Chương : 6
Bọn giám thị đổi phiên cho nhau để đi thay áo quần. Họ lần lượt quay trở lại, mặc toàn đồ trắng và đội mũ thuộc địa thay cho kepi. Julot nói: "Sắp đến nơi rồi". Trong hầm tàu nóng kinh khủng vì các cửa sổ đều bị đóng hết. Qua tấm kính tròn có thể trông thấy cảnh rừng rậm. Vậy là tàu đã đi vào sông Maroni. Nước sông đục ngầu, cánh rừng trinh xanh tươi và sâu thẳm. Mấy con chim cất cánh bay vút lên, hoảng sợ vì tiếng còi tàu.
Tàu đi rất chậm, cho nên chúng tôi tha hồ ngắm kỹ cái thế giới thực vật màu xanh thăm thẳm, dày đặc và phồn vinh. Đã nhìn thấy những nếp nhà đầu tiên bằng gỗ, mái lợp tôn kẽm. Mấy người da đen, đàn ông có đàn bà có, đứng trước cửa nhìn chiếc tàu đi quạ Họ đã quen nhìn cảnh chiếc tàu này đổ xuống bến món hàng bằng thịt người của nó, cho nên không hề có một cử chỉ chào đón gì. Ba hồi còi và những tiếng chân vịt cho chúng tôi biết là đã đến nơi, rồi mọi tiếng máy dừng hẳn. Bây giờ thì một con ruồi bay ngang cũng có thể nghe thấy tiếng. Không ai nói với nhau một lời.
Julot đã mở con dao nhíp ra, rạch một đường trên ống quần ngang chỗ đầu gối rồi xé cho mấy đường khâu bung ra. Phải lát nữa, khi đi trên cầu cậu ta mới rạch đầu gối, để trước đó đừng có vết máu. Bọn giám thị mở cửa chuồng và bắt chúng tôi xếp hàng ba. Julot ở hàng thứ tư, một bên là Dega còn bên kia là tôi: Chúng tôi lên boong tàu. Lúc bấy giờ đã hai giờ trưa, và một vầng thái dương bằng lửa dọi thẳng vào cái đầu húi trọc và vào hai mắt tôi. Chúng tôi xếp hàng trên boong và được hướng dẫn ra cầu.
Đến khi đoàn người hơi chững lại vì những người đi đầu bắt đầu bước lên cầu, tôi giữ cho cái bị của Julot đừng rơi khỏi vai, còn anh ta thì một tay cầm da đầu gối kéo căng ra, một tay cầm dao ấn lưỡi vào chỗ da ấy, chỉ một nhát cắt ngọt bảy tám phân thịt. Anh ta chuyền cái dao cho tôi và một mình giữ lấy bị. Khi chúng tôi bước lên cầu anh ta ngã khụy và lăn lông lốc xuống đến cuối cầu. Người ta vực Julot dậy, và thấy anh bị thương, liền gọi những người khiêng cáng. Sự việc đã diễn ra đúng theo kịch bản của Julot: cậu ta được đưa vào bệnh viện trên một cái cáng hai người khiêng. Một đám đông pha tạp tò mò đứng nhìn chúng tôi.
Những người da đen, lai da đen, những người thổ dân Anh điêng, những người Tàu, những người da trắng tiều tụy trông không còn ra hồn người (chắc là tù khổ sai mãn hạn) chăm chú nhìn từng tù nhân đặt chân lên đất liền và đến xếp hàng sau lưng những người xuống trước. Bên phía đối diện, những viên giám thị, những người âu mặc thường phục sang trọng, những bà đầm mặc áo mùa hè, những đứa trẻ con da trắng, ai nấy đều đội mũ cối thuộc địa trên đầu. Họ cũng đứng nhìn những người tù mới đến. Khi đã lên bờ được hai trăm người, đoàn tù đầu tiên này cất bước.
Chúng tôi đi khoảng mười phút thì đến trước một cái cổng rất cao bằng gỗ súc, phía trên có đề: "Trạm trừng giới Saint- Lau rent du-Maroni. Sức chứa 3000 người". Hai cánh cổng mở rộng ra và chúng tôi xếp hàng mười bước vào. "Đi đều, bước, một hai, một hai?" Một đám tù khá đông nhìn chúng tôi kéo vào. Có những người đứng trên cửa sổ hay leo lên những tảng đá lớn để nhìn cho rõ. Vào đến giữa sân, có lệnh: đứng lại! Đặt bị xuống trước mặt. Bọn kia, phát mũ đi!" Họ phát cho chúng tôi mỗi người một cái mũ rơm. Quả thật chúng tôi đang rất cần mũ: chưa chi đã có hai ba người ngã xuống vì say nắng.
Dega và tôi nhìn nhau, vì có một tên cảnh binh đeo lon đã cầm lên một cái danh sách ở trong taỵ Chúng tôi nghĩ đến những điều Julot đã nói. Chắc họ sắp gọi le Guitou đứng riêng ra. Quả nhiên, le Guitou lập tức được hai viên giám thị kèm hai bên. Hắn rời hàng đi lại. Suzini cũng vậy, Girasol cũng y trang.
- Jules Pignard! (tức là Julot đấy)
- Jules Pignard nó bị thương, đi bệnh viện rồi.
- Được - Đó là những người bị cấm cố ở quần đảo. Viên giám thị nói tiếp: - Các người hãy nghe kỹ đây. Người nào tôi gọi tên thì vác bị ra khỏi hàng, đến xếp hàng trước mặt cái lán quét vôi vàng kia, lán số 1 ấy.
Dage, Carrier và tôi ở trong số những người được gọi ra xếp hàng trước lán. Cửa lán mở ra, và chúng tôi bước vào một gian phòng hình chữ nhật dài khoảng hai mươi mét. Ờ giữa có để một lối đi rộng hai mét; bên phải và bên trái đều có một thanh sắt chạy suốt từ đầu đến cuối phòng. Những tấm vải toan dùng làm võng được căng giữa thanh sắt và bức tường, trên mỗi tấm có một cái chăn. Ai muốn chọn chỗ nào thì cứ đến đấy. Dega; Pierrot le Fou, Santori, Grandet và tôi chọn chỗ nằm gần nhau, và lập tức các "xóm ở chung" hình thành. Tôi đi ra cuối phòng: bên phải là dãy buồng tắm, bên trái là dãy cầu tiêu. Không có nước máy.
Bám vào chấn song các cửa sổ, chúng tôi chứng kiến thủ tục phân phối chỗ ở cho những người tù đến sau chúng tôi. Louis Dega, Pierrot le Fou và tôi mừng rơn lên: chúng tôi được xếp vào một cái lán chung như thế tức là không bị cấm cố. Chứ không thì giờ này đã vào xà-lim cả rồi, như Julot đã giải thích. Mọi người đều hài lòng, mãi cho đến lúc năm giờ chiều, khi mọi việc đã xong xuôi. Lúc bấy giờ Grandet nói:
- Ngộ thật, trong đoàn tù này chưa thấy gọi tên một người nào bị cấm cố. Kỳ quặc thật. Thôi thì như thế càng hay!
Grandet là người đã lấy sạch tiền trong tủ két sắt của một nhà tù trung tâm, một vụ trộm đã làm cho cả nước Pháp cười vỡ bụng. Ở vùng nhiệt đới, đêm và ngày ập tới không có hoàng hôn mà cũng chẳng có bình minh. Ngày chuyển sang đêm và đêm chuyển sang ngày ngay tức khắc, quanh năm lúc nào cũng đúng vào giờ ấy. Đến sáu giờ rười chiều, đêm sập xuống một cách đột ngột. Và cũng đúng sáu giờ rưỡi, hai người tù khổ sai già xách vào hai cái đèn dầu lửa treo lên một cái móc ở trên trần, tỏa ra một ánh sáng yếu ớt. Ba phần tư gian phòng chìm trong bóng tối. Đến chín giờ, mọi người đã ngủ say, vì sau những giờ phút khích động lúc mới đến, ai nấy đều mệt nhoài vì nóng bức. Không có một hơi gió thoảng, mọi người đều mặc quần đùi mà ngủ. Võng của tôi ở vào giữa Dega và Pierrto le Fou, chúng tôi nói chuyện thì thầm một lát rồi ngủ thiếp đi.
Sáng hôm sau, trời hãy còn tối thì tiếng kèn đã vang lên. Ai nấy vùng dậy, đi rửa mặt và mặc áo quần. Họ phát cà-phê, và mỗi người được một ổ bánh mì tròn. Cạnh chỗ nằm, mỗi người có một tấm ván gắn vào tường để đặt ổ bánh mì, cái cà-mèn và những đồ lặt vặt khác. Đến chín giờ thấy hai viên giám thị và một người tù khổ sai trẻ tuổi mặc đồ trắng không có sọc, bước vào lán. Hai gã cảnh sát là người Corse, họ nói tiếng Corse với những người tù đồng hương. Trong khi đó người y tá đi đi lại lại trong phòng.
Đi qua chỗ tôi, anh ta nói:
- Khỏe không Papi.Cậu không nhận ra tớ à?
- Không.
- Tớ là Sierra l'Algérois, tớ đã làm quen với cậu ở nhà Dante ở Paris.
- À phải, bây giờ thì tôi nhận ra rồi. Nhưng cậu đi năm hăm chín, năm nay đã là ba mươi ba mà cậu vẫn ở đấy à?
- Ừ! Cũng chẳng nhanh được đâu. Cậu khai ốm ngay đi. Còn anh này là ai?
- Dega, bạn tôi đấy!
- Tôi cũng ghi tên cho anh khám bệnh. Papi thì bị kiết lỵ. Còn anh bạn già kia thì lên cơn suyễn. Tớ sẽ gặp lại các cậu ở Phòng khám bệnh lúc mười một giờ, tớ có chuyện cần nói với các cậu.
Anh ta tiếp tục đi vừa đi vừa nói to: "ở đây có ai ốm đau gì không?" Hễ có ai giơ tay là anh ta đến hỏi và ghi tên, Khi quay trở lại ngang chỗ chúng tôi, cùng đi với anh ta có một người giám thị già nua, nước da sạm:
- Papillon, tôi giới thiệu với cậu ông thủ trưởng của tôi, y tá trưởng kiêm giám thị Bartilonị Thưa ông Bartiloni, anh này và anh này là hai bạn của tôi, như tôi đã thưa chuyện lúc nãy.
- Được rồi Sierra ạ, đến buổi khám ta sẽ dàn xếp với nhau, cậu cứ tin tôi.
Đến mười một giờ, người ta vào gọi mấy người khai ốm. Chúng tôi có chín người cả thảy. Chúng tôi đi qua trại giữa các đám tù. Khi đến trước một cái lán mới hơn và là cái lán duy nhất được sơn trắng có vẽ chữ thập đỏ, chúng tôi dừng lai và bước vào một gian phòng đợi trong đó có khoảng sáu mươi người. Ở mỗi góc phòng có hai viên giám thị. Sierra hiện ra, mình mặc một chiếc blouse trắng muốt. Anh ta nói: "'Anh này, anh này và anh này, vào đi". Chúng tôi bước vào một căn phòng có thể nhận ra ngay là phòng làm việc của bác sĩ. Anh ta nói với ba người bạn bằng tiếng Tây-ban-nha. Cái anh Tây ban-nha này thì tôi nhận ra ngay lập tức: đó là Fernandez, kẻ đã giết ba người Argentina ở hiệu cà-phê Madrid ở Paris.
Khi hai người đã trao đổi với nhau mấy câu, Sierra đưa hắn vào một cái buồng kín ăn thông với gian phòng, rồi ra gặp chúng tôi:
- Papi, cậu để tớ hôn cái. Tớ rất hài lòng được dịp giúp cậu và bạn cậu một việc quan trọng như thế này. Cả hai đều bị cấm cố... Ồ! cậu cứ để tớ nói? Cậu thì chung thân, còn Dega thì năm năm. Các cậu có tiền không? Vậy thì mỗi cậu đưa đây năm trăm francs, sáng mai hai cậu sẽ được nhập viện. Cậu thì bị kiết lỵ. Còn bác Dega thì thế này: đang đêm bác hãy ra đấm cửa, hay tốt hơn là một cậu nào khác gọi tên gác và đòi y tá nói rằng Dega đang chết ngạt. Phần còn lại tôi sẽ lo Pappilon ạ, tôi chỉ xin cậu một điều: nếu cậu chuồn, cậu phải báo trước cho tôi biết kịp thời, tôi sẽ đúng hẹn. Ở bệnh viện, mỗi người trả một trăm francs một tuần thì họ có thể giữ cho nằm một tháng, làm nhanh lên.
Fernandez từ trong buồng kín đi ra và đưa năm trăm francs cho Sierra ngay trước mặt chúng tôi. Tôi liền đi vào buồng và khi trở ra tôi đưa cho anh ta không phải là một ngàn francs mà là ngàn rưởi. Sierra từ chối cái số năm trăm francs kia. Tôi không muốn nài thêm. Anh ta nói với tôi:
- Số bím cậu đưa cho tớ là để đút cho viên cảnh binh. Còn tớ thì tớ không lấy gì đâu. Chúng mình là bạn kia mà?
Hôm sau, Dega, tôi và Fernandez đã nằm trong một gian phòng rộng thênh thang của bệnh viện. Dega đã được đưa về đây lúc nửa đêm. Người y tá trông nom phòng này là một người ba mươi lăm tuổi tên là Chatal. Hắn đã được Sierra dặn dò đầy đủ về ba chúng tôi. Khi nào bác sĩ qua đây, hắn sẽ cho ông ta xem một kết quả xét nghiệm trong đó ông ta có thể thấy ruột tôi đầy ắp a-míp. Về phần Dega thì mười phút trước khi bác sĩ đến đến, anh ta cho đốt một ít lưu huỳnh và đưa cho bác ta hít, đầu đội một cái khăn mặt. Fernandez thì một bên má sưng vù to bằng quả dừa: anh ta đã chích thủng lớp da phía trong má và đã thổi thật mạnh trong một tiếng đồng hồ. Anh ta làm việc này một cách tận tình đến nỗi cái má ung to lấp hẳn một mắt.
Gian phòng bệnh nhân đặt ở tầng lầu một của một tòa nhà khá lớn, có gần bảy mươi bệnh nhân nằm, trong đó có nhiều người bị kiết lỵ. Tôi hỏi người y tá xem Julot ở đâu. Anh ta nói:
- Ở tòa nhà ngay trước mặt. Cậu có muốn tớ nhắn gì không?
- Có. Nhờ cậu nói với Julot là Bươm bướm và Dega đang ở đây, cậu ấy hãy ra đứng ở cửa sổ.
Người y tá muốn ra vào phòng này lúc nào cũng được. Muốn thế anh ta chỉ cần gõ cửa, sẽ có một người A-rập ra mở ngaỵ
Người A-rập này là một người "giữ thìa khóa", tức một người tù khổ sai giúp việc cho các giám thị. Hai bên cửa ra vào có đặt ghế tựa cho ba viên giám thị ngồi, súng trường để sẵn một bên. Chấn song cửa sổ đều là những thanh đường ray xe lửa: tôi cứ tự hỏi không biết làm cách nào để cưa đứt những chấn song to và chắc như vậy. Tôi ngồi xuống cạnh cửa sổ. Khoảng giữa tòa nhà của chúng tôi và tòa nhà của Julot có một mảnh vườn đầy hoa đẹp. Julot hiện ra ở cửa sổ, tay cầm một tấm bảng đen nhỏ trên đó có viết bằng phấn một chữ BRAVO ("hoan hô"). Một giờ sau người y tá đem lại cho tôi một cái thư của Julot. Anh ta viết: "tôi đang tìm cách sang phòng cậu. Nếu tôi thất bại, cậu cố sang phòng tôi. Lý do là các cậu có những kẻ thù ở bên phòng ấy. Thế ra các cậu bị phạt cấm cố à? Can đảm lên, ta sẽ thắng chúng nó".
Cái biến cố xảy ra ở nhà lao Beaulieu trong đó hai chúng tôi cùng chịu đau đớn đã gắn chặt chúng tôi lại với nhau. Julot là chuyên gia về môn sử dụng chày vồ, cho nên mới được mệnh danh là "người cầm búa". Cách hành động của Julot hồi còn tự do là như sau: anh ta đi xe hơi đến đỗ trước một cửa hàng bán đồ trang sức vào giữa ban ngày, vào lúc những thứ kim hoàn đẹp nhất được bày ra tủ kính phía trước. Trong khi chiếc xe hơi do một người khác lái vẫn nổ máy đứng đợi, anh ta xuống xe rất nhanh, tay cầm một cái vồ lớn bằng gỗ phang mạnh vào cứa kính, vơ thật nhiều đồ nữ trang rồi nhảy lên xe phóng đi nhanh. Sau khi đã thành công ở Lyon, Angers, Tours, Le Havre, Julo tấn công vào một hiệu kim hoàn lớn ở Paris vào lúc ba giờ chiều, lấy đi một số đồ nữ trang trị giá gần một triệu.
Anh ta chưa bao giờ kể cho tôi nghe mình đã bị nhận dạng như thế nào và tại sao. Anh ta bị xử hai mươi năm tù khổ sai, và đến năm thứ tư anh ta đã vượt ngục. Và, như anh ta đã kể với chúng tôi, chính vì trở về Paris mà anh ta bị bắt lại: anh ta đi tìm cái người trước kia vẫn oa trữ những đồ anh trộm được để giết hắn, vì hắn mãi không chịu giao lại cho em gái Julot một số tiền lớn mà hắn nợ của anh ta. Hắn tình cờ trông thầy Julot tha thẩn trước phố hắn ở, liền báo cảnh sát Julot bị bắt và đành trở lại về nhà tù khổ sai với chúng tôi.
Chúng tôi nằm bệnh viện đã được một tuần. Hôm qua tôi đã đưa hai trăm francs cho Chatal, đó là cái giá hàng tuần hai chúng tôi phải trả để được giữ lại ở bệnh viện. Để được kính nể, chúng tôi lấy thuốc lá ra mời tất cả những người không có thuốc lá. Một người tù khổ sai sáu mươi tuổi quê ở Marseille tên là Carora, đã kết bạn với Dega. Ông ta là cố vấn của Dega. Mỗi ngày ông tác nhắc đi nhắc lại với Dega nhiều lần là nếu Dega có nhiều tiền và ở trong làng người ta biết như thế (qua các báo từ Pháp gửi sang, ở đây người ta biết được những vụ lớn), Dega đừng vượt ngục thì hơn, vì những người tù mãn hạn đã được trả tự do sẽ giết bác ta để lấy plan.
Dega nói lại cho tôi biết những buổi nói chuyện này với ông già Carora. Tôi ra sức nói cho Dega hiểu rằng lão già kia chắc chắn là một người vô tích sự, phải có thể mới đành chịu ngồi lỳ ở đây hai mươi năm nay, nhưng bác ta không chịu nghe. Dega bị những lời lẽ của lão già tác động rất mạnh và tôi phải khó nhọc lắm mới giữ vững được tinh thần cho bác ta bằng niềm tin mạnh mẽ của tôi.
Tôi gửi cho Sierra một mảnh giấy yêu cầu anh ta đưa Galgani vào nằm bệnh viện. Tôi không phải đợi lâu. Ngay hôm sau Galgani đã vào viện, nhưng lại nằm trong một phòng không có chấn song. Làm thế nào để trả lại cho Galgani cái plan của cậu tả Tôi nhắn Chatal rằng tôi hết sức cần gặp Galgani, và để cho anh ta hiểu rằng đây là một cuộc chuẩn bị vượt ngục. Chatal nói với tôi rằng anh ta có thể đưa Galgani đến gặp tôi năm phút vào lúc mười hai giờ trưa. Đến giờ đổi gác, anh ta sẽ cho Galgani ra hiên nói chuyện với tôi ở cửa sổ, và không chịu lấy tiền công gì cả.
Đúng mười hai giờ trưa, Galgani được đưa đến gặp tôi ở cửa sổ. Tôi trực tiếp đưa cái plan cho cậu ta. Galgani đứng trước mặt tôi cho plan vào bụng. Cậu ta khóc. Hai ngày sau, cậu ta gửi cho tôi một tờ tạp chí trong đó có để năm tờ giấy một ngàn francs và một chữ gọn thon lỏn: Cám ơn! Khi trao cho tôi tờ họa báo, Chatal đã trông thấy số tiền. Anh ta không nói gì, nhưng bản thân tôi muốn biếu anh ta chút đỉnh. Anh ta từ chối. Tôi nói:
- Chúng tôi ra đi đây. Anh có muốn đi với chúng tôi không?
- Không, Bươm bướm ạ, tôi đã hẹn với một nhóm khác phải năm tháng nữa, khi người cùng nhóm với tôi ra khỏi xà-lim, tôi mới đi được. Lúc bấy giờ cuộc vượt ngục sẽ được chuẩn bị kỹ hơn, và như thế chắc ăn hơn. Còn anh bị cấm cố, cho nên vội là phải, nhưng ở đây cửa có chấn song thế kia sẽ gay lắm đấy. Anh đừng mong nhờ tôi giúp, vì tôi không thể để mất chỗ làm này. Ở đây tôi có thể yên tâm đợi bạn tôi ra khỏi xà-lim.
- Rất tốt Chatal ạ. Ở đời phải trung thực, từ nay tôi sẽ không nói gì với cậu về việc ấy nữa.
- Tuy vậy, tôi vẫn sẽ tiếp tục đưa thư cho anh và làm những việc anh nhờ.
- Cám ơn Chatal.
Đêm hôm ấy có tiếng tiểu liên bắn mấy loạt. Sáng hôm sau chúng tôi được biết rằng "người cầm búa" đã vượt ngục. Tôi cầu mong Thượng đế phù hộ cho anh ta; đó là một người bạn tốt. Chắc anh ta gặp được một cơ hội nào đấy và đã thừa cơ bỏ trốn. Thôi cũng mừng cho anh.
Mười lăm năm sau, tức vào năm 1948, tôi đang ở Haiti, cùng đi với một nhà triệu phú người Venezuela đến gặp ông chủ nhiệm Casino để thương lượng ký hợp đồng quản lý sòng bạc ở Haiti. Một đêm, tôi vừa uống sâm-banh trong một tiệm rượu ra, thì một trong những cô gái cùng đi với chúng tôi, người đen như than nhưng có giáo dục như một cô gái nhà lành ở một tỉnh lẻ bên Pháp nói với tôi:
- Bà ngoại em làm thầy lễ đạo vaudou, hiện nay sống với một ông già người Pháp. Đó là một người tù Cayenne vượt ngục. Hai ông bà ở với nhau đã được hai mươi năm nay. Ông ta suốt ngày say khướt. Tên ông ta là Jules Marteau.
Tôi lập tức tỉnh rượu:
- Cô bé hãy dẫn tôi đến nhà bà ngoại cô ngay. Cô ta dùng phương ngữ Haiti nói với người lái tắc-xi đang phóng hết tốc độ. Khi đi qua một hộp đêm sáng trưng, tôi bảo dừng xe lại rồi chạy vào mua một chai Pernod, hai chai sâm-banh, hai chai rhum nội địa. Xe lại lên đường. Chúng tôi đến bờ biển, xe đổ trước một ngôi nhà đỏm dáng tường sơn trắng, mái lợp ngói đỏ, nước biển vào đến gần sát bậc thềm. Cô gái gõ cửa hồi lâu mới thấy một bà già cao lớn, tóc bạc trắng, ra mở. Bà ta mặc một cái áo thụng dài đến tận mắt cá. Hai người đàn bà nói gì với nhau bằng tiếng địa phương một lúc, rồi bà già nói: "Mời ông vào trong, ngôi nhà này là của ông". Một ngọn đèn đất soi sáng một căn phòng rất sạch, bày những lồng chim và bể cá.
- Ông muốn gặp Julot à? Xin ông đợi cho một chút, ông ấy ra ngaỵ Jules, Jules? Có người muốn gặp ông đây này.
Mình mặc một bộ pyjama sọc xanh khiến tôi nhớ lại đồng phục của nhà tù khổ sai, một ông già đi chân không bước ra.
- Nào, bà Cục Tuyết nói lại nghe coi, ai lại đến thăm tôi vào giờ này? Bươm bướm! Không, chẳng lẽ? - Julot ôm chầm lấy tôi và nói: - Đưa cái đèn lại đây, bà Cục Tuyết, để tôi nhìn mặt thằng bạn già chút nào. Thôi đúng rồi, đích thị. Chính cậu đây rồi! Thế là cậu là thượng khách. Ngôi nhà này, món tiền tôi đang có, đứa con gái của vợ tôi, tất cả đều là của cậu. Cậu chỉ cần nói một tiếng.
Chúng tôi đã cùng uống hết chai Pernod, hai chai sâm-banh, hai chai rhum, và thỉnh thoảng Julot lại cất tiếng hát.
- Thế là rốt cục cánh ta vẫn thắng chúng nó cậu nhỉ? Cậu thấy chưa, không có gì tuyệt bằng phiêu lưu mạo hiểm. Như tớ đây đã đi qua Colombia, Panama, Costa Ria, la Jamaica, để rồi cách đây chừng hai mươi năm, dừng lại ở đây và tìm được hạnh phúc với Cục Tuyết là người đàn bà tốt nhất mà một người đàn ông có thể gặp được trên đời này. Bao giờ cậu đi. Cậu ở đây có lâu không?
- Không, một tuần thôi.
- Cậu đến đây có việc gì?
- Ký hợp đồng trực tiếp với chủ nghiệm Casino về quyền quản trị sòng bạc ở đây.
- Cậu ạ tớ cũng muốn rằng cậu ở lại đây suốt đời với tớ trong cái xóm tiều phu đốt than này, nhưng nếu cậu đã bắt liên hệ với thằng cha chủ nhiệm ấy thì cậu chớ làm gì chung lưng với hắn, hắn sẽ cho người ám sát cậu khi thấy công việc của cậu phồn vinh.
- Cám ơn lời khuyên.
- Còn bà Cục Tuyết, bà hãy chuẩn bị cuộc vũ hội đạo vaudou "không dành cho khách du lịch" đi. Một cuộc vũ hội thứ thiệt cho bạn tôi!
Vào một dịp khác tôi sẽ kể cho các bạn nghe cái buổi vũ hội trứ danh này của đạo vaudou, "không dành cho khách du lịch". Vậy là Julot đã vượt ngục, còn tôi, Dega, Fernandez vẫn đang chờ đợi. Thỉnh thoảng tôi lại nhìn những chấn song cửa sổ, cố làm ra vẻ vô tư. Đó quả là những khúc đường ray xe lửa thật, không tài nào phá được. Bây giờ chỉ còn lại cửa lớn. Ngày đêm lúc nào cũng có ba tên giám thị có súng ngồi canh. Từ khi Julot vượt ngục, việc canh phòng càng thêm cẩn mật. Những lượt đi tuần dày hơn, ông bác sĩ không đước ân tình như trước. Chatal mỗi ngày chỉ đến hai lần để tiêm thuốc và đo nhiệt độ cho bệnh nhân. Lại một tuần nữa trôi qua, tôi lại trả thêm hai trăm francs, Dega thì nói đủ các thứ chuyện, trừ chuyện vượt ngục.
Hôm qua bác ta trông thấy con dao mổ của tôi, hỏi luôn:
- Cậu vẫn giữ con dao ấy đấy à? Để làm gì thế?
Tôi bực bội trả lời:
- Để bảo vệ cái thân tôi và cả cái thân bác nữa khi cần. Fernandez không phải người Tây-ban-nha, cũng không phải người Argentina. Đó là một người khá, một tay giang hồ chân chính, nhưng chính anh ta cũng bị tác động vì những câu chuyện của lão già Carora. Một hôm tôi nghe thấy anh ta nói với Dega: "ở quần đảo hình như khí hậu tốt lắm chứ không phải như ở đây, mà không nóng mấy. Nằm trong phòng này rất dễ lây bệnh kiết lỵ vì chỉ cần đi ngoài là có thể bị vi trùng dính vào rồi". Trong căn phòng dành cho bảy mươi bệnh nhân này ngày nào cũng có một hai người chết vì bị kiết lỵ. Có một điều kỳ thú đáng lưu ý là họ đều chết vào lúc triều lên buổi chiều hay buổi tối. Chưa có một người bệnh nào chết vào buổi sáng. Đó là một điều bí ẩn của thiên nhiên.
Đêm hôm ấy tôi có một cuộc thảo luận với Dega. Tôi nói với bác ta rằng thỉnh thoảng ban đêm tên giữ chìa khóa người A-rập lại vào phòng đến giở chăn đắp của những người ốm nặng trùm chăn kín mặt. Đó là một hành động rất sơ hở. Chúng tôi có thể đánh vào đầu cho nó ngất xỉu, mặc áo quần của nó vào (chúng tôi đều chỉ mặc sơ-mi dài và đi dép, ngoài ra không có gì khác). Đóng bộ xong, tôi sẽ đi ra và bất thình lình giật súng của một tên giác cửa, chĩa súng vào mặt chúng nó, bắt chúng nó vào phòng rồi khóa trái cửa lại. Sau đó chúng tôi sẽ nhảy qua tường của bệnh viện ở phía sông Maroni, lao xuống nước rồi để cho luồng nước cuốn đi. Sau đó sẽ haỵ Sẵn có tiền, chúng tôi sẽ mua một cái thuyền và một ít lương thực để vượt biển.
Cả Dega lẫn Fernandez đều dứt khoát bác bỏ kế hoạch này, lại còn phê phán tôi nặng lời nữa. Tôi thấy rõ là họ đã nản chí cho nên rất thất vọng. Trong khi đó thời gian cứ trôi qua. Chúng tôi nằm đây đã được gần ba tuần. Tối đa chỉ còn mười, mười lăm ngày để chuẩn bị vượt ngục. Hôm nay là ngày hai mươi mốt tháng mười một năm 1933, một ngày đáng ghi nhớ. Một bệnh nhân mới bước vào phòng: đó là Joanes Clousiot, người mà họ đã tìm cách ám sát ở Saint-Martin, trong phòng cắt tóc của nhà lao. Hai mắt anh ta nhắm nghiền, đầy những mủ, anh ta hầu như đã mù. Khi Chatal đã ra khỏi phòng, tôi đến cạnh Clousiot. Rất nhanh, anh ta nói với tôi rằng mấy người tù cấm cố kia đã lên đường ra quần đảo mười lăm hôm nay rồi, nhưng riêng anh ta thì họ bỏ quên.
Cách đây ba hôm, một nhân viên kế toán đã báo cho anh ta biết. Anh ta liền bỏ một hạt thầu dầu vào mắt: mắt anh mưng mủ lên cho nên anh được đưa vào đây. Clousiot rất quyết tâm vượt ngục. Anh ta nói với tôi rằng anh ta sẵn sàng làm tất, kể cả giết người nếu cần, miễn sao đi được. Anh ta có ba nghìn francs. Khi đã được rửa mặt bằng nước nóng anh ta liền nhìn rõ ngaỵ Tôi trình bày dự định vượt ngục cho anh nghe. Anh ta tán thành, nhưng lại nói rằng muốn đánh úp bọn giám thị phải có hai người, nếu được thì ba càng tốt. Có thể tháo chân giường ra, mỗi người cầm một cái (chân giường làm bằng sắt) để đánh vào đầu bọn gác. Theo anh ta thì dù có cầm súng chĩa vào chúng nó, chúng nó cũng sẽ không tin rằng mình dám bắn, và chúng nó có thể gọi bọn gác ở tòa nhà kế cận, nơi Julo đã trốn thoát, chỉ cách chỗ chúng tôi không đầy hai mươi mét.
Tàu đi rất chậm, cho nên chúng tôi tha hồ ngắm kỹ cái thế giới thực vật màu xanh thăm thẳm, dày đặc và phồn vinh. Đã nhìn thấy những nếp nhà đầu tiên bằng gỗ, mái lợp tôn kẽm. Mấy người da đen, đàn ông có đàn bà có, đứng trước cửa nhìn chiếc tàu đi quạ Họ đã quen nhìn cảnh chiếc tàu này đổ xuống bến món hàng bằng thịt người của nó, cho nên không hề có một cử chỉ chào đón gì. Ba hồi còi và những tiếng chân vịt cho chúng tôi biết là đã đến nơi, rồi mọi tiếng máy dừng hẳn. Bây giờ thì một con ruồi bay ngang cũng có thể nghe thấy tiếng. Không ai nói với nhau một lời.
Julot đã mở con dao nhíp ra, rạch một đường trên ống quần ngang chỗ đầu gối rồi xé cho mấy đường khâu bung ra. Phải lát nữa, khi đi trên cầu cậu ta mới rạch đầu gối, để trước đó đừng có vết máu. Bọn giám thị mở cửa chuồng và bắt chúng tôi xếp hàng ba. Julot ở hàng thứ tư, một bên là Dega còn bên kia là tôi: Chúng tôi lên boong tàu. Lúc bấy giờ đã hai giờ trưa, và một vầng thái dương bằng lửa dọi thẳng vào cái đầu húi trọc và vào hai mắt tôi. Chúng tôi xếp hàng trên boong và được hướng dẫn ra cầu.
Đến khi đoàn người hơi chững lại vì những người đi đầu bắt đầu bước lên cầu, tôi giữ cho cái bị của Julot đừng rơi khỏi vai, còn anh ta thì một tay cầm da đầu gối kéo căng ra, một tay cầm dao ấn lưỡi vào chỗ da ấy, chỉ một nhát cắt ngọt bảy tám phân thịt. Anh ta chuyền cái dao cho tôi và một mình giữ lấy bị. Khi chúng tôi bước lên cầu anh ta ngã khụy và lăn lông lốc xuống đến cuối cầu. Người ta vực Julot dậy, và thấy anh bị thương, liền gọi những người khiêng cáng. Sự việc đã diễn ra đúng theo kịch bản của Julot: cậu ta được đưa vào bệnh viện trên một cái cáng hai người khiêng. Một đám đông pha tạp tò mò đứng nhìn chúng tôi.
Những người da đen, lai da đen, những người thổ dân Anh điêng, những người Tàu, những người da trắng tiều tụy trông không còn ra hồn người (chắc là tù khổ sai mãn hạn) chăm chú nhìn từng tù nhân đặt chân lên đất liền và đến xếp hàng sau lưng những người xuống trước. Bên phía đối diện, những viên giám thị, những người âu mặc thường phục sang trọng, những bà đầm mặc áo mùa hè, những đứa trẻ con da trắng, ai nấy đều đội mũ cối thuộc địa trên đầu. Họ cũng đứng nhìn những người tù mới đến. Khi đã lên bờ được hai trăm người, đoàn tù đầu tiên này cất bước.
Chúng tôi đi khoảng mười phút thì đến trước một cái cổng rất cao bằng gỗ súc, phía trên có đề: "Trạm trừng giới Saint- Lau rent du-Maroni. Sức chứa 3000 người". Hai cánh cổng mở rộng ra và chúng tôi xếp hàng mười bước vào. "Đi đều, bước, một hai, một hai?" Một đám tù khá đông nhìn chúng tôi kéo vào. Có những người đứng trên cửa sổ hay leo lên những tảng đá lớn để nhìn cho rõ. Vào đến giữa sân, có lệnh: đứng lại! Đặt bị xuống trước mặt. Bọn kia, phát mũ đi!" Họ phát cho chúng tôi mỗi người một cái mũ rơm. Quả thật chúng tôi đang rất cần mũ: chưa chi đã có hai ba người ngã xuống vì say nắng.
Dega và tôi nhìn nhau, vì có một tên cảnh binh đeo lon đã cầm lên một cái danh sách ở trong taỵ Chúng tôi nghĩ đến những điều Julot đã nói. Chắc họ sắp gọi le Guitou đứng riêng ra. Quả nhiên, le Guitou lập tức được hai viên giám thị kèm hai bên. Hắn rời hàng đi lại. Suzini cũng vậy, Girasol cũng y trang.
- Jules Pignard! (tức là Julot đấy)
- Jules Pignard nó bị thương, đi bệnh viện rồi.
- Được - Đó là những người bị cấm cố ở quần đảo. Viên giám thị nói tiếp: - Các người hãy nghe kỹ đây. Người nào tôi gọi tên thì vác bị ra khỏi hàng, đến xếp hàng trước mặt cái lán quét vôi vàng kia, lán số 1 ấy.
Dage, Carrier và tôi ở trong số những người được gọi ra xếp hàng trước lán. Cửa lán mở ra, và chúng tôi bước vào một gian phòng hình chữ nhật dài khoảng hai mươi mét. Ờ giữa có để một lối đi rộng hai mét; bên phải và bên trái đều có một thanh sắt chạy suốt từ đầu đến cuối phòng. Những tấm vải toan dùng làm võng được căng giữa thanh sắt và bức tường, trên mỗi tấm có một cái chăn. Ai muốn chọn chỗ nào thì cứ đến đấy. Dega; Pierrot le Fou, Santori, Grandet và tôi chọn chỗ nằm gần nhau, và lập tức các "xóm ở chung" hình thành. Tôi đi ra cuối phòng: bên phải là dãy buồng tắm, bên trái là dãy cầu tiêu. Không có nước máy.
Bám vào chấn song các cửa sổ, chúng tôi chứng kiến thủ tục phân phối chỗ ở cho những người tù đến sau chúng tôi. Louis Dega, Pierrot le Fou và tôi mừng rơn lên: chúng tôi được xếp vào một cái lán chung như thế tức là không bị cấm cố. Chứ không thì giờ này đã vào xà-lim cả rồi, như Julot đã giải thích. Mọi người đều hài lòng, mãi cho đến lúc năm giờ chiều, khi mọi việc đã xong xuôi. Lúc bấy giờ Grandet nói:
- Ngộ thật, trong đoàn tù này chưa thấy gọi tên một người nào bị cấm cố. Kỳ quặc thật. Thôi thì như thế càng hay!
Grandet là người đã lấy sạch tiền trong tủ két sắt của một nhà tù trung tâm, một vụ trộm đã làm cho cả nước Pháp cười vỡ bụng. Ở vùng nhiệt đới, đêm và ngày ập tới không có hoàng hôn mà cũng chẳng có bình minh. Ngày chuyển sang đêm và đêm chuyển sang ngày ngay tức khắc, quanh năm lúc nào cũng đúng vào giờ ấy. Đến sáu giờ rười chiều, đêm sập xuống một cách đột ngột. Và cũng đúng sáu giờ rưỡi, hai người tù khổ sai già xách vào hai cái đèn dầu lửa treo lên một cái móc ở trên trần, tỏa ra một ánh sáng yếu ớt. Ba phần tư gian phòng chìm trong bóng tối. Đến chín giờ, mọi người đã ngủ say, vì sau những giờ phút khích động lúc mới đến, ai nấy đều mệt nhoài vì nóng bức. Không có một hơi gió thoảng, mọi người đều mặc quần đùi mà ngủ. Võng của tôi ở vào giữa Dega và Pierrto le Fou, chúng tôi nói chuyện thì thầm một lát rồi ngủ thiếp đi.
Sáng hôm sau, trời hãy còn tối thì tiếng kèn đã vang lên. Ai nấy vùng dậy, đi rửa mặt và mặc áo quần. Họ phát cà-phê, và mỗi người được một ổ bánh mì tròn. Cạnh chỗ nằm, mỗi người có một tấm ván gắn vào tường để đặt ổ bánh mì, cái cà-mèn và những đồ lặt vặt khác. Đến chín giờ thấy hai viên giám thị và một người tù khổ sai trẻ tuổi mặc đồ trắng không có sọc, bước vào lán. Hai gã cảnh sát là người Corse, họ nói tiếng Corse với những người tù đồng hương. Trong khi đó người y tá đi đi lại lại trong phòng.
Đi qua chỗ tôi, anh ta nói:
- Khỏe không Papi.Cậu không nhận ra tớ à?
- Không.
- Tớ là Sierra l'Algérois, tớ đã làm quen với cậu ở nhà Dante ở Paris.
- À phải, bây giờ thì tôi nhận ra rồi. Nhưng cậu đi năm hăm chín, năm nay đã là ba mươi ba mà cậu vẫn ở đấy à?
- Ừ! Cũng chẳng nhanh được đâu. Cậu khai ốm ngay đi. Còn anh này là ai?
- Dega, bạn tôi đấy!
- Tôi cũng ghi tên cho anh khám bệnh. Papi thì bị kiết lỵ. Còn anh bạn già kia thì lên cơn suyễn. Tớ sẽ gặp lại các cậu ở Phòng khám bệnh lúc mười một giờ, tớ có chuyện cần nói với các cậu.
Anh ta tiếp tục đi vừa đi vừa nói to: "ở đây có ai ốm đau gì không?" Hễ có ai giơ tay là anh ta đến hỏi và ghi tên, Khi quay trở lại ngang chỗ chúng tôi, cùng đi với anh ta có một người giám thị già nua, nước da sạm:
- Papillon, tôi giới thiệu với cậu ông thủ trưởng của tôi, y tá trưởng kiêm giám thị Bartilonị Thưa ông Bartiloni, anh này và anh này là hai bạn của tôi, như tôi đã thưa chuyện lúc nãy.
- Được rồi Sierra ạ, đến buổi khám ta sẽ dàn xếp với nhau, cậu cứ tin tôi.
Đến mười một giờ, người ta vào gọi mấy người khai ốm. Chúng tôi có chín người cả thảy. Chúng tôi đi qua trại giữa các đám tù. Khi đến trước một cái lán mới hơn và là cái lán duy nhất được sơn trắng có vẽ chữ thập đỏ, chúng tôi dừng lai và bước vào một gian phòng đợi trong đó có khoảng sáu mươi người. Ở mỗi góc phòng có hai viên giám thị. Sierra hiện ra, mình mặc một chiếc blouse trắng muốt. Anh ta nói: "'Anh này, anh này và anh này, vào đi". Chúng tôi bước vào một căn phòng có thể nhận ra ngay là phòng làm việc của bác sĩ. Anh ta nói với ba người bạn bằng tiếng Tây-ban-nha. Cái anh Tây ban-nha này thì tôi nhận ra ngay lập tức: đó là Fernandez, kẻ đã giết ba người Argentina ở hiệu cà-phê Madrid ở Paris.
Khi hai người đã trao đổi với nhau mấy câu, Sierra đưa hắn vào một cái buồng kín ăn thông với gian phòng, rồi ra gặp chúng tôi:
- Papi, cậu để tớ hôn cái. Tớ rất hài lòng được dịp giúp cậu và bạn cậu một việc quan trọng như thế này. Cả hai đều bị cấm cố... Ồ! cậu cứ để tớ nói? Cậu thì chung thân, còn Dega thì năm năm. Các cậu có tiền không? Vậy thì mỗi cậu đưa đây năm trăm francs, sáng mai hai cậu sẽ được nhập viện. Cậu thì bị kiết lỵ. Còn bác Dega thì thế này: đang đêm bác hãy ra đấm cửa, hay tốt hơn là một cậu nào khác gọi tên gác và đòi y tá nói rằng Dega đang chết ngạt. Phần còn lại tôi sẽ lo Pappilon ạ, tôi chỉ xin cậu một điều: nếu cậu chuồn, cậu phải báo trước cho tôi biết kịp thời, tôi sẽ đúng hẹn. Ở bệnh viện, mỗi người trả một trăm francs một tuần thì họ có thể giữ cho nằm một tháng, làm nhanh lên.
Fernandez từ trong buồng kín đi ra và đưa năm trăm francs cho Sierra ngay trước mặt chúng tôi. Tôi liền đi vào buồng và khi trở ra tôi đưa cho anh ta không phải là một ngàn francs mà là ngàn rưởi. Sierra từ chối cái số năm trăm francs kia. Tôi không muốn nài thêm. Anh ta nói với tôi:
- Số bím cậu đưa cho tớ là để đút cho viên cảnh binh. Còn tớ thì tớ không lấy gì đâu. Chúng mình là bạn kia mà?
Hôm sau, Dega, tôi và Fernandez đã nằm trong một gian phòng rộng thênh thang của bệnh viện. Dega đã được đưa về đây lúc nửa đêm. Người y tá trông nom phòng này là một người ba mươi lăm tuổi tên là Chatal. Hắn đã được Sierra dặn dò đầy đủ về ba chúng tôi. Khi nào bác sĩ qua đây, hắn sẽ cho ông ta xem một kết quả xét nghiệm trong đó ông ta có thể thấy ruột tôi đầy ắp a-míp. Về phần Dega thì mười phút trước khi bác sĩ đến đến, anh ta cho đốt một ít lưu huỳnh và đưa cho bác ta hít, đầu đội một cái khăn mặt. Fernandez thì một bên má sưng vù to bằng quả dừa: anh ta đã chích thủng lớp da phía trong má và đã thổi thật mạnh trong một tiếng đồng hồ. Anh ta làm việc này một cách tận tình đến nỗi cái má ung to lấp hẳn một mắt.
Gian phòng bệnh nhân đặt ở tầng lầu một của một tòa nhà khá lớn, có gần bảy mươi bệnh nhân nằm, trong đó có nhiều người bị kiết lỵ. Tôi hỏi người y tá xem Julot ở đâu. Anh ta nói:
- Ở tòa nhà ngay trước mặt. Cậu có muốn tớ nhắn gì không?
- Có. Nhờ cậu nói với Julot là Bươm bướm và Dega đang ở đây, cậu ấy hãy ra đứng ở cửa sổ.
Người y tá muốn ra vào phòng này lúc nào cũng được. Muốn thế anh ta chỉ cần gõ cửa, sẽ có một người A-rập ra mở ngaỵ
Người A-rập này là một người "giữ thìa khóa", tức một người tù khổ sai giúp việc cho các giám thị. Hai bên cửa ra vào có đặt ghế tựa cho ba viên giám thị ngồi, súng trường để sẵn một bên. Chấn song cửa sổ đều là những thanh đường ray xe lửa: tôi cứ tự hỏi không biết làm cách nào để cưa đứt những chấn song to và chắc như vậy. Tôi ngồi xuống cạnh cửa sổ. Khoảng giữa tòa nhà của chúng tôi và tòa nhà của Julot có một mảnh vườn đầy hoa đẹp. Julot hiện ra ở cửa sổ, tay cầm một tấm bảng đen nhỏ trên đó có viết bằng phấn một chữ BRAVO ("hoan hô"). Một giờ sau người y tá đem lại cho tôi một cái thư của Julot. Anh ta viết: "tôi đang tìm cách sang phòng cậu. Nếu tôi thất bại, cậu cố sang phòng tôi. Lý do là các cậu có những kẻ thù ở bên phòng ấy. Thế ra các cậu bị phạt cấm cố à? Can đảm lên, ta sẽ thắng chúng nó".
Cái biến cố xảy ra ở nhà lao Beaulieu trong đó hai chúng tôi cùng chịu đau đớn đã gắn chặt chúng tôi lại với nhau. Julot là chuyên gia về môn sử dụng chày vồ, cho nên mới được mệnh danh là "người cầm búa". Cách hành động của Julot hồi còn tự do là như sau: anh ta đi xe hơi đến đỗ trước một cửa hàng bán đồ trang sức vào giữa ban ngày, vào lúc những thứ kim hoàn đẹp nhất được bày ra tủ kính phía trước. Trong khi chiếc xe hơi do một người khác lái vẫn nổ máy đứng đợi, anh ta xuống xe rất nhanh, tay cầm một cái vồ lớn bằng gỗ phang mạnh vào cứa kính, vơ thật nhiều đồ nữ trang rồi nhảy lên xe phóng đi nhanh. Sau khi đã thành công ở Lyon, Angers, Tours, Le Havre, Julo tấn công vào một hiệu kim hoàn lớn ở Paris vào lúc ba giờ chiều, lấy đi một số đồ nữ trang trị giá gần một triệu.
Anh ta chưa bao giờ kể cho tôi nghe mình đã bị nhận dạng như thế nào và tại sao. Anh ta bị xử hai mươi năm tù khổ sai, và đến năm thứ tư anh ta đã vượt ngục. Và, như anh ta đã kể với chúng tôi, chính vì trở về Paris mà anh ta bị bắt lại: anh ta đi tìm cái người trước kia vẫn oa trữ những đồ anh trộm được để giết hắn, vì hắn mãi không chịu giao lại cho em gái Julot một số tiền lớn mà hắn nợ của anh ta. Hắn tình cờ trông thầy Julot tha thẩn trước phố hắn ở, liền báo cảnh sát Julot bị bắt và đành trở lại về nhà tù khổ sai với chúng tôi.
Chúng tôi nằm bệnh viện đã được một tuần. Hôm qua tôi đã đưa hai trăm francs cho Chatal, đó là cái giá hàng tuần hai chúng tôi phải trả để được giữ lại ở bệnh viện. Để được kính nể, chúng tôi lấy thuốc lá ra mời tất cả những người không có thuốc lá. Một người tù khổ sai sáu mươi tuổi quê ở Marseille tên là Carora, đã kết bạn với Dega. Ông ta là cố vấn của Dega. Mỗi ngày ông tác nhắc đi nhắc lại với Dega nhiều lần là nếu Dega có nhiều tiền và ở trong làng người ta biết như thế (qua các báo từ Pháp gửi sang, ở đây người ta biết được những vụ lớn), Dega đừng vượt ngục thì hơn, vì những người tù mãn hạn đã được trả tự do sẽ giết bác ta để lấy plan.
Dega nói lại cho tôi biết những buổi nói chuyện này với ông già Carora. Tôi ra sức nói cho Dega hiểu rằng lão già kia chắc chắn là một người vô tích sự, phải có thể mới đành chịu ngồi lỳ ở đây hai mươi năm nay, nhưng bác ta không chịu nghe. Dega bị những lời lẽ của lão già tác động rất mạnh và tôi phải khó nhọc lắm mới giữ vững được tinh thần cho bác ta bằng niềm tin mạnh mẽ của tôi.
Tôi gửi cho Sierra một mảnh giấy yêu cầu anh ta đưa Galgani vào nằm bệnh viện. Tôi không phải đợi lâu. Ngay hôm sau Galgani đã vào viện, nhưng lại nằm trong một phòng không có chấn song. Làm thế nào để trả lại cho Galgani cái plan của cậu tả Tôi nhắn Chatal rằng tôi hết sức cần gặp Galgani, và để cho anh ta hiểu rằng đây là một cuộc chuẩn bị vượt ngục. Chatal nói với tôi rằng anh ta có thể đưa Galgani đến gặp tôi năm phút vào lúc mười hai giờ trưa. Đến giờ đổi gác, anh ta sẽ cho Galgani ra hiên nói chuyện với tôi ở cửa sổ, và không chịu lấy tiền công gì cả.
Đúng mười hai giờ trưa, Galgani được đưa đến gặp tôi ở cửa sổ. Tôi trực tiếp đưa cái plan cho cậu ta. Galgani đứng trước mặt tôi cho plan vào bụng. Cậu ta khóc. Hai ngày sau, cậu ta gửi cho tôi một tờ tạp chí trong đó có để năm tờ giấy một ngàn francs và một chữ gọn thon lỏn: Cám ơn! Khi trao cho tôi tờ họa báo, Chatal đã trông thấy số tiền. Anh ta không nói gì, nhưng bản thân tôi muốn biếu anh ta chút đỉnh. Anh ta từ chối. Tôi nói:
- Chúng tôi ra đi đây. Anh có muốn đi với chúng tôi không?
- Không, Bươm bướm ạ, tôi đã hẹn với một nhóm khác phải năm tháng nữa, khi người cùng nhóm với tôi ra khỏi xà-lim, tôi mới đi được. Lúc bấy giờ cuộc vượt ngục sẽ được chuẩn bị kỹ hơn, và như thế chắc ăn hơn. Còn anh bị cấm cố, cho nên vội là phải, nhưng ở đây cửa có chấn song thế kia sẽ gay lắm đấy. Anh đừng mong nhờ tôi giúp, vì tôi không thể để mất chỗ làm này. Ở đây tôi có thể yên tâm đợi bạn tôi ra khỏi xà-lim.
- Rất tốt Chatal ạ. Ở đời phải trung thực, từ nay tôi sẽ không nói gì với cậu về việc ấy nữa.
- Tuy vậy, tôi vẫn sẽ tiếp tục đưa thư cho anh và làm những việc anh nhờ.
- Cám ơn Chatal.
Đêm hôm ấy có tiếng tiểu liên bắn mấy loạt. Sáng hôm sau chúng tôi được biết rằng "người cầm búa" đã vượt ngục. Tôi cầu mong Thượng đế phù hộ cho anh ta; đó là một người bạn tốt. Chắc anh ta gặp được một cơ hội nào đấy và đã thừa cơ bỏ trốn. Thôi cũng mừng cho anh.
Mười lăm năm sau, tức vào năm 1948, tôi đang ở Haiti, cùng đi với một nhà triệu phú người Venezuela đến gặp ông chủ nhiệm Casino để thương lượng ký hợp đồng quản lý sòng bạc ở Haiti. Một đêm, tôi vừa uống sâm-banh trong một tiệm rượu ra, thì một trong những cô gái cùng đi với chúng tôi, người đen như than nhưng có giáo dục như một cô gái nhà lành ở một tỉnh lẻ bên Pháp nói với tôi:
- Bà ngoại em làm thầy lễ đạo vaudou, hiện nay sống với một ông già người Pháp. Đó là một người tù Cayenne vượt ngục. Hai ông bà ở với nhau đã được hai mươi năm nay. Ông ta suốt ngày say khướt. Tên ông ta là Jules Marteau.
Tôi lập tức tỉnh rượu:
- Cô bé hãy dẫn tôi đến nhà bà ngoại cô ngay. Cô ta dùng phương ngữ Haiti nói với người lái tắc-xi đang phóng hết tốc độ. Khi đi qua một hộp đêm sáng trưng, tôi bảo dừng xe lại rồi chạy vào mua một chai Pernod, hai chai sâm-banh, hai chai rhum nội địa. Xe lại lên đường. Chúng tôi đến bờ biển, xe đổ trước một ngôi nhà đỏm dáng tường sơn trắng, mái lợp ngói đỏ, nước biển vào đến gần sát bậc thềm. Cô gái gõ cửa hồi lâu mới thấy một bà già cao lớn, tóc bạc trắng, ra mở. Bà ta mặc một cái áo thụng dài đến tận mắt cá. Hai người đàn bà nói gì với nhau bằng tiếng địa phương một lúc, rồi bà già nói: "Mời ông vào trong, ngôi nhà này là của ông". Một ngọn đèn đất soi sáng một căn phòng rất sạch, bày những lồng chim và bể cá.
- Ông muốn gặp Julot à? Xin ông đợi cho một chút, ông ấy ra ngaỵ Jules, Jules? Có người muốn gặp ông đây này.
Mình mặc một bộ pyjama sọc xanh khiến tôi nhớ lại đồng phục của nhà tù khổ sai, một ông già đi chân không bước ra.
- Nào, bà Cục Tuyết nói lại nghe coi, ai lại đến thăm tôi vào giờ này? Bươm bướm! Không, chẳng lẽ? - Julot ôm chầm lấy tôi và nói: - Đưa cái đèn lại đây, bà Cục Tuyết, để tôi nhìn mặt thằng bạn già chút nào. Thôi đúng rồi, đích thị. Chính cậu đây rồi! Thế là cậu là thượng khách. Ngôi nhà này, món tiền tôi đang có, đứa con gái của vợ tôi, tất cả đều là của cậu. Cậu chỉ cần nói một tiếng.
Chúng tôi đã cùng uống hết chai Pernod, hai chai sâm-banh, hai chai rhum, và thỉnh thoảng Julot lại cất tiếng hát.
- Thế là rốt cục cánh ta vẫn thắng chúng nó cậu nhỉ? Cậu thấy chưa, không có gì tuyệt bằng phiêu lưu mạo hiểm. Như tớ đây đã đi qua Colombia, Panama, Costa Ria, la Jamaica, để rồi cách đây chừng hai mươi năm, dừng lại ở đây và tìm được hạnh phúc với Cục Tuyết là người đàn bà tốt nhất mà một người đàn ông có thể gặp được trên đời này. Bao giờ cậu đi. Cậu ở đây có lâu không?
- Không, một tuần thôi.
- Cậu đến đây có việc gì?
- Ký hợp đồng trực tiếp với chủ nghiệm Casino về quyền quản trị sòng bạc ở đây.
- Cậu ạ tớ cũng muốn rằng cậu ở lại đây suốt đời với tớ trong cái xóm tiều phu đốt than này, nhưng nếu cậu đã bắt liên hệ với thằng cha chủ nhiệm ấy thì cậu chớ làm gì chung lưng với hắn, hắn sẽ cho người ám sát cậu khi thấy công việc của cậu phồn vinh.
- Cám ơn lời khuyên.
- Còn bà Cục Tuyết, bà hãy chuẩn bị cuộc vũ hội đạo vaudou "không dành cho khách du lịch" đi. Một cuộc vũ hội thứ thiệt cho bạn tôi!
Vào một dịp khác tôi sẽ kể cho các bạn nghe cái buổi vũ hội trứ danh này của đạo vaudou, "không dành cho khách du lịch". Vậy là Julot đã vượt ngục, còn tôi, Dega, Fernandez vẫn đang chờ đợi. Thỉnh thoảng tôi lại nhìn những chấn song cửa sổ, cố làm ra vẻ vô tư. Đó quả là những khúc đường ray xe lửa thật, không tài nào phá được. Bây giờ chỉ còn lại cửa lớn. Ngày đêm lúc nào cũng có ba tên giám thị có súng ngồi canh. Từ khi Julot vượt ngục, việc canh phòng càng thêm cẩn mật. Những lượt đi tuần dày hơn, ông bác sĩ không đước ân tình như trước. Chatal mỗi ngày chỉ đến hai lần để tiêm thuốc và đo nhiệt độ cho bệnh nhân. Lại một tuần nữa trôi qua, tôi lại trả thêm hai trăm francs, Dega thì nói đủ các thứ chuyện, trừ chuyện vượt ngục.
Hôm qua bác ta trông thấy con dao mổ của tôi, hỏi luôn:
- Cậu vẫn giữ con dao ấy đấy à? Để làm gì thế?
Tôi bực bội trả lời:
- Để bảo vệ cái thân tôi và cả cái thân bác nữa khi cần. Fernandez không phải người Tây-ban-nha, cũng không phải người Argentina. Đó là một người khá, một tay giang hồ chân chính, nhưng chính anh ta cũng bị tác động vì những câu chuyện của lão già Carora. Một hôm tôi nghe thấy anh ta nói với Dega: "ở quần đảo hình như khí hậu tốt lắm chứ không phải như ở đây, mà không nóng mấy. Nằm trong phòng này rất dễ lây bệnh kiết lỵ vì chỉ cần đi ngoài là có thể bị vi trùng dính vào rồi". Trong căn phòng dành cho bảy mươi bệnh nhân này ngày nào cũng có một hai người chết vì bị kiết lỵ. Có một điều kỳ thú đáng lưu ý là họ đều chết vào lúc triều lên buổi chiều hay buổi tối. Chưa có một người bệnh nào chết vào buổi sáng. Đó là một điều bí ẩn của thiên nhiên.
Đêm hôm ấy tôi có một cuộc thảo luận với Dega. Tôi nói với bác ta rằng thỉnh thoảng ban đêm tên giữ chìa khóa người A-rập lại vào phòng đến giở chăn đắp của những người ốm nặng trùm chăn kín mặt. Đó là một hành động rất sơ hở. Chúng tôi có thể đánh vào đầu cho nó ngất xỉu, mặc áo quần của nó vào (chúng tôi đều chỉ mặc sơ-mi dài và đi dép, ngoài ra không có gì khác). Đóng bộ xong, tôi sẽ đi ra và bất thình lình giật súng của một tên giác cửa, chĩa súng vào mặt chúng nó, bắt chúng nó vào phòng rồi khóa trái cửa lại. Sau đó chúng tôi sẽ nhảy qua tường của bệnh viện ở phía sông Maroni, lao xuống nước rồi để cho luồng nước cuốn đi. Sau đó sẽ haỵ Sẵn có tiền, chúng tôi sẽ mua một cái thuyền và một ít lương thực để vượt biển.
Cả Dega lẫn Fernandez đều dứt khoát bác bỏ kế hoạch này, lại còn phê phán tôi nặng lời nữa. Tôi thấy rõ là họ đã nản chí cho nên rất thất vọng. Trong khi đó thời gian cứ trôi qua. Chúng tôi nằm đây đã được gần ba tuần. Tối đa chỉ còn mười, mười lăm ngày để chuẩn bị vượt ngục. Hôm nay là ngày hai mươi mốt tháng mười một năm 1933, một ngày đáng ghi nhớ. Một bệnh nhân mới bước vào phòng: đó là Joanes Clousiot, người mà họ đã tìm cách ám sát ở Saint-Martin, trong phòng cắt tóc của nhà lao. Hai mắt anh ta nhắm nghiền, đầy những mủ, anh ta hầu như đã mù. Khi Chatal đã ra khỏi phòng, tôi đến cạnh Clousiot. Rất nhanh, anh ta nói với tôi rằng mấy người tù cấm cố kia đã lên đường ra quần đảo mười lăm hôm nay rồi, nhưng riêng anh ta thì họ bỏ quên.
Cách đây ba hôm, một nhân viên kế toán đã báo cho anh ta biết. Anh ta liền bỏ một hạt thầu dầu vào mắt: mắt anh mưng mủ lên cho nên anh được đưa vào đây. Clousiot rất quyết tâm vượt ngục. Anh ta nói với tôi rằng anh ta sẵn sàng làm tất, kể cả giết người nếu cần, miễn sao đi được. Anh ta có ba nghìn francs. Khi đã được rửa mặt bằng nước nóng anh ta liền nhìn rõ ngaỵ Tôi trình bày dự định vượt ngục cho anh nghe. Anh ta tán thành, nhưng lại nói rằng muốn đánh úp bọn giám thị phải có hai người, nếu được thì ba càng tốt. Có thể tháo chân giường ra, mỗi người cầm một cái (chân giường làm bằng sắt) để đánh vào đầu bọn gác. Theo anh ta thì dù có cầm súng chĩa vào chúng nó, chúng nó cũng sẽ không tin rằng mình dám bắn, và chúng nó có thể gọi bọn gác ở tòa nhà kế cận, nơi Julo đã trốn thoát, chỉ cách chỗ chúng tôi không đầy hai mươi mét.