Chương 18
Là đầm lầy ăn thịt người!
*
Sau khi phi lê cá chín, Vân Khê sợ bị phỏng nên hái một chiếc lá nhỏ, quấn quanh cành xiên các lát thịt, lấy lên rồi đặt trên một chiếc lá lớn khác cho nguội.
Nàng tiên cá đưa tay chạm vào, cảm nhận được nhiệt độ nóng, lập tức rút tay lại.
Vân Khê vô thức nắm lấy tay nàng tiên cá, áp lên tai mình để hạ nhiệt.
Khi còn nhỏ, ngón tay của cô vô tình bị bỏng, bà cô đã lấy tay cô đặt lên vành tai lành lạnh để làm mát cho cô.
Trong phim truyền hình cũng vậy, khi chơi trò gia đình cũng vậy.
Khi đó, cô không biết tại sao mình lại phải chạm vào tai khi bị bỏng. Khi lớn lên, cô nhận ra rằng tai có ít mạch máu hơn và nhiệt độ thấp hơn các bộ phận khác trên cơ thể.
Tất nhiên, điều chính xác nhất cần làm là rửa sạch vùng bị bỏng bằng nước lạnh.
Cái chạm nhẹ của nàng tiên cá sẽ không gây bỏng.
Vân Khê nhanh chóng buông tay nàng ra, nhưng nàng lại vươn tay ra, muốn chạm vào tai Vân Khê lần nữa.
Mềm mại, mát lạnh, cảm giác rất dễ chịu, nàng rất thích.
Vân Khê vội vàng tránh đi, đưa cho nàng xiên cá nướng.
Sự chú ý của nàng bị chuyển hướng, ăn xiên cá, suy tư nhìn đống củi.
Cuống cùng cũng không kháng cự lại ngọn lửa nữa.
Vân Hi cũng lấy một xiên phi lê cá nướng cho vào miệng.
Hương vị của thịt nấu chín thực sự tuyệt vời.
Cô ngước mắt nhìn về phía chân trời, những đám mây trắng dày đặc trên bầu trời đẹp tựa như vảy cá.
Có lửa, có thức ăn chín, có một tia hy vọng.
Nếu không phải lúc này không có bình chứa, Vân Khê nhất định sẽ đun thêm một cốc nước sôi để ăn mừng.
Cô nhặt một ít lá và cỏ khô ném vào đống củi đốt, tro cháy được bọc trong áo, mang về hang, đặt vào hang khô để phơi.
Sau khi phơi khô, cô đặt vào một góc khô ráo, không để mưa xối nắng chiếu, dùng lá bọc từng lớp một rồi cất vào kho.
Cô quyết định tiếp tục vào rừng hái thêm cành và mang ki, xem có loại cây quen thuộc nào không, đào tìm những thân rễ nào có thể sử dụng được. Cô cũng muốn làm một bếp lò và phòng chứa củi đơn giản ngay cửa hang để dễ dàng nhóm lửa nấu chín thức ăn.
*
Trong rừng rậm, mọi thứ có thể nhìn thấy đều có màu xanh đậm, với những cành cây đan xen nhau và những chiếc lá nối liền với nhau.
Ngày thứ mười chín, Vân Khê đi trong rừng rậm, vuốt ve cây cối trong rừng, nghĩ rằng nếu có trong tay một con dao phay thì hành trình vào núi sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
Rất nhiều hình ảnh lên núi chặt cây lấy củi cùng bà ngoại thuở còn niên thiếu hiện lên trong tâm trí cô.
Trẻ em ở nông thôn đều tự lập từ rất sớm, lúc nhỏ đã theo người lớn lên núi đốn củi, ra đồng trồng lúa.
Mà phụ nữ ở nông thôn, cực kỳ khổ cực.
Trước đây, khi cô muốn học và không muốn dành nhiều thời gian cho công việc đồng áng, bố cô sẽ mắng cô yếu đuối và nói với cô rằng: Mẹ mày vừa mới sinh mày, vừa ở cữ xong đã phải ra đồng trồng lúa rồi. Nhưng thế hệ của bà cô không có gì để ăn, thậm chí còn không được nằm viện. Sau khi sinh con họ nghỉ hai ba ngày để hồi phục sức khỏe rồi lại đi làm đồng như thường lệ.
Phụ nữ ở nông thôn không chỉ phải làm việc nhà mà còn phải đảm đương công việc sinh đẻ, giặt quần áo, nấu nướng, phục vụ đàn ông và chăm sóc cả gia đình.
Theo quan điểm của bố cô, đây là chuyện đương nhiên.
Cô yếu đuối sao?
Không, cô chỉ muốn thay đổi cách sống của mình.
Cô không muốn giống như nhiều cô gái nông thôn bỏ học sau khi hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc và đi làm phụ giúp gia đình, thậm chí còn lấy tiền mồ hôi nước mắt mà mình dành dụm chỉ để nuôi em trai đi học. Sau đó, khi mười bảy, mười tám tuổi, lại bắt đầu được dân làng giới thiệu bạn đời, có lẽ đã có một hoặc hai con trước độ tuổi kết hôn theo luật định.
Cô không muốn sống như vậy. Cô học hành chăm chỉ và đỗ vào một trường cấp 3 trọng điểm, cố gắng xin bố học phí cấp 3 nhưng bố cô lại xụ mặt từ chối:
"Đừng học nữa."
"Con gái học nhiều như vậy để làm gì? Không phải cũng phải gả mày đi à!"
"Con gái nhà người ta sinh ra đã thế này, sao mày lại không? Tại sao mày lại đặc biệt như vậy? Mày cao quý lắm sao?"
Còn mẹ cô thì im lặng nhìn và lắng nghe, không bênh vực cũng không trách mắng cô, chỉ quan sát tất cả những điều này.
Có lẽ, trong mắt bố mẹ, cô chỉ là một món tiền biếu, một công cụ sinh sản sớm muộn gì cũng phải lấy chồng.
Sau này, giáo viên trung học biết được hoàn cảnh của cô và xin trợ cấp cho học sinh nghèo, miễn học phí và các khoản phụ phí khác, chi phí sinh hoạt của cô được bà ngoại tiết kiệm nhờ tính cần kiệm.
Mà cô cũng không hề yếu đuối. Khi mới 7, 8 tuổi, cô đã ra đồng nhổ cỏ và cho những con thỏ do bà ngoại nuôi ăn. Lúc 9, 10 tuổi, cô đã có thể cùng bà lên núi kiếm củi mang về nhà, hái trái sung bán lấy tiền. 10 tuổi về sau, cô đã cùng bà ngoại lên núi chặt cây, thậm chí cô còn có thể vác một cái cây nhỏ trên vai.
Cây cũng có thể bán ra tiền. Vào thời đó vẫn còn tiền giấy, năm phân tiền xu, chi phí sinh hoạt cho việc học của bà cô đã được tiết kiệm bằng cách này.
Cô đã phải chịu đựng rất nhiều gian khổ trước khi rời làng, không còn phải lên núi đốn củi hay làm ruộng nữa.
Bây giờ, cô đã trở lại núi non rừng rậm.
Khi bà qua đời, nhiều người đã khóc, nhưng cô không hề rơi một giọt nước mắt nào.
Bố mắng cô là bạch nhãn lang, bà ngoại đã nuôi cô một cách vô ích.
Khi đó, cô vẫn im lặng, thầm hỏi liệu mình có phải là người máu lạnh đến mức không rơi một giọt nước mắt hay không. Cô chỉ ngơ ngác đứng trước quan tài, nhìn chằm chằm vào nắp quan tài, giống như khi còn nhỏ, thuở ngóng nhìn hình bóng bà ngoại.
Nhưng sau khi bà ngoại qua đời, mỗi khi gặp phải cảnh tượng quen thuộc, Vân Khê không khỏi nghĩ đến bà, sau đó cổ họng tựa như nghẹn lại, trong lồng ngực dâng lên từng đợt đau đớn âm ỉ.
Vân Khê hít sâu vài hơi để điều chỉnh tâm trạng.
Gần đây cô hay suy nghĩ về những người và sự việc trong quá khứ, giống như một người sắp chết luôn thích hồi tưởng lại quá khứ.
Trên mặt đất có rất nhiều sinh vật giống kiến, kích thước của chúng lớn hơn nhiều lần so với loài kiến mà Vân Khê biết. Các xúc tu của chúng to như kim thêu, nên các chi tiết trên cơ thể như mắt ghép và đoạn cuống có thể nhìn thấy rõ ràng.
Chúng đang mang lá từ vùng thấp lên vùng cao.
Vân Khê ngồi xổm xuống quan sát một lúc, sau đó duỗi ngón tay ra trước mặt một trong số chúng, chặn đường đi của nó, kiểm tra xem nó có cắn mình hay không.
Nó dừng lại, các xúc tu xoay tròn, như đang ngửi ngón tay của Vân Khê, sau đó nhanh chóng tránh đi.
Cô đã như thế này nhiều lần liên tiếp.
Vân Khê đứng dậy, bước qua hàng kiến, tiếp tục đi về phía trước.
Càng vào rừng nhiều lần, cô càng dũng cảm hơn, với kinh nghiệm sống ở nông thôn, cô sẽ cố gắng tiến sâu thêm vài bước vào rừng.
Ở rìa ngoài của rừng, cô vẫn có thể nhìn thấy ánh nắng xuyên qua kẽ lá, để lại những vệt sáng trên mặt đất. Càng đi vào cây cối càng rậm rạp, khi nhìn lên sẽ thấy phủ đượm màu xanh đậm, không có ánh mặt trời.
Khi trời tối, Vân Khê nghe thấy tiếng "lách tách" và ngửi thấy mùi đất, sau đó nhận ra rằng trời có thể đang mưa.
Cơn mưa sẽ rửa sạch dấu vết nàng tiên cá để lại trên người, cô không dám sơ suất, lập tức quay người chạy về.
Chạy được vài bước, mưa chợt trở nên nặng hạt, xung quanh vang lên tiếng tanh tách khiến cô cảm thấy lo lắng.
Tệ thật, những cành cây và mang ki cô đang phơi sắp bị ướt vì mưa.
Lòng trầm xuống, Vân Khê tăng tốc chạy về.
Ngày mưa, đường trơn trượt, chân cô bọc lá cây, bình thường cô phải đi bộ cẩn thận nhưng bây giờ lại suýt ngã khi chạy.
Vân Khê dứt khoát cởi ra, chạy bằng chân trần.
Những ngày này, cô đã tạo ra một con đường mòn xuyên rừng.
Nhưng mưa quá lớn, lại có sương mù, cô không nhìn rõ đường đi, ngẩng đầu lên chỉ thấy lá xanh và dây leo, nhìn xuống lại thấy mặt đất đầy cành ướt và lá rụng. Trông giống như mặt đất bằng phẳng, nhưng khi cô chạy, lòng bàn chân bỗng nhiên rung chuyển, mềm đến mức chân chìm xuống đất.
Nghĩ rằng có con mồi nào đó đang ẩn nấp dưới lòng đất để bắt mình, Vân Khê vùng vẫy hét lên. Một lúc sau, cô cảm thấy hai chân mình bị bùn mềm và dính bao bọc, vừa định nhấc chân trái lên, chân phải đột nhiên chìm vào khiến hai chân gần như không thể cử động, Vân Khê nhanh chóng phản ứng lại——
Là đầm lầy ăn thịt người!
Trong đầm lầy trong rừng rậm, một khi đã chìm vào thì gần như không thể cử động được, càng giãy giụa sẽ càng chìm nhanh, nếu cả người bị vùi trong đất sẽ chết vì thiếu oxy và ngạt thở. Nếu không vùng vẫy, tốc độ sẽ chậm rãi rơi xuống, cho dù không bị nhấn chìm cũng sẽ chết đói ở đây nếu không có thức ăn và nước uống.
Tim Vân Khê đập thình thịch, cố gắng bình tĩnh lại, ngừng giãy giụa, nghĩ cách thoát ra.
Điều đầu tiên cô nghĩ đến chính là nàng tiên cá, cô chạm vào chiếc còi sinh tồn trên ngực, định thổi để kêu gọi nàng tiên cá đến.
Chiếc còi vừa đưa vào miệng, cô lại do dự.
Sống như vậy có ý nghĩa gì không?
Bố mẹ không thương cô, bạn gái yêu nhiều năm cũng bỏ rơi cô. Cô ra ngoài du lịch để thư giãn, thậm chí còn gặp phải một vụ đắm tàu và bị đưa đến một hòn đảo hoang, phải ăn tươi nuốt sống, làm bạn cùng thú nhân.
Cuộc sống kiểu này thật sự rất khủng khiếp.
Thà chết như thế này còn hơn...
- -
Tác giả có lời muốn nói:
Nhật ký nàng tiên cá: Trời đang mưa to và tôi không tìm được bạn gái đang chơi trong rừng QAQ.
--------
Lời editor: Các bạn đọc xong vui lòng ủng hộ mình bằng nút VOTE, nếu có thể cho mình một LIKE một SHARE một FOLLOW luôn nha cả nhà ơi, xin chân thành cảm ơn các bạn rất nhiều.
*
Sau khi phi lê cá chín, Vân Khê sợ bị phỏng nên hái một chiếc lá nhỏ, quấn quanh cành xiên các lát thịt, lấy lên rồi đặt trên một chiếc lá lớn khác cho nguội.
Nàng tiên cá đưa tay chạm vào, cảm nhận được nhiệt độ nóng, lập tức rút tay lại.
Vân Khê vô thức nắm lấy tay nàng tiên cá, áp lên tai mình để hạ nhiệt.
Khi còn nhỏ, ngón tay của cô vô tình bị bỏng, bà cô đã lấy tay cô đặt lên vành tai lành lạnh để làm mát cho cô.
Trong phim truyền hình cũng vậy, khi chơi trò gia đình cũng vậy.
Khi đó, cô không biết tại sao mình lại phải chạm vào tai khi bị bỏng. Khi lớn lên, cô nhận ra rằng tai có ít mạch máu hơn và nhiệt độ thấp hơn các bộ phận khác trên cơ thể.
Tất nhiên, điều chính xác nhất cần làm là rửa sạch vùng bị bỏng bằng nước lạnh.
Cái chạm nhẹ của nàng tiên cá sẽ không gây bỏng.
Vân Khê nhanh chóng buông tay nàng ra, nhưng nàng lại vươn tay ra, muốn chạm vào tai Vân Khê lần nữa.
Mềm mại, mát lạnh, cảm giác rất dễ chịu, nàng rất thích.
Vân Khê vội vàng tránh đi, đưa cho nàng xiên cá nướng.
Sự chú ý của nàng bị chuyển hướng, ăn xiên cá, suy tư nhìn đống củi.
Cuống cùng cũng không kháng cự lại ngọn lửa nữa.
Vân Hi cũng lấy một xiên phi lê cá nướng cho vào miệng.
Hương vị của thịt nấu chín thực sự tuyệt vời.
Cô ngước mắt nhìn về phía chân trời, những đám mây trắng dày đặc trên bầu trời đẹp tựa như vảy cá.
Có lửa, có thức ăn chín, có một tia hy vọng.
Nếu không phải lúc này không có bình chứa, Vân Khê nhất định sẽ đun thêm một cốc nước sôi để ăn mừng.
Cô nhặt một ít lá và cỏ khô ném vào đống củi đốt, tro cháy được bọc trong áo, mang về hang, đặt vào hang khô để phơi.
Sau khi phơi khô, cô đặt vào một góc khô ráo, không để mưa xối nắng chiếu, dùng lá bọc từng lớp một rồi cất vào kho.
Cô quyết định tiếp tục vào rừng hái thêm cành và mang ki, xem có loại cây quen thuộc nào không, đào tìm những thân rễ nào có thể sử dụng được. Cô cũng muốn làm một bếp lò và phòng chứa củi đơn giản ngay cửa hang để dễ dàng nhóm lửa nấu chín thức ăn.
*
Trong rừng rậm, mọi thứ có thể nhìn thấy đều có màu xanh đậm, với những cành cây đan xen nhau và những chiếc lá nối liền với nhau.
Ngày thứ mười chín, Vân Khê đi trong rừng rậm, vuốt ve cây cối trong rừng, nghĩ rằng nếu có trong tay một con dao phay thì hành trình vào núi sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
Rất nhiều hình ảnh lên núi chặt cây lấy củi cùng bà ngoại thuở còn niên thiếu hiện lên trong tâm trí cô.
Trẻ em ở nông thôn đều tự lập từ rất sớm, lúc nhỏ đã theo người lớn lên núi đốn củi, ra đồng trồng lúa.
Mà phụ nữ ở nông thôn, cực kỳ khổ cực.
Trước đây, khi cô muốn học và không muốn dành nhiều thời gian cho công việc đồng áng, bố cô sẽ mắng cô yếu đuối và nói với cô rằng: Mẹ mày vừa mới sinh mày, vừa ở cữ xong đã phải ra đồng trồng lúa rồi. Nhưng thế hệ của bà cô không có gì để ăn, thậm chí còn không được nằm viện. Sau khi sinh con họ nghỉ hai ba ngày để hồi phục sức khỏe rồi lại đi làm đồng như thường lệ.
Phụ nữ ở nông thôn không chỉ phải làm việc nhà mà còn phải đảm đương công việc sinh đẻ, giặt quần áo, nấu nướng, phục vụ đàn ông và chăm sóc cả gia đình.
Theo quan điểm của bố cô, đây là chuyện đương nhiên.
Cô yếu đuối sao?
Không, cô chỉ muốn thay đổi cách sống của mình.
Cô không muốn giống như nhiều cô gái nông thôn bỏ học sau khi hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc và đi làm phụ giúp gia đình, thậm chí còn lấy tiền mồ hôi nước mắt mà mình dành dụm chỉ để nuôi em trai đi học. Sau đó, khi mười bảy, mười tám tuổi, lại bắt đầu được dân làng giới thiệu bạn đời, có lẽ đã có một hoặc hai con trước độ tuổi kết hôn theo luật định.
Cô không muốn sống như vậy. Cô học hành chăm chỉ và đỗ vào một trường cấp 3 trọng điểm, cố gắng xin bố học phí cấp 3 nhưng bố cô lại xụ mặt từ chối:
"Đừng học nữa."
"Con gái học nhiều như vậy để làm gì? Không phải cũng phải gả mày đi à!"
"Con gái nhà người ta sinh ra đã thế này, sao mày lại không? Tại sao mày lại đặc biệt như vậy? Mày cao quý lắm sao?"
Còn mẹ cô thì im lặng nhìn và lắng nghe, không bênh vực cũng không trách mắng cô, chỉ quan sát tất cả những điều này.
Có lẽ, trong mắt bố mẹ, cô chỉ là một món tiền biếu, một công cụ sinh sản sớm muộn gì cũng phải lấy chồng.
Sau này, giáo viên trung học biết được hoàn cảnh của cô và xin trợ cấp cho học sinh nghèo, miễn học phí và các khoản phụ phí khác, chi phí sinh hoạt của cô được bà ngoại tiết kiệm nhờ tính cần kiệm.
Mà cô cũng không hề yếu đuối. Khi mới 7, 8 tuổi, cô đã ra đồng nhổ cỏ và cho những con thỏ do bà ngoại nuôi ăn. Lúc 9, 10 tuổi, cô đã có thể cùng bà lên núi kiếm củi mang về nhà, hái trái sung bán lấy tiền. 10 tuổi về sau, cô đã cùng bà ngoại lên núi chặt cây, thậm chí cô còn có thể vác một cái cây nhỏ trên vai.
Cây cũng có thể bán ra tiền. Vào thời đó vẫn còn tiền giấy, năm phân tiền xu, chi phí sinh hoạt cho việc học của bà cô đã được tiết kiệm bằng cách này.
Cô đã phải chịu đựng rất nhiều gian khổ trước khi rời làng, không còn phải lên núi đốn củi hay làm ruộng nữa.
Bây giờ, cô đã trở lại núi non rừng rậm.
Khi bà qua đời, nhiều người đã khóc, nhưng cô không hề rơi một giọt nước mắt nào.
Bố mắng cô là bạch nhãn lang, bà ngoại đã nuôi cô một cách vô ích.
Khi đó, cô vẫn im lặng, thầm hỏi liệu mình có phải là người máu lạnh đến mức không rơi một giọt nước mắt hay không. Cô chỉ ngơ ngác đứng trước quan tài, nhìn chằm chằm vào nắp quan tài, giống như khi còn nhỏ, thuở ngóng nhìn hình bóng bà ngoại.
Nhưng sau khi bà ngoại qua đời, mỗi khi gặp phải cảnh tượng quen thuộc, Vân Khê không khỏi nghĩ đến bà, sau đó cổ họng tựa như nghẹn lại, trong lồng ngực dâng lên từng đợt đau đớn âm ỉ.
Vân Khê hít sâu vài hơi để điều chỉnh tâm trạng.
Gần đây cô hay suy nghĩ về những người và sự việc trong quá khứ, giống như một người sắp chết luôn thích hồi tưởng lại quá khứ.
Trên mặt đất có rất nhiều sinh vật giống kiến, kích thước của chúng lớn hơn nhiều lần so với loài kiến mà Vân Khê biết. Các xúc tu của chúng to như kim thêu, nên các chi tiết trên cơ thể như mắt ghép và đoạn cuống có thể nhìn thấy rõ ràng.
Chúng đang mang lá từ vùng thấp lên vùng cao.
Vân Khê ngồi xổm xuống quan sát một lúc, sau đó duỗi ngón tay ra trước mặt một trong số chúng, chặn đường đi của nó, kiểm tra xem nó có cắn mình hay không.
Nó dừng lại, các xúc tu xoay tròn, như đang ngửi ngón tay của Vân Khê, sau đó nhanh chóng tránh đi.
Cô đã như thế này nhiều lần liên tiếp.
Vân Khê đứng dậy, bước qua hàng kiến, tiếp tục đi về phía trước.
Càng vào rừng nhiều lần, cô càng dũng cảm hơn, với kinh nghiệm sống ở nông thôn, cô sẽ cố gắng tiến sâu thêm vài bước vào rừng.
Ở rìa ngoài của rừng, cô vẫn có thể nhìn thấy ánh nắng xuyên qua kẽ lá, để lại những vệt sáng trên mặt đất. Càng đi vào cây cối càng rậm rạp, khi nhìn lên sẽ thấy phủ đượm màu xanh đậm, không có ánh mặt trời.
Khi trời tối, Vân Khê nghe thấy tiếng "lách tách" và ngửi thấy mùi đất, sau đó nhận ra rằng trời có thể đang mưa.
Cơn mưa sẽ rửa sạch dấu vết nàng tiên cá để lại trên người, cô không dám sơ suất, lập tức quay người chạy về.
Chạy được vài bước, mưa chợt trở nên nặng hạt, xung quanh vang lên tiếng tanh tách khiến cô cảm thấy lo lắng.
Tệ thật, những cành cây và mang ki cô đang phơi sắp bị ướt vì mưa.
Lòng trầm xuống, Vân Khê tăng tốc chạy về.
Ngày mưa, đường trơn trượt, chân cô bọc lá cây, bình thường cô phải đi bộ cẩn thận nhưng bây giờ lại suýt ngã khi chạy.
Vân Khê dứt khoát cởi ra, chạy bằng chân trần.
Những ngày này, cô đã tạo ra một con đường mòn xuyên rừng.
Nhưng mưa quá lớn, lại có sương mù, cô không nhìn rõ đường đi, ngẩng đầu lên chỉ thấy lá xanh và dây leo, nhìn xuống lại thấy mặt đất đầy cành ướt và lá rụng. Trông giống như mặt đất bằng phẳng, nhưng khi cô chạy, lòng bàn chân bỗng nhiên rung chuyển, mềm đến mức chân chìm xuống đất.
Nghĩ rằng có con mồi nào đó đang ẩn nấp dưới lòng đất để bắt mình, Vân Khê vùng vẫy hét lên. Một lúc sau, cô cảm thấy hai chân mình bị bùn mềm và dính bao bọc, vừa định nhấc chân trái lên, chân phải đột nhiên chìm vào khiến hai chân gần như không thể cử động, Vân Khê nhanh chóng phản ứng lại——
Là đầm lầy ăn thịt người!
Trong đầm lầy trong rừng rậm, một khi đã chìm vào thì gần như không thể cử động được, càng giãy giụa sẽ càng chìm nhanh, nếu cả người bị vùi trong đất sẽ chết vì thiếu oxy và ngạt thở. Nếu không vùng vẫy, tốc độ sẽ chậm rãi rơi xuống, cho dù không bị nhấn chìm cũng sẽ chết đói ở đây nếu không có thức ăn và nước uống.
Tim Vân Khê đập thình thịch, cố gắng bình tĩnh lại, ngừng giãy giụa, nghĩ cách thoát ra.
Điều đầu tiên cô nghĩ đến chính là nàng tiên cá, cô chạm vào chiếc còi sinh tồn trên ngực, định thổi để kêu gọi nàng tiên cá đến.
Chiếc còi vừa đưa vào miệng, cô lại do dự.
Sống như vậy có ý nghĩa gì không?
Bố mẹ không thương cô, bạn gái yêu nhiều năm cũng bỏ rơi cô. Cô ra ngoài du lịch để thư giãn, thậm chí còn gặp phải một vụ đắm tàu và bị đưa đến một hòn đảo hoang, phải ăn tươi nuốt sống, làm bạn cùng thú nhân.
Cuộc sống kiểu này thật sự rất khủng khiếp.
Thà chết như thế này còn hơn...
- -
Tác giả có lời muốn nói:
Nhật ký nàng tiên cá: Trời đang mưa to và tôi không tìm được bạn gái đang chơi trong rừng QAQ.
--------
Lời editor: Các bạn đọc xong vui lòng ủng hộ mình bằng nút VOTE, nếu có thể cho mình một LIKE một SHARE một FOLLOW luôn nha cả nhà ơi, xin chân thành cảm ơn các bạn rất nhiều.