Chương : 4
- Chị Ơi! Làm ơn cho em hỏi thăm.
Phi Hân vừa bước vào ngân hàng thì bị khựng lại bởi tiếng gọi của 1 cô gái. Nàng hơi ngạc nhiên và quay lại. Đứng trước nàng là 1 cô gái khá đẹp, có lẽ cũng trạc tuổi Phi Hân. Phi Hân nhíu mày, cố nhớ xem cô gái này là ai. Nhưng nàng vẫn cảm thấy cô gái ấy hoàn toàn xa lạ. Ngỡ cô gái lầm người, nàng hỏi:
- Cô mới gọi tôi đấy à?
Cô gái tỏ vẻ khúm núm rụt rè:
- Vâng. Em vừa gọi chị đấy.
Nhìn vẻ mặt của cô gái, Phi Hân cảm thấy tội nghiệp:
- Thế tôi có thể giúp gì được cho cô?
- Có phải ngân hàng này đang tuyển thêm người không vậy chị?
À! Thì ra cô gái đến xin việc làm. Phi Hân nghĩ như vậy và trả lời:
- Phải. Ngân hàng của chúng tôi đang tuyển thêm người. Có phải cô muốn xin việc không?
- Dạ phải, nhưng …
- Có chuyện gì?
Cô gái lạ gãi gãi đầu:
- Nhưng em không có 1 bằng cấp chuyên môn nào cả. Luc"" trước, em chỉ tốt nghiệp lớp 12 và khi đậu đại học, em không được học tiếp nữa …
- Vậy thì … có lẽ cô khó xin vào đây được đâu. Bởi vì ngân hàng của chúng tôi đang cần những người giỏi về chuyên môn, chứ …
Tự nhiên, đôi mắt cô gái rươm rướm nước mắt. Giọng cô van xin:
- Chị Ơi! Mong chị giúp em với. Em có thể làm tạp vụ, lao công hay sai vặt gì cũng được. Em khổ lắm! Em bị mồ côi cha mẹ. Không có người thân. Không được đi học nên đi đâu xin việc cũng không được. Bây giờ, em không biết phải làm sao.
Mồ côi ư? Hai từ mồ côi dường như vừa xoáy vào tim gan Phi Hân. Nàng cũng là 1 cô gái mồ côi nên rất hiểu hoàn cảnh của kẻ mồ côi. Nhìn cô gái đáng thương đang giọt ngắn giọt dài, lòng nhân ái của nàng không cho phép nàng từ chối cô gái này, nên nói:
- Thôi được rồi. Thế cô có mang theo hồ sơ lý lịch gì không? Đưa tôi xem.
Cô gái mừng rỡ:
- Dạ, có đây a.
Cầm tập hồ sơ trên tay, Phi Hân nói với cô gái:
- Bây giờ, cô cứ ngồi ở phòng bảo vệ này. Tôi sẽ nói giúp cô với phòng tổ chức hay giám đốc xem sao. Nhưng tôi cũng báo trước rằng, ít có khả quan lắm đó. Cô đừng nên mừng vội.
Cô gái rối rít:
- Được hay không thì em cũng rất cám ơn chi.
Phi Hân cười và vỗ nhẹ vào vai cô gái. Cô quay sang nói vài câu với anh bảo vệ về cô gái rồi đi vào ngân hàng.
Ngồi trong phòng làm việc mà lòng Phi Hân cảm thấy bất an. Vì thương người mà nàng đã hành động hồ đồ. Nhận giúp đỡ xin việc cho cô gái lạ, nhưng điều kiện của cô ấy thì không đủ để vào làm ở đây. Nếu nàng không xin việc được cho cô dấy, tức là 1 lần nữa làm cho cô ấy tuyệt vọng. Lật tập hồ sơ ra, Phi Hân thấy ghi:
Họ và tên: Hạ Bảo Quyên
Tình hình thân nhân: Cha: chết ; Mẹ: Chết
Phi Hân nghĩ ngợi. Không biết cô ấy có giống mình không nhỉ? Nhưng nàng cũng khẳng định và kết luận: Ở trên đời, kẻ đáng thương và tội nhất là những kẻ mồ côi.
Bỗng có tiếng gõ nhẹ vào cánh cửa và ông Bách Nghiệp bước vào. Ông tươi cười:
- Sao, con có khoẻ không, Phi Hân?
Xưa nay, ông Bách Nghiệp rất thương yêu Phi Hân, luôn coi nàng như người trong nhà nên xưng hô với nàng rất thân thiện. Điều đó làm cho Phi Hân như được an ủi và nàng cũng cảm thấy rất kính trọng ông chủ của mình. Sự quan tâm của ông làm Phi Hân cảm động. Nàng lễ phép:
- Dạ, chào bác. Cháu vẫn bình thường a.
- Vậy sao? - Ông nhìn Phi Hân dò ý rồi tiếp:- Sáng nay, bác có bảo Bách Cơ đến tham quan ngân hàng ta, nhưng nó bảo còn mệt nên từ chối. À! Mà Phi Hân này, bác hỏi thiệt con nhé. Con thấy Bách Cơ thế nào?
Nghe nhắc đến Bách Cơ, tự nhiên Phi Hân thấy hơi rùng mình vì nhớ lại lời nói của anh ta lúc đưa nàng ra xe. Nhưng biết ông Bách Nghiệp rấr quan tâm đến nàng và thật sự muốn biết ý kiến của nàng về Bách Cơ, nàng không biết trả lời như thế nào, đành cúi đầu, đáp lí nhí:
- Dạ, cháu cũng không biết nữa.
Ông Bách Nghiệp bật cười. Có lẽ ông hiểu lầm vì câu hỏi của mình mà Phi Hân mắc cỡ, nên ông giả lả:
- Ờ. Không có gì quan trọng. Hai con cần có nhiều thời gian gần gủi và tìm hiểu nhau mới được. À! Phi Hân này, thằng Bách Cơ của bác tuy đã lớn tuổi rồi, nhưng xưa nay nó chưa tiếp xúc với thực tế nhiều, nên bác nghĩ cháu nên giúp đỡ nó nhiều hơn trong công việc sau này.
- Dạ thưa bác. Cháu …
- Làm việc với bác bao nhiêu năm nay, bác rất hiểu về năng lực của cháu mà. Bác biết cháu khiêm nhường thôi. Mấy năm qua, cháu là cánh tay đắc lực của bác, cho nên bác rất tin tưởng ở cháu. Không có vấn đề gì phải lo ngại.
Phi Hân cảm động:
- Dạ, được bác tín nhiệm như vậy, cháu sẽ cố gắng làm hết sức mình.
Ông Bách Nghiệp tâm sự:
- Hai bác đã già rồi. Vả lại, chỉ hai của thằng Bách Cơ cứ nằn nì 2 bác qua Mỹ ở với nó, nên bác cũng muốn sớm giao lại cái ngân hàng này lại cho Bách Cơ. Vì thế, cháu phải nhất định giúp đỡ cho nó đấy. Vả lại, tất cả những tài sản này rồi cũng sẽ là của 2 con mà thôi.
Phi Hân không biết trả lời sao, chỉ biết cúi đầu. Thấy thế, ông Bách Nghiệp nói:
- Ơ. Bác không làm phiền con nữa, bác về phòng đây.
Phi Hân sực nhớ đến cô gái lạ và trọng trách của mình nên đứng lên gọi theo:
- Ơ, bác Nghiệp này!
- Có chuyện gì thế con?
- Dạ … dạ.., lúc sáng có cô gái đến đây xin việc, nhưng không đủ điều kiện như ngân hàng chúng ta yêu cầu, nhưng trông cô gái ấy rất đáng thương. Cô ấy bảo có thể làm lao công, sai vặt hay gì cũng được, miễn có được 1 ít lương để nuôi thân. Thấy cô gái ấy năn nỉ mãi, cháu thấy không đành lòng nên tạm nhận hồ sơ để hỏi ý kiến bác. - Đưa tập hồ sơ của Bảo Quyên cho ông Bách Nghiệp, nàng tiếp:- Dạ, đây là hồ sơ của cô ấy a.
Cầm hồ sơ của Bảo Quyên, ông Bách Nghiệp đọc lướt qua rồi thở dài:
- Hoàn cảnh cô gái này cũng thật là tội, nhưng không có vấn đề gì. Hiện giờ, bên văn thư đang thiếu 1 người. Công việc này không cần chuyên môn, chỉ cần nhanh nhẹn tháo vát 1 chút là đủ rồi. Thế, cô gái ấy đâu rồi?
Phi Hân mừng rỡ:
- Dạ, cô ấy vẫn còn đang đợi ở phòng bảo vệ ạ.
- Vậy cháu gọi điện cho phòng bảo vệ, bảo đưa cô gái ấy vào đây.
- Dạ, cháu gọi điện ngay a.
Chỉ vài phút sau đã nghe tiếng gõ cửa và Bảo Quyên khúm núm bước vào. Nàng khẽ gật đầu chào ông Bách Nghiệp rồi đưa mắt về phía Phi Hân. Thấy thế, Phi Hân nói:
- Bảo Quyên! Đây là giám đốc ngân hàng, bác Bách Nghiệp - Nàng chỉ tay về phía ghế, tiếp: - Bảo Quyên ngồi đi.
- Dạ, cám ơn chi.
Ông Bách Nghiệp sau khi nhìn Bảo Quyên rồi nói:
- Bảo Quyên này! Tôi có nghe Phi Hân nói về cô. Chúng tôi sẽ nhận cô vào làm việc, nhưng công việc của cô sẽ là 1 nhân viên văn thư. Vì chỉ có công việc đó mới phù hợp với trình độ hiện tại của cô. Cô thấy thế nào?
Bảo Quyên mừng rỡ:
- Dạ, cám ơn bác. Được bác nhận vào làm việc thì cháu mừng lắm rồi. Làm gì cũng được, cháu không quan trọng đâu.
- Nếu thế thì bắt đầu thứ hai đầu tuần cô đi làm nhé. - Quay qua Phi Hân, ông tiếp:
- Phi Hân! Con hướng dẫn công việc cho cô ấy nhé. Bác có việc phải đi đây.
- Dạ, cháu biết rồi, bác a.
Ông Bách Nghiệp vừa bước ra khỏi phòng thì Bảo Quyên đã níu lấy Phi Hân:
- Phi Hân! Em cám ơn chị nhiều lắm. Em mừng quá.
Phi Hân cũng cảm thấy vui lây với niềm hạnh phúc của Bảo Quyên. Sau khi Phi Hân nói những gì mà Bảo Quyên sẽ làm sắp tới, 1 lần nữa, Bảo Quyên cảm ơn rồi xin phép ra về.
Phi Hân vẫn còn mang cảm giác vui sướng khi vừa giúp đỡ được cho Bảo Quyên, nên không nhận thấy được Bảo Quyên vừa quay mặt đi đã nở 1 nụ cười bí hiểm.
1 nụ cười của kẻ chiến thắng.
Phi Hân vừa bước vào ngân hàng thì bị khựng lại bởi tiếng gọi của 1 cô gái. Nàng hơi ngạc nhiên và quay lại. Đứng trước nàng là 1 cô gái khá đẹp, có lẽ cũng trạc tuổi Phi Hân. Phi Hân nhíu mày, cố nhớ xem cô gái này là ai. Nhưng nàng vẫn cảm thấy cô gái ấy hoàn toàn xa lạ. Ngỡ cô gái lầm người, nàng hỏi:
- Cô mới gọi tôi đấy à?
Cô gái tỏ vẻ khúm núm rụt rè:
- Vâng. Em vừa gọi chị đấy.
Nhìn vẻ mặt của cô gái, Phi Hân cảm thấy tội nghiệp:
- Thế tôi có thể giúp gì được cho cô?
- Có phải ngân hàng này đang tuyển thêm người không vậy chị?
À! Thì ra cô gái đến xin việc làm. Phi Hân nghĩ như vậy và trả lời:
- Phải. Ngân hàng của chúng tôi đang tuyển thêm người. Có phải cô muốn xin việc không?
- Dạ phải, nhưng …
- Có chuyện gì?
Cô gái lạ gãi gãi đầu:
- Nhưng em không có 1 bằng cấp chuyên môn nào cả. Luc"" trước, em chỉ tốt nghiệp lớp 12 và khi đậu đại học, em không được học tiếp nữa …
- Vậy thì … có lẽ cô khó xin vào đây được đâu. Bởi vì ngân hàng của chúng tôi đang cần những người giỏi về chuyên môn, chứ …
Tự nhiên, đôi mắt cô gái rươm rướm nước mắt. Giọng cô van xin:
- Chị Ơi! Mong chị giúp em với. Em có thể làm tạp vụ, lao công hay sai vặt gì cũng được. Em khổ lắm! Em bị mồ côi cha mẹ. Không có người thân. Không được đi học nên đi đâu xin việc cũng không được. Bây giờ, em không biết phải làm sao.
Mồ côi ư? Hai từ mồ côi dường như vừa xoáy vào tim gan Phi Hân. Nàng cũng là 1 cô gái mồ côi nên rất hiểu hoàn cảnh của kẻ mồ côi. Nhìn cô gái đáng thương đang giọt ngắn giọt dài, lòng nhân ái của nàng không cho phép nàng từ chối cô gái này, nên nói:
- Thôi được rồi. Thế cô có mang theo hồ sơ lý lịch gì không? Đưa tôi xem.
Cô gái mừng rỡ:
- Dạ, có đây a.
Cầm tập hồ sơ trên tay, Phi Hân nói với cô gái:
- Bây giờ, cô cứ ngồi ở phòng bảo vệ này. Tôi sẽ nói giúp cô với phòng tổ chức hay giám đốc xem sao. Nhưng tôi cũng báo trước rằng, ít có khả quan lắm đó. Cô đừng nên mừng vội.
Cô gái rối rít:
- Được hay không thì em cũng rất cám ơn chi.
Phi Hân cười và vỗ nhẹ vào vai cô gái. Cô quay sang nói vài câu với anh bảo vệ về cô gái rồi đi vào ngân hàng.
Ngồi trong phòng làm việc mà lòng Phi Hân cảm thấy bất an. Vì thương người mà nàng đã hành động hồ đồ. Nhận giúp đỡ xin việc cho cô gái lạ, nhưng điều kiện của cô ấy thì không đủ để vào làm ở đây. Nếu nàng không xin việc được cho cô dấy, tức là 1 lần nữa làm cho cô ấy tuyệt vọng. Lật tập hồ sơ ra, Phi Hân thấy ghi:
Họ và tên: Hạ Bảo Quyên
Tình hình thân nhân: Cha: chết ; Mẹ: Chết
Phi Hân nghĩ ngợi. Không biết cô ấy có giống mình không nhỉ? Nhưng nàng cũng khẳng định và kết luận: Ở trên đời, kẻ đáng thương và tội nhất là những kẻ mồ côi.
Bỗng có tiếng gõ nhẹ vào cánh cửa và ông Bách Nghiệp bước vào. Ông tươi cười:
- Sao, con có khoẻ không, Phi Hân?
Xưa nay, ông Bách Nghiệp rất thương yêu Phi Hân, luôn coi nàng như người trong nhà nên xưng hô với nàng rất thân thiện. Điều đó làm cho Phi Hân như được an ủi và nàng cũng cảm thấy rất kính trọng ông chủ của mình. Sự quan tâm của ông làm Phi Hân cảm động. Nàng lễ phép:
- Dạ, chào bác. Cháu vẫn bình thường a.
- Vậy sao? - Ông nhìn Phi Hân dò ý rồi tiếp:- Sáng nay, bác có bảo Bách Cơ đến tham quan ngân hàng ta, nhưng nó bảo còn mệt nên từ chối. À! Mà Phi Hân này, bác hỏi thiệt con nhé. Con thấy Bách Cơ thế nào?
Nghe nhắc đến Bách Cơ, tự nhiên Phi Hân thấy hơi rùng mình vì nhớ lại lời nói của anh ta lúc đưa nàng ra xe. Nhưng biết ông Bách Nghiệp rấr quan tâm đến nàng và thật sự muốn biết ý kiến của nàng về Bách Cơ, nàng không biết trả lời như thế nào, đành cúi đầu, đáp lí nhí:
- Dạ, cháu cũng không biết nữa.
Ông Bách Nghiệp bật cười. Có lẽ ông hiểu lầm vì câu hỏi của mình mà Phi Hân mắc cỡ, nên ông giả lả:
- Ờ. Không có gì quan trọng. Hai con cần có nhiều thời gian gần gủi và tìm hiểu nhau mới được. À! Phi Hân này, thằng Bách Cơ của bác tuy đã lớn tuổi rồi, nhưng xưa nay nó chưa tiếp xúc với thực tế nhiều, nên bác nghĩ cháu nên giúp đỡ nó nhiều hơn trong công việc sau này.
- Dạ thưa bác. Cháu …
- Làm việc với bác bao nhiêu năm nay, bác rất hiểu về năng lực của cháu mà. Bác biết cháu khiêm nhường thôi. Mấy năm qua, cháu là cánh tay đắc lực của bác, cho nên bác rất tin tưởng ở cháu. Không có vấn đề gì phải lo ngại.
Phi Hân cảm động:
- Dạ, được bác tín nhiệm như vậy, cháu sẽ cố gắng làm hết sức mình.
Ông Bách Nghiệp tâm sự:
- Hai bác đã già rồi. Vả lại, chỉ hai của thằng Bách Cơ cứ nằn nì 2 bác qua Mỹ ở với nó, nên bác cũng muốn sớm giao lại cái ngân hàng này lại cho Bách Cơ. Vì thế, cháu phải nhất định giúp đỡ cho nó đấy. Vả lại, tất cả những tài sản này rồi cũng sẽ là của 2 con mà thôi.
Phi Hân không biết trả lời sao, chỉ biết cúi đầu. Thấy thế, ông Bách Nghiệp nói:
- Ơ. Bác không làm phiền con nữa, bác về phòng đây.
Phi Hân sực nhớ đến cô gái lạ và trọng trách của mình nên đứng lên gọi theo:
- Ơ, bác Nghiệp này!
- Có chuyện gì thế con?
- Dạ … dạ.., lúc sáng có cô gái đến đây xin việc, nhưng không đủ điều kiện như ngân hàng chúng ta yêu cầu, nhưng trông cô gái ấy rất đáng thương. Cô ấy bảo có thể làm lao công, sai vặt hay gì cũng được, miễn có được 1 ít lương để nuôi thân. Thấy cô gái ấy năn nỉ mãi, cháu thấy không đành lòng nên tạm nhận hồ sơ để hỏi ý kiến bác. - Đưa tập hồ sơ của Bảo Quyên cho ông Bách Nghiệp, nàng tiếp:- Dạ, đây là hồ sơ của cô ấy a.
Cầm hồ sơ của Bảo Quyên, ông Bách Nghiệp đọc lướt qua rồi thở dài:
- Hoàn cảnh cô gái này cũng thật là tội, nhưng không có vấn đề gì. Hiện giờ, bên văn thư đang thiếu 1 người. Công việc này không cần chuyên môn, chỉ cần nhanh nhẹn tháo vát 1 chút là đủ rồi. Thế, cô gái ấy đâu rồi?
Phi Hân mừng rỡ:
- Dạ, cô ấy vẫn còn đang đợi ở phòng bảo vệ ạ.
- Vậy cháu gọi điện cho phòng bảo vệ, bảo đưa cô gái ấy vào đây.
- Dạ, cháu gọi điện ngay a.
Chỉ vài phút sau đã nghe tiếng gõ cửa và Bảo Quyên khúm núm bước vào. Nàng khẽ gật đầu chào ông Bách Nghiệp rồi đưa mắt về phía Phi Hân. Thấy thế, Phi Hân nói:
- Bảo Quyên! Đây là giám đốc ngân hàng, bác Bách Nghiệp - Nàng chỉ tay về phía ghế, tiếp: - Bảo Quyên ngồi đi.
- Dạ, cám ơn chi.
Ông Bách Nghiệp sau khi nhìn Bảo Quyên rồi nói:
- Bảo Quyên này! Tôi có nghe Phi Hân nói về cô. Chúng tôi sẽ nhận cô vào làm việc, nhưng công việc của cô sẽ là 1 nhân viên văn thư. Vì chỉ có công việc đó mới phù hợp với trình độ hiện tại của cô. Cô thấy thế nào?
Bảo Quyên mừng rỡ:
- Dạ, cám ơn bác. Được bác nhận vào làm việc thì cháu mừng lắm rồi. Làm gì cũng được, cháu không quan trọng đâu.
- Nếu thế thì bắt đầu thứ hai đầu tuần cô đi làm nhé. - Quay qua Phi Hân, ông tiếp:
- Phi Hân! Con hướng dẫn công việc cho cô ấy nhé. Bác có việc phải đi đây.
- Dạ, cháu biết rồi, bác a.
Ông Bách Nghiệp vừa bước ra khỏi phòng thì Bảo Quyên đã níu lấy Phi Hân:
- Phi Hân! Em cám ơn chị nhiều lắm. Em mừng quá.
Phi Hân cũng cảm thấy vui lây với niềm hạnh phúc của Bảo Quyên. Sau khi Phi Hân nói những gì mà Bảo Quyên sẽ làm sắp tới, 1 lần nữa, Bảo Quyên cảm ơn rồi xin phép ra về.
Phi Hân vẫn còn mang cảm giác vui sướng khi vừa giúp đỡ được cho Bảo Quyên, nên không nhận thấy được Bảo Quyên vừa quay mặt đi đã nở 1 nụ cười bí hiểm.
1 nụ cười của kẻ chiến thắng.