá."
"Có gì mà nhiều. Cả hai đứa cùng đi kia mà, không lại xấu mặt mất."
Mattia biết thừa cho dù có bộ xếp hình hay không thì hai đứa chúng nó cũng sẽ xấu mặt ở đó thôi. Làm sao mà khác được khi có Michela bên cạnh kia chứ. Em chắc chắn thằng Riccardo mời chúng chỉ vì ba mẹ nó bắt thế. Michela sẽ gây đủ rắc rối suốt buổi. Nó sẽ làm đổ nước cam tung tóe, rồi lại khóc mè nheo như mọi khi lúc nó thấy mệt.
Lần đầu tiên Mattia nghĩ có lẽ tốt hơn là cứ ở nhà. À không, tốt hơn nếu để Michela ở nhà.
"Mẹ à", em ngập ngừng nói.
Bà Adela đang tìm ví tiền trong túi xách "Sao con?"
Mattia hít một hơi: "Thế Michela cũng phải đi dự tiệc à?"
Sững người lại, bà nhìn vào mắt thằng con trai. Cô nhân viên ở quầy thu ngân hờ hững nhìn ba mẹ con, tay đặt trên bàn phím đợi bà mẹ thanh toán. Michela cn đang mải mê xáo trộn lẫn lộn các túi kẹo trên giá.
Má Mattia nóng lên, sẵn sàng nhận một cú bạt tai. Nhưng mẹ chỉ nói: "Dĩ nhiên là cả em cũng đi cùng."
Hai em có thể tự đi bộ tới nhà Riccardo. Không mất quá mười phút. Đúng ba giờ chiều bà Adele đẩy hai đứa con ra khỏi cửa.
"Đi đi không các con sẽ đến trễ mất, nhớ cảm ơn ba mẹ bạn ấy." Rồi quay sang Mattia: "Con nhớ trông chừng em. Không được để em ăn cái gì linh tinh đâu đấy."
Mattia khẽ gật đầu. Mẹ hôn má cả hai, hôn Michela lâu hơn một chút. Mẹ chỉnh lại mớ tóc quanh cái bờm cho em và chúc cả hai chơi vui vẻ.
Dọc đường tới nhà thằng Riccardo, những ý nghĩ của Mattia cứ miên man theo tiếng sột soạt lao xao như tiếng thủy triều của những mảnh xếp hình Lego đang đập lộp cộp vào thành hộp. Michela loạng choạng đi trước em vài bước, chân đá vào đống lá vụn chất đống bên đường. Không khí lạnh lẽo và thật tĩnh lặng.
Thế nào nó cũng sẽ làm rơi hết khoai tây chiên xuống đất cho mà coi, Mattia nghĩ ngợi.
Thế nào nó cũng lấy bóng rồi giữ khư khư, không cho đứa nào chơi hết.
"Mày có đi tiếp không?" Mattia bảo đứa em đang ngồi xổm giữa vệ đường, tay vân vê một con giun đất dài cả gang tay.
Michela nhìn thằng anh như thể lâu lắm rồi hai đứa mới gặp nhau vậy. Rồi em mỉm cười, chạy lại chỗ anh, ngón cái và ngón trỏ vẫn kẹp con giun.
"Tởm quá! Vứt nó đi!" Thằng anh quát.
Michela vẫn nhìn con giun thêm một lúc nữa như tự hỏi sao nó lại rơi vào tay mình được. Rồi em vứt nó xuống đường và liêu xiêu chạy với theo thằng anh đã đi quá vài bước.
Nó sẽ tranh quả bóng rồi nhất định không chuyển cho đứa nào nữa, như nó vẫn làm ở trường vậy, Mattia lại nghĩ.
Nó nhìn con em có đôi mắt y hệt như mắt nó, mũi cũng y hệt, màu tóc cũng chẳng khác gì, thế mà lại có bộ não đáng vứt đi. Lần đầu tiên sao nó thấy ghét con em thế. Nó nắm lấy tay con em để qua đường vì chỗ này xe cộ phóng rất nhanh. Trong lúc đi sang đường nó nảy ra một nghĩ.
Nó thả bàn tay đi găng len của đứa em gái ra, rồi nó nghĩ thế là không được.
Thế nhưng khi đi ngang qua công viên, nó lại đổi ý thêm một lần nữa, và nó chắc sẽ chẳng có ai phát hiện ra đâu.
Chỉ vài giờ thôi mà. Chỉ lần này thôi mà.
Nó rẽ ngoặt ngay tức khắc, lôi cánh tay Michela đi vào trong công viên. Bãi cỏ vẫn còn ướt sương đêm. Michela lếch thếch vừa đi vừa chạy theo anh, làm bùn bắn tung tóe lên đôi ủng da mới bóng loáng.
Công viên không một bóng người. Trời lạnh thế này chẳng có ai có hứng đi dạo cả. Hai đứa trẻ sinh đôi tới dưới một tán cây, nơi có ba cái bàn gỗ và cả giàn vỉ nướng thịt dành cho những buổi liên hoan ngoài trời. Một buổi sáng hồi lớp một cô giáo đã dẫn cả lớp đi nhặt lá khô làm thành đồ trang trí tặng ông bà dịp Giáng sinh, sau đó bọn chúng đã ngồi ăn trưa chính tại chỗ này đây.
"Michi, nghe này. Mày có nghe anh nói không đấy?"
Với Michi lúc nào cũng phải chắc chắn xem kênh giao tiếp của nó có đang mở hay không, Mattia đợi con em gái gật đầu rồi nói tiếp.
"Ừ, bây giờ anh phải đi một lúc nhé. Không lâu đâu, chỉ nửa tiếng thôi, chịu không?"
Cần gì phải nói thật. Với Michela nửa giờ hay cả một ngày cũng chẳng khác nhau là bao. Bà bác sĩ đã khẳng định sự phát triển nhận thức về không gian và thời gian của nó bị giới hạn trong trạng thái tiền ý thức, và Mattia thì đã hiểu thế nghĩa là gì rồi.
"Ngồi đây đợi anh nhé."
Michela nhìn anh chăm chú chẳng trả lời, và em không biết nói gì. Em chẳng có vẻ gì là thật sự hiểu những gì thằng anh nói, nhưng trong một tích tắc ánh mắt em lóe lên một cái gì đó, và trong suốt cuộc đời mnh Mattia sẽ nghĩ tới anh mắt ấy như nghĩ tới nỗi hoảng sợ.
Mattia đi xa dần, bước thụt lùi để chắc chắn rằng nó không bám theo sau. Mẹ đã có lần rầy la chỉ có lũ tôm mới đi kiểu đó, rồi thế nào cũng đập vào đâu đó thôi.
Michela không nhìn theo thằng anh nãy giờ đã đi xa cả chục mét nữa. Em cắm cúi bứt một cái khuy áo khoác len.
Mattia quay đi và bắt đầu chạy, tay nắm chặt túi quà. Trong hộp hơn hai trăm khối nhựa lạo xạo va vào nhau như muốn nói với nó điều gì.
"Chào cháu, Mattia," mẹ thằng Riccardo Pelotti mở cửa cho nó. "Thế em gái cháu đâu?"
"Nó hơi bị sốt ạ", Mattia nói dối.
"Ôi tiếc thật", bà ta thốt lên, nhưng vẻ mặt chẳng có gì là đáng tiếc cả. Bà đứng dịch sang một bên để nhường lối cho Mattia và gọi với vào trong hành lang.
"Ricky, bạn Mattia đến này. Ra đón bạn đi."
Thằng Riccardo Pelotti xuất hiện với vẻ mặt khó ưa như thường lệ. Nó trượt dài trên sàn nhà rồi dừng lại một giây nhìn Mattia và liếc xung quanh vẻ tìm con bé thiểu năng. Rồi thở hắt nhẹ nhõm, nó chào gọn lỏn.
Mattia giơ gói quà ra hỏi bà mẹ: "Cháu để đâu được?"
"Cái gì vậy?" Thằng Riccardo tò mò.
"Bộ xếp hình Lego."
"A!"
Riccardo túm lấy gói quà rồi lại biến mất trong hành lang.
"Cháu đi theo nó đi", bà mẹ đẩy lưng Mattia. "Tiệc ở trong đó đấy."
Phòng khách nhà Pelotti được trang trí bằng bóng bay kết thành nhiều vòng tròn. Trên bàn phủ khăn giấy đó là những bịch bỏng ngô và khoai tây chiên, một khay pizza xắt từng miếng vuông vắn, và một dãy chai nước uống có ga đủ màu vẫn còn chưa khui nắp. Vài thằng bạn cùng lớp Mattia đã đến, đang đứng giữa phòng quanh cái bàn.
Mattia bước vài bước về phía bọn trẻ, rồi giống như một vệ tinh không muốn chiếm quá nhiều chỗ trên bầu trời, em dừng lại cách chúng vài mét. Chẳng đứa trẻ nào để ý đến em cả.
Khi bọn trẻ đã tới đông đủ, một thanh niên khoảng hai mươi tuổi, đeo cái mũi nhựa đỏ và đội chiếc mũ hề, cho bọn trẻ chơi mấy trò kiểu như bịt mắt bắt dê: bạn sẽ bị bịt mắt và bị dính một tờ giấy có vẽ cái đuôi dê sau lưng. Mattia thắng trò này, nhận giải nhất là một nắm kẹo to, nhưng ấy là vì em đã ti hí mắt một tí xíu. Tất cả lêu lêu em chơi ăn gian. Em nhét đống kẹo vào túi mà thấy xấu hổ biết bao.
Khi trời đã tối anh thanh niên mặc quần áo hề tắt đèn đi, cho bọn trẻ ngồi quây vòng tròn lại và bắt đầu kể chuyện kinh dị. Anh ta chiếu một cái đèn pin dưới cằm.
Mattia nghĩ chuyện cũng chẳng sợ lắm, nhưng cái mặt rọi đèn kỳ quái thì cũng kinh kinh. Ánh đèn hắt ngược khiến khuôn mặt anh ta đỏ hồng và tạo ra những quãng tối xung quanh phát khiếp đi được. Mattia nhìn ra cửa sổ để khỏi phải trông cái mặt anh hề, và em nhớ tới Michela. Em chưa bao giờ quên hẳn nó, nhưng chỉ lúc này em mới tưởng tượng cảnh con bé phải ngồi đợi một mình dưới gốc cây, mặt úp vào đôi găng tay trắng cho khỏi lạnh.
Em nhỏm dậy đúng lúc mẹ thằng Riccardo Pelotti bước vào căn phòng tối om với chiếc bánh ga tô cắm đầy nến. Tất cả ào ào vỗ tay, phần vì câu chuyện ma, phần vì cái bánh ga tô.
"Cháu phải về", em nói trước khi bà kịp đặt cái bánh xuống bàn.
"Bây giờ sao? Có bánh mà."
"Vâng, bây giờ. Cháu phải đi."
Bà mẹ thằng Riccardo nhìn em qua các ngọn nến. Ngay cả khuôn mặt bà lúc này nữa cũng được nến chiếu và tạo những bóng tối đầy vẻ hăm dọa. Tất cả khách khứa lặng im cả.
"Thôi cũng được. Ricky, con tiễn bạn ra cửa."
"Nhưng con còn phải thổi nến nữa", thằng này phản đối.
"Làm như mẹ bảo đi", mẹ nó nói, mắt vẫn nhìn chằm chằm vào Mattia.
"Chán mày thật đấy Mattia!"
Đứa nào đó phá lên cười. Mattia theo chân thằng Riccardo ra cửa, lôi áo khoác của em dưới đống áo treo trên móc, chào và cảm ơn. Thằng kia chẳng nói chẳng rằng, đóng cửa lại rồi chạy biến vào trong chăm lo cho cái bánh của nó.
Đi ngang qua sân nhà thằng Riccardo, Mattia ngó nhìn cái cửa sổ đầy ánh sáng. Tiếng hò hét của lũ trẻ xuyên qua cửa sổ chui vào hai tai em, như tiếng rè rè làm yên lòng của chiếc tivi trong phòng khách buổi tối khi mẹ bắt em và Michela đi ngủ. Cánh cổng đóng "cạch" một tiếng khô khốc sau lưng em, và em bắt đầu chạy.
Em chạy vào trong công viên. Chỉ khoảng chục bước bên trong là ánh đèn đường đã không đủ sáng để nhìn thấy rõ lối đi rải sỏi dưới chân. Nơi em để Michela lại, những cành cây trơ trụi lá như những nét gạch nguệch ngoạc trên nền trời đen thẫm. Nhìn thấy chúng từ xa, không hiểu sao Mattia đã có cảm giác chắc chắn, rõ ràng đến kỳ lạ, rằng em gái nó không còn ở đó nữa.
Mattia đứng lại cách cái ghế băng vài mét nơi chỉ vài giờ trước thôi em đã bỏ Michela ngồi lại một mình loay hoay với chiếc áo khoác. Em đứng lặng yên, nín thở nghe ngóng, tưởng như đứa em gái sẽ nhảy bổ ra từ phía sau một thân cây nào đó, chạy liêu xiêu lại phía thằng anh miệng kêu "ú òa."
Mattia gọi Michi. Tiếng gọi lạc đi khiến chính em cũng cảm thấy sợ khi nghe giọng mình. Em gọi lại, chậm và rõ hơn. Em tới gần mấy cái bàn ghế gỗ, sờ tay lên chỗ Michela đã ngồi. Nó cũng lạnh cóng rồi.
Có lẽ nó chán nên đã bỏ về, em nghĩ.
Nhưng nó đâu biết đường về. Nó cũng không thể qua đường một mình được.
Mattia nhìn công viên trải dài trước mặt giờ đã chìm vào bóng tối. Em không biết nó dẫn tới đâu nữa. Em không muốn tiến vào sâu trong công viên. Nhưng cũng chẳng còn cách nào khác.
Em đi nhón chân để không làm tan vụn đống lá khô dưới gót giày, đầu quay qua quay lại hy vọng nhìn thấy Michela đang ngồi nép mình sau thân cây mà nghịch một con bọ hung hay làm gì đó có trời mới biết được.
Mattia đi tới chỗ chơi đu quay. Em thử nhớ lại xem ghế đu có màu gì trong ánh chiều Chủ nhật khi mẹ chịu để Michela chơi đu quay và nó cứ la hét đòi chơi bằng được dù theo mẹ nó đã quá lớn không hợp với trò đó nữa.
Mattia bước dọc theo bờ rào đến tận nhà vệ sinh công cộng, nhưng em không dám bước vào trong đó. Em quay trở lại lối đi. Giờ thì nó chỉ như một dải đất hẹp tạo ra bởi bước chân qua lại của những người đi dạo. Em cứ thế đi khoảng mười phút, cho đến khi không nhận ra mình đang ở đâu nữa. Thế là em bắt đầu vừa khóc vừa ho.
"Mày đúng là ngốc, Michi", em sụt sịt. "Một con bé ngu ngốc chậm hiểu. Mẹ đã dặn cả triệu triệu lần rồi, có bị lạc thì phải đứng nguyên chỗ ấy... Có thế thôi mà không chịu hiểu... Không hiểu gì hết cả."
Em leo lên đoạn đường hơi dốc, tới trước một con sông nhỏ chia công viên thành hai phần. Ba đã bảo em tên con sông này nhiều lần rồi mà Mattia chẳng thể nhớ ra được. Làn nước phản chiếu một chút ánh sáng chẳng hiểu từ đâu tới nữa, làm ánh lên đôi mắt em long lanh ướt đẫm nước.
Em lại gần bờ sông. Cảm giác Michela phải ở đâu đó gần đây thôi. Nó thích nước mà. Mẹ vẫn còn kể chuyện ngày bé khi hai đứa tắm chung. Michi cứ la hét như điên và không muốn ra khỏi bồn tắm kể cả khi nước đã lạnh ngắt rồi. Còn nhớ một lần vào Chủ nhật ba dẫn hai đứa tới bờ sông, có lẽ chính tại chỗ này cũng nên, và dạy em cách ném sao cho viên sỏi dẹt nảy thia lia vài lần trên mặt nước. Khi ba còn mải nói em phải mềm cổ tay ra mới được và chính nó tạo nên các vòng quay, thì Michela đã lò dò tới sát mép nước rồi trượt xuống, nước ngập tới tận thắt lưng, trước khi ba kịp túm được một cánh tay. Nó bị ba cho luôn một cái bạt tai và thế là con bé bắt đầu sụt sịt rên ư ử. Cả ba bố con vừa hờn vừa dỗi dẫn nhau về nhà.
Đột nhiên một ý nghĩ lướt qua đầu Mattia như luồng điện giật. Nhỡ con bé lấy gậy chọc bóng mình trên mặt nước rồi trượt chân lăn tòm xuống như một bịch khoai tây thì sao?
Em ngồi phịch xuống cách bờ nửa mét. Mệt mỏi. Em ngoảnh ra đằng sau nhìn đêm tối sẽ còn kéo dài nhiều giờ nữa.
Mattia nhìn đăm đăm xuống mặt sông đen lấp loáng. Lại cố nhớ tên con sông. Nhưng em quên thật rồi. Em sục tay vào đất lạnh. Ở gần bờ sông nên hơi ẩm khiến cho đất mềm hơn. Tay em bị một mảnh thủy tinh cứa, một mảnh chai sót lại sau một buổi liên hoan đêm nào đó. Mới đầu em chưa thấy đau, có lẽ còn chẳng nhận ra tay bị cứa ấy chứ. Thế rồi em cứ thế mà ấn mạnh mẩu chai vào da thịt mình, mỗi lúc một sâu thêm, mắt vẫn dán chặt vào làn nước. Em đợi Michela đội nước mà ngóc đầu lên. Trong lúc chờ đợi, em lan man nghĩ sao lại có những thứ nổi được trên mặt nước mà những thứ khác thì không nhỉ.
"Ai mà biết được các con đã làm gì trong bụng mẹ chứ, ông nói. Có lẽ con hay đá em quá thành ra em con bị chấn thương gì chăng."
Rồi ông cười lớn, dù chẳng có gì đáng cười cả. Ông nhấc bổng Michela lên, dụi dụi bộ râu vào hai má mềm mại của em.
Mattia ngước nhìn lên. Em cũng cười theo, dù chưa hiểu hết những gì ba nói. Câu nói của ba xuyên qua tai, dội xuống bao tử, tạo thành một lớp màng dày và dính như rượu lên men lâu ngày bị kết tủa.
Nụ cười của ba héo đi một chút khi Michela được hai mươi bảy tháng rồi mà vẫn chẳng nói được từ nào cho ra hồn. Ngay cả mấy tiếng bập bẹ gọi mẹ, hị hị lúc muốn đi vệ sinh, đi ngủ hay bau bau gọi chó cũng không nốt. Mấy tiếng gào khản khản rời rạc như thể được thốt lên từ một chốn hoang vu cô độc nào đó đôi khi còn khiến ba em thấy rùng mnh.
Khi Michela lên năm tuổi rưỡi, một bác sỹ tâm lý về ngôn ngữ chuyên khoa nhi đeo cặp kính cận dày khự đặt trước em một cái hộp bằng gỗ dán, bốn mặt khoét các hình khác nhau: hình ngôi sao, hình tròn, hình vuông và hình tam giác, cùng với các mẩu đất nặn tương ứng đã tô màu để nhét vào lỗ.
Michela mở to mắt đầy thích thú.
"Ngôi sao đặt vào chỗ nào, Michela?" Bác sĩ hỏi.
Michela cúi nhìn đồ chơi nhưng không chạm vào cái gì cả. Bác sĩ đặt vào tay em hình ngôi sao.
"Cái này đặt vào đâu, Michela?"
Michela ngơ ngẩn nhìn đâu đâu. Em nhét một cánh ngôi sao màu vàng vào mồm để gặm. Bà bác sĩ lôi tay em ra khỏi miệng và nhắc lại câu hỏi lần thứ ba.
"Quỷ quái thật đấy Michela, làm như bác sĩ bảo đi", ba bực tức thốt lên, không đủ kiên nhẫn ngồi yên tại chỗ mà ông được chỉ định trước đó.
Ông Balossino, với trẻ con cần phải kiên nhẫn cho chúng có thời gian. Bác sĩ từ tốn cố xoa dịu ông bố.
Thế là Michela có tất cả thời gian nó muốn. Một phút đồng hồ trôi qua. Rồi em thở đánh sượt một cái, chẳng rõ vì vui mừng hay tuyệt vọng nữa. Rất tự tin, em đặt ngôi sao vào lỗ ô vuông.
Ngay cả nếu như Mattia không tự hiểu ra đứa em gái có điều gì không ổn thì có lẽ lũ bạn ở trường nhắc nhở nó. Ví như con bé Simona Volterra cùng lớp một chẳng hạn, khi cô giáo bảo nó tháng này sẽ ngồi cạnh Michela, nó liền phản ứng ngay lập tức. Khoanh hai tay lại, nó nguây nguẩy: em không muốn ngồi cạnh con nhỏ ấy đâu.
Mattia để mặc Simona và cô giáo đôi co như vậy một lúc rồi nó thưa: em có thể ngồi cạnh Simona. Tất cả đều thấy nhẹ cả người: cả con nhỏ ấy, cả Simona, và cả cô giáo. Tất cả, chỉ trừ Mattia.
Hai anh em sinh đôi ngồi chung bàn đầu. Cả ngày Michela tô màu các hình vẽ mẫu. Nò chọn màu một cách ngẫu hứng, tô tràn ra cả phía ngoài đường viền. Trẻ em thì tô da màu xanh, bầu trời màu đỏ, cây màu vàng. Em nắm chặt cây bút như dao dần thịt, di mạnh nó trên trang giấy tới mức xé toạc cả ba tờ một lúc.
Bên cạnh em, Mattia ngồi học đọc và học viết. Em học bốn phép tính và là học sinh đầu tiên trong lớp biết làm phép tính chia có dư. Cái đầu em tựa như một chiếc máy làm việc hoàn hảo đến kỳ lạ, bí ẩn đúng như cách hoạt động của cái đầu thiểu năng của đứa em gái.
Đôi khi Michela ngọ ngoạy vùng vẫy trên ghế, hai cánh tay đập đập điên cuồng như một con sâu bướm bị mắc bẫy. Đôi mắt em tối sầm lại, còn cô giáo thì đứng đó nhìn, mặt tái đi, còn sợ hơn cả chính Michela nữa, hy vọng mơ hồ rằng đứa bé thiểu năng này tới một lúc nào đó sẽ vỗ cánh mà bay đi thật. Thằng nhóc nào đó ở dãy bàn phía sau nén tiếng cười đểu, một đứa khác thì xì một cái rõ dài.
Thế là Mattia nhỏm dậy, nhấc ghế của mnh lên để nó không kêu ken két trên sàn và đặt nó ra phía sau Michela lúc này đang ngoáy loạn cái đầu và đập hai cánh tay nhanh tới mức em sợ là chúng sẽ rụng rời ra mất.
Mattia cầm lấy hai cánh tay đứa em mà nhẹ nhàng khép lại trước ngực, nói thầm vào tai đứa em: "Giờ thì em không còn cánh nữa nhé."
Mất vài giây sau Michela mới hết run rẩy. Em ngồi thần ra nhìn chăm chăm vào cái gì đó vô định trong một chốc lát, rồi lại quay trở về với việc tô màu đống hình vẽ như thể chẳng có chuyện gì xảy ra. Mattia quay trở lại chỗ ngồi, đầu cúi thấp, tai đỏ lựng lên vì xấu hổ, còn cô giáo lại tiếp tục bài giảng.
Lên lớp ba mà hai anh em vẫn chưa bao giờ được mời tới dự sinh nhật của bất cứ đứa bạn nào trong lớp. Mẹ cũng nhận thấy điều đó và bà định giải quyết chuyện này bằng cách tổ chức một buổi tiệc sinh nhật cho hai đứa con sinh đôi. Đó là lúc cả nhà đang ngồi quanh bàn ăn, và ba dẹp ngay ý định đó đi, nói rằng như thế này cũng đã đủ rắc rối khốn khổ lắm rồi. Mattia thở phào nhẹ nhõm còn Michela thì đánh rơi cái dĩa tới lần thứ mười. Chẳng ai nhắc lại chuyện ấy nữa.
Thế rồi một buổi sáng tháng Giêng, thằng Riccardo Pelotti, cái thằng tóc đỏ môi dày khự như khỉ đầu chó ấy, lại gần bàn Mattia, nói liền một hơi, mắt nhìn về phía bảng:
"Này, mẹ tao bảo mày có thể đến dự sinh nhật tao."
Rồi chỉ tay vào Michela đang ngồi miệt mài vuốt đi vuốt lại mặt bàn, cẩn thận hơn cả người ta vuốt ga trải giường, nó thêm: "Cả nó nữa."
Mặt Mattia méo xệch đi vì xúc động. Em nói cảm ơn, nhưng thằng Riccardo, như thể vừa trút được gánh nặng, đã nhón chân bỏ đi rồi.
Mẹ vui mừng lắm, dẫn luôn hai đứa đến tiệm Benetton mua quần áo mới. Đi lòng vòng suốt ba cửa hàng đồ chơi rồi mà bà Adele vẫn chưa tìm được đồ ưng ý.
"Thế bạn Riccardo thích chơi gì? Nó sẽ thích cái này chứ?" Bà hỏi Mattia, tay cầm bộ xếp hình những một ngàn năm trăm mảnh.
"Làm sao con biết được."
"Dù sao nó cũng là bạn con, lẽ ra con phải biết bạn thích chơi gì chứ."
Mattia nghĩ thằng Riccardo đâu có phải là bạn nó, nhưng em chẳng thể giải thích cho mẹ hiểu được. Em chỉ nhún vai.
Cuối cùng bà Adele quyết định chọn mua bộ xếp hình tàu thủy – bộ đồ chơi Lego to và đắt nhất quầy hàng.
"Mẹ à, thế nhiều quá."
"Có gì mà nhiều. Cả hai đứa cùng đi kia mà, không lại xấu mặt mất."
Mattia biết thừa cho dù có bộ xếp hình hay không thì hai đứa chúng nó cũng sẽ xấu mặt ở đó thôi. Làm sao mà khác được khi có Michela bên cạnh kia chứ. Em chắc chắn thằng Riccardo mời chúng chỉ vì ba mẹ nó bắt thế. Michela sẽ gây đủ rắc rối suốt buổi. Nó sẽ làm đổ nước cam tung tóe, rồi lại khóc mè nheo như mọi khi lúc nó thấy mệt.
Lần đầu tiên Mattia nghĩ có lẽ tốt hơn là cứ ở nhà. À không, tốt hơn nếu để Michela ở nhà.
"Mẹ à", em ngập ngừng nói.
Bà Adela đang tìm ví tiền trong túi xách "Sao con?"
Mattia hít một hơi: "Thế Michela cũng phải đi dự tiệc à?"
Sững người lại, bà nhìn vào mắt thằng con trai. Cô nhân viên ở quầy thu ngân hờ hững nhìn ba mẹ con, tay đặt trên bàn phím đợi bà mẹ thanh toán. Michela cn đang mải mê xáo trộn lẫn lộn các túi kẹo trên giá.
Má Mattia nóng lên, sẵn sàng nhận một cú bạt tai. Nhưng mẹ chỉ nói: "Dĩ nhiên là cả em cũng đi cùng."
Hai em có thể tự đi bộ tới nhà Riccardo. Không mất quá mười phút. Đúng ba giờ chiều bà Adele đẩy hai đứa con ra khỏi cửa.
"Đi đi không các con sẽ đến trễ mất, nhớ cảm ơn ba mẹ bạn ấy." Rồi quay sang Mattia: "Con nhớ trông chừng em. Không được để em ăn cái gì linh tinh đâu đấy."
Mattia khẽ gật đầu. Mẹ hôn má cả hai, hôn Michela lâu hơn một chút. Mẹ chỉnh lại mớ tóc quanh cái bờm cho em và chúc cả hai chơi vui vẻ.
Dọc đường tới nhà thằng Riccardo, những ý nghĩ của Mattia cứ miên man theo tiếng sột soạt lao xao như tiếng thủy triều của những mảnh xếp hình Lego đang đập lộp cộp vào thành hộp. Michela loạng choạng đi trước em vài bước, chân đá vào đống lá vụn chất đống bên đường. Không khí lạnh lẽo và thật tĩnh lặng.
Thế nào nó cũng sẽ làm rơi hết khoai tây chiên xuống đất cho mà coi, Mattia nghĩ ngợi.
Thế nào nó cũng lấy bóng rồi giữ khư khư, không cho đứa nào chơi hết.
"Mày có đi tiếp không?" Mattia bảo đứa em đang ngồi xổm giữa vệ đường, tay vân vê một con giun đất dài cả gang tay.
Michela nhìn thằng anh như thể lâu lắm rồi hai đứa mới gặp nhau vậy. Rồi em mỉm cười, chạy lại chỗ anh, ngón cái và ngón trỏ vẫn kẹp con giun.
"Tởm quá! Vứt nó đi!" Thằng anh quát.
Michela vẫn nhìn con giun thêm một lúc nữa như tự hỏi sao nó lại rơi vào tay mình được. Rồi em vứt nó xuống đường và liêu xiêu chạy với theo thằng anh đã đi quá vài bước.
Nó sẽ tranh quả bóng rồi nhất định không chuyển cho đứa nào nữa, như nó vẫn làm ở trường vậy, Mattia lại nghĩ.
Nó nhìn con em có đôi mắt y hệt như mắt nó, mũi cũng y hệt, màu tóc cũng chẳng khác gì, thế mà lại có bộ não đáng vứt đi. Lần đầu tiên sao nó thấy ghét con em thế. Nó nắm lấy tay con em để qua đường vì chỗ này xe cộ phóng rất nhanh. Trong lúc đi sang đường nó nảy ra một nghĩ.
Nó thả bàn tay đi găng len của đứa em gái ra, rồi nó nghĩ thế là không được.
Thế nhưng khi đi ngang qua công viên, nó lại đổi ý thêm một lần nữa, và nó chắc sẽ chẳng có ai phát hiện ra đâu.
Chỉ vài giờ thôi mà. Chỉ lần này thôi mà.
Nó rẽ ngoặt ngay tức khắc, lôi cánh tay Michela đi vào trong công viên. Bãi cỏ vẫn còn ướt sương đêm. Michela lếch thếch vừa đi vừa chạy theo anh, làm bùn bắn tung tóe lên đôi ủng da mới bóng loáng.
Công viên không một bóng người. Trời lạnh thế này chẳng có ai có hứng đi dạo cả. Hai đứa trẻ sinh đôi tới dưới một tán cây, nơi có ba cái bàn gỗ và cả giàn vỉ nướng thịt dành cho những buổi liên hoan ngoài trời. Một buổi sáng hồi lớp một cô giáo đã dẫn cả lớp đi nhặt lá khô làm thành đồ trang trí tặng ông bà dịp Giáng sinh, sau đó bọn chúng đã ngồi ăn trưa chính tại chỗ này đây.
"Michi, nghe này. Mày có nghe anh nói không đấy?"
Với Michi lúc nào cũng phải chắc chắn xem kênh giao tiếp của nó có đang mở hay không, Mattia đợi con em gái gật đầu rồi nói tiếp.
"Ừ, bây giờ anh phải đi một lúc nhé. Không lâu đâu, chỉ nửa tiếng thôi, chịu không?"
Cần gì phải nói thật. Với Michela nửa giờ hay cả một ngày cũng chẳng khác nhau là bao. Bà bác sĩ đã khẳng định sự phát triển nhận thức về không gian và thời gian của nó bị giới hạn trong trạng thái tiền ý thức, và Mattia thì đã hiểu thế nghĩa là gì rồi.
"Ngồi đây đợi anh nhé."
Michela nhìn anh chăm chú chẳng trả lời, và em không biết nói gì. Em chẳng có vẻ gì là thật sự hiểu những gì thằng anh nói, nhưng trong một tích tắc ánh mắt em lóe lên một cái gì đó, và trong suốt cuộc đời mnh Mattia sẽ nghĩ tới anh mắt ấy như nghĩ tới nỗi hoảng sợ.
Mattia đi xa dần, bước thụt lùi để chắc chắn rằng nó không bám theo sau. Mẹ đã có lần rầy la chỉ có lũ tôm mới đi kiểu đó, rồi thế nào cũng đập vào đâu đó thôi.
Michela không nhìn theo thằng anh nãy giờ đã đi xa cả chục mét nữa. Em cắm cúi bứt một cái khuy áo khoác len.
Mattia quay đi và bắt đầu chạy, tay nắm chặt túi quà. Trong hộp hơn hai trăm khối nhựa lạo xạo va vào nhau như muốn nói với nó điều gì.
"Chào cháu, Mattia," mẹ thằng Riccardo Pelotti mở cửa cho nó. "Thế em gái cháu đâu?"
"Nó hơi bị sốt ạ", Mattia nói dối.
"Ôi tiếc thật", bà ta thốt lên, nhưng vẻ mặt chẳng có gì là đáng tiếc cả. Bà đứng dịch sang một bên để nhường lối cho Mattia và gọi với vào trong hành lang.
"Ricky, bạn Mattia đến này. Ra đón bạn đi."
Thằng Riccardo Pelotti xuất hiện với vẻ mặt khó ưa như thường lệ. Nó trượt dài trên sàn nhà rồi dừng lại một giây nhìn Mattia và liếc xung quanh vẻ tìm con bé thiểu năng. Rồi thở hắt nhẹ nhõm, nó chào gọn lỏn.
Mattia giơ gói quà ra hỏi bà mẹ: "Cháu để đâu được?"
"Cái gì vậy?" Thằng Riccardo tò mò.
"Bộ xếp hình Lego."
"A!"
Riccardo túm lấy gói quà rồi lại biến mất trong hành lang.
"Cháu đi theo nó đi", bà mẹ đẩy lưng Mattia. "Tiệc ở trong đó đấy."
Phòng khách nhà Pelotti được trang trí bằng bóng bay kết thành nhiều vòng tròn. Trên bàn phủ khăn giấy đó là những bịch bỏng ngô và khoai tây chiên, một khay pizza xắt từng miếng vuông vắn, và một dãy chai nước uống có ga đủ màu vẫn còn chưa khui nắp. Vài thằng bạn cùng lớp Mattia đã đến, đang đứng giữa phòng quanh cái bàn.
Mattia bước vài bước về phía bọn trẻ, rồi giống như một vệ tinh không muốn chiếm quá nhiều chỗ trên bầu trời, em dừng lại cách chúng vài mét. Chẳng đứa trẻ nào để ý đến em cả.
Khi bọn trẻ đã tới đông đủ, một thanh niên khoảng hai mươi tuổi, đeo cái mũi nhựa đỏ và đội chiếc mũ hề, cho bọn trẻ chơi mấy trò kiểu như bịt mắt bắt dê: bạn sẽ bị bịt mắt và bị dính một tờ giấy có vẽ cái đuôi dê sau lưng. Mattia thắng trò này, nhận giải nhất là một nắm kẹo to, nhưng ấy là vì em đã ti hí mắt một tí xíu. Tất cả lêu lêu em chơi ăn gian. Em nhét đống kẹo vào túi mà thấy xấu hổ biết bao.
Khi trời đã tối anh thanh niên mặc quần áo hề tắt đèn đi, cho bọn trẻ ngồi quây vòng tròn lại và bắt đầu kể chuyện kinh dị. Anh ta chiếu một cái đèn pin dưới cằm.
Mattia nghĩ chuyện cũng chẳng sợ lắm, nhưng cái mặt rọi đèn kỳ quái thì cũng kinh kinh. Ánh đèn hắt ngược khiến khuôn mặt anh ta đỏ hồng và tạo ra những quãng tối xung quanh phát khiếp đi được. Mattia nhìn ra cửa sổ để khỏi phải trông cái mặt anh hề, và em nhớ tới Michela. Em chưa bao giờ quên hẳn nó, nhưng chỉ lúc này em mới tưởng tượng cảnh con bé phải ngồi đợi một mình dưới gốc cây, mặt úp vào đôi găng tay trắng cho khỏi lạnh.
Em nhỏm dậy đúng lúc mẹ thằng Riccardo Pelotti bước vào căn phòng tối om với chiếc bánh ga tô cắm đầy nến. Tất cả ào ào vỗ tay, phần vì câu chuyện ma, phần vì cái bánh ga tô.
"Cháu phải về", em nói trước khi bà kịp đặt cái bánh xuống bàn.
"Bây giờ sao? Có bánh mà."
"Vâng, bây giờ. Cháu phải đi."
Bà mẹ thằng Riccardo nhìn em qua các ngọn nến. Ngay cả khuôn mặt bà lúc này nữa cũng được nến chiếu và tạo những bóng tối đầy vẻ hăm dọa. Tất cả khách khứa lặng im cả.
"Thôi cũng được. Ricky, con tiễn bạn ra cửa."
"Nhưng con còn phải thổi nến nữa", thằng này phản đối.
"Làm như mẹ bảo đi", mẹ nó nói, mắt vẫn nhìn chằm chằm vào Mattia.
"Chán mày thật đấy Mattia!"
Đứa nào đó phá lên cười. Mattia theo chân thằng Riccardo ra cửa, lôi áo khoác của em dưới đống áo treo trên móc, chào và cảm ơn. Thằng kia chẳng nói chẳng rằng, đóng cửa lại rồi chạy biến vào trong chăm lo cho cái bánh của nó.
Đi ngang qua sân nhà thằng Riccardo, Mattia ngó nhìn cái cửa sổ đầy ánh sáng. Tiếng hò hét của lũ trẻ xuyên qua cửa sổ chui vào hai tai em, như tiếng rè rè làm yên lòng của chiếc tivi trong phòng khách buổi tối khi mẹ bắt em và Michela đi ngủ. Cánh cổng đóng "cạch" một tiếng khô khốc sau lưng em, và em bắt đầu chạy.
Em chạy vào trong công viên. Chỉ khoảng chục bước bên trong là ánh đèn đường đã không đủ sáng để nhìn thấy rõ lối đi rải sỏi dưới chân. Nơi em để Michela lại, những cành cây trơ trụi lá như những nét gạch nguệch ngoạc trên nền trời đen thẫm. Nhìn thấy chúng từ xa, không hiểu sao Mattia đã có cảm giác chắc chắn, rõ ràng đến kỳ lạ, rằng em gái nó không còn ở đó nữa.
Mattia đứng lại cách cái ghế băng vài mét nơi chỉ vài giờ trước thôi em đã bỏ Michela ngồi lại một mình loay hoay với chiếc áo khoác. Em đứng lặng yên, nín thở nghe ngóng, tưởng như đứa em gái sẽ nhảy bổ ra từ phía sau một thân cây nào đó, chạy liêu xiêu lại phía thằng anh miệng kêu "ú òa."
Mattia gọi Michi. Tiếng gọi lạc đi khiến chính em cũng cảm thấy sợ khi nghe giọng mình. Em gọi lại, chậm và rõ hơn. Em tới gần mấy cái bàn ghế gỗ, sờ tay lên chỗ Michela đã ngồi. Nó cũng lạnh cóng rồi.
Có lẽ nó chán nên đã bỏ về, em nghĩ.
Nhưng nó đâu biết đường về. Nó cũng không thể qua đường một mình được.
Mattia nhìn công viên trải dài trước mặt giờ đã chìm vào bóng tối. Em không biết nó dẫn tới đâu nữa. Em không muốn tiến vào sâu trong công viên. Nhưng cũng chẳng còn cách nào khác.
Em đi nhón chân để không làm tan vụn đống lá khô dưới gót giày, đầu quay qua quay lại hy vọng nhìn thấy Michela đang ngồi nép mình sau thân cây mà nghịch một con bọ hung hay làm gì đó có trời mới biết được.
Mattia đi tới chỗ chơi đu quay. Em thử nhớ lại xem ghế đu có màu gì trong ánh chiều Chủ nhật khi mẹ chịu để Michela chơi đu quay và nó cứ la hét đòi chơi bằng được dù theo mẹ nó đã quá lớn không hợp với trò đó nữa.
Mattia bước dọc theo bờ rào đến tận nhà vệ sinh công cộng, nhưng em không dám bước vào trong đó. Em quay trở lại lối đi. Giờ thì nó chỉ như một dải đất hẹp tạo ra bởi bước chân qua lại của những người đi dạo. Em cứ thế đi khoảng mười phút, cho đến khi không nhận ra mình đang ở đâu nữa. Thế là em bắt đầu vừa khóc vừa ho.
"Mày đúng là ngốc, Michi", em sụt sịt. "Một con bé ngu ngốc chậm hiểu. Mẹ đã dặn cả triệu triệu lần rồi, có bị lạc thì phải đứng nguyên chỗ ấy... Có thế thôi mà không chịu hiểu... Không hiểu gì hết cả."
Em leo lên đoạn đường hơi dốc, tới trước một con sông nhỏ chia công viên thành hai phần. Ba đã bảo em tên con sông này nhiều lần rồi mà Mattia chẳng thể nhớ ra được. Làn nước phản chiếu một chút ánh sáng chẳng hiểu từ đâu tới nữa, làm ánh lên đôi mắt em long lanh ướt đẫm nước.
Em lại gần bờ sông. Cảm giác Michela phải ở đâu đó gần đây thôi. Nó thích nước mà. Mẹ vẫn còn kể chuyện ngày bé khi hai đứa tắm chung. Michi cứ la hét như điên và không muốn ra khỏi bồn tắm kể cả khi nước đã lạnh ngắt rồi. Còn nhớ một lần vào Chủ nhật ba dẫn hai đứa tới bờ sông, có lẽ chính tại chỗ này cũng nên, và dạy em cách ném sao cho viên sỏi dẹt nảy thia lia vài lần trên mặt nước. Khi ba còn mải nói em phải mềm cổ tay ra mới được và chính nó tạo nên các vòng quay, thì Michela đã lò dò tới sát mép nước rồi trượt xuống, nước ngập tới tận thắt lưng, trước khi ba kịp túm được một cánh tay. Nó bị ba cho luôn một cái bạt tai và thế là con bé bắt đầu sụt sịt rên ư ử. Cả ba bố con vừa hờn vừa dỗi dẫn nhau về nhà.
Đột nhiên một ý nghĩ lướt qua đầu Mattia như luồng điện giật. Nhỡ con bé lấy gậy chọc bóng mình trên mặt nước rồi trượt chân lăn tòm xuống như một bịch khoai tây thì sao?
Em ngồi phịch xuống cách bờ nửa mét. Mệt mỏi. Em ngoảnh ra đằng sau nhìn đêm tối sẽ còn kéo dài nhiều giờ nữa.
Mattia nhìn đăm đăm xuống mặt sông đen lấp loáng. Lại cố nhớ tên con sông. Nhưng em quên thật rồi. Em sục tay vào đất lạnh. Ở gần bờ sông nên hơi ẩm khiến cho đất mềm hơn. Tay em bị một mảnh thủy tinh cứa, một mảnh chai sót lại sau một buổi liên hoan đêm nào đó. Mới đầu em chưa thấy đau, có lẽ còn chẳng nhận ra tay bị cứa ấy chứ. Thế rồi em cứ thế mà ấn mạnh mẩu chai vào da thịt mình, mỗi lúc một sâu thêm, mắt vẫn dán chặt vào làn nước. Em đợi Michela đội nước mà ngóc đầu lên. Trong lúc chờ đợi, em lan man nghĩ sao lại có những thứ nổi được trên mặt nước mà những thứ khác thì không nhỉ.