Chương : 55
"Cô có thể giết một người nhưng cô không thể giết chết một cuộc đời", bà Waghorn đã nói với cô như vậy vào lúc mười một giờ mười trong buổi sáng hôm sau, không lâu sau khi Viva xuất hiện trở lại trong căn phòng chật chội của bà. "Tôi và Hari", bà già nói với cô, "vừa mới đọc xong vài chương trong cuốn sử thi Mahabharata, cuốn sách hai người vẫn cùng nhau đọc vào mỗi buổi sáng".
"Cô có biết cuốn sách đấy không?", bà già hỏi Viva. "Đầy ắp những tư tưởng quý giá nhất trên cõi đời này. Không phải là chân lý của cuộc sống", bà Waghorn nói tiếp, "nhưng nhất định là một trong những chân lý".
Rõ ràng cuốn sách có vẻ đang gây phấn khích cho bà. Trong buổi sáng mùa đông xám xịt như hôm nay, bà già khoác lên người một chiếc áo xuềnh xoàng loại vẫn thường mặc ở nhà màu da cam sặc sỡ, không quên thoa lên người vài giọt hổ phách thoảng hương xưa cũ. Thậm chí, bà già còn đánh nhẹ một lớp phấn hồng lên đôi má nhăn nheo của mình.
"Hôm nay tôi phải nhanh nhẹn lên mới được", bà già nói với Viva khi tất tả tiến ra ngoài phòng khách được trang trí giản dị với một nhành hoa giấy đậu trên chiếc ghế tựa có lưng hình bướu lạc đà. "Hôm qua tôi đã huyên thuyên quá nhiều về bản thân mình. Hôm nay tôi muốn được nghe chuyện của cô".
Bà già vòng hai tay trước ngực, Viva đọc được những cảm xúc bình tĩnh pha lẫn bối rối đang cuộn lên trong ánh mắt của bà Waghorn.
"Hẳn hôm qua bác đã rất choáng váng", Viva nói với bà Waghorn. "Chuyện đã xảy ra cũng là bởi sự thôi thúc của tình thế".
Bởi sự thôi thúc của tình thế. Phải chăng đấy là lối diễn đạt tuyệt vời nhất trong hoàn cảnh này? Có phải đấy là lời của Shakespeare? Bà già khẽ hếch một bên đầu lên hệt như một chú chim đang chăm chú quan sát. "Xát muối vào vết thương, bóp nghẹn trái tim người khác, khiến mọi chuyện trở nên quá xa. Liệu hôm nay cô còn muốn nó nữa không?". Đôi mắt bà già vụt trở nên mơ màng, lờ đờ một màu khói. "Chính là điều xấu xa bẩn thỉu nhất nơi đấy".
"Muốn gì kia ạ?".
"Ôi Chúa ơi, tôi quên không nói với cô à?", giọng bà Waghorn ngập ngừng. "Chúng tôi đã tìm thấy nó. Chiếc rương ấy. Hay ít nhất thì Hari cũng cho rằng nó chính là chiếc rương cô cần tìm. Tên của mẹ cô khắc trên thân rương".
Tim Viva đập rộn ràng. "Bác có chắc đấy chính là nó không? Bác đã mở nó chưa?".
"Không. Tất nhiên là chúng tôi không mở. Đấy không phải là trách nhiệm của chúng tôi".
"Thế bây giờ nó ở đâu?".
"Trong phòng chứa rương hòm thùng thiếc dưới kho. Cả ngày hôm qua tôi đã rất lo lắng, Hari đã phải mất hàng tiếng đồng hồ - tất cả mọi nguời trong ngôi nhà này đều quẳng rác rưởi của bọn họ vào đấy. Nhưng Hari đúng là một cậu bé tuyệt vời, nó kông hề hé miệng phàn nàn. Chiếc rương hơi dơ dáy một chút, tôi e là vậy".
"Không sao đâu", Viva nói. Lúc này cô còn chẳng biết mình nên vui hay nên buồn.
"Cứ đến thời điểm gió mùa về là phòng chứa đồ lại bị ngập, tôi đã không xuống đấy từ nhiều năm nay". Bà già thở hắt.
"Làm ơn", Viva mềm mỏng, "cháu không trách cứ gì bác - bác đã rất tốt bụng khi vẫn còn giữ chiếc rương đến tận bây giờ".
Bà già ngồi xuống ghế, khẽ di di đôi dép xỏ dưới chân trên sàn nhà, tiếp tục chìm sâu vào cõi mộng của riêng bà.
"Nếu cô không phiền", sau một hồi lâu im lặng, bà già tiếp tục lên tiếng, "tôi sẽ không xuống đấy cùng cô. Hari sẽ dẫn cô đi, sau đấy nếu thích cô có thể ở lại dùng bữa trưa với hai chúng tôi".
Nghe bà già nói, Viva bỗng thấy cồn cào trong bụng. "Để cháu xem chuyện này sẽ mất bao lâu đã", cô nói. Cô nghe thấy tiếng những que diêm sột soạt trong chiếc hộp, đôi mắt mờ đục của bà Waghorn chợt long lên rồi từ từ chìm vào cõi xa vắng.
"Tất nhiên", bà già lẩm bẩm. "Chúc may mắn".
Viva theo chân Hari bước ra khỏi ngôi nhà, cô ngẩng đầu nhìn lên bầu trời bàng bạc một màu ngọc trai hoang lạnh, bóng những con quạ đen kịt vụt chao qua trong tầm mắt. "Hôm nay có vẻ trời lại tiếp tục lạnh lẽo", cô hờ hững nói. Cô đang run rẩy, và Viva không muốn cậu bé nhìn thấy điều đấy.
Hari nhẹ nhàng giải thích cho cô hiểu về căn phòng chứa đồ. "Rất nguy hiểm khi bước chân vào đây", cậu bé nói, nhanh nhẹn bước chân qua một chiếc xe đạp. Thực ra trong khuôn viên ngôi nhà cũng có một căn phòng với chức năng tương tự. Hari dẫn cô tiến đến trước một lối mòn nham nhở ổ gà vòng quanh ngôi nhà.
Một gian nhà kho xiêu vẹo, mỏng manh xuất hiện trước mắt Viva, những tấm bản lề to bản bằng sắt chắc chắn đính trên cánh cửa, một tấm đã rơi đinh, treo lủng lẳng. Hari nâng sợi dây quấn quanh thắt lưng lên, lần tìm đến chiếc chìa khóa buộc chặt trên đấy và mở khóa cửa. Không gian u ám mờ tối bên trong gian nhà kho chật chội thum thủm như mùi bùn tận cùng dưới đáy ao.
"Xin lỗi, làm ơn chờ một chút", Hari nói với cô rồi quay ra đóng chặt cánh cửa sau lưng hai người. Xong xuôi, cậu bé quẹt diêm châm ngọn đèn dầu mang theo trong tay. "Trong này khá tối, và nhan nhản những người bạn lông thú ẩn náu".
"Cái gì kia?", Viva ngớ ngẩn hỏi lại.
"Chuột", Hari gọn lỏn.
Từ khi đặt chân vào nhà kho, Viva đã hắt hơi mấy lần. Khi cậu bé giơ cao ngọn đèn trong tay, cô nhìn thấy những cuộn rơm khô nhờ nhờ màu vàng nhạt nằm lăn lóc giữa sàn, những cuộn rơm đổ ngổn ngang vẫn còn nối với nhau bởi một sợi dây thừng đã mục. Một luồng ánh sáng yếu ớt từ bên ngoài lọt vào qua lỗ hổng trên trần nhà, khi đôi mắt đã quen dần với bóng tối trong nhà kho, Viva nhìn thấy một cái thang gãy chân được chất trên đống cỏ khô phía trong góc nhà, cả những gói đen đen trông giống như những bọc quần áo.
"Làm ơn bước theo cháu". Ngọn đèn dầu trong tay Hari đã khuất sau đống cỏ khô, tiến gần tới nửa sau của gian nhà, Viva bắt đầu có cảm giác nhầy nhụa ướt át không rõ ràng ở dưới chân, cuối cùng cô nhìn thấy những vật hình khối màu trắng hiện ra trong bóng tối, có lẽ là những món đồ nội thất cũ kỹ, bên trên đống đồ là mấy chiếc va-li nằm chỏng chơ.
"Phải những chiếc kia không?", cô buột miệng. "Tôi được thông báo chỉ là một chiếc rương thôi mà".
"Làm ơn". Hari chỉ tay lên phía những chiếc va-li. "Cháu phải bỏ chúng xuống".
Cậu bé đứng im chờ cho cô bước qua một bó cần câu, vài chiếc vợt tennis cũ kỹ nằm lăn lóc bên cạnh. Phải mất vài phút để mắt Viva điều chỉnh cho thích hợp với ánh sáng tù mù trong góc phòng. Khi đã nhìn rõ mọi vật, Viva đột nhiên thấy khó thở, cô hổn hển. Chiếc rương lớn xộc xệch trước mặt cô như một cỗ quan tài vừa được moi lên từ lòng đất, nằm im lìm trên chiếc bàn chân thấp đóng bằng gỗ thông hay gỗ tùng gì đấy, bụi bặm lẫn rêu mốc bám dày bên ngoài chiếc rương, trên nắp, ai đấy - hẳn là Hari tốt bụng, để tạo ra đôi chút cảm giác giống như một nghi thức - đã đặt một bông cúc vạn thọ còn tươi nguyên màu nắng.
Khi Hari đặt cây đèn lên nắp rương, cô nhìn thấy lớp rêu bám bên ngoài mặt rương lấm tấm ướt, nom giống hệt như một vật thể sống.
Hari lùi xuống đứng bên cạnh cô, lịch sự, bình thản. Viva hít một hơi thật sâu.
"Cuối cùng thì cũng tìm thấy", cô nói với cậu bé. "Phải mất một thời gian rất lâu tôi mới chạm chân vào khoảnh khắc này".
Ôi mẹ! Cả Josie yêu quý nữa - con đã để mọi người lại nơi này quá lâu.
Cô nghẹn ngào, nhịp thở cuống quýt rối loạn như có gió lùa qua những kẽ hở giữa các tế bào phổi. Cô không hề muốn cảm giác mình giống như một kẻ trộm mộ trào lên trong lòng mình.
Viva lôi chùm chìa khóa ra khỏi túi áo. Vật gì nom giống như một mẩu que hay phân chím đã đóng khô dính trên ổ khóa, khi cô vừa đút chiếc chìa vào ổ, ngay lập tức nó mắc kẹt trong đấy. Cô nhấn tay đẩy mạnh chiếc chìa vào sâu trong ổ, có vẻ ổ khóa chứa đầy gỉ sắt và mạt giũa.
"Tôi cần cậu giúp, Hari", cô nói. "Ổ khóa bị kẹt".
Có tiếng kim loại xào xạc mỏng manh vang lên trong bóng tối khi cậu bé tiến lên phía trước.
"Chuột đúng là một lũ động vật chỉ mang lại phiền hà", Hari mềm mỏng nói với cô. "Làm ơn, thưa quý cô, cầm giúp ngọn đèn, tôi sẽ mở nó hộ cho cô".
Cậu bé hết lắc chiếc chìa khóa sang phải rồi lại sang trái, rồi bất ngờ nhấn mạnh tay.
"Lùi lại, thưa cô chủ, làm ơn lùi lại", cuối cùng cậu bé nói. Hari rút con dao nhọn đang giắt trong vỏ da áp chặt bên túi áo ra ngoài rồi thọc vào dưới nắp rương. Một chân cậu bé duỗi ra sau dấn vào vách tường, Hari rướn người hướng về phía chiếc rương. Cả hai đồng thanh kêu lên khi nắp rương bật mạnh bay khỏi chiếc bàn.
Đưa mắt nhìn vào lớp áo quần cũ kỹ trong chiếc rương, Viva cố giữ lòng mình thật nhẹ nhàng và thanh thản. Cuối cùng cô cũng tìm thấy nó, sau bao nhiêu lặn lội xa xôi: chiếc rương thừa kế cũ kỹ của gia đình. Cánh chim hải âu khổng lồ của riêng cô.
"Tôi chắc là chẳng có gì ở trong này", cô cáu kỉnh nói với Hari. "Tôi sẽ tìm xem ở dưới có gì rồi đóng lại, nhanh thôi".
Viva muốn cậu bé để cô lại một mình trong này, nhưng Hari vẫn im lặng đứng ngay bên cạnh. Tim Viva đập rộn rã khi những ngón tay cô chạm phải vật gì ươn ướt bên trong chiếc rương. Một chiếc áo len dài tay nhớp nháp, mấy chiếc tã đôi, một cặp quần chơi cric-kê rách tả tơi, một chiếc chăn lông vịt với những họa tiết hình cánh hoa vương vãi phân chuột trên mình. Cô thọc tay sâu hơn xuống dưới, mùi ẩm mốc lẫn với mùi long não xộc lên tận mũi, tiếp theo là mùi xú uế - mùi chuột chết? - bốc lên nồng nặc. Tay cô chạm phải vật gì đấy cứng cứng và lạnh. Là một cái túi đeo sau yên xe đạp - của bố cô, Viva thầm đoán, ngay cả khi trước đây chưa bao giờ cô nhìn thấy nó. Bên trong chiếc túi chứa một cái cuốc chim tí hon đã hoen rỉ, loại vẫn thường được dùng để cậy đất đá mắc kẹt giữa móng ngựa, một chuỗi hạt và một ít đồng xu đã xỉn mờ màu bạc. Bên dưới cái túi là một tấm bảng Parcheesi, ẩm ướt và mòn vẹt quanh bốn góc. Khi Viva đưa tay lên, lập tức tấm bảng vỡ vụn thành từng mẩu trong tay cô.
Ôi gia đình thân yêu, con vẫn cố hết sức để không phải phiền lòng hay khắc khoải mỗi khi nghĩ về người. Đã quá muộn! Quá muộn mất rồi.
Hari nhìn cô, ánh mắt đầy lo âu.
"Cậu có thể ra ngoài để mặc tôi ở lại một mình được không?", cô hỏi.
"Tất nhiên", Hari trả lời. Cậu bé đã cảm thấy bớt căng thẳng. Hẳn nó phải biết, hay ít nhất cũng cảm nhận được, điều gì đang xảy ra trước mắt mình. "Cháu sẽ để đèn lại cho cô, sau đấy ra ngoài và khóa cửa lại, cô có thể an toàn ở trong này. Khi nào thì cháu có thể vào lại?".
"Khoảng nửa giờ thôi, cảm ơn cậu, Hari", cô trả lời. Có gì đấy trong cô như thôi thúc, như giục giã Viva thốt lên những lời: để cảm ơn Hari vì thái độ lịch thiệp của cậu, vì bản tính thâm trầm ít nói của cậu, vì đôi mắt đầy ắp âu lo mà cậu bé đã dành cho cô... nhưng cánh cửa đã nhanh chóng khép chặt sau lưng Hari, tiếng đế giày của cậu bé mỗi lúc một nhẹ dần trên những bậc thang hướng lên trên.
Còn lại một mình trong bóng tối, cô tiếp tục đấu tranh với nỗi sợ hãi đang bóp nghẹn trong lòng. Cô đã rời xa đủ lâu để không còn thấy hoảng loạn, nhưng mùi chua nồng đang dậy lên quanh mình, những lớp quần áo ẩm ướt từng khoác trên mình những người thân yêu giờ đang chảy dài trong tay cô khiến Viva cảm thấy kinh hoàng. Những chiếc quần cưỡi ngựa với những hàng cúc sút chỉ, chiếc mũ bấc đi nắng ngả màu, chiếc áo khoác thêu chỉ kim tuyến màu xanh tuyệt đẹp với một vết ố vàng dính trên cổ áo; chiếc váy ngủ của Josie, chiếc váy ngủ may từ loại vải sa tanh đã biến chất cứng đờ trong tay cô, một hộp thiếc nho nhỏ vẫn còn một mẩu nùi bông thoa phấn nằm im lìm bên trong, một gói giấy chứa những bức thư, nét mực đã ngả màu nhòe nhoẹt bởi hơi ẩm.
"Chỉ là một mớ hổ lốn", cô gần như gào lên với chính mình.
Những ngón tay cô lướt quanh vật gì tròn tròn, mềm mại hệt như một xác ướp, có lẽ là một cái khăn lau khô bát đĩa. Cảm giác mềm mại trong tay gợi cho cô nhớ lại cái lần đầu tiên Viva mở lớp quần áo mặc bên ngoài Susie, con búp bê yêu thích của Josie. Josie đã yêu đến nhường nào món đồ chơi nhếch nhác với đôi chân bó chặt thò ra dưới vạt váy dài may bằng loại vải bông kẻ sọc ấy, Viva nhớ lại. Cô đã từng có lần ghen tị với nó: Josie chỉ suốt ngày huyên thuyên chuyện trò với con búp bê yêu của mình, thậm chí còn cãi vã và đánh mạnh vào đầu nó, rồi lại dỗ dành đặt nó lên toa xe đồ chơi bé tí tẹo, âu yếm đặt nó lên giường khi màn đêm buông xuống, trước khi lui gót còn kịp buông chiếc màn bé xíu che muỗi cho Susie, cứ như thể con búp bê nhàu nhĩ ấy là em gái của mình chứ không phải là cô.
Một lần Josie đã bỏ quên Susie trên xe lửa, cả gia đình cô phải chờ trên sân ga hầm hập nóng hàng tiếng đồng hồ trong khi một người hầu quay trở lại toa xe để tìm con búp bê cho chị cô. Hôm ấy, một cuộc khẩu chiến đã nổ ra giữa bố mẹ cô cũng chỉ vì Susie của Josie.
Viva tần ngần cầm con búp bê bé nhỏ trong tay, có những vết rách lơ xơ trên cổ tay của Susie, có lẽ là vết răng chuột cắn xé. Gần như toàn bộ lớp bông gạo lót bên trong đã chảy dồn xuống dưới hai đầu gối của Susie. Khi cô bóp chặt tay, có tiếng lép bép nổ ra kéo theo một mùi hôi thối xộc lên mũi. Thật kinh khủng. Nước bọt túa ra trong khoang miệng cô. Vào cái đêm Josie về trời, Susie vẫn nằm gọn trong cánh tay chị cô. đến giờ này cô vẫn còn ám ảnh bởi tiếng thét phát ra từ trên giường của Josie, tiếng thét lanh lảnh tưởng chừng kéo dài đến bất tận, xoáy vào tai người nghe, khiến ta cảm thấy buồn nôn, tiếng thét như muốn nói "Làm gì đi, mẹ! Cứu con". Suốt cả buổi tối hôm ấy, những bước chân rầm rập tất tả lên xuống những bậc cầu thang, đến tờ mờ sáng hôm sau, tất cả đều bơ phờ đến rũ rượi. Người vú em đã đánh vật cả đêm để ngăn không cho những âm thanh giằng xé ruột gan thoát ra từ phòng Josie lọt vào tai Viva bằng cách đưa tay bịt chặt hai tai cô, nhưng rồi Viva sau một hồi giãy giụa phản đối cuối cùng đã chui tọt vào trốn trong chiếc tủ quần áo kê sát vách tường kế bên phòng ngủ của Josie. Sau này, có nhiều lúc giữa đêm khuya, cô lại văng vẳng nghe thấy những tiếng thét yếu ớt nhạt nhòa vọng đến, tiếp theo là những tiếng chút chít nghe giống như tiếng thỏ xoáy vào tai, rồi không gian lại im ắng đến nao lòng. Vì Chúa, ai đấy hãy làm gì đi! Tiếng thét gào của mẹ cô xé tan màn đêm sâu thẳm, hệt như những tiếng gào thét đau đớn của loài vật hoang vẫn đêm đêm vọng ra từ trong rừng già, những âm thanh hãi hùng, đắng đót đến quặn lòng. Cuối cùng chỉ còn lại tiếng đóng sầm đanh gọn của cánh cửa gỗ khép chặt sau lưng.
Josie, ôi Josie yêu dấu. Con búp bê thõng thượt chảy dài trên tay cô, cọ nhẹ vào vạt áo để lại một vệt bụi mờ bên ngoài chiếc áo choàng của Viva. Ôi chị tôi, chị Josie thương yêu của em.
Cô gạt con búp bê sang một bên. Hẳn phải có thứ cô đang mong chờ ở trong này. Tiếp tục thọc tay vào đào bới sâu hơn xuống dưới, cô tìm thấy một chồng thư giấy đã ngả màu, một xấp hóa đơn, và một cuốn sổ ghi chi tiêu trong gia đình. Viva căng mắt cố đọc những nét chữ viết bằng bút chì hết sức gọn gàng của mẹ cô: Kem lạnh hiệu Daggett và Ramsdell 2/6. Kem cạo râu 3/6, hai đôi tất dài bằng len 6/6. Trong một chiếc hộp thiếc đựng một bức ảnh chụp nữ hoàng Victoria, cô lật tấm ảnh lên, phía dưới đáy hộp là một mảnh cầu kính màu hồng với hai chiếc răng giả trên đấy. Của bố cô. Viva nhặt lấy nhét vào túi áo của mình. Liều thuốc gây mê đã hết tác dụng, cô bắt đầu cảm nhận được những cơn đau đang cắn xé trong lòng. Những chiếc răng của bố cô. Phải chúng không?
Một cây nấm màu đỏ khá lớn mọc từ dưới đất đâm qua lỗ thủng dưới đáy rương. Lớp quần áo cuối cùng - một chiếc áo khoác tuyệt đẹp, một chiếc váy may từ loại vải sa tanh bóng mượt, ẩm ướt và dậy mùi mốc, hoàn toàn vô giá trị, không thể mặc được nữa. Hẳn Hari sẽ nhóm được một đống lửa rất to đây.
Tất cả chỉ có thế. Một sự sỉ nhục, chuyện khôi hài, một sự lãng phí thời gian kinh khủng và khốn nạn. Cô đóng sập nắp rương, đưa tay vịn vào thành rương, dựa đầu vào một góc rương, lắng nghe những lời khuyên vô ích vò vè ong ong trong đầu cô. Không có gì xảy ra cả, là câu đầu tiên cô an ủi bản thân mình. Không có gì xảy ra cả. Giả dụ như có điều gì xảy ra, thì đấy chỉ là những vết thương tinh thần đang bừng sống dậy nỉ non dày vò trong lòng Viva. Cô đã mong đợi điều gì sau bao tháng ngày đằng đẵng qua? Một khoảnh khắc mới mẻ rạng rỡ vụt lóe sáng trong cuộc đời mình? Chỉ là những bọc quần áo cũ kỹ ẩm mốc thay vì dăm ba chỉ dẫn tài khoản cất gửi tại ngân hàng quý báu? Những bức thư của bố mẹ giờ đây đã trở thành những người thiên cổ gửi lại cho cô đầy rẫy những lời khuyên chân tình tràn trề niềm xúc động, những lời khuyên mách bảo cho cô làm thế nào để tiếp tục sống nốt những ngày còn lại của cuộc đời. Cô đã lãng phí quá nhiều năng lượng cho một đống quần áo mục nát cũ kỹ - một câu chuyện hài hước của thời đại nếu ai đấy thực sự nghĩ về nó.
Một đôi giày da rắn của mẹ cô rơi ra ngoài nằm lăn lóc bên cạnh chiếc rương. Cô cúi xuống nhặt lên một chiếc, giơ lên ngang tầm mắt. Một đầu tàu hỏa mô hình của bố cô mắc kẹt đầu mũi giày. Đầu tàu bằng gỗ với dòng chữ "Nữ hoàng Himalaya" được viết bằng sơn màu một cách cẩn thận dọc bên mình. Cô nhét đoàn tàu mô hình bé xíu vào túi áo khoác, đè lên những chiếc răng giả của bố cô.
"Viva? Cô Holloway". Cô giật bắn cả mình bởi tiếng gọi bất ngờ vang lên từ ngoài cửa. "Cô ở trong đấy không?", bà Waghorn đang đứng trước ngưỡng cửa với một chiếc đèn bão trong tay, bóng bà già xiêu vẹo đổ lên bức vách hệt như một mụ phù thủy già nua trong những câu chuyện cổ tích. "Cô không sao chứ?".
Viva nghe thấy tiếng hắt hơi phát ra khi bà già lê chân bước qua đống cỏ khô.
"Không sao, cảm ơn". Giọng cô lạnh lùng. Cô ghét bị ai đấy nhìn thấy trong những hoàn cảnh như thế này. Hai người đứng đối diện đưa mắt nhìn nhau.
"Làm ơn, đừng khóc". Cô cảm nhận được bàn tay mỏng manh yếu ớt của bà già đang chạm vào mình. "Là lỗi của tôi, tôi đã tìm thấy món đồ nhẽ ra phải đưa cho cô trước đã".
Bà già chìa tay đưa vật gì đấy về phía Viva.
"Cháu không nhìn rõ", giọng Viva lanh lảnh. "Trong này tối quá. Sàn nhà ẩm thấp và trơn tuột, cẩn thận kẻo bác có thể ngã đấy".
"Ừm, chúng ta xem nó sau vậy". Giọng nói phát ra từ hình hài u ám mờ tối trước mặt cô không hề tỏ ra phật ý. "Lên phòng và uống với tôi chút gì đi. Tôi nghĩ sáng nay cô đã làm việc quá nhiều rồi".
"Tôi không biết nhiều chuyện để có thể kể cho cô nghe", Waghorn lên tiếng sau khi cả hai quay trở lại căn phòng lộn xộn của bà già. Bà W. ngồi xoay lưng về phía cửa sổ, Viva ngồi trên chiếc ghế đối diện với bà già. Hari nhẹ nhàng đặt vào tay mỗi người một ly rượu mạnh.
"Bố cháu đã chết như thế nào?", Viva hỏi, "kể cho cháu nghe những gì bác biết đi".
Đôi mắt bà Waghorn lộ vẻ kinh ngạc.
"Chắc chắn cô phải biết rồi chứ".
"Không. Không chắc lắm, thông tin rất lộn xộn".
"Ông ấy chết vì làm việc quá sức", giọng bà già bình thản. "Ông ấy xoay như chong chóng quanh đất nước này để xây dựng những nhà ga, những hệ thống đường ray xe lửa, một buổi sáng người ta tìm thấy ông ấy tại một câu lạc bộ ở Quetta. Ông ấy đã chết".
"Bác chắc chứ?", Viva có cảm giác như cô đang trò chuyện với bà già từ dưới nấm mồ. "Cháu nghe người khác kể lại rằng ông ấy bị bọn cướp đường giết chết, cổ họng ông bị chúng cắt đứt".
"Ai nói với cô điều đấy?", khuôn mặt bà già vụt đanh lại. "Rác rưởi, bịa đặt, hoàn toàn bịa đặt. Ông ấy chết trong lúc đang đi giày vào chân, rất nhanh".
"Cháu không nhớ ai đã nói với mình như thế", Viva trả lời. "Lúc ấy cháu đang ở trường học... giờ cháu không thể nhớ được nữa, nhưng đúng là có ai đấy đã nói với cháu như thế".
"Không cần thiết. Nhiều khi người lớn bịa chuyện ngay cả với những sự thật đơn giản nhất trong cuộc sống khi phải trả lời bọn trẻ. Nhẽ ra bọn họ nên nói với cháu rằng ông ấy đã ngồi trên một đám mây với một thiên thần hay đại loại gì như thế. Hoặc giả bọn họ có thể nói Chúa đã thả yên cương của Người xuống rồi đặt ông ấy lên trên và kéo lên thiên đường".
"Làm ơn", Viva hối bà già, "kể cho cháu nghe tất cả đi. Mọi chuyện đang trôi qua, cháu không thể chịu đựng được thêm nữa. Cháu cần phải biết sự thật và mình đã bị lừa dối như thế nào".
"Chắc chắn những người bà con họ hàng của cô ở Anh hẳn đã phải kể cho cô nghe điều gì đấy". Bà già vẫn tỏ vẻ khá thận trọng.
"Không, hay ít nhất cháu cũng chẳng nhớ nữa. Bố mẹ cháu hầu như không bao giờ quan hệ với bọn họ".
Im lặng. Thời gian vẫn chầm chậm trôi qua trong căn phòng chật chội.
"Nghe này. Tôi không biết nhiều về bố mẹ cô", giọng bà W. trở nên thận trọng. "Nhưng chúng tôi rất thân thiết với nhau". Những ngón tay của bà già khẽ vạch những đường vô định lên lòng bàn tay bên kia, rõ ràng bà W. đang hết sức xúc động. "Tôi không biết phải nói thế nào về họ, tôi không bao giờ làm tốt chuyện này".
"Làm ơn". Viva nắm lấy cánh tay run rẩy của bà già, siết nhẹ. "Đừng sợ. Điều tồi tệ nhất đối với cháu lúc này chính là cảm giác hụt hẫng nếu bác đột ngột kết thúc câu chuyện".
"Ừm". Bà W. nghịch vớ vẩn với mấy điếu thuốc trong tay rồi đưa lên môi một điếu, châm lửa. "Tôi đã nghĩ về chuyện này rất nhiều lần, bây giờ tôi sẽ kể về mẹ cô. Tất nhiên, ban đầu cô sẽ cảm thấy hoang mang, tâm trí cô sẽ không ngớt tìm kiếm những lý do".
"Tôi sẽ bắt đầu từ đây. Mẹ cô là một phụ nữ xinh đẹp, như cô đã thấy trong các bức ảnh rồi đấy. Bố cô xem bà ấy là tài sản quý giá nhất của đời ông, nhưng tôi thì luôn nhớ về bà với hình ảnh của một đứa trẻ của ngày thứ Bảy, hoặc giả bà ấy nên như vậy. Cô biết đấy, ai cũng phải làm việc cật lực để kiếm sống, nhưng việc mưu sinh càng trở nên nặng nề hơn khi bố cô cứ phiêu du quanh năm suốt tháng như thế. Và ông ấy tất nhiên", bà W. nuốt ực một cái rồi nhìn xoáy vào cô, "và tất nhiên ông ấy là một con người phi thường. Tất cả chúng tôi đều phải lòng bố cô như điếu đổ".
Đôi mắt đục mờ của bà W. mơ màng nhìn Viva. Bà yêu ông ấy, cả bà cũng yêu ông ấy.
"Tất nhiên với ông ấy chỉ có công việc là trên hết, đấy là điều hết sức bình thường trong những năm tháng ấy trên mảnh đất này. Nhưng mẹ cô vẫn có những niềm vui của riêng bà. Bà rất có khiếu thẩm mĩ, và tất nhiên, có thể như cô đã biết, bà đã sáng tác ra một số tác phẩm rất thú vị. Cô đã bao giờ nhìn thấy chúng chưa?".
Bà già rướn thẳng người về phía trước, dúi một vật nho nhỏ, khá cứng vào lòng bàn tay của Viva. Thoạt nhìn cô những tưởng món đồ đang nằm im trong lòng bàn tay mình chỉ là một chiếc cúc áo màu xanh hải quân ngoại cỡ: một chiếc cúc áo hình then cài được thiết kế hết sức tinh xảo. Nhìn kỹ hơn, Viva mới nhận ra hình dáng một cô gái được quấn trong một bọc vải liệm hay một tấm khăn choàng và được chạm trên một hòn đá cẩm thạch màu xanh thẫm.
Cô nghi ngại nhìn món đồ nhỏ nhắn trong tay, tự hỏi không biết đấy có phải là một giải thưởng an ủi được bà già dành cho cô sau những vật lộn tìm kiếm giữa một đống áo quần ẩm ướt và mốc thếch. Món đồ lưu niệm phảng phất bóng dáng một con người bé nhỏ ấy nằm gọn trong lòng bàn tay, không lớn hơn ngón tay cái của cô là bao, có vẻ đã từng trải qua những tháng ngày huy hoàng của cuộc đời. Viva cảm nhận được sự quan trọng của món đồ trong tay.
"Cháu nhớ mang máng ngày xưa mẹ thường tạo ra những món đồ thủ công hết sức tinh xảo", cuối cùng cô cũng lên tiếng. Ký ức mơ hồ gần như biến mất trong tâm trí cô lại là điều hết sức quan trọng để giữ cho bà Waghorn tiếp tục câu chuyện với bất kỳ thông tin nào mà bà già có thể hãy còn nhớ, Viva lật món đồ trong tay. "Nhưng cháu không thể tìm thấy bất kỳ một tác phẩm nào của bà để lại. Nhưng bác có chắc vật này là do một tay mẹ cháu làm không? Trông nó giống như một món đồ vẫn thường thấy trong viện bảo tàng".
"Khi bà ấy tặng cho tôi...", bà già lấy lại món đồ trên tay Viva, âu yếm vuốt ve như thể đấy là đồ vật hết sức quan trọng đối với mình. "... bà ấy không để tôi được cảm ơn. Bà ấy nói, "đấy là một tặng vật từ thần lửa". Cô biết không, một hôm, tôi bất ngờ bước chân vào xưởng điêu khắc của bà ấy mà không hề thông báo trước. Ừm, đấy hoàn toàn là một xưởng điêu khắc thực thụ, một túp lều dựng trên sân trường. Lúc bấy giờ bà ấy đang quỳ gối trên mặt đất, mắt nhòe nước trước lò nung của mình. Nhiệt độ trong lều rất cao, hàng tiếng, hàng tiếng đồng hồ miệt mài làm việc với kết cục là một sản phẩm trông giống như một loạt những chiếc bánh nướng cháy xém. Hai chúng tôi ngồi nhâm nhi một ít trà, và tôi đã nói với bà ấy - tôi không còn nhớ chính xác mình đã nói những gì, nhưng kết quả thành ra thế này, "như thế chẳng phải rất vui vẻ, tại sao lại phải bực mình?"".
"Ngay sau đấy mẹ cô đã say sưa giải thích cho tôi nghe với tất cả niềm đam mê của bà ấy những điều tôi đã nghe bà nói không biết bao nhiêu lần trước đấy, rằng thỉnh thoảng khi bạn mở nắp lò nung, bạn sẽ nhìn thấy trong đấy những điều kỳ diệu, một chiếc bình, một món đồ thủ công mỹ nghệ, chúng xinh đẹp hơn nhiều so với những đồ vật mà bạn đã háo hức tưởng tượng sau bao chờ đợi".
"Háo hức!", Bà Waghorn cười phá lên, đầy phấn khích. "Bà ấy bảo với tôi rằng những người thợ làm gốm gọi những tạo vật ấy - những sai lầm linh thiêng ấy - là tặng vật của thần lửa. Lý lẽ biện hộ cho lỗi lầm ngớ ngẩn đầy xấu hổ của bà ấy, phải không?".
"Cháu không biết". Cảm giác trống rỗng trào lên trong lòng Viva, cả cảm giác bị lừa dối về những điều cô chưa bao giờ biết đến. "Thực ra cháu không chú ý nhiều đến chuyện ấy. Nhưng sao mẹ cháu lại dừng lại? Có phải sau khi bố qua đời không? Hay sau sự ra đi của chị Josie?".
"Tôi không nhớ, tôi thực sự không nhớ, nhưng điều gì khiến một người ngừng công việc yêu thích của họ lại? Chồng, con, lang thang hết nơi này đến nơi khác. Những gì tôi có thể nói với cô chính là bà ấy đã nhận ra giá trị của nhiều điều, và mẹ cô đã làm việc hết mình cho những điều ấy".
Viva vẫn còn đôi chút nghi ngờ: Bà Waghorn đột nhiên tỏ ra trôi chảy một cách bất ngờ, và những gì cô vừa được nghe có vẻ như đã được chuẩn bị sẵn từ trước, một câu chuyện bịa đặt, một điều ngọt ngào dễ chịu trước khi dội những thác nguồn chua chát lên đầu cô con gái của người quá cố.
"Trong ký ức của cháu, mẹ không như bác kể", cô nói, "những khi cháu còn là một cô công chúa bé xíu của bố. Cháu chỉ nhớ mẹ, cô biết không, mẹ là người giải quyết những điều vặt vãnh trong cuộc sống của mình: nấu ăn, lên lịch, chuẩn bị đồ đạc trước mỗi cuộc hành trình".
Rất ngắn gọn. Thật bất ngờ khi cô nhớ ra những điều ấy. Cả những cây bút chì mới tinh và những cuốn sách thú vị luôn xuất hiện bên cạnh những món đồ thiết yếu trong những lần dã ngoại, xin thề thật lòng, những kỷ niệm ngày ấy đã khiến cô mê mẩn đến quên cả thời gian đang trôi trên đầu mình.
"Bà ấy đã dốc hết sức lực của mình vào công việc - những món đồ gốm thủ công mỹ nghệ, những bức tượng điêu khắc nhỏ nhắn, cả công việc trang trí họa tiết nữa - và rồi mẹ cô lại thấy hối hận với cái công việc mà bà ấy đang làm", Bà W. tiếp tục câu chuyện, "Mẹ cô bắt đầu cố gắng chạy trốn khỏi nó. Lúc bấy giờ không phải là không có việc để làm. Vẫn còn nhiều việc dành cho bà, nhưng tình hình mỗi lúc một tồi tệ. Với cánh đàn bà con gái chúng ta thì như vậy, còn đám đàn ông thì khác, bọn họ không bao giờ chùn bước".
"Rồi bà ấy không thích nghi được với hoàn cảnh mới. Cả tôi cũng thế, tôi cũng không dễ dàng gì để thích nghi với công việc ở trường học, có lẽ vì vậy mà hai chúng tôi trở nên thân thiết với nhau". Bà già đột nhiên cười nắc nẻ, hệt như một cô gái ranh mãnh. "Bà ấy nhìn nhận và giải quyết mọi vấn đề với con mắt hài hước đến thú vị. Một người có tài bắt chước đến kinh ngạc. Một trong những điều tuyệt vời nhất ở mẹ cô chính là không bao giờ bà để bản thân mình rơi vào những ý nghĩ nghiêm trọng, lúc nào cũng xem nhẹ mọi chuyện. Nhưng chỉ đến khi bà ấy hoàn toàn suy sụp, giá mà cô có thể hiểu được những gì tôi vừa nói".
Không, Viva đang cố không tỏ ra ngạc nhiên khi nghe câu chuyện bà W. kể. Cuộc trò chuyện đã diễn ra trong năm phút, và cả hai đang đề cập đến một con người hoàn toàn xa lạ.
Chút ký ức ít ỏi trong cô về mẹ chỉ vỏn vẹn gói gọn trong hai hình ảnh - là tiếng sột soạt của vải lụa bóng hay của tấm váy may bằng lụa nõn, hương thơm dịu nhẹ tỏa ra từ bà, và vệt sáng lấp lánh của đôi hoa tai phản chiếu trên gương mặt của mẹ mỗi khi bà ra ngoài vào buổi tối, đến giao lưu tại một câu lạc bộ nào đấy dành cho người lớn hay trong những buổi sáng sớm, lúc nào cũng tất tả đến quýnh quáng, thường xuyên mệt mỏi và luôn núp sau chiếc bóng của bố cô.
"Tôi có đang nói linh tinh không nhỉ?", bà W. bất chợt hỏi cô. "Cứ nói nếu cô muốn tôi dừng lại".
Không, không, không, không.
"Làm ơn, xin bác đừng dừng lại".
"Ừm". Chú chó tí hon nhảy phốc lên lòng bà già, cuộn mình giữa hai đầu gối. Bà W. âu yếm vỗ nhẹ lên mình nó, hình ảnh về một bà già lẩm cẩm đến ngớ ngẩn lại hiện lên trong mắt Viva, thờ ơ, miệng làu bàu những điều chỉ mình bà già hiểu, cặp mắt mờ khói vẫn lờ đờ dán vào cô.
"Cô gái, tôi muốn hỏi cô điều này", bà Waghorn hỏi, đôi mắt nhòe nước vẫn không rời khỏi khuôn mặt cô. "Thực ra cô đang làm gì?".
Suýt nữa thì Viva gào lên vì sốt ruột. Cô kể ngắn gọn cho bà già nghe về công việc ở mái ấm tình thương, về bọn trẻ, cả những cố gắng trong suốt một năm qua của cô để viết một cuốn sách về chúng.
"Quả là một ý tưởng cực kỳ thú vị", đôi mắt bà Waghorn vụt sáng long lanh. Nhưng rất nhanh chóng, bà già lại quay về với thái độ cảnh giác như ban đầu. "Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ có ai đấy để những đứa trẻ Ấn Độ được nói lên tiếng nói của chúng ngay từ đầu. Quả là một ý tưởng rất hay. Bao giờ thì chúng tôi có thể đọc được cuốn sách ấy của cô?".
"Cháu đã thôi không viết nữa".
"Không viết nữa". Mấy từ cuối cùng được bà già lặp lại như một cú vỗ vào mặt cô. "Vì cái gì vậy?".
"Ôi, nhiều lý do lắm".
"Cô không nên dừng lại, đấy là một ý tưởng rất đặc biệt. Tôi sẽ chắc chắn gần như mất trí nếu tôi không tiếp tục nghề dạy học kể từ sau sự ra đi của Arthur".
Viva không còn đủ sức lực để giải thích cho bà già hiểu về những chuyện phiền toái đã xảy ra với cô và trung tâm tình thương, cả những chuyện liên quan đến Azim và Guy.
"Đấy là cả một câu chuyện rất dài", cô não nề. "Kể cho cháu nghe về ngôi trường đi. Bác còn nhớ nữa không?".
"Thật kinh khủng", bà già nói. "Tìm được một công việc mình yêu thích cũng giống như việc chúng ta đào được một kho báu ấy, phải không? Nhưng liệu có cơ hội nào để cô bắt tay trở lại viết tiếp cuốn sách của mình không? Hẳn bọn trẻ sẽ thích thú biết bao nếu được đọc những con chữ chứa đựng những ý nghĩ của chúng".
"Có thể cháu sẽ viết tiếp. Một số bản thảo đã bị hỏng".
"Ừm, chắc chắn cô sẽ viết tiếp chứ?", Bà già nhìn xoáy vào cô. "Khi cô cười, trông cô rất giống bà ấy", bà già nói. "Tôi hy vọng mọi người đều nói với cô như thế".
"Không, không ai nói với cháu điều đấy cả", Viva trả lời. "Không một ai mà cháu từng quen biết còn nhớ đến họ".
"Ôi", giọng bà Waghorn não nề, "thật kinh khủng". Bà già châm một điếu thuốc, khuôn mặt của bà nhanh chóng tan biến trong làn khói trắng xóa. "Khi già đi, cô sẽ thấy cuộc sống trở nên nặng nề hơn", giọng bà già nhẹ tênh, mơ màng. "Cô sẽ sống nhiều hơn với quá khứ, giữa những ký ức".
"Và điều khiến tôi đặt hết tâm trí của mình vào lúc này: quá khứ lúc nào cũng ùa về và tôi luôn phải cố gắng để quên chúng".
"Tôi đã tích lũy được một kinh nghiệm quý giá từ chính mẹ mình", giọng bà Waghorn vụt trở nên sôi nổi, "không bao giờ tôi quên được cả. Khi bố tôi chuyển đến đóng quân ở Calcutta, cứ hai năm một lần, tôi mới được gặp lại bố mẹ mình. Bà trở về nhà khi tôi cứ đinh ninh là mình đã trưởng thành, tôi cắt tóc ngắn, ra ga Thánh Pancras đứng chờ trước cửa phòng vé, mang theo một chiếc túi xách trong tay. Rồi mẹ tôi bất ngờ xuất hiện trước mặt, bước vội vã như chạy về phía tôi. Tôi vui sướng đến nghẹn ngào. Bà vẫn bước dọc theo đường ray tiến về phía tôi, đôi mắt bà hờ hững lướt qua khuôn mặt tôi rồi nhanh chóng bước qua chỗ tôi đang đứng. Tôi đã không bao giờ tha thứ cho bà về điều đấy, tôi không hiểu vì sao lại như vậy. Thật không công bằng với tôi khi cô nghĩ như thế, nhưng có cái gì đấy đã vỡ òa chết nghẹn trong tôi kể từ ngày ấy".
Bà già vỗ nhẹ vào mình chú chó trong lòng rồi ngẩng đầu lên nhìn cô. Im lặng. Viva bỗng thấy lúng túng - bà già vẫn tiếp tục quan sát và đánh giá con người cô, chờ đợi thời cơ để chui tọt vào cái vỏ bọc mà bà không biết chắc là mình có muốn ở trong đấy hay không. Và rồi thời điểm ấy cũng đã đến.
"Tôi muốn uống thêm một ly rượu nữa", bà W. lên tiếng sau một hồi lâu im lặng. "Cô cũng nên làm thêm một ly nữa. Giờ thì, cô có phải là người thích nghe sự thật?".
"Vâng", Viva trả lời, "cháu muốn được nghe sự thật". Tim cô đập loạn xạ.
"Cô chắc chứ?".
"Vâng".
"Cô biết đấy, hôm qua tôi đã choáng váng. Tôi đã kinh ngạc đến nhường nào khi nhìn thấy cô, đến nỗi tôi đã không biết phải làm gì cả".
"Cháu hiểu".
"Ôi cô gái". Bàn tay của bà Waghorn âu yếm vuốt nhẹ lên khuôn mặt cô. "Cô gái yêu quý, làm ơn đừng khóc. Không phải lỗi của cô".
"Là lỗi của cháu". Hai hàng nước mắt vẫn lăn dài trên đôi gò má của Viva. "Lẽ ra cháu nên tới đây sớm hơn".
"Cô gái không cần phải cảm thấy hối lỗi như thế". Cuối cùng bà W. cũng khó nhọc thốt lên mấy lời an ủi với Viva.
"Cô có hiểu không? Tội lỗi chính là niềm vui của gã tá điền và đấy hoàn toàn không phải lỗi của cô. Bố mẹ cô gửi cô trở về nước Anh là bởi họ không muốn cô biết".
"Biết chuyện gì?", Viva có cảm giác cơ thể cô đang dần hóa đá.
Bà Waghorn lại rơi vào trạng thái lẩn thẩn, lầm bầm trong miệng những điều chỉ mình bà hiểu.
Viva rót thêm rượu vào ly của mình.
"Nói cho cháu biết", cô đưa tay lau mắt, căng người cố gắng tỏ ra thật bình tĩnh. Bà Waghorn vẫn không ngừng lầm bầm trò chuyện với chính mình.
Đột nhiên bà già đưa ly rượu lên miệng nhấp một ngụm thật lớn rồi đặt xuống bàn.
"Mẹ cô đã tự tử", bà già nói nhanh. "Tôi tưởng cô đã biết chuyện này".
Tim Viva nhói đau. "Không", cô rên rỉ. "Không".
"Đúng thế". Đôi mắt bà già nhòe lệ. "Nhưng tôi phải nói với cô điều này: bà ấy là người cuối cùng trên thế gian này làm điều ấy. Mẹ cô đã đứng dậy sau những thất bại, tất nhiên là bà đã làm được điều ấy, bà đã từng là một người phụ nữ nhiệt tình với cuộc sống, và quan trọng hơn cả, bà ấy rất yêu cô, nhưng vẫn có những sai lầm. Những điều tôi nói ra ấy không phải để an ủi cô, nhưng nó đã xảy ra với rất nhiều người nơi đây. Mọi người đều cảm thấy mất mát lớn lao sau cái chết của bà ấy".
"Ôi Chúa ơi". Viva gục đầu vào hai tay, mơ hồ thấy hồn mình trôi dạt quanh căn phòng chật chội.
"Bà chắc chắn về những gì mình vừa kể chứ?".
"Chắc chắn", bà Waghorn quả quyết. "Tôi là người duy nhất tìm thấy mẹ cô".
"Tôi sẽ kết thúc câu chuyện ở đây", sau vài giây im lặng, bà W. lên tiếng. Đôi mắt bà già chuyển sang màu xanh nhợt nhạt, có lẽ bà đã bắt đầu ngấm rượu. "Nhưng tự trong thâm tâm, tôi nghĩ một cuộc hôn nhân mĩ mãn không chỉ giống như một đóa hoa mà cần phải có cả người làm vườn để chăm sóc nó, giữ cho nó... từ gì nhỉ?... từ đấy là gì nhỉ?... luôn nở bừng rạng rỡ. Tôi sẽ không bao giờ có thể điều hành được ngôi trường của mình nến không có Arthur bên cạnh - thực tế đúng là như vậy; không đủ niềm tin trao cho những người khác. Cô phải gánh vác chia sẻ những công việc nặng nề với mọi người".
Nói đến đây, hai mí mắt của bà già sụp xuống. "Một nhiệm vụ hết sức mệt mỏi", đột nhiên bà già bừng tỉnh. "Ngày mai cô có thể tiếp tục đến đây với tôi không? Chúng ta sẽ lại nói về những ký ức đã thành tàn tro, cả những chuyện khác nữa".
Bà già gần như đã kiệt sức: một cái túi giấy nhàu nhĩ, trống rỗng, nhỏ thó đến ảm đạm, một tay vẫn nắm chặt ly rượu.
Viva kéo chăn đắp lên người bà già, nhẹ nhàng gỡ ly rượu ra khỏi bàn tay của bà Waghorn. Khi cô nhón chân đi vòng quanh chỗ bà già đang nằm, tâm trạng hãy còn choáng váng gần như mê sảng, trong cô chợt trào lên những thôi thúc mạnh mẽ muốn được cúi xuống hôn nhẹ lên trán của bà già, nhưng những thói quen xưa cũ đã ngoan cố phản đối đến cùng trong lòng cô, chúng khiến cô gần như mệt lả đến không thể lê nổi bước chân mình. Cô vặn nhỏ ngọn đèn dầu rồi bước ra ngoài, khép hờ cánh cửa sau lưng, nói với Hari, rằng đã đến giờ bà chủ của cậu bé đi ngủ.
"Cô có biết cuốn sách đấy không?", bà già hỏi Viva. "Đầy ắp những tư tưởng quý giá nhất trên cõi đời này. Không phải là chân lý của cuộc sống", bà Waghorn nói tiếp, "nhưng nhất định là một trong những chân lý".
Rõ ràng cuốn sách có vẻ đang gây phấn khích cho bà. Trong buổi sáng mùa đông xám xịt như hôm nay, bà già khoác lên người một chiếc áo xuềnh xoàng loại vẫn thường mặc ở nhà màu da cam sặc sỡ, không quên thoa lên người vài giọt hổ phách thoảng hương xưa cũ. Thậm chí, bà già còn đánh nhẹ một lớp phấn hồng lên đôi má nhăn nheo của mình.
"Hôm nay tôi phải nhanh nhẹn lên mới được", bà già nói với Viva khi tất tả tiến ra ngoài phòng khách được trang trí giản dị với một nhành hoa giấy đậu trên chiếc ghế tựa có lưng hình bướu lạc đà. "Hôm qua tôi đã huyên thuyên quá nhiều về bản thân mình. Hôm nay tôi muốn được nghe chuyện của cô".
Bà già vòng hai tay trước ngực, Viva đọc được những cảm xúc bình tĩnh pha lẫn bối rối đang cuộn lên trong ánh mắt của bà Waghorn.
"Hẳn hôm qua bác đã rất choáng váng", Viva nói với bà Waghorn. "Chuyện đã xảy ra cũng là bởi sự thôi thúc của tình thế".
Bởi sự thôi thúc của tình thế. Phải chăng đấy là lối diễn đạt tuyệt vời nhất trong hoàn cảnh này? Có phải đấy là lời của Shakespeare? Bà già khẽ hếch một bên đầu lên hệt như một chú chim đang chăm chú quan sát. "Xát muối vào vết thương, bóp nghẹn trái tim người khác, khiến mọi chuyện trở nên quá xa. Liệu hôm nay cô còn muốn nó nữa không?". Đôi mắt bà già vụt trở nên mơ màng, lờ đờ một màu khói. "Chính là điều xấu xa bẩn thỉu nhất nơi đấy".
"Muốn gì kia ạ?".
"Ôi Chúa ơi, tôi quên không nói với cô à?", giọng bà Waghorn ngập ngừng. "Chúng tôi đã tìm thấy nó. Chiếc rương ấy. Hay ít nhất thì Hari cũng cho rằng nó chính là chiếc rương cô cần tìm. Tên của mẹ cô khắc trên thân rương".
Tim Viva đập rộn ràng. "Bác có chắc đấy chính là nó không? Bác đã mở nó chưa?".
"Không. Tất nhiên là chúng tôi không mở. Đấy không phải là trách nhiệm của chúng tôi".
"Thế bây giờ nó ở đâu?".
"Trong phòng chứa rương hòm thùng thiếc dưới kho. Cả ngày hôm qua tôi đã rất lo lắng, Hari đã phải mất hàng tiếng đồng hồ - tất cả mọi nguời trong ngôi nhà này đều quẳng rác rưởi của bọn họ vào đấy. Nhưng Hari đúng là một cậu bé tuyệt vời, nó kông hề hé miệng phàn nàn. Chiếc rương hơi dơ dáy một chút, tôi e là vậy".
"Không sao đâu", Viva nói. Lúc này cô còn chẳng biết mình nên vui hay nên buồn.
"Cứ đến thời điểm gió mùa về là phòng chứa đồ lại bị ngập, tôi đã không xuống đấy từ nhiều năm nay". Bà già thở hắt.
"Làm ơn", Viva mềm mỏng, "cháu không trách cứ gì bác - bác đã rất tốt bụng khi vẫn còn giữ chiếc rương đến tận bây giờ".
Bà già ngồi xuống ghế, khẽ di di đôi dép xỏ dưới chân trên sàn nhà, tiếp tục chìm sâu vào cõi mộng của riêng bà.
"Nếu cô không phiền", sau một hồi lâu im lặng, bà già tiếp tục lên tiếng, "tôi sẽ không xuống đấy cùng cô. Hari sẽ dẫn cô đi, sau đấy nếu thích cô có thể ở lại dùng bữa trưa với hai chúng tôi".
Nghe bà già nói, Viva bỗng thấy cồn cào trong bụng. "Để cháu xem chuyện này sẽ mất bao lâu đã", cô nói. Cô nghe thấy tiếng những que diêm sột soạt trong chiếc hộp, đôi mắt mờ đục của bà Waghorn chợt long lên rồi từ từ chìm vào cõi xa vắng.
"Tất nhiên", bà già lẩm bẩm. "Chúc may mắn".
Viva theo chân Hari bước ra khỏi ngôi nhà, cô ngẩng đầu nhìn lên bầu trời bàng bạc một màu ngọc trai hoang lạnh, bóng những con quạ đen kịt vụt chao qua trong tầm mắt. "Hôm nay có vẻ trời lại tiếp tục lạnh lẽo", cô hờ hững nói. Cô đang run rẩy, và Viva không muốn cậu bé nhìn thấy điều đấy.
Hari nhẹ nhàng giải thích cho cô hiểu về căn phòng chứa đồ. "Rất nguy hiểm khi bước chân vào đây", cậu bé nói, nhanh nhẹn bước chân qua một chiếc xe đạp. Thực ra trong khuôn viên ngôi nhà cũng có một căn phòng với chức năng tương tự. Hari dẫn cô tiến đến trước một lối mòn nham nhở ổ gà vòng quanh ngôi nhà.
Một gian nhà kho xiêu vẹo, mỏng manh xuất hiện trước mắt Viva, những tấm bản lề to bản bằng sắt chắc chắn đính trên cánh cửa, một tấm đã rơi đinh, treo lủng lẳng. Hari nâng sợi dây quấn quanh thắt lưng lên, lần tìm đến chiếc chìa khóa buộc chặt trên đấy và mở khóa cửa. Không gian u ám mờ tối bên trong gian nhà kho chật chội thum thủm như mùi bùn tận cùng dưới đáy ao.
"Xin lỗi, làm ơn chờ một chút", Hari nói với cô rồi quay ra đóng chặt cánh cửa sau lưng hai người. Xong xuôi, cậu bé quẹt diêm châm ngọn đèn dầu mang theo trong tay. "Trong này khá tối, và nhan nhản những người bạn lông thú ẩn náu".
"Cái gì kia?", Viva ngớ ngẩn hỏi lại.
"Chuột", Hari gọn lỏn.
Từ khi đặt chân vào nhà kho, Viva đã hắt hơi mấy lần. Khi cậu bé giơ cao ngọn đèn trong tay, cô nhìn thấy những cuộn rơm khô nhờ nhờ màu vàng nhạt nằm lăn lóc giữa sàn, những cuộn rơm đổ ngổn ngang vẫn còn nối với nhau bởi một sợi dây thừng đã mục. Một luồng ánh sáng yếu ớt từ bên ngoài lọt vào qua lỗ hổng trên trần nhà, khi đôi mắt đã quen dần với bóng tối trong nhà kho, Viva nhìn thấy một cái thang gãy chân được chất trên đống cỏ khô phía trong góc nhà, cả những gói đen đen trông giống như những bọc quần áo.
"Làm ơn bước theo cháu". Ngọn đèn dầu trong tay Hari đã khuất sau đống cỏ khô, tiến gần tới nửa sau của gian nhà, Viva bắt đầu có cảm giác nhầy nhụa ướt át không rõ ràng ở dưới chân, cuối cùng cô nhìn thấy những vật hình khối màu trắng hiện ra trong bóng tối, có lẽ là những món đồ nội thất cũ kỹ, bên trên đống đồ là mấy chiếc va-li nằm chỏng chơ.
"Phải những chiếc kia không?", cô buột miệng. "Tôi được thông báo chỉ là một chiếc rương thôi mà".
"Làm ơn". Hari chỉ tay lên phía những chiếc va-li. "Cháu phải bỏ chúng xuống".
Cậu bé đứng im chờ cho cô bước qua một bó cần câu, vài chiếc vợt tennis cũ kỹ nằm lăn lóc bên cạnh. Phải mất vài phút để mắt Viva điều chỉnh cho thích hợp với ánh sáng tù mù trong góc phòng. Khi đã nhìn rõ mọi vật, Viva đột nhiên thấy khó thở, cô hổn hển. Chiếc rương lớn xộc xệch trước mặt cô như một cỗ quan tài vừa được moi lên từ lòng đất, nằm im lìm trên chiếc bàn chân thấp đóng bằng gỗ thông hay gỗ tùng gì đấy, bụi bặm lẫn rêu mốc bám dày bên ngoài chiếc rương, trên nắp, ai đấy - hẳn là Hari tốt bụng, để tạo ra đôi chút cảm giác giống như một nghi thức - đã đặt một bông cúc vạn thọ còn tươi nguyên màu nắng.
Khi Hari đặt cây đèn lên nắp rương, cô nhìn thấy lớp rêu bám bên ngoài mặt rương lấm tấm ướt, nom giống hệt như một vật thể sống.
Hari lùi xuống đứng bên cạnh cô, lịch sự, bình thản. Viva hít một hơi thật sâu.
"Cuối cùng thì cũng tìm thấy", cô nói với cậu bé. "Phải mất một thời gian rất lâu tôi mới chạm chân vào khoảnh khắc này".
Ôi mẹ! Cả Josie yêu quý nữa - con đã để mọi người lại nơi này quá lâu.
Cô nghẹn ngào, nhịp thở cuống quýt rối loạn như có gió lùa qua những kẽ hở giữa các tế bào phổi. Cô không hề muốn cảm giác mình giống như một kẻ trộm mộ trào lên trong lòng mình.
Viva lôi chùm chìa khóa ra khỏi túi áo. Vật gì nom giống như một mẩu que hay phân chím đã đóng khô dính trên ổ khóa, khi cô vừa đút chiếc chìa vào ổ, ngay lập tức nó mắc kẹt trong đấy. Cô nhấn tay đẩy mạnh chiếc chìa vào sâu trong ổ, có vẻ ổ khóa chứa đầy gỉ sắt và mạt giũa.
"Tôi cần cậu giúp, Hari", cô nói. "Ổ khóa bị kẹt".
Có tiếng kim loại xào xạc mỏng manh vang lên trong bóng tối khi cậu bé tiến lên phía trước.
"Chuột đúng là một lũ động vật chỉ mang lại phiền hà", Hari mềm mỏng nói với cô. "Làm ơn, thưa quý cô, cầm giúp ngọn đèn, tôi sẽ mở nó hộ cho cô".
Cậu bé hết lắc chiếc chìa khóa sang phải rồi lại sang trái, rồi bất ngờ nhấn mạnh tay.
"Lùi lại, thưa cô chủ, làm ơn lùi lại", cuối cùng cậu bé nói. Hari rút con dao nhọn đang giắt trong vỏ da áp chặt bên túi áo ra ngoài rồi thọc vào dưới nắp rương. Một chân cậu bé duỗi ra sau dấn vào vách tường, Hari rướn người hướng về phía chiếc rương. Cả hai đồng thanh kêu lên khi nắp rương bật mạnh bay khỏi chiếc bàn.
Đưa mắt nhìn vào lớp áo quần cũ kỹ trong chiếc rương, Viva cố giữ lòng mình thật nhẹ nhàng và thanh thản. Cuối cùng cô cũng tìm thấy nó, sau bao nhiêu lặn lội xa xôi: chiếc rương thừa kế cũ kỹ của gia đình. Cánh chim hải âu khổng lồ của riêng cô.
"Tôi chắc là chẳng có gì ở trong này", cô cáu kỉnh nói với Hari. "Tôi sẽ tìm xem ở dưới có gì rồi đóng lại, nhanh thôi".
Viva muốn cậu bé để cô lại một mình trong này, nhưng Hari vẫn im lặng đứng ngay bên cạnh. Tim Viva đập rộn rã khi những ngón tay cô chạm phải vật gì ươn ướt bên trong chiếc rương. Một chiếc áo len dài tay nhớp nháp, mấy chiếc tã đôi, một cặp quần chơi cric-kê rách tả tơi, một chiếc chăn lông vịt với những họa tiết hình cánh hoa vương vãi phân chuột trên mình. Cô thọc tay sâu hơn xuống dưới, mùi ẩm mốc lẫn với mùi long não xộc lên tận mũi, tiếp theo là mùi xú uế - mùi chuột chết? - bốc lên nồng nặc. Tay cô chạm phải vật gì đấy cứng cứng và lạnh. Là một cái túi đeo sau yên xe đạp - của bố cô, Viva thầm đoán, ngay cả khi trước đây chưa bao giờ cô nhìn thấy nó. Bên trong chiếc túi chứa một cái cuốc chim tí hon đã hoen rỉ, loại vẫn thường được dùng để cậy đất đá mắc kẹt giữa móng ngựa, một chuỗi hạt và một ít đồng xu đã xỉn mờ màu bạc. Bên dưới cái túi là một tấm bảng Parcheesi, ẩm ướt và mòn vẹt quanh bốn góc. Khi Viva đưa tay lên, lập tức tấm bảng vỡ vụn thành từng mẩu trong tay cô.
Ôi gia đình thân yêu, con vẫn cố hết sức để không phải phiền lòng hay khắc khoải mỗi khi nghĩ về người. Đã quá muộn! Quá muộn mất rồi.
Hari nhìn cô, ánh mắt đầy lo âu.
"Cậu có thể ra ngoài để mặc tôi ở lại một mình được không?", cô hỏi.
"Tất nhiên", Hari trả lời. Cậu bé đã cảm thấy bớt căng thẳng. Hẳn nó phải biết, hay ít nhất cũng cảm nhận được, điều gì đang xảy ra trước mắt mình. "Cháu sẽ để đèn lại cho cô, sau đấy ra ngoài và khóa cửa lại, cô có thể an toàn ở trong này. Khi nào thì cháu có thể vào lại?".
"Khoảng nửa giờ thôi, cảm ơn cậu, Hari", cô trả lời. Có gì đấy trong cô như thôi thúc, như giục giã Viva thốt lên những lời: để cảm ơn Hari vì thái độ lịch thiệp của cậu, vì bản tính thâm trầm ít nói của cậu, vì đôi mắt đầy ắp âu lo mà cậu bé đã dành cho cô... nhưng cánh cửa đã nhanh chóng khép chặt sau lưng Hari, tiếng đế giày của cậu bé mỗi lúc một nhẹ dần trên những bậc thang hướng lên trên.
Còn lại một mình trong bóng tối, cô tiếp tục đấu tranh với nỗi sợ hãi đang bóp nghẹn trong lòng. Cô đã rời xa đủ lâu để không còn thấy hoảng loạn, nhưng mùi chua nồng đang dậy lên quanh mình, những lớp quần áo ẩm ướt từng khoác trên mình những người thân yêu giờ đang chảy dài trong tay cô khiến Viva cảm thấy kinh hoàng. Những chiếc quần cưỡi ngựa với những hàng cúc sút chỉ, chiếc mũ bấc đi nắng ngả màu, chiếc áo khoác thêu chỉ kim tuyến màu xanh tuyệt đẹp với một vết ố vàng dính trên cổ áo; chiếc váy ngủ của Josie, chiếc váy ngủ may từ loại vải sa tanh đã biến chất cứng đờ trong tay cô, một hộp thiếc nho nhỏ vẫn còn một mẩu nùi bông thoa phấn nằm im lìm bên trong, một gói giấy chứa những bức thư, nét mực đã ngả màu nhòe nhoẹt bởi hơi ẩm.
"Chỉ là một mớ hổ lốn", cô gần như gào lên với chính mình.
Những ngón tay cô lướt quanh vật gì tròn tròn, mềm mại hệt như một xác ướp, có lẽ là một cái khăn lau khô bát đĩa. Cảm giác mềm mại trong tay gợi cho cô nhớ lại cái lần đầu tiên Viva mở lớp quần áo mặc bên ngoài Susie, con búp bê yêu thích của Josie. Josie đã yêu đến nhường nào món đồ chơi nhếch nhác với đôi chân bó chặt thò ra dưới vạt váy dài may bằng loại vải bông kẻ sọc ấy, Viva nhớ lại. Cô đã từng có lần ghen tị với nó: Josie chỉ suốt ngày huyên thuyên chuyện trò với con búp bê yêu của mình, thậm chí còn cãi vã và đánh mạnh vào đầu nó, rồi lại dỗ dành đặt nó lên toa xe đồ chơi bé tí tẹo, âu yếm đặt nó lên giường khi màn đêm buông xuống, trước khi lui gót còn kịp buông chiếc màn bé xíu che muỗi cho Susie, cứ như thể con búp bê nhàu nhĩ ấy là em gái của mình chứ không phải là cô.
Một lần Josie đã bỏ quên Susie trên xe lửa, cả gia đình cô phải chờ trên sân ga hầm hập nóng hàng tiếng đồng hồ trong khi một người hầu quay trở lại toa xe để tìm con búp bê cho chị cô. Hôm ấy, một cuộc khẩu chiến đã nổ ra giữa bố mẹ cô cũng chỉ vì Susie của Josie.
Viva tần ngần cầm con búp bê bé nhỏ trong tay, có những vết rách lơ xơ trên cổ tay của Susie, có lẽ là vết răng chuột cắn xé. Gần như toàn bộ lớp bông gạo lót bên trong đã chảy dồn xuống dưới hai đầu gối của Susie. Khi cô bóp chặt tay, có tiếng lép bép nổ ra kéo theo một mùi hôi thối xộc lên mũi. Thật kinh khủng. Nước bọt túa ra trong khoang miệng cô. Vào cái đêm Josie về trời, Susie vẫn nằm gọn trong cánh tay chị cô. đến giờ này cô vẫn còn ám ảnh bởi tiếng thét phát ra từ trên giường của Josie, tiếng thét lanh lảnh tưởng chừng kéo dài đến bất tận, xoáy vào tai người nghe, khiến ta cảm thấy buồn nôn, tiếng thét như muốn nói "Làm gì đi, mẹ! Cứu con". Suốt cả buổi tối hôm ấy, những bước chân rầm rập tất tả lên xuống những bậc cầu thang, đến tờ mờ sáng hôm sau, tất cả đều bơ phờ đến rũ rượi. Người vú em đã đánh vật cả đêm để ngăn không cho những âm thanh giằng xé ruột gan thoát ra từ phòng Josie lọt vào tai Viva bằng cách đưa tay bịt chặt hai tai cô, nhưng rồi Viva sau một hồi giãy giụa phản đối cuối cùng đã chui tọt vào trốn trong chiếc tủ quần áo kê sát vách tường kế bên phòng ngủ của Josie. Sau này, có nhiều lúc giữa đêm khuya, cô lại văng vẳng nghe thấy những tiếng thét yếu ớt nhạt nhòa vọng đến, tiếp theo là những tiếng chút chít nghe giống như tiếng thỏ xoáy vào tai, rồi không gian lại im ắng đến nao lòng. Vì Chúa, ai đấy hãy làm gì đi! Tiếng thét gào của mẹ cô xé tan màn đêm sâu thẳm, hệt như những tiếng gào thét đau đớn của loài vật hoang vẫn đêm đêm vọng ra từ trong rừng già, những âm thanh hãi hùng, đắng đót đến quặn lòng. Cuối cùng chỉ còn lại tiếng đóng sầm đanh gọn của cánh cửa gỗ khép chặt sau lưng.
Josie, ôi Josie yêu dấu. Con búp bê thõng thượt chảy dài trên tay cô, cọ nhẹ vào vạt áo để lại một vệt bụi mờ bên ngoài chiếc áo choàng của Viva. Ôi chị tôi, chị Josie thương yêu của em.
Cô gạt con búp bê sang một bên. Hẳn phải có thứ cô đang mong chờ ở trong này. Tiếp tục thọc tay vào đào bới sâu hơn xuống dưới, cô tìm thấy một chồng thư giấy đã ngả màu, một xấp hóa đơn, và một cuốn sổ ghi chi tiêu trong gia đình. Viva căng mắt cố đọc những nét chữ viết bằng bút chì hết sức gọn gàng của mẹ cô: Kem lạnh hiệu Daggett và Ramsdell 2/6. Kem cạo râu 3/6, hai đôi tất dài bằng len 6/6. Trong một chiếc hộp thiếc đựng một bức ảnh chụp nữ hoàng Victoria, cô lật tấm ảnh lên, phía dưới đáy hộp là một mảnh cầu kính màu hồng với hai chiếc răng giả trên đấy. Của bố cô. Viva nhặt lấy nhét vào túi áo của mình. Liều thuốc gây mê đã hết tác dụng, cô bắt đầu cảm nhận được những cơn đau đang cắn xé trong lòng. Những chiếc răng của bố cô. Phải chúng không?
Một cây nấm màu đỏ khá lớn mọc từ dưới đất đâm qua lỗ thủng dưới đáy rương. Lớp quần áo cuối cùng - một chiếc áo khoác tuyệt đẹp, một chiếc váy may từ loại vải sa tanh bóng mượt, ẩm ướt và dậy mùi mốc, hoàn toàn vô giá trị, không thể mặc được nữa. Hẳn Hari sẽ nhóm được một đống lửa rất to đây.
Tất cả chỉ có thế. Một sự sỉ nhục, chuyện khôi hài, một sự lãng phí thời gian kinh khủng và khốn nạn. Cô đóng sập nắp rương, đưa tay vịn vào thành rương, dựa đầu vào một góc rương, lắng nghe những lời khuyên vô ích vò vè ong ong trong đầu cô. Không có gì xảy ra cả, là câu đầu tiên cô an ủi bản thân mình. Không có gì xảy ra cả. Giả dụ như có điều gì xảy ra, thì đấy chỉ là những vết thương tinh thần đang bừng sống dậy nỉ non dày vò trong lòng Viva. Cô đã mong đợi điều gì sau bao tháng ngày đằng đẵng qua? Một khoảnh khắc mới mẻ rạng rỡ vụt lóe sáng trong cuộc đời mình? Chỉ là những bọc quần áo cũ kỹ ẩm mốc thay vì dăm ba chỉ dẫn tài khoản cất gửi tại ngân hàng quý báu? Những bức thư của bố mẹ giờ đây đã trở thành những người thiên cổ gửi lại cho cô đầy rẫy những lời khuyên chân tình tràn trề niềm xúc động, những lời khuyên mách bảo cho cô làm thế nào để tiếp tục sống nốt những ngày còn lại của cuộc đời. Cô đã lãng phí quá nhiều năng lượng cho một đống quần áo mục nát cũ kỹ - một câu chuyện hài hước của thời đại nếu ai đấy thực sự nghĩ về nó.
Một đôi giày da rắn của mẹ cô rơi ra ngoài nằm lăn lóc bên cạnh chiếc rương. Cô cúi xuống nhặt lên một chiếc, giơ lên ngang tầm mắt. Một đầu tàu hỏa mô hình của bố cô mắc kẹt đầu mũi giày. Đầu tàu bằng gỗ với dòng chữ "Nữ hoàng Himalaya" được viết bằng sơn màu một cách cẩn thận dọc bên mình. Cô nhét đoàn tàu mô hình bé xíu vào túi áo khoác, đè lên những chiếc răng giả của bố cô.
"Viva? Cô Holloway". Cô giật bắn cả mình bởi tiếng gọi bất ngờ vang lên từ ngoài cửa. "Cô ở trong đấy không?", bà Waghorn đang đứng trước ngưỡng cửa với một chiếc đèn bão trong tay, bóng bà già xiêu vẹo đổ lên bức vách hệt như một mụ phù thủy già nua trong những câu chuyện cổ tích. "Cô không sao chứ?".
Viva nghe thấy tiếng hắt hơi phát ra khi bà già lê chân bước qua đống cỏ khô.
"Không sao, cảm ơn". Giọng cô lạnh lùng. Cô ghét bị ai đấy nhìn thấy trong những hoàn cảnh như thế này. Hai người đứng đối diện đưa mắt nhìn nhau.
"Làm ơn, đừng khóc". Cô cảm nhận được bàn tay mỏng manh yếu ớt của bà già đang chạm vào mình. "Là lỗi của tôi, tôi đã tìm thấy món đồ nhẽ ra phải đưa cho cô trước đã".
Bà già chìa tay đưa vật gì đấy về phía Viva.
"Cháu không nhìn rõ", giọng Viva lanh lảnh. "Trong này tối quá. Sàn nhà ẩm thấp và trơn tuột, cẩn thận kẻo bác có thể ngã đấy".
"Ừm, chúng ta xem nó sau vậy". Giọng nói phát ra từ hình hài u ám mờ tối trước mặt cô không hề tỏ ra phật ý. "Lên phòng và uống với tôi chút gì đi. Tôi nghĩ sáng nay cô đã làm việc quá nhiều rồi".
"Tôi không biết nhiều chuyện để có thể kể cho cô nghe", Waghorn lên tiếng sau khi cả hai quay trở lại căn phòng lộn xộn của bà già. Bà W. ngồi xoay lưng về phía cửa sổ, Viva ngồi trên chiếc ghế đối diện với bà già. Hari nhẹ nhàng đặt vào tay mỗi người một ly rượu mạnh.
"Bố cháu đã chết như thế nào?", Viva hỏi, "kể cho cháu nghe những gì bác biết đi".
Đôi mắt bà Waghorn lộ vẻ kinh ngạc.
"Chắc chắn cô phải biết rồi chứ".
"Không. Không chắc lắm, thông tin rất lộn xộn".
"Ông ấy chết vì làm việc quá sức", giọng bà già bình thản. "Ông ấy xoay như chong chóng quanh đất nước này để xây dựng những nhà ga, những hệ thống đường ray xe lửa, một buổi sáng người ta tìm thấy ông ấy tại một câu lạc bộ ở Quetta. Ông ấy đã chết".
"Bác chắc chứ?", Viva có cảm giác như cô đang trò chuyện với bà già từ dưới nấm mồ. "Cháu nghe người khác kể lại rằng ông ấy bị bọn cướp đường giết chết, cổ họng ông bị chúng cắt đứt".
"Ai nói với cô điều đấy?", khuôn mặt bà già vụt đanh lại. "Rác rưởi, bịa đặt, hoàn toàn bịa đặt. Ông ấy chết trong lúc đang đi giày vào chân, rất nhanh".
"Cháu không nhớ ai đã nói với mình như thế", Viva trả lời. "Lúc ấy cháu đang ở trường học... giờ cháu không thể nhớ được nữa, nhưng đúng là có ai đấy đã nói với cháu như thế".
"Không cần thiết. Nhiều khi người lớn bịa chuyện ngay cả với những sự thật đơn giản nhất trong cuộc sống khi phải trả lời bọn trẻ. Nhẽ ra bọn họ nên nói với cháu rằng ông ấy đã ngồi trên một đám mây với một thiên thần hay đại loại gì như thế. Hoặc giả bọn họ có thể nói Chúa đã thả yên cương của Người xuống rồi đặt ông ấy lên trên và kéo lên thiên đường".
"Làm ơn", Viva hối bà già, "kể cho cháu nghe tất cả đi. Mọi chuyện đang trôi qua, cháu không thể chịu đựng được thêm nữa. Cháu cần phải biết sự thật và mình đã bị lừa dối như thế nào".
"Chắc chắn những người bà con họ hàng của cô ở Anh hẳn đã phải kể cho cô nghe điều gì đấy". Bà già vẫn tỏ vẻ khá thận trọng.
"Không, hay ít nhất cháu cũng chẳng nhớ nữa. Bố mẹ cháu hầu như không bao giờ quan hệ với bọn họ".
Im lặng. Thời gian vẫn chầm chậm trôi qua trong căn phòng chật chội.
"Nghe này. Tôi không biết nhiều về bố mẹ cô", giọng bà W. trở nên thận trọng. "Nhưng chúng tôi rất thân thiết với nhau". Những ngón tay của bà già khẽ vạch những đường vô định lên lòng bàn tay bên kia, rõ ràng bà W. đang hết sức xúc động. "Tôi không biết phải nói thế nào về họ, tôi không bao giờ làm tốt chuyện này".
"Làm ơn". Viva nắm lấy cánh tay run rẩy của bà già, siết nhẹ. "Đừng sợ. Điều tồi tệ nhất đối với cháu lúc này chính là cảm giác hụt hẫng nếu bác đột ngột kết thúc câu chuyện".
"Ừm". Bà W. nghịch vớ vẩn với mấy điếu thuốc trong tay rồi đưa lên môi một điếu, châm lửa. "Tôi đã nghĩ về chuyện này rất nhiều lần, bây giờ tôi sẽ kể về mẹ cô. Tất nhiên, ban đầu cô sẽ cảm thấy hoang mang, tâm trí cô sẽ không ngớt tìm kiếm những lý do".
"Tôi sẽ bắt đầu từ đây. Mẹ cô là một phụ nữ xinh đẹp, như cô đã thấy trong các bức ảnh rồi đấy. Bố cô xem bà ấy là tài sản quý giá nhất của đời ông, nhưng tôi thì luôn nhớ về bà với hình ảnh của một đứa trẻ của ngày thứ Bảy, hoặc giả bà ấy nên như vậy. Cô biết đấy, ai cũng phải làm việc cật lực để kiếm sống, nhưng việc mưu sinh càng trở nên nặng nề hơn khi bố cô cứ phiêu du quanh năm suốt tháng như thế. Và ông ấy tất nhiên", bà W. nuốt ực một cái rồi nhìn xoáy vào cô, "và tất nhiên ông ấy là một con người phi thường. Tất cả chúng tôi đều phải lòng bố cô như điếu đổ".
Đôi mắt đục mờ của bà W. mơ màng nhìn Viva. Bà yêu ông ấy, cả bà cũng yêu ông ấy.
"Tất nhiên với ông ấy chỉ có công việc là trên hết, đấy là điều hết sức bình thường trong những năm tháng ấy trên mảnh đất này. Nhưng mẹ cô vẫn có những niềm vui của riêng bà. Bà rất có khiếu thẩm mĩ, và tất nhiên, có thể như cô đã biết, bà đã sáng tác ra một số tác phẩm rất thú vị. Cô đã bao giờ nhìn thấy chúng chưa?".
Bà già rướn thẳng người về phía trước, dúi một vật nho nhỏ, khá cứng vào lòng bàn tay của Viva. Thoạt nhìn cô những tưởng món đồ đang nằm im trong lòng bàn tay mình chỉ là một chiếc cúc áo màu xanh hải quân ngoại cỡ: một chiếc cúc áo hình then cài được thiết kế hết sức tinh xảo. Nhìn kỹ hơn, Viva mới nhận ra hình dáng một cô gái được quấn trong một bọc vải liệm hay một tấm khăn choàng và được chạm trên một hòn đá cẩm thạch màu xanh thẫm.
Cô nghi ngại nhìn món đồ nhỏ nhắn trong tay, tự hỏi không biết đấy có phải là một giải thưởng an ủi được bà già dành cho cô sau những vật lộn tìm kiếm giữa một đống áo quần ẩm ướt và mốc thếch. Món đồ lưu niệm phảng phất bóng dáng một con người bé nhỏ ấy nằm gọn trong lòng bàn tay, không lớn hơn ngón tay cái của cô là bao, có vẻ đã từng trải qua những tháng ngày huy hoàng của cuộc đời. Viva cảm nhận được sự quan trọng của món đồ trong tay.
"Cháu nhớ mang máng ngày xưa mẹ thường tạo ra những món đồ thủ công hết sức tinh xảo", cuối cùng cô cũng lên tiếng. Ký ức mơ hồ gần như biến mất trong tâm trí cô lại là điều hết sức quan trọng để giữ cho bà Waghorn tiếp tục câu chuyện với bất kỳ thông tin nào mà bà già có thể hãy còn nhớ, Viva lật món đồ trong tay. "Nhưng cháu không thể tìm thấy bất kỳ một tác phẩm nào của bà để lại. Nhưng bác có chắc vật này là do một tay mẹ cháu làm không? Trông nó giống như một món đồ vẫn thường thấy trong viện bảo tàng".
"Khi bà ấy tặng cho tôi...", bà già lấy lại món đồ trên tay Viva, âu yếm vuốt ve như thể đấy là đồ vật hết sức quan trọng đối với mình. "... bà ấy không để tôi được cảm ơn. Bà ấy nói, "đấy là một tặng vật từ thần lửa". Cô biết không, một hôm, tôi bất ngờ bước chân vào xưởng điêu khắc của bà ấy mà không hề thông báo trước. Ừm, đấy hoàn toàn là một xưởng điêu khắc thực thụ, một túp lều dựng trên sân trường. Lúc bấy giờ bà ấy đang quỳ gối trên mặt đất, mắt nhòe nước trước lò nung của mình. Nhiệt độ trong lều rất cao, hàng tiếng, hàng tiếng đồng hồ miệt mài làm việc với kết cục là một sản phẩm trông giống như một loạt những chiếc bánh nướng cháy xém. Hai chúng tôi ngồi nhâm nhi một ít trà, và tôi đã nói với bà ấy - tôi không còn nhớ chính xác mình đã nói những gì, nhưng kết quả thành ra thế này, "như thế chẳng phải rất vui vẻ, tại sao lại phải bực mình?"".
"Ngay sau đấy mẹ cô đã say sưa giải thích cho tôi nghe với tất cả niềm đam mê của bà ấy những điều tôi đã nghe bà nói không biết bao nhiêu lần trước đấy, rằng thỉnh thoảng khi bạn mở nắp lò nung, bạn sẽ nhìn thấy trong đấy những điều kỳ diệu, một chiếc bình, một món đồ thủ công mỹ nghệ, chúng xinh đẹp hơn nhiều so với những đồ vật mà bạn đã háo hức tưởng tượng sau bao chờ đợi".
"Háo hức!", Bà Waghorn cười phá lên, đầy phấn khích. "Bà ấy bảo với tôi rằng những người thợ làm gốm gọi những tạo vật ấy - những sai lầm linh thiêng ấy - là tặng vật của thần lửa. Lý lẽ biện hộ cho lỗi lầm ngớ ngẩn đầy xấu hổ của bà ấy, phải không?".
"Cháu không biết". Cảm giác trống rỗng trào lên trong lòng Viva, cả cảm giác bị lừa dối về những điều cô chưa bao giờ biết đến. "Thực ra cháu không chú ý nhiều đến chuyện ấy. Nhưng sao mẹ cháu lại dừng lại? Có phải sau khi bố qua đời không? Hay sau sự ra đi của chị Josie?".
"Tôi không nhớ, tôi thực sự không nhớ, nhưng điều gì khiến một người ngừng công việc yêu thích của họ lại? Chồng, con, lang thang hết nơi này đến nơi khác. Những gì tôi có thể nói với cô chính là bà ấy đã nhận ra giá trị của nhiều điều, và mẹ cô đã làm việc hết mình cho những điều ấy".
Viva vẫn còn đôi chút nghi ngờ: Bà Waghorn đột nhiên tỏ ra trôi chảy một cách bất ngờ, và những gì cô vừa được nghe có vẻ như đã được chuẩn bị sẵn từ trước, một câu chuyện bịa đặt, một điều ngọt ngào dễ chịu trước khi dội những thác nguồn chua chát lên đầu cô con gái của người quá cố.
"Trong ký ức của cháu, mẹ không như bác kể", cô nói, "những khi cháu còn là một cô công chúa bé xíu của bố. Cháu chỉ nhớ mẹ, cô biết không, mẹ là người giải quyết những điều vặt vãnh trong cuộc sống của mình: nấu ăn, lên lịch, chuẩn bị đồ đạc trước mỗi cuộc hành trình".
Rất ngắn gọn. Thật bất ngờ khi cô nhớ ra những điều ấy. Cả những cây bút chì mới tinh và những cuốn sách thú vị luôn xuất hiện bên cạnh những món đồ thiết yếu trong những lần dã ngoại, xin thề thật lòng, những kỷ niệm ngày ấy đã khiến cô mê mẩn đến quên cả thời gian đang trôi trên đầu mình.
"Bà ấy đã dốc hết sức lực của mình vào công việc - những món đồ gốm thủ công mỹ nghệ, những bức tượng điêu khắc nhỏ nhắn, cả công việc trang trí họa tiết nữa - và rồi mẹ cô lại thấy hối hận với cái công việc mà bà ấy đang làm", Bà W. tiếp tục câu chuyện, "Mẹ cô bắt đầu cố gắng chạy trốn khỏi nó. Lúc bấy giờ không phải là không có việc để làm. Vẫn còn nhiều việc dành cho bà, nhưng tình hình mỗi lúc một tồi tệ. Với cánh đàn bà con gái chúng ta thì như vậy, còn đám đàn ông thì khác, bọn họ không bao giờ chùn bước".
"Rồi bà ấy không thích nghi được với hoàn cảnh mới. Cả tôi cũng thế, tôi cũng không dễ dàng gì để thích nghi với công việc ở trường học, có lẽ vì vậy mà hai chúng tôi trở nên thân thiết với nhau". Bà già đột nhiên cười nắc nẻ, hệt như một cô gái ranh mãnh. "Bà ấy nhìn nhận và giải quyết mọi vấn đề với con mắt hài hước đến thú vị. Một người có tài bắt chước đến kinh ngạc. Một trong những điều tuyệt vời nhất ở mẹ cô chính là không bao giờ bà để bản thân mình rơi vào những ý nghĩ nghiêm trọng, lúc nào cũng xem nhẹ mọi chuyện. Nhưng chỉ đến khi bà ấy hoàn toàn suy sụp, giá mà cô có thể hiểu được những gì tôi vừa nói".
Không, Viva đang cố không tỏ ra ngạc nhiên khi nghe câu chuyện bà W. kể. Cuộc trò chuyện đã diễn ra trong năm phút, và cả hai đang đề cập đến một con người hoàn toàn xa lạ.
Chút ký ức ít ỏi trong cô về mẹ chỉ vỏn vẹn gói gọn trong hai hình ảnh - là tiếng sột soạt của vải lụa bóng hay của tấm váy may bằng lụa nõn, hương thơm dịu nhẹ tỏa ra từ bà, và vệt sáng lấp lánh của đôi hoa tai phản chiếu trên gương mặt của mẹ mỗi khi bà ra ngoài vào buổi tối, đến giao lưu tại một câu lạc bộ nào đấy dành cho người lớn hay trong những buổi sáng sớm, lúc nào cũng tất tả đến quýnh quáng, thường xuyên mệt mỏi và luôn núp sau chiếc bóng của bố cô.
"Tôi có đang nói linh tinh không nhỉ?", bà W. bất chợt hỏi cô. "Cứ nói nếu cô muốn tôi dừng lại".
Không, không, không, không.
"Làm ơn, xin bác đừng dừng lại".
"Ừm". Chú chó tí hon nhảy phốc lên lòng bà già, cuộn mình giữa hai đầu gối. Bà W. âu yếm vỗ nhẹ lên mình nó, hình ảnh về một bà già lẩm cẩm đến ngớ ngẩn lại hiện lên trong mắt Viva, thờ ơ, miệng làu bàu những điều chỉ mình bà già hiểu, cặp mắt mờ khói vẫn lờ đờ dán vào cô.
"Cô gái, tôi muốn hỏi cô điều này", bà Waghorn hỏi, đôi mắt nhòe nước vẫn không rời khỏi khuôn mặt cô. "Thực ra cô đang làm gì?".
Suýt nữa thì Viva gào lên vì sốt ruột. Cô kể ngắn gọn cho bà già nghe về công việc ở mái ấm tình thương, về bọn trẻ, cả những cố gắng trong suốt một năm qua của cô để viết một cuốn sách về chúng.
"Quả là một ý tưởng cực kỳ thú vị", đôi mắt bà Waghorn vụt sáng long lanh. Nhưng rất nhanh chóng, bà già lại quay về với thái độ cảnh giác như ban đầu. "Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ có ai đấy để những đứa trẻ Ấn Độ được nói lên tiếng nói của chúng ngay từ đầu. Quả là một ý tưởng rất hay. Bao giờ thì chúng tôi có thể đọc được cuốn sách ấy của cô?".
"Cháu đã thôi không viết nữa".
"Không viết nữa". Mấy từ cuối cùng được bà già lặp lại như một cú vỗ vào mặt cô. "Vì cái gì vậy?".
"Ôi, nhiều lý do lắm".
"Cô không nên dừng lại, đấy là một ý tưởng rất đặc biệt. Tôi sẽ chắc chắn gần như mất trí nếu tôi không tiếp tục nghề dạy học kể từ sau sự ra đi của Arthur".
Viva không còn đủ sức lực để giải thích cho bà già hiểu về những chuyện phiền toái đã xảy ra với cô và trung tâm tình thương, cả những chuyện liên quan đến Azim và Guy.
"Đấy là cả một câu chuyện rất dài", cô não nề. "Kể cho cháu nghe về ngôi trường đi. Bác còn nhớ nữa không?".
"Thật kinh khủng", bà già nói. "Tìm được một công việc mình yêu thích cũng giống như việc chúng ta đào được một kho báu ấy, phải không? Nhưng liệu có cơ hội nào để cô bắt tay trở lại viết tiếp cuốn sách của mình không? Hẳn bọn trẻ sẽ thích thú biết bao nếu được đọc những con chữ chứa đựng những ý nghĩ của chúng".
"Có thể cháu sẽ viết tiếp. Một số bản thảo đã bị hỏng".
"Ừm, chắc chắn cô sẽ viết tiếp chứ?", Bà già nhìn xoáy vào cô. "Khi cô cười, trông cô rất giống bà ấy", bà già nói. "Tôi hy vọng mọi người đều nói với cô như thế".
"Không, không ai nói với cháu điều đấy cả", Viva trả lời. "Không một ai mà cháu từng quen biết còn nhớ đến họ".
"Ôi", giọng bà Waghorn não nề, "thật kinh khủng". Bà già châm một điếu thuốc, khuôn mặt của bà nhanh chóng tan biến trong làn khói trắng xóa. "Khi già đi, cô sẽ thấy cuộc sống trở nên nặng nề hơn", giọng bà già nhẹ tênh, mơ màng. "Cô sẽ sống nhiều hơn với quá khứ, giữa những ký ức".
"Và điều khiến tôi đặt hết tâm trí của mình vào lúc này: quá khứ lúc nào cũng ùa về và tôi luôn phải cố gắng để quên chúng".
"Tôi đã tích lũy được một kinh nghiệm quý giá từ chính mẹ mình", giọng bà Waghorn vụt trở nên sôi nổi, "không bao giờ tôi quên được cả. Khi bố tôi chuyển đến đóng quân ở Calcutta, cứ hai năm một lần, tôi mới được gặp lại bố mẹ mình. Bà trở về nhà khi tôi cứ đinh ninh là mình đã trưởng thành, tôi cắt tóc ngắn, ra ga Thánh Pancras đứng chờ trước cửa phòng vé, mang theo một chiếc túi xách trong tay. Rồi mẹ tôi bất ngờ xuất hiện trước mặt, bước vội vã như chạy về phía tôi. Tôi vui sướng đến nghẹn ngào. Bà vẫn bước dọc theo đường ray tiến về phía tôi, đôi mắt bà hờ hững lướt qua khuôn mặt tôi rồi nhanh chóng bước qua chỗ tôi đang đứng. Tôi đã không bao giờ tha thứ cho bà về điều đấy, tôi không hiểu vì sao lại như vậy. Thật không công bằng với tôi khi cô nghĩ như thế, nhưng có cái gì đấy đã vỡ òa chết nghẹn trong tôi kể từ ngày ấy".
Bà già vỗ nhẹ vào mình chú chó trong lòng rồi ngẩng đầu lên nhìn cô. Im lặng. Viva bỗng thấy lúng túng - bà già vẫn tiếp tục quan sát và đánh giá con người cô, chờ đợi thời cơ để chui tọt vào cái vỏ bọc mà bà không biết chắc là mình có muốn ở trong đấy hay không. Và rồi thời điểm ấy cũng đã đến.
"Tôi muốn uống thêm một ly rượu nữa", bà W. lên tiếng sau một hồi lâu im lặng. "Cô cũng nên làm thêm một ly nữa. Giờ thì, cô có phải là người thích nghe sự thật?".
"Vâng", Viva trả lời, "cháu muốn được nghe sự thật". Tim cô đập loạn xạ.
"Cô chắc chứ?".
"Vâng".
"Cô biết đấy, hôm qua tôi đã choáng váng. Tôi đã kinh ngạc đến nhường nào khi nhìn thấy cô, đến nỗi tôi đã không biết phải làm gì cả".
"Cháu hiểu".
"Ôi cô gái". Bàn tay của bà Waghorn âu yếm vuốt nhẹ lên khuôn mặt cô. "Cô gái yêu quý, làm ơn đừng khóc. Không phải lỗi của cô".
"Là lỗi của cháu". Hai hàng nước mắt vẫn lăn dài trên đôi gò má của Viva. "Lẽ ra cháu nên tới đây sớm hơn".
"Cô gái không cần phải cảm thấy hối lỗi như thế". Cuối cùng bà W. cũng khó nhọc thốt lên mấy lời an ủi với Viva.
"Cô có hiểu không? Tội lỗi chính là niềm vui của gã tá điền và đấy hoàn toàn không phải lỗi của cô. Bố mẹ cô gửi cô trở về nước Anh là bởi họ không muốn cô biết".
"Biết chuyện gì?", Viva có cảm giác cơ thể cô đang dần hóa đá.
Bà Waghorn lại rơi vào trạng thái lẩn thẩn, lầm bầm trong miệng những điều chỉ mình bà hiểu.
Viva rót thêm rượu vào ly của mình.
"Nói cho cháu biết", cô đưa tay lau mắt, căng người cố gắng tỏ ra thật bình tĩnh. Bà Waghorn vẫn không ngừng lầm bầm trò chuyện với chính mình.
Đột nhiên bà già đưa ly rượu lên miệng nhấp một ngụm thật lớn rồi đặt xuống bàn.
"Mẹ cô đã tự tử", bà già nói nhanh. "Tôi tưởng cô đã biết chuyện này".
Tim Viva nhói đau. "Không", cô rên rỉ. "Không".
"Đúng thế". Đôi mắt bà già nhòe lệ. "Nhưng tôi phải nói với cô điều này: bà ấy là người cuối cùng trên thế gian này làm điều ấy. Mẹ cô đã đứng dậy sau những thất bại, tất nhiên là bà đã làm được điều ấy, bà đã từng là một người phụ nữ nhiệt tình với cuộc sống, và quan trọng hơn cả, bà ấy rất yêu cô, nhưng vẫn có những sai lầm. Những điều tôi nói ra ấy không phải để an ủi cô, nhưng nó đã xảy ra với rất nhiều người nơi đây. Mọi người đều cảm thấy mất mát lớn lao sau cái chết của bà ấy".
"Ôi Chúa ơi". Viva gục đầu vào hai tay, mơ hồ thấy hồn mình trôi dạt quanh căn phòng chật chội.
"Bà chắc chắn về những gì mình vừa kể chứ?".
"Chắc chắn", bà Waghorn quả quyết. "Tôi là người duy nhất tìm thấy mẹ cô".
"Tôi sẽ kết thúc câu chuyện ở đây", sau vài giây im lặng, bà W. lên tiếng. Đôi mắt bà già chuyển sang màu xanh nhợt nhạt, có lẽ bà đã bắt đầu ngấm rượu. "Nhưng tự trong thâm tâm, tôi nghĩ một cuộc hôn nhân mĩ mãn không chỉ giống như một đóa hoa mà cần phải có cả người làm vườn để chăm sóc nó, giữ cho nó... từ gì nhỉ?... từ đấy là gì nhỉ?... luôn nở bừng rạng rỡ. Tôi sẽ không bao giờ có thể điều hành được ngôi trường của mình nến không có Arthur bên cạnh - thực tế đúng là như vậy; không đủ niềm tin trao cho những người khác. Cô phải gánh vác chia sẻ những công việc nặng nề với mọi người".
Nói đến đây, hai mí mắt của bà già sụp xuống. "Một nhiệm vụ hết sức mệt mỏi", đột nhiên bà già bừng tỉnh. "Ngày mai cô có thể tiếp tục đến đây với tôi không? Chúng ta sẽ lại nói về những ký ức đã thành tàn tro, cả những chuyện khác nữa".
Bà già gần như đã kiệt sức: một cái túi giấy nhàu nhĩ, trống rỗng, nhỏ thó đến ảm đạm, một tay vẫn nắm chặt ly rượu.
Viva kéo chăn đắp lên người bà già, nhẹ nhàng gỡ ly rượu ra khỏi bàn tay của bà Waghorn. Khi cô nhón chân đi vòng quanh chỗ bà già đang nằm, tâm trạng hãy còn choáng váng gần như mê sảng, trong cô chợt trào lên những thôi thúc mạnh mẽ muốn được cúi xuống hôn nhẹ lên trán của bà già, nhưng những thói quen xưa cũ đã ngoan cố phản đối đến cùng trong lòng cô, chúng khiến cô gần như mệt lả đến không thể lê nổi bước chân mình. Cô vặn nhỏ ngọn đèn dầu rồi bước ra ngoài, khép hờ cánh cửa sau lưng, nói với Hari, rằng đã đến giờ bà chủ của cậu bé đi ngủ.