Chương 6
Chủ nhà vừa lục tìm chìa khóa, vừa dùng sức đập cửa: Có ai ở nhà không? Mấy người dùng đồ điện gì đấy? Đồng hồ điện nhảy số ghê quá!
Chủ nhà: Thẻ điện hết tiền rồi! Mở cửa ra! Tiền nhà tháng này cũng chưa đóng, đừng có trốn trong nhà nữa!
Bên cạnh chủ nhà có một cô gái ngồi trên xe lăn, rụt rè kéo ống tay áo người kia: Hồng Tú, có người đến kìa….
Ở đầu kia của lối đi, Phó Vĩnh Quý chạy huỳnh huỵch lên cầu thang, xách theo cái gậy đánh gôn bằng sắt thở hổn hển, định ra vẻ côn đồ dọa cho họ biết sợ mà rời đi. Anh ấn vai chủ nhà, đẩy cô ra khỏi cánh cửa: Mày là con nào?
Chủ nhà loạng choạng vài bước, đó là một cô gái trẻ chạc 24 25 tuổi, thân hình khỏe mạnh với nước da rám nắng khiến người khác nhìn vào có cảm giác dễ chịu.
Vĩnh Quý không kìm được mà sững sờ đôi chút, nhưng rất nhanh anh lại làm ra vẻ mặt dữ tợn: Tao nói cho mày biết….
Cô chủ nhà không chút sợ hãi, hất bím tóc trước ngực ra đằng sau: Anh là ai?! Dám động tay động chân với tôi, cư xử có chừng mực chút đi!
Khí thế của cô hừng hực chẳng kém cạnh Vĩnh Quý, cả người toát lên vẻ nghiêm túc chính trực, còn khiến Vĩnh Quý phải lùi lại vài bước.
Đúng lúc đó, một giọng nói nhỏ nhẹ êm tai từ phía sau chủ nhà cất lên – chính là cô gái đang ngồi xe lăn, từ nãy đến giờ vẫn luôn được chủ nhà Chu Hồng Tú che chắn ở sau lưng.
Cô gái hỏi: … Anh Vĩnh Quý? Là anh Vĩnh Quý phải không?
Phó Vĩnh Quý sững người. Mười năm trôi qua, người thiếu nữ thay đổi 180 độ, nhưng anh vẫn có thể thấy được bóng dáng quen thuộc qua đôi mày ánh mắt. Con bé rất gầy, cả người như được điêu khắc từ ngọc trong suốt; đôi lông mày sáng sủa lanh lẹ, mang một vẻ đẹp hoài cổ, rất giống Cát Thăng Khanh.
Vĩnh Quý: … Mèo em? Sao em lại ở đây….
Anh ném cây gậy bóng chày đi ngay lập tức, không muốn làm con bé hoảng sợ. Lúc này, cửa nhà mở toang, Cát Thăng Khanh nghe thấy tiếng em gái ở bên ngoài, kinh ngạc ra xem.
Cát Mão Nhi ngạc nhiên gọi “anh”. Cát Thăng Khanh lau bớt dầu máy dính trên tay, muốn nói gì đó nhưng lại không dám.
Cát Thăng Khanh: Ơ…. Giờ này lẽ ra em phải ở trên tỉnh chứ, tập vật lý trị liệu…. Sao lại về đây?
Cát Mão Nhi kéo cô gái chủ nhà Chu Hồng Tú: Hồng Tú phải về nên em mới theo cậu ấy về!
Cát Mão Nhi và Chu Hồng Tú là bạn bè. Bởi vì không muốn em gái cứ ở mãi huyện lị nhỏ bé này nên cứ mỗi lần có dư tiền thì Cát Thăng Khanh sẽ dành dụm lại rồi đưa em đến cơ sở vật lý trị liệu, còn mình tập trung vào công việc ở trường.
Mẹ của Chu Hồng Tú đã nghỉ hưu, thường xuyên cùng các bà bạn già đến đó. Hồng Tú vẫn hay đi cùng mẹ, hai cô gái trẻ gặp nhau nhiều lâu dần thành quen.
Thì ra đều là người quen cả. Mọi người thả lỏng trong giây lát, ai nấy đều tươi cười mừng rỡ.
Ngay sau đó, Chu Hồng Tú đi qua người Cát Thăng Khanh, bước thẳng vào nhà: Cơ mà sao Mèo anh lại ở trong nhà khách thuê của em? Khách nhà em đâu?
Cô vừa bước vào đã nhìn thấy hai chiếc tủ lạnh to tổ chảng nằm chình ình giữa phòng khách.
–
Vĩnh Quý: Tóm lại là thế đó, nhà anh đang sửa sang lại, hàng xóm anh đúng lúc phải đi công tác, thế rồi… hàng xóm tốt bụng ấy mà! Tạm thời để anh ở lại nhà họ một thời gian.
Cát Thăng Khanh: Đúng thế, em xem họ tốt chưa kìa, y như thiên thần ấy.
Vĩnh Quý: Không ngờ bọn họ thuê nhà của Tiểu Chu nha, Tiểu Chu em đừng lo, anh đây chắc chắn sẽ ở cẩn thận, tuần nào cũng đánh sáp sàn cho em.
Cát Thăng Khanh: Em xem, hôm nay Vĩnh Quý đi làm còn nhờ anh đến đánh sáp cho đây.
Vĩnh Quý: Còn nữa! Nói sao thì cũng là anh tạm ở đây, tiền phòng rồi điện nước các thứ sau này….
Cát Thăng Khanh: Tụi anh trả, tụi anh chịu trách nhiệm hết.
Chu Hồng Tú và Cát Mão Nhi ngồi sofa, không ngừng đánh mắt với nhau, chẳng biết phải nói gì với hai người anh mặt mày tươi cười đằng kia.
Cát Mão Nhi: Anh… anh này….
Cát Thăng Khanh: Anh đang định nói em đây, sao về mà không nói anh một tiếng để anh còn đi đón em.
Cát Mão Nhi: Không phải chuyện này….
Vĩnh Quý vỗ ngực: Đúng đấy, anh có xe mà, sau này đi đâu cứ ngồi xe anh.
Chu Hồng Tú: Anh Thăng Khanh, anh Vĩnh Quý, sao hai anh không ngồi?
Vĩnh Quý: Tụi anh đang ngồi đây còn gì?
Chu Hồng Tú: Ý em là sao hai anh mỗi người ngồi trên một cái tủ lạnh làm gì? Có ghế mà không ngồi.
Bầu không khí trong phòng bỗng chốc im bặt, chỉ còn lại tiếng ù ù của hai chiếc tủ đang kêu. Cát Thăng Khanh và Phó Vĩnh Quý chạm mắt nhau, cả hai đều đang đau não kiếm lý do biện bạch.
Phó Vĩnh Quý vỗ vỗ cái tủ: Cái này… hàng xóm anh nhờ vả. Hình như là động cơ của nó có vấn đề nên ngày nào cũng phải lấy gì nặng đè lên. Kiểu như tivi bị chập ấy, đập vài cái là lại chạy ngon lành, hahaha.
Chu Hồng Tú: Nhưng mà… mấy anh ngồi thế này nói chuyện với bọn em cứ dị dị sao ấy. Còn nữa, sao khách nhà em lại để hai cái tủ to cỡ này ở trong nhà làm gì? Thảo nào đồng hồ điện nhảy số kinh thế….
Cát Thăng Khanh: Bọn họ làm phân phối đồ giải khát, trong đây toàn là hàng mẫu thôi.
Vừa dứt lời, Cát Thăng Khanh liền chú ý đến em gái đang cúi đầu ngửi mùi trên người mình, sắc mặt có vẻ hơi lo lắng và áy náy. Lòng y bỗng thắt lại – Cát Mão Nhi có một lỗ rò nhân tạo, túi bài tiết được treo bên hông, nếu không đóng kín thì sẽ có mùi bốc ra ngoài. Con bé vẫn thường dùng các kiểu nước hoa để át đi cái mùi đó nhưng vẫn luôn lo lắng sẽ bị người bên cạnh nhận ra.
Chắc chắn con bé nghĩ là hai người họ đang tìm cớ để không phải ngồi sofa. Thực chất là do ngửi được mùi trên người mình nhưng lại sợ nếu nói ra sẽ làm mình tổn thương nên mới không nói thẳng mà lựa lý do ngồi trên tủ lạnh….
Cát Thăng Khanh ngay lập tức nhảy xuống, ngồi lên sofa rồi vỗ tay con bé: Cái tủ kia lắc váng cả đầu, ngồi sofa vẫn thoải mái hơn.
Cát Mão Nhi ngồi kế bên anh mình mới yên tâm nở nụ cười nhẹ nhõm.
Nhưng y vừa ngồi xuống, Chu Hồng Tú lại đứng lên; cô ấy tiến thẳng về phía tủ đông, tò mò quan sát.
Chu Hồng Tú: Trời nóng quá, mình uống ít nước mát đi? Anh Vĩnh Quý, anh nói với hai chị em một tiếng giúp em, em trừ vào tiền phòng cho họ.
Phó Vĩnh Quý ngoài miệng nào dám đằng hắng gì, nhưng trong lòng đang gào thét, mắt khẽ run lên. Mắt anh đảo đi đảo lại hết nhìn Cát Thăng Khanh lại nhìn Chu Hồng Tú, mong sao tìm được chút gợi ý từ người kia.
Chu Hồng Tú tiến tới định mở cửa tủ ra: Trong này có đồ uống loại gì thế?
Cát Thăng Khanh giữ giọng bình tĩnh: Kem que.
Cánh tay Chu Hồng Tú sắp vươn tới rồi lại hụt hẫng rụt lại: Thế cũng chả có gì ngon. Em sang cửa hàng đối diện mua ít ốc quế socola.
Phó Vĩnh Quý và Cát Thăng Khanh cùng thở phào vì thoát được một kiếp, kiếm cái cớ giục cô đi. Bàn tay y nãy giờ vẫn để sau lưng được thả lỏng, đẩy ngược lưỡi dao nhét dưới kẽ sofa trở lại chỗ cũ.
Mãi cho đến khi Chu Hồng Tú đóng cửa đi xa, cơ thể hai người mới thoáng thả lỏng; bỗng nhiên, Cát Mão Nhi ngẩng đầu lên nói với Phó Vĩnh Quý: Em xin lỗi.
Vĩnh Quý đang định nhảy từ trên tủ xuống, nghe được câu này cả người liền khựng lại. Cát Mão Nhi lại tiếp lời: Là em đã hại anh. Nếu hôm ấy em không ham chơi về nhà muộn thì cũng sẽ không có những chuyện sau đó…. Anh Vĩnh Quý cũng không cần phải ngồi mười năm tù vì em….
Hai người đàn ông đều tái mặt hoảng hốt, Cát Thăng Khanh lau nước mắt cho em gái mình, Phó Vĩnh Quý ngồi xổm xuống bên cạnh con bé: Gì chứ? Em không làm sai gì cả, không được nói xin lỗi anh. Anh biết rõ hậu quả mà, em đừng tự trách mình nữa….
–
Khóa xong tủ đông ra đến hành lang, ba người chạm mặt Chu Hồng Tú. Hồng Tú tay xách mấy túi đồ lạnh to đùng, nhìn qua nào giống cho bốn người ăn, chỗ này chắc đủ cho bốn chục người ăn ấy chứ.
Mọi người ai nấy đều sững sờ. Cô khua tay bật cười: Cứ ăn thoải mái! Quán phở nhà em ở ngay tầng dưới, ăn không hết thì bỏ tủ đem bán.
Nhà họ Chu ở đất huyện cỏn con này cũng được coi là một gia đình khá giả, có hai cửa hàng, một quán bán phở một quán bán thịt xiên nướng, ban ngày còn có thể cho người ta thuê mặt bằng để bán đồ ăn sáng. Bọn họ còn kêu thêm vài người họ hàng nữa đến cùng giúp, cuối năm chia nhau lợi nhuận cũng được hai ba trăm ngàn tệ.
Ngồi trên xe của Vĩnh Quý, Cát Mão Nhi chăm chú nhìn quán phở của bà Chu phía bên đường đối diện. Hồng Tú giúp việc cho quán nhà mình, trông vừa thuần thục vừa nhanh nhẹn tháo vát. Con bé cứ nhìn thế mãi, trong ánh mắt tràn đầy sự ganh tị.
Cát Mão Nhi: Anh, em muốn học một nghề gì đấy.
Cát Thăng Khanh: Em muốn làm gì? Anh đi nghe ngóng cho em.
Cát Mão Nhi: Trên tỉnh có một trường nghề mới mở, chuyên đào tạo về dệt may cũng tuyển cả thí sinh tự do nữa. Em muốn đến đó.
Cát Thăng Khanh: Được. Lần sau mình lên tỉnh rồi anh đi xem trường cùng em.
–
Đưa Mão Nhi về nhà xong, Cát Thăng Khanh quay lại trường chăm bọn trẻ. Nếu y không ở đó, mọi việc ở trường chỉ có thể nhờ đến các thầy cô giáo già đã về hưu từ lâu. Dù các cụ có quý trẻ con thì sức lực cũng chỉ có hạn, không thể ở lại quá lâu được.
Phó Vĩnh Quý nói mình có việc khác rồi vội vàng rời đi. Anh và nhà họ Bạch lại có khúc mắc với nhau, điều này khiến y không thoải mái lắm. Nhưng cả hai vì không muốn xích mích nhau nên đều để trong lòng mà không nói rõ ra.
Bốn giờ chiều, y bước vào trường, không hiểu sao lại có cảm giác kỳ dị khó mà tả nổi. Trong sân không thấy bóng đứa nhỏ nào hết, tất cả đều tập trung trong lớp; dưới ánh chiều tà còn sót lại, vài bóng người quen thuộc đứng giữa sân, thấy y đến liền bước tới.
Bạch Hựu Tất là người đập vào mắt y đầu tiên; bên cạnh hắn còn có vài người nhà họ Bạch và cả thư ký của chủ tịch huyện cũng có mặt.
Ngoài ra còn có hai người một nam một nữ lạ mặt, cả hai đều mặc vest chỉnh tề, chân đi giày da.
Thư ký Tô mở lời trước: Thầy Cát, cuối cùng thầy cũng về rồi. Giới thiệu với thầy, đây là anh Bạch Hựu Tất – doanh nhân trẻ xuất chúng của huyện ta. Còn vị này là doanh nhân xuất sắc từ trên tỉnh xuống thăm – anh Tiền Chứng Minh.
Cát Thăng Khanh gượng cười lấy lệ, ánh mắt lạnh như băng dán chặt lên người Bạch Hựu Tất.
Thư ký Tô: Lần này đến đây là có công chuyện muốn bàn với thầy giáo Cát, chuyện là huyện mình giờ đang kêu gọi đầu tư, thế nên là….
Cô trợ lý bên cạnh Tiền Chứng Minh mở miệng ngắt lời thư ký Tô: Là thế này, vị trí của trường ta rất thích hợp để xây dựng điểm du lịch và khu nghỉ mát, nếu các bên đều đồng ý thì tháng sau trường học sẽ đóng cửa, còn về giáo viên và học sinh thì anh Bạch đây sẽ sắp xếp sau.
Thư ký Tô niềm nở đưa một tập tài liệu tới trước mặt Cát Thăng Khanh: Thầy Cát này, thầy ký đi, thầy ký xong thì tôi sẽ đi nói với chủ tịch. Đây là chuyện vui mà, trên cả tuyệt vời ấy chứ.
–
Mặt trời ngả dần về phía Tây. Dưới sân nơi văn phòng công ty chuyển phát, gia đình người giao hàng kia thu dọn biển chữ và di ảnh, cúi đầu chầm chậm rời đi.
Xe của Vĩnh Quý từ từ đi theo họ. Anh đang hút dở thuốc, khói thuốc lơ lửng trong khoang xe che mờ đi bóng dáng người mẹ tóc bạc trắng đang ôm di ảnh của con trai.
Đèn đỏ nơi ngã tư dài đằng đẵng. Anh ném điếu thuốc đi, dừng xe lại rồi kéo cửa đi xuống xe. Vĩnh Quý không đem theo gậy bóng chày mà muốn nói chuyện đàng hoàng với nhà họ trước.
Ánh chiều tà đỏ rực như máu rọi xuống khiến bóng người đổ dài thật dài trên mặt đất. Anh kéo gần khoảng cách với họ, ngay lúc đó, đèn đỏ chuyển xanh, mọi người tiếp tục bước về phía trước, băng qua ngã tư đường.
Phó Vĩnh Quý cũng rảo bước theo sau. Nhưng đúng vào lúc này, một chiếc xe tải đang chạy với tốc độ cao đột nhiên lao tới, hoàn toàn phớt lờ cảnh báo giảm tốc và đèn đỏ, húc văng cả gia đình đó ra ngoài trong sự hỗn loạn của những tiếng đổ vỡ và la hét chói tai….
Tấm di ảnh vỡ vụn méo mó bay ra rồi rơi xuống bên chân Vĩnh Quý. Giây tiếp theo, ai đó xuất hiện siết cổ anh từ phía sau rồi đâm cây kim trong tay vào vai anh. Kèm theo một cơn buốt nhói nhè nhẹ, Vĩnh Quý mất dần ý thức.
Chủ nhà: Thẻ điện hết tiền rồi! Mở cửa ra! Tiền nhà tháng này cũng chưa đóng, đừng có trốn trong nhà nữa!
Bên cạnh chủ nhà có một cô gái ngồi trên xe lăn, rụt rè kéo ống tay áo người kia: Hồng Tú, có người đến kìa….
Ở đầu kia của lối đi, Phó Vĩnh Quý chạy huỳnh huỵch lên cầu thang, xách theo cái gậy đánh gôn bằng sắt thở hổn hển, định ra vẻ côn đồ dọa cho họ biết sợ mà rời đi. Anh ấn vai chủ nhà, đẩy cô ra khỏi cánh cửa: Mày là con nào?
Chủ nhà loạng choạng vài bước, đó là một cô gái trẻ chạc 24 25 tuổi, thân hình khỏe mạnh với nước da rám nắng khiến người khác nhìn vào có cảm giác dễ chịu.
Vĩnh Quý không kìm được mà sững sờ đôi chút, nhưng rất nhanh anh lại làm ra vẻ mặt dữ tợn: Tao nói cho mày biết….
Cô chủ nhà không chút sợ hãi, hất bím tóc trước ngực ra đằng sau: Anh là ai?! Dám động tay động chân với tôi, cư xử có chừng mực chút đi!
Khí thế của cô hừng hực chẳng kém cạnh Vĩnh Quý, cả người toát lên vẻ nghiêm túc chính trực, còn khiến Vĩnh Quý phải lùi lại vài bước.
Đúng lúc đó, một giọng nói nhỏ nhẹ êm tai từ phía sau chủ nhà cất lên – chính là cô gái đang ngồi xe lăn, từ nãy đến giờ vẫn luôn được chủ nhà Chu Hồng Tú che chắn ở sau lưng.
Cô gái hỏi: … Anh Vĩnh Quý? Là anh Vĩnh Quý phải không?
Phó Vĩnh Quý sững người. Mười năm trôi qua, người thiếu nữ thay đổi 180 độ, nhưng anh vẫn có thể thấy được bóng dáng quen thuộc qua đôi mày ánh mắt. Con bé rất gầy, cả người như được điêu khắc từ ngọc trong suốt; đôi lông mày sáng sủa lanh lẹ, mang một vẻ đẹp hoài cổ, rất giống Cát Thăng Khanh.
Vĩnh Quý: … Mèo em? Sao em lại ở đây….
Anh ném cây gậy bóng chày đi ngay lập tức, không muốn làm con bé hoảng sợ. Lúc này, cửa nhà mở toang, Cát Thăng Khanh nghe thấy tiếng em gái ở bên ngoài, kinh ngạc ra xem.
Cát Mão Nhi ngạc nhiên gọi “anh”. Cát Thăng Khanh lau bớt dầu máy dính trên tay, muốn nói gì đó nhưng lại không dám.
Cát Thăng Khanh: Ơ…. Giờ này lẽ ra em phải ở trên tỉnh chứ, tập vật lý trị liệu…. Sao lại về đây?
Cát Mão Nhi kéo cô gái chủ nhà Chu Hồng Tú: Hồng Tú phải về nên em mới theo cậu ấy về!
Cát Mão Nhi và Chu Hồng Tú là bạn bè. Bởi vì không muốn em gái cứ ở mãi huyện lị nhỏ bé này nên cứ mỗi lần có dư tiền thì Cát Thăng Khanh sẽ dành dụm lại rồi đưa em đến cơ sở vật lý trị liệu, còn mình tập trung vào công việc ở trường.
Mẹ của Chu Hồng Tú đã nghỉ hưu, thường xuyên cùng các bà bạn già đến đó. Hồng Tú vẫn hay đi cùng mẹ, hai cô gái trẻ gặp nhau nhiều lâu dần thành quen.
Thì ra đều là người quen cả. Mọi người thả lỏng trong giây lát, ai nấy đều tươi cười mừng rỡ.
Ngay sau đó, Chu Hồng Tú đi qua người Cát Thăng Khanh, bước thẳng vào nhà: Cơ mà sao Mèo anh lại ở trong nhà khách thuê của em? Khách nhà em đâu?
Cô vừa bước vào đã nhìn thấy hai chiếc tủ lạnh to tổ chảng nằm chình ình giữa phòng khách.
–
Vĩnh Quý: Tóm lại là thế đó, nhà anh đang sửa sang lại, hàng xóm anh đúng lúc phải đi công tác, thế rồi… hàng xóm tốt bụng ấy mà! Tạm thời để anh ở lại nhà họ một thời gian.
Cát Thăng Khanh: Đúng thế, em xem họ tốt chưa kìa, y như thiên thần ấy.
Vĩnh Quý: Không ngờ bọn họ thuê nhà của Tiểu Chu nha, Tiểu Chu em đừng lo, anh đây chắc chắn sẽ ở cẩn thận, tuần nào cũng đánh sáp sàn cho em.
Cát Thăng Khanh: Em xem, hôm nay Vĩnh Quý đi làm còn nhờ anh đến đánh sáp cho đây.
Vĩnh Quý: Còn nữa! Nói sao thì cũng là anh tạm ở đây, tiền phòng rồi điện nước các thứ sau này….
Cát Thăng Khanh: Tụi anh trả, tụi anh chịu trách nhiệm hết.
Chu Hồng Tú và Cát Mão Nhi ngồi sofa, không ngừng đánh mắt với nhau, chẳng biết phải nói gì với hai người anh mặt mày tươi cười đằng kia.
Cát Mão Nhi: Anh… anh này….
Cát Thăng Khanh: Anh đang định nói em đây, sao về mà không nói anh một tiếng để anh còn đi đón em.
Cát Mão Nhi: Không phải chuyện này….
Vĩnh Quý vỗ ngực: Đúng đấy, anh có xe mà, sau này đi đâu cứ ngồi xe anh.
Chu Hồng Tú: Anh Thăng Khanh, anh Vĩnh Quý, sao hai anh không ngồi?
Vĩnh Quý: Tụi anh đang ngồi đây còn gì?
Chu Hồng Tú: Ý em là sao hai anh mỗi người ngồi trên một cái tủ lạnh làm gì? Có ghế mà không ngồi.
Bầu không khí trong phòng bỗng chốc im bặt, chỉ còn lại tiếng ù ù của hai chiếc tủ đang kêu. Cát Thăng Khanh và Phó Vĩnh Quý chạm mắt nhau, cả hai đều đang đau não kiếm lý do biện bạch.
Phó Vĩnh Quý vỗ vỗ cái tủ: Cái này… hàng xóm anh nhờ vả. Hình như là động cơ của nó có vấn đề nên ngày nào cũng phải lấy gì nặng đè lên. Kiểu như tivi bị chập ấy, đập vài cái là lại chạy ngon lành, hahaha.
Chu Hồng Tú: Nhưng mà… mấy anh ngồi thế này nói chuyện với bọn em cứ dị dị sao ấy. Còn nữa, sao khách nhà em lại để hai cái tủ to cỡ này ở trong nhà làm gì? Thảo nào đồng hồ điện nhảy số kinh thế….
Cát Thăng Khanh: Bọn họ làm phân phối đồ giải khát, trong đây toàn là hàng mẫu thôi.
Vừa dứt lời, Cát Thăng Khanh liền chú ý đến em gái đang cúi đầu ngửi mùi trên người mình, sắc mặt có vẻ hơi lo lắng và áy náy. Lòng y bỗng thắt lại – Cát Mão Nhi có một lỗ rò nhân tạo, túi bài tiết được treo bên hông, nếu không đóng kín thì sẽ có mùi bốc ra ngoài. Con bé vẫn thường dùng các kiểu nước hoa để át đi cái mùi đó nhưng vẫn luôn lo lắng sẽ bị người bên cạnh nhận ra.
Chắc chắn con bé nghĩ là hai người họ đang tìm cớ để không phải ngồi sofa. Thực chất là do ngửi được mùi trên người mình nhưng lại sợ nếu nói ra sẽ làm mình tổn thương nên mới không nói thẳng mà lựa lý do ngồi trên tủ lạnh….
Cát Thăng Khanh ngay lập tức nhảy xuống, ngồi lên sofa rồi vỗ tay con bé: Cái tủ kia lắc váng cả đầu, ngồi sofa vẫn thoải mái hơn.
Cát Mão Nhi ngồi kế bên anh mình mới yên tâm nở nụ cười nhẹ nhõm.
Nhưng y vừa ngồi xuống, Chu Hồng Tú lại đứng lên; cô ấy tiến thẳng về phía tủ đông, tò mò quan sát.
Chu Hồng Tú: Trời nóng quá, mình uống ít nước mát đi? Anh Vĩnh Quý, anh nói với hai chị em một tiếng giúp em, em trừ vào tiền phòng cho họ.
Phó Vĩnh Quý ngoài miệng nào dám đằng hắng gì, nhưng trong lòng đang gào thét, mắt khẽ run lên. Mắt anh đảo đi đảo lại hết nhìn Cát Thăng Khanh lại nhìn Chu Hồng Tú, mong sao tìm được chút gợi ý từ người kia.
Chu Hồng Tú tiến tới định mở cửa tủ ra: Trong này có đồ uống loại gì thế?
Cát Thăng Khanh giữ giọng bình tĩnh: Kem que.
Cánh tay Chu Hồng Tú sắp vươn tới rồi lại hụt hẫng rụt lại: Thế cũng chả có gì ngon. Em sang cửa hàng đối diện mua ít ốc quế socola.
Phó Vĩnh Quý và Cát Thăng Khanh cùng thở phào vì thoát được một kiếp, kiếm cái cớ giục cô đi. Bàn tay y nãy giờ vẫn để sau lưng được thả lỏng, đẩy ngược lưỡi dao nhét dưới kẽ sofa trở lại chỗ cũ.
Mãi cho đến khi Chu Hồng Tú đóng cửa đi xa, cơ thể hai người mới thoáng thả lỏng; bỗng nhiên, Cát Mão Nhi ngẩng đầu lên nói với Phó Vĩnh Quý: Em xin lỗi.
Vĩnh Quý đang định nhảy từ trên tủ xuống, nghe được câu này cả người liền khựng lại. Cát Mão Nhi lại tiếp lời: Là em đã hại anh. Nếu hôm ấy em không ham chơi về nhà muộn thì cũng sẽ không có những chuyện sau đó…. Anh Vĩnh Quý cũng không cần phải ngồi mười năm tù vì em….
Hai người đàn ông đều tái mặt hoảng hốt, Cát Thăng Khanh lau nước mắt cho em gái mình, Phó Vĩnh Quý ngồi xổm xuống bên cạnh con bé: Gì chứ? Em không làm sai gì cả, không được nói xin lỗi anh. Anh biết rõ hậu quả mà, em đừng tự trách mình nữa….
–
Khóa xong tủ đông ra đến hành lang, ba người chạm mặt Chu Hồng Tú. Hồng Tú tay xách mấy túi đồ lạnh to đùng, nhìn qua nào giống cho bốn người ăn, chỗ này chắc đủ cho bốn chục người ăn ấy chứ.
Mọi người ai nấy đều sững sờ. Cô khua tay bật cười: Cứ ăn thoải mái! Quán phở nhà em ở ngay tầng dưới, ăn không hết thì bỏ tủ đem bán.
Nhà họ Chu ở đất huyện cỏn con này cũng được coi là một gia đình khá giả, có hai cửa hàng, một quán bán phở một quán bán thịt xiên nướng, ban ngày còn có thể cho người ta thuê mặt bằng để bán đồ ăn sáng. Bọn họ còn kêu thêm vài người họ hàng nữa đến cùng giúp, cuối năm chia nhau lợi nhuận cũng được hai ba trăm ngàn tệ.
Ngồi trên xe của Vĩnh Quý, Cát Mão Nhi chăm chú nhìn quán phở của bà Chu phía bên đường đối diện. Hồng Tú giúp việc cho quán nhà mình, trông vừa thuần thục vừa nhanh nhẹn tháo vát. Con bé cứ nhìn thế mãi, trong ánh mắt tràn đầy sự ganh tị.
Cát Mão Nhi: Anh, em muốn học một nghề gì đấy.
Cát Thăng Khanh: Em muốn làm gì? Anh đi nghe ngóng cho em.
Cát Mão Nhi: Trên tỉnh có một trường nghề mới mở, chuyên đào tạo về dệt may cũng tuyển cả thí sinh tự do nữa. Em muốn đến đó.
Cát Thăng Khanh: Được. Lần sau mình lên tỉnh rồi anh đi xem trường cùng em.
–
Đưa Mão Nhi về nhà xong, Cát Thăng Khanh quay lại trường chăm bọn trẻ. Nếu y không ở đó, mọi việc ở trường chỉ có thể nhờ đến các thầy cô giáo già đã về hưu từ lâu. Dù các cụ có quý trẻ con thì sức lực cũng chỉ có hạn, không thể ở lại quá lâu được.
Phó Vĩnh Quý nói mình có việc khác rồi vội vàng rời đi. Anh và nhà họ Bạch lại có khúc mắc với nhau, điều này khiến y không thoải mái lắm. Nhưng cả hai vì không muốn xích mích nhau nên đều để trong lòng mà không nói rõ ra.
Bốn giờ chiều, y bước vào trường, không hiểu sao lại có cảm giác kỳ dị khó mà tả nổi. Trong sân không thấy bóng đứa nhỏ nào hết, tất cả đều tập trung trong lớp; dưới ánh chiều tà còn sót lại, vài bóng người quen thuộc đứng giữa sân, thấy y đến liền bước tới.
Bạch Hựu Tất là người đập vào mắt y đầu tiên; bên cạnh hắn còn có vài người nhà họ Bạch và cả thư ký của chủ tịch huyện cũng có mặt.
Ngoài ra còn có hai người một nam một nữ lạ mặt, cả hai đều mặc vest chỉnh tề, chân đi giày da.
Thư ký Tô mở lời trước: Thầy Cát, cuối cùng thầy cũng về rồi. Giới thiệu với thầy, đây là anh Bạch Hựu Tất – doanh nhân trẻ xuất chúng của huyện ta. Còn vị này là doanh nhân xuất sắc từ trên tỉnh xuống thăm – anh Tiền Chứng Minh.
Cát Thăng Khanh gượng cười lấy lệ, ánh mắt lạnh như băng dán chặt lên người Bạch Hựu Tất.
Thư ký Tô: Lần này đến đây là có công chuyện muốn bàn với thầy giáo Cát, chuyện là huyện mình giờ đang kêu gọi đầu tư, thế nên là….
Cô trợ lý bên cạnh Tiền Chứng Minh mở miệng ngắt lời thư ký Tô: Là thế này, vị trí của trường ta rất thích hợp để xây dựng điểm du lịch và khu nghỉ mát, nếu các bên đều đồng ý thì tháng sau trường học sẽ đóng cửa, còn về giáo viên và học sinh thì anh Bạch đây sẽ sắp xếp sau.
Thư ký Tô niềm nở đưa một tập tài liệu tới trước mặt Cát Thăng Khanh: Thầy Cát này, thầy ký đi, thầy ký xong thì tôi sẽ đi nói với chủ tịch. Đây là chuyện vui mà, trên cả tuyệt vời ấy chứ.
–
Mặt trời ngả dần về phía Tây. Dưới sân nơi văn phòng công ty chuyển phát, gia đình người giao hàng kia thu dọn biển chữ và di ảnh, cúi đầu chầm chậm rời đi.
Xe của Vĩnh Quý từ từ đi theo họ. Anh đang hút dở thuốc, khói thuốc lơ lửng trong khoang xe che mờ đi bóng dáng người mẹ tóc bạc trắng đang ôm di ảnh của con trai.
Đèn đỏ nơi ngã tư dài đằng đẵng. Anh ném điếu thuốc đi, dừng xe lại rồi kéo cửa đi xuống xe. Vĩnh Quý không đem theo gậy bóng chày mà muốn nói chuyện đàng hoàng với nhà họ trước.
Ánh chiều tà đỏ rực như máu rọi xuống khiến bóng người đổ dài thật dài trên mặt đất. Anh kéo gần khoảng cách với họ, ngay lúc đó, đèn đỏ chuyển xanh, mọi người tiếp tục bước về phía trước, băng qua ngã tư đường.
Phó Vĩnh Quý cũng rảo bước theo sau. Nhưng đúng vào lúc này, một chiếc xe tải đang chạy với tốc độ cao đột nhiên lao tới, hoàn toàn phớt lờ cảnh báo giảm tốc và đèn đỏ, húc văng cả gia đình đó ra ngoài trong sự hỗn loạn của những tiếng đổ vỡ và la hét chói tai….
Tấm di ảnh vỡ vụn méo mó bay ra rồi rơi xuống bên chân Vĩnh Quý. Giây tiếp theo, ai đó xuất hiện siết cổ anh từ phía sau rồi đâm cây kim trong tay vào vai anh. Kèm theo một cơn buốt nhói nhè nhẹ, Vĩnh Quý mất dần ý thức.