Chương 2
Phần 2/10
12.
Sau khi có cảnh sát nhúng tay, rất nhanh đã xác định được tính chất của vụ việc này, kết luận chính là bệnh nhân trầm cảm tự sát.
Nhà trường cũng bắt đầu đồng bộ các công tác quan hệ công chúng như xử lý tin tức và tạo dựng hình ảnh.
Đối nội thì ra sức ngăn cấm sinh viên bàn tán về chuyện này.
Đối ngoại thì lợi dụng lực ảnh hưởng mà hạn chế cánh báo đài đưa tin.
Sau khi lập hồ sơ vụ án, ba người phòng ký túc chúng tôi còn phải xin nghỉ học hai ngày để phối hợp điều tra với cảnh sát.
Nói là phối hợp điều tra nhưng kỳ thực cảnh sát cũng không quá coi trọng chuyện này.
Bọn họ chỉ xác nhận một chút thân phận người mắc bệnh trầm cảm Hũ Nút và quan hệ xã hội quanh cậu ấy. Thấy bảo cũng có kiểm tra điện thoại nhưng chiếc điện thoại bỏ trong túi quần của cậu ấy đã bị cài đặt trở về chế độ mặc định như lúc xuất xưởng nên cảnh sát cũng chẳng lần ra được đầu mối hữu ích nào.
Vì vậy họ dứt khoát kết hợp với báo cáo kiểm tra thi thể của bên pháp y, kết luận tự sát để đóng hồ sơ vụ án.
Sau đó, chủ nhiệm hậu cần nói với chúng tôi: "Gian phòng ấy tạm thời không được sử dụng nữa, các em thu dọn đồ rồi chuyển đến phòng trống dưới tầng ba đi."
"Vâng."
Chủ nhiệm hậu cần toan đi nhưng sực nhớ ra gì đó nên quay lại bảo chúng tôi: "Khi cảnh sát tìm kiếm đầu mối có lục soát ra được máy sấy tóc, ấm siêu tốc và cốc thủ d@m, còn tận hai cái."
Tôi nghe xong, lập tức nhìn sang hai người sau lưng.
Bọn họ ngạc nhiên, hơi ngại ngùng.
Không phải của hai đứa này, tôi cũng không cần, thế thì ai là chủ nhân của cái thứ kia chẳng phải rõ rồi sao.
Chủ nhiệm hậu cần là người sáng suốt, thầy ấy chỉ nói với tôi: "Tuy các vật phẩm nêu trên vi phạm quy định nhưng lần này nhà trường không chỉ không xử phạt mà còn thưởng tám ngàn tệ mỗi em, chi trả thẳng vào thẻ cơm. Từ nay về sau các em không được nhắc đến chuyện này với ai. Nếu có thì các em phải hoàn trả số tiền kia ngay, ngoài ra nhà trường sẽ lập tức cho các em thôi học."
Chúng tôi chấp nhận kết luận Hũ Nút tự sát vì sức ép từ nhà trường.
13.
Chúng tôi chuyển hành lý của mình xuống tầng ba.
Trên đường đi, chúng tôi thoáng thấy bố mẹ của Hũ Nút. Hai cô chú ấy trông là biết thuộc kiểu người nai lưng bán mình làm thuê cả một đời, tầng lớp trung niên phổ thông sống trong loại khu dân cư bình thường nhất.
Tôi nhìn ra nỗi đau đớn kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh trên mặt bọn họ.
Để bảo vệ danh tính cho chúng tôi, nhà trường và cảnh sát không cho bố mẹ Hũ Nút gặp trực tiếp chúng tôi. Đương nhiên, đây chỉ là lời khách sáo mà thôi.
Nguyên nhân thực sự là nhà trường sợ chúng tôi nói lời không nên nói nên mới không cho chúng tôi gặp.
14.
Một sinh viên mắc bệnh trầm cảm không tài nào thích nghi với cuộc sống đại học, vì vậy lựa chọn từ bỏ sinh mạng trong ký túc xá.
Đây chính là phiên bản được lưu truyền đến tận bây giờ, cũng là phiên bản mọi người biết rõ.
Ngoại trừ tôi.
Trên thực tế, câu chuyện này còn chưa kết thúc.
Đoạn sau là một phiên bản đen tối khác mà có những kẻ không muốn ai hay.
Khả năng cao rất nhiều người đang ngồi trước máy tính sẽ hoài nghi tính chân thực của câu chuyện sau khi đọc hết phiên bản kể từ miệng tôi này.
Nhưng chỉ cần các vị liếc mắt xem tin tức thời sự thì sẽ hiểu, các sự vụ nghe mà rợn cả người ở trường đại học, không hề ít.
15.
Chuyển xuống tầng ba được hai tuần lễ, chúng tôi còn chưa bước ra được khỏi sự u ám của chuyện ấy.
Đến mức đi ngủ chúng tôi cũng không dám tắt đèn.
Không chỉ riêng chúng tôi, quá nửa ký túc xá nam đều bật đèn sáng suốt đêm.
Có người chết trong phòng ký túc, lại còn là treo cổ, khó trách mọi người bàng hoàng bất an.
Thứ sáu, sau khi tan học, nhân thời gian nghỉ trưa rảnh rỗi, tôi về phòng tháo áo gối định giặt.
Bỗng một tờ giấy rơi ra từ bên trong.
Trên ấy có dòng chữ: viên gạch ở cột thông gió thứ hai lối cửa Đông lên sân thượng.940821.
Lần cuối tôi giặt áo gối là một tháng trước, khi đó chắc chắn bên trong không có tờ giấy này.
Ngẫm nghĩ một chút, có thể là Hũ Nút nhét vào trong gối tôi trước khi quyên sinh.
Tạm thời tôi không nói với hai bạn cùng phòng khác, chỉ tranh thủ lúc bọn họ chưa về mở áo gối ra xem thử.
Hai người họ không sạch sẽ như tôi, dùng áo gối hai học kỳ rồi mà không thèm giặt, đã ngả màu vàng khè.
Tôi lật qua lật lại, bên trong không có gì.
Thế là tôi khẳng định, đây là lời nhắn nhủ gửi cho mình tôi.
Một vị trí và một chuỗi số.
Chuỗi số thì tôi biết, là sinh nhật của Hũ Nút.
Vậy còn vị trí này thì sao? Tôi quyết định đến đó xem thế nào.
16.
Tôi lên sân thượng ngay buổi chiều hôm đó. Từ lúc có chuyện, chỗ này vẫn luôn bị khóa, nhà trường sợ lại có sinh viên nào nghĩ quẩn.
Cũng may bọn họ chưa có khóa cửa sổ.
Tôi trèo qua cửa sổ, ra sân thượng, sau đó tìm tới vị trí được viết trên tờ giấy.
Tôi nhận ra vị trí này chính là điểm mù của camera.
Đêm ấy Hũ Nút biến mất khỏi khung hình một khoảng thời gian ngắn, chẳng lẽ trong lúc đó cậu ấy đang giấu đồ ở gần cột thông gió này?
Đi một vòng quanh cột, tôi phát hiện có một viên gạch rất lỏng lẻo, cậy nhẹ đã bật ra.
Dưới nền gạch chôn một tấm thẻ Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc phát hành.
Trên thẻ đắp đầy bùn đất, bốc mùi thối hoắc.
Tôi moi thẻ ngân hàng lên, chộp trong tay rồi chạy về phòng ký túc.
Không biết có rửa bằng nước được không nên tôi cạo đất bùn khỏi tấm thẻ trước sau đó dùng khăn ẩm lau từng chút một.
Nhìn thẻ và chuỗi số trên tờ giấy, tôi mừng thầm, có thể xâu chuỗi các manh mối lại với nhau rồi.
Chuỗi số ngày sinh chắc hẳn chính là mật khẩu của thẻ.
17.
Thừa dịp không có ai, tôi đi tới chỗ cây ATM trong trường và cắm thử vào khe nhận thẻ.
Thẻ chưa hỏng, vẫn đang trong trạng thái hoạt động.
Thế là tôi nhập ngày sinh nhật của Hũ Nút.
Đúng là mật khẩu thật.
Tôi chọn mục ‘Kiểm tra số dư’.
Trong tài khoản có hơn 47.070 tệ…
18.
Tôi nghĩ nát óc cũng không biết tại sao Hũ Nút lại có nhiều tiền như vậy.
Cho nên tôi ra hẳn chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp bên ngoài trường để kiểm tra lịch sử giao dịch của tài khoản ở quầy tự phục vụ.
Tài khoản này được gửi đến mười lần, mỗi lần 5000 tệ.
Trừ cái đó ra thì mỗi tháng tài khoản nhận 1300 tệ nữa, đây là sinh hoạt phí của Hũ Nút.
Tôi biết tháng nào cậu ấy cũng phải mua thuốc, chỉ riêng tiền thuốc tiêu hết 700 tệ rồi, tiền thực sự dùng cho ăn uống sinh hoạt chỉ còn có 600 tệ.
Có thể thấy Hũ Nút luôn ăn uống rất tiết kiệm.
19.
Tôi xem ngày nhận những khoản 5000 kia, thật ra có quy luật lắm.
Lần lượt là:
Ngày 17, 24, 31 tháng 3.
Ngày 7, 14, 21, 28 tháng 4.
Ngày 5, 12, 19 tháng 5.
Cả thảy mười lần gửi tiền, tổng cộng 50.000 tệ.
Mỗi tuần một lần, lần cuối cùng là ba tuần trước.
Tôi nhìn lịch, ngày gửi tiền đều rơi vào chủ nhật.
Ngày nhận tiền cuối cùng chính là ngày Hũ Nút tự sát.
Càng lúc tôi càng cảm thấy nguyên nhân cậu ấy từ bỏ cuộc sống không hề đơn giản.
20.
Tôi muốn tra xem ai đã đều đặn gửi cho Hũ Nút những khoản tiền kia.
Tuy nhiên quầy tự phục vụ không thể kiểm tra thông tin tài khoản người gửi, chỉ có chủ thẻ cầm căn cước ra quầy hỏi giao dịch viên thì mới tra soát được tài khoản người gửi thôi.
Hiển nhiên, manh mối đến đây là đứt.
Tuy vậy vẫn chưa hoàn toàn mất dấu hẳn.
Thời gian gửi tiền và thời gian Hũ Nút ra ngoài làm thêm mỗi tuần rất sát nhau.
Cho nên số tiền này khả năng cao có liên quan đến ‘việc làm thêm cuối tuần’ của cậu ấy.
Chắc chắn không thể là gia sư.
Gia sư kiểu gì có thể kiếm được 5000 một tuần?
21.
"Có phải Hũ Nút... dính líu đến chuyện phạm pháp không?" Khi đó, đầu tôi bỗng nảy ra suy nghĩ như vậy.
22.
"Công việc gì có thể mang lại cho một sinh viên năm nhất 5000 một tuần?"
"Buôn lậu thuốc phiện?"
"Lừa đảo?"
"Trộm cướp?"
Càng nghĩ càng thấy thái quá.
23.
Sau khi trở về từ ngân hàng, tôi không nói những gì mình tra xét được cho hai đứa bạn cùng phòng khác.
Không phải tôi không tin bọn họ, chỉ là tôi không muốn nhiều người biết Hũ Nút đã làm gì.
Chuyện còn nhiều khuất tất.
Hũ Nút không còn nữa, đừng để cậu ấy mất rồi còn phải mang tiếng xấu theo sau.
24.
Chớm sang tháng sáu, năm học đầu tiên của tân sinh viên sắp sửa kết thúc.
Thầy cô các bộ môn giao bài tập ôn thi cuối kỳ, yêu cầu khảo hạch của khoa chúng tôi rất là nghiêm ngặt, vì vậy cả phòng tụ tập lại vội vàng chuẩn bị.
Bài tập thời đại học nhiều khi không nhất định cứ phải tự mình làm, có thể nhờ bạn học khác giàu kinh nghiệm hơn giúp đỡ hoàn thành.
Nói thật, ba người chúng tôi đều không yêu thích ánh sáng tri thức cho lắm nên bình thường hễ được giao bài tập là lại nhờ Hũ Nút làm giùm.
Mặc dù cậu ấy không cùng khoa nhưng học một hiểu mười, chất lượng bài làm tốt vô cùng.
Ai ngờ được lần đầu tiên chúng tôi nhớ về cậu ấy lại là khi tưởng niệm khoảng thời gian có cậu ấy làm bài tập cho.
Nhắc tới cũng trùng hợp, lúc ấy tôi đúng lúc liên tưởng đến một manh mối.
Có một hôm, Hũ Nút có tiết học còn chúng tôi thì không.
Cậu ấy không mang máy tính lên lớp nhưng lại cần một tài liệu trong máy mình, thành ra phải gọi điện nhờ tôi gửi cho.
Lúc đó cậu ấy đã gửi mật khẩu mở máy tính cho tôi.
Chính là cái mật khẩu này khiến tôi nảy ra phương hướng truy xét tiếp theo.
12.
Sau khi có cảnh sát nhúng tay, rất nhanh đã xác định được tính chất của vụ việc này, kết luận chính là bệnh nhân trầm cảm tự sát.
Nhà trường cũng bắt đầu đồng bộ các công tác quan hệ công chúng như xử lý tin tức và tạo dựng hình ảnh.
Đối nội thì ra sức ngăn cấm sinh viên bàn tán về chuyện này.
Đối ngoại thì lợi dụng lực ảnh hưởng mà hạn chế cánh báo đài đưa tin.
Sau khi lập hồ sơ vụ án, ba người phòng ký túc chúng tôi còn phải xin nghỉ học hai ngày để phối hợp điều tra với cảnh sát.
Nói là phối hợp điều tra nhưng kỳ thực cảnh sát cũng không quá coi trọng chuyện này.
Bọn họ chỉ xác nhận một chút thân phận người mắc bệnh trầm cảm Hũ Nút và quan hệ xã hội quanh cậu ấy. Thấy bảo cũng có kiểm tra điện thoại nhưng chiếc điện thoại bỏ trong túi quần của cậu ấy đã bị cài đặt trở về chế độ mặc định như lúc xuất xưởng nên cảnh sát cũng chẳng lần ra được đầu mối hữu ích nào.
Vì vậy họ dứt khoát kết hợp với báo cáo kiểm tra thi thể của bên pháp y, kết luận tự sát để đóng hồ sơ vụ án.
Sau đó, chủ nhiệm hậu cần nói với chúng tôi: "Gian phòng ấy tạm thời không được sử dụng nữa, các em thu dọn đồ rồi chuyển đến phòng trống dưới tầng ba đi."
"Vâng."
Chủ nhiệm hậu cần toan đi nhưng sực nhớ ra gì đó nên quay lại bảo chúng tôi: "Khi cảnh sát tìm kiếm đầu mối có lục soát ra được máy sấy tóc, ấm siêu tốc và cốc thủ d@m, còn tận hai cái."
Tôi nghe xong, lập tức nhìn sang hai người sau lưng.
Bọn họ ngạc nhiên, hơi ngại ngùng.
Không phải của hai đứa này, tôi cũng không cần, thế thì ai là chủ nhân của cái thứ kia chẳng phải rõ rồi sao.
Chủ nhiệm hậu cần là người sáng suốt, thầy ấy chỉ nói với tôi: "Tuy các vật phẩm nêu trên vi phạm quy định nhưng lần này nhà trường không chỉ không xử phạt mà còn thưởng tám ngàn tệ mỗi em, chi trả thẳng vào thẻ cơm. Từ nay về sau các em không được nhắc đến chuyện này với ai. Nếu có thì các em phải hoàn trả số tiền kia ngay, ngoài ra nhà trường sẽ lập tức cho các em thôi học."
Chúng tôi chấp nhận kết luận Hũ Nút tự sát vì sức ép từ nhà trường.
13.
Chúng tôi chuyển hành lý của mình xuống tầng ba.
Trên đường đi, chúng tôi thoáng thấy bố mẹ của Hũ Nút. Hai cô chú ấy trông là biết thuộc kiểu người nai lưng bán mình làm thuê cả một đời, tầng lớp trung niên phổ thông sống trong loại khu dân cư bình thường nhất.
Tôi nhìn ra nỗi đau đớn kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh trên mặt bọn họ.
Để bảo vệ danh tính cho chúng tôi, nhà trường và cảnh sát không cho bố mẹ Hũ Nút gặp trực tiếp chúng tôi. Đương nhiên, đây chỉ là lời khách sáo mà thôi.
Nguyên nhân thực sự là nhà trường sợ chúng tôi nói lời không nên nói nên mới không cho chúng tôi gặp.
14.
Một sinh viên mắc bệnh trầm cảm không tài nào thích nghi với cuộc sống đại học, vì vậy lựa chọn từ bỏ sinh mạng trong ký túc xá.
Đây chính là phiên bản được lưu truyền đến tận bây giờ, cũng là phiên bản mọi người biết rõ.
Ngoại trừ tôi.
Trên thực tế, câu chuyện này còn chưa kết thúc.
Đoạn sau là một phiên bản đen tối khác mà có những kẻ không muốn ai hay.
Khả năng cao rất nhiều người đang ngồi trước máy tính sẽ hoài nghi tính chân thực của câu chuyện sau khi đọc hết phiên bản kể từ miệng tôi này.
Nhưng chỉ cần các vị liếc mắt xem tin tức thời sự thì sẽ hiểu, các sự vụ nghe mà rợn cả người ở trường đại học, không hề ít.
15.
Chuyển xuống tầng ba được hai tuần lễ, chúng tôi còn chưa bước ra được khỏi sự u ám của chuyện ấy.
Đến mức đi ngủ chúng tôi cũng không dám tắt đèn.
Không chỉ riêng chúng tôi, quá nửa ký túc xá nam đều bật đèn sáng suốt đêm.
Có người chết trong phòng ký túc, lại còn là treo cổ, khó trách mọi người bàng hoàng bất an.
Thứ sáu, sau khi tan học, nhân thời gian nghỉ trưa rảnh rỗi, tôi về phòng tháo áo gối định giặt.
Bỗng một tờ giấy rơi ra từ bên trong.
Trên ấy có dòng chữ: viên gạch ở cột thông gió thứ hai lối cửa Đông lên sân thượng.940821.
Lần cuối tôi giặt áo gối là một tháng trước, khi đó chắc chắn bên trong không có tờ giấy này.
Ngẫm nghĩ một chút, có thể là Hũ Nút nhét vào trong gối tôi trước khi quyên sinh.
Tạm thời tôi không nói với hai bạn cùng phòng khác, chỉ tranh thủ lúc bọn họ chưa về mở áo gối ra xem thử.
Hai người họ không sạch sẽ như tôi, dùng áo gối hai học kỳ rồi mà không thèm giặt, đã ngả màu vàng khè.
Tôi lật qua lật lại, bên trong không có gì.
Thế là tôi khẳng định, đây là lời nhắn nhủ gửi cho mình tôi.
Một vị trí và một chuỗi số.
Chuỗi số thì tôi biết, là sinh nhật của Hũ Nút.
Vậy còn vị trí này thì sao? Tôi quyết định đến đó xem thế nào.
16.
Tôi lên sân thượng ngay buổi chiều hôm đó. Từ lúc có chuyện, chỗ này vẫn luôn bị khóa, nhà trường sợ lại có sinh viên nào nghĩ quẩn.
Cũng may bọn họ chưa có khóa cửa sổ.
Tôi trèo qua cửa sổ, ra sân thượng, sau đó tìm tới vị trí được viết trên tờ giấy.
Tôi nhận ra vị trí này chính là điểm mù của camera.
Đêm ấy Hũ Nút biến mất khỏi khung hình một khoảng thời gian ngắn, chẳng lẽ trong lúc đó cậu ấy đang giấu đồ ở gần cột thông gió này?
Đi một vòng quanh cột, tôi phát hiện có một viên gạch rất lỏng lẻo, cậy nhẹ đã bật ra.
Dưới nền gạch chôn một tấm thẻ Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc phát hành.
Trên thẻ đắp đầy bùn đất, bốc mùi thối hoắc.
Tôi moi thẻ ngân hàng lên, chộp trong tay rồi chạy về phòng ký túc.
Không biết có rửa bằng nước được không nên tôi cạo đất bùn khỏi tấm thẻ trước sau đó dùng khăn ẩm lau từng chút một.
Nhìn thẻ và chuỗi số trên tờ giấy, tôi mừng thầm, có thể xâu chuỗi các manh mối lại với nhau rồi.
Chuỗi số ngày sinh chắc hẳn chính là mật khẩu của thẻ.
17.
Thừa dịp không có ai, tôi đi tới chỗ cây ATM trong trường và cắm thử vào khe nhận thẻ.
Thẻ chưa hỏng, vẫn đang trong trạng thái hoạt động.
Thế là tôi nhập ngày sinh nhật của Hũ Nút.
Đúng là mật khẩu thật.
Tôi chọn mục ‘Kiểm tra số dư’.
Trong tài khoản có hơn 47.070 tệ…
18.
Tôi nghĩ nát óc cũng không biết tại sao Hũ Nút lại có nhiều tiền như vậy.
Cho nên tôi ra hẳn chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp bên ngoài trường để kiểm tra lịch sử giao dịch của tài khoản ở quầy tự phục vụ.
Tài khoản này được gửi đến mười lần, mỗi lần 5000 tệ.
Trừ cái đó ra thì mỗi tháng tài khoản nhận 1300 tệ nữa, đây là sinh hoạt phí của Hũ Nút.
Tôi biết tháng nào cậu ấy cũng phải mua thuốc, chỉ riêng tiền thuốc tiêu hết 700 tệ rồi, tiền thực sự dùng cho ăn uống sinh hoạt chỉ còn có 600 tệ.
Có thể thấy Hũ Nút luôn ăn uống rất tiết kiệm.
19.
Tôi xem ngày nhận những khoản 5000 kia, thật ra có quy luật lắm.
Lần lượt là:
Ngày 17, 24, 31 tháng 3.
Ngày 7, 14, 21, 28 tháng 4.
Ngày 5, 12, 19 tháng 5.
Cả thảy mười lần gửi tiền, tổng cộng 50.000 tệ.
Mỗi tuần một lần, lần cuối cùng là ba tuần trước.
Tôi nhìn lịch, ngày gửi tiền đều rơi vào chủ nhật.
Ngày nhận tiền cuối cùng chính là ngày Hũ Nút tự sát.
Càng lúc tôi càng cảm thấy nguyên nhân cậu ấy từ bỏ cuộc sống không hề đơn giản.
20.
Tôi muốn tra xem ai đã đều đặn gửi cho Hũ Nút những khoản tiền kia.
Tuy nhiên quầy tự phục vụ không thể kiểm tra thông tin tài khoản người gửi, chỉ có chủ thẻ cầm căn cước ra quầy hỏi giao dịch viên thì mới tra soát được tài khoản người gửi thôi.
Hiển nhiên, manh mối đến đây là đứt.
Tuy vậy vẫn chưa hoàn toàn mất dấu hẳn.
Thời gian gửi tiền và thời gian Hũ Nút ra ngoài làm thêm mỗi tuần rất sát nhau.
Cho nên số tiền này khả năng cao có liên quan đến ‘việc làm thêm cuối tuần’ của cậu ấy.
Chắc chắn không thể là gia sư.
Gia sư kiểu gì có thể kiếm được 5000 một tuần?
21.
"Có phải Hũ Nút... dính líu đến chuyện phạm pháp không?" Khi đó, đầu tôi bỗng nảy ra suy nghĩ như vậy.
22.
"Công việc gì có thể mang lại cho một sinh viên năm nhất 5000 một tuần?"
"Buôn lậu thuốc phiện?"
"Lừa đảo?"
"Trộm cướp?"
Càng nghĩ càng thấy thái quá.
23.
Sau khi trở về từ ngân hàng, tôi không nói những gì mình tra xét được cho hai đứa bạn cùng phòng khác.
Không phải tôi không tin bọn họ, chỉ là tôi không muốn nhiều người biết Hũ Nút đã làm gì.
Chuyện còn nhiều khuất tất.
Hũ Nút không còn nữa, đừng để cậu ấy mất rồi còn phải mang tiếng xấu theo sau.
24.
Chớm sang tháng sáu, năm học đầu tiên của tân sinh viên sắp sửa kết thúc.
Thầy cô các bộ môn giao bài tập ôn thi cuối kỳ, yêu cầu khảo hạch của khoa chúng tôi rất là nghiêm ngặt, vì vậy cả phòng tụ tập lại vội vàng chuẩn bị.
Bài tập thời đại học nhiều khi không nhất định cứ phải tự mình làm, có thể nhờ bạn học khác giàu kinh nghiệm hơn giúp đỡ hoàn thành.
Nói thật, ba người chúng tôi đều không yêu thích ánh sáng tri thức cho lắm nên bình thường hễ được giao bài tập là lại nhờ Hũ Nút làm giùm.
Mặc dù cậu ấy không cùng khoa nhưng học một hiểu mười, chất lượng bài làm tốt vô cùng.
Ai ngờ được lần đầu tiên chúng tôi nhớ về cậu ấy lại là khi tưởng niệm khoảng thời gian có cậu ấy làm bài tập cho.
Nhắc tới cũng trùng hợp, lúc ấy tôi đúng lúc liên tưởng đến một manh mối.
Có một hôm, Hũ Nút có tiết học còn chúng tôi thì không.
Cậu ấy không mang máy tính lên lớp nhưng lại cần một tài liệu trong máy mình, thành ra phải gọi điện nhờ tôi gửi cho.
Lúc đó cậu ấy đã gửi mật khẩu mở máy tính cho tôi.
Chính là cái mật khẩu này khiến tôi nảy ra phương hướng truy xét tiếp theo.